Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CẢI TẠO CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ KHU VỰC NỘI THỊ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ HIÊN

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CẢI TẠO CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ KHU VỰC NỘI THỊ THỊ
XÃ ĐỒNG XOÀI TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

MỤC LỤC


Luận Văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Minh Trung

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp cuối khóa này tôi xin chân thành gửi lời cảm
ơn tới:
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. HCM đã tạo điều kiện cho tôi học tập
và rèn luyện trong 4 năm học qua.
Tiến sĩ Đinh Quang Diệp – trưởng bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên và toàn
thể thầy cô trong bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên đã tận tình giảng dạy và giúp
đỡ chúng tôi trong quá trình học tập.
T.S Lê Minh Trung đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm


luận văn.
Toàn thể quý Thầy Cô trường Đại học Nông Lâm TP. HCM
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Xí nghiệp công trình đô thị Thị xã Đồng
Xoài đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn tất luận văn.
Đại học Nông Lâm – thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

SVTH: Bùi Thị Hiên

1


Luận Văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Minh Trung

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát hiện trạng và định hướng quy hoạch cải tạo cây xanh
đường phố khu vực nội thị Thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước” đã được tiến hành tại
Thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước trong khoảng thời gian từ ngày 1/2/2012 đến ngày
30/5/2012.
Bằng phương pháp điều tra, khảo sát và thu thập số liệu với mục tiêu khảo sát và
đánh giá hiện trạng ở khu vực nội thị và định hướng phát triển cải tạo cây xanh đường phố ở
Thị xã Đồng Xoài.
Kết quả thu được là:


Khảo sát được hiện trạng cây xanh và cơ sở hạ tầng của 14 tuyến đường trong khu
vực trung tâm Thị xã Đồng Xoài.
 14 tuyến đường hiện có trồng cây xanh nhưng có 1 tuyến đường trồng toàn cây

Hoa Sữa là cây hạn chế trồng, 1 tuyến trồng cây Phượng Vĩ đã già cỗi, sức sống
kém. Tuyến đường quốc lộ 14 thì có đoạn vẫn chưa có cây và đường có những dãi
phân cách chưa hợp lí
 Tình hình sinh trưởng của cây trên các tuyến đường đã điều tra vẫn chưa được
chăm sóc tốt tỉ lệ cây loại xấu chiếm nhiều nhất. Vì cây xanh chưa có chế độ
chăm sóc và bảo dưỡng hợp lí và sự thiếu ý thức của người dân trong bảo vệ cây
xanh



Định hướng cải tạo và phát triển cây xanh đường phố



Đề xuất các tiêu chí chọn loài và các tiêu chí cải tạo, phát triển cây xanh đường phố
trên các tuyến đường đã khảo sát



Đề xuất một số mô hình trồng cây xanh phù hợp cho các tuyến đường



Định hướng công tác bảo dưỡng cây xanh đường phố

SVTH: Bùi Thị Hiên

2



Luận Văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Minh Trung

SUMARY
The subject of research “investigating the fact and orienting for transformation of street
verdure inner Dong Xoai town” has been done at Dong Xoai town, Binh Phuoc province
from Frebruary 1st 2012 to May 5th 2012.
By method of investigating and collecting data with the purpose of researching,
evaluating present condition at the town and orienting transformation of greenery streets at
Dong Xoai town.
The result of this result:


Investigating the present condition of verdure and substructure of 14 streets inner
Dong Xoai town.
 All of the roads have been had green trees. Among them, 1 road plants only milk
flower (Alstonia scholaris L.) which should not be plant much and another plants
only very old flamboyant (Delomix regia). In addition, some parts of highway 14
have not had green trees yet and reasonable seperating lines.


The growing of the trees on the roads investigated: types of bad trees have the
largest rate have not been taken care well. The reason is that there have not
methods of taking good care of plants and lack of consciousness of people in
looking after green trees.



Orienting how to improve and and develop greenery




Suggesting criteria for choosing types of plants and improving greenery on the roads
investigated



Suggesting some models of planting green trees suitable for the streets.



Orienting mission of taking care of street greenery

SVTH: Bùi Thị Hiên

3


Luận Văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Minh Trung

MỤC LỤC
Nội dung

trang

Trang tự ........................................................................................................... i
Trang tựa tiếng anh.......................................................................................... ii

Lời cảm ơn ...................................................................................................... iii
Tóm tắt ............................................................................................................ iv
Sumary ............................................................................................................ v
Mục lục............................................................................................................ vi
Danh sách các bảng ......................................................................................... ix
Danh sách các hình.......................................................................................... x
Danh sách các sơ đồ ........................................................................................ xi
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1
2. TỔNG QUAN............................................................................................ 3
2.1. Lịch sử phát triển và nhận thức khoa học về Lâm Nghiệp Đô Thị……...3
2.2. Khái niệm về mảng xanh đô thị và cây xanh đường phố ......................... 4
2.2.1. Khái niệm về mảng xanh đô thị ............................................................ 4
2.2.2. Khái niệm về cây xanh đường phố........................................................ 4
2.3.Sơ lược về tác dụng của cây xanh trong đô thị ......................................... 4
2.3.1. Tác dụng cải thiện khí hậu ................................................................... 4
2.3.2. Công dụng trong kỹ thuật học môi sinh ................................................ 7
2.3.3. Công dụng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan................................. 9
2.3.4. Công dụng khác..................................................................................... 9
2.4. Sơ lược về Thị xã Đồng Xoài................................................................... 10
2.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................ 10
2.4.2. Vị trí địa lý ............................................................................................ 10
SVTH: Bùi Thị Hiên

4


Luận Văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Minh Trung


2.4.3. Khí hậu .................................................................................................. 10
2.4.4. Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................... 11
2.4.5. Tài nguyên nước .................................................................................... 11
2.4.6. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 12
3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 13
3.1. Mục tiêu của đề tài ................................................................................... 13
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 13
3.2.1. Điều tra thu thập số liệu và đánh giá hiện trạng cây xanh đường phố trên một
số tuyến đường thuộc khu vực nội thị Thị xã Đồng Xoài ............................... 13
3.2.2. Định hướng cải tạo cây xanh đường phố .............................................. 13
3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 14
3.3.1.Điều tra hiện trạng .................................................................................. 14
3.3.1.1. Công tác ngoại nghiệp........................................................................ 14
3.3.1.2. Công tác nội nghiệp ........................................................................... 14
3.3.2. Định hướng cải tạo ................................................................................ 14
3.3.3. Giới hạn đề tài ....................................................................................... 15
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................... 16
4.1. Kết quả điều tra cây xanh và cơ sở hạ tầng trên các tuyến đường ........... 16
4.1.1. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng ................................................................... 16
4.1.2. Hiện trạng cây xanh .............................................................................. 20
4.2. Định hướng cải tạo và phát triển cây xanh đường phố ............................ 28
4.2.1. Nguyên tắc chung .................................................................................. 28
4.2.2. Đề xuất giải pháp trồng cây xanh đường phố ...................................... 29
4.2.2.1. Trồng cây xanh kết hợp chiều rộng vỉa hè ......................................... 29
4.2.2.2. Trồng cây xanh kết hợp tuyến phân luồng xe .................................... 29
4.3. Tiêu chí chọn chủng loại cây xanh đường phố ........................................ 32
4.4. Các tiêu chí cải tạo và phát triển cây xanh đường phố ............................ 34
4.4.1. Cải tạo một số cây tạp và trồng bổ sung trên các tuyến đường đã trồng thuần
chủng ............................................................................................................... 34
SVTH: Bùi Thị Hiên


5


Luận Văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Minh Trung

4.4.2. Trồng bổ sung những tuyến đường chưa đảm bảo mật độ .................... 35
4.4.3. Trồng mới các tuyến đường có cây trồng chưa phù hợp hoặc chưa có cây
......................................................................................................................... 37
4.4.4. Bảo tồn cây xanh trên những tuyến đường có cây trồng lâu năm......... 38
4.5. Một số mô hình trồng cây xanh trên đường phố ...................................... 39
4.6. Công tác bảo dưỡng cây xanh đường phố ................................................ 40
4.6.1. Chăm sóc bảo dưỡng cây trong 1 năm đầu ........................................... 41
4.6.2. Chăm sóc bảo dưỡng cây trong năm thứ 2............................................ 41
4.6.3. Chăm sóc bảo dưỡng cây từ 3 – 5 năm ................................................. 41
4.6.4. Chăm sóc bảo dưỡng cây từ 5 – 10 năm ............................................... 41
4.6.5. Chăm sóc bảo dưỡng cây từ 10 – 15 năm ............................................. 42
4.6.6. Chăm sóc bảo dưỡng cây từ 15 – 40 năm ............................................. 42
4.6.7. Chăm sóc bảo dưỡng cây trên 40 năm .................................................. 42
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 43
5.1. Kết luận .................................................................................................... 43
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 45
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 46

SVTH: Bùi Thị Hiên

6



Luận Văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Minh Trung

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

trang

Bảng 4.1 Bảng hiện trạng các đường chính thuộc khu vực nội thị
Thị xã Đồng Xoài ....................................................................................................... 19
Bảng 4.2 Số lượng cây xanh theo chủng loại trên 14 tuyến đường đã điều tra ......... 47
Bảng 4.3 Tình trạng cây xanh trên các tuyến đường ................................................. 22
Bảng 4.4 Hiện trạng cây xanh trên các tuyến đường theo phân loại ......................... 48
Bảng 4.5 Phân bố đường kính cây xanh trên các tuyến đường. ................................ 27
Bảng 4.6 Danh sách các loại cây trồng trên đường phố. ........................................... 49
Bảng 4.7 Danh sách các loại cây cấm trồng trên đường phố..................................... 50
Bảng 4.8 Số lượng cây tạp và cây trồng bổ sung trên các tuyến đường đã trồng thuần
chủng…………………………………………………………………………………35
Bảng 4.9 Bảng tổng hợp số cây trồng bổ sung trên các tuyến đường ....................... 37

SVTH: Bùi Thị Hiên

7


Luận Văn tốt nghiệp


GVHD: TS. Lê Minh Trung

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

trang

Hình 4.1 : Các đường của Thị xã Đồng Xoài ................................................. 16
Hình 4.2 : Hình ảnh hiện trạng các tuyến đường............................................ 17
Hình 4.3: Hình ảnh các loài cây hiện có trên các tuyến đường thuộc
khu vực nội thị................................................................................................. 21
Hình 4.4: Hình ảnh về tình trạng cây xanh trên các tuyến đường .................. 24
Hình 4.5: Hình ảnh minh họa tuyến đường Quốc Lộ 14 ................................ 31
Hình 4.6: Các tuyến đường cần trồng bổ sung để đảm bảo mật độ ............... 36
Hình 4.7: Hình ảnh các tuyến đường có cây xanh cần được bảo tồn ............. 38
Hình 4.8 Một số mô hình bố trí cây xanh ....................................................... 40

SVTH: Bùi Thị Hiên

8


Luận Văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Minh Trung

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

trang


Biểu đồ 4.1 Biểu đồ thể hiện tình trạng cây xanh........................................... 23
Biểu đồ 4.2 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ cây xanh theo phân loại. ........................... 26
Biểu đồ 4.3 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ cây xanh theo cấp đường kính...................28

SVTH: Bùi Thị Hiên

9


Luận Văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Minh Trung

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xa xưa đến nay, cuộc sống của loài người luôn gắn bó và không thể tách rời khỏi
thiên nhiên. Thế nên, bất kể ai khi đứng trước các yếu tố tạo nên thiên nhiên (nước, cỏ cây
hoa lá, núi non…) đều cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng và thư thái, như tìm được chốn yên bình
sau khoảng thời gian ồn ào vội vã của cuộc sống và điều này được chứng minh rõ ràng nhất
ở các đô thị nơi mà quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm mất đi cảnh quan thiên
nhiên vốn có của nó.
Ở các đô thị, không gian xanh được coi như lá phổi của thành phố, là một không gian
chức năng thành phố ban tặng cho cư dân đô thị để họ có cơ hội rời khỏi những khối bê tông
đến để thả mình trong hòn đảo xanh của thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành hiếm
hoi của đô thị
Cây xanh đóng vai trò không thể thiếu được ở môi trường đô thị đặc biệt là trong
nhịp độ phát triển đời sống như hiện nay. Nhưng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, giá cả
leo thang cộng thêm sự kém hiểu biết của người dân về lợi ích của mảng xanh nên diện tích
cảnh quan thiên nhiên ngày càng bị thu hẹp để phục vụ cho việc kinh doanh, phát triển dịch

vụ... Do đó các biện pháp bổ sung và cải thiện mảng xanh ở đô thị đã và đang được đẩy
mạnh
Nhận thức được ý nghĩa của mảng xanh trong đô thị như thế nào ta cần phải đề ra các
biệp pháp bảo tồn, qui hoạch cây xanh cho phù hợp không chỉ ở các thành phố lớn như
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… mà còn ở các đô thị vừa và nhỏ.
Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 93km, Thị xã Đồng Xoài là đô thị trung tâm
tổng hợp cấp tỉnh của tỉnh Bình Phước. Là Trung tâm kinh tế - văn hóa, chính trị, có vị trí
bảo vệ an ninh quốc phòng trọng yếu của tỉnh Bình Phước và vùng Tây Nguyên, có vị trí
giao thông thuận lợi liên kết với các địa phương trong vùng (tuyến Quốc Lộ 14 là đầu mối
giao thông quan trọng kết nối với vùng kinh tế phát triển thành phố Hồ Chí Minh và Tây
Nguyên, liên hệ thuận lợi với tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Đắk Nông, thành phố Buôn Mê
SVTH: Bùi Thị Hiên

10


Luận Văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Minh Trung

Thuột và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đường tỉnh ĐT741 kết nối với
thị xã Thủ Dầu Một - tỉnh Bình Dương và thị xã Phước Long - tỉnh Bình Phước). Trong năm
2011, UBND tỉnh Bình Phước đã phê duyệt đề án nâng cấp Thị xã Đồng Xoài đạt một số
tiêu chuẩn của đô thị loại III. Trong quyết định cũng nhận xét rằng Thị xã Đồng Xoài hiện
chưa có quy chế quản lý, quy hoạch, xây dựng. Các không gian xanh công cộng phục vụ các
nhu cầu của đô thị và người dân còn rất ít, hiện tại chỉ có Trung tâm sinh hoạt thanh thiếu
nhi, khu quảng trường trước UBND tỉnh, tượng đài Chiến Thắng… Hệ thống đường dây
như thông tin liên lạc và viễn thông, điện chiếu sáng, cấp điện sinh hoạt chưa phù hợp, gây
mất mỹ quan đô thị. Đường Hùng Vương, Quốc lộ 14, đường Phú Riềng Đỏ sẽ là các tuyến
phố văn minh của Thị xã Đồng Xoài, tuy nhiên các tuyến đường này có kiến trúc mặt phố

chưa hài hòa như chiếu sáng, cây xanh chưa được bố trí phù hợp với cảnh quan và hệ thống
cơ sở hạ tầng, tường rào công trình, biển hiệu, quảng cáo, nơi bán hàng… So với các tiêu
chuẩn của đô thị loại III Thị xã Đồng Xoài còn rất nhiều yếu kém. Chính vì vậy, ngoài việc
thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang kiến trúc, cảnh quan thì
việc quy hoạch lại cây xanh trên các tuyến đường là rất cần thiết và cấp bách.
Dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Minh Trung- Phó phòng kỹ Thuật Công ty Công Viên
Cây Xanh Thành Phố Hồ Chí Minh về định hướng qui hoạch cây xanh đường phố ở Thị xã
Đồng Xoài góp phần tạo nên một đô thị loại III trong tương lai, đề tài “KHẢO SÁT HIỆN
TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CẢI TẠO CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ KHU
VỰC NỘI THỊ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI TỈNH BÌNH PHƯỚC” được thực hiện mang ý nghĩa
thực tiễn trong công tác nâng cao diện tích mảng xanh đô thị, cải thiện môi trường và tạo vẻ
mỹ quan cho đường phố Thị xã. Đồng thời góp phần xây dựng một Bình Phước ngày càng
xanh- sạch- đẹp.

SVTH: Bùi Thị Hiên

11


Luận Văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Minh Trung

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.

Lịch sử phát triển và nhận thức khoa học về Lâm Nghiệp Đô Thị

Từ những thời kì sơ khai của nền văn minh nhân loại, cây xanh đã giữ vị trí quan

trọng vè mặt trang trí cảnh quan. Người Ai Cập, Brazil, Hy Lạp, Trung Hoa và La Mã xưa
rất trân trọng cây xanh và có trường hợp thờ cúng cây. Họ đã sử dụng cây xanh trong việc
trang trí ngoại thất cho các tượng đài, xây dựng các vườn tín ngưỡng trong các đền thờ.
Vườn thực vật được phát triển trong thời kì Trung cổ. Khi thương mại và giao thông
phát triển, cây trồng được chuyển đi từ nước này sang nước khác và các vườn thực vật lớn,
nhỏ bắt đầu ra đời ở tất cả các quốc gia. Kiểng cổ, Bonsai là các tác phẩm nghệ thuật đã có
từ ngàn xưa trong các cung đình hay trong dân gian. Những thuật ngữ như vườn thượng
uyển đã có từ thời phong kiến phương Đông, phương Tây. Thuật ngữ “nghệ nhân trồng cây”
được tìm thấy đầu tiên trong sách “Dodens” năm 1578. Trong sách của William Lawson: “
A new orchad and Garden” viết năm 1618 trình bày các chỉ dẫn chi tiết về chăm sóc cây như
chúng ta đã biết đến ngày nay (Chế Đình Lý, 1997).
Sự phát triển trong quá khứ của cây xanh đô thị tập trung vào việc trồng cây, bảo
quản và kiến trúc cảnh quan.
Đến giữa thập kỉ 1960, quan niệm cây xanh đô thị hay sự quản lý hệ thống rừng và
cây xanh đô thị vẫn chưa được thừa nhận. Grey (1978) cho rằng quan niệm lâm nghiệp đô
thị được giới thiệu lần đầu tiên trên thế giới ở Trường Đại học Toroto(Canada) vào năm
1965
Theo Jorgensen (1970): “Lâm nghiệp đô thị không chỉ liên hệ đến các cây xanh đô
thị hay quản trị các cây cá lẻ mà còn quản lý cây xanh trên toàn bộ diện tích chịu ảnh hưởng
và sử dụng bởi quần thể cư dân đô thị”.
Cơ quan lâm nghiệp của Hoa Kỳ (1970): “Lâm nghiệp môi trường bao gồm những
khía cạnh quản lý tài nguyên liên quan đến việc phục vụ lợi ích của con người, kết hợp các
tài nguyên đó với các giá trị hữu hình hay vô hình của thực vật rừng trong và xung quanh đô
SVTH: Bùi Thị Hiên

12


Luận Văn tốt nghiệp


GVHD: TS. Lê Minh Trung

thị”.
Nhiều nhà nghiên cứu phân biệt giữa ngành trồng cây và lâm nghiệp đô thị nhưng
trong hiến chương lâm nghiệp phối hợp (1975) xem lâm nghiệp đô thị và ngành trồng cây là
một thể thống nhất, đã định nghĩa như sau: “Lâm nghiệp đô thị nghĩa là trồng, tạo lập, bảo
vệ và quản trị cây xanh, các thực vật kết hợp dưới dạng cá thể, nhóm nhỏ hay dưới hoàn
cảnh rừng trong các thành phố, ngoại ô của thành phố và nông thôn ngoại thành”.
Ngày nay lâm nghiệp đã phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, nó trở thành một nhu cầu
bức thiết của nhân loại trong xã hội công nghiệp hiện đại.
2.2.

Khái niệm về mảng xanh đô thị và cây xanh đường phố
2.2.1.

Khái niệm về mảng xanh đô thị

Theo nghĩa rộng: “ Mảng xanh đô thị là tất cả những diện tích (mặt đất, mặt nước,
trên không) mà trên đó thực vật sống quanh năm và sự tồn tại của chúng ảnh hưởng một
cách tổng hợp trực tiếp hay gián tiếp đến mọi hoạt động của con người tại đô thị”.
Theo nghĩa hẹp: “ Mảng xanh đô thị là tất cả những diện tích (mặt đất, mặt nước, trên
không) được phủ xanh bởi thảm cỏ, vườn hoa, cây thủy sinh, cây xanh trồng tập trung hay
phâ tán trong các công viên, đường phố, công sở (trường học, cơ quan, bệnh viện,...) hoặc
trong từng hộ gia đình.
2.2.2.

Khái niệm về cây xanh đường phố

Cây xanh đường phố là tất cả các loài cây, cây bụi và các thực vật thân gỗ khác trên
mặt đất, nằm giữa lề đường và đường ranh giữa vỉa hè và các loại khuôn viên khác. Nó cũng

bao gồm các cây xanh mọc trên các tiểu đảo, vòng xoay, băng két,...thuộc phạm vi của thành
phố.
2.3.

Sơ lược về tác dụng của cây xanh trong đô thị
2.3.1.

Tác dụng cải thiện khí hậu

− Điều chỉnh nhiệt độ:
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, mùa hè thường rất nóng, nhiệt độ không khí có
khi tới 34 – 35oC hay cao hơn (nhất là ở các vùng có gió Lào phải chịu nhiệt độ cao, khô
khan).
Trong khu vực đô thị nhiệt độ còn thường tăng cao do hoạt động của các khu vực
SVTH: Bùi Thị Hiên

13


Luận Văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Minh Trung

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sự bê tông hóa quá cao và mật độ dân cư cao, nó được
xem là những ốc đảo nhiệt (Moll, 1991) nhất là khi thiếu cây xanh. Nhiệt độ trong thành
phố thường cao hơn nhiệt độ ở những vùng đất quanh thành phố, độ chênh lệch nằm trong
khoảng 3 – 5oC hoặc 0,5 – 1,5oC.
Nhiệt độ không khí tốt nhất đối với con người từ 16 – 20oC, vì vậy điều hòa nhiệt độ
ở khu vực đô thị là rất cần thiết.
Vào mùa hè, dưới tán lá nhiệt độ có thể giảm từ 2 đến 4oC bằng cách tiết hơi nước

qua khí khổng của lá, ngăn cản không cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống mặt đất và
giảm hấp thu nhiệt trên nhựa.
Trong quá trình quang hợp, lá cây đã hấp thụ nhiệt năng của không khí, do đó làm
cho nhiệt độ không khí giảm xuống. Khối lượng lá xanh càng nhiều, làm giảm nhiệt độ càng
hiệu quả. Đồng thời quá trình thoát hơi nước qua khí khổng của lá cũng làm giảm nhiệt độ
không khí xung quanh.
Trong rừng cây nhiệt độ không khí thường thấp hơn bên ngoài < 30c.
Cây xanh làm tăng sự lưu thông không khí nhờ sự trao đổi khí mát dưới tán cây và
bên ngoài, tạo thành gió cục bộ, hay các luồng gió nhờ các hàng cây trồng dọc ven đường
Ở các khu trường học, bệnh viện, cơ quan, bến tàu xe, công viên… những tán cây
xanh tạo nên một vòm trời im mát, giúp cho con người nghỉ ngơi, hoạt động tốt hơn. Cây
xanh cũng góp phần làm giảm mệt nhọc trong sản xuất hay đi đường cho con người, từ đó
tăng sức bền bỉ dẻo dai trong sản xuất và tăng sức khỏe cho con người.
Những khoảng không gian xanh đó có tác dụng tích cực đối với vấn đề làm giảm
hiệu ứng “nhà kính” cho môi trường


Chống gió và sự di chuyển của không khí

Gió cũng có tác động đến tiện nghi của con người, tác động có thể là tích cực hay
tiêu cực tùy thuộc rất lớn vào sự hiện diện của cây xanh đô thị. Gió có thể gia tăng sự bốc
hơi và làm mát suốt ngày. Sự mát mẻ sẽ thay đổi tùy thuộc vào địa hình xung quanh và tốc
độ gió.
Sự ngăn chặn bao gồm việc bố trí cây nhằm làm giảm tốc độ gió và gia tăng sự chịu
đựng đối với luồng gió. Cây xanh kết hợp với các kiến trúc khác có thể làm thay đổi luồng
SVTH: Bùi Thị Hiên

14



Luận Văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Minh Trung

gió trong khuôn viên ngoại thất va xung quanh nhà ở.
Gió giảm gần 50% trong khoảng cách dưới gió từ 10-20 lần chiều cao cây cao nhất.
Mức độ bảo vệ gió bằng cây xanh tùy thuộc vào chiều cao, bề rộng, khả năng xuyên
qua, sự xếp đặt hàng cây và loài cây chắn gió.
Cây xanh bảo vệ gió hiệu quả ở các xa lộ vì các xa lộ thường có gió mạnh. Sự di
chuyển của gió cũng thường tác động tới nơi đứt quãng và các nơi cạnh công trình kiến trúc.
Bằng cách đặt cây cao, thấp ở nơi thích hợp chúng ta có thể kiểm soát các vấn đề nói trên


Lượng mưa và ẩm độ

Cây xanh có thể ngăn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn cản luồng gió, thoát hơi nước, làm
giảm sự bay hơi của ẩm độ đất. Vì vậy, dưới tán rừng ẩm độ thường ca hơn và tốc độ bốc
hơi nước thường thấp hơn. Nhiệt độ dưới tán cây cũng thấp hơn vùng xung quanh vào ban
ngày và ấm hơn trong suốt thời gian ban đêm.
Cùng với ảnh hưởng đến nhiệt độ, cây xanh cũng đóng vai trò quan trọng trong chu
kì nước. Chúng ngăn chặn mưa và chậm dòng chảy của nước trên mặt đất. Điều đó sẽ làm
tăng sự thẩm thấu, giảm xói mòn và rửa trôi đất.
Hiệu quả của sự kiểm soát rửa trôi và gia tăng hiệu quả thẩm thấu với loại đất, hàm
lượng hữu cơ trong đất, địa hình, cường độ bốc hơi và thành phần thực vật che phủ. Cây lá
kim thường ngăn cản lượng mưa tốt hơn cây lá rộng. Khoảng 60% lượng nước mưa rơi
xuống đất khi đi qua tán cây lá kim, trong khi qua tán cây lá rộng có 80% lượng nước mưa
rơi xuống đất. Điều nay do cây lá kim có cấu trúc lá phân tán nước trên bề mặt nhiều hơn.
Sự phân cành, hình dạng vỏ cây cũng có ảnh hưởng đến sự ngăn xói mòn. Vỏ cây xù
xì có thể làm chậm sự di chuyển của nước. Hiệu quả chống xói mòn còn tùy thuộc vào đặc
điểm của vòm tán cây che phủ và địa hình.


2.3.2.

Công dụng trong kỹ thuật học môi sinh

− Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn đất
SVTH: Bùi Thị Hiên

15


Luận Văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Minh Trung

Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, nắng to, mưa nhiều lại tập trung vào một số
tháng trong năm. Có những trận mưa lớn làm hư hỏng đường sá, gây xói mòn, sụt lở đường
đi, ảnh hưởng xấu tới các công trình xây dựng. Đặc biệt ở những nơi có địa hình dốc như
nhiều thành phố ở nước ta, việc trồng cây phân tán và tập trung sẽ có tác dụng chế ngự dòng
chảy rất lớn.
Xói mòn đất là sự mất đi lớp đất mặt, bởi sự di chuyển của gió và không khí và do sự
bảo vệ đất không thích hợp. Xói mòn đất chịu ảnh hưởng bởi sự phơi trần của đất trước gió,
nước, đặc tính vật lí của đất và địa hình.
Thực vật giảm xói mòn đất bằng cách ngăn cản hạt mưa, giữ đất trong bộ rễ, gia tăng
sự hấp thu nước thông qua sự tích tụ chất hữu cơ. Ngoài ra, cây xanh hấp dẫn dễ nhìn hơn
các thiết bị chống xói mòn đất khác
− Hạn chế tiếng ồn
Bất kì loại tiếng ồn nào cũng có thể gây hại tới sức khỏe con người. Các nhà nghiên
cứu cho thấy, những người làm việc lâu trong những điều kiện ồn ào thường lười suy nghĩ,
dễ nôn nóng, chóng mỏi mệt.

Tiếng ồn là đặc điểm của các đô thị, nhất là các đô thị có nhiều nhà máy, lò cao, các
phương tiện giao thông, công tác xây cất nhà, dụng cụ sinh hoạt trong gia đình
Tiếng ồn là âm thanh vượt mức hay âm thanh không mong đợi. Tiếng ồn là một loại
ô nhiễm không trông thấy. Tiếng ồn bao gồm các tác động vật lí và sinh lí. Tác động vật lí
liên quan đến sự truyền sóng âm thanh xuyên qua không khí, trong khi đó tác động sinh lí
gồm phản ứng của con người đối với âm thanh.
Các sóng âm thanh hấp thụ bởi lá, cành, nhánh của cây xanh và cây bụi. Các phần
này của cây xanh thường nhẹ và linh động. Hiển nhiên là hầu hết các cây hiệu quả trong
việc hấp thụ âm thanh là những cây có lá dày, mọng nước và có cuống lá. Các đặc trưng này
cho phép mức độ co dãn và rung động cao. Âm thanh cũng bị đổi hướng và khúc xạ bởi các
cành tao và thân cây.
Cây xanh có khả năng hấp thu và làm khúc xạ tiếng ồn, giảm bớt tác hại của nó.
SVTH: Bùi Thị Hiên

16


Luận Văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Minh Trung

Nhiều nghiên cứu cho thấy vỏ cây, tán cây, thảm cỏ đều có tác dụng như vật liệu xốp, lá cây
và thân cây chia cắt nhỏ sóng âm thanh từ đó làm giảm được khoảng 30% tiếng ồn. Đường
phố có cây sẽ làm giảm tiếng ồn 5 – 6 lần so với đường không có cây.
− Hạn chế sự ô nhiễm không khí
Cây xanh với quá trình quang hợp của mình đã hấp thu một lượng lớn khí CO2, giúp
giảm thiểu đáng kể lượng thán khí, đồng thời không ngừng làm gia tăng lượng khí O2 cho
khí quyển.
Chúng giúp cho việc tách khỏi các hạt trên không như cát, bụi tro bay, phấn hoa và
khói. Các lá, cành, thân và các phần khác như chồi, hoa... có khuynh hướng hứng các hạt và

sau đó rửa trôi bằng mưa. Cây cũng giúp tách các hạt trong không khí trên không bằng cách
rửa sạch không khí, hô hấp gia tăng ẩm độ giúp cố định các hạt ô nhiễm trên không. Các
hiệu quả của quá trình này có thể quan sát trên cây xanh cạnh nhà máy hoặc dọc theo các
đường đất đỏ.
Ngoài ra cây xanh còn có những khả năng hấp thụ mùi hôi thối hay thay bằng mùi
khác do cây thải ra như các loài cây thông, long não, bạch đàn…Các cây này phóng ra các
phitonxit (phiton: thảo mộc; xít: tiêu diệt) không chỉ tạo ra mùi thơm mà còn có tác dụng
kìm hãm sự phát triển, thậm chí tiêu diệt các vi trùng gây bệnh trong không khí.
Cây xanh còn có khả năng hạn chế các chất độc khác do sự hấp thụ hay ngăn cản bởi
hệ lá, bề mặt đất trồng cây đối với các chất như SO2, chì, các monoxít carbon, oxít azot…,
các hạt bụi mù khói công nghiệp. Nó còn ngăn cản di chuyển đi xa gây mưa acid ở các vùng
ven và vùng xa hơn.
− Giảm sự chói sáng và phản chiếu
Bức xạ mặt trời ảnh hưởng tới tầm nhìn của chúng ta. Ban đêm chúng ta phải chịu
đựng, đèn từ các tòa nhà và các đèn quảng cáo. Thực vật, cây xanh có thể dùng để che chắn
và làm dịu bớt ánh sáng sơ cấp và ánh sáng thứ cấp. Cây cối có thể ngăn hay lọc ánh sáng
sơ cấp suốt ngày đêm. Các cây được chọn theo chiều cao thích hợp và mật độ lá sao cho
chúng có tác dụng bảo vệ suốt thời kì sinh trưởng của chúng. Cây xanh còn có thể được
dùng ở xa lộ để kiểm soát ánh sáng ban mai và buổi chiều. Ban đêm ánh sáng có thể được
SVTH: Bùi Thị Hiên

17


Luận Văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Minh Trung

kiểm soát bằng cách đặt cây đúng chỗ để bảo vệ tầm nhìn cho người lái xe
− Kiểm soát giao thông

Ngoài các công dụng trên cây xanh còn được dùng để kiểm soát giao thông không chỉ
với giao thông cơ giới mà còn cả bộ hành. Cây xanh vừa cải thiện vẻ đẹp đường phố mà còn
định hướng mọi người đi theo đường đã định. Các loài cây thích hợp cho sự kiểm soát giao
thông có những đặc tính: cây phân cành, có hay không có gai, cành cứng nhắc hay mềm dẻo
2.3.3.

Công dụng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan

Từ xa xưa cây xanh đã được đưa vào trồng ở đô thị xen các kiến trúc nhà ở, vườn, ở
các đình chùa...vì cây xanh có những tiềm năng về kiến trúc chúng có thể được sử dụng như
các thành phần kiến trúc một cách riêng lẽ hay theo nhóm tập hợp để tạo ra các chức năng
như: giới hạn không gian, che khuất tầm nhìn, kiểm soát sự riêng tư, thu hút tầm nhìn...
Mỗi loài cây có những đặc trưng về hình dạng, màu sắc, kết cấu và kích thước. Thực
vật có thể thay đổi công dụng khi nó tăng trưởng.
Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên xanh làm nền tôn tạo cho công trình kiến trúc, lấy nét tân
kì của kiến trúc để làm nổi bật lên vẻ đẹp bất diệt của tự nhiên, ấy chính là giá trị đích thực
văn minh của một thành phố hiện đại.
Ngoài ra cây xanh còn tô đẹp thêm cảnh quan đô thị, góp phần làm tăng chất lượng
cuộc sống cho người dân đô thị, là nơi cho người dân đô thị đến để thư giãn nghỉ ngơi sau
một ngày làm việc mệt nhọc.
2.3.4.

Công dụng khác

Cây xanh dùng để chỉ các biến cố lịch sử, nơi tưởng niệm. Cây xanh trồng ở một nơi
khác có thể gợi nhớ những kỉ niệm quê hương hay một nơi thân thương đã trải qua trong
đời.
Dưới tán cây xanh trẻ em có thể nô đùa vui chơi, người lớn đi dạo hít thở không khí
trong lành, ngắm thiên nhiên và suy ngẫm các vấn đề riêng tư.
Cây xanh còn là nguồn cung cấp hạt giống dễ thu hái hơn so với cây trong rừng

SVTH: Bùi Thị Hiên

18


Luận Văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Minh Trung

Cây xanh ở đô thị sau một chu kì nuôi dưỡng phải được đốn hạ và thay thế sẽ cung
cấp các sản phẩm gỗ có giá trị.
Sơ lược về Thị xã Đồng Xoài

2.4.

2.4.1.

Lịch sử hình thành và phát triển

Thị xã Đồng Xoài được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2000
cùng với hai thị xã Phước Long, Bình Long và 8 huyện Đồng Phú, Bù Đăng, Lộc Ninh,
Chơn Thành, Bù Đốp, Bù Gia Mập và Hớn Quản hợp thành đơn vị hành chính tỉnh Bình
Phước.
Đồng Xoài là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, địa danh Đồng Xoài đã đi vào
lịch sử với mốc son chói lọi “Đồng Xoài rực lửa chiến công” (09/6/1965)- là biểu hiện tinh
thần anh dũng, ý chí quyết thắng của nhân dân Đồng Xoài nói riêng và miền Đông Nam bộ
nói chung.
2.4.2.

Vị trí địa lý


Đồng Xoài nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bình Phước, tổng diện tích tự nhiên 168,48
km2.
Cách thành phố Hồ Chí Minh 93 km, cách đường biên giới Campuchia 110 km.
Phía Bắc, phía Đông, phía Nam giáp huyện Đồng Phú; phía Tây giáp huyện Chơn
Thành và tỉnh Bình Dương.
Thị xã có năm phường là phường Tân Bình, Tân Đồng, Tân Phú, Tân Xuân, Tân
Thiện và ba xã gồm: Tiến Hưng, Tiến Thành và Tân Thành
2.4.3.

Khí hậu

Đồng Xoài chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kéo dài
đến tháng 10. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.598 ml rải đều trong các tháng. Vào
những tháng cuối mùa mưa đầu mùa khô thời tiết thường se lạnh vào đêm. Mùa khô nhiệt
độ ban ngày thường cao nhất cả nước, tuy nhiên nhiệt độ cao chỉ kéo dài trong khoảng một
tháng rồi giảm dần.
Nhìn chung, khí hậu Đồng Xoài nắng ấm quanh năm nhiệt độ trung bình khoảng 26,7
0 C, với nền nhiệt độ cao quanh năm, độ ẩm cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi
cho phát triển cây công nghiệp ngắn và dài ngày.
SVTH: Bùi Thị Hiên

19


Luận Văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Minh Trung


Khí hậu Đồng Xoài tương đối hiền hoà, ít thiên tai bão, lụt…
2.4.4.

Tài nguyên thiên nhiên

Đồng Xoài có nguồn tài nguyên đất đai giàu có, đất có chất lượng trung bình trở lên
thích hợp cho sản xuất nông – lâm nghiệp là 40.627 ha, chiếm 27,59 % diện tích; đất có độ
phì cao chiếm 11.894 ha, đất đỏ bazan chiếm 3.343 ha , đất kém chất lượng chỉ có 2.128 ha.
Nhìn chung đất đai của Đồng Xoài có tầng phong hoá khá dày, thích hợp với việc
trồng các cây công nghiệp, nhất là cây cao su và cây điều.
Trên địa bàn Đồng Xoài có 315 ha rừng trồng (xã Tân Thành có 270 ha; xã Tiến
Hưng có 45ha), không có rừng tự nhiên.
Trong lòng đất Đồng Xoài có một số loại khoáng sản phi kim có trữ lượng lớn. Ở ba
xã Tân Thành, Tiến Thành và Tiến Hưng có khoáng sản phún sỏi đỏ, đá xây dựng. Ở
phường Tân Xuân và xã Tiến Thành có khoáng sản đất sét…
Nằm trong khu vực có nhiều sông suối, hồ đập, quần thể thực vật khá phong phú do
đó cảnh quan thiên nhiên của Đồng Xoài tương đối đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho việc
hình thành các khu vực có khả năng phát triển du lịch sinh thái.

Các điểm di tích lịch sử

như: Phú Riềng đỏ, kho xăng dầu Lộc Hòa, Lộc Quang, nhà tù núi Bà Rá…Với hệ thống
giao thông khá thuận lợi, Đồng Xoài là một điểm dừng chân lý tưởng trong tuyến du lịch
vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
2.4.5.

Tài nguyên nước

Đồng Xoài gồm nước ngầm và nước mặt. Nước ngầm tập trung ở khu vực phía Nam
thị xã, nguồn nước ngầm có 03 tầng trữ nước với chất lượng tốt. Nguồn nước mặt trên địa

bàn Thị xã có diện tích khoảng 101,35 ha các sông, hồ, đập lớn như: Sông Bé, Suối Rạt,
Suối Cam, Suối Sông Rinh, Suối Sam Bring, Suối Dríp, hồ Tà Môn (Tân Thành), Đập
Phước Hòa (xã Tiến Hưng)… là nguồn nước chủ yếu để phục vụ nông nghiệp, công nghiệp,
sinh hoạt.
2.4.6.

Cơ sở hạ tầng

Kết cấu cơ sở hạ tầng đang trên đà xây dựng và phát triển là điều kiện thuận lợi để
Đồng Xoài có thể thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế -xã hội và đẩy nhanh tốc
độ đô thị hóa.
Mạng lưới giao thông những năm gần đây phát triển khá mạnh, hệ thống đường đô
SVTH: Bùi Thị Hiên

20


Luận Văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Minh Trung

thị được nâng cấp và làm mới khá nhiều. Mạng lưới cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường
đang từng bước được đầu tư xây dựng.
Các không gian xanh công cộng phục vụ các nhu cầu của đô thị và người dân còn rất
ít, hiện tại chỉ có Trung tâm sinh hoạt thanh thiếu nhi, khu quảng trường trước UBND tỉnh,
tượng đài Chiến Thắng…
Hệ thống đường dây như thông tin liên lạc và viễn thông, điện chiếu sáng, cấp điện
sinh hoạt chưa phù hợp, gây mất mỹ quan đô thị.
Đường Hùng Vương, Quốc lộ 14, đường Phú Riềng Đỏ sẽ là các tuyến phố văn minh
của Thị xã Đồng Xoài, tuy nhiên các tuyến đường này có kiến trúc mặt phố chưa hài hòa

như chiếu sáng, cây xanh chưa được bố trí phù hợp với cảnh quan và hệ thống cơ sở hạ
tầng, tường rào công trình, biển hiệu, quảng cáo, nơi bán hàng…

Chương 3
MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Mục tiêu

Khảo sát và đánh giá hiện trạng ở khu vực nội thị và định hướng phát triển cải tạo
SVTH: Bùi Thị Hiên

21


Luận Văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Minh Trung

cây xanh đường phố ở Thị xã Đồng Xoài.
3.2.

Nội dung
Điều tra thu thập số liệu và đánh giá hiện trạng cây xanh đường

3.2.1.

phố trên một số tuyến đường thuộc khu vực nội thị Thị xã Đồng Xoài.
− Điều tra thu thập các thông tin về vị trí cây: Tên đường, đoạn đường...
− Thông tin về đặc trưng hình thái và chủng loại: Loài cây, đường kính thân cây tại vị

trí 1,3 m, chiều cao vút ngọn...
− Tình trạng sinh học và vật lý: Sâu bệnh, sinh trưởng, sam thân, bọng gốc, nghiêng...
− Tình trạng chăm sóc: chăm sóc tốt và định kỳ hay không
− Ghi nhận thực tế cơ sở hạ tầng có liên quan đến cây xanh như: tình trạng vỉa hè
(chiều rộng vỉa hè, kết cấu vỉa hè...), lòng đường, hệ thống lưới điện (hạ thế, trung
thế, cao thế)...
− Xử lý và tổng hợp số liệu về số lượng, chủng loại, phân bố chiều cao, đường kính,
phân loại cây đường phố, tình hình sinh trưởng...
− Đánh giá hiện trạng cây xanh đường phố
Định hướng cải tạo cây xanh đường phố

3.2.2.

− Xây dựng các nguyên tắc và đặc trưng liên quan trong thiết kế cây trồng đô thị và
tiêu chí lựa chọn loài cây trồng.
− Khảo sát, đánh giá, tổng kết các mô hình bố trí cây trồng đô thị và đề xuất một số mô
hình mẫu.
− Quy hoạch cơ cấu và phân bố chủng loại cây xanh trên các tuyến đường (trồng mới,
trồng bổ sung, cải tạo...)

3.3.

Phương pháp nghiên cứu
Điều tra hiện trạng

3.3.1.

3.3.1.1. Công tác ngoại nghiệp
− Chu vi thân tại vị trí 1,3 m: Dùng thước dây để đo chu vi của thân cây tại vị trí cách
mặt đất 1,3 m. Với công thức CV= Dx3,14 sẽ tính ra được đường kính tại vị trí 1,3

m.
SVTH: Bùi Thị Hiên

22


Luận Văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Minh Trung

− Chiều cao vút ngọn: Dùng gậy đo cao để xác định chiều cao vút ngọn
− Tình trạng cây xanh:
+ Tốt: Cây khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, cân đối.
+ Trung bình: Cây khô nhánh, gãy nhánh, bị xâm chiếm.
+ Xấu: Sâu bệnh, còi cọc, chết.
− Cây tạp: Điều tra số lượng và tình trạng của các cây tạp trên các tuyến đường
− Chiều rộng vỉa hè: Dùng thước dây đo và điều tra về số lượng các bó vỉa bỏ trống
− Cơ sở hạ tầng: Điều tra ghi nhận về hệ thống điện thông qua thăm dò thực tế và xin
dữ liệu từ cơ quan quản lý.
− Hình ảnh về hiện trạng: Điều tra thực địa chụp và ghi nhận lại.
3.3.1.2. Công tác nội nghiệp
− Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel
− Xử lý hình ảnh hiện trạng với đồ họa photoshop
− Thành lập danh mục các loài cây bao gồm tên Việt Nam, tên khoa học, họ thực vật…

dựa vào kết quả điều tra khảo sát hiện trạng và tra cứu tư liệu để định danh
− Tổng hợp số liệu để làm cơ sở dữ liệu
− Đánh giá hiện trạng, phân tích đưa ra đề xuất giải pháp phát triển, cải tạo và bảo

dưỡng cây xanh trên các tuyến đường

− Xây dựng mô hình về mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng, phối cảnh cho các dạng tuyến

đường
3.3.2.

Định hướng cải tạo

− Vận dụng các quan điểm nghiên cứu lý luận về hệ thống, xem xét mảng xanh đô thị
trong tổng thể chung của cả hệ sinh thái đô thị. Ứng dụng quan điểm lịch sử trong
việc lựa chọn, bảo tồn và phát triển loài cây đặc trưng của khu vực.
− Vận dụng một số nguyên lý thiết kế trồng cây xanh đường phố
− Tham khảo, vận dụng kinh nghiệm phát triển cây xanh đô thị của TP Hồ Chí Minh và
các đô thị khác trong nước và nước ngoài.
− Căn cứ theo nguyên tắc quy hoạch của Bộ Xây Dựng và theo tiêu chuẩn chọn loài
cây trồng đường phố của Sở Giao Thông Công Chánh thành phố Hồ Chí Minh đưa ra
SVTH: Bùi Thị Hiên

23


Luận Văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Lê Minh Trung

những nguyên tắc về định hướng quy hoạch và các mô hình bố trí cây xanh đường
phố cho phù hợp.
Giới hạn đề tài

3.3.3.


Trong khuôn khổ thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp là 4 tháng và trong giới hạn
quản lý của công ty xin thực tập nên không thể điều tra đánh giá hết tất cả các tuyến đường
trong Thị xã. Do đó đề tài chỉ giới hạn “ Khảo sát hiện trạng và định hướng quy hoạch cải
tạo cây xanh đường phố khu vực nội thị Thị xã Đồng Xoài”

Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.

Kết quả điều tra hiện trạng cơ sở hạ tầng và cây xanh trên các tuyến

đường
4.1.1.
SVTH: Bùi Thị Hiên

Hiện trạng về cơ sở hạ tầng trên các tuyến đường
24


×