Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG THUỘC KHU ĐÔ THỊ LẤN BIỂN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.53 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

ĐOÀN THỊ TÝ NỊ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG
THUỘC KHU ĐÔ THỊ LẤN BIỂN THÀNH PHỐ
RẠCH GIÁ TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn : TS. TRẦN VIẾT MỸ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

 


 

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và Bộ Môn
Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Sở Tài Nguyên & Môi Trường tỉnh Kiên Giang, Phòng Quản lý đô thị, Phòng


Kinh tế, Phòng Tài Nguyên Môi Trường Tp. Rạch Giá đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Viết Mỹ - Giám đốc
Trung Tâm Khuyến Nông Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ,
đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận
văn.
Xin cảm ơn gia đình, người thân, và bạn bè đã bên cạnh động viên tôi trong
suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6/2012
Sinh viên
Đoàn Thị Tý Nị

i


 

TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Đoàn Thị Tý Nị, lớp Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên khóa 34
trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tên đề tài: Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Cây Xanh Đường Phố
Trên Các Tuyến Đường Thuộc Khu Đô Thị Lấn Biển Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên
Giang.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Viết Mỹ - Giám đốc Trung Tâm Khuyến Nông Thành
Phố Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 12/2011 đến tháng 05/2012.
Địa điểm thực hiện đề tài: Khu đô thị Lấn Biến Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên
Giang.
Nội dung: Khảo sát hiện trạng quy hoạch cây xanh hiện có tại 5 tuyến đường chính ở

Khu đô thị Lấn Biển và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cây xanh
cho các tuyến đường thuộc Khu Lấn Biển.
Kết quả đạt được:
-

Nắm được đặc điểm hiện trạng trên các tuyến đường cần khảo sát cây xanh.

-

Hiện trạng cây xanh đường phố tại Khu đô thị Lấn Biển.

-

Thành phần loài cây ở Khu đô thị Lấn Biển.

-

Cách phân loại cây xanh đường phố.

-

Tình hình sinh trưởng của cây xanh đường phố tại các tuyến đường khảo sát.

-

Hình thức bố trí cây xanh đường phố trên các tuyến đường khảo sát.

-

Đề xuất giải pháp tăng cường chất lượng cây xanh đường phố.


ii


 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
KCN: Khu công nghiệp
KCX: Khu chế xuất
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
CVCX: Công viên cây xanh
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp

iii


 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1 Bản Đồ Các Tuyến Đường Khảo Sát Chụp Từ Vệ Tinh Của Khu Đô Thị Lấn
Biển Tp.Rạch Giá Tỉnh Kiên Giang ................................................................................ 2
Hình 4.1 Cây Dầu rái trên đường Ba Tháng Hai ...........................................................25
Hình 4.2 Cây Sứ trên đường Phạm Hùng ......................................................................25
Hình 4.3 Cây Bằng lăng trên đường Lạc Hồng .............................................................25
Hình 4.4 Cây Dầu rái trên đường Lạc Hồng .................................................................25
Hình 4.5 Cây Gừa trên đường Tôn Đức Thắng .............................................................26
Hình 4.6 Cây Cau trên đường Tôn Đức Thắng .............................................................26
Hình 4.7 Mặt bằng bố trí cây xanh trên một số tuyến đường tiêu biểu .........................40


iv


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất........................................................................................11
Bảng 2.2: Chế độ nhiệt ở một số địa điểm ....................................................................12
Bảng 4.1 Đặc điểm 5 tuyến đường khảo sát ..................................................................19
Bảng 4.2 Thành phần loài hiện có trên những tuyến đường khảo sát ...........................19
Bảng 4.3 Số lượng cây mỗi loài trên 5 tuyến đường khảo sát.......................................20
Bảng 4.4 Phân loại cây xanh đường phố .......................................................................22
Bảng 4.5 Phân loại cây bóng mát và các yêu cầu kỹ thuật............................................38

v


 

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i
TÓM TẮT....................................................................................................................... ii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .............................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................ v
MỤC LỤC ......................................................................................................................vi
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
2.1 Vai trò của cây xanh ............................................................................................... 3
2.2 Mảng xanh đô thị ................................................................................................... 6

2.2.1 Khái niệm......................................................................................................... 6
2.2.2 Cấu trúc ............................................................................................................ 6
2.2.3 Các chỉ số xanh ................................................................................................ 7
2.3 Trồng cây xanh đô thị ............................................................................................ 8
2.3.1 Các yêu cầu chung ........................................................................................... 8
2.3.2. Các loại cây bóng mát trong đô thị ................................................................. 8
2.3.3 Trồng cây xanh đường phố .............................................................................. 8
2.3.4. Ô đất trồng cây xanh đường phố ..................................................................10
2.3.5. Nghiệm thu cây xanh trong các dự án đầu tư xây dựng công trình ..............10
2.4 Tình hình khu vực nghiên cứu .............................................................................10
2.4.1 Điều kiện tự nhiên..........................................................................................10
2.4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ...............................................................................12
2.4.2.1 Dân số và sự phân bố dân cư ...................................................................12
2.4.2.2 Kinh tế - xã hội ........................................................................................13
2.3.2.3 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật .......................................................................13
CHƯƠNG 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........15
3.1 Mục tiêu nghiên cứu: ...........................................................................................15
3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................15
vi


 

3.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................15
3.3.1 Nghiên cứu, điều tra hiện trạng cây xanh trên một số tuyến đường tiêu biểu
................................................................................................................................15
3.3.2 Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu về cây xanh đã điều tra theo nội dung
sau: ..........................................................................................................................15
3.3.3 Đề xuất các loại cây trồng để chỉnh lý cho các tuyến đường khu vực Lấn
Biển tại tp. Rạch Giá ...............................................................................................16

3.4 Phương pháp thực hiện.........................................................................................16
3.4.1 Phương pháp tham khảo tài liệu ....................................................................16
3.4.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ...............................................................16
3.4.3 Phương pháp chỉnh lý tài liệu nội nghiệp ......................................................16
3.4.4 Phương pháp tổng hợp số liệu .......................................................................17
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................18
4.1 Đặc điểm hiện trạng trên các tuyến đường khảo sát cây xanh:............................18
4.1.1 Mạng lưới hệ thống điện và chiếu sáng .........................................................18
4.1.2 Mạng lưới hệ thống cấp thoát nước ...............................................................18
4.1.3 Đặc điểm các tuyến đường khảo sát cây xanh ...............................................18
4.2 Hiện trạng Cây xanh đường phố khu đô thị Lấn Biển .........................................19
4.2.1 Chủng loại cây và số lượng mỗi loài trên 5 tuyến đường khảo sát ...............19
4.2.2 Phân loại cây xanh đường phố .......................................................................21
4.2.3 Hình thức bố trí cây xanh đường phố trên các tuyến đường khảo sát ...........23
4.2.4 Đánh giá hiện trạng cây xanh trên 5 tuyến đường khảo sát...........................24
4.3 Đề xuất chỉnh lý cây trồng trên 5 tuyến đường khảo sát .....................................26
4.3.1 Luận cứ về việc trồng và bố trí cây trồng ......................................................26
4.3.2. Tiêu chuẩn và yêu cầu đối với cây xanh cho bóng mát trồng trên đường phố
................................................................................................................................27
4.3.3 Nguyên tắc chọn cây và đề xuất một số loài cây được chọn trồng ...............28
4.3.3.1 Nguyên tắc chọn cây: ..............................................................................28
4.3.3.2 Đề xuất một số cây được chọn trồng theo quy hoạch .............................29
4.3.4 Quy hoạch cụ thể đối với cây xanh đường phố .............................................36
4.3.5 Giải pháp trồng cây trên 5 tuyến phố ............................................................37
vii


 

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................41

5.1 Kết luận ................................................................................................................41
5.2 Kiến Nghị .............................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................43
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 1

viii


 

CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rạch Giá là thành phố biển của vùng ĐBSCL, đồng thời cũng là trung tâm hành
chính, kinh tế, văn hóa và đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Kiên Giang, cách
TP.HCM 250 km về hướng Tây Nam. Rạch Giá có nhiều lợi thế về giao thông đường
thủy, đường bộ và đường hàng không kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu
vực Đông Nam Á.
Ngày nay, bên bờ Biển Tây đã hình thành một khu đô thị hiện đại và trở thành
điểm đến thú vị của du khách tham quan trong và ngoài nước mỗi khi du lịch đến Kiên
Giang.Toàn bộ khu đô thị Lấn biển thành phố Rạch Giá hiện nay rộng khoảng 420 ha
với hạ tầng cơ bản hoàn thành, quy hoạch tạo chỗ ở mới cho khoảng 64.000 người.Cái
mà ai cũng băn khoăn làm sao nâng diện tích mảng xanh lên được. Mảng xanh đô thị khái niệm được hình thành trong quá trình phát triển đô thị với vai trò tạo cảnh quan
và cải thiện môi trường ở một thành phố người đông đất chật; nhà cửa, nhà máy xí
nghiệp mở ra càng nhiều, đường xá ngày càng chật chội, không gian luôn cần diện tích
thảm xanh đảm bảo cho cuộc sống. Thực tế lượng cây xanh hiện hữu của khu đô thị
lấn biển thành phố Rạch Giá – tỉnh Kiên Giang chưa đáp ứng nhu cầu cải thiện môi
trường sinh thái. Dù có nhiều nỗ lực, nhiều kế hoạch đã được thông qua nhưng trong
quá trình thực hiện các đề án về cây xanh, xây dựng công viên, trồng cây trong khu
dân cư mới không dễ như mong muốn.
Cần nhận thức tác dụng và hiệu quả của mảng xanh đô thị và nỗ lực làm xanh khu đô

thị lấn biển thành phố Rạch Giá – tỉnh Kiên Giang để hướng đến khu đô thị xanh nhằm
giảm thiểu hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, hạn chế tác động đến môi trường, nhất là trong
tình trạng biến đổi khí hậu, trái đất nóng dần lên hiện nay. Nên đề tài: “Một Số Giải
Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Cây Xanh Đường Phố Trên Các Tuyến
Đường Thuộc Khu Đô Thị Lấn Biển Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang” là
rất cần thiết và quan trọng.

1


 

Hình 1.1 Bản Đồ Các Tuyến Đường Khảo Sát Chụp Từ Vệ Tinh Của Khu Đô Thị Lấn
Biển Tp.Rạch Giá Tỉnh Kiên Giang

2


 

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Vai trò của cây xanh
Theo Trương Mai Hồng (2004) cây xanh giữ vai trò quan trọng trong việc cải
thiện môi trường đô thị như:
 Làm giảm sự nhiễm bẩn môi trường không khí
Không khí giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tồn tại của mọi hình thức sống
trên hành tinh chúng ta. Khí quyển bao quanh quả đất và được chia thành nhiều lớp,
nhưng 95% khối lượng không khí nằm ở lớp đối lưu (Troposphere) từ độ cao 0 – 10km
trên bề mặt trái đất. Còn lại ở các lớp bình lưu (Statosphere) từ độ cao 10 – 15 km,

trong đó lớp ozon xuất hiện ở độ cao 18 – 30 km. Lớp trung lưu (Mesosphere) ở độ
cao trên 50 – 90 km và lớp ngoài (Themosphere) ( Lê Huy Bá, 1997 dẫn theo Trương
Mai Hồng, 2004)
Trong lớp đối lưu thì tới 99% thể tích không khí sạch chứa 2 loại khí N2 (78%),
O2 (21%). 1% còn lại là các khí khác như argon (0,93%), CO2 (0,03%), hơi nước…
Các thành phần này hầu như không đổi.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển của các hoạt động xã hội loài người, do sự
phân giải tự nhiên của sinh vật nhất là tại các đô thị, quá trình ô nhiễm không khí đã
không ngừng tăng lên. Đặc biệt nặng nề ở những khu vực trong tình trạng công nghiệp
lạc hậu, phương tiện kiểm soát và giám sát ô nhiễm môi trường không khí thiếu thốn.
Sự ô nhiễm không khí do khói thải, khí thải từ các nhà máy, giao thông, khí thải
của con người ở mật độ cao. Biểu hiện nặng nề nhất là các khí SOx, NOx, COx và
những khí gây hiệu ứng nhà kính, khí gây thủng tầng ozon: CO2, NO, CFC…
Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, động vật, cây
cối và các vật chất khác:
-

Ở người, động vật gây các bệnh như ung thư da, mù giác mạc, hen suyễn

-

Ở cây cối gây chết cây, biến đổi sắc tố khác thường…

Để khống chế ô nhiễm không khí người ta tiến hành nhiều giải pháp, trong đó
vấn đề tăng cường trồng cây xanh ở đô thị là một trong những giải pháp hữu hiệu.
3


 


Cây xanh với quá trình quang hợp đã hấp thu một khối lượng lớn khí CO2, giúp
giảm thiểu đáng kể lượng thán khí, đồng thời không ngừng làm gia tăng lượng O2 cho
khí quyển.
Tuy nhiên tác dụng này có hiệu quả rõ ràng khi trồng cây trên những mảng lớn
và khắp nơi như các khu công viên, đường phố, khu du lịch, các rừng phòng hộ ngoại
thành. Theo các tài liệu cho biết 1 ha cây xanh có khả năng hấp thu 8kg CO2/giờ bằng
lượng CO2 do 200 người thải ra/giờ [12].
Cây xanh còn có khả năng hạn chế các chất độc khác do sự hấp thụ hay ngăn
cản bởi hệ lá, bề mặt đất trồng cây đối với các chất như SO2, chì, các monoxit
carbon,…, các hạt bụi mù khói công nghiệp. Nó còn ngăn cản sự di chuyển đi xa gây
mưa acid ở các vùng ven và vùng xa hơn.
Một hàng rào cây có khả năng làm giảm 85% chất chì.
Một hàng cây rộng 30m có thể hấp thụ hầu như toàn bộ bụi, 1ha cây xanh có
thể lọc từ không khí 50-70 tấn bụi/năm [12]
Ngoài ra cây xanh còn có khả năng hấp thu mùi hôi thối hay thay bằng mùi
khác do cây thải ra như nhiều loài cây thông, long não, bạch đàn,… Các cây này
phóng ra phitonxit, không chỉ tại mùi thơm mà còn có tác dụng kìm hãm sự phát triển,
thậm chí còn tiêu diệt các vi trùng gây bệnh trong không khí.
 Cây xanh có tác dụng điều hòa không khí
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, mùa hè thường rất nóng, nhiệt độ không
khí có khi tới 34-35oC hay cao hơn (nhất là ở những vùng có gió Lào phải chịu nhiệt
độ cao, khô khan)
Trong khu vực đô thị nhiệt độ còn thường tăng do hoạt động của các khu vực
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Do sự bê tông hóa quá cao và do mật độ cư dân
ngày càng gia tăng.
Nhiệt độ không khí tốt với con người từ 16 – 200c vì vậy điều hòa nhiệt độ ở
vùng đô thị là rất cần thiết.
Trong quá trình quang hợp của mình, lá cây hấp thụ nhiệt năng không khí, do đó
làm giảm nhiệt độ của không khí. Khối lượng lá xanh càng nhiều, làm giảm nhiệt độ
càng hiệu quả. Trong rừng cây nhiệt độ không khí thường thấp hơn bên ngoài khoảng

30c.
4


 

Đồng thời quá trình thoát nước qua khí khổng của lá cũng làm giảm nhiệt độ của
không khí xung quanh. Thực tế lượng nước cây hút vào rất nhiều nhưng dùng cho
quang hợp lại rất nhỏ, còn chủ yếu qua con đường thoát hơi nước (95 – 98%). Ví dụ rễ
cây hút 1000g nước, cơ thể chỉ tăng 3g chất khô. Sự thoát hơi nước lãng phí nhưng cần
thiết này diễn ra thường xuyên, đảm bảo cho các hoạt động sinh lý bình thường của
thực vật nhưng qua đó đã làm giảm đáng kể nhiệt độ không khí xung quanh. Tiết kiệm
năng lượng bằng trồng cây thay vì sử dụng các máy điều hòa nhiệt độ có thể đạt 10 –
50% đối với làm mát, và đạt 4 – 22% đối với sưởi nóng.
Các vườn cây, rừng cây, rặng cây, bồn hoa, bãi cỏ,…, trong đô thị góp phần tạo
nên không khí mát mẻ trong lành cho nhân dân nghỉ ngơi, tránh tạo nên những khu
vực ẩm thấp, mất vệ sinh.
Tán cây làm giảm bức xạ mặt trời chỉ còn 5 – 40%. Nhất là che chắn bức xạ
nhiệt trên các nền bê tông, tường bê tông. Cây xanh làm tăng sự lưu thông không khí
nhờ sự trao đổi khí mát dưới tán cây và bên ngoài, tạo thành gió cục bộ hay các luồng
gió nhờ hàng cây trồng dọc ven đường.
Ở các khu trường học, bệnh viện, cơ quan, bến tàu xe, công viên,…, những tán
cây xanh tạo nên một vòm trời im mát, giúp cho con người nghỉ ngơi, hoạt động tốt
hơn, hạn chế mệt mỏi trong sản xuất hay đi đường, tăng sức bền bỉ dẻo dai trong sản
xuất, tăng sức khỏe cho con người.
Những khoảng không gian xanh đó có tác dụng tích cực đối với vấn đề làm
giảm hiệu ứng “nhà kính” cho môi trường.
 Cây xanh cản bớt tiếng ồn
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh tạp loạn có tần số và chu kì khác nhau hay
nói cách khác tiếng ồn là những âm thanh chói tai phát sinh từ những chấn động không

tuần hoàn.
Bất kỳ loại tiếng ồn nào cũng gây hại cho sức khảo con người. Các nhà nghiên
cứu cho thấy, những người làm việc lâu trong những điều kiện ồn ào thường suy nghĩ,
dễ nôn nóng, chóng mệt mỏi.
Tiếng ồn là đặc điểm của các đô thị, nhất là có nhiều nhà máy, lò cao, các
phương tiện giao thông, công tác xây cất nhà, dụng cụ sinh hoạt cho gia đình.

5


 

Ở TP.HCM tiếng ồn do các phương tiện giao thông như ba gác máy tới 97dBA,
xích lô máy 95dBA, xe vận tải lớn 87 dBA. Các khu vực bến xe, chợ tiếng ồn tới 70 –
80 dBA. Tại các lớp học, cơ quan, nhà gần đường khoảng 65 – 70 dBA. Nhìn chung
đều cao so với tiêu chuẩn cho phép (5 – 20 dBA)
Cây xanh có khả năng hấp thu làm khúc xạ tiếng ồn, giảm bớt tác hại của nó.
Nhiều nghiên cứu cho thấy vỏ cây, tán cây, thảm cỏ đều có tác dụng như vật liệu xốp,
làm giảm được tiếng ồn tới 30%. Đường phố có cây sẽ làm giảm tiếng ồn 5 – 6 lần
đường phố không có cây.
Tuy nhiên hiệu quả này còn phụ thuộc vào loài cây trồng, bố trí, mật độ, diện
tích trồng cây và những nơi khác nhau, cây xanh sẽ được trồng theo những cách riêng.
2.2 Mảng xanh đô thị
2.2.1 Khái niệm
Mảnh xanh đô thị là tập hợp tất cả các thảm thực vật thân gỗ trong phạm vi
những nơi có cư dân đô thị sinh sống từ thôn làng bé nhỏ đến vùng dân cư rộng lớn,
sầm uất nhất (Jorgensen, 1965). Điều đó có nghĩa, mảng xanh đô thị ngoài tập hợp cây
trồng nội đô (công viên, cây đường phố, khuôn viên,…) còn bao gồm hệ thống hệ rừng
ngoại vi, các vườn thực vật, các khu nghỉ ngơi giải trí, các công viên, vườn cây ăn trái,
cây công nghiệp dài ngày, cây phân tán các loại trải dài từ nội đô ra ngoại thành (Trần

Viết Mỹ, 2005)
2.2.2 Cấu trúc
Mảng xanh đô thị gồm 7 thành phần cụ thể
Cây xanh đường phố:
Cây xanh đường phố là những cây có chất lượng cao, bao gồm toàn bộ cây
trồng dọc theo các lề đường nội thành, cây trồng trên các tiểu đảo, vòng xoay, băng
két, được trồng với mục đích cải tạo môi trường, điều hòa khí hậu, che bóng mát, cải
tạo cảnh quan,…
Mảng xanh khuôn viên:
Mảnh xanh khuôn viên bao gồm toàn bộ cây xanh, hoa kiểng, thảm cỏ với
nhiều chủng loại, tầng tán được trồng tập trung hoặc phân tán trong các công sở,
trường học, bệnh viện, chung cư, chùa chiền, doanh trại, khu công nghiệp, khu chế
xuất, nhà vườn,…
6


 

Rừng tập trung:
Rừng tập trung là các diện tích rừng được trồng tập trung để phòng hộ, đặc
dụng, sản xuất và các vườn thực vật.
Vườn cây ăn trái đa niên:
Vườn cây ăn trái đa niên là diện tích trồng cây với mục đích lấy quả, có tính
chất đa niên và bền vững nên vườn cây ăn trái đa niên được xem là một thành phần
của mảng xanh đô thị.
Cây công nghiệp dài ngày:
Cây công nghiệp dài ngày như cao su, tiêu, điều,… Do cũng có tính chất đa
niên và bền vững nên cây công nghiệp dài ngày được xem như là một bộ phận cấu
thành của mảng xanh đô thị
Cây trồng phân tán:

Cây trồng phân tán là những cây được trồng lẻ, quanh nhà, ven các trục lộ giao
thông ngoại thành – nơi chưa có vỉa hè và ven kênh mương thủy lợi, hoặc thành hàng
nhưng chưa đạt đến mức như rừng, được trồng từ nội thị đến ngoại thành.
Mảng xanh công viên:
Mảng xanh công viên là toàn bộ diện tích xanh, không giới hạn về chủng loại
và nhiều tầng tán, nhằm phục vụ các lợi ích công cộng đô thị như nghỉ ngơi, giải trí,
thể dục, phục vụ thiếu nhi, tưởng niệm lịch sử,… Rất quan trọng cho đời sống đô thị.
2.2.3 Các chỉ số xanh
Khái niệm:
Chỉ số xanh là một trong các tiêu chí cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thể hiện mức sống
vật chất, tinh thần và trình độ văn hóa của một đô thị trong mối tương quan hợp lý với
các tiêu chí khác, cấu thành chỉnh thể đô thị; trong đó, cơ bản là hạ tầng kỹ thuật và
dân cư, thể hiện diện tích xanh cần có cho một đối tượng (Trần Viết Mỹ, 2005)
Các chỉ số xanh hiện đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam:
-

Tỷ lệ che phủ (%) hay còn gọi là độ che phủ:

Là diện tích xanh phân bố trên tổng diện tích mặt bằng của một vùng hoặc một
địa bàn cụ thể. Đây là một chỉ số khái quát, dùng trên những vùng rộng (tỷ lệ che phủ
rừng, tỷ lệ che phủ của cây xanh, mảng xanh thành phố, quận, huyện,…) thể hiện hiệu

7


 

ứng sinh thái khí hậu và trong những trường hợp quy định diện tích xanh cần có cho
một khu vực hẹp (khuôn viên KCN, KCX, cơ quan, bệnh viện, trường học,…)
-


Diện tích xanh bình quân đầu người (m2/người):

Là lượng mảng xanh tính bằng m2 cho mỗi người, đặc trưng cho quan hệ giữa
diện tích xanh và mật độ dân cư.
2.3 Trồng cây xanh đô thị
(Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ và
Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ ) 
2.3.1 Các yêu cầu chung
a) Trồng cây xanh đúng chủng loại quy định, đúng quy trình kỹ thuật trồng và
chăm sóc. Cây mới trồng phải được bảo vệ, chống giữ thân cây chắc chắn, ngay thẳng
đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.
b) Cây xanh đưa ra trồng phải đảm bảo tiêu chuẩn:
- Cây bóng mát có chiều cao tối thiểu 3,0m và đường kính thân cây tại chiều
cao tiêu chuẩn tối thiểu 6 cm.
- Tán cây cân đối, không sâu bệnh, thân cây thẳng.
2.3.2. Các loại cây bóng mát trong đô thị
- Loại 1 (cây tiểu mộc): là những cây có chiều cao trưởng thành nhỏ.
- Loại 2 (cây trung mộc): là những cây có chiều cao trưởng thành trung bình.
- Loại 3 (cây đại mộc): là những cây có chiều cao trưởng thành lớn.
2.3.3 Trồng cây xanh đường phố
a) Đối với các tuyến đường lớn có chiều rộng hè phố trên 5m nên trồng các cây
loại 2 hoặc loại 3 theo quy định phân loại cây đô thị tại địa phương.
b) Đối với các tuyến đường trung bình có chiều rộng hè phố từ 3m đến 5m nên
trồng các cây loại 1 hoặc loại 2 theo quy định phân loại cây đô thị tại địa phương.
c) Đối với các tuyến đường nhỏ có chiều rộng hè phố hẹp dưới 3m, đường cải
tạo, bị khống chế về mặt bằng và không gian thì cần tận dụng những cây hiện có hoặc
trồng tại những vị trí thưa công trình, ít vướng đường dây trên không và không gây hư
hại các công trình sẵn có, có thể trồng dây leo theo trụ hoặc đặt chậu cây.
d) Khoảng cách giữa các cây trồng được quy định tuỳ thuộc vào việc phân loại

cây hoặc theo từng vị trí cụ thể của quy hoạch trên khu vực, đoạn đường. Chú ý trồng
8


 

cây ở khoảng trước tường ngăn giữa hai nhà phố, tránh trồng giữa cổng hoặc trước
chính diện nhà dân đối với những nơi có chiều rộng hè phố dưới 5m.
e) Khoảng cách các cây được trồng tính từ mép lề đường từ 0,6m đến 1,0m căn
cứ theo tiêu chuẩn phân loại cây.
f) Cây xanh đường phố và các dải cây phải hình thành một hệ thống cây xanh
liên tục và hoàn chỉnh, không trồng quá nhiều loại cây trên một tuyến phố. Trồng từ
một đến hai loại cây xanh đối với các tuyến đường, phố có chiều dài dưới 2km. Trồng
từ một đến ba loại cây đối với các tuyến đường, phố có chiều dài từ 2km trở lên hoặc
theo từng cung, đoạn đường.
g) Đối với các dải phân cách có bề rộng dưới 2m chỉ trồng cỏ, các loại cây bụi
thấp, cây cảnh. Các dải phân cách có bề rộng từ 2m trở lên có thể trồng các loại cây
thân thẳng có chiều cao và bề rộng tán lá không gây ảnh hưởng đến an toàn giao
thông, trồng cách điểm đầu giải phân cách, đoạn qua lại giữa hai giải phân cách
khoảng 3m - 5m để đảm bảo an toàn giao thông.
h) Tại các trụ cầu, cầu vượt, bờ tường nghiên cứu thiết kế bố trí trồng dây leo
để tạo thêm nhiều mảng xanh cho đô thị, có khung với chất liệu phù hợp cho dây leo
để bảo vệ công trình. Tại các nút giao thông quan trọng ngoài việc phải tuân thủ các
quy định về bảo vệ an toàn giao thông tổ chức trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành mảng
xanh tăng vẻ mỹ quan đô thị.
i) Cây xanh được trồng cách các góc phố 5m - 8m tính từ điểm lề đường giao
nhau gần nhất, không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông.
k) Cây xanh được trồng cách các họng cứu hoả trên đường 2m - 3m; cách cột
đèn chiếu sáng và miệng hố ga 1m - 2m.
l) Cây xanh được trồng cách mạng lưới đường dây, đường ống kỹ thuật (cấp

nước, thoát nước, cáp ngầm) từ 1m - 2m.
m) Cây xanh được trồng dọc mạng lưới đường dây dẫn điện phải đảm bảo hành
lang an toàn lưới điện theo quy định của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày
17/8/2005 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về
bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.

9


 

2.3.4. Ô đất trồng cây xanh đường phố
a) Kích thước và loại hình ô đất trồng cây được sử dụng thống nhất đối với
cùng một loại cây trên cùng một tuyến phố, trên từng cung hay đoạn đường.
b) Xung quanh ô đất trồng cây trên đường phố hoặc khu vực sở hữu công cộng
(có hè đường) phải được xây bó vỉa có cao độ cùng với cao độ của hè phố nhằm giữ
đất tránh làm bẩn hè phố hoặc các hình thức thiết kế khác để bảo vệ cây và tạo hình
thức trang trí.
c) Tận dụng các ô đất trồng cây bố trí trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành khóm
xung quanh gốc cây hoặc thành dải xanh để tăng vẻ đẹp cảnh quan đô thị.
2.3.5. Nghiệm thu cây xanh trong các dự án đầu tư xây dựng công trình
Các dự án đầu tư xây dựng công trình trong đô thị có hạng mục cây xanh phải
thực hiện trồng cây phù hợp với tiến độ xây dựng công trình. Khi nghiệm thu công
trình phải bao gồm hạng mục cây xanh theo thiết kế đã được phê duyệt.
2.4 Tình hình khu vực nghiên cứu
2.4.1 Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích:
Rạch Giá là thành phố biển của vùng ĐBSCL, đồng thời cũng là trung tâm hành
chính, kinh tế, văn hóa và đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Kiên Giang, vị trí đô
thị nằm trong khoảng 10°1′0″ vĩ Bắc, 105°4′60″ kinh Đông. Phía Đông thành phố giáp

các huyện Tân Hiệp và Châu Thành; phía Tây giáp vịnh Thái Lan; phía Nam giáp các
huyện Châu Thành và An Biên; phía Bắc giáp các huyện Hòn Đất và Tân Hiệp. Thành
phố Rạch Giá cách TP.HCM 250 km về hướng Tây Nam, cách Tp.Cần Thơ 116 km về
hướng Tây và cửa khẩu quốc tế Hà Tiên 95 km về hướng Đông Nam. Rạch Giá có
nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không
nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á. Chính vì lợi
thế so sánh về đặc điểm tự nhiên nên cũng có một số ý kiến cho rằng ở ĐBSCL, ngoài
Cần Thơ thì Thành phố Rạch Giá được đề nghị là đô thị Trung ương nhằm tạo thế cân
bằng phát triển kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng khu vực vùng ven biển và biển
đảo Tây Nam

10


 

Thành phố Rạch Giá được công nhận là đô thị loại 3 vào tháng 10/2004 , được
nâng cấp từ thị xã Rạch Giá theo nghị định số 97/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 7
năm 2005 của Chính phủ. Thành phố gồm 12 đơn vị hành chính trực thuộc.
Thành phố biển miền Tây Nam này ngày càng có nhiều người biết đến hơn là
bởi Rạch Giá đang sở hữu khu đô thị lấn biển đầu tiên và lớn nhất Việt Nam. Khu lấn
biển hướng ra Vịnh Thái Lan mở rộng thành phố thành một trong những khu đô thị
mới lớn nhất vùng Tây Nam Bộ, tăng thêm 2 phường mới cho Rạch Giá và mở rộng
diện tích nội thành lên đến 420 ha
 Địa hình:
Tỉnh Kiên Giang có địa hình đa dạng, bờ biển dài (hơn 200km), với hơn 100
đảo lớn nhỏ, nhiều sông núi, kênh rạch và hải đảo; phần đất liền tương đối bằng phẳng,
có hướng thấp dần theo hướng đông bắc – tây nam.
 Đất đai:
Có 2 nhóm đất chính

- Nhóm đất hình thành tại chỗ: được hình thành do quá trình phong hoá nham
thạch, khoáng vật tại chỗ dưới tác động cơ học, hoá học trong tự nhiên. Loại đất này
phân bố ở vùng núi đồi Hà Tiên, Kiên Lương, Phú Quốc, Kiên Hải....
- Nhóm đất phù sa bồi tụ: do phù sa sông Cửu Long bồi đắp, tập trung ở các
vùng đồng bằng của tỉnh. Do nằm xa sông nên đất ở đây có thành phần cơ giới nặng,
tỷ lệ sét từ 45 - 58%. Tầng đất dày trên 70 cm, hàm lượng hữu cơ cao, chia thành 4
loại chính:
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất
Danh mục
Cả nước
Đồng bằng Sông Cửu
Long
Kiên Giang

Đất sản xuất

Đất lâm

Đất chuyên

nông nghiệp

nghiệp

dùng

28,5

43,8


4,3

1,8

63,2

8,6

5,5

2,7

69,5

16,2

3,4

1,8

Đất ở

Nguồn: Tổng cục thống kê 2007
 Khí hậu
11


 

Do nằm ở vĩ độ thấp và giáp biển nên Lấn Biển có khí hậu nhiệt đới đại dương,

đặc điểm chung là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa. Tổng lượng bức xạ trong năm từ
120 - 130 kcal/cm2. Nhiệt độ trung bình từ 27- 27,50C. Biên độ nhiệt trong năm khá
nhỏ, dao động từ 1 - 30C. Biên độ nhiệt trong ngày khá lớn, từ 7 - 100C.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau. Lượng mưa trung bình ở đất liền từ 1.600 - 2.000 mm/năm, ở hải đảo từ
2.400 - 2.900 mm/năm. Có đến 60% lượng mưa trong năm tập trung từ tháng 7 - 10.
Đỉnh của mùa mưa là vào tháng 8, lượng mưa trong tháng này có thể đạt từ 300 - 500
mm.
Số giờ nắng trung bình khoảng 2.500 giờ/năm: Mùa khô: 7 - 8giờ/ngày; Mùa
mưa: 4 - 6giờ/ ngày
Độ ẩm tương đối trung bình: 80 - 83%
Nhìn chung, khí hậu ở Lấn Biển khá thuận lợi: ít thiên tai, không có bão đổ bộ
trực tiếp, không giá rét, ánh sáng và nhiệt độ dồi dào thuận lợi cho sinh hoạt và sản
xuất.
Bảng 2.2: Chế độ nhiệt ở một số địa điểm
Địa điểm

Nhiệt độ

Nhiệt độ tối

trung bình đa trung bình

Nhiệt độ tối
thiểu trung
bình

Nhiệt độ tối

Nhiệt độ tối


đa tuyệt đối thiểu tuyệt đối

Phú Quốc

27,0

30,0

24,0

38,1

16,0

Hà Tiên

27,1

30,2

23,9

37,6

14,8

Rạch Giá

27,2


31,1

24,4

37,8

14,8

Nguồn: Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam - tập 6 - trang 328,
Lê Thông chủ biên - NXB Giáo Dục - 2006
2.4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.4.2.1 Dân số và sự phân bố dân cư
So với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng Sông Cửu Long, dân số Kiên Giang
được xếp vào loại cao. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2007, dân số Kiên
Giang là 1.705.200 người, đứng hàng thứ 3 trong khu vực, sau tỉnh An
Giang (2.231.000 người) và tỉnh Tiền Giang (1.724.800 người) .
12


 

Thành phố Rạch Giá có 229.775 người, mật độ: 2.219 người/km2
2.4.2.2 Kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh tiếp tục ổn định, tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng
kinh tế trên địa bàn thành phố Rạch Giá là 15,12%, GDP bình quân đầu người đạt 30,9
triệu đồng. Trong đó, thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP. Sản
xuất nông nghiệp nhìn chung ổn định, năng suất lúa sơ bộ tăng hơn so với năm trước,
giá cả một số mặt hàng thủy sản như tôm đang có xu hướng tăng tạo điều kiện kích thích
đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Văn hoá, xã hội ổn định phát triển, các chính sách

xã hội tiếp tục được quan tâm và triển khai thực hiện. Tình hình an ninh, trật tự xã hội
ổn định, tội phạm trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích giảm, công tác đảm bảo trật tự
an toàn giao thông được tăng cường.
Tuy nhiên, một số chỉ tiêu về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đạt thấp so với kế
hoạch. Chỉ số giá tiêu dùng tăng, nhất là nhóm mặt hàng điện nước, chất đốt và vật liệu
xây dựng, trong đó giá gas tăng cao; giá gạo hàng hoá giảm, ảnh hưởng sản xuất và đời
sống của một bộ phận nhân dân. Tình hình an ninh, trật tự xã hội từng lúc còn xảy ra
một số vụ việc như: khiếu kiện đông người, kéo dài; tình hình ngư dân khai thác hải sản
bị nước ngoài bắt giữ có xu hướng tăng.
2.3.2.3 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Rạch Giá có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và
đường hàng không nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông
Nam Á.
Ngoài ra các dự án bất động sản, công trình giao thông ngoạn mục, và công
trình dự án đã và đang triển khai khu đô thị cao cấp thành phố mới Phú Cường, khu đô
thị mới Vĩnh Hiệp, con đường hành lang biển Tây Nam... sẽ tạo thế cân bằng phát triển
đô thị theo chiều Đông - Tây của thành phố biển Tây Nam văn minh hiện đại.
Tháng 5 năm 2011, Thủ tướng chính phủ đã cho khởi công tuyến tránh TP Rạch
Giá dài 20 km, dự kiến 2014 sẽ hoàn thành. Đây là dự án thành phần của tuyến hành
lang ven biển Tây nối Việt Nam với Campuchia và Thái Lan. Khi hoàn thành sẽ giúp
Rạch Giá mở rộng mạng lưới giao thông và không gian đô thị đáng kể. Chắc chắn
trong thời kỳ mới, các dự án được hoàn thành, Rạch Giá sẽ thực hiện sứ mệnh là thành

13


 

phố đa chức năng, vai trò trung tâm của thành phố sẽ rõ hơn, chắc chắn hơn không chỉ
khu vực tỉnh Kiên Giang mà còn vùng ven biển Tây Nam và khu vực ĐBSSL.


14


 

CHƯƠNG 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở điều tra, đánh giá hiện trạng tại khu vực Lấn Biển Tp.Rạch Giá, tỉnh
Kiên Giang, nhằm mục tiêu đề xuất loại cây trồng khả thi cho các tuyến đường chính
thuộc khu đô thị Lấn Biển, góp phần quản lý có kế hoạch các công việc bảo quản,
chăm sóc và thay thế cây xanh.
3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Cây xanh cho bóng trên các tuyến đường phố Khu Lấn Biển tại Tp. Rạch Giá,
tỉnh Kiên Giang.
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Nghiên cứu, điều tra hiện trạng cây xanh trên một số tuyến đường tiêu biểu
- Điều tra, đánh giá hiện trạng cây xanh hiện có trên một số tuyến đường của
Khu đô thị Lấn Biển tại Tp.Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang.
- Đường giao thông: chiều rộng lòng đường,…
- Diện tích hành lang đường bộ: chiều rộng vỉa hè, dãi phân cách…
Một số tuyến đường tiêu biểu thuộc khu vực Lấn Biển:
- Đường 3 Tháng 2
- Đường Tôn Đức Thắng
- Đường Cô Bắc
- Đường Phạm Hùng
- Đường Lạc Hồng
3.3.2 Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu về cây xanh đã điều tra theo nội dung

sau:
- Theo chủng loại cây: số lượng cây trong 5 tuyến đường chính
- Đặc điểm tổng quát: chu vi, chiều cao…
- Phân loại cây: cây loại A, cây loại B, cây loại C,…
- Tình hình sinh trưởng của các loài cây trên 5 tuyến đường chính.
15


 

- Hình thức bố trí cây trên các tuyến đường và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng của chúng.
3.3.3 Đề xuất các loại cây trồng để chỉnh lý cho các tuyến đường khu vực Lấn
Biển tại tp. Rạch Giá
- Nguyên tắc chọn cây
- Đề xuất một số loài cây cần chọn để trồng trên đường phố (gồm cây hiện có
và chưa có ở khu đô thị Lấn Biển)
- Mô tả cây được chọn
- Giải pháp chỉnh lý
- Kỹ thuật trồng cây đường phố
3.4 Phương pháp thực hiện
3.4.1 Phương pháp tham khảo tài liệu
- Bản đồ của khu vực nghiên cứu
- Tham khảo các tài liệu về cây xanh đô thị, đặc biệt là các loại cây đường phố
cho bóng mát.
- Tham khảo một số đề án, đề tài có liên quan.
3.4.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Đặc điểm hiện trạng quy hoạch trên các tuyến đường cần khảo sát cây xanh.
Tiến hành điều tra, thu thập số liệu để đánh giá về:
 Mạng lưới hệ thống điện

 Mạng lưới hệ thống cấp thoát nước
 Đặc điểm các tuyến đường cần khảo sát cây xanh
Điều tra hiện trạng cây xanh trên 5 tuyến đường tiêu biểu khu đô thị Lấn Biển; Các
mục thông tin thu thập được diễn giải trong bảng hướng dẫn phiếu kiểm kê cây
xanh đường phố theo phụ lục 1.
3.4.3 Phương pháp chỉnh lý tài liệu nội nghiệp
Sau khi điều tra ngoại nghiệp, tài liệu thu thập được sắp xếp lại theo thứ tự abc
theo tên cây.
Kiểm tra, bổ sung tên và các loài cây xanh trên đường phố thu thập ở khu vực
dựa vào giáo trình.
Phân nhóm cây xanh đường phố nhằm khái quát hiện trạng.
16


×