Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHU NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ PHƯỜNG HIỆP BÌNH PHƯỚC, QUẬN THỦ ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG NGUYỄN THẢO

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHU NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ
PHƯỜNG HIỆP BÌNH PHƯỚC, QUẬN THỦ ĐỨC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

ĐẶNG NGUYỄN THẢO

THIẾT KẾ CÀNH QUAN KHU NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ
PHƯỜNG HIỆP BÌNH PHƯỚC, QUẬN THỦ ĐỨC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

ĐẶNG NGUYỄN THẢO

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHU NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ
PHƯỜNG HIỆP BÌNH PHƯỚC, QUẬN THỦ ĐỨC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn : ThS. PHẠM MINH THỊNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2006


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tôi đã được giúp đỡ
rất nhiều từ các thầy cô trong Trường Đại Học Nông Lâm cũng như các thầy cô
trong bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên và các bạn trong lớp. Qua đây tôi
xin gửi lời cảm ơn tới:
Nhà trường và quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm và bộ môn Cảnh
quan và Kỹ thuật hoa viên đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn ThS. Phạm Minh Thịnh người đã hướng dẫn tôi rất
tận tình.

i


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “ Thiết kế cảnh quan khu tái định cư phường Hiệp Bình
Phước, quận Thủ Đức” được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ
7/2/2012 đến 30/5/2012.
Kết quả thu được:
 Tiến hành thiết kế cảnh quan cho các phân khu.
 Hoàn thành các bản vẽ thiết kế:
 Hiện trạng khu đất thiết kế.
 Mặt bằng tổng thể khu đất.
 Mặt cắt khu.
 Phối cảnh một số khu chức năng và phối cảnh tổng thể.

ii


SUMMARY
Subject “ Designing the vegetation cover HiepBinhPhuocResiden,
HiepBinhPhuoc ward, Thu Duc district, Ho Chi Minh City” was carried out in Ho
Chi Minh City from February 2011
Results gained:
 Designing landscape for every functional area.
 Completing landscape drawing for residen:
 Analyzing actual state of residen.
 General plan.
 Perspective .
 Elevation of some parts.

iii


MỤC LỤC

TRANG TỰA...............................................................................................................i
TÓM TẮT .................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
Chương 1 ..................................................................................................................... 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 2 ..................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số khái niệm cơ bản về cảnh quan ................................................................. 3
2.1.1 Khái niệm chung về cảnh quan .......................................................................... 3
2.1.2 Loại hình cảnh quan ........................................................................................... 3
2.2 Vài nét về lịch sử kiến trúc cảnh quan .................................................................. 3
2.2.1 Kiến trúc cảnh quan Châu Âu ............................................................................ 3
2.2.2 Kiến trúc cảnh quan một số nước Châu Á ......................................................... 4
2.3 Kiến trúc xanh cho các khu dân cư, khu đô thị mới ............................................. 5
2.4 Giới thiệu một số dự án khu dân cư tại Việt Nam ................................................ 5
2.4.1 Khu dân cư Elysgarden ...................................................................................... 5
2.4.2 Khu dân cư Phước Lý ........................................................................................ 6
2.4.3 Khu dân cư Beacon Pass .................................................................................... 7
2.5 Khu đất xây dựng .................................................................................................. 8
2.5.1 Vị trí hiện trạng .................................................................................................. 8
2.5.2 Hiện trạng sử dụng đất ....................................................................................... 8
2.5.3 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 10

iv


2.6 Những nguyên tắc cơ sở cho việc chọn loại cây trồng ....................................... 12
2.6.1 Nguyên tắc sinh thái ......................................................................................... 12

2.6.2 Nguyên tắc quần lạc ......................................................................................... 12
2.6.3 Nguyên tắc cùng huyết thống........................................................................... 12
2.6.4 Nguyên tắc cấu tạo ngoài ................................................................................. 12
2.7 Nguyên tắc phối kết cây xanh ............................................................................. 13
Chương 3 ................................................................................................................... 14
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu đề tài ..................................................................................................... 14
3.2 Nội dung đề tài .................................................................................................... 14
3.3 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 14
Chương 4 ................................................................................................................... 16
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả khảo sát hiện trạng khu đất .................................................................... 16
4.2 Thuyết minh thiết kế ........................................................................................... 18
4.2.1 Tồng thể khu tái định cư .................................................................................. 18
4.2.2 Các phân khu trong khu tái định cư ................................................................. 21
4.2.2.1 Khu công viên ............................................................................................... 21
4.2.2.2 Khu nhà mẫu giáo ......................................................................................... 27
4.2.2.3 Khu cao tầng ................................................................................................. 30
Chương 5 ................................................................................................................... 35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 35
5.2 Kiến luận ............................................................................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

Hình 2.1: Phối cảnh tổng thể dự án khu dân cư Elysgarden ...................................... 6
Hình 2.2: Mặt bằng tổng thể dự án khu dân cư Phước Lý ......................................... 6
Hình2.3 :Phối cảnh dự án khu dân cư Beacon Pass ................................................... 7
Hình 2.4: Phối cảnh nội khu dự án khu dân cư Beacon Pass ..................................... 8
Hình 2.5: Hiện trạng sử dụng đất của khu vực........................................................... 9
Hình 2.6: Hiện trạng sử dụng đất để trồng mai của khu vực ..................................... 9
Hình 2.7: Hiện trạng đất được sử dụng để trồng tràm ............................................. 10
Hình 4.1: Hiện trạng giao thông khu vực ................................................................. 16
Hình 4.2: Hiện trạng giao thông khu vực ................................................................. 17
Hình 4.3: Hiện trạng giao thông khu vực ................................................................. 17
Hình 4.4: Hiện trạng cấp thoát nước của khu vực .................................................... 18
Hình 4.5: Phối cảnh tổng thể khu đất ....................................................................... 19
Hình 4.6: Mặt đứng khu tái định cư ......................................................................... 19
Hình 4.7:Mặt bằng tổng thể quy hoạch chi tiết khu nhà ở tái định cư ..................... 20
Hình 4.8:Mặt bằng khu công viên cây xanh ............................................................ 21
Hình 4.9: Mặt bằng khu trung tâm của công viên .................................................... 22
Hình 4.10 : Phối cảnh khu trung tâm ....................................................................... 22
Hình 4.11: Mặt bằng khu vui chơi thiếu nhi ............................................................ 23
Hình 4.12: Phối cảnh khu vui chơi thiếu nhi............................................................ 23
Hình 4.13: Phối cảnh khu thư giãn ........................................................................... 24
Hình 4.14: Mặt bằng khu ngắm cảnh ....................................................................... 25
Hình 4.15: Phối cảnh khu ngắm cảnh ...................................................................... 25
Hình 4.16: Mặt bằng khu nhà mẫu giáo ................................................................... 28
Hình 4.17: Mặt đứng khu nhà mẫu giáo ................................................................... 28

vi


Hình 4.18: Phối cảnh khu nhà mẩu giáo .................................................................. 29
Hình 4.19: Mặt bằng khu cao tầng ........................................................................... 30

Hình 4.20: Phối cảnh khu ngôi sao........................................................................... 31
Hình 4.21: Phối cảnh khu F ...................................................................................... 32
Hình 4.22: Phối cảnh khu đường dạo ....................................................................... 32
Hình 4.23: Phối cảnh khu G ..................................................................................... 33

DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất của khu vực .......................................................... 8
Bảng 4.1: Danh mục các loại cây bóng mát, cây có hoa sử dụng trong khu công
viên cây xanh............................................................................................................. 26
Bảng 4.2: Danh mục các loại hoa, cây nền, hàng rào sử dụng cho khu công viên cây
xanh. .......................................................................................................................... 27
Bảng 4.3: Danh mục các loại cây sử dụng trong khu nhà mẫu giáo. ....................... 30
Bảng 4.4: Danh mục các loại cây sử dụng trong khu cao tầng. ............................... 34

vii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi nền kinh tế càng phát triển, thu nhập của người dân tăng cao nhưng chất
lượng cuộc sống không cân bằng theo tỷ lệ thì không thể gọi là cuộc sống chất
lượng cao. Ở các nước tiên tiến, chất lượng cuộc sống cao có tiêu chí về cây xanh
rất lớn. Phát triển thành phố hiện đại, năng động về kinh tế là cần thiết nhưng cũng
cần hài hoà giữa cơ sở hạ tầng và cảnh quan cây xanh.
Đô thị ngày càng phát triển, môi trường ngày càng ô nhiễm thì cây xanh càng
khẳng định vai trò quan trọng trong cuộc sống con người và là yếu tố quan trọng
giúp đô thị phát triển bền vững. Nhưng hiện nay hệ thống mảng xanh của nước ta
chưa đáp ứng được yêu cầu về môi trường cảnh quan. Tỷ lệ diện tích cây xanh quá
ít, cơ cấu cây trồng chưa hợp lý. Chính vì thế việc tăng thêm mảng xanh cho các

công trình công cộng, khu đô thị, đặc biệt là ở các khu dân cư là rất cần thiết.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có quy mô dân số lớn được xác định là
một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, giao dịch quốc tế có vị trí và vai
trò quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thành phố Hồ Chí Minh
còn là một đô thị có sự thu hút dân cư rất lớn, tốc độ tang dân số bình quân từ 3-4%
năm.
Để đảm bảo phát triển tương xứng với vai trò, vị trí của mình, thành phố đã
tiến hành công tác quy hoạch tổng thể xây dựng thành phố và đã được Thủ Tướng
Chính Phủ phê duyệt. Trong đó một trong những hướng phát triển không gian chủ
yếu của thành phố là hướng Thủ Đức, dọc quốc lộ 13 nối với các khu công nghiệp
của Bình Dương- Đồng Nai.
Khu tái định cư phường Hiệp Bình Phước quận Thủ Đức cũng nằm trong dự
án trên của thành phố.Hiện trạng khu đất còn rất hoang sơ,mật độ dân thưa thớt,

1


việc phát triển mảng xanh chưa được chú ý vì vậy cần nhanh chóng quy hoạch thiết
kế mảng xanh ở khu tái định cư nhằm tạo ra một không gian xanh hài hòa với các
công trình xung quanh.Bên cạnh đó việc thiết kế mảng xanh khu nhà ở tái định cư
phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức sẽ tạo ra không gian mở thoáng đãng, tràn
ngập ánh sáng thiên nhiên và màu xanh của cây lá, đem thiên nhiên về gần hơn với
con người và đem con người xích gần lại với thiên nhiên hơn. Do đó việc thiết kế
cảnh quan khu nhà ở tái định cư phường Hiệp Binh Phước, quận Thủ Đức là một
vấn đề mang tính cấp thiết.
Đề tài được thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS Phạm Minh Thịnh – giáo
viên bộ môn Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên.

2



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số khái niệm cơ bản về cảnh quan (theo Hàn Tất Ngạn, “ Kiến trúc cảnh
quan đô thị”)
2.1.1 Khái niệm chung về cảnh quan
Cảnh quan là không gian chứa đựng các yếu tố thiên nhiên, nhân tạo và
những hiện tượng xảy ra trong quá trình tác động giữa chúng với nhau và bên ngoài.
Cảnh quan liên quan đến sử dụng đất, tập hợp các đường nét của một phần
bề mặt trái đất và phân biệt khu vực này với khu vực khác
2.1.2 Loại hình cảnh quan
Cảnh quan tự nhiên
Cành quan nhân tạo:
 Được hình thành do hệ quả tác động của con người làm biến dạng cảnh quan
tự nhiên.
 Sự hình thành và phát triển gắn liền với tiến trình phát triển của khoa học kỹ
thuật.
 Bao gồm các thành phần của cảnh quan thiên nhiên và các yếu tố mới do con
người tạo ra.
 Chia làm 3 loại: cảnh quan văn hóa, cảnh quan vùng trồng trọt, cảnh quan
vùng phá bỏ.
2.2. Vài nét về lịch sử kiến trúc cảnh quan (theo Nguyễn Thanh Thủy, “ Kiến trúc
phong cảnh”)
2.2.1 Kiên trúc cảnh quan Châu Âu
2.2.1.1 Thời kỳ cổ đại
- Kiến trúc cảnh quan Ai Cập cổ đại:

3



Tồn tại trên 4000 năm, đó là các quần thể kiến trúc lăng mộ, các bức điêu
khắc hoành tráng. Nghệ thuật cảnh quan trong công trình tôn giáo đã thành công
trong công việc tạo hiệu quả hùng vĩ và áp chế con người trên nền môi trường thiên
nhiên đặc thù của Ai Cập. Người Ai Cập không có xu hướng tái tạo cảnh quan tự
nhiên.
- Kiến trúc cảnh quan Hy Lạp:
Hy Lạp có khí hậu ôn hòa, cảnh tượng thiên nhiên đẹp, kiến trúc công trình
mang tính hoành tráng, thanh tú và kiều diễm. Mỗi một công trình khi thiết kế đều
được cân nhắc về tỉ lệ, vị trí, tầm nhìn trên địa hình khu đất cụ thể.
2.2.1.2 Thời kỳ trung đại
Chế độ phong kiến làm nảy sinh một kiến trúc cảnh quan mới: cảnh quan
kiến trúc các lâu đài của lãnh chúa phong kiến và kiến trúc nhà thờ Romang,
Gotich.
2.2.1.3 Thời kỳ cận và hiện đại
Cảnh quan kiến trúc thời kỳ này có nhiều mới mẻ, đó là các đô thị mở, các
quảng trường rộng lớn với nhiều tượng đài, hồ nước… sự xuất hiện các loại hình
công viên, sân vườn với hệ thống cây xanh được cắt tỉa theo hình khối hình học làm
tăng thêm thẩm mỹ cho công trình.
2.2.2 Kiến trúc cảnh quan một số nước châu Á
- Kiến trúc cảnh quan Trung Quốc:
Người Trung Quốc đã biến đất nước thành “ đại cảnh quan”, sự kết hợp một
cách tài tình giữa công trình kiến trúc với cảnh quan thiên nhiên tạo sự hài hòa,
thống nhất, tồn tại vĩnh cửu.
Các yếu tố của tự nhiên được khai thác một cách triệt để (đồi núi, sông hồ,
rừng cây…). Thuật phong thủy là nhân tố đắc lực tạo ra sự ăn nhập giữa công trình
kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên.
- Kiến trúc cảnh quan Ấn Độ và các nước khác:
Vận dụng điêu khắc trong kiến trúc cảnh quan là nét nổi bật của Ấn Độ.
Ngoài ra mặt nước, đường dạo, cây xanh là yếu tố luôn được chú trọng.


4


Kiến trúc cảnh quan Ấn Độ có ảnh hưởng rất lớn đến các nước Đông Nam
Á.
2.3 Kiến trúc xanh cho các khu dân cư, khu đô thị mới
Thông thường, kiến trúc xanh hay kiến trúc bền vững tập trung vào việc
nâng cao hiệu quả của sử dụng nguồn lực gồm năng lượng, nước, vật liệu nhằm làm
giảm ảnh hưởng của công trình xây dựng trong quá trình sử dụng tới sức khỏe con
người và môi trường. Có 3 giải pháp chủ yếu: thứ nhất là sử dụng hiệu quả năng
lượng, nước và các nguồn lực khác. Thứ hai là bảo vệ sức khỏe của con người và
nâng cao hiệu quả hoạt động của con người. Thứ ba là giảm chất thải, khả năng gây
ô nhiễm và tăng chất lượng môi trường.
Kiến trúc xanh tạo mối quan hệ bền vững giữa con người và môi trường dưới
tác động của việc sử dụng các nguồn lực trong không gian sống cho nhu cầu cuộc
sống. Các nguồn lực cần sử dụng là các loại vật chất con người cần dùng như một
nhu cầu để bảo đảm cuộc sống có chất lượng ngày càng cao hơn, gồm công
trình xây dựng, đất đai, nước, không khí, động - thực vật, vật liệu, năng lượng...
2.4 Giới thiệu một số dự án khu dân cư tại Việt Nam
2.4.1 Khu dân cư Elysgarden (nguồn: http:/www. Elysgarden.org)
Khu nằm tiếp giáp hai mặt tiền đường Tạ Quang Bửu và Cao Lỗ, phường 4,
quận 8, TP. HCM, với tổng diện tích 15,7ha. Điểm nổi bật của ELYS GARDEN là
phong cách thiết kế luôn hướng về môi trường xanh.
Elys Garden là một quần thể kiến trúc gồm 12 cao ốc, chia thành 2 khối, cao
từ 18 đến 28 tầng (không kể 2 tầng hầm, 1 tầng lửng, 1 tầng kỹ thuật), cung ứng cho
thị trường dự kiến 1.212 căn hộ, diện tích từ 50,4m2 đến 193,2 m2/căn. Elys
Garden có bãi đậu xe rộng rãi, sức chứa tới 700 xe ô tô, hơn 3.400 xe gắn máy. Lối
vào tổ hợp chung cư là một tuyến đường rộng 32m, dẫn tới khu quảng trường trung
tâm. Tại đây còn có hồ cảnh quan tạo không gian tháng mát, một khu nhà hàng sang
trọng, một khu hồ bơi đạt tiêu chuẩn quốc gia, một sân thi đấu đa năng với các môn

thể thao ngoài trời: tennis, cầu lông, bóng bàn ... một lối đi bộ nối các tòa nhà với
nhau giúp cư dân có những phút nghỉ ngơi, tản bộ thú vị bên các thảm cỏ xanh.

5


Hình 2.1: Phối cảnh tổng thể dự án khu dân cư Elysgarden
(nguồn: http:/www. Elysgarden.org)
2.4.2 Khu dân cư Phước Lý (nguồn: http:/www.batdongsansinhloi.com)
Nằm trên mặt tiền đường Đinh Đức Thiện tọa lạc tại xã Phước Lý, huyện
Cần Giuộc, tỉnh Long An (cửa ngõ TP.HCM). Cách chợ Bình Chánh (QL 1A) chỉ
1km, cách ngã ba đại lộ Nguyễn Văn Linh và đường Quốc Lộ 1 chỉ 4km, khu dân
cư Phước Lý gần như tách bạch hẳn khỏi cái ồn ào, khói bụi nơi đô thị.

Hình 2.2: Mặt bằng tổng thể dự án khu dân cư Phước Lý.
Thừa hưởng được nét đẹp kết hợp hài hòa của miền quê sông nước Miền tây
nhưng lại rất gần trung tâm đô thị hiện đại Phú Mỹ Hưng, khu dân cư Phước Lý
được kiến trúc trở thành một đô thị kiểu mẫu có hạ tầng kỹ thuật hiện đại với những
con đường rộng dài rợp bóng cây xanh, với những ngôi biệt thự vườn cao cấp soi

6


mình bên dòng sông Vàm Cỏ. Bên cạnh đó, khu dân cư còn có đầy đủ tiện ích công
cộng như công viên cây xanh, trung tâm hồ nước nhân tạo, khu thể thao, trung tâm
thương mại.
2.4.3 Khu dân cư Beacon Pass (nguồn: http:/www.diaoconline.vn/du-an/chitiet/1110/)
Beacon Pass là cộng đồng dân cư tọa lạc tại Trần Phú, con đường sầm uất
nhất của thành phố Bảo Lộc. Đây cũng là con đường độc đáo nối liền thành phố Hồ
Chí Minh và Đà Lat, một trong những điểm đến nổi tiếng nhất của Việt Nam.

Beacon Pass mô phỏng trọn vẹn nét thiết kế của phố Beacon, một trong những con
phố sang trọng và danh giá nhất của thành phố Boston (Mỹ) - nơi nổi danh bởi lối
kiến trúc khác biệt có nét hiện đại và cổ kính.

Hình 2.3 : Phối cảnh dự án khu dân cư Beacon Pass
(nguồn: http:/www.diaoconline.vn/du-an/chi-tiet/1110/)

7


Hình 2.4: Phối cảnh nội khu dự án khu dân cư Beacon Pass
(nguồn: http:/www.diaoconline.vn/du-an/chi-tiet/1110/)
2.5. Khu đất xây dựng:
2.5.1 Vị trí hiện trạng
Khu đất có diện tích 5,7019 ha thuộc Khu phố 5 địa bàn phường Hiệp Bình
Phước, quận Thủ Đức TP.HCM.
Ranh giới địa lý:
- Bắc giáp khu quy hoạch dân cư hiện hữu.
- Tây giáp khu đô thị Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức.
- Nam giáp đường lộ giới 30m và khu dân cư hiện hữu.
- Đông giáp khu dân cư hiện hữu.
2.5.2 Hiện trạng sử dụng đất:
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất của khu vực
STT

LOẠI ĐẤT

DIỆN TÍCH (m2)

TỈ LỆ (%)


1

Đất ruộng

5.044

8,85

2

Đất kênh rạch

2.599

4,56

3

Đất trồng mai

13.606

23,86

4

Đất trồng tram

5.670


9,94

5

Đất giao thông

2.722

4,77

6

Đất gò

684

1,20

8


7

Đất nhà ở

2.124

3,73


8

Đất khác

24.570

43,09

Tổng cộng

57.019

100

Hình 2.5: Hiện trạng sử dụng đất của khu vực.
Đất đai khu vực chủ yếu giành cho sản xuất nông ngiệp, điển hình là những
khu vực trồng mai và làm ruộng.

Hình 2.6: Hiện trạng đất sử dụng để trồng mai của khu vực.
Ngoài trồng mai thì nhiều hộ dân khác còn trồng rất nhiều tràm đáp ứng nhu
cầu lấy gỗ.

9


Hình 2.7: Hiện trạng đất được sử dụng để trồng tràm.
2.5.3 Điều kiện tự nhiên:
2.5.3.1.Khí hậu
Khu vực nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

2.5.3.2.Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình cả năm:260C
- Nhiệt độ cao nhất trong năm:400C
- Nhiệt độ thấp nhất trong năm:13.80C
2.5.3.3.Lượng mưa
Lượng mưa nhiều nhất trong năm tập trung vào các tháng 8, 9, 10. Số ngày
mưa trung bình khoảng 20 ngày một tháng.
- Lượng mưa bình quân năm: 1.949mm.
- Lượng mưa tối thiểu:1.533mm.
- Lượng mưa tối đa:2.700mm.
2.5.3.4. Chế độ gió
Theo hai hướng chính:
- Gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 11.

10


- Gió đông- đông nam từ tháng 1 đến tháng 4.
2.5.3.5. Độ ẩm
- Độ ẩm nhỏ nhất: 80% vào tháng 2, 3
- Độ ẩm cao nhất: 76% vào tháng 9, 10
- Độ ẩm bình quân: 79.5%
2.5.3.6. Lượng bốc hơi
- Lượng bốc hơi nhỏ nhất: 2-4mm/ ngày vào tháng 5, 11
- Lượng bốc hơi cao nhất: 5-6mm/ ngày vào tháng 4, 12
- Lượng bốc hơi bình quân trong năm: 4mm/ ngày.
2.5.3.7 Địa hình và địa chất
Hiện trạng khu quy hoạch chủ yếu là đất hoang (75%), một số trồng hoa
màu, phần còn lại là đất thổ , ao, hồ, rạch.
Căn cứ vào các hố khoan khảo sát địa chất 8 hố sâu 25m-40m cho việc thiết

kế xây dựng công trình toàn khu quy hoạch khu đô thị Hiệp Bình Phước tại quốc lộ
13 phường Hiệp Bình Phước qu6a5n Thủ Đức tp. HCM cho thấy khu vực xây dựng
tại đây nằm trên một nền đất yếu được cấu tạo bởi 6 lớp đất chính như sau:
- Lớp đât số 1: trên mặt là lớp bùn sét lẫn hữu cơ trạng thái rất mềm có bề dày tại:
H1= 13.6m, H2= 13.5m, , H3 = 9.6m, H4 = 24.5m, H5 = 10.4m, H6 = 10.9m, H7 =
20.9m, H8 = 12.5m. đĐây là lớp đất rất yếu, độ lún nhiều, có sức chịu tải quy ước :
R0 = 0.48kg/cm2. Khi thiết kế cần có biện pháp gia cố lại lớp đất bùn này để nâng
sức chịu tải của đất nền, bên dưới lớp bùn tại hố khoan 6 và 7 có xen kẽ lớp mỏng
cát trạng thái chặt vừa đến chặt.
- Lớp đất số 2: lớp sét - trạng thái dẻo mềm (lớp 2a) đến trạng thái mềm (lớp 2b) là
lớp đất tương đối đến yếu, còn lớp sét – trạng thái dẻo cứng (lớp 2c) đến trạng thái
nửa cứng (lớp 2d) là lớp đất trung bình đến tốt. Trong lớp sét này tại hố khoan 3,
bên dưới lớp 2a có xen kẽ lớp mỏng cát trạng thái chặt vừa.
- Lớp đất số 3: từ độ sâu H1=19.6m, H2=16.2m, H3=16.8m, H5=16.5m,
H6=17.3m, H7=23.2m, H8=17.1m địa tầng chuyển sang lớp cát – trạng thái bời rời
(lớp 3a) là lớp đất tương đối đến trạng thái chặt vừa (lớp 3d) là lớp đất tốt. Trong

11


lớp này tại hố khoan 3 trong lớp 3a có xen kẹp lớp mỏng sét pha cát – trạng thái
mềm.
-Lớp đất số 4: đến độ sâu H1=24m, H3=23.0m, H4=28.4m, H5=28.4m, H8=27.2m
gặp lớp sét – trạng thái mềm (lớp 4d) là lớp đất yếu.
-Lớp đất số 5 và 6: sau cùng từ độ sâu 35.7m cho đến cuối hố khoan tại H8 là lớp
cát trạng thái chặt vừa (lớp 5) và lớp sét – trạng thái dẻo cứng (lớp 6) đếu là các lớp
đất tốt.
2.6 Những nguyên tắc cơ sở cho việc chọn loại cây trồng (theo Nguyễn Thị Thanh
Thủy, “Kiến trúc phong cảnh”)
2.6.1 Nguyên tắc sinh thái

Mỗi hình thái thực vật là một dấu ấn của điều kiện địa lý và khí hậu mà thực
vật đó hình thành. Sự bố trí thống nhất các hình thái bên ngoài của thực vật và các
điều kiện của nó sinh trưởng trong cảnh quan vườn- công viên được xem như sự
thống nhất hài hòa về thẩm mỹ. Vì vậy nếu đảm bảo được nguyên tắc này thì các
cây mà ta chọn sẽ phát triển đúng hình thái đẹp nhất của cây.
2.6.2 Nguyên tắc quần lạc
Thực vật trên trái đất được hình thành theo hệ thống quần lạc thực vật nghĩa
là thực vật sinh trưởng có ảnh hưởng tương đối lẫn nhau, bao gồm những thành
phần nhất định. Nếu vận dụng đúng sẽ tạo cho bố cục có cấu trúc tương đối.
2.6.3 Nguyên tắc cùng huyết thống
Thực vật có nhiều loại có những điểm chung về hình dáng tán, tính chất phân
cành, hình dáng thân, cấu tạo vỏ, thân, cành v.v.. dựa vào thực chất này để phối hợp
nhiều loại một cách hài hòa. Chẳng hạn rừng thông thì có thể có nhiều loại thông,
rừng bạch đàn gồm nhiều loại bạch đàn như bạch đàn trắng, bạch đàn chanh v.v..
2.6.4 Nguyên tắc cấu tạo ngoài
Đây là nguyên tắc tạo nên sự hài hòa về hình dáng và màu sắc bên ngoài. Cơ
sở của nguyên tắc này là sự giống nhau, sự hài hòa, sự cân đối về hình dáng bên
ngoài, cách sắp xếp và màu sắc của cây.

12


2.7 Nguyên tắc phối kết cây
Vận dụng các nguyên tắc nêu trên để chọn loại chủ yếu cho việc phối kết cây
thành khóm, đám v.v.. theo quy mô, hình dáng, màu sắc. Những điểm chủ yếu khi
phối kết:
Cây đứng độc lập phải cách xa các cây khác tối thiểu ba lần chiều cao cây để
đảm bảo cây phát triển trọn vẻ đẹp về mọi phía.
Thận trọng khi đưa vào phối kết cây có cấu trúc độc đáo để đảm bảo sự hài
hòa trong bố cục chung

Cây có hoa đưa vào bố cục cần chú ý tỉ lệ phù hợp với các yếu tố xung quanh
Trong một bố cục cây, các cây đưa vào cần phù hợp nhau về thời gian sống
Trong một nhóm hay hỗn hợp không nên dùng quá ba loại cây.

13


Chương 3
MỤC TIÊU – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu:
3.1.Mục tiêu đề tài
Thiết kế khu tái định cư đáp ứng được nhu cầu của người dân sinh sống như
nghỉ ngơi, giải trí, thể thao…và tăng cường diện tích mảng xanh.
Góp phần tạo ra không gian sống gần gũi với thiên nhiên cho người dân.
3.2.Nội dung đề tài
Khảo sát, đánh giá hiện trạng khu đất, thu thập các bản đồ hiện trạng .
Xác định vị trí giới hạn khu đất, đặc tính của nó và các công trình lân cận.
Tìm hiểu cơ cấu sử dụng đất của khu quy hoạch.
Tiến hành đề xuất phương án thiết kế và xây dựng bản vẽ.
3.3.Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Ngoại nghiệp
Khảo sát khu vực thiết kế, chụp ảnh hiện trạng khu đất.
Thu thập số liệu về khí hậu, địa hình, thủy văn của khu đất.
Xin số liệu của chủ đầu tư về hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cấp thoát
nước và cơ cấu sử dụng đất.
3.3.2 Nội nghiệp
Tham khảo tài liệu về thiết kế và các loại cây trồng.
Từ mặt bằng quy hoạch tiến hành phân khu chức năng cho từng khu vực.
Thiết kế mặt bằng tổng thể bằng phần mềm Autocad2007, từ mặt bằng tổng

thể thiết kế ra các tiểu cảnh.

14


Sử dụng phần mềm Sketchup để dựng phối cảnh cho khu đất.
Sử dụng phần mềm Photoshop CS4 để xử lý hình ảnh, hoàn thiện bản vẽ.

15


×