Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004Cor. 1:2009 tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor. 1:2009 tại Công ty cổ phần chế biến gỗ
Pisico Đồng An

Họ và tên: ĐINH MỘNG TUYỀN
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2008-2012

-6/2012-


LỜI CẢM ƠN
Trong những ngày tháng học tập tại trƣờng Đại Học Nông Lâm và thực tập tại
Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An đã đem lại cho tôi những kiến thức, cũng
nhƣ những kinh nghiệm về chuyên ngành của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa môi trƣờng và Tài nguyên đã tận
tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi, làm hành trang cho tôi
bƣớc vào đời.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Huy Vũ, ngƣời đã tận tình hƣớng
dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô, chú, anh, chị trong Công ty cổ phần chế biến gỗ
Pisico Đồng An đã tạo mọi điều kiện cho tôi thu thập dữ liệu và hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp.
Cảm ơn những ngƣời bạn đã quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập.


Cuối cùng, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình đã tạo điều kiện cho
tôi học tập và là chỗ dựa tinh thần cho tôi vƣợt qua những khó khăn.
TP.HCM, Tháng 05 Năm 2012.
Sinh viên thực hiện

Đinh Mộng Tuyền

i


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài: “Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor. 1:2009 tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An” đƣợc tiến
hành tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An - Lô C, Đƣờng số 3, Khu công
nghiệp Đồng An, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng, thời gian thực hiện từ 12/2011
đến 05/2012.
Sau khi hoàn thành đề tài đã thu đƣợc những kết quả sau: xác định đƣợc 116
KCMT trong đó có 90 KCMT đáng kể cần đƣợc kiểm soát; thiết lập đƣợc 10 mục tiêu,
10 chỉ tiêu và 36 chƣơng trình quản lý môi trƣờng cho Xí nghiệp; Xây dựng hệ thống
tài liệu dựa trên các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 bao gồm : 12
thủ tục quy trình, 6 hƣớng dẫn công việc để kiểm soát tốt các KCMT đáng kể và 35
biểu mấu hồ sơ. Đồng thời đề tài cũng nêu lên những thuận lợi và khó khăn khi xây
dựng và áp dụng HTQLMT tại Công ty.
Việc xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.
1:2009 sẽ đem lại hiệu quả cho Công ty về phƣơng diện môi trƣờng và kinh tế. Tôi hy
vọng với những kết quả mà đề tài đạt đƣợc sẽ giúp ích cho việc thực hiện công tác bảo
vệ môi trƣờng tại Công ty.

ii



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ............................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu đề tài ............................................................................................ 1
1.3 Nội dung nghiên cứu................................................................................... 2
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 2
1.4.1 Phƣơng pháp quan sát thực tế ............................................................. 2
1.4.2 Phƣơng pháp phỏng vấn ..................................................................... 2
1.4.3 Phƣơng pháp tổng hợp tài liệu ............................................................ 3
1.4.4 Phƣơng pháp liệt kê ............................................................................ 3
1.4.5 Phƣơng pháp trọng số ......................................................................... 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
1.6 Giới hạn đề tài ............................................................................................ 4
Chƣơng 2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG.................... 5
2.1 Giới thiệu về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14000 ................................... 5
2.1.1 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ............................................... 5
2.1.2 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ................................................ 5
2.2 Giới thiệu về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 ....... 6
2.2.1 Sơ lƣợc về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 .. 6
2.2.2 Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004.......................... 8
2.2.3 Các lợi ích khi áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 ... 8
2.3 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 trên Thế giới và Việt Nam .................. 9
2.3.1 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 trên Thế giới ............................... 9
2.3.2 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 tại Việt Nam ............................. 10

2.3.2.1 Thuận lợi ................................................................................... 10
2.3.2.2 Khó khăn ................................................................................... 11
2.4 Thuật ngữ và định nghĩa ........................................................................... 12
Chƣơng 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ PISICO
ĐỒNG AN ............................................................................................................... 15
3.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An ............ 15
3.1.1 Giới thiệu chung ............................................................................... 15
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................ 15
3.1.3 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh ........................................................... 16
3.1.4 Khái quát về tình hình hoạt động của Công ty .................................. 16
3.1.5 Cơ cấu tổ chức tại Công ty................................................................ 16
3.1.5.1 Sơ đồ tổ chức tại Công ty ........................................................... 17
3.1.5.2 Chức năng và nhiệm vụ ............................................................. 19
3.2 Quy trình sản xuất tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An ......... 20
iii


3.2.1 Máy móc thiết bị sử dụng tại Công ty ............................................... 20
3.2.2 Nhu cầu về nguyên nhiên liệu và hóa chất sử dụng ........................... 20
3.2.2.1 Nguyên liệu gỗ ........................................................................... 20
3.2.2.2 Nhiên liệu sử dụng ..................................................................... 20
3.2.2.3 Hóa chất sử dụng........................................................................ 21
3.2.3 Quy trình sản xuất ............................................................................. 21
3.3 Hiện trạng môi trƣờng tại Công ty ............................................................. 23
3.3.1 Sử dụng tài nguyên ........................................................................... 23
3.3.2 Nƣớc thải .......................................................................................... 23
3.3.2.1 Nƣớc thải sinh hoạt .................................................................... 24
3.3.2.2 Nƣớc mƣa .................................................................................. 24
3.3.2.3 Nƣớc thải sản xuất...................................................................... 24
3.3.3 Hiện trạng môi trƣờng không khí ...................................................... 25

3.3.3.1 Bụi ............................................................................................. 25
3.3.3.2 Hơi dung môi hữu cơ và bụi sơn................................................. 25
3.3.3.3 Khí thải ..................................................................................... 25
3.3.3.4 Tiếng ồn ..................................................................................... 25
3.3.3.5 Nhiệt thừa .................................................................................. 27
3.3.4 Hiện trạng chất thải rắn ..................................................................... 27
3.3.4.1 Chất thải rắn sinh hoạt ................................................................ 27
3.3.4.2 Chất thải rắn sản xuất ................................................................. 27
3.3.4.3 Chất thải nguy hại ...................................................................... 27
3.3.5 Một số nguồn tác động khác.............................................................. 28
3.3.5.1 Khả năng gây cháy nổ ................................................................ 28
3.3.5.2 Nguy cơ về tai nạn lao động ....................................................... 28
3.4 Hiện trạng quản lý môi trƣờng tại Công ty ................................................ 29
3.4.1 Nƣớc thải .......................................................................................... 29
3.4.1.1 Nƣớc thải sinh hoạt .................................................................... 29
3.4.1.2 Nƣớc mƣa .................................................................................. 29
3.4.1.3 Nƣớc thải sản xuất...................................................................... 29
3.4.2 Không khí ......................................................................................... 30
3.4.2.1 Bụi ............................................................................................. 30
3.4.2.2 Hơi dung môi hữu cơ và bụi sơn................................................. 30
3.4.2.3 Tiếng ồn ..................................................................................... 30
3.4.2.4 Nhiệt thừa .................................................................................. 30
3.4.3 Chất thải rắn ..................................................................................... 31
3.4.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt ................................................................ 31
3.4.3.2 Chất thải rắn sản xuất ................................................................. 31
3.4.3.3 Chất thải nguy hại ...................................................................... 31
3.4.4 Các vấn đề khác ................................................................................ 31
3.4.4.1 Phòng ngừa, ứng cứu sự cố ........................................................ 31
3.4.4.2 An toàn lao động ........................................................................ 31
3.5 Các vấn đề môi trƣờng tồn đọng trong Công ty. ........................................ 32

3.5.1 Bụi .................................................................................................... 32
3.5.2 Chất thải không nguy hại .................................................................. 32
iv


3.5.3 Chất thải nguy hại............................................................................. 32
3.5.4 Phòng cháy chữa cháy ...................................................................... 32
Chƣơng 4 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14001:2004/COR. 1:2009 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ
PISICO ĐỒNG AN ..................................................................................................... 33
4.1 Xác định phạm vi của HTQLMT và thành lập ban ISO ............................. 33
4.1.1 Phạm vi HTQLMT của Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An.. 33
4.1.2 Thành lập ban ISO ............................................................................ 33
4.2 Chính sách môi trƣờng.............................................................................. 34
4.2.1 Thiết lập chính sách môi trƣờng ....................................................... 34
4.2.2 Nội dung chính sách môi trƣờng ....................................................... 35
4.2.3 Phổ biến chính sách môi trƣờng ........................................................ 35
4.2.3.1 Đối với cán bộ - công nhân viên trong Công ty .......................... 35
4.2.3.2 Đối với nhà thầu ........................................................................ 36
4.2.3.3 Đối với bên hữu quan................................................................. 36
4.2.4 Kiểm tra lại chính sách môi trƣờng ................................................... 36
4.3 Lập kế hoạch ............................................................................................ 36
4.3.1 Nhận diện khía cạnh môi trƣờng ....................................................... 36
4.3.1.1 Yêu cầu chung ........................................................................... 36
4.3.1.2 Quy trình thực hiện .................................................................... 37
4.3.1.3 Xác định khía cạnh môi trƣờng đáng kể ..................................... 37
4.3.1.4 Lƣu hồ sơ................................................................................... 38
4.3.2 Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác ................................................... 39
4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chƣơng trình quản lý môi trƣờng ..................... 39
4.3.3.1 Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu môi trƣờng ...................................... 39

4.3.3.2 Xây dựng chƣơng trình quản lý môi trƣờng ............................... 40
4.3.3.3 Triển khai thực hiện ................................................................... 40
4.3.3.4 Kiểm tra kết quả thực hiện ......................................................... 41
4.3.3.5 Lƣu hồ sơ................................................................................... 41
4.4 Thực hiện và điều hành ............................................................................. 41
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn ................................... 41
4.4.1.1 Yêu cầu chung ........................................................................... 41
4.4.1.2 Quy trình thực hiện .................................................................... 41
4.4.1.3 Lƣu hồ sơ................................................................................... 42
4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức ......................................................... 42
4.4.3 Trao đổi thông tin ............................................................................. 43
4.4.3.1 Nhận dạng đối tƣợng cần thông tin ............................................ 43
4.4.3.2 Xác định nội dung cần thông tin ................................................ 43
4.4.3.3 Hệ thống thông tin liên lạc ......................................................... 44
4.4.3.4 Phê duyệt nôi dung thông tin...................................................... 44
4.4.3.5 Tiến hành thông tin liên lạc ........................................................ 45
4.4.3.6 Lƣu hồ sơ................................................................................... 45
4.4.4 Tài liệu ............................................................................................. 45
4.4.5 Kiểm soát tài liệu .............................................................................. 46
4.4.5.1 Nhận dạng và phân loại tài liệu .................................................. 46
v


4.4.5.2 Kiểm soát đối với từng loại tài liệu ............................................. 46
4.4.5.3 Lƣu hồ sơ ................................................................................... 47
4.4.6 Kiểm soát điều hành.......................................................................... 47
4.4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp .................. 48
4.5 Kiểm tra .................................................................................................... 48
4.5.1 Giám sát và đo lƣờng ........................................................................ 48
4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ ......................................................................... 49

4.5.2.1 Phƣơng pháp đánh giá ................................................................ 49
4.5.2.2 Tiến hành đánh giá sự tuân thủ ................................................... 49
4.5.2.3 Lƣu hồ sơ ................................................................................... 50
4.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa . 50
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ ................................................................................ 51
4.5.5 Đánh giá nội bộ ................................................................................. 51
4.6 Xem xét của lãnh đạo ................................................................................ 52
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 54
5.1 Kết luận .................................................................................................... 54
5.2 Kiến nghị .................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 14000 ..................................................................... 6
Hình 2.2: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 ................................... 8
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng
An.............................................................................................................................. 18
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình sản xuất ............................................................................. 22
Hình 3.3: Sơ đồ xử lý nƣớc thải sinh hoạt ................................................................. 29
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức ban ISO ............................................................................... 34

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của Công ty ......................................................... 21
Bảng 3.2: Nhu cầu sử dụng hóa chất ............................................................................... 21
Bảng 3.3: Kết quả phân tích nƣớc thải ............................................................................ 24

Bảng 3.4: Kết quả đo hơi khí độc, tiếng ồn khu vực xung quanh và sản xuất .................. 26
Bảng 3.5: Khối lƣợng chất thải rắn phát sinh trong sản xuất ........................................... 27
Bảng 3.6: Khối lƣợng chất thải nguy hại phát sinh trong sản xuất ................................... 28

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD5

: Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

: Bộ Tài Nguyên Môi Trƣờng

BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

COD

: Nhu cầu oxy hóa

Công ty TNHH TM DV


: Công ty Trách nhiệm hữu hạn thƣơng mại dịch vụ

CSMT

: Chính sách môi trƣờng

CTMT

: Chƣơng trình môi trƣờng

ĐDLĐ

: Đại diện lãnh đạo

HTQLMT

: Hệ thống quản lý môi trƣờng

KCMT

: Khía cạnh môi trƣờng

KCMTĐK

: Khía cạnh môi trƣờng đáng kể

KCN

: Khu công nghiệp


NT

: Nƣớc thải

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

QĐ-BKHCN

: Quy định – Bộ Khoa Học Công Nghệ

QĐ – BYT

: Quyết định - Bộ y tế

QLMT

: Quản lý môi trƣờng

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVS


: Tiêu chuẩn vệ sinh

TM – DV – XD

: Thƣơng mại – Dịch vụ - Xây dựng

Tổng N

: Tổng Nitơ

Tổng P

: Tổng Photpho

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

viii


Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An

Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trƣờng ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là
sự xuất hiện nhiều nhà máy, khu công nghiệp càng tăng thêm mức độ ô nhiễm mà con
ngƣời chƣa hoàn toàn kiểm soát đƣợc. Bên cạnh đó, quản lý môi trƣờng trong doanh

nghiệp không chỉ là trách nhiệm mà còn là lợi thế để các doanh nghiệp nâng cao hình
ảnh, hiệu quả sản xuất, tăng thêm tính cạnh tranh trên thị trƣờng. Do đó, quản lý môi
trƣờng trong doanh nghiệp trở nên cấp thiết. Trong các công cụ quản lý môi trƣờng
hiện nay, ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trƣờng
tập trung vào việc kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trƣờng trong
quá trình sản xuất và hỗ trợ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chƣa thấy rõ những lợi ích mà tiêu chuẩn này mang
lại.
Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico là một trong những Công ty hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất đồ gỗ ngoại thất xuất khẩu vì vậy mà yêu cầu về môi trƣờng và chất
lƣợng sản phẩm đòi hỏi rất cao. Tuy nhiên công tác môi trƣờng ở Công ty đã thực hiện
từ lâu nhƣng vẫn còn chứa nhiều bất cập. Vì vậy tôi quyết định thực hiện khóa luận tốt
nghiệp với đề tài: “Xây dựng Hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor. 1:2009 tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico – Đồng An”.
1.2 Mục tiêu đề tài
ě Nắm đƣợc hiện trạng môi trƣờng và công tác quản lý môi trƣờng tại Công
ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An, từ đó xây dựng Hệ thống quản lý môi trƣờng
theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico
Đồng An.
SVTH: Đinh Mộng Tuyền

1

GVHD: Nguyễn Huy Vũ


Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An
1.3 Nội dung nghiên cứu
ě Nghiên cứu nội dung và các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.

1:2009 trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng.
ě Tìm hiểu tình hình áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại
thế giới và Việt Nam.
ě Tìm hiểu về quy trình sản xuất và hiện trạng quản lý môi trƣờng tại Công
ty.
ě Tiến hành xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor. 1:2009dựa trên tình hình thực tế của Công ty.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp quan sát thực tế
ě Tiến hành quan sát trực tiếp quy trình sản xuất, các hoạt động phụ trợ (bảo
trì máy móc, thu gom chất thải…), các hoạt động của khu hành chính, các biện pháp
quản lý môi trƣờng tại Công ty nhằm mục đích nhận định hiện trạng môi trƣờng, công
tác quản lý môi trƣờng và các vấn đề môi trƣờng còn tồn đọng trong Công ty. Bên cạnh
đó nhận diện và xác định các KCMT của Công ty.
ě Phạm vi quan sát: Khu vực sản xuất, khu vực chứa hóa chất, khu vực chứa
vật tƣ, khu chứa chất thải nguy hại, khu chứa rác thải thƣờng, khu vực văn phòng.
1.4.2 Phương pháp phỏng vấn
ě Phỏng vấn trực tiếp công nhân, cán bộ quản lý để đƣợc giải đáp những thắc
mắc mà bản thân chƣa nắm bắt đƣợc, nội dung câu hỏi tập trung vào các vấn đề: sử
dụng nguyên nhiên liệu, sản phẩm, chất thải của từng khâu sản xuất, an toàn lao động và
tình hình môi trƣờng trong Công ty.
ě Phỏng vấn, trao đổi thắc mắc với 4 tổ trƣởng phân xƣởng, 3 quản đốc phân
xƣởng, 2 nhân viên QC, 2 bảo vệ, cán bộ quản lý môi trƣờng và một số công nhân, nhân
viên trong Công ty.
ě Mục đích của phƣơng pháp phỏng vấn nhằm hiểu rõ hơn về quy trình sản
xuất, đầu vào, đầu ra của các hoạt động, những biện pháp quản lý môi trƣờng mà Công
ty đang áp dụng.
SVTH: Đinh Mộng Tuyền

2


GVHD: Nguyễn Huy Vũ


Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An
1.4.3 Phương pháp tổng hợp tài liệu
ě Thu thập chọn lọc các tài liệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000, ISO
14001:2004/Cor. 1:2009 trên sách, mạng internet, các khóa luận tốt nghiệp.
ě Thu thập tài liệu về tổng quan Công ty, cơ cấu tổ chức của Công ty.
ě Thu thập các số liệu sơ cấp từ phỏng vấn trực tiếp nhƣ số liệu về việc cấp
phát đồ bảo hộ lao động, số lƣợng củi đốt dùng cho lò sấy…, thu thập số liệu thứ cấp từ
báo cáo giám sát môi trƣờng định kỳ về kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trƣờng, nhu
cầu sử dụng nguyên nhiên liệu, lƣợng chất thải phát sinh…
1.4.4 Phương pháp liệt kê
ě Từ quá trình thu thập tài liệu về Công ty liệt kê tất cả các loại thiết bị máy
móc, các loại hóa chất và nhiên liệu sử dụng trong Công ty.
ě Sau quá trình quan sát, phỏng vấn, thu thập tài liệu tiến hành liệt kê đầu
vào, đầu ra của từng hoạt động, từ đó xác định KCMT.
ě Liệt kê các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà Công ty phải tuân
thủ.
1.4.5 Phương pháp trọng số
ě Dùng phƣơng pháp trọng số để xác định khía cạnh môi trƣờng đáng kể.
ě Dựa trên 2 tiêu chí: đánh giá theo trọng số và đánh giá theo các yếu tố để
cho điểm KCMT từ đó xác định KCMTĐK


Cho điểm KCMT theo trọng số dựa trên các yếu tố: bình thƣờng, bất

thƣờng và khẩn cấp.



Cho điểm KCMT dựa trên các yếu tố: Yêu cầu pháp luật, tần suất xảy

ra, mức độ ảnh hƣởng đến môi trƣờng và con ngƣời, khả năng kiểm soát của Công ty.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
ě Phân xƣởng I, II, III - Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An tại khu
công nghiệp Đồng An, Bình Dƣơng.
ě Công ty còn bao gồm một phân xƣởng ghép ván ở môt khu vực khác, tách
biệt với trụ sở chính của Công ty, nhƣng do giới hạn về thời gian và nhân lực nên tôi
không thể tiến hành nghiên cứu ở phân xƣởng này.
SVTH: Đinh Mộng Tuyền

3

GVHD: Nguyễn Huy Vũ


Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An
ě Thời gian thực hiện: từ 12/2011 đến 05/2012.
ě Đối tƣợng: Các hoạt động, quá trình sản xuất và sản phẩm, các phòng ban,
phân xƣởng I, II, III ở Công ty.
1.6 Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng cho Công ty cổ phần chế biến
gỗ Pisico Đồng An trên lý thuyết có tham khảo thực tế chứ chƣa đƣợc triển khai thực
hiện nên chƣa tính toán đƣợc chi phí thực hiện cũng nhƣ chƣa đánh giá đƣợc hiệu quả
áp dụng của các kế hoạch, chƣơng trình, quy trình đƣợc nêu ra trong đề tài.

SVTH: Đinh Mộng Tuyền


4

GVHD: Nguyễn Huy Vũ


Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An

Chƣơng 2
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG
2.1 Giới thiệu về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14000
2.1.1 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trƣờng ISO 14000 chính thức ra đời vào
năm 1996.
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trƣờng do Tổ chức Tiêu
chuẩn hóa Quốc tế (International Standard Organization) xây dựng và ban hành nhằm
đƣa ra các chuẩn mực để xác định, kiểm soát và theo dõi những ảnh hƣởng của tổ chức
đến môi trƣờng, đƣa ra phƣơng pháp quản lý và cải tiến hệ thống quản lý môi trƣờng
cho bất kỳ tổ chức mong muốn áp dụng nó.
2.1.2 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đƣợc chia thành 2 nhóm:
ě Các tiêu chuẩn về tổ chức: tập trung vào các khâu tổ chức HTQLMT của
doanh nghiệp, vào sự cam kết của lãnh đạo và của các cấp quản lý đối với việc áp dụng
và cải tiến chính sách môi trƣờng, vào việc đo đạc các tính năng môi trƣờng cũng nhƣ
tiến hành thanh tra môi trƣờng tại các cơ sở mình.

SVTH: Đinh Mộng Tuyền

5


GVHD: Nguyễn Huy Vũ


Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An
ě Các tiêu chuẩn về sản phẩm: tập trung vào việc thiết lập các nguyên lý và
cách tiếp cận thống nhất đối với việc đánh giá các khía cạnh của sản phẩm có liên quan
đến môi trƣờng. Các tiêu chuẩn này đặt ra nhiệm vụ cho các công ty phải lƣu ý đến
thuộc tính môi trƣờng của sản phẩm ngay từ khâu thiết kế, chọn nguyên vật liệu cho đến
khâu loại bỏ sản phẩm ra môi trƣờng.

Hệ thống quản lý môi trƣờng
(ISO 14001, ISO 14004)

Tiêu chuẩn về khía cạnh môi
trƣờng của sản phẩm
(ISO 14060)

Đánh giá môi trƣờng
(ISO 14010, ISO 14011,
ISO14012)

Nhãn môi trƣờng
(ISO 14020, ISO 14021,
ISO14022, ISO 14023, ISO 14024)

Đánh giá hoạt động môi trƣờng
(ISO 14021)


Đánh giá vòng đời sản phẩm
(ISO 14040, ISO 14041,
ISO 14042, ISO 14043)

Tiêu chuẩn đánh giá tổ chức

Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm

Hình 2.1: Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 14000
2.2 Giới thiệu về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
2.2.1 Sơ lược về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
Ngày 15/7/2009,Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã ban hành bổ sung văn
bản Phụ lục mới có tên gọi TECHNICAL CORIGENDUM 1 cho tiêu chuẩn hệ thống
quản lý môi trƣờng ISO 14001:2004. Phụ lục này hƣớng dẫn so sánh các điều khoản
tƣơng đƣơng giữa hai tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ISO 14001:2004. Do thay đổi và
bổ sung của phụ lục này, tiêu chuẩn ISO 14001:2004 đã đƣợc điều chỉnh số hiệu thành
ISO 14001:2004/Cor.1:2009.
Ngày 29 tháng 12 năm 2010, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết
định số 2943/QĐ-BKHCN về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO
14001:2005 (tƣơng đƣơng ISO 14001:2004) và ban hành Quyết định số 2944/QĐSVTH: Đinh Mộng Tuyền

6

GVHD: Nguyễn Huy Vũ


Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An
BKHCN cùng ngày về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001:2010 - ISO
14001:2004/Cor. 1:2009 Hệ thống quản lý môi trƣờng - Các yêu cầu và hƣớng dẫn sử

dụng.
ISO 14001 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi
trƣờng cho phép một tổ chức thiết lập, thực hiện chính sách và các mục tiêu về môi
trƣờng của mình, có xem xét đến các yêu cầu của pháp luật và yêu cầu khác mà tổ
chức tuân thủ, cũng nhƣ có xét đến các khía cạnh môi trƣờng có ý nghĩa liên quan đến
hoạt động, sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức đó có thể kiểm soát và có ảnh hƣởng.
Năm 1996 tiêu chuẩn ISO 14001 đƣợc ban hành lần thứ nhất bởi Tổ chức quốc tế
về Tiêu chuẩn hóa (ISO).
Năm 2004, tiêu chuẩn này đƣợc sửa đổi lần thứ nhất dẫn đến việc ban hành ISO
14001:2004, trong đó có nhiều cải tiến đột phá về phƣơng pháp tiếp cận đối với quản
lý môi trƣờng theo mô hình P-D-C-A, đồng thời thể hiện sự tƣơng thích của tiêu chuẩn
về hệ thống quản lý môi trƣờng với tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lƣợng theo
ISO 9001:2000.
Ngày 17/7/2009, ISO đã ban hành tài liệu hiệu đính kỹ thuật (Technical
Corrigendum), có ký hiệu là ISO 14001:2004/ Cor 1:2009, xuất phát từ việc ban hành
tiêu chuẩn về yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001:2008.
TCVN ISO 14001:2010 (ISO 14001:2004 + Cor. 1:2009) không đƣa ra bất cứ
yêu cầu nào mới đối với tiêu chuẩn, có nghĩa là nội dung của tiêu chuẩn, từ Chƣơng 1
đến Chƣơng 4 của TCVN ISO 14001:2005 (ISO 14001:2004) và nội dung của phần
hƣớng dẫn sử dụng theo Phụ lục A đƣợc giữ nguyên không thay đổi. Chỉ có Phụ lục B
(Annex B) và phần Mục lục các tài liệu tham khảo (Bibliography) đã đƣợc điều chỉnh
lại để tƣơng ứng và nhất quán với tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 (ISO 9001:2008).
Các thay đổi cụ thể ở TCVN ISO 14001:2010 (ISO 14001:2004/Cor. 1:2009)
nhƣ sau:
ě Bảng Mục lục: “Sự tƣơng ứng giữa TCVN ISO 14001:2005 và TCVN ISO
9001:2000” đƣợc đổi thành “Sự tƣơng ứng giữa TCVN ISO 14001:2010 và TCVN ISO
9001:2008”.
SVTH: Đinh Mộng Tuyền

7


GVHD: Nguyễn Huy Vũ


Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An
ě Trong phần giới thiệu: “TCVN ISO 9001:2000” đƣợc đổi thành “TCVN
ISO 9001:2008”.
ě Tiêu đề của Phụ lục B đƣợc đổi thành “Sự tƣơng ứng giữa TCVN ISO
14001:2010 và TCVN ISO 9001:2008”, và các Bảng B.1 và B.2 đƣợc thay thế hoàn
toàn tƣơng ứng với sự thay đổi về số hiệu tiêu chuẩn nhƣ nêu trong tiêu đề.
ě Trong mục Tài liệu tham khảo: “TCVN ISO 9000:2000” đƣợc đổi thành
“TCVN ISO 9000:2007”; “TCVN ISO 9001:2000” đƣợc đổi thành “TCVN ISO
9001:2008” và “ISO 19001:2002” đƣợc đổi thành “TCVN ISO 19011:2003”.
2.2.2 Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
Xem xét của
lãnh đạo

Chính sách môi
trƣờng

Kiểm tra
- Giám sát và đo lƣờng.
- Đánh giá sự tuân thủ.
- Sự không phù hợp, hành
động khắc phục và phòng
ngừa.
- Kiểm soát hồ sơ.
- Đánh giá nội bộ.


CẢI
TIẾN
LIÊN
TỤC

Lập kế hoạch
- Khía cạnh môi
trƣờng.
- Yêu cầu pháp luật
và các yêu cầu khác.
- Mục tiêu, chỉ tiêu,
chƣơng trình.

Thực hiện và điều hành
- Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn.
- Năng lực, đào tạo và nhận thức.
- Trao đổi thông tin.
- Tài liệu.
- Kiểm soát tài liệu.
- Kiểm soát điều hành.
- Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng
khẩn cấp.
Hình 2.2: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
2.2.3 Các lợi ích khi áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
 Về mặt thị trƣờng:
ě Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng.
SVTH: Đinh Mộng Tuyền

8


GVHD: Nguyễn Huy Vũ


Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An
ě Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt
động môi trƣờng.
ě Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi
trƣờng và cộng đồng xung quanh.
 Về mặt kinh tế:
ě Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào.
ě Giảm thiểu mức sử dụng năng lƣợng.
ě Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.
ě Giảm thiểu lƣợng rác thải tạo ra và chi phí xử lý.
ě Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên.
ě Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trƣờng.
ě Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trƣờng.
ě Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ đƣợc đảm bảo trong môi
trƣờng làm việc an toàn.
ě Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề
nghiệp.
ě Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra.
 Về mặt quản lý rủi ro:
ě Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra.
ě Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm.
ě Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thƣờng.
ě Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận.
ě Đƣợc sự đảm bảo của bên thứ ba.
ě Vƣợt qua rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại.
ě Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.

2.3 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 trên Thế giới và Việt Nam
2.3.1 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 trên Thế giới
ISO 14001:2004, là tiêu chuẩn cung cấp các yêu cầu cho hệ thống quản lý môi
trƣờng, đây là sự khẳng định liên quan đến toàn cầu của các tổ chức nhằm mang lại
SVTH: Đinh Mộng Tuyền

9

GVHD: Nguyễn Huy Vũ


Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An
hoạt động bền vững cho môi trƣờng. Tính đến cuối tháng 12 năm 2008, có ít nhất 188
815 chứng chỉ ISO 14001:2004 đƣợc cấp ở 155 quốc gia và nền kinh tế. Nhƣ vậy năm
2008 tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tăng lên là 34 243 ở 155 quốc gia và nền kinh tế so
với năm 2007 là 154 572 trong 148 quốc gia và nền kinh tế. Sự tăng trƣởng này là
34% chứng chỉ so với 29% trong năm 2007.
2.3.2 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 tại Việt Nam
Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001:1996 đã đƣợc cấp lần đầu tiên vào năm
1998 (2 năm sau khi tiêu chuẩn ISO 14001:1996 ra đời) và từ đó đến nay, số lƣợng tổ
chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên.
Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001:2004 hầu hết là các công
ty nƣớc ngoài hoặc liên doanh với nƣớc ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản. Điều này
cũng dễ hiểu vì Nhật Bản luôn là nƣớc đi đầu trong bảo vệ môi trƣờng và áp dụng ISO
14001:2004.
2.3.2.1

Thuận lợi


 Luật pháp về môi trƣờng chặt chẽ hơn
Trong thời gian vừa qua, mặc dù bảo vệ môi trƣờng là một vấn đề còn mới
nhƣng các văn bản có liên quan đến bảo vệ môi trƣờng cho thấy vấn đề bảo vệ môi
trƣờng đã từng bƣớc đƣợc hoàn chỉnh và khẳng định là một vấn đề hệ trọng và ngày
càng đƣợc quan tâm, đƣợc thể chế hoá vào hầu hết các ngành luật. Tuy còn dừng ở
mức độ này hay mức độ khác nhƣng các văn bản quy phạm pháp luật đó đã có tác
dụng to lớn trong công tác bảo vệ môi trƣờng, góp phần đáng kể trong việc cải thiện
môi trƣờng và nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng, trong quản lý nhà nƣớc về môi
trƣờng.
 Sức ép từ các công ty đa quốc gia
Hiện có những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp/nhà thầu của mình
phải đảm bảo vấn đề môi trƣờng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và
chứng chỉ ISO 14001:2004 nhƣ sự bảo đảm cho các yếu tố đó.
 Sự quan tâm của cộng đồng

SVTH: Đinh Mộng Tuyền

10

GVHD: Nguyễn Huy Vũ


Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An
Sự quan tâm của nhà nƣớc, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp dụng
ISO 14001:2004 cũng ngày càng gia tăng. Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây
ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng của các tổ chức, doanh nghiệp cũng đã bị ngƣời
dân, báo chí và các cơ quan chức năng phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải
tạm thời đóng cửa. Điều này cũng đã thể hiện một mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ
phía cộng đồng.

2.3.2.2

Khó khăn

 Thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nƣớc
Mặc dù có sự quan tâm trong công tác bảo vệ môi trƣờng nhƣng cho tới nay, Nhà
nƣớc, cơ quan quản lý chƣa có chính sách gì cụ thể để hỗ trợ các tổ chức/doanh nghiệp
trong việc áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Việc áp dụng
ISO 14001:2004 cho tới nay vẫn chịu áp lực chính là từ phía khách hàng và các tổ
chức/doanh nghiệp áp dụng ISO 14001:2004 vẫn chƣa đƣợc hƣởng ƣu đãi hay chính
sách khuyến khích nào.
 Nhận thức
Các tổ chức, doanh nghiệp trong nƣớc chƣa thật sự quan tâm và nhận thức về
HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 còn rất hạn chế. Đặc biệt là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ có tƣ tuởng cho rằng HTQLMT chỉ áp dụng cho những nhà máy,
công ty lớn, những công ty đa quốc gia chứ không áp dụng cho những cơ sở dịch vụ,
những công ty vừa và nhỏ.
 Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chƣa cao
Đánh giá nội bộ là một hoạt động quan trọng, cần đƣợc triển khai định kỳ nhằm
xác định hiệu lực cũng nhƣ tìm ra các cơ hội để cải tiến hiệu quả của hệ thống quản lý.
Tuy quan trọng nhƣng hiện nay, hoạt động đánh giá nội bộ cũng là yếu điểm của các
doanh nghiệp. Một số nguyên nhân thƣờng gặp:
ě Sự quan tâm của lãnh đạo chƣa thực sự đầy đủ và sâu sắc.
ě Năng lực của đánh giá viên nội bộ không đáp ứng.
ě Đánh giá nội bộ mang tính hình thức.
 Kinh phí cho việc triển khai áp dụng còn khá cao
SVTH: Đinh Mộng Tuyền

11


GVHD: Nguyễn Huy Vũ


Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An
Để xây dựng HTQLMT, doanh nghiệp phải chịu một khoản chi phí khá lớn. Đối
với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay thì khoản đầu tƣ này là một thách thức
không nhỏ. Do đó, nếu không thật sự cần thiết (không có yêu cầu của khách hàng, để
ký kết hợp đồng, thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài…) thì có những doanh nghiệp sẽ
không áp dụng ISO 14001 để tránh những khoản đầu tƣ nhất định.
2.4 Thuật ngữ và định nghĩa
ě Môi trƣờng: Những thứ bao quanh nơi hoạt động của một tổ chức, kể cả
không khí, nƣớc, đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, hệ động vật, con ngƣời
và các mối quan hệ qua lại giữa chúng.
ě Hệ thống quản lý môi trƣờng: Một phần trong hệ thống quản lý của một tổ
chức đƣợc sử dụng để triển khai và áp dụng chính sách môi trƣờng, quản lý các khía
cạnh môi trƣờng của tổ chức.
ě Thủ tục: Cách thức đƣợc quy định để tiến hành một hành động hoặc một
quá trình.
Chú thích 1: Thủ tục có thể đƣợc lập thành văn bản hoặc không.
Chú thích 2: Khi một thủ tục đƣợc lập thành văn bản, thƣờng sử dụng thuật ngữ
“thủ tục thành văn” hay “thủ tục dạng tài liệu”. Tài liệu chứa một thủ tục có thể gọi là
một “tài liệu về thủ tục”.
(Theo TCVN 9000:2007, 3.4.5)
ě Tài liệu: Thông tin và phƣơng tiện hỗ trợ thông tin
Chú thích 1: Phƣơng tiện có thể là giấy, đĩa từ, đĩa điện tử hoặc quang, ảnh hay
mẫu gốc hoặc tổ hợp các dạng trên.
Chú thích 2: Một tập hợp các tài liệu, ví dụ nhƣ các quy định và hồ sơ, thƣờng
đƣợc gọi là “hệ thống tài liệu”.
Chú thích 3: Một số yêu cầu (ví dụ nhƣ yêu cầu phải dễ đọc) liên quan đến mọi

tài liệu, tuy nhiên có những có yêu cầu khác nhau cho các quy định (ví dụ yêu cầu
kiểm soát việc sửa đổi) và hồ sơ ( ví dụ yêu cầu cần đƣợc xử lý)
( Theo TCVN 9000:2007, 3.7.2)
SVTH: Đinh Mộng Tuyền

12

GVHD: Nguyễn Huy Vũ


Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An
ě Chuyên gia đánh giá: Ngƣời có khả năng phẩm chất và năng lực cá nhân để
tiến hành một cuộc đánh giá.
(Theo TCVN 9000:2007, 3.9.9)
ě Cải tiến liên tục: Quá trình lập lại để nâng cao hệ thống quản lý môi trƣờng
nhằm đạt đƣợc những cải tiến trong kết quả hoạt động môi trƣờng tổng thể và nhất quán
với chính sách môi trƣờng của tổ chức.
Chú thích: Quá trình này không nhất thiết phải đƣợc tiến hành một cách đồng
thời ở tất cả các lĩnh vực hoạt động.
ě Sự không phù hợp: Sự không đáp ứng/thoả mãn một yêu cầu.
ě Hành động khắc phục: Hành động loại bỏ nguyên nhân của sự không phù
hợp đã đƣợc phát hiện.
ě Hành động phòng ngừa: Hành động để loại bỏ nguyên nhân gây ra sự
không phù hợp tiềm ẩn.
ě Khía cạnh môi trƣờng: Yếu tố của các hoạt động hoặc sản phẩm hoặc dịch
vụ của một tổ chức có thể tác động qua lại với môi trƣờng.
ě Khía cạnh môi trƣờng có ý nghĩa: Là khía cạnh có hoặc có thể có một tác
động môi trƣờng đáng kể.
ě Tác động môi trƣờng: Bất kỳ một sự thay đổi nào của môi trƣờng, dù bất lợi

hoặc có lợi, toàn bộ hoặc từng phần do các khía cạnh môi trƣờng của một tổ chức gây
ra.
ě Mục tiêu môi trƣờng: Mục đích tổng thể về môi trƣờng, phù hợp với chính
sách môi trƣờng mà tổ chức tự đặt ra cho mình nhằm đạt tới.
ě Kết quả hoạt động môi trƣờng: Các kết quả có thể đo đƣợc về sự quản lý
các khía cạnh môi trƣờng của một tổ chức.
Chú thích: Trong khuôn khổ một hệ thống quản lý môi trƣờng, các kết quả có thể
đo đƣợc là dựa trên chính sách môi trƣờng, mục tiêu môi trƣờng, chỉ tiêu môi trƣờng
của một tổ chức và các yêu cầu khác về kết quả hoạt động môi trƣờng.

SVTH: Đinh Mộng Tuyền

13

GVHD: Nguyễn Huy Vũ


Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An
ě Chính sách môi trƣờng: Tuyên bố một cách chính thức lãnh đạo cấp cao
nhất về ý đồ và định hƣớng chung đối với kết quả hoạt động môi trƣờng của một tổ
chức.
Chú thích: Chính sách môi trƣờng tạo ra khuôn khổ cho hành động và định ra các
mục tiêu môi trƣờng, chỉ tiêu môi trƣờng.
ě Chỉ tiêu môi trƣờng: Yêu cầu cụ thể, khả thi về kết quả thực hiện đối với
một tổ chức hoặc các bộ phận của nó, yêu cầu này xuất phát từ các mục tiêu môi trƣờng
và cần phải đề ra, phải đạt đƣợc để vƣơn tới các mục tiêu đó.
ě Bên hữu quan: Cá nhân hoặc nhóm liên quan đến hoặc bị ảnh hƣởng từ kết
quả hoạt động môi trƣờng của một tổ chức.
ě Đánh giá nội bộ: Một quá trình có hệ thống, độc lập và đƣợc lập thành văn

bản nhằm thu thập các bằng chứng đánh giá chúng một cách khách quan để xác định
mức độ thực hiện các chuẩn mực đánh giá hệ thống quản lý môi trƣờng do tổ chức thiết
lập.
Chú thích: Trong nhiều trƣờng hợp, đặc biệt đối với các tổ chức nhỏ, yêu cầu về
tính độc lập có thể đƣợc thể hiện bằng việc không liên quan về trách nhiệm với hoạt
động đƣợc đánh giá.
ě Tổ chức: Bất kỳ công ty, tập đoàn, hãng, xí nghiệp, cơ quan có thẩm quyền
hoặc viện, hoặc một bộ phận hay kết hợp của chúng, dù là đƣợc tích hợp hay không,
công hoặc tƣ mà có các chức năng và quản trị riêng của mình.
Chú thích: Với các tổ chức có nhiều đơn vị hoạt động, thì một đơn vị hoạt động
riêng lẻ cũng có thể đƣợc xác định nhƣ là một tổ chức.
ě Ngăn ngừa ô nhiễm: Sử dụng các quá trình, các biện pháp thực hành, các kỹ
thuật, các vật liệu, các sản phẩm, các dịch vụ hoặc năng lƣợng để tránh, giảm bớt hay
kiểm soát (một cách riêng rẻ hay kết hợp) sự tạo ra, phát thải hoặc xả thải bất kỳ loại
chất ô nhiễm hoặc chất thải nào nhằm giảm thiểu chất lƣợng môi trƣờng bất lợi.
Chú thích: Ngăn ngừa ô nhiễm có thể bao gồm việc giảm thiểu hoặc loại bỏ từ
nguồn, thay đổi quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên,
thay thế vật liệu và năng lƣợng, tái sử dụng, phục hồi, tái sinh, tái chế và xử lý.
SVTH: Đinh Mộng Tuyền

14

GVHD: Nguyễn Huy Vũ


Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An

Chƣơng 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ PISICO

ĐỒNG AN
3.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An
3.1.1 Giới thiệu chung
ě Tên tiếng Việt Công ty: Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An.
ě Tên giao dịch đối ngoại: Pisico – ĐA Wood Processing Furniture Join
Stock Company.
ě Địa chỉ: Lô C, Đƣờng số 3, Khu công nghiệp Đồng An, huyện Thuận An,
tỉnh Bình Dƣơng.
ě Điện thoại: 06503758762

Fax: 06503758116

ě Email:
ě Mã số doanh nghiệp: 3700653514
ě Mặt hàng xuất khẩu: Đồ gỗ các loại
ě Mặt hàng nhập khẩu: Gỗ và nguyên vật liệu
ě Vốn điều lệ: 15.000.000.000 VNĐ
ě Đại diện pháp luật: Ông Võ Đình Thiên – Giám đốc
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An ban đầu là phân xƣởng sản xuất
nhỏ trực thuộc Tổng Công ty Sản xuất – Đầu tƣ - Dịch vụ - Xuất nhập khẩu Bình
Định sau đó chuyển đổi thành Công ty cổ phần hoạt động độc lập nhƣ hiện nay. Năm
1996 Tổng Công ty Pisico quyết định thành lập phân xƣởng chế biến gỗ, sản xuất nhỏ,
số lƣợng mỗi tháng từ 8 -10 containers đặt tại Thủ Đức TP.Hồ Chí Minh.
Theo quyết định số 22/QĐ – TCTY ngày 02-05-2001 phân xƣởng chuyển thành
Xí nghiệp chế biến gỗ xuất nhập khẩu Pisico trên cơ sở đầu tƣ xây dựng. Theo quyết
SVTH: Đinh Mộng Tuyền

15


GVHD: Nguyễn Huy Vũ


Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An
định phê duyệt dự án đầu tƣ số 99/QĐ – TCTY ngày 24-02-2011 và tiếp nhận toàn
phân xƣởng sản xuất của Pisico – chi nhánh TP.Hồ Chí Minh tại quận 9, xí nghiệp trú
đóng tại khu công nghiệp Đồng An - Bình Dƣơng.
Vào tháng 08 năm 2005, Xí nghiệp đƣợc cổ phần hóa thành Công ty cổ phần chế
biến gỗ Pisico Đồng An. Qua nhiều năm hoạt động, Công ty cũng đã dần khẳng định
đƣợc vị trí cũng nhƣ ƣu thế trong việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm gỗ ngoài
trời. Hiện nay, Công ty đã có hơn 15 khách hàng lớn.
Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico Đồng An đƣợc hình thành dƣới hình thức
chuyển một bộ phận doanh nghiệp nhà nƣớc Xí nghiệp chế biến gỗ Pisico Đồng An
trực thuộc Tổng Công ty Pisico thành công ty cổ phần, hoạt động theo luật doanh
nghiệp đƣợc Quốc Hội Nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày
12-06-1999.
3.1.3 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Các sản phẩm chính của Công ty là bàn ghế gỗ ngoài trời và các loại bàn ghế gỗ
kết hợp với khung nhôm, sắt.
3.1.4 Khái quát về tình hình hoạt động của Công ty
Trong những năm qua Công ty luôn giữ quan hệ gắn bó với những khách hàng có
khả năng tiêu thụ hàng hóa với số lƣợng lớn nhƣ:
ě Công ty YEDERSOME (Đan Mạch)
ě Công ty SCANCOM (Đan Mạch)
ě Công ty TOPSEAL (Hồng Kông)
ě Công ty CATTIE (Pháp)
ě Công ty JICO (Úc)
ě Công ty Phúc Thắng (Đức)
Hiện nay, Công ty đang tìm kiếm đối tác có nhu cầu về sản phẩm gỗ có giá trị

cao nhƣ: gỗ teak, gỗ hƣơng… và những mặt hàng nội thất, phun sơn nhằm mở rộng thị
trƣờng xuất khẩu đặc biệt Mỹ, Canada là hai thị trƣờng lớn mà Công ty đang hƣớng
tới.
3.1.5 Cơ cấu tổ chức tại Công ty
SVTH: Đinh Mộng Tuyền

16

GVHD: Nguyễn Huy Vũ


×