Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN Sinh hoc9: Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học sinh học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.72 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

Trang

1.Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài
………………………………………………………..1
1.2.Mục đích nghiên cứu ………………………………………………… ……1
1.3.Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………… 2
1.4.Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………...2
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu……………………………………..... 3
2.2.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu………………………………………….3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn
đề………………………………………………...……………………………...3
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.……………………………………...10
3.Kết luận ,kiết nghị
3.1.Kết luận……………………………………………………………………11
3.2.Kiết nghị,đề xuất ………………………………………………………...11


1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Với những yêu cầu của xã hội đối với giáo dục, mục tiêu dạy học không chỉ
là những yêu cầu thông hiểu, ghi nhớ, tái hiện kiến thức và lặp lại đúng, thành
thạo các kĩ năng như trước đây, mà còn đặc biệt chú ý đến năng lực nhận thức,
năng lực tự học của học sinh..Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay
không những phải cung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ bản mà điều quan
trọng là còn phải trang bị cho học sinh khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu để
tìm hiểu và nắm bắt tri thức. Nếu chúng ta chỉ sử dụng phương pháp “Thầyđọc trò chép ’’ tóm tắt sách giáo khoa để dạy học như trước đây thì mục tiêu trên
khó có thể đạt được.


Trong những năm qua,việc đổi mới sách giáo khoa đã góp phần rất lớn trong
việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực của giáo viên.Việc dạy tốt, học tốt
môn sinh học ở bậc THCS là mong muốn của toàn xã hội. Sinh học là môn
khoa học cơ bản trong nhà trường, nó góp phần hình thành nhân cách và là cơ
sở để học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất
cho xã hội. Mặt khác sinh học là môn khoa học thực nghiệm , một bộ môn khó
và mang tính chất trừu tượng cao vì nó nghiên cứu về các cơ thể sống, các quá
trình sống và đặc biệt nó gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người. Hiện
nay kiến thức sinh học đã và đang trở nên rộng hơn, sâu hơn. Do đó việc tìm ra
phương pháp nâng cao chất lượng dạy học là một nhiệm vụ rất quan trọng đối
với giáo viên dạy sinh học.
Có rất nhiều phương pháp dạy học, tuy nhiên tuỳ nội dung chương trình mà
áp dụng phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Thông thường trong giảng dạy
các môn sinh học đặc biệt là những bài hệ thống hoá kiến thức hoặc tổng kết
được sử dụng phương pháp sơ đồ hoá. Phương pháp này có ưu thế giúp học
sinh nhanh chóng thực hiện các thao tác và quá trình phân tích tổng hợp để lĩnh
hội tri thức mới. Sử dụng phương pháp sơ đồ hoá giúp cho việc phát triển trí tuệ
của học sinh, rèn luyện trí nhớ tạo điều kiện cho học sinh học tập sáng tạo tích
cực.Với lí do đó tôi đã chọn đề tài “Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy
học sinh học 9’’ làm đề tài nghiên cứu
1.2.Mục đích nghiên cứu :
Qua nghiên cứu tôi muốn nêu lên vấn đề làm thế nào để dạy học sinh học 9
đạt hiệu quả cao nhất,giúp học sinh thoat khỏi những khó khăn vướng mắc khi
học những kiến thức khó và trừu tượng .ta đã biết mục đích của giáo dục
không chỉ đơn thuần là giúp học sinh nắm bắt tri thức mà phải hướng dẫn các
em cách tiếp thu và vận dụng tri thức như thế nào. Vì vậy qua nghiên cứu tôi
muốn nêu ra một số phương pháp sử dung sơ đồ hóa trong dạy học sinh học 9.
Với mong muốn được góp một phần nhỏ bé để thực hiện tốt nhiệm vụ trên. Đó
là mục đích nghiên cứu của đề tài
2



1.3.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây là vấn đề sử dụng sơ đồ hóa trong dạy sinh học 9
Đối tượng nhận thức là học sinh lớp 9C của trường THCS Nga an do tôi trực
tiếp giảng dạy
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
Được tham gia trực tiếp giảng dạy môn sinh học ,tôi đã phối hợp nhiều
phương pháp trong giảng dạy, tự rút kinh nghiệm cho bản thân qua từng năm,
có điều chỉnh phù hợp với các đối tượng, bằng các phương pháp chủ yếu sau :
-Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: đọc tài liệu, phân tích,
tổng hợp tài liệu
- Phương pháp điều tra ,khảo sát thực tế,thu thập thông tin :bằng việc trực
tiếp giảng dạy và thực nghiệm trên lớp. Điều tra khảo sát ban đầu và kết quả
vận dụng, có đối chiếu, thực nghiệm so sánh giữa các lớp
-Phương pháp thống kê xử lí số liệu : thống kê số liệu từ những con số,
phân tích tổng hợp so sánh.

3


2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
Quá trình dạy học gồm hai hoạt động có liên quan với nhau một cách mật
thiết, đó là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, trong đó
học sinh vùa là chủ thể vừa là khách thể của quá trình dạy học.
Học sinh trong quá trình học tập ở trong và ngoài nhà trường cũng như
quá trình lớn lên trong gia đình và xã hội, đã có vốn sống về thiên nhiên về xã
hội, về các mối quan hệ của sinh vật và môi trường. Học sinh lớp 9 ở lứa tuổi
14 và 15, ở giai đoạn này các em muốn tự khẳng định mình, ưa thích hoạt động

tự quản, có năng lực tư duy,phân tích, tổng hợp, có tiềm năng, năng động sáng
tạo trong học tập. Do đó trên cơ sở của bài giảng đã được nghiên cứu, giáo viên
có thể nâng cao vai trò của học sinh với những dự kiến có định hướng, tạo điều
kiện cho học sinh tham gia xây dựng bài, có như vậy hiệu quả giờ dạy mới cao.
Phương pháp sơ đồ hoá sẽ giúp chúng ta nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ
học.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
Chương trình “Sinh học 9” mang tính khái quát và trừu tượng hóa khá cao. ở
cấp vi mô hoặc vĩ mô,cho nên trong một số trường hợp phải hướng dẫn học
sinh bằng tư duy trừu tượng,dựa vào các thí nghiệm mô phỏng,các sơ đồ khái
quát. Do đó nếu sử dụng phương pháp dạy cũ đó là giảng giải, minh hoạ thì học
sinh nhớ máy móc kiến thức, ít nghiên cứu sách giáo khoa, không sáng tạo
trong giờ học, kiến thức thu được rời rạc không có tính hệ thống, không biết
vận dụng vào thực tế..
Qua khảo sát chất lượng học sinh là lớp 9C và lớp 9B trường trung học cơ
cở Nga An tôi thấy:
-Đa số học sinh chưa biết cách lập sơ đồ hóa đối với môn sinh học.
- Kiến thức thực tế đặc biệt là những kiến thức về di truyền là rất kém.
- Tỷ lệ học sinh yếu kém nhiều, học sinh khá giỏi ít.
Lớp

Sĩ số

9B
9C

29
30

Kết quả khảo sát đầu năm như sau:

Điểm dưới 5 Điểm 5,6
Điểm 7,8
SL
%
SL
%
SL
%
10
34,4 18
62
1
3,4
12
40
16
53,4
2
6,7

Điểm 9,10
SL
%
0
0
0
0

Từ thực trạng trên tôi mạnh dạn sử dụng phương pháp “ Sử dụng sơ đồ hoá
trong dạy học sinh học 9” ,vào thực nghiệm ở lớp 9C trường THCS Nga an.

2.3. Các giải pháp đã sữ dụng để giải quyết vấn đề.
Để sử dụng phương pháp sơ đồ hoá trong dạy học sinh học trước hết giáo
viên phải nắm vững chương trình, cấu trúc của từng chương từng bài. Trong giờ
dạy giáo viên phải biết tạo ra những tình huống có vấn đề để kích thích các em
4


giải quyết vấn đề, đi đúng chủ đề và trả lời đúng câu hỏi. biết kích thích hứng
thú học tập và phát triển tư duy sáng tạo của học sinh.
Muốn làm được như vậy giáo viên chỉ cần hướng cho học sinh biết cách
giải quyết vấn đề từng bước một, măt khác phải hình thành cho các em kĩ năng
nghiên cứu sách giáo khoa.
Trong mỗi bài giáo viên cần định hướng cho các em xem mục nào có thể
dung sơ đồ, lập sơ đồ dạng nào cho hợp lí, có hiệu quả nhất. Giáo viên cần hình
thành dần cho các em khả năng xây dựng sơ đồ và cách nhớ bài học theo ngôn
ngữ sơ đồ ; đọc nội dung từ sơ đồ. Đây là một công việc khó khăn và yêu cầu
phải nhớ sâu sắc bài học, nhờ đó mà khả năng tự học của các em ngày càng cao.
Để tổ chức bài giảng theo phương pháp sơ đồ giáo viên có thể hướng dẫn học
sinh đi theo các bước sau;
Bước1.Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, nội dung bài
học kênh hình ( có thể có ) để hoàn thành các nhiệm vụ được giao
Bước2.Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi.
Bước3.Học sinh phân tích nội dung bài học xác định dạng sơ đồ.
Bước4.Học sinh tự lập sơ đồ.
Bước5.Học sinh thảo luận trước lớp về kết quả lập được.
Bước6.Giáo viên chỉnh lí để có sơ đồ chính xác khoa học, có tính thẩm mĩ
Bước7.Ra bài tập bổ sung và củng cố.
2.3.1.Một số dạng sơ đồ chủ yếu sử dụng trong dạy học “ Sinh học 9”.
*Sơ đồ dạng thẳng.
Ví dụ1 : Mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong bài 19

Gen(1đoan ADN)
mARN
Prôtêin
Tính trạng
Ví dụ 2: các chuỗi thức ăn trong bài 50:
- Cỏ
Sâu ăn lá
bọ ngựa
Rắn
VSV
-Thân cây bị phân giải
Mối
Nhện
VSV
*Sơ đồ nhánh.
Ví dụ: Các loại môi trường :
Mặt đất –không khí
Môi trường

Mặn

Nước

Lợ

Trong đất
Sinh vật

Ngot
Động vật

Thực vật
Con người
5


*. Sơ đồ dạng lưới.
Ví dụ: Lưới thức ăn trong một quần xã.

Hổ
Cỏ

Thỏ

Cáo

VSV


Mèo rừng
*Dạng Sơ đồ lai.
Ví dụ :Bài 2 Lai một cặp tính trạng
P:
Hoa đỏ
x
Hoa trắng
AA
aa
GP :
A
a

F1 :
Aa (100% hoa đỏ)
*. Dạng bảng biểu.
Ví dụ: về sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt.
Nhóm sinh vật
Tên sinh vật
Môi trường sống
Sinh vật biến nhiệt
- Cây lúa
- Ruộng lúa
- Ếch
- Hồ, ao, ruộng lúa
- Rắn hổ mang
- Cánh đồng lúa
-…
-…
Sinh vật hằng nhiệt
- Chim bồ câu
- Vườn cây
- lợn
- Trong nhà
-……
-…
*. Sơ đồ kiểm tra đánh giá.
Ví dụ: So sánh đột biến NST và đột biến gen.
Các đặc điểm so sánh Đột biến NST
Đột biên gen
-Cơ chế phát sinh
-Cơ chế biểu hiện
-Phân loại

-Hậu quả
*. Sơ đồ khuyết thiếu.
- Ví dụ:

Nhân tố vô sinh

?

Các nhân tố sinh thái
?

?
6


*. Sơ đồ câm.
Ví dụ về lưới thức ăn.
b

c

g

h

a
f

d


e

*. Mô hình hoá.
- Ví dụ: Sơ đồ quần thể.
a1 a2 a3 là các cá thể của quần thể
a1
Mts
a2

a3

2.3.2. Phương pháp và biện pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học ‘’ Sinh học 9”
2.3.2.1. Sử dụng sơ đồ để hình thành kiến thức mới.
Trong nội dung này cần dùng sơ đồ để giới thiệu những kiến thức mới làm
cho học sinh nắm được, ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc và có thể sử dụng
kiến thức đó vào thực tiễn đời sống và sản xuất. mặt khác học sinh phải biết
móc xích kiến thức vừa học với kiến thức đã học ở các bài trước, vì vậy giáo
viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy và trình độ học sinh để sử dụng
phương pháp dạy học cho có hiệu quả. Ở nội dung này ta có thể sử dụng sơ đồ
theo nhiều cách..
Cách 1: Đơn giản nhất là giáo viên lập sơ đồ lên bảng rồi dùng phương pháp
giảng giải cho học sinh hiểu và nắm bắt kiến thức. Phương pháp này có thể
dùng khi ta dạy những bài đầu tiên để học sinh làm quen với phương pháp sơ
đồ hoá hoặc khi ta dạy với đối tượng học sinh trung bình.
Nhược điểm của phương pháp này là hiệu quả không cao vì học sinh nắm kiến
thức một cách máy móc không phát huy được tính sáng tạo và tư duy độc lập
của học sinh.
-Ví dụ khi dạy khái niệm quần thể:
+ Giáo viên lấy ví dụ các cá thể cùng loài như chim, voi, dê ,kiến …thường tạo
thành đàn, ở thực vật như đồi cọ, rừng thông… Nếu các cá thể không sống

chung với nhau sẽ gặp nhiều yếu tố bất lợi.
7


+ Giáo viên vẽ sơ đồ:

a3
Mts
a2

a1

+ Sau đó giáo viên giải thích a1,a2,a3…là các cá thể của quần thể( a1,a2,a3
cùng loài), chúng cùng sống trong một môi trường tạo thành quần thể.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu khái niệm quần thể.
Cách 2: Giáo viên yêu càu học sinh trả lời theo gợi ý và thầy trò cùng xây dựng
sơ đồ. Với các câu trả lời của học sinh thầy có thể hình thành dần sơ đồ lên
bảng. Phương pháp này có ưu điểm là phát huy được khả năng tự làm việc của
học sinh, tạo cho học sinh những tình huống có vấn đề thông qua các câu hỏi
hoặc các em suy nghĩ tìm tòi có thể vận dụng thực tiễn vào bài học, tạo cho các
em cơ hội xây dựng bài khơi gợi trí tò mò và sự hứng thú học tập, học sinh đễ
dàng tiếp thu và tiếp thu một cách tích cực khi thấy sơ đồ được hình thành dần
dần trên bảng.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Môi trường và các nhân tố sinh thái” ( bài 41)
Ở mục I “Môi trường sống của sinh vật”
- Sau khi hình thành xong khái niệm môi trường.
Giáo viên hỏi: Có mấy loại môi trường ?
Học sinh : có 4 loại môi trường chủ yếu và kể tên; sau đó giáo viên lập sơ đồ:
Mặt đất- không khí
Môi trường


Nước
Trong đất
khí
Sinh vật

Ở mục II “ Các nhân tố sinh thái”
Giáo viên hỏi : Có mấy nhân tố sinh thái ?
Học sinh: Có 2 nhóm: nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.
Giáo viên vẽ sơ đồ theo học sinh và hỏi tiếp: kể tên các nhân tố vô sinh và nhân
tố hữu sinh?
Học sinh : Nhân tố vô sinh gồm: đất, nước, gió, mưa, nhiệt độ…
Nhân tố hữu sinh gồm: Động thực vật( sinh vật) và con người.
8


Giáo viên hoàn thiện sơ đồ:
Đất

Nhân tố vô sinh

Các nhân tố sinh thái

Nhiệt độ

Ánh sáng…

Sinh vật
Nhân tố hữu sinh


Động vật
Thực vật

Con người
Vi sinh vật
2.3.2.2. Sử dụng sơ đồ để củng cố hoàn thiện kiến thức.
Thông thường sau khi học xong một phần, một bài hay một chương giáo
viên phải củng cố kiến thức cho học sinh để các em hiểu và nắm chắc kiến thức
đã học một cách hệ thống, như vậy học sinh sẽ dần dần hoàn thiện kiến thức
trong nội dung chương trình.
Ví dụ: Sau khi học xong phần ADN và gen giáo viên yêu cầu học sinh làm bài
tập so sánh ADN,ARN và Prôtêin theo bảng mẫu sau:
Đặc điểm so sánh

ADN

ARN

Prôtêin

Cấu trúc
Chức năng
Học sinh vận dụng các kiến thức đã học cùng thảo luận hoàn thành bài tập.
2.3.2.3.Sử dụng sơ đồ trong việc dạy tiết ôn tập, tổng kết kiến thức
9


Bài ôn tập tổng kết không phải chỉ là sự tái hiện, giảng lại kiến thức cho học
sinh mà phải thể hiện được sự hệ thống hóa, khái quát hóa và vận dụng, nâng
cao toàn diện kiến thức của phần cần ôn tập cho học sinh.

Việc khái quát hóa kiến thức, phát triển tư tưởng, năng lực nhận thức của
học sinh đựơc điều khiển bằng các câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh tìm ra mối liên
hệ giữa các kiến thức và khái quát chúng ở dạng tổng quát nhất. Do đó giáo
viên cần chuẩn bị một hệ thống câu hỏi cho từng phần kiến thức, mối liên hệ
giữa các kiến thức, vận dụng kiến thức, đào sâu phát triển kiến thức.
Các câu hỏi nêu ra phải rõ ràng, có tác dụng nêu vấn đề để học sinh trình bày
suy luận, thể hiện được khả năng tư duy khái quát của mình,. bài tổng kết có thể
trình bày ở dạng các bảng tổng kết, các sơ đồ thể hiện mối liên hệ các kiến thức
giúp học sinh dễ nhìn, dễ nhớ và hệ thống hóa kiến thức ở dạng khái quát cao.
Khi xây dựng các bảng tổng kết cần rõ ràng các sơ đồ dễ nhìn, đảm bảo tính
khoa học và thẩm mỹ cao
Ví dụ :Khi học xong chương “Biến dị”,giáo viên ra hệ thống câu hỏi trong mỗi
bài và câu hỏi toàn chương, hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức,tổng kết
lại kiến thức cả chương theo sơ đồ sau :
Biến dị
Biến dị di truyền
Biến dị tổ hợp

Biến dị không di truyền

Đột biến

Đột biến gen

Thường biến

Đột biến NST

Đột biến cấu trúc


Đột biến số lượng

2.3.2. 4. Sử dụng sơ đồ để kiểm tra đánh giá.
Khi kiểm tra đánh giá giáo viên có thể sử dụng câu hỏi tự luận hoặc sơ đồ.
Để có thể sử dụng sơ đồ trong khâu này cũng có nhiều cách. Có thể sử dụng sơ
đồ khuyết thiếu hoặc sơ đồ câm để yêu cầu học sinh hoàn thành.
Ví dụ: khi học xong bài “Hệ sinh thái” giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm
bài tập sau:
Bài 1 : Điền vào dấu ? để hoàn thiện sơ đồ
Hệ sinh thái
10


?

?

Bài 2 :Lập lưới thức ăn đơn giản ở ao hồ có dạng sau:

(1)

(2)

(5)

(3)

(7)

(4)


(6)

(8)

Như vậy sau khi học sinh đã được làm quen với sơ đồ giáo viên có thể yêu
cấu lập sơ đồ cho một khái niệm,quy luật, một quá trình hoặc một cơ chế nào
đó.
Tóm lại trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể kết hợp hài hoà giữa nhiều
phương pháp, có thể sử dụng phương pháp sơ đồ hoá vào từng khâu, từng phần
của tiết dạy nhằm tạo cho học sinh dể ghi nhớ, dễ dàng móc xích các kiến thức
cũ và mới tạo thành một hệ thống kiến thức, đồng thời tạo cho học sinh sự hứng
thú với môn học.
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau một thời gian tôi áp dụng phương pháp sơ đồ hoá lồng ghép trong các
tiết dạy ở phần di truyền-,biến dị và các chương I,II trong phần sinh vật và môi
trường ,theo dõi sự thay đổi, tiến bộ của học sinh qua các bài kiểm tra miệng
,kiểm tra từ 15 phút đến 45 phút.Ở các bài kiểm tra này, tôi cho học sinh làm
bài kiểm tra để so sánh kết quả giữa lớp đối chứng (9B) và lớp thực nghiệm
(9C).
Qua kết quả kiểm tra tôi nhận thấy số lượng học sinh làm bài theo phương
pháp sơ đồ hoá ở lớp 9C là cao hơn hẳn so với lớp 9B và chất lượng các bài
kiểm tra cao hơn, số điểm yếu kém cũng ít hơn. Điều đó có nghĩa là các em ở
lớp dạy thực nghiệm theo phương pháp sơ đồ hoá có kết quả học tập cao hơn.
Đặc biệt các em đã hình thành được năng lực tự lập sơ đồ, có khả năng phân
tích, tổng hợp, so sánh, trình độ lĩnh hội kiến thức ngày càng được nâng lên.
Lớp Sĩ số
9B
9C


29
30

Kêt quả khảo sát sau áp dụng SKKN:
Điểm dưới 5 Điểm 5,6
Điểm 7,8
SL
%
SL
%
SL
%
6
20,7
13
44,8
8
27,7
2
6,6
9
30,1
15
50

Điểm 9,10
SL
%
2
6,8

4
13,3

11


3. KẾT LUẬN, KIẾT NGHỊ
3.1. Kết luận:
Trong quá trình thực nghiệm đề tài này tôi đã rút ra được được một số vấn
đề sau: Việc lựa chọn đúng đắn và sự kết hợp hài hòa giữa các phương pháp
dạy học nhằm đạt hiệu quả cao, phụ thuộc rất nhiều vào trình độ nghệ thuật sư
phạm và lòng nhiệt tình của giáo viên,phương pháp dạy học gắn bó với phương
tiện trực quan
Ngoài ra gây hứng thú nhận thức đối với các em có tác dụng tích cực đối với
quá trình nhận thức..
Không thể có một bản hướng dẫn mẫu cho việc lựa chọn các phương pháp
dạy học một bài, một kiến thức, cũng không thể có một gợi ý nào đó bất di bất
dịch. Tất cả mọi khó khăn sẽ vượt qua, nếu có lòng nhiệt tình và ý thức trách
nhiệm cao đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai cho đất nước.
3.2. Kiến nghị đề xuất:
Phương pháp này tôi đã thực hiện trong giảng dạy, qua quá trình giảng dạy
tôi thấy học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn, rèn cho học sinh khả năng độc lập
nghiên cứu nắm vững các tri thức và sáng tạo hơn trong học tập. Để khẳng
điịnh được tính hiệu quả của phương pháp này, tôi rất mong được tiếp tục
nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn. Măt khác các nhà trường cần có đủ cơ sở vật
chất,thiết bị hiện đại giúp giáo viên trình chiếu trực quan mối quan hệ trong sơ
đồ, tổ chức sinh hoạt cụm chuyên môn trao đôi kinh nghiệm về sử dụng sơ đồ
trong giảng dạy Sinh học 9 nói riêng vá bộ môn sinh học nói chung.
Tôi nghiên cứu vấn đề này có thể nói đây chỉ là một kinh nghiệm nhỏ của
bản thân,tuy nhiên khi viết sáng kiến tôi đã được sự quan tâm của BGH, đồng

nghiệp nhưng không tránh khỏi có những sai sót. Rất mong được nhiều ý kiến
góp ý của các thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ
Nga An ngày 31 tháng 3 năm 2017
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép của người khác

Mai Thị Ngoan

12


13



×