Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Đánh giá hiện trạng phát thải và đề xuất biện pháp xử lý rác y tế trên địa bàn huyện đức trọng giai đoạn 2007 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 58 trang )

Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đức Trọng là một trong những huyện có diện tích lớn và dân cư đông trong
các huyện của tỉnh. Đồng thời cũng là một huyện phát triển mạnh về nông nghiệp,
thương mại. Vốn là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên đã thu hút được lượng
dân nhập cư. Chính việc gia tăng dân số nhanh chóng nên việc đáp ứng những nhu
cầu về việc khám chữa bệnh trong nhân dân cũng phát triển mạnh mẽ.
Các cơ sở y tế tư nhân gia tăng, vì vậy phát sinh một vấn đề hết sức quan
trọng đó là rác y tế. Việc phát sinh và thải bỏ rác y tế nếu không được kiểm soát
chặt chẽ sẽ gây nguy hại đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe con người. Vì rác y tế là nguồn chứa nhiều loại vi trùng gây bệnh rất nguy
hiểm. Trong thành phần của rác y tế ngoài bông băng, các loại ống chích bằng
nhựa, đồ dùng bằng cao su…thì phần các bệnh phẩm là quan trọng nhất. Chính vì lẽ
đó việc xử lí rác y tế đang gây nhức nhối là mối quan tâm đối với các cơ quan
chuyên môn, bảo vệ môi trường nói chung cũng như các bệnh viện nói riêng. Hiện
nay công tác thu gom vận chuyển chưa được quản lí tốt. Bài báo cáo này sẽ tìm
hiểu quá trình thu gom, vận chuyển rác y tế để đưa ra biện pháp nhằm giúp cho
những nhà quản lí có thể quản lí rác y tế tốt hơn tránh gây ô nhiễm môi trường và
gây nguy hiểm cho cộng đồng xã hội.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu chính của đề tài là tìm hiểu tình hình phát thải, qui trình thu gom,
vận chuyển và xử lí rác y tế trên đòa bàn huyện. Trên cơ sơ thu thập số liệu và dự
tính mức phát thải rác y tế đến năm 2010. Đề xuất các biện pháp quản lí phù hợp
với điều kiện của huyện.
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 1
Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Báo cáo này cung cấp số liệu thực tế về tình hình quản lí rác y tế trên đòa
bàn đưa ra số liệu tính toán dự báo về rác y tế. Đồng thời đề xuất các biện pháp xử


lí phù hợp giúp nhà quản lí có cơ sơ để quản lí tốt hơn về vấn đề rác y tế trên đòa
bàn huyện trong giai đoạn 2007-2010.
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
-Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên- kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu.
-Thu thập số liệu về hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lí rác y tế trên đòa bàn
nghiên cứu.
-Thu thập số liệu về rác y tế tại cơ sở trung tâm y tế trên đòa bàn. Xác đònh nguồn
phát sinh, dự báo tải lượng đến năm 2010.
-Đề xuất công nghệ xử lí phù hợp.
1.5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Thời gian thực hiện: tháng 10 đến tháng 12 năm 2007
Phạm vi nghiên cứu: Huyện Đức Trọng-Lâm Đồng
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.6.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học
nhằm đạt tới chân lí khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học. Vì vậy
cần phải có những nguyên tắc và phương pháp cụ thể dựa vào đó các vấn đề được
giải quyết.
Báo cáo này đã tuân theo những nguyên tắc cơ bản nhất được áp dụng trong nghiên
cứu khoa học như:
Nguyên tắc về tính khách quan: Trong nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải
xem xét sự vật và đối tượng nghiên cứu đúng như nó có, không thêm bớt, không bòa
đặt. Để thực hiện công tác quản lí môi trường một cách hiệu quả, các dữ liệu môi
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 2
Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
trường cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập một cách chính xác, khách quan dựa
vào diễn biến môi trường thực tế.
Nguyên tắc sự vật một cách toàn diện: Tức là xem xét sự vật hiện tượng
một cách tổng thể với đầy đủ những yếu tố cấu thành liên quan trong mối quan hệ
khăng khít với các thành tố khác của môi trường sống tự nhiên-kinh tế-xã hội. Khi

tiếp cận vấn đề một cách toàn diện sẽ thấy được bản chất bên trong của sự vật hiện
tượng. Chỉ có phương pháp tiếp cận một cách toàn diện mới đủ cơ sơ để đưa ra
những lời giải tốt nhất cho các bài toán thực tiễn. Để đạt được kết quả tích cực nhất
trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, rõ ràng phải lựa chọn phương pháp
nghiên cứu phù hợp, các số liệu nghiên cứu phải chính xác và thống nhất, các nội
dung nghiên cứu phải phù hợp với yêu cầu thực tế, các kết luận, đánh giá đưa ra
phải có căn cứ đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê nhằm thu thập và xử lí các số liệu về tình hình phát thải
rác y tế tại các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân hiện có trên đòa bàn khảo sát.
b. Khảo sát thực đòa
Khảo sát thu thập số liệu tại các cơ sở y tế tư nhân và nhà nước trên đòa bàn
khảo sát. Khảo sát ý kiến của người dân sống xung quanh các cơ sở có phát sinh rác
thải y tế.
c. Nghiên cứu tài liệu
-Tham khảo các tài liệu có liên quan.
-Quy chế quản lí chất thải y tế.
-Tiêu chuẩn Việt Nam về chất thải rắn và chất thải nguy hại.
-Công nghệ xử lí rác y tế.
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 3
Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
1.7 .TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.7.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Rác y tế là một loại chất thải có tính nguy hại rất cao nếu không được xử lý một
cách triệt để. Hiện nay trên Thế giới có một số phương pháp để xử lý rác y tế:
- Phương pháp xử lý: Thiêu đốt, khử khuẩn bằng hóa chất, nồi hấp, đóng gói kín, vi
sóng…
- Phương pháp tiêu hủy: Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh, chôn lấp trong khu đất
bệnh viện, nước thải được thải vào hệ thống.

a. Xử lý bằng phương pháp khử trùng
Theo phương pháp này các chất thải có khả năng lây nhiễm trước khi thải ra môi
trường như các chất thải nói chung phải đem đi khử trùng. Ở các nước phát triển
việc khử trùng là công đoạn đầu tiên khi xử lý rác y tế nhằm hạn chế tai nạn cho
nhân viên thu gom, vận chuyển và xử lý.
- Khử trùng bằng hóa chất
Hóa chất thường dùng là Clo và Hypoclorite, đây là phương pháp rẻ tiền, đơn
giản nhưng có nhược điểm là thời gian tiếp xúc ít, không tiêu hủy hết vi khuẩn
trong rác, ngoài ra một số loài vi khuẩn có khả năng bền vững với hóa chất sử dụng
nên xử lý không hiệu quả. Mặt khác Clo là hóa chất chỉ khử trùng hữu hiệu khi có
các chất hữu cơ, mà rác y tế có các vi sinh vật gây bệnh trong máu hoặc trong các
dung dòch khác chứa chủ yếu các chất hữu cơ như vậy khả năng khử trùng là rất
kém. Hóa chất bản chất đã nguy hiểm cần nghiền nhỏ chất thải để giảm bớt thể
tích.
- Khử trùng bằng nhiệt ở áp suất cao
Đây là phương pháp đắt tiền, đòi hỏi chế độ vận hành và bảo dưỡng cao.Vì vậy
chỉ thường dùng xử lý các kim tiêm chích sau khi đã được nghiền nhỏ hoặc làm
biến dạng. Nhược điểm của phương pháp này là tạo ra mùi hôi. Với các bệnh viện
đã có lò đốt rác thì kim tiêm có thể đưa vào lò đốt trực tiếp.
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 4
Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
-Khử trùng bằng siêu cao tầng
Phương pháp này có khả năng khử trùng tốt và có hiệu quả cao. Tuy nhiên
phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, thiết bò đắt tiền và khi vận hành yêu cầu
phải có chuyên môn là phương pháp chưa phổ biến.
b. Phương pháp trơ hóa (cố đònh và đóng rắn)
Trộn chất thải với xi măng và các chất khác khi chôn lấp để giảm rủi ro nhiễm
bẩn nước ngầm. Phù hợp với dược phẩm thải và tro có hàm lượng kim loại cao. Đây
là phương pháp ít tốn kém nhưng không xử lý được chất thải nhiễm khuẩn.
c. Phương pháp chôn lấp:

Chất thải được chôn lấp ở bãi rác hợp vệ sinh đảm bảo phù hợp với một số chất
thải rắn y tế sau khi khử trùng hoặc đốt chất lây nhiễm được trơ hóa và đem chôn.
Phương pháp này chi phí thấp an toàn nếu ngăn ngừa và kiểm soát việc tiếp cận với
bãi chôn lấp và hạn chế được thẩm thấu tự nhiên. Và thường dùng cho rác thải sinh
hoạt hoặc một phần rác thải công nghiệp tuy nhiên phải tuân thủ theo quy đònh rất
nghiêm ngặt về môi trường.
d. Phương pháp thiêu đốt
Ở các nước phát triển thiêu đốt được áp dụng rộng rãi
-Ưu điểm xử lý triệt để, tiêu diệt vi sinh gây bệnh và chất ô nhiễm khác, diện tích
xây dựng nhỏ và có thể đốt rác có thời gian phân hủy lâu.
-Nhược điểm: Chi phí đầu tư vận hành cao, thiêu đốt một số chất thải chứa Clo, kim
loại nặng đã phát sinh ra bụi, chất ô nhiễm độc hại như Dioxin.
1.7.2.Các biện pháp xử lý rác ở Việt Nam
Tuy đã có quy chế nhưng hiện nay ở Việt Nam vấn đề xử lý rác y tế vẫn còn
hạn chế, việc xử rác y tế chỉ có thể được xử lý tại ở các thành phố lớn như Hà Nội,
Thành Phố Hồ Chí Minh…
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 5
Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
Trước tình trạng chất thải y tế nguy hại lẫn lộn với rác sinh hoạt. Bộ Y tế đã phối
hợp với Sở Khoa học công nghệ, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Giao thông công
chánh và Sở Kế hoạch- đầu tư tiến hành điều tra trong các bệnh viện Hà Nội đưa ra
phương án xây dựng xưởng đốt rác tập trung cho các bệnh viện trên đòa bàn thành
phố.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều nổ lực trong việc xử lý rác thải y tế như
xây dựng hệ thống xử lý bằng phương pháp đốt ở Bình Hưng Hòa với công suất 7
tấn/ngày và hoàn thiện 33 nhà chứa rác y tế cho các bệnh viện.
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện đi tiên phong trong việc xử
lý rác thải y tế bằng việc lắp đặt một hệ thống đốt rác hiện đại. Đây là công nghệ
mới hoàn toàn lần đầu đưa vào nước ta, tuy nhiên việc áp dụng gặp nhiều trở ngại
bởi khí hậu của nước ta quá ẩm mà rác có độ ẩm trên 40% rất khó đốt nếu có đốt

thì khí thải ra không phải là sự đốt cháy hoàn toàn. Vì thế nó trở nên độc hại hơn,
ngoài ra cũng còn có một số trở ngại khác. Vì vậy các bệnh viện không hồ hởi
trong việc đón nhận công nghệ mới cũng như xây dựng hệ thống xử lý rác thải.
Để việc quản lý chất thải y tế tốt hơn cùng với việc tăng cường công tác quản lý
nhà nước, phải xây dựng các khoa chống nhiễm khuẩn ở các bệnh viện mạnh lên,
thành lập hiệp hội chống nhiễm khuẩn để tư vấn, giúp đỡ Bộ Y tế và các bệnh viện
làm tốt công tác quản lý chất thải y tế bên cạnh đó phải tăng cường truyền thông,
nâng cao kiến thức và trách nhiệm của người dân về công tác này, tích cực hướng
dẫn nhân viên phân loại và thải bỏ chất thải đúng quy đònh. Người dân khi vào
bệnh viện làm phát sinh chất thải cần có trách nhiệm và ý thức hơn trong việc xử lý
chất thải.
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 6
Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
Chương 2
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ RÁC Y TẾ
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ RÁC Y TẾ
2.1. ĐẶC TRƯNG CỦA RÁC Y TẾ
Chất thải y tế (CTYT) là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt
động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo.
Chất thải y tế có thể ở dạng rắn, lỏng và dạng khí.
Chất thải y tế nguy hại là chất thải có một trong các thành phần như: máu, dòch
cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hoặc cơ quan của người, động vật, bơm kim tiêm
và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hóa chất và các chất phóng xạ dùng trong y tế.
Nếu những chất thải này không được tiêu hủy sẽ gây nguy hại cho môi trường và
sức khỏe con người.
Quản lý chất thải y tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế
và các ngành khác có liên quan nhằm bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe cho
thầy thuốc, nhân viên y tế, người bệnh và cho cả cộng đồng. Nhằm đẩy mạnh công
tác quản lý chất thải nguy hại, thực hiện luật bảo vệ môi trường. Ngày 3/4/1997
Thủ Tướng Chính phủ đã ra chỉ thò 199 TTg về những biện pháp cấp bách trong

công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thò và khu công nghiệp. Ngày 16/7/1999
Thủ Tướng ban hành quyết đònh số 155/1999/QĐ-TTg về việc ban hành quản lý
chất thải nguy hại. Sau khi quyết đònh này được ban hành ngày 27/8/1999 Bộ Y tế
chính thức ban hành quyết đònh số 2575/1999/QĐ- BYT về quy chế quản lý chất
thải y tế.
Quy chế này gồm 7 chương 31 điều qui đònh từ việc phân loại, thu gom, vận
chuyển cho đến công tác thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở y tế và bệnh viện.
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 7
Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
Chất thải y tế là một trong những loại chất thải nằm trong danh mục A của danh
mục chất thải nguy hại. Vì vậy việc quản lý chất thải y tế cần tuân thủ các quy đònh
có liên quan đến quản lý chất thải nguy hại.
2.1.1. Thành phần của chất thải bệnh viện
Theo nghiên cứu của các bác só tại bệnh viện Nhi đồng I, thành phần của chất
thải y tế gồm:
-80% rác y tế loại thường
-18-18,5% vật sắc nhọn
-1,5- 2% mô
Chất thải y tế tại các bệnh viện được phân làm 2 nhóm sau :
- Chất thải sinh hoạt: phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân, người
nhà bệnh nhân và các nhân viên y tế cũng như các chất thải phát sinh tại các khu
công cộng như nhà ăn, vườn cây
- Chất thải y tế: phát sinh từ các hoạt động khám và điều trò và được phân loại như
chất thải nguy hại. Nhóm chất thải này bao gồm các chất thải dính máu, các chất
lỏng và các chất bài tiết từ cơ thể, các mô và các bộ phận bò loại bỏ của cơ thể,
bơm kim tiêm, ống truyền, dao mổ, chai lọ và các loại găng bảo hộ đã sử dụng, các
hóa chất hoặc dược phẩm hết hạn , biến chất, các chất phóng xạ
Bảng 2.1 Sự khác nhau giữa các loại chất thải
Thành phần CT lây nhiễm
(% trọng lượng)

CT thông thường
(% trọng lượng)
CT đô thò
(% trọng lượng)
Giấy 31,0 36,0 41,9
Carton 0,0 3,0 12,2
Plastic 29,0 20,0 11,2
Cao su 12,0 1,4 1,6
Vải 5,0 2,1 2,9
Thực phẩm 1,0 11,7 11,9
Rác vườn 0,0 2,0 0,0
Thuỷ tinh 3,2 4,8 7,5
Kim loại 1,1 7,2 6,0
Chất dòch 17,7 9,9 0,0
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 8
Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
Misorganics 0,0 1,9 0,4
(Nguồn: Cefinea,2003)

2.1.1.1.Độ ẩm
Độ ẩm của chất thải rắn là thông số liên quan đến giá trò nhiệt lượng, xem xét
khi lựa chọn, phương pháp xử lý, thiết kế bãi chôn lấp và lò đốt. Độ ẩm thay đổi
theo thành phần và theo mùa trong năm. Tùy từng loại chất thải có độ ẩm khác
nhau 8,5 – 17%, chủ yếu là giấy, plastic chiếm tỷ lệ cao. Độ ẩm tương đối thường
thích hợp với phương pháp xử lý bằng công nghệ thiêu đốt.
2.1.1.2. Tỷ trọng
Xác đònh bằng tỷ số giữa trọng lượng của mẫu rác và thể tích chiếm chỗ. Tỷ
trọng thay đổi theo thành phần, độ ẩm, độ nén chặt của rác. Tỷ trọng là thông số
quan trọng phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển. Rác thải có giá trò nhiệt
lượng cao nên xử lý bằng phương pháp thiêu đốt, rác có thành phần hữu cơ cao, dễ

phân hủy phải thu gom trong ngày và ưu tiên xử lý bằng phương pháp sinh học.
2.1.1.3. Tính chất hoá học
- Thành phần hữu cơ: được xác đònh là phần vật chất có thể bay hơi sau khi nung ở
950
o
C.
- Thành phần vô cơ (tro): là phần trong còn lại sau khi nung ở 950
o
C.
- Thành phần phần trăm (%): phần trăm của các nguyên tố C, H, O, N, S và tro.
Thành phần % được xác đònh để tính giá trò nhiệt lượng của rác.
2.1.1.4. Giá trò lượng
Nhiệt thoát ra từ việc đốt CTYT là một thông số quan trọng, có đơn vò kj/kg. Các
lò đốt đều có bộ phận cấp khí bên trong trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng cháy. Vì
vậy, khối lượng chất thải có thể đốt mỗi giờ phụ thuộc vào giá trò nhiệt lượng mỗi
kg chất thải.
Nhiệt lượng (Q) rác thải tính theo công thức:
Q = 339 C + 1256H – 108,8(O-S) – 25,1(W + 9H) (kj/kg)
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 9
Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
C, H, 0, N, S và tro là % trọng lượng mỗi yếu tố trong rác.
2.1.2. Phân loại và xác đònh chất thải
Theo chương 2 điều 7 quy chế quản lý chất thải quy đònh, chất thải y tế được
phân thành 5 loại sau:
- Chất thải lâm sàng
- Chất thải phóng xạ
- Chất thải hóa học
- Các bình chứa khí có áp suất
- Chất thải sinh hoạt
2.1.2.1. Chất thải lâm sàng

Chất thải lâm sàng gồm 5 nhóm:
a) Nhóm A: là chất thải nhiễm khuẩn bao gồm những vật liệu bò thấm máu, thấm
dòch, các chất bài tiết của người bệnh như băng, gạc, bông, găng tay, bó bột, đồ vải,
các túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các ống thông, dây và túi đựng dòch dẫn
lưu…
b) Nhóm B: là các vật sắc nhọn bao gồm bơm kim tiêm, lưỡi và cán dao mổ, đinh
mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và mọi vật liệu có thể gây ra các vết cắt
hoặc chọc thủng, cho dù chúng có thể nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn.
c) Nhóm C: là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét
nghiệm bao gồm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi sinh thiết/xét
nghiệm /nuôi cấy, túi đựng máu
d) Nhóm D: là chất thải dược phẩm bao gồm:
-Dược phẩm quá hạn, dược phẩm bò nhiễm khuẩn, dược phẩm bò đổ, dược phẩm
không còn nhu cầu sử dụng.
- Thuốc gây độc tế bào.
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 10
Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
e) Nhóm E: là các mô và cơ quan người- động vật, bao gồm: tất cả các mô của cơ
thể (dù nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn), các cơ quan, chân tay, rau thai, bào
thai, xác súc vật.
2 .1.2.2. Chất thải phóng xạ
Chất thải phóng xạ là chất thải có hoạt độ riêng giống như các chất phóng xạ.
Tại các cơ sơ y tế chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, hóa trò
liệu và nghiên cứu. Chất thải phóng xạ bao gồm: chất thải rắn, lỏng và khí
a) Chất thải phóng xạ rắn gồm: Các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm, chẩn
đoán, điều trò như ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, giấy thấm, gạc sát
khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ…
b) Chất thải phóng xạ lỏng gồm: dung dòch có chứa nhân phóng xạ phát sinh trong
quá trình chẩn đoán, điều trò như nước tiểu của người bệnh, các chất bài tiết, nước
súc rửa các dụng cụ có chứa phóng xạ…

c) Chất thải phóng xạ khí gồm: Các chất khí dùng trong lâm sàng như
133
Xe, các
chất khí thoát ra từ các kho chứa chất phóng xạ…
2. 1.2.3. Chất thải hóa học
Chất thải hóa học bao gồm các chất rắn, lỏng và khí. Chất thải hóa học trong
các cơ sở y tế được phân thành 2 loại:
a. Chất thải hóa học không gây nguy hại như đường, acid béo, một số muối vô cơ
và hữu cơ.
b. Chất thải hóa học nguy hại bao gồm :
- Formaldehyd: được dùng trong khoa giải phẩu bệnh, lọc máu, ướp xác và được
dùng để bảo quản các mẫu xét nghiệm ở một số khoa khác.
- Các hóa chất quang hóa học: có trong các dung dòch dùng cố đònh và tráng phim.
- Các dung môi: Các dung môi dùng trong cơ sở y tế bao gồm các hợp chất halogen
như methylen chlorid, chlorofom, freons, trichloro ethylen, các thuốc mê bốc hơi
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 11
Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
như halothan, các hợp chất không có halogen như xylen, aceton, isopropanol,
toluen, ethy acetat và acetonitril.
- Oxit ethylen- oxit ethylen được sử dụng để tiệt khuẩn các thiết bò y tế, phòng phẩu
thuật nên được đóng thành bình và gắn với thiết bò tiệt khuẩn. Loại khí có thể gây
ra nhiều độc tính và có thể gây ra ung thư ở người.
- Các chất hóa học hỗn hợp bao gồm các dung dòch làm sạch và khử khuẩn như
phenol, dầu mỡ và các dung môi làm vệ sinh…
2. 1.2.4. Các bình chứa khí có áp suất
Các cơ sở y tế thường có các bình chứa khí có áp suất như bình đựng oxy, CO
2
,
bình ga, bình khí dung và các bình dựng khí dùng một lần. Các bình này này dễ gây
cháy, nổ khi thiêu đốt vì vậy phải thu gom riêng.

2. 1.2.5. Chất thải sinh hoạt bao gồm:
- Chất thải không bò nhiễm các chất thải nguy hại, phát sinh từ các buồng bệnh,
phòng làm việc, hành lang, các bộ phận cung ứng, nhà kho, nhà giặt, nhà ăn…bao
gồm: giấy báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim,
vật liệu gói thực phẩm, thức ăn dư thừa của người bệnh, hoa và rác quét dọn từ các
sàn nhà.
- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu ngoại cảnh…
Bảng 2.2: Thành phần của rác thải y tế theo các khu vực khác nhau ở Việt Nam
Thành phần rác thải y tế Tỷ lệ(%) Có thành
phần chất
nguy hại
Các chất hữu cơ 52,9 Không
Chai nhựa PVC, PE, PP 10,1 Có
Bông băng 8,8 Có
Vỏ hộp kim loại 2,9 Không
Chai lọ thủy tinh, xilanh thủy tinh,
ống thuốc thủy tinh
2,3 Có
Kim tiêm, ống tiêm 0,9 Có
Giấy loại, catton 0,8 Không
Các bệnh phẩm sau mổ 0,6 Có
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 12
Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
Đất, cát,sành sứ và các chất rắn khác 20,9 Không
Tổng cộng 100
Tỷ lệ phần chất thải nguy hại 22,6
(Nguồn: Bộ Y tế, 2000)
2. 1.3. KHỐI LƯNG CHẤT THẢI PHÁT SINH TỪ CÁC CƠ SỞ Y TẾ
2. 1.3.1. Khối lượng chất thải y tế phát sinh tại các nước trên Thế giới
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khối lượng chất thải phát sinh từ

các nước như sau:
Bảng 2.3: Lượng chất thải phát sinh từ các nước theo tuyến bệnh viện
Tuyến bệnh viện Tổng lượng chất thải
(kg/giường bệnh/ngày)
CTYT nguy hại
(kg/giường bệnh/ngày)
Bệnh viện Trung ương 4,1-8,7 0,4-1,6
Bệnh viện Tỉnh 2,0-4,2 0,2-1,1
Bệnh viện Huyện 0,5-1,8 0,1-0,4
(Nguồn: Theo tài liệu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 2000)
Bảng 2.4: Khối lượng chất thải phát sinh tại các châu lục
Châu lục Tổng lượng chất thải
(kg/giường bệnh/ngày
CTYT nguy hại
(kg/giường bệnh/ngày)
Bắc Mỹ 7,0-10,0 0,7-2,0
Mỹ Latinh 3,0- 6,0 0,3-1,2
Đông Á
- Các nước thu nhập cao
- Các nước thu nhập thấp
2,5-4,0
1,8-2,2
0,3-0,8
0,2-0,5
Đông Âu 1,4-2,0 0,2-0,4
TrungĐông 1,3-3,0 0,2-0,6
(Nguồn: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 2000)
2. 1.3.2. Khối lượng chất thải y tế phát sinh tại các bệnh viện ở Việt Nam
Lượng chất thải tại các bệnh viện.
Theo kết quả khảo sát của BộY tế (Vụ Điều Trò) tại bệnh viện năm 2000 lượng

chất thải y tế phát sinh tại các bệnh viện theo tuyến như sau:
Bảng 2.5: Lượng chất thải phát sinh tại các bệnh viện
Tuyến bệnh viện Tổng lượng chất thải
(kg/giường bênh/ngày)
CTYT nguy hại
(kg/giường bệnh/ngày)
Bệnh viện Trung ương 0,97 0,16
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 13
Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
Bệnh viện Tỉnh 0,88 0,14
Bệnh viện Huyện 0,73 0,11
Chung 0,86 0,14
Nguồn: Bộ Y tế (Vụ Điều Trò), 2000)
Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện
Bảng 2.6: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa hồi sức cấp cứu
Tuyến bệnh viện Tổng lượng chất thải
(kg/giường bệnh/ngày)
CTYT nguy hại
(kg/giường bệnh/ngày)
Bệnh viện Trung ương 1,08 0,30
Bệnh viện Tỉnh 1,27 0,31
Bệnh viện Huyện 1,00 0,18
(Nguồn: Bộ Y tế (Vụ Điều Trò), 2000)
Lượng chất thải y tế trung bình/ giường bệnh hàng ngày của khoa hồi sức cấp
cứu cao so với lượng chát thải y tế chung của các bệnh viện. Đặc biệt tại các bệnh
viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh con số này lên đến 0,3 kg/giường bệnh.
Bảng 2.7: Lượng chất thải phát sinh tại khoa điều trò hệ nội
Tuyến bệnh viện Tổng lượng chất thải
(kg/giường bệnh/ngày)
CTYT nguy hại

(kg/giường bệnh/ngày)
Bệnh viện Trung ương 0,64 0,04
Bệnh viện Tỉnh 0,47 0,03
Bệnh viện Huyện 0,45 0,02
(Nguồn: Bộ Y tế (Vụ Điều Trò), 2000)
Bảng 2.8: Lượng chất thải phát sinh tại khoa nhi
Tuyến bệnh viện Tổng lượng chất thải
(kg/giường bệnh/ngày)
CTYT nguy hại
(kg/giường bệnh/ngày)
Bệnh viên Trung ương 0.50 0.04
Bệnh viện Tỉnh 0.41 0.05
Bệnh viện Huyện 0.45 0.02
(Nguồn: Bộ Y tế (Vụ Điều Trò), 2000)
Lượng chất thải y tế và chất thải sinh hoạt phát sinh tại các khoa nội và khoa nhi
ở các tuyến bệnh viện đều thấp hơn lượng chất thải bình quân trên toàn bệnh viện.
Kết quả này hoàn toàn phù hợp vì tại các khoa này chủ yếu điều trò bằng thuốc, các
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 14
Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
kỹ thuật y tế tác động lên người bệnh ít hơn một số khoa khác như khoa ngoại, khoa
phụ sản.
Bảng 2.9: Lượng chất thải phát sinh tại khoa sản
Tuyến bệnh viện Tổng lượng chất thải
(kg/giường bệnh/ngày)
CTYT nguy hại
(kg/giường bệnh/ngày)
Bệnh viện Trung ương 0,82 0,21
Bệnh viện Tỉnh 0,95 0,22
Bệnh viện Huyện 0,74 0,17
(Nguồn: Bộ Y tế (Vụ Điều Trò ), 2000)

Do tính chất đặc thù của khoa ngoại và khoa phụ sản nên lượng chất thải phát
sinh tại khoa này cao hơn lượng chất thải phát sinh trung bình của bệnh viện và các
khoa điều trò hệ nội. Chất thải phát sinh tại các khoa này chủ yếu là chất thải
nhiễm khuẩn (chất thải lâm sàng nhóm A) và chất thải từ các hoạt động phẩu thuật
(chất thải lâm sàng nhóm E).
Bảng 2.10 Lượng chất thải phát sinh tại khoa mắt- tai mũi họng-răng hàm mặt.
Tuyến bệnh viện Tổng lượng chất thải
(kg/giường bệnh/ngày)
CTYT nguy hại
(kg/giường bệnh/ngày)
Bệnh viện Trung ương 0,66 0,12
Bệnh viện Tỉnh 0,68 0,10
Bệnh viện Huyện 0,34 0,08
(Nguồn: Bộ Y tế (Vụ Điều Trò), 2000)
Bảng 2.11: Lượng chất thải phát sinh tại khoa cận lâm sàng
Tuyến bệnh viện Tổng lượng chất thải
(kg/giường bệnh/ngày)
CTYT nguy hại
(kg/giường bệnh/ngày)
Bệnh viện Trung ương 0,11 0,03
Bệnh viện Tỉnh 0,10 0,03
Bệnh viện Huyện 0,08 0,03
(Nguồn: BộY tế (Vụ Điều Trò), 2000)
2.1.4. CÁC QUY TRÌNH VỀ PHÂN LOẠI, THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ
LƯU GIỮ CHẤT THẢI NGUY HẠI
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 15
Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
2. 1.4.1.Mã hóa các túi,hộp và thùng đựng chất thải .
Chất thải phải được phân loại ngay tại nguồn thải và phải được đựng trong các
túi, hộp hoặc thùng có màu sắc đã được quy đònh:

- Màu vàng: đựng chất thải lâm sàng, bên ngoài phải có biểu tượng về nguy hại
sinh học.
- Màu xanh: đựng chất thải sinh hoạt.
- Màu đen: đựng chất thải hóa học, chất thải phóng xạ, thuốc gây độc tế bào.
Các túi, hộp và thùng đựng có các màu trên chỉ được sử dụng để đựng chất thải và
không dùng vào các mục đích khác. Túi đựng chất thải phải đảm bảo các tiêu
chuẩn sau:
- Túi đựng chất thải để đem đi đốt phải là túi nhựa PE hoặc PP không dùng túi nhựa
PVC vì khi đốt sẽ tạo ra nhiều chất gây ô nhiễm.
- Thành túi dầy, kích thước túi phải phù hợp với lượng chất thải phát sinh, thể tích
tối đa của túi là 0,1m
3
.
- Bên ngoài túi phải có đường kẻ ngang ở mức 2/3 túi và có dòng chữ “không được
đựng quá vạch này”.
- Thùng chứa để tiêu hủy kim tiêm và các vật sắc nhọn được sản xuất với nhiều
loại kích cỡ khác nhau chúng làm bằng các vật liệu cứng, không bò xuyên thủng,
không bò rò rỉ và có thể thiêu đốt được. Các hộp đựng có thể tích từ 2,5lít, 6lít, 12lít,
20lít phù hợp với lượng chất thải phát sinh. Hộp lớn hơn chỉ nên dùng ở những nơi
có lượng chất thải là các vật sắc nhọn phát sinh nhiều. Các thùng này cần có khe hở
đủ lớn để thả các vật sắc nhọn vào mà không cần phải dùng lực để ấn dẫn đến
những nguy cơ bò rủi ro. Các hộp đựng vật sắc nhọn phải thiết kế sao cho thuận lợi
cho việc thu gom cả bơm và kim tiêm, khi di chuyển chất thải bên trong không bò
đổ ra ngoài, có quai và có nắp để dán kín lại khi thùng đã đầy 2/3.
- Các thùng đựng chất thải phải làm bằng nhựa Poly Etylen có tỷ trọng cao, thành
dầy và cứng, có nắp đậy. Những thùng thu gom có dung tích lớn cần có bánh xe
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 16
Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
đẩy. Thùng màu vàng để thu gom các túi nilon màu vàng đựng chất thải lâm sàng.
Thùng màu xanh để thu gom các túi nilon màu xanh đựng chất thải sinh hoạt.

Thùng màu đen để thu gom các túi nilon màu đen đựng chất thải hóa học và các
chất phóng xạ. Dung tích thùng tùy vào khối lượng chất thải phát sinh, có thể từ 10
đến 250 lít. Khi các túi đựng chất thải đã đạt tới thể tích quy đònh (2/3) túi, cần phải
buộc hoặc hàn kín. Các túi có trọng lượng nhẹ có thể buộc túm cổ lại.
2. 1.4.2. Phân loại chất thải
Trách nhiệm của các điều dưỡng viên các khoa là phân loại chất thải tại nguồn
thải tất cả chất thải lâm sàng chỉ được chứa đựng trong túi nilon màu vàng đồng
thời phải buộc kín các túi khi chất thải đã chứa đến mức 2/3. Nhân viên có thể khắc
phục sai sót trong khi phân loại bằng cách cho túi đựng chất thải đã nhiễm khuẩn
vào trong một túi khác đúng mã màu sắc quy đònh. Tuyệt đối không được nhặt
những chất thải đã phân loại nhầm ra khỏi túi hoặc thùng chứa một khi đã cho chất
thải vào thùng. Việc phân loại được thực hiện ngay tại thời điểm phát sinh cho tới
khi chất thải được tiêu hủy.
Chất thải lâm sàng và chất thải sinh hoạt phát sinh trong bệnh viện và các cơ sở
y tế không được trộn lẫn với nhau. Nếu không may trộn lẫn 2 loại chất thải thì chất
thải đó phải được xử lý như là chất thải lâm sàng.
2. 1.4.3. Thu gom chất thải
Các túi hoặc thùng đựng chất thải lâm sàng phải được chuyển đi khỏi khoa,
phòng ít nhất một ngày một lần hoặc khi cần thiết. Không được vận chuyển chất
thải nếu không được bảo vệ để tránh gây đổ chất thải ra ngoài. Các hộp đựng vật
sắc nhọn phải dán kín và cho vào túi nilon màu vàng trước khi chuyển ra khỏi khoa,
phòng. Hộ lý sẽ thu gom chất thải y tế nguy hại và chất thải sinh hoạt từ nơi chất
thải phát sinh về nơi tập trung chất thải của khoa. Không được thay thế túi đựng
chất thải nguy hại màu vàng bằng túi màu xanh trong mọi hoàn cảnh. Những nơi
đặt thùng đựng chất thải lâm sàng và chất thải sinh hoạt phải được đònh rõ tại mỗi
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 17
Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
khoa, phòng. Mỗi khoa cần có nơi lưu giữ các túi đựng chất thải theo từng loại.
Trách nhiệm của điều dưỡng viên và nhân viên trong khoa phải đảm bảo rằng một
khi chất thải lâm sàng được đưa ra khỏi khoa phải được để trong túi nilon màu vàng

và không được dùng ghim dập để làm kín miệng túi.
2.1.4.4. Vận chuyển các túi, hộp và thùng đựng chất thải trong các cơ sơ y tế
Nhân viên vận chuyển chất thải lâm sàng từ túi vào thùng và từ các thùng nhỏ
vào các thùng chứa lớn có thể ít chú ý đến những công việc và trở thành thường lệ.
Chính vì vậy nguy cơ tổn thương đến những nhân viên vận chuyển chất thải ngày
càng tăng lên. Do đó nhân viên làm công việc vận chuyển chất thải nguy hại cần
phải được đào tạo để nắm vững các nguyên tắc sau:
a. Trước tiên phải kiểm tra các túi, thùng đựng chất thải đã buộc kín miệng chưa .
b. Các túi đựng chất thải chỉ được nhấc lên ở cổ của túi và bỏ vào thùng. Cần hạn
chế tối đa vận chuyển chất thải bằng tay ở những nơi có thể được vì đây là nguồn
gốc chính gây ra rủi ro do kim tiêm đâm vào tay khi bơm tiêm không được phân
loại và bỏ vào thùng đựng vật sắc nhọn theo đúng quy đònh.
c. Không được kẹp túi đựng chất thải vào sát cơ thể và không nên vận chuyển quá
nhiều túi cùng một lúc.
d. Cố gắng đừng để các túi đựng chất thải va vào cơ thể khi đang vận chuyển.
Nguy cơ hay gặp nhất gây nguy hại tới sức khỏe là tai nạn do kim đâm. Những kim
tiêm không đựoc phân loại chính xác sẽ là nguyên nhân gây ra rủi ro này .
e. Kiểm tra các thùng đựng chất thải nguy hại không bò vỡ trước khi vận chuyển.
f. Các túi đựng chất thải màu vàng không được ném hoặc thả mạnh để tránh
trường hợp túi bò hỏng hoặc chất thải rơi vãi ra ngoài.
g. Các vật sắc nhọn có thể xuyên thủng thành hoặc đáy của hộp đựng bằng
Polypropylen. Các hộp này cần được nhấc lên và vận chuyển bằng quai của hộp,
không được dùng tay kia để nâng hoặc đỡ đáy của hộp.
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 18
Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
h. Đảm bảo rằng chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt không để lẫn với nhau.
Những túi, thùng đựng chất thải phải được lưu giữ tại những nơi quy đònh không
được để ngoài trời.
i. Thực hiện các quy trình vệ sinh và khử khuẩn thích hợp khi không may làm đổ
chất thải hoặc biết cách báo cáo khi gặp rủi ro bò vật sắc nhọn đâm vào cơ thể.

Để hạn chế việc vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các
khu vực sạch khác, cần thiết kế đường vận chuyển chất thải từ nơi lưu giữ chất thải
ban đầu tại khoa, phòng và nơi lưu giữ chất thải tập trung của toàn bệnh viện.
Thùng vận chuyển có bánh xe, xe đẩy được sử dụng để vận chuyển các thùng chất
thải đến khu tập trung chất thải của bệnh viện. Các phương tiện này chỉ để vận
chuyển chất thải y tế phải tẩy uế và khử trùng ngay sau khi vận chuyển chất thải.
Phương tiện vận chuyển chất thải sao cho dễ cho chất thải vào, dễ lấy chất thải ra,
dễ làm sạch, dễ tẩy uế, dễ làm khô.
2.1.4.5. Lưu giữ chất thải trong bệnh viện
Nơi lưu giữ chất thải bệnh viện phải có đủ các điều kiện sau:
- Cách xa nơi chuẩn bò đồ ăn, nhà kho, nơi công cộng và lối đi.
- Hạn chế được đường vận chuyển ngoài trời từ nơi thu gom ban đầu.
- Có đường để các xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến.
- Nơi lưu giữ chất thải y tế nguy hại riêng biệt với chất thải sinh hoạt.
- Có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và khóa.
- Không để súc vật, các loài gặm nhấm, côn trùng xâm nhập tự do.
- Diện tích đủ rộng để có thể lưu giữ chất thải phát sinh của bệnh viện.
- Có phương tiện rửa tay và dụng cụ rửa.
- Có dụng cụ hóa chất làm vệ sinh.
- Có dụng cụ bảo hộ cho nhân viên.
- Có hệ thống cống thoát nước.
- Nền dốc, dễ thoát nước vào cống, không thấm nước.
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 19
Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
- Thông khí tốt.
- Có điện chiếu sáng.
Về diện tích nơi lưu giữ chất thải, tùy theo mức độ phát sinh chất thải tại đơn vò
mà xây dựng nơi lưu giữ chất thải có diện tích phù hợp. Theo tài liệu của WHO
thông thường tỷ trọng của chất thải là 0,11 kg/lít chất thải tương đương 110 kg/m
3

.
Theo nghiên cứu của Bộ Y tế năm 2000 lượng chất thải phát sinh trung bình là
0,14kg chất thải y tế/giường bệnh/ngày và 0,72 kg chất thải sinh hoạt/giường
bệnh/ngày (cho tất cả các tuyến bệnh viện). Như vậy theo tính toán của Vụ Điều
Trò diện tích tối thiểu khu lưu giữ chất thải y tế là 1,0-1,4m
2
/giường bệnh và khu lưu
giữ chất thải sinh hoạt 4,0-5,0 m
2
/giường bệnh, không kể diện tích sẽ tăng thêm nếu
bệnh viện nhận đốt chất thải cho các bệnh viện lân cận khác và khả năng gia tăng
các sản phẩm dùng một lần.
Về thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại bệnh viện và các cơ sở y tế thì
theo quy chế quản lý chất thải y tế như sau:
- Đối với các bệnh viện: Chất thải phải được chuyển đi tiêu hủy hàng ngày, thời
gian lưu giữ tối đa chất thải y tế nguy hại trong bệnh viện là 48 giờ.
- Đối với các cơ sở y tế nhỏ như trung tâm y tế dự phòng, phòng khám đa khoa, nhà
hộ sinh, trạm y tế có phát sinh một lượng nhỏ chất thải nguy hại, điều quan trọng là
phải đựng chất thải trong các túi nilon thích hợp và phải buộc kín miệng. Khoảng
thời gian giữa các lần vận chuyển chất thải đi sao cho phù hợp với điều kiện thực tế
của đòa phương nhưng không được vượt quá một tuần. Riêng chất thải nhóm E phải
chôn lấp hoặc thiêu đốt ngay.
2. 1.4.6. Vận chuyển chất thải ngoài cơ sở y tế
Việc vận chuyển chất thải y tế từ khu lưu giữ chất thải trong bệnh viện tới điểm
xử lý ngoài bệnh viện đòi hỏi phải sử dụng các xe vận chuyển có 2 đặc tính sau:
- Xe chuyên dùng cho việc chuyên chở chất thải
- Thùng chứa chất thải có thể nâng và đặt trên sàn xe
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 20
Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
a. Xe chuyên dùng cho việc chuyên chở chất thải

Xe chuyên dùng cho việc chuyên chở các túi đựng chất thải lâm sàng phải có
thùng kín, lớp bên trong của thùng làm bằng thép không gỉ hoặc bằng nhôm để tạo
ra mặt đáy nhẵn tạo thuận lợi cho việc làm vệ sinh. Tất cả các góc và cửa thùng xe
được hàn kín để tránh chất thải kẹt vào. Có thành ngăn cách giữa buồng lái và
khoang đựng chất thải. Tốt nhất khoang đựng chất thải có bộ phận làm lạnh chất
thải trong trường hợp phải chuyên chở chất thải đường dài trong điều kiện khí hậu
nóng. Xe vận chuyển không có thiết bò làm lạnh chất thải trong trường hợp đường
vận chuyển ngắn nhưng cần có hệ thống thông khí.
b. Thùng chuyên dụng chứa chất thải
Các thùng chuyên dụng được thiết kế để chứa chất thải có thiết bò làm lạnh và
nâng để đặt trên sàn xe chuyên chở được trong điều kiện không có xe chuyên dụng
dành riêng cho việc chuyên chở chất thải y tế. Thùng chuyên dụng chứa chất thải
có thiết bò làm lạnh có thể để lưu giữ một lượng chất thải lớn trong bệnh viện và
mỗi lần đến vận chuyển lại thay thế bằng một thùng chuyên dụng khác. Việc thiết
kế thùng này phải đảm bảo những đặc tính thích hợp cho việc lưu giữ và vận
chuyển chất thải lâm sàng như: an toàn, tương đối nhẹ, sử dụng tiện lợi, thành trong
và thành ngoài phải nhẵn để tiện cho việc vệ sinh và khử khuẩn.
c. Sử dụng thùng đựng thứ cấp
Các túi đựng chất thải lâm sàng có thể chuyển trực tiếp lên các thùng xe chuyên
chở chất thải để vận chuyển đi thiêu đốt. Tuy nhiên một số công ty thương mại và
bệnh viện của Châu Âu và ở Mỹ dùng hệ thống thùng đựng thứ cấp tức là túi và
thùng đựng chất thải được cho vào một thùng đựng thứ cấp để vận chuyển và đưa đi
tiêu hủy.
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 21
Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
Ví dụ: Các thùng nhựa có nắp đậy và có thành cứng. Một hệ thống như vậy có
ưu điểm trong việc vận chuyển an toàn các túi đã chứa đầy chất thải ở bên trong và
các thùng này được vận chuyển đến lò thiêu và sau đó được tiêu hủy hoàn toàn
cùng với các túi đựng chất thải. Tuy nhiên việc sử dụng hệ thống thùng đựng thứ
cấp sẽ làm tăng giá thành tiêu hủy chất thải.

d. Vệ sinh và khử khuẩn
Xe chuyên chở chất thải y tế phải được làm sạch và sát khuẩn ngay sau khi có
chất thải rơi vãi trong thùng xe và sau mỗi lần chuyên chở. Việc vệ sinh xe chuyên
dụng phải tiến hành tại một đòa điểm có mặt bằng thích hợp và có hệ thống dẫn
nước vào cống thải.
e. Các biện pháp đảm bảo an toàn
Nhân viên có trách nhiệm vận chuyển chất thải y tế từ nơi này đến nơi khác
phải có hệ thống bảo hộ lao động trong quá trình vận hành để đảm bảo:
- Hộ lý, người thu gom, tài xế và những người lao động chân tay phải biết và được
học về đặc tính và nguy cơ của các chất thải mà họ đang vận chuyển.
- Các nhân viên này phải làm quen với các quy trình xử lý khi vô tình có rơi vãi
chất thải và nơi làm việc luôn có chỉ dẫn về quy trình thực hiện.
- Các nhân viên phải được cung cấp đồ bảo hộ lao động theo quy đònh và làm việc
phải có hợp đồng lao động.
- Phải được tiêm văcxin phòng khi cần thiết.
2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ Ở VIỆT NAM
Tình hình quản lý và xử lý chất thải y tế chung ở Việt Nam còn hạn chế và theo
Bộ Y tế đánh giá là chưa đáp ứng được yêu cầu, cần có những giải pháp tích cực và
hiệu quả hơn.
Mỗi ngày môi trường sống của chúng ta phải tiếp nhận hàng trăm tấn rác thải y
tế từ các bệnh viện. Theo báo cáo của Bộ Y tế tính đến năm 2005 cả nước có hơn
1047 bệnh viện với khoảng 140.000 giường bệnh và hơn 10.000 trạm y tế. Trung
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 22
Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
bình mỗi ngày đêm mỗi giường bệnh thải ra môi trường 2,5kg rác thải, chất thải
trong đó từ 10-15% là chất độc hại, dễ gây nguy hiểm cần được xử lý theo quy đònh
và hiện nay khoảng 2/3 bệnh viện chưa áp dụng phương pháp tiêu hủy rác thải đảm
bảo vệ sinh. Hầu hết rác thải y tế, bệnh phẩm chưa được phân theo đúng chủng
loại, chưa được khử khuẩn khi thải bỏ. Nhà lưu chứa lại không đúng tiêu chuẩn,
không đảm bảo vệ sinh và có nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng. Rác thải y tế ở

một số đòa phương đang là một trong những vấn đề bức xúc bởi ngay cả ở các bệnh
viện tuyến tỉnh ở nhiều đòa phương vẫn chưa có nơi tập kết chất thải.
Ví dụ: Trung tâm y tế huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ngay trong khuôn viên
bệnh viện hàng loạt các hố xử lý rác thủ công đang cháy nham nhở bốc mùi hôi.
Hiện nay đơn vò nào có lò đốt thủ công thì sử dụng chúng, nếu không thì liên kết
với công ty môi trường đô thò để xử lý rác.
Một ví dụ khác cho thấy: Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng chỉ được xử lý bằng
cách đào hố chôn ngay trong khuôn viên bệnh viện. Từ năm 1975 đến nay lượng
rác đã lên đến trên 12000m
3
. Gần đây do phải lấy mặt bằng để xây dựng công trình
nên lượng rác thải từ 30 năm qua được khai quật lên và xử lý bằng cách đưa ra bãi
rác tập trung của Đà Lạt nằm ngay trên đầu nguồn nước và nó đang làm ô nhiễm
nguồn nước suối và nguồn nước ngầm.
Mới đây lực lượng cảnh sát môi trường, Bộ Công an đã phát hiện 1 số bệnh
viện lớn ở Hà Nội có hành vi bán rác thải y tế ra ngoài để tái chế và như vậy nguy
cơ gây hại cho sức khỏe người dân là rất lớn từ việc phát hiện rác thải y tế của các
bệnh viện được bán ra ngoài với số lượng lớn. Như vậy cho thấy công tác quản lý
rác thải y tế ở các bệnh viện hiện nay còn rất lỏng lẻo mặc dù đã có quy chế.
Hiện nay trên đòa bàn Thành phố vẫn còn nhiều cơ sở y tế chưa chuẩn hóa bao bì
rác y tế. Không ít cơ sở để chung rác sinh hoạt và rác y tế dẫn đến tình trạng phân
tán rác y tế gây nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng, ảnh hưởng đến sức khỏe công
nhân vệ sinh thu gom rác.
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 23
Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
Thời gian gần đây Trung tâm y tế Phú Nhuận có sáng kiến thu gom rác thải tại
các cơ sở y tế trên đòa bàn bằng phương tiện xe máy với thùng chứa đảm bảo vệ
sinh.Và mô hình này đang được các quận huyện khai thác học tập, áp dụng.
Chương 3
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC TRỌNG
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN –KINH TẾ-XÃ HỘI HUYỆN ĐỨC TRỌNG
3.1.1.Vò trí đòa lý
Huyện Đức Trọng là một trong 11 đơn vò hành chính của tỉnh Lâm Đồng, có diện
tích tự nhiên là 901,80 km
2
chiếm 9,2% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Nằm ở
khoảng giữa của tỉnh, Đức Trọng có 4 phía tiếp cận như:
- Phía bắc giáp thành phố Đà Lạt
- Phía nam giáp huyện Di linh
- Phía đông giáp huyện Đơn Dương
- Phía tây giáp huyện Lâm Hà
Sau nhiều lần sáp nhập và chia cắt hiện nay huyện Đức Trọng chính thức có 14
đơn vò hành chính trực thuộc gồm 1 thò trấn và 13 xã.
Trung tâm huyện Đức Trọng cách thành phố Đà Lạt 27km về hướng nam. Nằm ở
cửa ngõ bước vào thành phố du lòch và nằm trên giao lộ của quốc lộ 20 từ thành
phố Hồ Chí Minh đi Đà Lạt và quốc lộ 27 từ thành phố Buôn Ma Thuột đi thò xã
Phan Rang- Tháp Chàm của tỉnh Ninh Thuận.
Với vò trí hết sức thuận lợi như vậy đã tạo điều kiện cho huyện Đức Trọng phát
triển kinh tế trên nhiều lónh vực như thương mại, du lòch, công nghiệp và nông
nghiệp và có điều kiện để giao lưu với nền kinh tế của các đòa phương khác trong
cả nước.
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 24
Đồ n Tốt Nghiệp GVHD:ThS. Dương Thò Bích Huệ
3.1.2. Khí hậu
Đức Trọng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do ở độ cao trên
900m nên có những nét độc đáo với những đặc trưng cơ bản sau:
- Nhiệt độ trung bình thấp, ôn hòa, biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm
lớn, nắng nhiều, ẩm độ không khí thấp thích hợp với nhiều loại cây á nhiệt đới và
nhiều cây trồng vùng ôn đới, tiềm năng năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt

nhiệt độ bình quân hàng năm 21,7
0
c.
- Mưa khá điều hòa và vừa phải giữa các tháng trong mùa mưa, riêng tháng tám
lượng mưa giảm và có các đợt hạn ngắn, khá thuận lợi cho việc thu hoạch vụ hè
thu. Mùa khô tuy có kéo dài nhưng mức độ mất cân đối về độ ẩm ít gay gắt hơn so
với Đơn Dương, Buôn Ma Thuột và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Số giờ nắng bình
quân 6,9 giờ/ngày.
3.1.3. Sông ngòi
- Nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu của huyện là hệ thống sông Đa Nhim,
ngoài ra còn sử dụng hệ thống nước sông Đa, dâng cho khu vực phía tây nam của
huyện.
Hệ thống sông Đa Nhim bao gồm sông chính là sông Đa Nhim và 2 nhánh sông
Đa Tam và Đa quayon. Mật độ sông suối khá dày từ 0,52 đến 1,1km
2
. Lưu lượng có
sự phân hóa theo mùa, mùa mưa chiếm tới 80% tổng lượng nước trong năm. Vì vậy
để sử dụng có hiệu quả nguồn nước mặt cho sản xuất cần phải tập trung xây dựng
các hồ chứa. Nếu chỉ giữ được 30% lượng nước trong mùa mưa có thể đủ nước tưới
cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp hiện có của huyện đòa hình ở đâây cho phép
xây dựng nhiều hồ chứa, nhưng sử dụng nước hồ cho tưới tự chảy lại bò hạn chế
mức độ chia cắt của đòa hình. Vì vậy phải kết hợp nhiều biện pháp công trình như
hồ chứa, đập dâng, trạm bơm… mới có thể mở rộng diện tích tưới, đặc biệt là tưới
cho cây cà phê, rau.
SVTH: Lê Thò Hồng Thắm Trang 25

×