Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ CÀ MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (960.17 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY
ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ CÀ MAU

Họ và tên sinh viên: ĐẶNG THÚY AN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DLST
Niên khóa: 2008 - 2012

Tháng 6/2012


NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI
CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ CÀ MAU

Tác giả

ĐẶNG THÚY AN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN VINH QUY



ii


Tháng 6/2012

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Môi trường và Tài nguyên
trường đại học Nông Lâm TP.HCM đã hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt những kiến
thức quý báo cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh, nhất là các thầy cô giáo khoa Môi trường và tài nguyên đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ , truyền đạt kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức về cuộc sống thực tế.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Vinh Quy đã tận tình hướng
dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báo trong lĩnh vực quản lý và bảo
vệ môi trường cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi chân thành cám ơn anh Tạ Minh Thụy và các anh chị trong Phòng An toànMôi trường cũng như mọi người trong công ty điện lực dầu khí Cà Mau đã nhiệt tình
hỗ trợ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến, động viên
tôi hoàn thành khóa luận này.

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp nâng
cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại công ty điện lực dầu khí Cà Mau” được
tiến hành tại công ty điện lực dầu khí Cà Mau (gọi tắt là công ty điện Cà Mau), xã
Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, thời gian thực hiện đề tài từ từ 12/2011 đến
2/2012.

Trong quá trình thực hiện đề tài các phương pháp đã được áp dụng bao gồm:
phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu có liên quan, phương pháp khảo sát thực
địa, phương pháp xử lý và phân tích số liệu, phương pháp so sánh, tham vấn ý kiến các
chuyên gia về các lĩnh vực có liên quan. Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá hiện
trạng môi trường tại công ty điện Cà Mau, nhằm đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả
công tác quản lý môi trường tại công ty điện Cà Mau.
Trên cơ sở điều tra, khảo sát và thu thập số liệu, đề tài đã phác họa hiện trạng
môi trường cũng như hiện trạng công tác quản lý môi trường đang được áp dụng tại
công ty điện Cà Mau. Từ đó đề tài đã đề xuất các biện pháp nâng cao trách nhiệm bảo
vệ môi trường cho mỗi đối tượng liên quan như: biện pháp giám sát chất lượng môi
trường, quản lý, kỹ thuật công nghệ, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác quản
lý môi trường tại công ty điện Cà Mau.

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... iii
TÓM TẮT ..................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... x
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... xii
Chương 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu của đề tài ................................................................................................. 1
1.3 Nội dung của đề tài ................................................................................................ 2
1.4 Giới hạn và phạm vi ............................................................................................... 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2

Chương 2. TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP ...................................................... 4
2.1 Khái niệm khu công nghiệp .................................................................................. 4
2.2 Vai trò và đặc tính của khu công nghiệp ............................................................... 4
2.2.1 Vai trò của khu công nghiệp ........................................................................... 4
2.2.2 Đặc tính của khu công nghiệp ......................................................................... 5
2.3 Khái niệm quản lý môi trường và quản lý môi trường trong khu công nghiệp ..... 6
2.3.1 Khái niệm quản lý môi trường ........................................................................ 6
2.3.2 Công cụ quản lý môi trường tại Việt Nam hiện nay ....................................... 7
2.3.3 Hệ thống quản lý môi trường khu công nghiệp tại Việt Nam hiện nay .......... 8
Chương 3. KHÁI QUÁT CÔNG TY VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÔNG
TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ CÀ MAU ........................................................................... 9
v


3.1 Khái quát về công ty .............................................................................................. 9
3.1.1 Vị trí địa lý ...................................................................................................... 9
3.1.2 Địa hình và địa chất ........................................................................................ 9
3.1.2.1 Địa hình .................................................................................................... 9
3.1.2.2 Địa chất .................................................................................................. 10
3.1.3 Khí hậu và thủy văn ...................................................................................... 10
3.1.3.1 Khí hậu ................................................................................................... 10
3.1.3.2 Thủy văn................................................................................................. 11
3.1.5 Cơ sở hạ tầng ................................................................................................ 13
3.1.6 Quy mô và các hạng mục của công ty .......................................................... 14
3.1.6.1 Hệ thống giao thông trong công ty........................................................ 14
3.1.6.2 Hệ thống cấp điện.................................................................................. 14
3.1.6.3 Hệ thống cung cấp nước, xử lý nước thải .............................................. 14
3.1.6.4 Hệ thống thông tin liên lạc ..................................................................... 16
3.1.6.5 Hệ thống cấp khí cho công ty điện ......................................................... 16

3.1.6.6 Hệ thống cấp nhiên liệu dầu DO ............................................................ 17
3.1.7 Các hóa chất sử dụng trong công ty .............................................................. 17
3.1.8 Dây chuyền sản xuất điện ............................................................................ 18
3.2 Hiện trạng môi trường tại công ty ....................................................................... 20
3.2.1 Môi trường nước ........................................................................................... 20
3.2.1.1 Nước mặt ................................................................................................ 20
3.2.1.2 Nước ngầm ............................................................................................. 21
3.2.1.3 Nước thải ................................................................................................ 23
3.2.2 Môi trường không khí ................................................................................... 23
3.2.3 Chất thải rắn .................................................................................................. 25
3.2.4 Tiếng ồn và độ rung ...................................................................................... 26
3.3 Hiện trạng công tác bảo vệ môi trường đang áp dụng tại công ty....................... 27
3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ phận quản lý môi trường trong công ty ...................... 27
3.3.2 Biện pháp chính sách pháp luật .................................................................... 28
3.3.3 Biện pháp kĩ thuật ......................................................................................... 28
vi


3.3.3.1 Xử lý khí thải và tiếng ồn .......................................................................28
3.3.3.3 Xử lý và thải nước thải ........................................................................29
3.3.3.4 Biện pháp xử lý chất thải rắn..................................................................31
3.3.3.5 Các biện pháp an toàn ngăn ngừa sự cố .................................................31
Chương 4. ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY
ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ CÀ MAU................................................................................ 32
4.1 Nguồn phát sinh, quy mô và đối tượng chịu tác động .........................................32
4.1.1 Nguồn phát sinh ............................................................................................ 32
4.1.2 Đối tượng, quy mô chịu tác động.................................................................. 32
4.2 Đánh giá và dự báo ô nhiễm tại công ty điện Cà Mau ........................................33
4.2.1 Khí thải và tiếng ồn ....................................................................................... 34
4.2.1.1 Khí thải ...................................................................................................34

4.2.1.2 Tiếng ồn ..................................................................................................36
4.2.2 Nước thải ....................................................................................................... 39
4.2.3 Chất thải rắn .................................................................................................. 43
4.2.4 Lấy và thải nước làm mát .............................................................................. 45
4.2.4 Hoạt động của bến nhập dầu DO .................................................................. 45
4.2.5 Về mặt quản lý .............................................................................................. 45
4.2.5.1 Đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường tại công ty điện Cà
Mau .....................................................................................................................45
4.2.5.2 Một số vấn đề còn tồn tại trong công tác QLMT tại công ty .................46
Chương 5. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY ĐIỆN CÀ MAU ................................................... 48
5.1 Biện pháp nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, ý thức trách nhiệm của
mỗi đối tượng liên quan trong công ty.......................................................................48
5.2 Biện pháp tăng cường sự hợp tác quản lý trong công tác bảo vệ môi trường .....48
5.3 Biện pháp kĩ thuật công nghệ ..............................................................................49
5.3.1 Đối với khí thải ............................................................................................. 49
5.3.2 Tiếng ồn ........................................................................................................ 50
5.3.3 Đối với nước thải .......................................................................................... 51
vii


5.3.4 Đối với chất thải rắn ..................................................................................... 51
5.3.5 Về sử dụng năng lượng nhiên liệu ................................................................ 52
5.4 Biện pháp giám sát môi trường ........................................................................... 52
5.5 Biện pháp kết hợp ................................................................................................ 52
Chương 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 53
6.1 Kết luận................................................................................................................ 53
6.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 55
PHỤ LỤC BẢNG ........................................................................................................ 56

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................... 64 

viii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ATLD

An toàn lao động

BOD

Nhu cầu oxy sinh học

BVMT

Bảo vệ môi trường

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CTNH

Chất thải nguy hại


DO

Dầu diezel

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

EVN

VIETNAM ELECTRICITY- Tập đoàn Điện lực Việt Nam

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KKT

Khu kinh tế

LNT

Lâm ngư trường

NTSH


Nước thải sinh hoạt

ÔNKK

Ô nhiễm không khí

ÔNMT

Ô nhiễm môi trường

PABX

Private Automatic Branch eXchange- Tổng đài nội bộ tự
động

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

PM3-CAA

Mỏ khí thuộc vùng khai thác chung Việt Nam và Malaysia

QLMT

Quản lý môi trường

RTSH

Rác thải sinh hoạt


TBKHH

Tuabin khí hỗn hợp

THC

Tổng Hydro carbon

TNMT

Tài nguyên môi trường

TSS

Total Suspended Solid-Tổng chất rắn lơ lửng

TTAT&MTDK

Trung tâm an toàn môi trường dầu khí
ix


UPS

Uninterruptible Power System- Hệ thống cấp nguồn liên
tục

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Các đặc trưng khí tượng thống kê trung bình tháng tại khu công nghiệp khí

điện đạm Cà Mau .......................................................................................................... 11 
Bảng 3.2: Lượng mưa năm và lượng mưa mùa ở khu vực Cà Mau............................. 11 
Bảng 3.3: Lượng nước tiêu thụ của công ty .................................................................. 15 
Bảng 3.4: Phòng/khu vực trong hệ thống xử lý nước của công ty ................................ 15 
Bảng 3.5: Nhu cầu nhiên liệu khí của công ty ............................................................. 16 
Bảng 3.6: Nhu cầu nhiên liệu dầu DO của công ty ....................................................... 17 
Bảng 3.7: Danh mục hóa chất sử dụng trong công ty ................................................... 17 
Bảng 3.8: Thông số hóa lý môi trường nước mặt khu vực công ty điện Cà Mau trong
mùa khô và mùa mưa 2011 ........................................................................................... 20 
Bảng 3.9: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực cụm khí điện đạm Cà Mau
trong mùa mưa và mùa khô 2011 .................................................................................. 21 
Bảng 3.10: Thành phần và tải lượng khí xả ra trong quá trình sản xuất ....................... 23 
Bảng 3.11: Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh (TB ngày) tại khu vực
công ty điện và khu dân cư Cái Tàu 2011 ..................................................................... 24 
Bảng 3.12: Lưu lượng và hàm lượng khí thải từ tuabin tại đỉnh ống khói ................... 25 
Bảng 3.13: Danh mục chất thải nguy hại của công ty ................................................... 26 
Bảng 4.1: Các nguồn phát sinh chất thải và đối tượng, quy mô chịu tác động trong
Công ty .......................................................................................................................... 33 
Bảng 4. 2: Ước tính hàm lượng khí thải thường xuyên khi đốt khí năm 2013 ............. 35 
Bảng 4.3: Ước tính hàm lượng khí thải khí đốt dầu DO năm 2013 .............................. 36 
Bảng 4.4 : Chất lượng tiếng ồn tại một số điểm trong công ty điện Cà Mau ............... 37 
Bảng 4.5: Mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn đối với sức khỏe con người ...................... 37 
Bảng 4.6: Mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn tác động đến sức khỏe con người tại một số
điểm trong Công ty ........................................................................................................ 38 
Bảng 4.7: Lưu lượng nước thải từ các khu vực trong Công ty ..................................... 39 
Bảng 4.8: Lưu lượng nước thải trung bình của trong công ty ....................................... 40 
x


Bảng 4.9: Kết quả kiểm tra chất lượng nước thải của công ty tại vị trí thải ra sông Cái

Tàu .................................................................................................................................41 
Bảng 4.10 Hệ số ô nhiễm bình quân trên đầu người .....................................................42 
Bảng 4.11 : Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công ty
điện Cà Mau...................................................................................................................43 
Bảng 4.12 : Chất thải phát sinh tại công ty qua các năm ..............................................44 
Bảng 4.13: Lượng rác thải sinh hoạt ước tính phát sinh qua các năm ..........................44 
Bảng 5.1: Kết quả phát tán khí thải tại đỉnh tuabin ống khói ........................................50 

xi


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trong công ty điện Cà Mau ......................................... 13 
Hình 3.2: Sơ đồ công quy trình nghệ chu trình hỗn hợp của công ty điện Cà Mau...... 19 
Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức quản lý công tác An toàn sức khỏe môi trường của tổng công
ty và các đơn vị thành viên ............................................................................................ 27 
Hình 3.4: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tập trung tại công ty điện Cà Mau .............. 30 

xii


Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp nâng cao công tác quản lý
môi trường tại công ty điện lực dầu khí Cà Mau 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cà mau là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long với phát triển kinh tế chủ
yếu là nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Từ năm 2000, chính phủ đã triển khai xây
dựng dự án KCN Khí điện đạm Cà Mau, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.

Đây là một trong ba dự án kinh tế lớn giai đoạn 2000-2005 của Việt Nam (hai dự án
còn lại là Thủy điện Sơn La và Nhà máy lọc dầu Dung Quất). Đến ngày 26 tháng 4
năm 2007, hai dự án của cụm công nghiệp này là đường ống dẫn khí PM3 và nhà máy
điện Cà Mau đã đi vào hoạt động. Vì đây là KCN quy mô lớn đầu tiên của tỉnh nên
công tác quản lý chất lượng môi trường ban đầu còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp do
nhiều vấn đề phát sinh ngoài dự kiến trong quá trình vận hành, như khí thải, nguồn
nước thải, chất thải rắn, ảnh hưởng trong quá trình xây dựng nhà máy Đạm Cà Mau,…
Do đó vấn đề cần thiết hiện nay là cần có một quá trình nghiên cứu nhằm đánh giá
công tác quản lý môi trường tại cụm khu công nghiệp, đảm bảo khu công nghiệp thực
hiện đầy đủ những quy định về môi trường theo quy định của pháp luật. Đây chính là
lý do chính đề tài : “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp
nâng cao công tác quản lý môi trường tại công ty điện lực dầu khí Cà Mau” đã được
lựa chọn và thực hiện.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài được thực hiện với những mục tiêu đặt ra như sau:
- Phác họa hiện trạng môi trường tại công ty điện Cà Mau.
SVTH: Đặng Thúy An

1


Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp nâng cao công tác quản lý
môi trường tại công ty điện lực dầu khí Cà Mau 

- Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả hệ thống QLMT tại công ty điện Cà Mau.
- Đề xuất nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại công ty.
1.3 Nội dung của đề tài
Để thực hiện được mục tiêu đặt ra của đề tài nghiên cứu, các nội dung cụ thể
được tập trung thực hiện:
- Khảo sát và thu thập số liệu về trạng môi trường tại công ty điện Cà Mau.

- Đánh giá về hiện trạng môi trường tại công ty.
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hệ thống QLMT tại công ty hiện nay .
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLMT.
1.4 Giới hạn và phạm vi
 Phạm vi đề tài
Đề tài được nghiên cứu thực hiện tại công ty điện lực dầu khí Cà Mau nằm trong
cụm công nghiệp Khí điện đạm Cà Mau, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
 Giới hạn đề tài
Do hạn chế về thời gian và nhân lực nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn
đề môi trường không khí, nước thải, chất thải rắn tại công ty điện Cà Mau.
Khóa luận chỉ đề cập về các vấn đề môi trường, ô nhiễm chất thải trong quá trình
hoạt động sản xuất của công ty và những ảnh hưởng về môi trường từ các nhà máy
xung quanh, không đề cập đến các vấn đề khác như : tệ nạn xa hội quanh công ty, sự
cố, tai nạn lao động,…
Giới hạn thời gian thực hiện đề tài: từ 1/2012 đến 6/2012.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài các phương pháp nghiên cứu được thực hiện bao
gồm:
- Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập và nghiên cứu tài liệu từ nhiều nguồn
với mục tiêu tìm hiểu cơ sở lý luận về đánh giá tác động môi trường, xác định các
nguồn ô nhiễm chính từ hoạt động của công ty, hiện trạng QLMT tại công ty và các
vấn đề có liên quan.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Nhằm nắm rõ tình hình thực tế, kiểm tra thông
tin được cung cấp từ công ty và bổ sung những thông tin còn thiếu.
SVTH: Đặng Thúy An

2


Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp nâng cao công tác quản lý

môi trường tại công ty điện lực dầu khí Cà Mau 

- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Từ các số liệu thu thập đem xử lý, phân
tích, xây dựng các bảng biểu, sơ đồ để đưa ra các đánh giá, nhận xét chính xác, làm cơ
sở giải quyết vấn đề.
- Phương pháp so sánh: Lập bảng thống kê, dựa vào kết quả đo đạc và phân tích
do công ty cung cấp, các kết quả tính toán được so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn,
quy định của nhà nước áp dụng đối với các công ty.
- Tham vấn ý kiến các chuyên gia về các lĩnh vực có liên quan: Tham khảo hỏi ý
kiến các chuyên gia về các lĩnh vực có liên quan.

SVTH: Đặng Thúy An

3


Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp nâng cao công tác quản lý
môi trường tại công ty điện lực dầu khí Cà Mau 

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP
2.1 Khái niệm khu công nghiệp
Khái niệm về khu công nghiệp được định nghĩa như sau:
Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch
vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều
kiện, trình tự và thủ tục quy định theo quy định của Chính Phủ (Nghị định
29/2008/NĐ-CP).
2.2 Vai trò và đặc tính của khu công nghiệp
2.2.1 Vai trò của khu công nghiệp

KCN, KCX được hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở
cửa nền kinh tế đất nước, xuất phát từ chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ trong
việc xây dựng một mô hình mang tính đột phá trong thu hút đầu tư, tăng trưởng công
nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì qua 20 năm xây dựng và phát triển, thành tựu
của các KCN, KCX đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, thể hiện
trên các mặt kinh tế, môi trường và xã hội như:
- KCN, KCX đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế
trong và ngoài nước phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hàng
năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào KCN, KCX chiếm từ 35 - 40% tổng
vốn đăng ký tăng thêm của cả nước; riêng lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 80%. KCN
SVTH: Đặng Thúy An

4


Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp nâng cao công tác quản lý
môi trường tại công ty điện lực dầu khí Cà Mau 

KCX cũng đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài,
góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước.
- Đặc biệt, KCN, KCX có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành sản xuất
công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế; góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. KCN đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp 2 triệu USD/ha; giá trị
xuất khẩu 1,27 triệu USD/ha; nộp ngân sách khoảng 1,38 tỷ đồng/ha; tốc độ gia tăng
giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều cao hơn tốc độ của cả
nước.
- Việc phát triển các KCN, KCX cũng đã góp phần quan trọng trong việc giải
quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của

người lao động. Đến hết năm 2011, các KCN, KCX đã giải quyết việc làm cho hơn 1,7
triệu lao động, trung bình 77 lao động/ha đất công nghiệp, 65% tổng số KCN đã vận
hành có nhà máy xử lý nước thải tập trung.
- Ngoài ra, các KCN còn tham gia, đóng góp tích cực vào tổ chức đời sống
xã hội. Với việc thiết lập mô hình KCN, đô thị đã góp phần hình thành các khu đô thị
mới gắn với phát triển cụm công nghiệp, làng nghề và kiến tạo bộ mặt nông thôn mới.
Thúc đẩy hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, nhà ở, nhu cầu về dịch vụ văn hoá,
thể thao… góp phần bảo đảm cuộc sống của người lao động, ổn định an sinh xã hội.
2.2.2 Đặc tính của khu công nghiệp
Theo UNEP (1997), khu công nghiệp có các đặc tính sau:
- Về không gian: là khu vực có ranh giới địa lí xác định, phân biệt với các vùng
lãnh thổ khác và thường không có dân cư sinh sống. Về mặt địa lí, các KCN đều được
xác định ranh giới cụ thể bằng hệ thống hàng rào KCN, phân biệt với các vùng còn lại
của lãnh thổ quốc gia. Mọi hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bên trong hàng rào
đó không chỉ được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật hiện hành mà còn tuân thủ
quy chế lí riêng và được hưởng các ưu đãi.
- Về chức năng hoạt động: KCN là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và
thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, các tổ chức kinh tế thành lập …

SVTH: Đặng Thúy An

5


Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp nâng cao công tác quản lý
môi trường tại công ty điện lực dầu khí Cà Mau 

- Về thành lập: KCN không phải là khu vực được thành lập tự phát mà thành lập
theo quy định của Chính phủ, trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt.
- Về đầu tư cho xuất khẩu: Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong KCN có

thể có khu vực hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu (được gọi là
khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất).
2.3 Khái niệm quản lý môi trường và quản lý môi trường trong khu công nghiệp
2.3.1 Khái niệm quản lý môi trường
Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về QLMT. Tuy vậy, theo một số tác
giả, thuật ngữ về QLMT bao gồm hai nội dung chính: quản lý Nhà nước về môi trường
và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về môi trường. Trong đó, nội dung
thứ hai có mục tiêu chủ yếu là tăng cường hiệu quả của hệ thống sản xuất (hệ thống
QLMT theo ISO 14001 : 2004) và bảo vệ sức khỏe của người lao động, dân cư sống
trong khu vực chịu ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất.
Phân tích một số định nghĩa, có thể thấy QLMT là tổng hợp các biện pháp thích
hợp, tác động và điều chỉnh các hoạt động của con người, với mục đích chính là giữ
hài hòa quan hệ giữa môi trường và phát triển, giữa nhu cầu của con người và chất
lượng môi trường, giữa hiện tại và khả năng chịu đựng của trái đất “phát triển bền
vững”.
Theo Nguyễn Vinh Quy (2009) thì: Quản lý môi trường là tổng hợp các biện
pháp: pháp luật; biện pháp kĩ thuật; chính sách kinh tế xã hội; thích hợp nhằm bảo vệ
chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia.
 Các mục tiêu chủ yếu của công tác QLMT bao gồm:
- Khắc phục và phòng chống suy thoái ÔNMT phát sinh trong hoạt động sống
của con người.
- Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo nguyên tắc của một xã hội
bền vững do hội nghị Rio - 92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển bền vững bao
gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo
ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng
xã hội.

SVTH: Đặng Thúy An

6



Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp nâng cao công tác quản lý
môi trường tại công ty điện lực dầu khí Cà Mau 

- Xây dựng các công cụ có hiệu lực QLMT quốc gia và các vùng lãnh thổ. Các
công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư.
Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm:
- Hướng công tác QLMT tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội đất
nước, giữ cân bằng giữa phát triển và BVMT.
- Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư
trong việc QLMT.
- QLMT cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích
hợp.
- Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn
việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ÔNMT.
- Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ÔNMT gây ra và các chi
phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm. Người sử dụng các thành phần môi trường
phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó.
2.3.2 Công cụ quản lý môi trường tại Việt Nam hiện nay
Công cụ QLMT là các biện pháp hành động thực hiện công tác QLMT của nhà
nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một công cụ có một chức năng và phạm
vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau.
Công cụ QLMT có thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau:
- Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc
gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các
ngành kinh tế, các địa phương.
- Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của
hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền
kinh tế thị trường.

- Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước
về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm
trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường,
minitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ

SVTH: Đặng Thúy An

7


Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp nâng cao công tác quản lý
môi trường tại công ty điện lực dầu khí Cà Mau 

thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như
thế nào.
2.3.3 Hệ thống quản lý môi trường khu công nghiệp tại Việt Nam hiện nay
Theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, liên
quan đến QLMT KCN có các đơn vị sau: Bộ TN&MT (đối với các KCN và các dự án
trong KCN có quy mô lớn); UBND tỉnh (đối với KCN và các dự án trong KCN có quy
mô thuộc thẩm quyền phê duyệt của tỉnh); UBND huyện (đối với một số dự án quy mô
nhỏ) và một số Bộ, ngành khác (đối với một số dự án có tính đặc thù).
Bên cạnh đó, cũng theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định của Chính phủ,
liên quan đến bảo vệ môi trường cả các KCN còn có: Ban quản lý các KCN; chủ đầu
tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN; các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ trong KCN. Trong đó, BQL các KCN thực hiện các nhiệm vụ QLNN
về MT KCN theo ủy quyền như tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo
ĐTM; chủ trì hoặc phối hợp thực hiện giám sát, kiểm tra các vi phạm về bảo vệ MT
đối với các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại KCN phối hợp với Bộ TN&MT, Sở
TN&MT thực hiện việc thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ MT.
Ngoài ra, Sở TN&MT thực hiện chức năng QLNN về môi trường, chủ trì công

tác thanh tra việc thực hiện các quy định về BVMT và các nội dung của Quyết định
phê duyệt báo cáo ĐTM theo thẩm quyền; chủ trì hoặc phối hợp với BQL dự án các
KCN tiến hành kiểm tra công tác BVMT trong KCN; phối hợp giải quyết các tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo về BVMT,… Công ty phát triển hạ tầng KCN có chức năng xây
dựng và quản lý cơ sở hạ tầng KCN; quản lý và vận hành hệ thống XLNT tập trung,
các công trình thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn theo đúng kĩ thuật; theo dõi,
giám sát hoạt động xả thải nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đổ vào
hệ thống XLNT tập trung của KCN.

SVTH: Đặng Thúy An

8


Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp nâng cao công tác quản lý
môi trường tại công ty điện lực dầu khí Cà Mau 

Chương 3
KHÁI QUÁT CÔNG TY VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ CÀ MAU
3.1 Khái quát về công ty
3.1.1 Vị trí địa lý
Công ty điện lực dầu khí Cà Mau nằm trong tổng thể cụm Khí điện đạm được
xây dựng tại xã Khánh An, huyện U Minh tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau 9 km
về phía Tây Bắc.
Vị trí địa lý của Công ty như sau:
- Phía Bắc giáp khu vực đất nông nghiệp của ấp 1
- Phía Nam giáp nhà máy đạm
- Phía Đông giáp ngã ba Cái Tàu
- Phía Tây giáp khu vực đất trại giam Cái Tàu K1.

3.1.2 Địa hình và địa chất
3.1.2.1Địa hình
Khu vực tọa lạc của Công ty thuộc huyện U Minh, tỉnh Cà Mau nên địa hình có
tính chất tương tự như địa hình khu vực huyện U Minh. Khu vực này có hai dạng địa
hình sinh thái chính sau:
- Địa hình mũi bồi tụ: đây là vùng rừng ngập mặn chế độ truyền triều khống chế
tuyệt đối, nhiều khu vực giáp nước phức tạp, lượng mưa cao.
- Địa hình trũng treo ngập nước mưa: đây là kiểu vùng rừng tràm trên đất thấp,
lượng mưa cao, khó tiêu nước.
SVTH: Đặng Thúy An

9


Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp nâng cao công tác quản lý
môi trường tại công ty điện lực dầu khí Cà Mau 

3.1.2.2 Địa chất
Theo báo cáo khảo sát địa chất tại khu vực cụm khí điện đạm Cà Mau do Công ty
Tư vấn Xây dựng công trình thủy thực hiện trong giai đoạn lập báo cáo khả thi, kết
quả khảo sát xác định địa tầng của khu vực gồm các lớp sau:
- Lớp 1: bùn sét màu xám đen, xám xanh, trạng thái chảy, độ sâu từ 0 - 17,5 m,
bề dày khoảng 15 – 17 m;
- Lớp 2: sét màu xám xanh, xám vàng, nâu đỏ, lẫn sạn laterite, trạng thái dẻo
mềm đến dẻo cứng, độ sâu từ 16,34 - 24,30 m, bề dày khoảng 0 – 7 m;
- Lớp 3: sét màu xám xanh, xám vàng, nâu đỏ, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng,
độ sâu từ 15,50 - 31,82 m, bề dày khoảng 7 - 14 m;
- Lớp 3a: sét pha màu xám xanh, xám nâu đỏ, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng,
độ sâu từ 21,55 - 38,50 m, bề dày khoảng 0 – 12 m;
- Lớp 4: sét màu xám xanh, xám nâu, xen kẹp nhiều lớp cát mỏng, trạng thái dẻo

mềm đến dẻo cứng, độ sâu từ 32,48 - 80,00 m, bề dày khoảng 17– 46 m.
3.1.3 Khí hậu và thủy văn
Các số liệu khí tượng của khu vực công ty được tham khảo từ các số liệu quan
trắc nhiều năm tại Trạm Khí tượng Cà Mau cách khu vực công ty khoảng 12,5 km về
phía Tây Nam.
3.1.3.1 Khí hậu
Theo số liệu thống kê hằng năm tại trạm khí tượng Cà Mau, nhiệt độ trung bình
hàng năm tại Cà Mau tương đối cao (27,10 C), thay đổi từ 26,5  27,30C. Nhiệt độ
trung bình tháng giai đoạn 2011 được trình bày trong Bảng 3.1.

SVTH: Đặng Thúy An

10


Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp nâng cao công tác quản lý
môi trường tại công ty điện lực dầu khí Cà Mau 

Bảng 3.1: Các đặc trưng khí tượng thống kê trung bình tháng tại khu công nghiệp khí
điện đạm Cà Mau
Tháng I
Nhiệt
độ (oC)
Độ ẩm
(%)
Áp suất
(mb)

II


III

IV

V

VI

VII VIII IX

X

XI

XII

Năm

25,5 26,0 27,3 28,4 28,2 27,6 27,5 27,2 27,1 26,9 26,6 25,8 27,1
78.9 78

77

77

82

85

85


87

83

87

84

81

82,5

1012 1012 1011 1009 1009 1008 1008 1008 1009 1009 1010 1012 1010

Ghi
chú
2011
2011
2011

(Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Nam bộ, 2011)
Qua thống kê cho thấy nhiệt độ trung bình trong tháng giai đoạn 2011 ở cụm
công nghiệp khí điện đạm Cà Mau tương đối cao và ổn định.
Nhìn chung, các chất gây ô nhiễm không khí đo được đều có giá trị khá thấp so
với tiêu chuẩn cho phép. Phần lớn kết quả ghi nhận được giữa khu vực mặt bằng công
ty điện – công ty đạm và khu dân cư hiện nay là xấp xỉ nhau.
3.1.3.2 Thủy văn
Khu vực công ty là nơi hợp lưu của 3 con sông chính là sông Ông Đốc, sông Cái
Tàu, sông Trẹm. Cũng như các hợp lưu khác, thì khu vực này chịu tác động của triều

biển Tây của sông Cái Tàu từ thượng lưu U Minh Hạ, sông Trẹm từ cửa Rạch Giá, mặt
khác tại đây còn chịu ảnh hưởng của thủy triều biển Tây từ cửa Ông Đốc và ảnh hưởng
của triều biển Đông từ sông Gành Hào qua kênh Tắc Thủ. Hơn nữa chế độ thủy triều
tại cửa Ông Đốc và Rạch Giá không đồng bộ về pha. Vì vậy diễn biến dòng chảy ở nơi
này rất phức tạp.

SVTH: Đặng Thúy An

11


Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp nâng cao công tác quản lý
môi trường tại công ty điện lực dầu khí Cà Mau 

Bảng 3.2 Đặc trưng thủy văn tại khu vực cụm khí điện đạm cà mau mùa khô và mùa
mưa 2011
Các đặc trưng
Vmax(+) (m/s)
Vmax(-) (m/s)
Qmax(+) (m3/s)
Qmax(-) (m3/s)
Qbq(+) (m3/s)
Qbq(-) (m3/s)
Tổng lượng (m3)

Đợt

TV.1

TV.2


TV.3

TV.4

TV.5

I

0,12

0,08

0,06

0,13

0,06

II

0,14

0,11

0,18

0,18

0,08


I

0,15

0,16

0,13

0,18

0,10

II

0,12

0,14

0,13

0,15

0,11

I

23,08

8,33


6,46

33,82

3,96

II

28,48

3,07

19,58

46,35

5,07

I

30,82

17,76

14,25

45,81

5,94


II

24,68

4,02

14,35

39,95

7,27

I

4,31

1,34

0,88

4,55

0,16

II

15,39

1,46


10,06

25,49

2,43

I

6,69

2,93

2,21

8,38

1,25

II

12,44

1,88

8,19

28,49

3,39


I

284,82

164,35

159,27

459,90

130,99

II

2,256

0,103

1,327

3,731

0,604

Nguồn: Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam, 2011
Ghi chú: TV.1

Sông Trẹm cách ngã ba Cái Tàu 1500m


TV.2

Ngã ba Cái Tàu (Đợt I) và đầu Kênh Trại Giam (Đợt II)

TV.3

Sông Cái Tàu cách ngã ba Cái Tàu 1500m

TV.4

Sông Ông Đốc cách ngã ba Cái Tàu 1500m

TV.5

Kênh Xáng Minh Hà

Đợt I

Đợt đo thủy văn trong mùa khô (24-29/04/02)

Đợt II

Đợt đo thủy văn trong Mùa mưa (22-27/07/02)

Q(+)max Lưu lượng chảy xuôi lớn nhất
Q(-)max Lưu lượng chảy ngược lớn nhất
Qui ước hướng dòng chảy: Chảy ra biển Tây (+), chảy xuôi
Biển Tây chảy vào (-), chảy ngược
SVTH: Đặng Thúy An


12


Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp nâng cao công tác quản lý
môi trường tại công ty điện lực dầu khí Cà Mau 

3.1.3 Cơ cấu tổ chức trong công ty điện Cà Mau
Công ty điện Cà Mau nàm trong khu công nghiệp khí điện đạm Cà Mau có cơ
cấu tổ chức gồm: Ban giám đốc, các phòng ban: phòng kế hoạch tài chính, phòng kế
hoạch kinh doanh, phòng kế toán tài chính, phòng kĩ thuật, phòng an toàn – môi
trường, phòng dịch vụ, phân xưởng hóa thí nghiệm và 2 phân xưởng vận hành Cà Mau
1, Cà Mau 2. Cơ cấu tổ chức của Công ty được thể hiện qua hình 3.1 sau:
Ban giám đốc

P. Kế

P. Kế

P. Kế

P. Kĩ

P.

P.

PX

PX


PX

hoạch

hoạch

toán

thuật

AT-

Dịch

vận

vận

hóa

kinh

tài

MT

vụ

hành


hành

TN

doanh

chính

CM

CM2

tài
chính

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trong công ty điện Cà Mau
Công ty điện Cà Mau nằm trong cụm Khí điện đạm Cà Mau có nhiệm vụ và chức
năng như sau:
- Sử dụng tối ưu nguồn khí tự nhiên vùng biển Tây Nam.
- Đáp ứng nhu cần phụ tải điện cho quốc gia.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và kinh tế khu vực.
3.1.5 Cơ sở hạ tầng
Công ty điện Cà Mau có công suất khoảng 720 MW với tổng diện tích mặt bằng
bố trí các hạng mục khoảng 20,4 ha bao gồm: tuabin khí và hơi, lò thu hồi nhiệt, bồn
chứa nhiên liệu dầu, trạm bơm nước tuần hoàn, nhà điều khiển, nhà hành chính, nhà
kho, xưởng sửa chữa và các công trình phụ trợ khác.
Nhiên liệu dùng cho công ty là khí tự nhiên khai thác từ lô PM3 - CAA và mỏ
Cái Nước thuộc vùng biển Tây Nam Việt Nam. Nhiên liệu dự phòng (dùng trong
trường hợp sự cố về cung cấp nhiên liệu khí) là dầu DO.


SVTH: Đặng Thúy An

13


×