Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 186 trang )

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
NGHỀ NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM

Họ và tên sinh viên: ĐỖ THỊ VÂN ANH
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2008  2012

Tháng 6/2012


 

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
NGHỀ NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM

Tác giả

ĐỖ THỊ VÂN ANH

Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường



Giáo viên hướng dẫn
Kỹ sư Nguyễn Huy Vũ

Tháng 06 năm 2012
Trang i


 

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa:
MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
Ngành:
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: ĐỖ THỊ VÂN ANH
MSSV: 08149003
Khoá học:
2008 – 2012
Lớp: DH08QM
1. Tên đề tài: “Xây dựng hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại

Công ty Cổ phần thép Nam Kim theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007”.
2. Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
Nghiên cứu các yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18001: 2007
Nghiên cứu khả năng áp dụng OHSAS 18001:2007 tại Công ty Cổ phần thép
Nam Kim
Tổng quan hoạt động sản xuất tại Công ty
Hiện trạng môi trường và an toàn sức khỏe nghề nghiệp trong Công ty
Nhận dạng mối nguy và đánh giá rủi ro, đưa ra các biện pháp hành động khắc
phục, phòng ngừa
Xây dựng hệ thống tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống theo tiêu chuẩn
OHSAS 18001:2007
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 02/2012
Kết thúc: tháng 06/2012
4. Họ tên GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày …..tháng ….. năm 2012
Ban Chủ nhiệm Khoa

Ngày…..tháng…..năm 2011
Giáo viên hướng dẫn

KS. Nguyễn Huy Vũ


 

LỜI CẢM TẠ
Sau 4 năm học tập tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã được
trang bị nhiều kiến thức và kinh nghiệm sống quý báu cho hành trang tương lai của mình.
Đặc biệt luận văn tốt nghiệp là mốc quan trọng trong quá trình học tập và rèn luyện của

sinh viên, là điểm kết của một quá trình phấn đấu và rèn luyện nhưng cũng là điểm khởi
đầu cho bước đường tương lai. Trong quá trình này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
và động viên từ thầy cô, bạn bè và gia đình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Cô Vũ Thị Hồng Thủy đã liên hệ giúp tôi chỗ thực tập, thầy Nguyễn Huy Vũ đã nhiệt
tình chỉ dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành Khóa luận tốt
nghiệp này.
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cùng toàn thể thầy cô Khoa Môi
trường và Tài nguyên thuộc Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã dạy dỗ, truyền đạt
cho tôi những kiến thức bổ ích trong 4 năm học.
Tập thể lớp DH08QM đã chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp những ý kiến quý báu cho
tôi.
Tôi cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo Công ty Cổ phần thép Nam Kim, phòng HCNS và
tất cả các anh chị trong Công ty đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt
những tháng thực tập.
Con xin cảm ơn gia đình đã luôn ở bên và là chỗ dựa vững chắc cho con trong suốt
quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2012
Sinh viên

Đỗ Thị Vân Anh
Trang ii


 

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Con người là vốn quý nhất của xã hội, người lao động vừa là động lực, vừa là mục
tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy bảo hộ lao động, việc đảm bảo môi trường
làm việc an toàn và hiệu quả là điều mà các tổ chức đang vươn tới. Đặc biệt trong ngành

gia công cơ khí vấn đề an toàn đáng được quan tâm hơn nữa.Thấy được những vấn đề này
tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Xây dựng hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe
nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 tại Công ty Cổ phần thép Nam
Kim” được thực hiện ở cụm sản xuất An Thạnh – thị trấn An Thạnh – huyện Thuận An –
tỉnh Bình Dương trong thời gian thực tập từ tháng 12/2011đến 02/2012.
Đề tài đã nhận diện được 48 mối nguy tại 17 khu vực, trong đó có 17 mối nguy cần
ngăn chặn trong năm nay, 25 mối nguy cần ngăn chặn trong năm tới, xác định 4 luật, 11
nghị định, 3 quyết định, 13 thông tư, 5 thông tư liên tịch, 1 công văn và 2 tiêu chuẩn cần
tuân thủ, xây dựng được 6 mục tiêu, 6 chỉ tiêu và 6 chương trình hành động.
Đề tài đã xây dựng được hệ thống tài liệu quản lý AT&SKNN theo tiêu chuẩn
OHSAS 18001:2007 gồm 13 thủ tục, 9 hướng dẫn công việc, 47 biểu mẫu.
Đồng thời đề tài cũng nêu được những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng hệ thống
AT&SKNN theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 tại Công ty Cổ phần thép Nam Kim.
Đề tài chỉ nghiên cứu trong thời gian ngắn và bản thân tôi là sinh viên mới ra trường
chưa có nhiều kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót. Thêm vào đó đề tài chỉ
nghiên cứu dựa vào thực trạng an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty Cổ phần thép
Nam Kim và cơ sở lý thuyết của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007, chưa có điều kiện để
thực thi nên khó có thể đánh giá được hiệu quả của nó.
Với mục đích cải thiện môi trường lao động, đảm bảo an toàn lao động tôi hi vọng
Công ty Cổ phần thép Nam Kim sẽ nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
vào hệ thống quản lý AT&SKNN.

Trang iii


 

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................................... 1

TÓM TẮT KHÓA LUẬN ................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ....................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... x
DANH MỤC HÌNH VẼ - SƠ ĐỒ ..................................................................................... x
Chương 1 ............................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2
1.4 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 2
1.5 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 2
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2
1.6.1 Phương pháp nghiên cứu thực tế ........................................................................ 2
1.6.2 Phương pháp liệt kê ............................................................................................ 3
1.6.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................................. 3
1.6.4 Phương pháp thống kê và cho điểm .................................................................... 3
1.6.5 Phương pháp phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên gia ..................................... 4
Chương 2 ............................................................................................................................ 5
TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007................................................. 5
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS ............................................................ 5
2.2 CẤU TRÚC HỆ THỐNG OHSAS 18001:2007 .................................................... 6
2.3 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG OHSAS 18001:2007 ....................................................... 7
2.3.1 Lợi ích của việc xây dựng hệ thống OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 ................................................................................................................... 7
2.3.2 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007................. 8
2.3.3 Tình hình áp dụng tiêu chuẩn OHSAS tại Việt Nam.......................................... 9
2.3.4 Bài học kinh nghiệm khi xây dựng hệ thống ...................................................... 9

Trang iv



 

2.4 CÁC THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA LIÊN QUAN ĐẾN OHSAS
18001:2007 ..................................................................................................................... 9
Chương 3 .......................................................................................................................... 13
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM ..................................... 13
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM ............................ 13
3.1.1 Giới thiệu chung................................................................................................ 13
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................... 14
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty .............................................................................. 14
3.1.4 Quy mô diện tích ............................................................................................... 14
3.1.5 Trang thiết bị và nhu cầu nguyên vật liệu ......................................................... 15
3.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP
NAM KIM .................................................................................................................... 15
3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM
...................................................................................................................................... 15
3.3.1 Các yếu tố ô nhiễm chính ................................................................................. 15
3.3.2 Hiện trạng quản lý môi trường tại Công ty ....................................................... 17
3.4 HIỆN TRẠNG AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THÉP NAM KIM ..................................................................................... 21
3.4.1 Tổ chức thực hiện ATVSLĐ tại Công ty .......................................................... 21
3.4.2 Các hoạt động về ATVSLĐ tại Công ty ........................................................... 24
3.4.3 Tình hình tai nạn lao động trong năm qua ........................................................ 29
3.5.1 Thuận lợi ........................................................................................................... 30
3.5.2 Khó khăn ........................................................................................................... 30
Chương 4 .......................................................................................................................... 31
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AT&SKNN THEO TIÊU CHUẨN OHSAS
18001:2007 ........................................................................................................................ 31
4.1 CHÍNH SÁCH AT&SKNN .................................................................................. 31

4.1.1 Phạm vi của hệ thống quản lý AT&SKNN....................................................... 31
4.1.2 Thành lập ban OH&S........................................................................................ 31
4.1.3 Xây dựng và phổ biến chính sách AT&SKNN................................................. 32
4.2 NHẬN DẠNG MỐI NGUY VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO....................................... 33
4.2.1 Mục đích ........................................................................................................... 33
Trang v


 

4.2.2 Nội dung thực hiện............................................................................................ 33
4.3 KIỂM SOÁT ĐIỀU HÀNH .................................................................................. 37
4.3.1 Mục đích ........................................................................................................... 37
4.3.2 Nội dung thực hiện............................................................................................ 37
4.4 YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ YÊU CẦU KHÁC, ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP 38
4.4.1 Mục đích ........................................................................................................... 38
4.4.2 Nội dung thực hiện............................................................................................ 39
4.5 CÁC MỤC TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH ........................................................... 40
4.5.1 Mục đích ........................................................................................................... 40
4.5.2 Nội dung thực hiện............................................................................................ 40
4.6 NGUỒN LỰC, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ, TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH VÀ
QUYỀN HẠN ............................................................................................................... 44
4.6.1 Mục đích ........................................................................................................... 44
4.6.2 Nội dung thực hiện............................................................................................ 44
4.7 NĂNG LỰC, ĐÀO TẠO VÀ NHẬN THỨC ...................................................... 45
4.7.1 Mục đích ........................................................................................................... 45
4.7.2 Nội dung thực hiện............................................................................................ 46
4.8 TRAO ĐỔI THÔNG TIN, THAM GIA VÀ THAM KHẢO Ý KIẾN ............. 46
4.8.1 Mục đích ........................................................................................................... 46
4.8.2 Nội dung thực hiện............................................................................................ 46

4.9 SOẠN THẢO VÀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU ............................................................ 48
4.9.1 Mục đích ........................................................................................................... 48
4.9.2 Nội dung thực hiện............................................................................................ 48
4.10 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP .............................. 49
4.10.1 Mục đích ........................................................................................................ 49
4.10.2 Nội dung thực hiện ........................................................................................ 49
4.11 GIÁM SÁT VÀ ĐO LƯỜNG VIỆC THỰC HIỆN ......................................... 50
4.11.1 Mục đích ........................................................................................................ 50
4.11.2 Nội dung thực hiện ........................................................................................ 51
4.12 ĐIỀU TRA SỰ CỐ ............................................................................................. 51
4.12.1 Mục đích ........................................................................................................ 51
4.12.2 Nội dung thực hiện ........................................................................................ 51
Trang vi


 

4.13 SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC PHÒNG NGỪA .... 52
4.13.1 Mục đích ........................................................................................................ 52
4.13.2 Nội dung thực hiện ........................................................................................ 53
4.14 KIỂM SOÁT HỒ SƠ ......................................................................................... 53
4.14.1 Mục đích ........................................................................................................ 53
4.14.2 Nội dung thực hiện ........................................................................................ 53
4.15 ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ .......................................................................................... 54
4.15.1 Mục đích ........................................................................................................ 54
4.15.2 Nội dung thực hiện ........................................................................................ 54
4.16 XEM XÉT LÃNH ĐẠO ..................................................................................... 55
4.16.1 Mục đích ........................................................................................................ 55
4.16.2 Nội dung thực hiện ........................................................................................ 55
Chương 5 .......................................................................................................................... 56

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 57
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 57
5.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 59 
PHỤ LỤC
  

Trang vii


 

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

ATLĐ

An toàn lao động

AT&SKNN

An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

AT&VSTP

An toàn và vệ sinh thực phẩm

BGĐ


Ban giám đốc

BHLĐ

Bảo hộ lao động

BLĐTBXH

Bộ Lao động – Thương binh xã hội

BTNMT

Bộ Tài nguyên – Môi trường

BM

Biểu mẫu

BNN

Bệnh nghề nghiệp

BYT

Bộ Y tế

CB-CNV

Cán bộ công nhân viên


CCBVMT

Chi cục bảo vệ môi trường

CN

Công nhân

CTNH

Chất thải nguy hại

ĐDLĐ

Đại diện lãnh đạo

HCNS

Hành chính nhân sự

HDCV

Hướng dẫn công việc

HĐPN

Hành động phòng ngừa

HTQL


Hệ thống quản lý

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

KCS

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

NLĐ

Người lao động

OH&S(Occupational Health and Safety)

An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam
Trang viii


 


RNH

Rắn nguy hại

TNLĐ

Tai nạn lao động

TCVSLĐ

Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

TLĐLĐVN

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TT

Thủ tục

TTLT

Thông tư liên tịch

ƯPTTKC


Ứng phó tình trạng khẩn cấp

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Trang ix


 

 

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Khối lượng CTNH phát sinh tại Công ty ......................................................... 17
Bảng 3.2: Danh mục thuốc và dụng cụ y tế tủ thuốc của Công ty.................................... 24
Bảng 3.3: Danh mục các thiết bị được kiểm định ............................................................. 25

Bảng 3.4: Quy định cấp phát trang thiết bị BHLĐ ........................................................... 27
Bảng 3.5: Kết quả kiểm tra sức khỏe CB-CNV thuộc Công ty Cổ phần thép Nam Kim. 27
Bảng 4.1: Phân loại mức độ rủi ro và thứ tự thực hiện các giải pháp phòng ngừa........... 37 
Bảng 4.2: Một số hướng dẫn công việc được sử dụng trong hệ thống ............................. 38
Bảng 4.3: Mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình hành động vì OHSAS ................................... 42 
Bảng 4.4: Trách nhiệm biên soạn, kiểm tra, ban hành tài liệu.......................................... 49 
Bảng 4.5: Thời gian lưu trữ các loại hồ sơ ....................................................................... 54 

DANH MỤC HÌNH VẼ - SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô hình cấu trúc hệ thống quản lý OH&S ............................................. 6
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải sản xuất ......................................................... 19
Sơ dồ 4.1: Sơ đồ tổ chức ban OH&S của Công ty Cổ phần thép Nam Kim..................... 31
Sơ đồ 4.2: Sơ đồ phân cấp tài liệu của hệ thống OH&S tại Công ty ................................ 48
 
 

Trang x


Xây dựng hệ thống quản lý AT&SKNN tại Công ty Cổ phần thép Nam Kim theo tiêu
chuẩn OHSAS 18001:2007
 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính mạng và sức khỏe của con người là tài sản vô giá của mỗi gia đình, mỗi quốc
gia. Nước ta với mục tiêu đến năm 2020 nước ta phát triển thành một nước công nghiệp
thì vấn đề an toàn lao động càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Theo thông báo số 303/TB – BLĐTBXH của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội

thì năm 2011 trên toàn quốc đã xảy ra 5896 vụ tai nạn lao động làm 6154 người bị nạn
trong đó có 574 người chết. So với năm 2010 là 5125 vụ tai nạn lao động (tăng 15,04%)
và làm 5307 người bị nạn (15,96%). Số liệu trên đã cho thấy tình hình tai nạn lao động
diễn ra ngày càng phức tạp, tăng cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng. Mặc dù các cơ
quan quản lý nhà nước đã có những nổ lực để giảm tai nạn lao động, tuy nhiên với tình
hình trên đã cho thấy một vấn đề rằng an toàn trong lao động vẫn chưa được quản lý tốt.
Trong thời đại kinh tế trí thức ngày nay, người lao động ngày càng quan tâm hơn đến
an toàn và sức khỏe. Họ đòi hỏi được lao động trong môi trường mang tính an toàn cao.
Thêm vào đó là sức ép từ thị trường, xã hội và pháp luật. Điều này đã buộc các tổ chức
phải duy trì và thường xuyên cải tiến điều kiện làm việc, môi trường làm việc một cách có
hiệu quả và mang tính phòng ngừa tốt.
Là sinh viên ngành Quản lý môi trường, song song với các hoạt động bảo vệ môi
trường, tôi ý thức được vai trò của công tác quản lý OH&S với hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp. Đối với công nghiệp gia công cơ khí, vấn đề an toàn càng trở nên quan
trọng. Đó là những lý do tôi quyết định thực hiện Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “ Xây
dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 tại Công ty Cổ phần thép Nam Kim”.
SVTH: ĐỖ THỊ VÂN ANH

Trang 1

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 


Xây dựng hệ thống quản lý AT&SKNN tại Công ty Cổ phần thép Nam Kim theo tiêu
chuẩn OHSAS 18001:2007
 

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu thực trạng vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại

Công ty Cổ phần thép Nam Kim. Từ đó xây dựng hệ thống tài liệu về quản lý an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại Công ty theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 – 2007.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu: Công ty Cổ phần thép Nam Kim. Đường N1, cụm sản xuất An
Thạnh, Thuận An, Bình Dương.
Thời gian nghiên cứu: Từ 01/03/2012 đến 01/06/2012
Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động, quy trình, sản phẩm, dịch vụ, phân xưởng,
phòng ban của Công ty liên quan đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
1.4 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu gồm những nội dung sau:
Tìm hiểu chung về tiêu chuẩn OHSAS 18001: 2007
Tổng quan hoạt động sản xuất, hoạt động quản lý ATVSLĐ tại Công ty
Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn vận hành hệ thống theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007
1.5 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ nghiên cứu dựa vào thực trạng an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty
Cổ phần thép Nam Kim và cơ sở lý thuyết của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007, chưa có
điều kiện để thực thi nên khó có thể đánh giá được hiệu quả của nó.
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.6.1 Phương pháp nghiên cứu thực tế
 Khảo sát thực tế quy trình sản xuất tại Công ty cổ phần thép Nam Kim. Xem lại có
khác gì so với quy trình trên giấy, tại sao lại có sự khác nhau đó.

SVTH: ĐỖ THỊ VÂN ANH

Trang 2

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 



Xây dựng hệ thống quản lý AT&SKNN tại Công ty Cổ phần thép Nam Kim theo tiêu
chuẩn OHSAS 18001:2007
 

 Quan sát trực tiếp và nhìn nhận vấn đề ATLĐ tại Công ty để có những kết quả xác
thực nhất. Cụ thể là:
 Việc trang bị trang thiết bị PCCC của Công ty,
 Việc đặt các biển báo nguy hiểm ở các khu vực kho CTNH, kho hóa chất và các
khu vực nguy hiểm khác,
 Việc sử dụng BHLĐ hay tuân thủ quy trình vận hành máy móc thiết bị của CN,
 Quan sát, cảm nhận điều kiện làm việc ở những yếu tố như: nhiệt độ, bụi, ồn và
các điều kiện mất an toàn khác.
 Hệ thống thông tin liên lạc nội bộ của Công ty,…
Từ đó nhận diện và xác định các mối nguy của Công ty.
 Quan sát các hoạt động quản lý OH&S tại Công ty ở các hoạt động có thể quan sát
được như: hoạt động y tế (tủ thuốc y tế), hoạt động tưới nước khuôn viên, hoạt động cảnh
báo các vấn đề mất an toàn, hoạt động cung cấp BHLĐ,…
1.6.2 Phương pháp liệt kê
 Liệt kê các thuận lợi và khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007.
 Liệt kê các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà Công ty phải tuân thủ.
 Liệt kê các mối nguy, rủi ro và các biện pháp kiểm soát đang áp dụng.
1.6.3 Phương pháp phân tích và xử lý thông tin
Dựa trên nguồn thông tin được cung cấp từ Báo cáo giám sát môi trường, Báo cáo an
toàn vệ sinh lao động,… tiến hành tìm hiểu và lựa chọn những thông tin chính xác và cần
thiết để thực hiện khóa luận. Phân tích dữ liệu, đưa ra những kết quả cần thiết để giải
quyết các vấn đề của Công ty.
Tìm hiểu và đánh giá quy mô hoạt động và hiện trạng quản lý OH&S tại Công ty
1.6.4 Phương pháp thống kê và cho điểm
 Đánh giá mức độ rủi ro bằng cách cho điểm từng mối nguy.
 Thống kê các mối nguy cần được kiểm soát trong năm nay, các mối nguy cần được

kiểm soát trong năm tới và các rủi ro có thể chấp nhận được.
SVTH: ĐỖ THỊ VÂN ANH

Trang 3

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 


Xây dựng hệ thống quản lý AT&SKNN tại Công ty Cổ phần thép Nam Kim theo tiêu
chuẩn OHSAS 18001:2007
 

1.6.5 Phương pháp phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên gia
 Tìm hiểu tình trạng an toàn lao động sức khỏe của CB-CNV thông qua việc tham
phỏng vấn và tham khảo ý kiến của các cán bộ OH&S, CB-CNV trong Công ty.
 Phỏng vấn 1 cán bộ an toàn nhằm biết được tình hình quản lý ATVSLĐ tại Công
ty như: hoạt động khám sức khỏe, diễn tập định kỳ PCCC, hoạt động y tế, tình
hình tai nạn lao động. Phỏng vấn 1 nhân viên phòng Maketing và 3 CN để kiểm
tra lại thông tin. Đồng thời đối chiếu với tài liệu để xác thực một lần nữa.
 Phỏng vấn 5 CN tại phân xưởng mạ kẽm và mạ màu để biết điều kiện làm việc
(ồn, bụi, nhiệt độ, tình trạng mất an toàn, sự hài lòng,…)
 Tham khảo tài liệu hiện có của Công ty về các vấn đề có liên quan.
 Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy tôn tráng
kẽm và tôn mạ màu, tháng 2/2004.
 Báo cáo giám sát môi trường quý III năm 2011.
 Các tài liệu về ATVSLĐ (công tác thực hiện ATVSLĐ, hồ sơ khám sức khỏe,
tình hình tai nạn lao động,…)
 Tham khảo tài liệu về tiêu chuẩn OHSAS 18001: 2007 và các tài liệu chuyên
ngành, tham khảo sách báo, internet,…(Chi tiết tại Danh mục tài liệu tham khảo)


SVTH: ĐỖ THỊ VÂN ANH

Trang 4

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 


Xây dựng hệ thống quản lý AT&SKNN tại Công ty Cổ phần thép Nam Kim theo tiêu
chuẩn OHSAS 18001:2007
 

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS
Trước nhu cầu phát triển mạnh mẽ về tiêu chuẩn quản lý an toàn sức khỏe nghề
nghiệp, viện tiêu chuẩn Anh (BSI) cùng với sự cộng tác của các tổ chức chứng nhận hàng
đầu thế giới đã phát hành phiên bản đầu tiên về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe
nghề nghiệp - tiêu chuẩn OHSAS 18001:1999. Sau đó phiên bản mới OHSAS
18001:2007 được xuất bản ngày 1/7/2007.
OHSAS 18000 là một bộ tiêu chuẩn quốc tế an toàn sức khỏe nghề nghiệp được xây
dựng từ các tổ chức chứng nhận, các tổ chức tư vấn và các chuyên gia trong ngành. Bộ
tiêu chuẩn quốc tế OHSAS 18000 gồm 2 tiêu chuẩn là OHSAS 18001 đưa ra các yêu cầu
và OHSAS 18002 đưa ra các hướng dẫn áp dụng OHSAS 18001.
OHSAS 18001 còn gọi là hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp - các yêu
cầu. Mục đích của tiêu chuẩn là giúp các tổ chức kiểm soát các rủi ro liên quan đến an
toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại nơi làm việc và cải thiện hệ thống đó.
OHSAS 18002 nhằm hổ trợ OHSAS 18001. Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) đã ban hành
OHSAS 18002 – “Hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp” để hổ trợ trong việc thực hiện OHSAS 18001. Tiêu chuẩn này giải thích những
yêu cầu của quy định và hướng dẫn các doanh nghiệp cách thức áp dụng và đăng kí tiêu

chuẩn này.

SVTH: ĐỖ THỊ VÂN ANH

Trang 5

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 


Xây dựng hệ thống quản lý AT&SKNN tại Công ty Cổ phần thép Nam Kim theo tiêu
chuẩn OHSAS 18001:2007
 

2.2 CẤU TRÚC HỆ THỐNG OHSAS 18001:2007
Thiết lập chính
sách an toàn
Xem xét của
lãnh đạo
Lập kế hoạch

Kiểm tra và
khắc phục
Thực hiện và
điều hành

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô hình cấu trúc hệ thống quản lý OH&S
Hình 2.1 là mô hình cấu trúc của hệ thống quản lý OH&H. Cấu trúc này được xây
dựng dựa trên mô hình PDCA ( Plan – Do – Check – Action) và bao gồm các nội dung
chính sau:
Thiết lập chính sách AT&SKNN: Đề xuất chính sách an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp

tại Công ty và được ban lãnh đạo xem xét và phê duyệt.
Lập kế hoạch: Lập kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp cho Công ty dựa vào các yêu cầu trong tiêu chuẩn OHSAS và tình hình chung của
Công ty.
Thực hiện và điều hành: Việc này sẽ được phổ biến rõ ràng đến các bộ phận của Công
ty.
Kiểm tra và hành động khắc phục: Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát hoạt động của hệ
thống để nhận diện những chi tiết không phù hợp và có biện pháp khắc phục, phòng ngừa.
Xem xét của lãnh đạo: Tất cả mọi hoạt động của hệ thống phải được lãnh đạo xem xét
và thông qua.

SVTH: ĐỖ THỊ VÂN ANH

Trang 6

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 


Xây dựng hệ thống quản lý AT&SKNN tại Công ty Cổ phần thép Nam Kim theo tiêu
chuẩn OHSAS 18001:2007
 

2.3 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG OHSAS 18001:2007
2.3.1 Lợi ích của việc xây dựng hệ thống OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
2.3.1.1 Về mặt thị trường
 Thâm nhập thị trường quốc tế khi yêu cầu tuân thủ OHSAS 18001 như là một điều
kiện bắt buộc,
 Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng.
 Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động quản
lý OH&S.

 Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trọng nhất
trong một tổ chức và các cơ quan quản lý nhà nước về OH&S.
 Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.
2.3.1.2 Về mặt kinh tế
 Tránh được các khoản phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội.
 Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ TNLĐ và BNN.
 Giảm thiểu chi phí cho chương trình đền bù TNLĐ và BNN.
 Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.
 Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trọng nhất
trong một tổ chức và các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động và sức
khỏe nghề nghiệp,
2.3.1.3 Quản lý rủi ro
 Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại.
 Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm.
 Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).
 Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận.
 Được sự đảm bảo của bên thứ ba.
 Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.
 Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
SVTH: ĐỖ THỊ VÂN ANH

Trang 7

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 


Xây dựng hệ thống quản lý AT&SKNN tại Công ty Cổ phần thép Nam Kim theo tiêu
chuẩn OHSAS 18001:2007
 


2.3.2 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
2.3.2.1 Thuận lợi
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe mang nhiều lợi ích.
Xuất phát từ khả năng mang lại khá nhiều lợi ích như vậy, việc áp dụng OHSAS
18000 đã trở thành động lực lớn thúc đẩy doanh nghiệp tự nguyện tham gia và tham gia
ngày càng nhiều để đạt một lúc nhiều mục tiêu.
Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 được xây dựng như là chuẩn mực để đánh giá chứng
nhận hệ thống, được sự hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế.
2.3.2.2 Khó khăn
Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa thật sự quan tâm và nhận thức được tầm
quan trọng của hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007. Nhiều tổ
chức doanh nghiệp nghĩ rằng việc áp dụng hệ thống quản lý OH&S chỉ phục vụ cho mục
đích được cấp giấy chứng nhận chứ chưa quan tâm đến những lợi ích thiết thực mà nó
đem lại.
Không giống như áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 mà
thường gọi là phần mềm, áp dụng hệ thống OH&S thường liên quan đến phần cứng, có
nghĩa là doanh nghiệp phải đầu tư chi phí để nâng cấp nhà xưởng, huấn luyện nhân viên,
đo kiểm môi trường làm việc…dẫn đến doanh nghiệp phải đầu tư về tiền bạc, thời gian.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng là vấn đề cần được quan tâm. Các doanh
nghiệp lớn có tiềm năng về kinh tế thường nghĩ đến trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với
cộng đồng. Họ sẵn lòng thực hiện các chương trình an toàn sức khoẻ trong doanh nghiệp
nhằm tạo ra môi trường làm việc thoải mái, an toàn. Tuy nhiên vấn đề này rất khó khăn
đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các cấp lãnh đạo doanh nghiệp chưa nghĩ đến lợi ích lâu dài do hệ thống OH&S
mang lại mà chỉ tập trung và các mục tiêu ngắn hạn.

SVTH: ĐỖ THỊ VÂN ANH

Trang 8


GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 


Xây dựng hệ thống quản lý AT&SKNN tại Công ty Cổ phần thép Nam Kim theo tiêu
chuẩn OHSAS 18001:2007
 

2.3.3 Tình hình áp dụng tiêu chuẩn OHSAS tại Việt Nam
Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa thật sự quan và nhận thấy được tầm quan
trọng của hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 nên việc áp dụng tiêu
chuẩn này ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế.
Trên thực tế các công ty ở nước ta hiện nay áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001 chủ
yếu là các công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà việc áp dụng tiêu
chuẩn như là một điều bắt buộc từ công ty mẹ hay những tập đoàn lớn có tiềm lực về tài
chính.
Các doanh nghiệp ở nước ta đã áp dụng thành công hệ thống này là tập đoàn Thiên
Long, ximăng Tây Đô, Petro Gas Việt Nam, Bao Bì Giấy Nhôm New Toyo, Kết cấu Kim
loại và Lắp máy Dầu khí (PVC-MS), Vedan Việt Nam, Điện tử SamSung Việt Nam,
Zamil Steel Việt Nam, Doosan Việt Nam, Foster’s Việt Nam, …. 
2.3.4 Bài học kinh nghiệm khi xây dựng hệ thống
Để xây dựng thành công HTQL OH&S cần :
 Triển khai hệ thống phải xuất phát từ sự quan tâm của lãnh đạo cao nhất.
 Cần phải quan tâm đến việc đào tạo về mặt nhận thức về an toàn sức khỏe nghề
nghiệp cho những người liên quan.
 Hoạch định một cách chi tiết các bước triển khai, phân công trách nhiệm rõ ràng
trong thời gian triển khai dự án.
2.4 CÁC THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA LIÊN QUAN ĐẾN OHSAS 18001:2007
(Theo ISO 9000:2007 và OHSAS 18001:2007)
Hệ thống: Tập hợp các yếu tố có liên quan lẫn nhau hay tương tác.
Quản lý: Các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức.

Hệ thống quản lý: Hệ thống để thiết lập chính sách và mục tiêu và để đạt được các
mục tiêu đó.

SVTH: ĐỖ THỊ VÂN ANH

Trang 9

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 


Xây dựng hệ thống quản lý AT&SKNN tại Công ty Cổ phần thép Nam Kim theo tiêu
chuẩn OHSAS 18001:2007
 

Hệ thống quản lý AT&SKNN: Là một phần của hệ thống quản lý của tổ chức được sử
dụng để triển khai và thực hiện chính sách AT&SKNN và quản lý các rủi ro về
AT&SKNN.
Tổ chức: Công ty, tập đoàn, hãng, xí nghiệp, bên có thẩm quyền hay viện, hoặc một
phần hay kết hợp hay kết hợp tất cả các tổ chức trên, là tổ chức có sáp nhập hay không,
nhà nước hay tư nhân mà bản thân có bộ máy hành chính và các chức năng hoạt động.
Quá trình: Tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác để biến đổi
đầu vào thành đầu ra.
Năng lực: Phẩm chất và khả năng đánh giá cá nhân đã được chứng minh về ứng dụng
kiến thức và kỹ năng.
Hiệu lực: Mức độ thực hiện các hoạt động đã hoạch định và đạt được các kết quả đã
hoạch định.
Hiệu quả: Quan hệ giữa kết quả đạt được và nguồn lực được sử dụng.
Lãnh đạo cao nhất: Cá nhân hay nhóm người định hướng và kiểm soát một tổ chức ở
cấp cao nhất.
Tài liệu: Thông tin và phương tiện hỗ trợ thông tin

Hồ sơ: Tài liệu công bố các kết quả đạt được hay cung cấp bằng chứng về các hoạt
động được thực hiện.
Hệ thống quản lý đo lường: Tập hợp các yếu tố có liên quan lẫn nhau và tương tác
cần thiết để đạt được sự xác nhận về đo lường và kiểm soát liên tục các quá trình đo.
Thiết bị đo: Phương tiện đo, phần mềm, chuẩn đo lường, mẫu chuẩn hay các thiết bị
phụ hay tổ hợp các yếu tố trên cần thiết để thực hiện một quá trình đo.
Đánh giá: Quá trình có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản để nhận được
bằng chứng đánh giá và xem xét đánh giá chúng một cách khách quan để xác định mức
độ thực hiện các chuẩn mực đánh giá.
Chuyên gia đánh giá: Người có khả năng phẩm chất và năng lực và cá nhân để tiến
hành một cuộc đánh giá.

SVTH: ĐỖ THỊ VÂN ANH

Trang 10

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 


Xây dựng hệ thống quản lý AT&SKNN tại Công ty Cổ phần thép Nam Kim theo tiêu
chuẩn OHSAS 18001:2007
 

Đoàn đánh giá: Một hay nhiều chuyên gia đánh giá tiến hành cuộc đánh giá, với sự
hỗ trợ của các chuyên gia kỹ thuật khi cần thiết.
Bên hữu quan: Cá nhân hay nhóm bên trong hay bên ngoài nơi làm việc liên quan hay
chịu ảnh hưởng của việc thực hiện AT&SKNN của tổ chức.
Cải tiến liên tục: Quá trình lặp lại để nâng cao hệ thống quản lý AT&SKNN nhằm đạt
được những cải tiến trong việc thực hiện AT&SKNN tổng thể và phù hợp với chính sách
AT&SKNN của tổ chức.

Hành động phòng ngừa: Hành động để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp
tiềm ẩn hay các tình huống tiềm ẩn không phù hợp khác.
Hành động khắc phục: Hành động để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp hay
tình huống không mong muốn.
Đánh giá nội bộ: Một quá trình có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản nhằm
thu thập các bằng chứng đánh giá và đánh giá chúng một cách khách quan để xác định
mức độ thực hiện các chuẩn mực đánh giá hệ thống quản lý AT&SKNN do tổ chức thiết
lập.
Thủ tục: Là phương pháp cụ thể để thực hiện hoạt động hay quá trình.
Nơi làm việc: Bất kỳ vị trí địa lý tự nhiên mà các hoạt động được thực hiện dưới sự
kiểm soát của tổ chức.
Sự không phù hợp: Là việc không đáp ứng một yêu cầu.
Mối nguy: Nguồn, tình trạng hay hành động, hay là sự kết hợp của chúng có khả năng
gây tổn thương hay bệnh tật cho người.
Nhận dạng mối nguy: Quá trình nhận biết mối nguy tồn tại và xác định tính chất của
nó.
Bệnh tật: Là điều kiện tác động xấu lên thể chất hay tinh thần có thể nhận thấy được
sự phát sinh từ công việc hay các tình huống liên quan đến công việc.
Sự cố: Sự kiện liên quan đến công việc trong đó xảy ra thương tật hay suy giảm sức
khỏe (không kể nặng hay nhẹ) hay tử vong (tai nạn) hoặc có khả năng xảy ra (sự cố suýt
bị).
SVTH: ĐỖ THỊ VÂN ANH

Trang 11

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 


Xây dựng hệ thống quản lý AT&SKNN tại Công ty Cổ phần thép Nam Kim theo tiêu
chuẩn OHSAS 18001:2007

 

Rủi ro: Kết hợp giữa khả năng có thể xảy ra của sự việc nguy hiểm hay việc tiếp xúc
với việc nguy hiểm này và mức độ nguy hiểm của thương tích hay bệnh tật do các sự việc
hay sự tiếp xúc trên gây ra.
Đánh giá rủi ro: Quá trình ước lượng hóa rủi ro sinh ra từ một (các) mối nguy, có xem
xét đầy đủ các biện pháp kiểm soát hiện có và quyết định xem rủi ro đó có thể chấp nhận
được hay không.
Rủi ro có thể chấp nhận: Rủi ro được giảm đến mức tổ chức có thể chấp nhận được
trong đó có xem xét đến nghĩa vụ pháp lý và theo chính sách AT&SKNN.
An toàn và sức khỏe nghề nghiệp: Các điều kiện và yếu tố có ảnh hưởng đến hay có
thể ảnh hưởng lên sức khỏe và an toàn của nhân viên hay của người lao động khác (bao
gồm những người lao động tạm thời hay nhân viên của nhà thầu, khách và những người
khác tại nơi làm việc.
Mục tiêu về OH&S: Các mục tiêu về OHSAS về thực hiện OH&S mà bản thân tổ
chức đặt ra để đạt tới.
Việc thực hiện AT&SKNN: Là kết quả đo lường được của việc quản lý của tổ chức
về rủi ro trong AT&SKNN.
Chính sách AT&SKNN: Những ý định chung và đường lối của tổ chức liên quan đến
việc thực hiện AT&SKNN như lãnh đạo cao nhất mô tả chính thức.

SVTH: ĐỖ THỊ VÂN ANH

Trang 12

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 


Xây dựng hệ thống quản lý AT&SKNN tại Công ty Cổ phần thép Nam Kim theo tiêu
chuẩn OHSAS 18001:2007

 

Chương 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM
3.1.1 Giới thiệu chung
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Thép Nam Kim
− Tên tiếng Anh: Nam Kim Steel Joint Stock Company
− Tên viết tắt: Nakisco
− Logo của Công ty:

− Vốn điều lệ: 230.000.000.000 đồng (Hai trăm ba mươi tỷ đồng)
− Trụ sở chính: Đường N1, cụm sản xuất An Thạnh, thị trấn An Thạnh, huyện Thuận
An, tỉnh Bình Dương.
− Người đại diện: Ông Hồ Minh Quang – chức vụ Tổng giám đốc
− Giấy chứng nhận đầu tư số: 4603000055 do Sở kế hoạch và đầu tư Bình Dương cấp
ngày 23/12/2002 và cấp lại số 3700477019 ngày 06/08/2010.
− Điện thoại: (84-650) 3748 848
− Fax: (84-650) 3748 849
− Website: www.nakisco.com.vn
 Lĩnh vực kinh doanh: Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty là sản
xuất các loại tôn thép như tôn mạ kẽm, tôn mạ màu và kinh doanh sắt thép các loại.
 Thị trường tiêu thụ: Đa số sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường trong nước với thị
trường các tỉnh phía nam chiếm 51% trong cơ cấu doanh thu, thị trường miền bắc và miền
trung lần lượt chiếm 30% và 19% trong cơ cấu doanh thu của Công ty.
SVTH: ĐỖ THỊ VÂN ANH

Trang 13

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 



×