BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI CÔNG TY
TNHH KINGMAKER (VIỆT NAM) FOOTWEAR
Họ và tên sinh viên
: HỒ THỊ DIỄM
Ngành
: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa
: 2008 – 2012
Tháng 5/2012
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI CÔNG TY TNHH
KINGMAKER (VIỆT NAM) FOOTWEAR
Tác giả
HỒ THỊ DIỄM
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư ngành
Quản lý môi trường
Giáo viên hướng dẫn:
ThS.HUỲNH NGỌC ANH TUẤN
Tháng 5 năm 2012
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
************
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
*****
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa:
MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành:
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên sinh viên: HỒ THỊ DIỄM
MSSV: 08149016
Khoá học:
Lớp: DH08QM
2008 – 2012
1. Tên đề tài:
2. Nội dung KLTN:
SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
Tổng quan Công ty TNHH Kingmaker (Việt Nam) Footwear.
Hiện trạng môi trường Công ty TNHH Kingmaker (Việt Nam) Footwear.
Các vấn đề môi trường còn tồn tại.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại Nhà máy.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 012/2011
Kết thúc: tháng 02/2012
4. Họ tên GVHD: THS. HUỲNH NGỌC ANH TUẤN.
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày ….. tháng ….. năm 2012
Ban Chủ nhiệm Khoa
Ngày 01 tháng 06 năm 2012
Giáo viên hướng dẫn
THS. HUỲNH NGỌC ANH TUẤN
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quãng thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp tại Trường
ĐH Nông Lâm TP.HCM, tôi đã nhận được sự giảng dạy nhiệt tình, giúp đỡ của
trường, của khoa và sự hướng dẫn tận tình của Giáo viên hướng dẫn, của các thầy cô,
bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian qua, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến:
Ban giám hiệu, các thầy cô Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, tất cả các thầy cô
khoa Môi trường & Tài nguyên đã tận tâm truyền đạt kiến thức, tận tình giảng dạy và
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học.
ThS.Huỳnh Ngọc Anh Tuấn đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn
thành Khóa luận tốt nghiệp.
Ban lãnh đạo, Giám đốc Công ty TNHH Kingmaker (Việt Nam) Footwear cùng
các anh chị trong Công ty đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập,
thu thập dữ liệu và hoàn thành Khóa luận.
Gia đình tôi cùng bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
hoàn thành Khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn!
i
TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp kiểm soát
ô nhiễm môi trường tại Công ty TNHH Kingmaker (Việt Nam) Footwear, thời gian từ
tháng 12 năm 2011 đến tháng 02 năm 2012.
Hoạt động sản xuất của Công ty đã cung cấp lượng lớn giày da cho thị trường trong
và ngoài nước, giải quyết công ăn việc làm cho gần 4370 công nhân địa phương, tuy
nhiên hoạt động này cũng đang gây ảnh hưởng đến môi trường do những chất thải phát
sinh trong quá trình sản xuất. Do đó việc kiểm soát các vấn đề môi trường tại Công ty
là một vấn đề cần thiết.
Khóa luận gồm 6 nội dung chính:
- Chương 1: Mở đầu
- Chương 2: Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm
- Chương 3: Tổng quan về Công ty TNHH Kinhmaker (Việt Nam) Footwear
- Chương 4: Hiện trạng môi trường, các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện
tại Nhà máy và các vấn đề còn tồn tại
- Chương 5: Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề tồn tại và hạn chế
các tác động xấu đến môi trường
- Chương 6: Kết luận và kiến nghị
ii
MỤC LỤC
TRANG TỰA ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... i
TÓM TẮT........................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii
Chương 1 ......................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1
1.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ................................................ 2
1.3.1. Nội dung ......................................................................................................... 2
1.3.2. Phương pháp thực hiện ................................................................................... 2
Chương 2 ......................................................................................................................... 4
LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM .......................................................................... 4
2.1. KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ................................................................. 4
2.2. MỤC TIÊU KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ................................................................... 4
2.3. NỘI DUNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM .................................................................. 4
2.4. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ........................................... 5
2.5. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NGĂN NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
CÔNG .......................................................................................................................... 6
2.5.1. Giảm thiểu tại nguồn ...................................................................................... 6
2.5.2. Tái sinh chất thải ............................................................................................. 6
2.5.3. Thay đổi sản phẩm .......................................................................................... 6
2.6. CÁC CÔNG CỤ ĐỂ THỰC HIỆN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM [5] ........................ 7
2.6.1. Giải pháp hành chính – công cụ chỉ huy và kiểm soát ................................... 7
2.6.2. Công cụ kinh tế ............................................................................................... 7
2.6.3. Công cụ kỹ thuật ............................................................................................. 7
2.6.4. Công cụ thông tin............................................................................................ 7
iii
2.7. MỐI LIÊN HỆ GIỮA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM VỚI CÁC LĨNH VỰC KHÁC 7
2.8. LỢI ÍCH CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM .............................................................. 8
2.8.1. Lợi ích về môi trường ..................................................................................... 8
2.8.2. Lợi ích về kinh tế ............................................................................................ 8
Chương 3 ....................................................................................................................... 10
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KINGMAKER (VIỆT NAM) FOOTWER ..... 10
3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ............................................................................ 10
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ............................................ 10
3.1.2. Vị trí địa lý .................................................................................................... 10
3.1.3. Điều kiện tự nhiên......................................................................................... 11
3.1.4. Quy mô và cơ sở hạ tầng của Công ty ........................................................ 13
3.2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY ....................................................... 15
3.2.1. Dây chuyền sản xuất và sơ đồ công nghệ .................................................... 15
3.2.2. Cơ sở vật chất và các hoạt động phụ trợ quá trình sản xuất ....................... 18
3.2. 3. Nguyên nhiên vật liệu đầu vào ................................................................... 18
Chương 4 ....................................................................................................................... 22
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG, CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÃ
ÁP DỤNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI .................................................................... 22
4.1. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ........................................................................... 22
4.1.1. Nguồn phát sinh ............................................................................................ 22
4.1.2. Các giải pháp đang thực hiện........................................................................ 25
4.1.3. Các vấn đề tồn tại ......................................................................................... 29
4.2. MÔI TRƯỜNG NƯỚC....................................................................................... 29
4.2.1. Nguồn phát sinh ............................................................................................ 29
4.2.2. Các giải pháp đang thực hiện........................................................................ 31
4.2.3. Các vấn đề còn tồn tại ................................................................................... 31
4.3. CHẤT THẢI RẮN .............................................................................................. 31
4.3.1. Nguồn phát sinh ............................................................................................ 31
4.3.2. Các giải pháp đang thực hiện........................................................................ 33
4.3.3. Các vấn đề còn tồn tại ................................................................................... 34
4.4. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG SỰ CỐ ................................... 35
iv
4.4.1. Những nguy cơ về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ ..................... 35
4.4.2. Các biện pháp đã áp dụng ............................................................................. 36
4.4.3. Các vấn đề còn tồn tại ................................................................................... 37
Chương 5 ....................................................................................................................... 39
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TẠI CÔNG TY ............................................................................................ 39
5.1. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ........................................................................... 39
5.1.1. Bụi và khí thải ............................................................................................... 39
5.1.2. Nhiệt thừa ..................................................................................................... 40
5.1.3. Ánh sáng ....................................................................................................... 40
5.1.4. Tiếng ồn, rung .............................................................................................. 41
5.2. MÔI TRƯỜNG NƯỚC....................................................................................... 41
5.2.1. Nước mưa chảy tràn ...................................................................................... 41
5.2.2. Nước thải sinh hoạt........................................................................................ 41
5.4. CHẤT THẢI RẮN .............................................................................................. 49
5.4.1. Chất thải rắn sinh hoạt .................................................................................. 49
5.4.2. Chất thải rắn không nguy hại ........................................................................ 49
5.4.3. Chất thải nguy hại ......................................................................................... 49
5.5. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHẤY NỔ ............................. 50
5.5.1. An toàn lao động ........................................................................................... 50
5.5.2. Phòng chống cháy nổ .................................................................................... 51
5.6. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ............................................... 52
5.6.1. Giám sát chất lượng không khí ..................................................................... 52
5.6.2. Giám sát chất lượng nước thải ...................................................................... 53
5.6.3. Giám sát chất lượng chất thải rắn ................................................................. 53
Chương 6 ....................................................................................................................... 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 54
6.1. KẾT QUẢ ........................................................................................................... 54
6.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 56
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 57
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHLĐ
: Bảo hộ lao động
BOD
: Nhu cầu ôxy sinh hóa
BTNMT
: Bộ tài nguyên môi trường
CBCNV
: Cán bộ công nhân viên
COD
: Nhu cầu ôxy hóa học
CTNH
: Chất thải nguy hại
CTR
: Chất thải rắn
ĐTV
: Động thực vật
GPĐC
: Giấy phép điều chỉnh
GP
: Giấy phép
HTXL
: Hệ thống xử lý
KCN VSIP
: Khu công nghiệp Việt Nam Singapore
KTX
: Ký túc xá
NĐ - CP
: Nghị định – Chính phủ
PCCC
: Phòng cháy chữa cháy
QCVN
: Quy chuẩn việt nam
QĐ - BYT
: Quyết định - Bộ y tế
QSDĐ
: Quyền sử dụng đất
SS
: Chất rắn lơ lửng
STT
: Số thứ tự
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVSLĐ
: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
TCXDVN
: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạng
TT
: Thông tư
VNĐ
: Việt Nam đồng
XLNT
: Xử lý nước thải
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các hạng mục công trình của Công ty TNHH Kingmaker (VN) Footwear .14
Bảng 3.2. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu và hóa chất sử dụng hiện hữu ...................18
Bảng 3.3. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu và hóa chất sử dụng theo quy mô..............18
Bảng 3.4. Lượng nước tiêu thụ trong 03 tháng (từ tháng 8 đến tháng 10) của Công ty.
.......................................................................................................................................19
Bảng 3.5. Lượng điện tiêu thụ trong 03 tháng (từ tháng 8 đến tháng 10) của Công ty.20
Bảng 4.1. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh nhà máy..22
Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí lao động trong nhà máy
.......................................................................................................................................23
Bảng 4.3. Kết quả phân tích mẫu khí từ hệ thống cyclone hút bụi ...............................24
Bảng 4.4 . Kết quả phân tích tiếng ồn tại các khu vực sản xuất trong xưởng ...............24
Bảng 4.5. Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt tại Công ty ................................30
Bảng 4.6. Thống kê thành phần và khối lượng chất thải rắn phát sinh .........................32
Bảng 4.7. Thống kê thành phần và khối lượng CTR và CTNH phát sinh trong nhà máy
.......................................................................................................................................32
Bảng 5.1. Vị trí và thông số giám sát chất lượng môi trường không khí trong xưởng .52
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Nội dung và cấp bậc ưu tiên công tác Kiểm soát ô nhiễm môi trường ...........4
Hình 2.2. Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục ..............................................6
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Kingmaker Footwear ..................15
Hình 3.2. Quy trình công nghệ sản xuất giày da của Công ty .......................................16
Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống hút hơi dung môi ..................................................................26
Hình 4.2. Sơ đồ hệ thống thu gom bụi mài ...................................................................27
Hình 5.1. Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn ..............................................................................43
Hình 5.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt…………………………………..45
viii
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại
hóa, trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới. Thúc đẩy phát triển kinh
tế là ưu tiên hàng đầu của đất nước, nhiều chính sách phát triển kinh tế được đưa ra.
Kết quả là hàng loạt các công ty, xí nghiệp mọc lên ở nhiều tỉnh thành như: TPHCM,
Đồng Nai, Bình Dương… thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giải quyết được vấn đề việc
làm cho người dân, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Song song
với các lợi ích mang lại thì làm phát sinh hàng loạt các vấn đề về môi trường gây ô
nhiễm trầm trọng và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người như ô nhiễm môi trường
đất, nước, không khí … xa hơn nữa là những vấn đề về hiệu ứng nhà kính, mưa axit,
hiện tượng phú dưỡng hóa ngày càng gia tăng. Chính vì vậy để tồn tại và phát triển
một cách bền vững con người cần tìm ra các biện pháp giảm thiểu tối đa ô nhiễm sao
cho vừa dung hòa được các lợi ích kinh tế cũng như lợi ích môi trường.
Nhu cầu về chất lượng cuộc sống của con người ngày càng cao, cùng với sự phát
triển của ngành sản xuất giày da, chất lượng và nhiều kiểu mẫu ngày càng được tung
ra thị trường và không ngừng tăng mạnh. Việt Nam được xếp hạng là một trong 10
nước xuất khẩu hàng đầu trên thị trường quốc tế hiện nay về da giày, riêng ở thị trường
EU, Việt Nam xếp thứ hai sau Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày
Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình hàng năm 16%, đạt mức 3,96 tỉ USD năm
2007, đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu khí. Công ty TNHH Kingmaker Footwer
Việt Nam là một trong những công ty sản xuất giày da lớn ở Bình Dương. Công ty đã
bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất từ năm 2000. Nhà máy sản xuất của Công ty chủ yếu
sản xuất và gia công các sản phẩm giày bằng da nhập khẩu để xuất khẩu sang các
nước. Tổng công suất thiết kế của các sản phẩm hàng năm là 4.200.000 đôi/năm. Tuy
nhiên, quá trình hoạt động sản xuất của công ty ít nhiều cũng gây nên những tác động
môi trường đáng kể ảnh hưởng đến khu vực. Vấn đề đặt ra là cần có biện pháp để hạn
chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng do hoạt động sản xuất giày da của công ty
đến môi trường, đến sức khỏe của công nhân cũng như người dân trong khu vực. Vì
vậy cần có những biện pháp cụ thể nhằm giải quyết tốt các vấn đề môi trường trên.
Cho nên tôi đã quyết định thực hiện đề tài Khóa luận tốt nghiệp : “ Nghiên cứu, đánh
giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm tại Công ty
TNHH Kingmaker (Việt Nam ) Footwear ”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện với hai mục tiêu chính sau:
- Đánh giá các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đang áp dụng tại công ty;
- Đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động sản
xuất nhằm khắc phục những vấn đề môi trường còn tồn tại của công ty.
1.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1.3.1. Nội dung
Để đạt được hai mục tiêu chính sau, đề tài thực hiện các nội dung sau:
- Tổng quan về tình hình hoạt động của Công ty: ngành nghề sản xuất, tổng thể mạt
bằng, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, các thông tin về hoạt động sản xuất
(danh mục máy móc thiết bị, nhu cầu nguyên nhiên liệu, nhu cầu sử dụng nước, số
lượng CBCNV,...);
- Đánh giá hiện trạng môi trường;
- Đánh giá công tác quản lý môi trường tại Công ty;
- Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường, chi tiết các biện pháp xử lý
và đề xuất kinh phí.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập các nguồn tài liệu về kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí
và các tài liệu chuyên về ngành sản xuất giày da từ nhà máy (báo cáo giám sát, báo cáo
tác động môi trường, tài liệu về hệ thống xử lý ô nhiễm), mạng internet, sách báo và
những tài liệu được cung cấp từ giáo viên hướng dẫn, báo cáo nghiên cứu khoa học,
luận văn khóa trước, những tài liệu được đúc kết từ quá trình học tập, hồi cứu các đề
tài liên quan, các quy trình sản xuất giày tương tự như hãng Vina giày,...;
Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát trực tiếp quy trình sản xuất, tình hình hoạt động sản xuất, các hoạt động
phụ trợ và các vấn đề môi trường tại công ty để nhìn thấy thực tế hiện trạng môi
trường, hiệu quả thực tế của công tác quản lý môi trường cũng như các vấn đề còn tồn
tại ở Công ty.
Phương pháp phỏng vấn
Trong quá trình khảo sát thực địa, tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng cách đối
thoại, đặt câu hỏi đối với công nhân viên của Nhà máy để làm rõ những vấn đề còn
thắc mắc, thu thập thêm thông tin về tình hình thực tế của nhà máy, nội dung câu hỏi
tập trung vào nguyên liệu, sản phẩm và chất thải của từng khâu sản xuất.
Phương pháp đánh giá nhanh và so sánh
Đánh giá mức độ ô nhiễm của khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại
thông qua nguồn phát sinh, tính chất và các chỉ tiêu đo đạc thực tế nơi khảo sát. Từ các
dữ liệu thu thập được (đã được cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát), tác giả đem so
sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường đang được áp dụng để xác định các vấn
đề môi trường còn tồn đọng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường;
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
Phân tích những tài liệu thu được, lựa chọn những thông tin cần thiết cho đề tài, loại
bỏ những thông tin dư thừa và sai lệch, tổng hợp và sắp xếp thông tin theo từng yêu
cầu riêng cho phù hợp để xây dựng đề tài theo yêu cầu chung một cách hợp lý, rõ ràng
và chính xác.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: bao gồm quy trình sản xuất, các vấn đề môi trường hiện hữu
và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Công ty TNHH Kingmaker (Việt
Nam) Footwear;
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiên hành nghiên cứu, khảo sát đánh giá trong khuôn
khổ Công ty TNHH Kingmaker (Việt Nam) Footwear.
Chương 2
LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
2.1. KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ
nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc khi có ô nhiễm xãy ra
thì chủ động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ ô nhiễm.
2.2. MỤC TIÊU KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm là khống chế và ngăn ngừa ô nhiễm hay còn gọi là
kiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm sạch ô nhiễm, thu gom, tái sử dụng, xử lý chất thải
để phục vụ môi trường.
2.3. NỘI DUNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
Công tác kiểm soát ô nhiễm gồm các nội dung và tuân theo cấp bậc ưu tiên như
Hình 2.1:
Phòng ngừa và giảm thiểu
Tái chế và tái sử dụng
Xử lý
Tiêu hủy
Hình 2.1. Nội dung và cấp bậc ưu tiên công tác Kiểm soát ô nhiễm môi trường
(Nguồn: Theo Kế hoạch hành động Kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương, Hà Nội, 2007)
- Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm ngay tại nguồn được ưu tiên hàng đầu;
- Khi không thể phòng ngừa ô nhiễm thì nên tái chế, tái sử dụng một cách an toàn
đối với môi trường;
- Khi không thể phòng ngừa và tái chế, tái sử dụng thì nên xử lý theo cách an toàn
đối với môi trường;
- Việc tiêu hủy và thải ra ngoài môi trường chỉ nên sử dụng như là phương pháp
cuối cùng và được tiến hành an toàn đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.
2.4. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
Một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách liên
tục theo chu trình khép kín và bao gồm 8 bước:
1. Giành được sự đồng tình và ủng hộ của ban lãnh đạo công ty.
2. Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm công
nghiệp.
3. Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với máy móc
thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá trở ngại tiềm ẩn về mặt tổ
chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp.
4. Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được.
5. Ưu tiên trước cho một số dòng thải và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi về
mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường đối với các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã tập
hợp.
6. Tập hợp các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và thực thi
những khả năng lựa chọn đó.
7. Đánh giá những tiến bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở một
công ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể.
8. Duy trì ngăn ngừa ô nhiễm cho sự phát triển liên tục và lợi ích liên tục của công
ty.
Giành sự ủng hộ
của ban lãnh đạo
Duy trì cải tiến quá trình
ngăn ngừa ô nhiễm
Thành lập nhím ngăn
ngừa ô nhiễm
Đánh giá tiến độ
thực hiện
Xác định nguồn phát
sinh chất thải
Lựa chọn biện pháp ngăn
ngừa ô nhiễm và thực thi
Xác định các biện pháp có
thể ngăn ngừa ô nhiễm
Đánh giá tính khả thi
Hình 2.2. Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục
2.5. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NGĂN NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
CÔNG
Các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm môi trường công nghiệp có 3 nhóm:
2.5.1. Giảm thiểu tại nguồn
- Cải tiến việc quản lý nội tại và vận hành sản xuất.
- Thay đổi quá trình: thay đổi công nghệ và thay đổi vật liệu đầu vào
2.5.2. Tái sinh chất thải
- Tái sử dụng trong nhà máy
- Tái chế bên ngoài nhà máy
- Bán, trao đổi, ký gửi và hoàn trả chất thải.
- Tái sinh năng lượng
2.5.3. Thay đổi sản phẩm
- Thiết kế các sản phẩm sao cho tác động đến môi trường là nhỏ nhất.
- Tăng vòng đời sản phẩm
2.6. CÁC CÔNG CỤ ĐỂ THỰC HIỆN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM [5]
2.6.1. Giải pháp hành chính – công cụ chỉ huy và kiểm soát
Giải pháp hành chính là biện pháp đưa ra các đạo luật, tiêu chuẩn, các quy định về
giới hạn xả thải, giới hạn hoạt động trong một thời gian hay khu vực nhất định, nghiêm
cấm việc xả thải một số chất thải...nhằm tác động tới hành vi của người gây ô nhiễm
và cưỡng chế việc thi hành các quy định về môi trường.
Chính phủ có vai trò chính đối với việc thục hiện công cụ này thông qua việc ban
hành, sửa đổi các điều luật, tiến hành thanh tra, kiểm ta thường xuyên, xử phạt các
hành vi vi phạm, cấp giấy phép xả thải...
2.6.2. Công cụ kinh tế
Là những biện pháp đánh vào lợi ích của nhà sản xuất, của người gây ô nhiễm
nhằm khuyến khích các hành vi tích cực đối với môi trường.
Một số công cụ kinh tế đang được áp dụng:
- Thu phí/thuế cho việc sử dụng môi trường
- Sử dụng Cota ô nhiễm
- Đánh thuế ô nhiễm
- Thực hiện dán nhãn sinh thái cho sản phẩm
2.6.3. Công cụ kỹ thuật
Ứng dụng các giải pháp khoa học – kỹ thuật vào quá trình sản xuất như thay đổi
công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị; thay đổi nguyên nhiên liệu đầu vào; tái chế, tái
sử dụng chất thải sản xuất; nâng cao công nghệ xử lý cuối đường ống; tăng cường
quản lý nội vi...nhằm giảm thiểu tối đa sự phát sinh chất thải, loại trừ ô nhiễm và phục
hồi môi trường sau ô nhiễm.
2.6.4. Công cụ thông tin
Là việc sử dụng các công cụ truyền thông như: báo, đài, tivi, mạng internet...để
phục vụ cho việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về môi trường, nâng cao ý
thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi người dân, của những người khai thác và
sử dụng môi trường.
2.7. MỐI LIÊN HỆ GIỮA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM VỚI CÁC LĨNH VỰC
KHÁC
Kiễm soát ô nhiễm được thực hiện trên cơ sở:
- Pháp luật – chính sách môi trường: tạo ra các quy định, tiêu chuẩn môi trường
làm nền dựa vào đó thiết lập mục tiêu và các hành động cụ thể cho công tác kiểm soát
ô nhiễm.
- Quan trắc môi trường: tham gia vào quá trình theo dõi, dự báo, xác nhận hiệu
quả của công tác kiểm soát ô nhiễm từ đó đưa ra những thay đổi và những hành động
tiếp theo cho phù hợp.
- Khoa học – công nghệ: hỗ trợ mạnh mẽ tiến trình kiểm soát ô nhiễm trong thực
tế bằng những công cụ khách quan.
- Kinh tế môi trường: tạo cơ sở khoa học cho kiểm soát ô nhiễm bằng các biện
pháp kinh tế.
- Kỹ thuật môi trường: nghiên cứu, thực hiện các biện pháp kỹ thuật dựa trên khoa
học – công nghệ nhằm xử lý chất thải, sử dụng năng lượng trong chuẩn mực của tiêu
chuẩn môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm, đề phòng, xử lý các sự cố môi trường.
Ngoài ra, còn nhiều chương trình môi trường có liên quan và hỗ trợ cho công tác
kiểm soát ô nhiễm như sản xuất sạch hơn, kiểm toán môi trường, xây dựng hệ thống
quản lý môi trường theo ISO 14000,...
2.8. LỢI ÍCH CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
2.8.1. Lợi ích về môi trường
Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn.
Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên.
Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục hồi
Giảm thiểu lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng. Giảm thiểu các rủi ro
và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu thụ sản
phẩm và các thế hệ mai sau.
Cải thiện được môi trường lao động bên trong công ty
Cải thiện các môi quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan quản
lý môi trường.
2.8.2. Lợi ích về kinh tế
Tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng có
hiệu quả hơn.
Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản lý
chất thải (có thể loại bỏ bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí cho việc
kiểm kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm...)
Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng chất
thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn...)
Chất lượng sản phẩm được cải thiện
Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn đầu
tư ban đầu cao. Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy được, từ đó có
khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh của công ty ngày càng tốt hơn
Chương 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KINGMAKER (VIỆT
NAM) FOOTWER
3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Kingmaker (Việt Nam) Footwear được thành lập theo Giấy phép
đầu tư số 023/GP-KCN-VS do Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam Singapore
(VSIP) cấp phép ngày 23 tháng 11 năm 1999. Sau đó Công ty được cấp giấy phép điều
chỉnh vốn đầu tư lần 1 số: 023/GPĐC-KCN-VS do Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt
Nam Singapore (VSIP) cấp phép ngày 01 tháng 10 năm 2002 với ngành nghề kinh
doanh chính là gia công các loại sản phẩm giày xuất khẩu (Mã ngành 15200).
Công ty đã bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất từ năm 2000.
Hiện tại, nhà máy sản xuất của Công ty chủ yếu sản xuất và gia công các sản phẩm
giày bằng da nhập khẩu để xuất sang các nước. Đối với đế giày, Công ty hợp đồng với
nhà thầu phụ sản xuất bên ngoài, sau đó công ty gia công, cắt gọn cho phù hợp với yêu
cầu. Tổng công suất thiết kế của các sản phẩm hàng năm là 4.200.000 đôi/năm. Nhưng
do thị trường khó khăn, nên hiện tại Công ty chỉ gia công sản xuất khoảng 2.500.000
đôi/năm. Nhà máy bao gồm 03 xưởng sản xuất. Trong đó gồm có: xưởng 1 và xưởng 2
làm gia công sản xuất giày, xưởng 3 chuyên về gia công đế giày.
Để phục vụ cho cư trú sinh hoạt của công nhân viên chức, Công ty đã xây dựng ký
túc xá gồm 107 phòng phục vụ cho khoảng 350 công nhân lưu trú.
3.1.2. Vị trí địa lý
Công ty TNHH Kingmaker (Việt Nam) Footwear nằm tại số 12, đường số 3, Khu
Công nghiệp Việt Nam – Siangapore, Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương với các vị trí
xác định như sau:
- Phía Đông giáp: Công ty TNHH Vinamilk và Công ty TNHH Liwayway đang
xây dựng.
- Phía Tây giáp: Trung tâm thương mại Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
- Phía Nam giáp: Công ty TNHH Munchy Food chưa xây dựng
- Phía Bắc giáp: Công ty TNHH Yakult Việt Nam
Tọa độ trung tâm của khu đất được xác định như sau:
- Vĩ độ Bắc: 10°55'54.12"N
- King độ Đông: 106°42'51.95"E
3.1.3. Điều kiện tự nhiên
3.1.3.1. Điều kiện khí hậu
(Theo Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, năm 2010)
Nhà máy của Công ty Kingmaker (Việt Nam) Footwear nằm trên địa bàn tỉnh Bình
Dương nên sẽ chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu của tỉnh nói chung.
Nhà máy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, phân bố thành 2 mùa
rõ rệt trong năm: mùa mưa từ tháng 5 – 11 và mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước
đến thánh 4 năm sau.
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26oC – 27oC. Nhiệt độ cao nhất có
lúc lên tới 39,3oC và thấp nhất từ 16oC – 17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng sớm.Vào
mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76% - 80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9)
và thấp nhất là 66% (vào tháng 2).
Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trong năm tương đối cao, trung bình 80% – 85% và có sự biến
đổi theo mùa khá rõ rệt. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong
mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xãy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào
giữa mùa mưa. Độ ẩm trung bình vào mùa mưa là 86,8% và độ ẩm trung bình vào mùa
khô là 80,7%
Lượng mưa và độ bốc hơi
Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.000mm. Tại ngã tư Sở Sao của
Bình Dương đo được bình quân trong năm lên đến 2.113,3mm.
Độ bốc hơi trong năm tương đối lớn, có khi độ bốc hơi lớn hơn cả lượng mưa trong
cùng một thời đoạn, độ bốc hơi trung bình năm vào khoảng 1.300 – 1.450 mm. Độ bốc
hơi trung bình ngày tính cho tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất có sự biến đổi rất lớn,
độ bốc hơi trung bình ngày tính cho tháng nóng nhất là 136 mm và độ bốc hơi trung
bình ngày tính cho tháng lạnh nhất là 70 mm.
Chế độ gió
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp
nhiệt đới: Bình Dương có hai hướng gió chủ đạo trong năm là gió Tây – Tây Nam và
gió Đông – Đông Bắc là hướng gió thịnh hành trong mùa khô. Tốc độ gió bình quân
khoảng 0,7 m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12 m/s thường là Tây – Tây
Nam.
Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hòa, ít thiên tai như bão, lụt... Với khí hậu
nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và
nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây
công nghiệp ngắn và dài ngày.
3.1.3.2. Điều kiện địa hình, địa chất
(1). Địa hình
Nhà máy có diện tích 82.638,2 m2 nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng có độ
chênh địa hình < 1m. Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chế độ thoát nước của công
trình. Cao độ địa hình tại vị trí là khoảng 10 m so với mực nước biển.
(2). Địa chất
Cấu tạo địa chất công trình tại khu vực dự án bao gồm các lớp phân bố trên xuống
như sau:
Lớp đất mặt
- Thành phần bao gồm cát pha sét, sét bột, rải rác có vài mãnh vụn laterit và cuội
sỏi thạch anh.
- Cát pha sét có màu nâu vàng, vàng nhạt, xám trắng, khi lẫn mùn hữa cơ có màu
nâu đen
- Thành phần cát thạch anh là hạt nhỏ đến mịn.
- Chiều dày lớp đất thay đổi từ 1,2 – 2,0 m
Lớp laterit
- Laterit tồn tại dưới dạng các hòn, cục hình thức méo mó, cứng chắc kích thước
không đều.
- Chiều dày lớp đất thay đổi từ 1,0 – 2,0 m
Lớp cát, sạn chứa sét
- Tập hợp các lớp mỏng gồm cát, cát chứa sét, cát sanjxen kẽ nhau, càng xuống
xâu càng thô dần.
- Chiều dày lớp đất thay đổi từ 25 – 30m
(3). Chế độ thủy văn
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình hoạt động của Công ty sau khi được xử
lý sơ bộ bằng bể tự hoại sẽ theo hệ thống thu gom nước thải của KCN VSIP chảy về
trạm XLNT tập trung của KCN. Nước thải từ trạm XLNT tập trung sẽ được xử lý đạt
tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột B trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Nguồn
tiếp nhận cuối cùng của KCN là sông Sài Gòn.
Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình
Phước). Sông Sài Gòn có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, ngòi và suối. Sông Sài Gòn
chảy qua Bình Dương về phía Tây, đoạn từ Lái Thiêu lên tới Dầu Tiếng dài 143 km,
độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải, về sản xuất nông nghiệp, cung cấp
thủy sản. Ở thượng lưu, sông hẹp (20m) uốn khúc quanh co, từ Dầu Tiếng được mở
rộng dần đến thị xã Thủ Dầu Một (200m).
Chất lượng nước sông Sài Gòn đoạn chảy qua địa bàn Bình Dương ở phần thượng
lưu còn khá tốt, trong khi chất lượng nước ở hạ lưu các sông ngày càng có xu hướng
xấu đi do nước thải từ các KCN đổ vào. Đặc biệt mức độ ô nhiễm có chiều hướng tăng
nhanh qua các năm tại kênh rạch các đô thị.
Chất lượng nước sông Sài Gòn có dấu hiệu ô nhiễm dinh dưỡng, hữu cơ tại khu
vực hạ lưu. Hàm lượng DO giảm mạnh, hàm lượng NH3 tăng mạnh từ thượng lưu đến
hạ lưu, giá trị quan trắc trung bình năm NH3-N vượt 2-13 lần so với Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
3.1.4. Quy mô và cơ sở hạ tầng của Công ty
3.1.4.1. Hiện trạng sử dụng mặt bằng
Theo Giấy chứng nhận đầu tư sử dụng đất số: 124 QSDĐ/2002; 166 QSDĐ/2004;
167 QSDĐ/2004 thì khu đất của Công ty có tổng diện tích là 82.638,2 m2. Mục đích sử
dụng đất là xây dựng cơ bản. Trong đó cụ thể các hạng mục công trình như sau:
Bảng 3.1. Các hạng mục công trình của Công ty TNHH Kingmaker Footwear
Stt
1
Tên hạng mục công trình
Xưởng sản xuất (1,2) và kho
Campuchia, kho phom
Diện tích (m2)
Tỉ lệ (%)
18.048
22
2
Xưởng gia công đế
1.500
2
3
Nhà ăn công nhân
3.175
3,8
4
Khu vực lưu trữ chất thải
4.416
5,3
5
Văn phòng
832
1
6
Ký túc xá Đài Loan
616
0,7
7
Ký túc xá chuyên gia TQ
768
0,9
8
Nhà xe
2.840
3,4
9
Hồ bơi
375
0,4
10
Cây xanh, đường đi
33.055
40
11
Kho chứa hóa chất, nhiên liệu
300
0,3
12
Phần đất trống
16.713,20
20,2
82.638,2
100%
Tổng cộng
Nguồn: Công ty TNHH Kingmaker (Việt Nam) Footwear, năm 2011.
3.1.4.2. Sơ đồ tổ chức của Công ty
Hiện nay, Công ty Kingmaker (Việt Nam) Footwear có 4.730 người lao động. Sơ
đồ tổ chức của Công ty được thể hiện chi tiết như sau: