Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH THÀNH PHỐ VŨNG TÀU NHẰM XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 89 trang )

 
 

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH THÀNH PHỐ VŨNG TÀU NHẰM XÂY DỰNG CÁC
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

Tác giả

DƯƠNG HỮU ĐẠT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư quản lý
môi trường & du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn
Ts. Chế Đình Lý

Tháng 06 năm 2012



 
 

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô khoa Môi trường và Tài
nguyên trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy truyền
đạt cho em nhiều kiến thức quí báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Chế Đình Lý đã tận tình hướng dẫn và tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.


Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này em đã đúc kết được nhiều
kiến thức và kinh nghiệp quí báu nhằm trang bị thêm nhiều kiến thức phục vụ cho công
tác chuyên môn sau khi ra trường.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên khóa
luận tốt nghiệp này sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự cảm thông và chỉ
bảo của quí thầy cô để khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 06 năm 2012
DƯƠNG HỮU ĐẠT

ii 


 
 

TÓM TẮT
Mục tiêu tìm hiểu và đánh giá hiện trạng phát triển du lịch tại TP Vũng Tàu
nhằm đề xuất các giải pháp phát triển du lịch Vũng Tàu bền vững được tác giả thực hiện từ
tháng 01/2012 đến tháng 06/2012. Đề tài đã nghiên cứu các nội dung như sau:
 Hiện trạng hoạt động DL tại TPVT
 Đánh giá các hoạt động DL ở TPVT.
 Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động DL tại TPVT.
 Các giải pháp phát triển bền vững du lịch thành phố Vũng Tàu.
Với các phương pháp được sử dụng gồm: Nghiên cứu tài liệu, điều tra xã hội học,
phân tích SWOT, khảo sát ý kiên chuyên gia, đề tài có được các kết quả sau đây:
Hiên trạng hoạt động du lịch của thành phố Vũng Tàu, các yếu tố cản trở việc phát
triển du lịch thành phố Vũng Tàu. Tiềm năng du lịch tại thành phố rất lớn, hoạt động du lịch
tấp nập, các yếu tố cản trở chủ yếu là môi trường, nguồn nhân lực và chất lượng sảm phẩm.
Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của hoạt động du lịch tại thành phố và

phân tích cụ thể với mục tiêu phát triển bền vững.
Giải pháp phát triển bền vững du lịch thành phồ Vũng Tàu được đưa ra gồm: Đào tạo
nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường du lịch, quảng bá hỉnh ảnh du lịch Vũng Tàu, đa dạng
hóa sản phẩm du lịch, phát triển loại hình du lịch đặc thù.

iii 


 
 

MỤC LỤC
 
Trang tựa.............................................................................................................................i 
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii 
Tóm tắt ............................................................................................................................. iii 
Mục lục .............................................................................................................................iv 
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................. vii 
Danh sách các hình và biểu đồ ...................................................................................... viii 
Danh sách các bảng ....................................................................................................... viii 
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1 
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 
1.3 Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 3 
1.4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3 
1.5 Tính mới của đề tài .................................................................................................. 3 
1.6 Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 3 
1.6.1 Về khoa học....................................................................................................... 3 
1.6.2 Về kinh tế .......................................................................................................... 4 
1.6.3 Về xã hội ........................................................................................................... 4 

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 5 
2.1 Tổng quan các nghiên cứu đã thực hiện .................................................................. 5 
2.1.2 Trên thế giới ...................................................................................................... 5 
2.1.2 Tại Viêt Nam ..................................................................................................... 6 
2.2 Tổng quan về phát triển bền vững ........................................................................... 8 
2.2.1 Một số khái niệm............................................................................................... 8 
2.2.2 Mục tiêu của Du lịch bền vững ......................................................................... 9 
2.3 Tổng quan về thành phố Vũng Tàu ......................................................................... 9 
2.3.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 9 
2.3.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội tác động đến du lịch ............................... 10 
2.3.3 Các nguồn tài nguyên ...................................................................................... 11 
2.3.4 Hiện trang cơ sở vật chất kỹ thuật................................................................... 13 
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................. 16 
iv 


 
 

3.1 Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................................... 16 
3.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 17 
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 17 
3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa ....................................................................... 18 
3.2.3 Phương pháp điều tra xã hôi học..................................................................... 19 
3.2.4 Phương pháp phân tích SWOT ....................................................................... 20 
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 21 
4.1 Hiện trạng các hoạt động du lịch tại Thành phố Vũng Tàu ................................... 21 
4.1.1 Các loại hình và sản phẩm du lịch .................................................................. 21 
4.1.2 Hiện trạng khai thác các tour tuyến du lịch tại TPVT .................................... 22 
4.1.3 Nguồn nhân lực phục vụ DL ........................................................................... 24 

4.1.4 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về DL .............................................................. 25 
4.1.5 Đối tượng và khả năng chi tiêu ....................................................................... 27 
4.1.6 Các vấn đề môi trường của DL TPVT ............................................................ 32 
4.2 Các giải pháp phát triển du lịch Thành phố Vũng Tàu bền vững .......................... 34 
4.2.1. Kết quả phân tích SWOT ............................................................................... 35 
4.2.2 Giải pháp phát triển DL Vũng Tàu bền vững ................................................. 36 
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................... 47 
5.1 Kết luận .................................................................................................................. 47 
5.2 Kiến nghị................................................................................................................ 48 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 49 
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 51 




 
 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BRVT

: Bà Rịa Vũng Tàu

BVMT

: Bảo vệ môi trường

DL


: Du lịch

DLBV

: Du lịch bền vững

KDL

: Khu du lịch

IUCN

: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới

TPVT

: Thành phố Vũng Tàu

UNWTO

: Tổ chức Du lịch Thế giới

VHTTDL

: Văn hóa – Thể thao – Du lịch

VT

: Vũng Tàu


VN

: Việt Nam

vi 


 
 

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

 
Hình 2.1 Vị trí TPVT .............................................................................................. 12 
Sơ đồ 3.1 Quy trình thực hiện đề tài ......................................................................... 19 
Hình 4.1 Thực trạng các tuyến đểm và loại hình DL tại TPVT 2010 .......................... 25 
Biểu đồ 4.1 Doanh thu – lương khách DL TPVT từ 2007 đến 2011 ........................... 30 
Biểu đồ 4.2 Mục đích chuyến đi DL của du khách .................................................... 32 
Biểu đồ 4.3 Thời gian chuyến đi DL của du khách .................................................... 32 
Biểu đồ 4.4 Mức độ hài lòng của khách DL quốc tế .................................................. 34 
Biểu đồ 4.5 Mức đô hài lòng của du khách nội địa .................................................... 34 
Biểu đồ 4.6 Nhận xét về mức độ rác thải tại điểm đến của du khách .......................... 31 
Biểu đồ 4.7 Đánh giá của du khách về các biểu mẫu quảng bá DL TPVT .................. 40 
Biểu đồ 4.8 Kênh thông tin cung cấp cho du khách ................................................... 40 
Biểu đồ 4.9 Tỷ lệ du khách hài lòng về khía cạnh bổ trợ phát triển DL ...................... 41 

vii 


 

 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
 
Bảng 4.1 Nguồn nhân lực phục vụ DL tại TPVT ...................................................... 24 
Bảng 4.2 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về DL từ 2007 đến 2011 ............................. 25 
Bảng 4.3 Thị trường khách du lịch đến TPVT .......................................................... 27 
Bảng 4.4 Cơ cấu chi tiêu trung bình một ngày của khách DL đến TPVT .................... 29 
Bảng 4.5 Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ .......................................... 33 
Bảng 4.6 Phân tích SWOT ............................................................................................. 35 
Bảng 4.7 Tích hợp các giải pháp .................................................................................... 36 

viii 


 
 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, nhân loại đã chứng kiến sự bùng nổ của hoạt động
du lịch trên toàn cầu. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc
gia trong đó có Việt Nam.
Suốt 21 năm hình thành và phát triển, du lịch Bà Rịa Vũng Tàu đã có những
bước tiến đáng khích lệ, đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của ngành
du lịch Việt Nam. Trong đó, du lịch Thành phố Vũng Tàu đã không ngừng phát triển,
và hiện đã trở thành một ngành kinh tế có thế đứng vững mạnh trong nền kinh tế của
Tỉnh, cùng góp phần vào sự phát triển của đất nước. Theo thống kê của Sở Văn hóa
Thể thao Du lịch Bà Rịa Vũng Tàu, năm 2011, ngành du lịch TP Vũng Tàu đã hoàn

thành mục tiêu đón hơn 3,6 triệu lượt khách với tổng doanh thu 1.760 tỷ đồng.
Nhờ lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú cùng với điều kiện
giao thông thuận lợi, TP Vũng Tàu được đánh giá là một trong những điểm du lịch
trọng tâm của đất nước. TP Vũng Tàu vừa sở hữu một quần thể thiên nhiên hài hòa với
các cảnh quan núi rừng và bờ biển đẹp, vừa là một đô thị cửa ngõ, một trung tâm du
lịch hạt nhân của Tỉnh với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn. TP đã và đang là điểm đến
nổi bật, thu hút lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế.
Với mục tiêu đến năm 2015, Bà Rịa Vũng Tàu sẽ trở thành một trong những
trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và giải trí lớn của cả nước, Thành phố Vũng Tàu sẽ là
trung tâm du lịch hội nghị và giải trí. Thành phố đã tập trung mọi nguồn lực để phát
triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút du khách. Hàng loạt các dự án với
quy mô hàng nghìn tỷ đô la vào các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí
để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của du khách.



 
 

Tuy nhiên, lượng khách đến Thành phố Vũng Tàu ngày càng gia tăng đặt ra cho
thành phố những cơ hội đan xen với những thách thức lớn trong việc duy trì, phát triển
bền vững trong du lịch.
Hiện nay, bên cạnh những tác động tích cực, sự phát triển nhanh chóng của hoạt
động du lịch cũng kèm theo những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường như: tăng áp lực
về chất thải sinh hoạt, tăng lượng nước thải gây ô nhiễm môi trường đất, nước, gia tăng
mức độ ô nhiễm nguồn nước, suy thoái chất lượng nước, đặc biệt ở khu vực ven
biển… Trong khi đó, vấn đề môi trường lại được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, ảnh hưởng đến khả
năng thu hút khách và sự tồn tại của hoạt động du lịch.
Phát triển du lịch bền vững chính là giải pháp duy nhất khắc phục được tình

trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế khả năng làm suy thoái tài nguyên, duy trì những
nét đặc trưng của TP Vũng Tàu và góp phần tạo sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã
hội và môi trường. Nhưng đến nay, TP Vũng Tàu chưa có nghiên cứu nào đánh giá tính
bền vững của hoạt động du lịch bằng một thước đo cụ thể. Vì vậy, việc đánh giá tính
bền vững của các hoạt động du lịch tại TP Vũng Tàu là việc làm cần thiết để xác định
và đánh giá được mức độ bền vững của các hoạt động du lịch, từ đó đề ra những biện
pháp phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch hướng tới
mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
Xuất phát từ cơ sở lý luận, ý nghĩa thực tiễn của việc phát triển du lịch bền vững
cũng như tính cấp thiết của vấn đề, được sự cho phép của trường Đại học Nông Lâm
TP Hồ Chí Minh - Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, tác giả tiến hành thực hiện đề tài
“Khảo sát và đánh giá hiện trạng các hoạt động du lịch nhằm xây dựng các biện
pháp phát triển bền vững du lịch thành phố Vũng Tàu” với mong muốn đóng góp
vào sự phát triển du lịch TP Vũng Tàu được bền vững.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu và đánh giá hiện trạng phát triển du lịch tại TP Vũng Tàu nhằm đề
xuất các giải pháp phát triển du lịch Vũng Tàu bền vững.



 
 

Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu các lợi thế của TPVT để phát triển du lịch.
- Khảo sát hiện trạng các tour tuyến, các hoạt động và dịch vụ du lịch hiện nay của
TP.
- Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch TPVT.
- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch TPVT bền vững.

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, cần tìm hiểu những nội dung sau:
- Hiện trạng phát triển du lịch của TP Vũng Tàu .
- Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động du lịch tại TP
Vũng Tàu.
- Các giải pháp phù hợp đảm bảo phát triển du lịch Vũng Tàu hài hòa các lợi ích
kinh tế - xã hội và môi trường.
1.4 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu về các hoạt động du lịch đang diễn ra tại TPVT. Khảo sát
chủ yếu thực hiện ở các điểm du lịch và khu vực ven biển TP Vũng Tàu.
Đối tượng cứu chính: Người dân, khách du lịch, khu & điểm du lịch.
Số liệu thu thập năm 2011 và 2012.
Thời gian thực hiện: từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2012
1.5 TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài khảo sát và đánh giá hiện trạng các hoạt động du lịch của thành phố Vũng
Tàu nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực để phát triển du lịch TPVT một cách bền
vững.
1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.6.1 Về khoa học
Đề tài cung cấp cơ sở nền tảng về hiện trạng phát triển du lịch của TP Vũng
Tàu, những khía cạnh môi trường – xã hội liên quan đến hoạt động du lịch, xác định
được mức độ bền vững của du lịch TP Vũng Tàu và những giải pháp vừa phát triển du



 
 

lịch vừa có sự đóng góp cho công tác BVMT. Đồng thời, tạo điều kiện cho các ý tưởng
về sau tiếp tục nghiên cứu lập kế hoạch phát triển du lịch TP Vũng Tàu bền vững hơn.

1.6.2 Về kinh tế
Phát triền du lịch thành phố Vũng Tàu một cách bền vững đem lại lợi ích hài hòa
về kinh tế - xã hội - môi trường giúp du lịch Vũng Tàu đi lên một cách bền vững và
hiệu quả lâu dài.
1.6.3 Về xã hội
Du lịch Vũng Tàu phát triển bền vững giúp BVMT nâng cao sự nhận thức và
tham gia của cộng đồng đối với hoạt động du lịch.




 
 

Chương 2
TỔNG QUAN
Nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc đánh giá các hoạt động du lịch tại TPVT, Chương 2
sẽ bao gồm các vấn đề sau:
-

Cơ sở lý luận của phát triển DL bền vững

-

Khái quát về TPVT

2.1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN
2.1.2 Trên thế giới
Từ đầu 1990, nhiều nghiên cứu về phát triển DL bền vững nhằm hạn chế các tác
động tiêu cực của hoạt động DL, đảm bảo sự phát triển lâu dài. Một số loại hình DL

quan tâm đến môi trường xuất hiện như: DL sinh thái, DL gắn với thiên nhiên, DL
cộng đồng…đã góp phần nâng cao hình ảnh về một loại hình DL có trách nhiệm, đảm
bảo phát triển lâu dài.
Năm 1996, hưởng ứng chương trình Nghị sự Trái Đất, ngành DL toàn cầu đại
diện bởi 3 tổ chức quốc tế gồm: Hội đồng Lữ hành Du lịch Thế gới (WTTC), Tổ chức
Du lịch Thế giới (UNWTO) và Hội đồng Trái đất (Earth council) đã ứng dụng những
nguyên tắc của chương trình Nghị sự 21 (Angeda21) vào DL, phối hợp xây dựng một
chương trình hành động với tên gọi “Chương trình nghị sự 21 về du lịch: Hướng tới sự
phát triển về môi trường”.
Chương trình Nghị sự 21 về DL đã đưa ra các lĩnh vực ưu tiên hành động với
mục đích và các bước tiến hành cụ thể. Chương trình nhấn mạnh sự cần thiết phối hợp
hành động giữa chính phủ, phân tích tầm quan trọng về chiến lược và kinh tế của
ngành DL, đồng thời nêu bật những lợi ích to lớn của việc phát triển DL bền vững.
Ngày 21-24 tháng 3 năm 2007, để tăng cường năng lực của chính quyền tỉnh và
địa phương để hỗ trợ các đại điểm quy hoạch và quản lý quy trình, Bộ Văn hóa và Du



 
 

lịch Indonesia, hợp tác với UNWTO, đã tổ chức “Hội thảo quốc gia về các chỉ thị phát
triển bền vững cho các điểm du lịch” diễn ra tại Mataram, Lombok, Indonesia.
Hội thảo đã xác định các chỉ thị quan trọng trong chính sách làm cho các điểm
đến phát triển theo nguyên tắc bền vững. Một số vấn đề và các chỉ thị đã được thảo
luận và phân tích cụ thể để chứng minh vấn đề thủ tục và kỹ thuật trong việc xác định
và sử dụng các chỉ thị.
Năm 2007, tại TP Bohol Philippines đã có báo cáo quốc gia về “Chỉ thị DLBV và
quản lý KDL”. Trong báo cáo đã nêu rõ các chỉ thị đánh giá tính bền vững DL tại TP.
“Hướng dẫn UNWTO về chỉ thị phát triển DLBV 2007” (Nations, October 2007)

được thiết kế để giúp xác định các vấn đề chính, các chỉ số lưu ý có thể giúp nhà quản
lý đáp ứng có hiệu quả và duy trì một điểm đến hấp dẫn. Sách hướng dẫn này đước
phát triển dựa trên việc xem xét nhiều kinh nghiệm quốc tế và một loạt các cuộc hội
thảo UNWTO thí điểm thực hiện tại các vùng khác nhau trên thế giới.
2.1.2 Tại Viêt Nam
Trong những năm gần đây, các tác động của DL với môi trường tự nhiên và xã
hội ngày càng trở nên nghiêm trọng và thu hút đước sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu. Điều đó cũng cho thấy yêu cầu cấp thiết của việc xây dựng và phát triển DLBV.
Năm 2000, Viện Nghiên cứu Phát triển DL bắt đầu nghiên cứu về phát triển
DLBV ở VN. Một số tổ chức quốc tế đang hoạt động tại VN cũng đã đề cập đến các
vấn đề bảo tồn,phát triển cộng đồng, PTBV… ở những vùng sâu vùng xa. Việc nghiên
cứu về phát triển DLBV ở những địa bàn cụ thể còn hạn chế và chỉ mới bắt đầu ở một
số nơi. Một số nghiên cứu góp phần phát triển DLBV như:
Năm 1998, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) đã giúp Lào Cai xây
dựng “Dự án phát triển DLBV dựa vào cộng đồng”.
Nghiên cứu xây dựng mô hình BVMT DL với sự tham gia của cộng động, góp
phần phát triển DLBV tại đảo Cát Bà – Hải Phòng (TS.Phạm Trung Lương)
Cơ sở khoa học xây dựng hệ thống chỉ tiêu môi trường cho hoạt động DL biển
VN (TS.Đỗ Thị Thanh Hoa)




 
 

Những nghiên cứu trên giúp cho các nhà đầu tư, quản lý thấy rõ tiền năng DL cụ
thể của từng vùng, vai trò của môi trường trong DL, tầm quan trọng của phát triển
DLBV và những giải pháp áp dụng phù hợp với thực tế của khu vực khảo sát, góp
phần vào công tác bảo tồn tài nguyên và PTBV. Các kết quản đó được coi như các

kinh nghiệm tham khảo quan trọng cho các hoạt động DL và PTBV trong tương lai.
Tại BRVT có rất nhiều đề tài nghiên cứu về các định hướng phát triển DL
BRVT, chiến lược phát triển sản phẩm, quy hoạch cụm-tuyến DL… nhưng về lĩnh
vực phát triển DLBV chỉ được nghiên cứu tại KDL suối khoáng Bình Châu. Các đề tài
trước đây hầu như tập trung vào nghiên cứu vào vấn đề phát triển DL để mang lại lợi
nhuận cao, thu hút du khách và giới thiệu hình ảnh của KDL, điểm DL địa phương
hoặc tỉnh BRVT.
Hiện nay, tại các trường như: Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học
Văn Hiến, Đại học Văn Lang… có rất nhiều đề tài do sinh viên nghiên cứu về lĩnh vực
DL. Trường Đại học Nông lâm cũng có khá nhiều đề tài về DL như:
-

Đánh giá tiềm năng Dl sinh thái trên địa bàn tỉnh BRVT.

-

Tác động của phát triển DL sinh thái đến quản lý và đời sống của người dân
trong vùng đệm của khu bảo tồn Bình Châu-Phước Bửu, tỉnh BRVT đánh giá
tiềm năng DLST và đề xuất các giải pháp PTBV DL sinh thái tỉnh Phú Yên.

-

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển DLBV tại Biên Hòa-Đồng
Nai.
Các đề tài trên đã góp phần làm phong phú thêm các khía cạnh cần quan tâm

trong lĩnh vực DL và giải quyết các vấn đề phát sinh từ yêu cầu của thực tiễn. Tuy
nhiên đa số các đề tài do sinh viên thực hiện do không đủ thời gian nghiên cứu nên còn
hạn chế ở viêc đánh giá kết quả từ thực trạng phát triển cũng như đánh giá khả năng
phát triển DLBV, chưa làm rõ các khía cạnh môi trường cần quan tâm trong DL. Đã có

nhiều giải pháp được đưa ra hướng đến phát triển DLBV nhưng chưa có sự gắn kết
chặt chẽ giữa các giải pháp khi yêu cầu đặt ra là phải cụ thể, hiện thực, các kết quả
phải bổ trợ cho nhau.




 
 

Vì những vấn đề còn thiếu sót nêu trên, đề tài sẽ thực hiện để trả lời cho câu hỏi:
Làm thế nào để đưa ra các giải pháp phát triển DLBV THVT một cách hiệu quả nhất?”
Để trả lời cho câu hỏi trên , đề tài sẽ giải quyết các vấn đề sau:
-

TPVT có những tiềm năng DL nào?

-

Hiện trạng phát triển DL của TPVT hiện nay ra sao?

-

Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nào trong việc phát triển
DLBV ở TPVT?

-

Các giải pháp nào để phát triển DLBV ở TPVT?


2.2 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
2.2.1 Một số khái niệm
 Phát triển bền vững
PTBV là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người mà
không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai. ( Ủy ban Môi trường
và Phát triển của Liên Hợp Quốc, 1987).
 Du lịch bền vững
DLBV là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách
nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm
văn hóa kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo các khuyến cáo về bảo
tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động
về kinh tế-xã hội của cộng đồng địa phương. (Hiệp hội bảo tồn thế giới, 1996)
 Phát triển DLBV
Phát triển DLBV là một hoạt động khai thác một cách có quản lý các giá trị tự
nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách DL, có quan tâm đến lợi
ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các
nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn văn hóa để phát triển hoạt động DL trong
tương lai; cho công tác BVMT và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa
phương. (PGS.TS Phạm Trung Lương, tài liệu nhân học DL, 2007)



 
 

2.2.2 Mục tiêu của Du lịch bền vững
Mục tiêu kinh tế( đời sống kinh tế của cộng đồng và doanh nghiệp): Phải đạt
được sự tăng trưởng của ngành, có lợi nhuận trong kinh doanh, gia tăng cơ hội việc
làm, tạo lợi ích tại các điểm đến.
Mục tiêu xã hội ( có xét về tác động đến nền văn hóa bản địa và du khách cùng

lợi ích mà người lao động trong ngành DL được hưởng): Hệ thống di sản văn hóa được
gìn giữ; có sự tham gia của cộng đồng; dịch vụ và cơ sở hạ tầng nâng cấp; chất lượng
sống được cải thiện.
Mục tiêu môi trường (môi trường tự nhiên và nhân tạo): Đảm bảo tài nguyên tự
nhiên được bảo vệ, quản lý sử dụng và kiểm soát đước các tác động đến môi trường,
truyền thông và giáo dục, xây dựng các mối quan hệ đối tác bền vững.
Tóm lại để phát triển DLBV, bất cứ một quốc gia, địa phương hay một doanh
nghiệp đều phải duy trì sự cân bằng lợi ích của ba yếu tố: kinh tế, xã hội và môi
trường.
2.3 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ VŨNG TÀU
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1 Vị trí địa lí kinh tế

 
Hình 2.1 Vị trí TPVT




 
 

TPVT là một trong những TP lớn ven biển của cả nước ; thuộc vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam. TP có 17 đơn vị hành chính ( bao gồm 16 phường và xã đảo Long
Sơn); có mạng lưới giao thông phát triển toàn diện cả đường bộ, đường thủy và đường
hàng không, thuận lợi cho việc xây dựng các tuyến DL từ TPVT đi các trung tâm KTXH trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.
Tiềm năng phát triển DL ở TPVT đã được phát hiện và khai thác từ thời Pháp
thuộc đến nay. TPVT có ba mặt giáp biển, chiều dài bờ biển là 48,1km (chiến 72,7%
chiều dài bờ biển toàn tỉnh), bờ biển thoai thoải, có nhiều bãi cát trắng, thuận lợi cho
việc xây dựng các bãi tắm, cảnh quan thiên nhiên thích hợp cho phát triển các KDL.

2.3.1.2 Các yếu tố khí hậu thời tiết
TPVT nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, khí hậu chia hai
mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ thàng 12 đến tháng 4 năm
sau. Khí hậu TPVT quanh năm dễ chịu, ấm áp, ít có thiên tai và thời tiết bất thường,
không khí trong lành, thoáng mát, lượng mưa vừa phải. Những yếu tố đó rất thuận lợi
cho các loại hình DL quanh năm.
2.3.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội tác động đến du lịch
Kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, chuyển dịch cơ cấu sang hướng công nghiệp
hóa – hiện đại hóa. GDP bình quân đầu người năm 2011(không tính dầu khí) là 5.590
USD/người năm. Cơ cấu kinh tế năm 2011 chuyển dịch đúng hướng: Dịch vụ - hải
sản- công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
2.3.2.2 Tình hình văn hóa – xã hội
 Hiên trạng dân số - lao động
Dân số trung bình của TPVT năm 2011 là 297.365 người. Lao động làm việc
trong các ngành kinh tế - xã hội tăng từ 129.222 người năm 2005 lên 161.506 người
trong năm 2011. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong
các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Lao động có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và tay nghề còn rất thiếu.
10 


 
 

 Công tác văn hóa – xã hội, giáo dục – đào tạo
Năm 2011, TP có 82,3% khu phố đạt danh hiệu khu phố văn hóa, 96,7% số dân
đạt gia đình văn hóa. Trong giai đoạn từ 2005 đến nay, chất lượng giáo dục luôn đứng
đầu toàn tỉnh , bước đầu vươn ra ngoài phạm vi khu vực và toàn quốc.
2.3.3 Các nguồn tài nguyên
2.3.3.1 Tài nguyên đất đai

TPVT có tổng diện tích tự nhiên là 14.964,63 ha, chia làm 16 phường chiếm diện
tích 8.684,68 ha và một xã đảo Long Sơn là 6.279,95 ha.
2.3.3.2 Tài nguyên nước
a/ Nguồn nước mặt: Sông Dinh là sông lớn nhất có diện tích lưu vực 306 km2.
Sông Dinh và các sông suối nhỏ thuộc hệ thống sông Dinh cung cấp nguồn nước chủ
yếu cho sản xuất và sinh hoạt, khối lượng nước có khả năng cung cấp đạt khoảng
20000-24000 m3/ngày đêm.
b/ Nước ngầm: Năm 2011, Bộ Công Nghiệp cho khai thác 13000 m3/ngày đêm,
khả năng có thể tăng thêm 7000 m3/ngày đêm. Chất lượng nước ngầm khá nhưng ở
một số nơi bị nhiễm phèn và có dấu hiệu vi khuẩn E.coli, các chất hữu cơ.
2.3.3.3 Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của TP là 1.968,3 ha, chiếm 13,6% diện tích tự nhiên
(trong đó rừng tự nhiên 1.101,6 ha và rừng trồng 866,7 ha). Hầu hết diện tích đất rừng
trên địa bàn TP đều là rừng phòng hộ, tập trung chủ yếu ở khu vực xã Long Sơn, ven
sông Cỏ May, rạch Cửa Lấp và ven biển.
Tài nguyên rừng của TP có ý nghĩa to lớn trong việc BVMT sinh thái, nguồn lợi
thủy sản, điều hòa khí hậu và tạo cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn khách DL, góp phần
quan trọng làm tăng giá trị sản phẩm DL. Tuy nhiên số lượng và chất lượng rừng của
TP đang tiếp tục suy giảm do tác động của con người. Nhiều diện tích rừng phòng hộ
và động vật quý hiếm suy giảm, nhất là do ảnh hưởng của cơn bão số 5 (1977) và bão
số 9 (2006).
11 


 
 

2.3.3.4 Tài nguyên biển
Tài nguyên biển và ven biển TPVT có lợi thế đặc biệt đối với phát triển DL, nước
biển ấm áp, ít sóng to gió lớn. Vùng biển và ven biển VT còn có trữ lượng lớn về thủy

hải sản. Đồng thời là địa bàn thuận lợi để xây dựng các cảng biển.
Chiều dài bờ biển 48,1 km, phần lớn được khai thác làm bãi tắm. Hiện nay TPVT
có 4 bãi tắm lớn gồm:
 Bãi Sau ( bãi Thùy Vân): nằm phía Đông Nam TP, từ chân Núi Nhỏ đến rạch
Cửa Lấp.
 Bãi Trước ( bãi Tầm Dương ): Nằm giữa Núi Lớn và Núi Nhỏ.
 Bãi Dứa: Cách Bãi Trước 2 km về phía nam.
 Bãi Dâu ( Bãi Phương Thảo – Bãi Mơ ): Nằm trên đường Trần Phú, cách Bãi
trước 3km.
2.3.3.5 Tài nguyên văn hóa – nhân văn ( Kèm phụ lục 2)
(1) Các di tích lịch sử văn hóa: TPVT có khá nhiều di tích lịch sử văn hóa cách
mạng và di tích lịch sử kiến trúc tôn giáo gắn liền với các lễ hội. Trên địa bàn TP có 5
công trình quan trọng: Khu di tích Thích Ca Phật Đài; Di tích Bạch Dinh; Tháp đèn
Hải Đăng; Đình thần Thắng Tam và tượng chúa Jesu.
Thích Ca Phật Đài là công trình kiến trúc điêu khắc độc đáo, quần thể bao gồm
Thiền Lang Tự, Bảo tháp hình bát giác cao 18 m, Vườn Lộc Giã có ngôi nhà bát giác
cao 15 m và Thích Ca Phật Đài – pho tượng Kim Thần Phật Tử ngồi trên tòa sen cao
12,2 m.
Bạch Dinh: Xây dựng năm 1989 cho viên toàn quyền Đông Dương người Pháp
đầu tiên là Paul Doumer, mang nét kiến trúc cổ Châu Âu và VN. Sau này Bạch Dinh
từng được làm nơi an trí của vua Thành Thái, một vị vua yêu nước.
Tháp đèn Hải Đăng: Xây từ năm 1907, nằm trên đỉnh Núi Nhỏ. Đèn tháp chiếu
xa 35 hải lí, phía dưới chân tháp có 4 cỗ đại bác cổ của Pháp dài trên 10m. Từ tháp đèn
Hải Đăng có thể nhìn bao quát TPVT, thấy được các vùng Cần Giờ, Bà Rịa.
Tượng chúa Jesu là một công trình kiến trúc tôn giáo quy mô lớn ở VN, xây dựng
trên Núi Nhỏ, cao 32 m, bệ cao 10 m gồm 3 tầng, sải tay dài 18,4 m. Thân tượng rỗng
12 


 

 

có cầu thanh xoáy trôn ốc, hai bên bệ tượng đặt hai khẩu đại bác cổ ( chế tạo năm 1902
của Pháp ) dài 12 m. Tác phẩm Tượng chúa Jesu là một công trình nghệ thuật lớn,
mang tính dân tộc và tôn giáo. Về kích thước, tượng được xem là bức tượng chúa cao
nhất thế giới, hơn cả bức tượng chúa ở Brazil.
(2) Các lễ hội văn hóa
Trong năm có 4 lễ hội lớn gồm: Lễ hội Miễu Bà, Lễ hội Nghênh rước Cá Ông, Lễ
hội Trùng Cửu và Lễ hội hành hương Phật Tử.
Lễ hội Miễu Bà: Diễn ra hàng năm vào các ngày 16, 17, 18 tháng 10 âm lịch, khá
sôi động vá linh đình. Ngoài việc cúng tế thần linh còn tổ chức múa lân, hát tuồng.
Lễ hội Nghênh rước Cá Ông tại Lăng Cá Ông vào ngày 17 – 20 tháng 2 âm lịch
hàng năm, gồm: Lễ cúng Ông, Lễ Nghinh Ông, nhiều ghe thuyền thắp đèn chạy vòng
ngoài biển. Các hình thức tế lễ Cá Ông mang đậm màu sắc cư dân miền biển.
Lễ hội cầu an tại Đình thần Thắng Tam từ 17 – 20 tháng 2 âm lịch. Lễ hội Đình
thần Thắng Tam là một hoạt động văn hóa đặc sắc của ngư dân Vũng Tàu.
Lễ hội đền thờ Tiên Sư tại 66 Cô Giang , P4, TPVT diễn ra vào 17, 18 tháng 2
âm lịch thể hiện đạo đức “uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta”.
Ngoài ra còn có lễ hội bắn súng thần công và lễ hội Diều quốc tế diễn ra định kì
hàng năm.
2.3.4 Hiện trang cơ sở vật chất kỹ thuật
2.3.4.1 Cơ sở vật chất
Tính đến 2011, TPVT có 110 khách sạn và resorst ( chiếm 80% toàn tỉnh ) trong
đó gồm: 85 khách sạn doanh nghiệp và 20 khách sạn kinh doanh cá thể. Hệ thống
khách sạn nhà hàng cơ bản đáp ứng nhu cầu du khách, số lượng và chất lượng nhà
nghỉ tăng qua các năm. Nhiều nhà nghỉ, nhà trọ kém chất lượng đã được đầu tư thành
khách sạn đạt tiêu chuẩn.
Tổng số phòng nghỉ của 110 khách sạn và resort là 4090 phòng, trong đó trên
2900 phòng đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao, số còn lại đạt chuẩn tối thiểu. Ngoài ra còn
có 240 nhà nghỉ và nhà trọ thuộc hô kinh doanh cá thể với tổng số phòng là 1760.

Tổng số resort tại TP là 12 khu với tổng số phòng nghỉ là 502.
13 


 
 

Tổng số cơ sở kinh doanh ăn uống, giải khát có 568 cơ sở trong đó có 32 doanh
nghiệp còn lại là các hộ kinh doanh cá thể.
2.3.4.2 Cơ sở hạ tầng
a/ Giao thông
Giao thông đường bộ của TPVT phát triển khá, đảm bảo lưu thông rất thuận lợi,
tổng chiều dài hệ thống đường bộ là 391,942 km.
Giao thông đường thủy: TPVT có bảy cảng và ba bến tàu, đảm bảo nhu cầu vận
chuyển hàng hóa và hành khách.
Giao thông hàng không: TP có một sân bay cấp 3 tại P9 chủ yếu phục vụ trực
thăng đưa chuyên gia ra giàn khoan dầu khí và một số hành khách đi Côn Đảo. Trong
tương lai dự kiến xây dựng sân bay Gò Găng phục vụ DL của TP.
b/ Ngành điện
Mạng lưới cung cấp điện cho TPVT khá phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu điện
cho sản xuất và đời sống nhân dân. Hệ thống đèn chiếu sáng phục vụ công cộng của
TP phát triển mạnh, phục vụ tốt cho các nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động
vui chơi giải trí vào ban đêm.
c/ Cấp nước
Năm 2007, nước sạch cho TP được cung cấp từ nguồn của nhà máy nước sông
Dinh, nhà máy nước Hồ Đá Đen, nhà nhà máy nước Bà Rịa. Các nhà máy nước cung
cấp cho TP khoảng 61.255 m3/ngày đêm. Năm 2007, tỷ lệ số hộ sử dụng nước sạch đạt
trên 99% trong toàn TP, tiêu chuẩn cấp nước 1201 m3/người/ngày.
d/ Thoát nước
Hệ thống thoát nước trên toàn TP chung cho cả nước thải sinh hoạt và nước mưa.

Mạng lưới thoát nước gồm có hệ thống cống ngầm, cống hộp, kênh, mương và rãnh
thoát nước theo các tuyến đường đô thị. Tổng cộng có 423 tuyến cống với chiếu dài
213,06 km.
Hệ thống thoát nước TP gồm 6 lưu vực chính: Bãi Trước, Hồ Á Châu, hồ Bàu
Sen, Bến Đình, hồ Bàu Trũng, hồ Cửa Lấp.

14 


 
 

Tuy nhiên hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh nên nhiều khu vực vẫn bi ngập
khi mưa lớn.
e/ Thủy lợi
TPVT xây dựng 7 km đê bao ngăn mặn từ đường Đô Lương đến cống số 5 P12
đường Hải Đăng- Cửa Lấp. Tại xã đảo Long Sơn cũng đã xây dựng 6 km đường bờ kè
chống sạt lở, đắp 716 km2 đê bao ngăn mặn tại các thôn 4,5,6 và 7. Hiện nay hệ thống
kênh mương nội đồng phục vụ cho thoát nước mưa và nước thải.

15 


 
 

Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mỗi phương pháp thực hiện sẽ thu thập từng nội dung nghiên cứu. Để đạt được mục
tiêu đặt ra, tác giả sẽ sử dụng nhiều phương pháp bổ trợ nhau để đạt được kết quả cuối

cùng.
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Nội dung 1: Hiện trạng các hoạt động DL TPVT
Các hoạt động DL đang diễn ra, lượng khách và doanh thu DL, các nguồn tài
nguyên DL, các vấn đề môi trường tại các KDL và điểm DL, mức đô hài lòng của người
dân và khách DL ( pp nghiên cứu tài liệu, pp khảo sát thực địa, pp điều tra xã hội học).
 Nội dung 2: Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động DL
của TPVT. Đề xuất các giải pháp: tận dụng cơ hội phát huy điểm mạnh, phát huy điểm
mạnh vượt qua thách thức, không để điểm yếu làm mất cơ hội, không để thách thức phát
triển điểm yếu ( pp phân tích SWOT).
 Nội dung 3: Các giải pháp phù hợp đảm bảo PTBV DL TPVT hài hòa các lợi ích
kinh tế - môi trường – xã hội trên cơ sở hiện trạng các hoạt động DL của TP ( pp ma trận
SWOT ).

16 


 
 

Khảo sát và đánh giá hiện trạng các hoạt động du lịch
nhằm xây dựng các giải pháp phát triển bền vững du
lịch TPVT
Thu thập số
liệu, khảo sát
hiện trạng

Phân tích
SWOT


Ma trận

Tìm hiểu các lợi thế của TPVT để phát triển
DL

Nghiên cứu tài liệu về vị
trí , kinh tế, xã hội, các
nguồn tài nguyên phục vụ

Khảo sát hiện trạng các tour tuyến, các hoạt
động và dịch vụ du lịch hiện nay của TP

Nghiên cứu các tài liệu
về các hoạt động DL,
thị trường, doanh thu

Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức của du lịch TPVT

Tham khảo ý kiến
chuyên gia

Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch
TPVT bền vững

Tham khảo chuyên
gia

Báo cáo đề tài


Sơ đồ 3.1 Quy trình thực hiện đề tài
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Nhằm khái quát hiện trạng các hoạt động DL TPVT tạo cơ sở cho các đánh giá về
DL TPVT và đề xuất các giải pháp phát triển DLBV, tác giả đã thu thập được các tài liệu
sau:
Tên tài liệu

Nơi cung cấp

Quy hoạch phát triển DL TPVT giai đoạn 2010 Phòng Nghiệp vụ DL – sở VHTTDL
tầm nhìn 2020

BRVT

Kỷ yếu Hội nghị triển khai công tác VHTTDL VP sở VHTTDL tỉnh BRVT
tỉnh BRVT 2012, TPVT tháng 04 năm 2011
Báo cáo về kiểm tra công tác BVMT của các cơ Phòng TNMT TPVT
sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống ven biển trên địa
17 


×