Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004Cor.1:2009 TẠI CÔNG TY TNHH YOKOHAMA TYRE VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.4 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
  

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO
14001:2004/Cor.1:2009 TẠI CÔNG TY TNHH
YOKOHAMA TYRE VIỆT NAM

SVTH: Lê Thị Ngân
Ngành : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2008-2012

TP.HCM, Tháng 05/2012


ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO
14001:2004/Cor.1:2009 TẠI CÔNG TY TNHH
YOKOHAMA TYRE VIỆT NAM

Tác giả

LÊ THỊ NGÂN

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường



Giáo viên hướng dẫn:
ThS.VŨ THỊ HỒNG THỦY

Tháng 05 năm 2012
i
 


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: LÊ THỊ NGÂN

Mã số SV: 08149080


Khóa học: 2008 – 2012

Lớp: DH08QM

1.

2.

Tên đề tài: Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi
trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty TNHH Yokohama
Tyre Việt Nam
Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
 Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và tình hình áp dụng tại Việt Nam
và trên thế giới.
 Tìm hiểu về tình hình thực hiện hệ thống quản lý môi trường của Công
ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam.
 Đánh giá công tác thực hiện hệ thống quản lý môi trường tại Công ty
TNHH Yokohama Tyre Việt Nam.


3.
4.
5.

Cải tiến hệ thống quản lý môi trường hiện tại của Công ty TNHH
Yokohama Tyre Việt Nam.

Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 03/2012 và Kết thúc: tháng 06/2012.
Họ và tên GVHD 1: ThS. VŨ THỊ HỒNG THỦY
Họ và tên GVHD 2:

Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

Ngày …… tháng …… năm 2012

Ngày

Ban Chủ nhiệm Khoa

tháng

năm 2012

Giáo viên hướng dẫn

 

ThS.VŨ THỊ HỒNG THỦY 

ii
 


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo này cần một quá trình thu thập tài liệu và kiến thức lâu
dài. Trong quá trình này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động viên từ Thầy
Cô và bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Cô Vũ Thị Hồng Thủy đã nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi hoàn thành Khóa luận Tốt nghiệp này.
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh cùng toàn
thể Thầy Cô Khoa Môi trường & Tài nguyên thuộc Trường ĐH Nông Lâm TP

HCM đã dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong 4 năm học.
Tập thể lớp DH08QM đã chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp những ý kiến quý
báu cho tôi.
Chị Huỳnh Thị Thu Ái và các cô chú, anh chị trong Công ty TNHH Yokohama
Tyre Việt Nam. Đặc biệt là các anh chị trong Ban ISO đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ
bảo tận tình trong 3 tháng thực tập.
Con xin cảm ơn gia đình đã luôn ở bên và là chỗ dựa vững chắc cho con trong
suốt quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2012
Sinh viên

Lê Thị Ngân

iii
 


 
TÓM TẮT
Khóa luận “Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường
theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty TNHH Yokohama Tyre Việt
Nam”gồm các nội dung chính sau:
 Sự tiếp cận đề tài thông qua phần giới thiệu nội dung, phương pháp và mục tiêu
nghiên cứu của đề tài.
 Tổng quan về các tiêu chuẩn ISO 14001:2004
 Tổng quan về tiêu chuẩn ISO 14001:2004
 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001:2004.
 Tổng quan về Công ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam






Những nét chính về sự hình thành và phát triển của Công ty.
Cơ cấu tổ chức, quy mô sản xuất, các nguyên vật liệu, thiết bị và sản phẩm.
Quy trình sản xuất
Hiện trạng và các biện pháp quản lý đối với các vấn đề môi trường trong
Công ty.
 Đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý hệ thống quản lý môi tại Công ty TNHH
Yokohama Tyre Việt Nam:
 Cơ sở đánh giá là các tiêu chuẩn, văn bản pháp luật và hiện trạng hệ thống
tích hợp tại Công ty.
 Từng yêu cầu của hệ thống sẽ được xem xét, đánh giá hiện trạng tài liệu và
thực thi của hệ thống
 Dựa trên việc đánh giá sẽ có các lỗi của hệ thống (lỗi tài liệu và lỗi áp dụng)
đề ra các biện pháp cải tiến cho từng lỗi.
 Kết luận và kiến nghị: Trình bày những kết luận chung về hiện trạng tài liệu và

thực thi của hệ thống quản lý môi trường tại Công ty và đề xuất những kiến nghị
để cải tiến hệ thống.

 

iv
 


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG………………………………………….…………………….ix
Chương 1 MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................1

1.2

Mục tiêu của đề tài. .....................................................................................1

1.3

Những đóng góp mới của đề tài ................................................................2

1.4

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................2

1.4.1

Phương pháp khảo sát điều tra ..............................................................2

1.4.2

Phương pháp tiếp cận quá trình ............................................................2

1.4.3


Phương pháp phân tích – so sánh .........................................................2

1.4.4

Phương pháp thống kê, mô tả ................................................................2

1.4.5

Phương pháp tham khảo tài liệu liên quan ...........................................3

1.4.6

Phương pháp chuyên gia .......................................................................3

1.5

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ................................................................3

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................ 4
2.1

Tổng quan tiêu chuẩn ISO 14001 ..............................................................4

2.1.1

Quá trình hình thành và phát triển HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001 .......................................................................................................4

2.1.2


Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001:2004 .............................................4

2.1.3

Mô hình hệ thống quản lý môi trường tiêu chuẩn ISO 14001:2004....5

2.1.4

Các lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 ............................6

2.2

Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Việt
Nam .........................................................................................................7

2.2.1

Thuận lợi .................................................................................................7
v

 


2.2.2

Khó khăn .................................................................................................8

Chương 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ................................................................ 9
3.1


Tổng quan Công ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam. ..........................9

3.1.1

Quá trình hình thành và phát triển .......................................................9

3.1.2

Sơ đồ tổ chức nhân sự ............................................................................9

3.1.3

Quy mô sản xuất, sản phẩm và thị trường tiêu thụ ............................11

3.1.4

Nguyên vật liệu .....................................................................................11

3.1.5

Các thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất ....................................13

3.1.6

Nguồn cung cấp điện, nước .................................................................15

3.1.7

Nhu cầu nhân lực của Công ty ............................................................15


3.2

Quy trình sản xuất của Công ty ...............................................................16

3.3

Hiện trạng môi trường phát sinh tại Công ty .........................................20

3.3.1

Môi trường không khí ..........................................................................20

3.3.2

Môi trường nước ...................................................................................21

3.3.3

Chất thải ................................................................................................22

3.3.4

Tiếng ồn, độ rung và nhiệt ...................................................................25

3.3.5

Sự cố môi trường và tai nạn lao động ................................................26

3.4


Hiện trạng quản lý các vấn đề môi trường tại Công ty .........................27

3.4.1

Môi trường không khí ..........................................................................27

3.4.2

Môi trường nước ...................................................................................32

3.4.3

Chất thải rắn .........................................................................................33

3.4.4

Tiếng ồn, độ rung và nhiệt ...................................................................34

3.4.5

Sự cố môi trường và an toàn lao động ................................................34

Chương 4 ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG .................................................................................... 36
4.1

Phạm vi của hệ thống và ban chuyên trách môi trường........................36

4.1.1


Phạm vi của hệ thống ...........................................................................36

4.1.2 Ban chuyên trách môi trường .................................................................36
4.2

Chính sách môi trường của Công ty ........................................................36

4.2.1

Tình hình áp dụng tại Công ty .............................................................36

4.2.2

Đánh giá và cải tiến chính sách ...........................................................38
vi

 


4.3

Hoạch định hệ thống quản lý môi trường ...............................................39

4.3.1

Nhận diện những khía cạnh môi trường và đánh giá tác động môi
trường ....................................................................................................39

4.3.2


Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác......................................................40

4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu về môi trường..............................................................42
4.4

Thực hiện và điều hành ............................................................................44

4.4.1

Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn .......................................44

4.4.2 Đào tạo, nhận thức và năng lực ..............................................................46
4.4.3

Trao đổi thông tin .................................................................................48

4.4.4

Hệ thống tài liệu ...................................................................................51

4.4.5

Kiểm soát tài liệu...................................................................................53

4.4.6

Kiểm soát điều hành .............................................................................55

4.4.7


Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp ...................60

4.5

Kiểm tra .....................................................................................................63

4.5.1

Đo lường và theo dõi kết quả hoạt động của hệ thống quản lý môi
trường ....................................................................................................63

4.5.2

Đánh giá sự tuân thủ của hệ thống .....................................................66

4.5.3

Điều tra sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng
ngừa .......................................................................................................67

4.5.4

Hồ sơ và quản lý hồ sơ .........................................................................68

4.5.5

Đánh giá nội bộ.....................................................................................69

4.6


Xem xét lãnh đạo .......................................................................................72

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................... 74
5.1

Kết luận ......................................................................................................74

5.2

Kiến nghị ....................................................................................................75

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 

vii
 


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HTQLMT

: Hệ thống quản lý môi trường

HTQL

: Hệ thống quản lý

PCCC


: Phòng cháy chữa cháy

ĐDLĐ

: Đại diện lãnh đạo

KCMT

: Khía cạnh môi trường

TĐMT

: Tác động môi trường

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

CTNH

: Chất thải nguy hại

MSDS (Material safety data sheet)

: Bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất


KPH

: Không phù hợp

BHLĐ

: Bảo hộ lao động

BLĐTBXH

: Bộ Lao động– Thương binh xã hội

CB-CNV

:Cán bộ công nhân viên

UVTT

: Ủy viên thường trực

ATVS

: An toàn vệ sinh

VN

: Việt Nam

ĐGNB


: Đánh giá nội bộ

viii
 


DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 ...............................6
Hình 3. 1: Sơ đồ tổ chức Công ty..............................................................................10
Hình 3. 2: Sơ đồ quy trình sản xuất lốp xe................................................................16
 

DANH MỤC BẢNG 
Bảng 3. 1: Sản lượng lốp sản xuất ............................................................................11
Bảng 3. 2: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong quý 3 năm 2011 ..............................12
Bảng 3. 3: Sản lượng nguyên liệu/hóa chất trung bình trong năm 2011 ..................12
Bảng 3. 4: Các máy móc, thiết bị sử dụng cho sản xuất ...........................................13
Bảng 3. 5: Nhu cầu sử dụng điện nước quý 3/2011 ..................................................15
Bảng 3. 6: Phân loại chất thải ...................................................................................22
Bảng 3. 7: Danh sách các chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên......................23
Bảng 3. 8: Danh sách chất thải thông thường phát sinh thường xuyên ....................25
Bảng 3. 9: Đo đạc không khí xung quanh Công ty ...................................................28
Bảng 3. 10: Đo khí thải lò hơi ...................................................................................30
Bảng 3. 11: Đo chất lượng không khí trong Công ty ...............................................31
Bảng 3. 12: Kết quả phân tích nước thải hố ga tập trung trước đầu nối với VSIP ...32

ix
 



Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường tại Công
ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với

việc Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế mở cửa theo cơ chế thị trường nên nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều do đó các xí nghiệp, doanh nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp…đang càng ngày càng mọc lên,
song song với việc đó chúng ta đang ngày càng làm cho môi trường ô nhiễm. Hơn
thế do việc mở cửa nên sẽ làm cho các doanh ngiệp trong nước chịu sự cạnh tranh
lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Đứng trước thực trạng đó, các thị trường này
lại đòi hỏi rất cao về nhiều tiêu chuẩn đối với sản phẩm, trong đó có tiêu chuẩn về
quản lý môi trường.
Ở Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống quản lý môi trường
theo ISO 14001:2004. Tuy nhiên mặc dù họ đã thiết lập hệ thống khá hoàn chỉnh
nhưng việc áp dụng vào thực tế còn nhiều hạn chế hoặc đôi khi mang tính đối phó.
Thấy được sự chênh lệch giữa xây dựng và vận hành hệ thống nên tôi quyết định
thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến
hệ thống quản lý môi trường tại Công ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam”.
Kết quả nghiên cứu khóa luận này, tôi hy vọng sẽ đóng góp phần nào vào công cuộc
quản lý hệ thống doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn.
1.2

Mục tiêu của đề tài.
 Tìm hiểu về tình hình thực hiện hệ thống quản lý môi trường của Công ty


TNHH Yokohama Tyre Việt Nam.
 Đánh giá hiệu lực thực hiện hệ thống quản lý môi trường tại Công ty TNHH
Yokohama Tyre Việt Nam.

1


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường tại Công
ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam 
 Cải tiến hệ thống quản lý môi trường hiện tại của Công ty TNHH
Yokohama Tyre Việt Nam.
1.3

Những đóng góp mới của đề tài
 Việc xây dựng và vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO

14001:2004 trong thực tế của Công ty còn nhiều tồn tại. Để giải quyết những khó
khăn này việc đánh giá và cải tiến hệ thống ISO 14001 tại Công ty Yokohama Tyre
Việt Nam, để từ đó giúp hệ thống ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn.
 Nhận diện và kiểm soát các khía cạnh môi trường có ý nghĩa chặt chẽ,
 Phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra trong Công ty ở mức tốt nhất.
1.4

Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp khảo sát điều tra
Tiến hành khảo sát hiện trạng môi trường của Công ty thông qua quan sát trực
tiếp các hoạt động diễn ra trong Công ty, phỏng vấn cán bộ, nhân viên về các vấn đề
liên quan đến môi trường tại Công ty.

1.4.2 Phương pháp tiếp cận quá trình
Phương pháp này được dùng để xác định các khía cạnh môi trường của Công ty.
Ta cần xác định đầu vào, đầu ra và quá trình của mỗi hoạt động, từ đó xác định các
khía cạnh môi trường của mỗi phòng ban, bộ phận và phân xưởng.
1.4.3 Phương pháp phân tích – so sánh
Các kết quả điều tra khảo sát về hiện trạng quản lý môi trường tại Công ty được
phân tích, so sánh với các yêu cầu của pháp luật và tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
1.4.4 Phương pháp thống kê, mô tả
Dựa vào phương pháp này để thống kê và mô tả các thành phần của hệ thống
quản lý môi trường, các khía cạnh môi trường, các loại máy móc, thiết bị sử dụng
trong Công ty có tác động đến môi trường.

2


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường tại Công
ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam 
1.4.5 Phương pháp tham khảo tài liệu liên quan
 Tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
 Kế thừa có chọn lọc tài liệu hiện có của Công ty và các tài liệu chuyên ngành
có liên quan.
 Tham khảo sách, báo, thư viện, internet,…
1.4.6 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực ISO 14001,
các nhân viên môi trường đang thực hiện công tác quản lý môi trường tại Công ty.
1.5

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
 Công ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam ,tại địa chỉ: Số 17, đường 10, Khu


công nghiệp Việt Nam Singapore, Huyện Thuận An, Bình Dương, Việt Nam
 Thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2011 đến tháng 05/2012.

3


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường tại Công
ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Tổng quan tiêu chuẩn ISO 14001

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 (HTQLMT )– Quy định và hướng dẫn sử
dụng là một trong 21 tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 về môi trường do Ủy
ban kỹ thuật 207 (TC 207) của tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế xây dựng và ban
hành phiên bản đầu tiên vào năm 1996 ISO 14001:1996 ( TCVN ISO 14001:1998).
Lần sửa đổi thứ nhất vào năm 2004 và ban hành ISO 14001 với các điều
khoản rõ ràng và chặt chẽ hơn, nhấn mạnh hơn về tính minh bạch trong các quá
trình, sự cải tiến liên tục của kết quả hoạt động môi trường và đánh giá định kỳ sự
tuân thủ pháp luật. Đồng thời ISO 14001 thể hiện sự tương thích so với ISO
9001:2008.
Ngày 17/7/2009, ISO đã ban hành tài liệu hiệu đính kỹ thuật (Technical Corrigendum), có ký hiệu là ISO 14001:2004/ Cor.1:2009, xuất phát từ việc ban hành
tiêu chuẩn về yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008.
Phiên bản ISO 14001:2004/Cor.1:2009 không đưa ra bất cứ tiêu chuẩn nào
mới đối với tiêu chuẩn, từ chương 1 đến chương 4 và Phụ lục A được giữ nguyên,
chỉ có Phụ lục B và phần Mục lục các tài liệu tham khảo đã được điều chỉnh lại để

tương ứng và nhất quán với ISO 9001:2008.
2.1.2 Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001:2004
Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
 Áp dụng cho mọi loại hình sản phẩm, dịch vụ.
 Việc thực hiện là tự nguyện.
 Sự thành công phù hợp vào cam kết của mọi bộ phận, cá nhân liên quan.
4


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường tại Công
ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam 
 HTQLMT sẽ không tự đảm bảo cho kết quả môi trường tối ưu.
 Trợ giúp cho bảo vệ môi trường và phòng ngừa ô nhiễm.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn để:
 Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến một hệ thống quản lý môi trường.
 Đảm bảo với chính sách môi trường đã công bố.
 Huy động sự tham gia của mọi nhân viên trong tổ chức từ thấp đến cao, xác
định rõ vai trò, trách nhiệm trong tổ chức, lãnh đạo cam kết cung cấp nguồn lực,
thực hiện tốt chính sách môi trường của tổ chức.
2.1.3 Mô hình hệ thống quản lý môi trường tiêu chuẩn ISO 14001:2004
Tiêu chuẩn này dựa trên phương pháp luận là Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiểm
tra - Hành động khắc phục (Plan – Do – Check – Act), có thể được mô tả như sau:
 Lập kế hoạch - Plan (P): Thiết lập các mục tiêu và các quá trình cần thiết để
đạt được các kết quả phù hợp với chính sách môi trường của tổ chức.
 Thực hiện – DO (D): Thực hiện các quá trình.
 Kiểm tra – Check (C): Giám sát và đo lường các quá trình dựa trên chính
sách môi trường, mục tiêu, chỉ tiêu, các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác, và báo
cáo kết quả.
 Hành động – Act (A): Thực hiện các hành động để cải tiến liên tục hiệu quả
hoạt động của hệ thống quản lý môi trường.

Áp dụng cách tiếp cận này, mô hình HTQLMT tiêu chuẩn ISO 14001:2004 được
mở rộng thành 18 yếu tố được nhóm lại trong 5 cấu phần chính bao gồm chính sách
môi trường; lập kế hoạch; thực hiện và điều hành; kiểm tra và hành động khắc phục
và xem xét của lãnh đạo.
Các yếu tố này tương tác với nhau tạo nên một khuôn khổ cho cách tiếp cận tổng
hợp và có hệ thống trong việc quản lý môi trường. Kết quả cuối cùng của sự tương
tác giữa các yếu tố này chính là sự cải tiến liên tục của toàn bộ hệ thống.

5


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường tại Công
ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam 
XEM XÉT CỦA

CSMT

LÃNH ĐẠO

LẬP KẾ HOẠCH

CẢI TIẾN LIÊN TỤC

-Khía cạnh môi trường
-Yêu cầu pháp luật và
các yêu cầu khác
-Mục tiêu, chỉ tiêu và
chương trinh QLMT

KIỂM TRA VÀ HÀNH

ĐỘNG KHẮC PHỤC
-

Giám sát và đo lường
Đánh giá sự tuân thủ
Sự không phù hợp,
hành động khắc phục và
phòng ngừa.
Kiểm soát hồ sơ
Đánh giá nội bộ

THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH
-

Cơ cấu, trách nhiêm và quyền hạn
Năng lực, đào tạo và nhận thức
Thông tin liên lạc
Hệ thống tài liệu
Kiểm soát tài liệu
Kiểm soát điều hành
Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng
tình trạng khẩn cấp

Hình 2. 1: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
2.1.4 Các lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004
 Đối với lĩnh vực môi trường:
 Giúp cho tổ chức/doanh nghiệp quản lý môi trường một cách có hệ thống và
kết hợp chặt chẽ với cải tiến liên tục.
 Chú trọng vào phòng ngừa hơn là khắc phục.
 Giảm thiểu các tác động môi trường, rủi ro, sự cố môi trường và hệ sinh thái.

 Tăng cường sự phát triển và góp phần vào các giải pháp bảo vệ môi trường.

6


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường tại Công
ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam 
 Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong tổ chức.
 Đảm bảo với khách hàng về các cam kết môi trường.
 Đối với cơ hội kinh doanh – lợi nhuận:
 Thỏa mãn các tiêu chuẩn cơ bản của nhà đầu tư, khách hàng nâng cao cơ hội
tiếp cận huy động vốn và giao dịch.
 Gỡ bỏ hàng rào thương mại, mở rộng thị trường ra quốc tế.
 Cải thiện hình ảnh, tăng uy tín và tăng thị phần.
 Tiết kiệm được vật tư và năng lượng.
 Đối với lĩnh vực pháp lý:
 Tăng cường nhận thức về qui định pháp luật và quản lý môi trường.
 Giảm bớt các thủ tục rườm rà và các rắc rối về pháp lý.
 Dễ dàng có được giấy phép và ủy quyền.
 Cải thiện được mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước và Công ty.
2.2

Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại VN

2.2.1 Thuận lợi
 Mang lại nhiều lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001: 2004


Đáp ứng nhu cầu khách hàng trong nước và quốc tế trong văn hoá tiêu dùng


quá trình sạch.
 Tạo một hình ảnh đẹp về doanh nghiệp và nâng cao uy tín và khả năng cạnh
tranh trên thị trường trong nước và quốc tế .


Quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên và giảm thiểu chất thải trong quá

trình sản xuất, giảm thiểu rủi ro và loại bỏ sự ô nhiễm môi trường.


Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp .



Tạo mối quan hệ thân thiết với cộng đồng dân cư và các cơ quan hữu quan .



Bảo vệ sức khoẻ cho CB-CNV và cộng đồng dân cư xung quanh .
7


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường tại Công
ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam 
 Phù hợp với yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác:
Khi thiết lập và áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 sẽ giúp cho tổ chức, doanh
nghiệp theo dõi, cập nhật, áp dụng các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác chặt
chẽ hơn, theo đúng thủ tục hướng dẫn.
 Nhận thức bảo vệ môi trường của cộng đồng được nâng cao:
Trong quá trình xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 1400:2004, Xí nghiệp phải

tổ chức nhiều buổi tập huấn cho công nhân nhận biết về vấn đề môi trường tại Xí
nghiệp, giúp công nhân hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
 Được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các tổ chức Quốc tế:
Nhiều đơn vị trong cả nước đã và đang trực tiếp tham gia vào việc tư vấn cho
các doanh nghiệp về cách thức áp dụng, chứng nhận và duy trì Hệ thống quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
2.2.2 Khó khăn
Vấn đề nhận thức:
Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa thật sự quan tâm và nhận thức về
HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 còn rất hạn chế. Đặc biệt là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ có tư tuởng cho rằng HTQLMT chỉ áp dụng cho các Công ty
lớn, đa quốc gia chứ không áp dụng cho các cơ sở dịch vụ, Công ty vừa và nhỏ.
Thiếu nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện:
 Nhận thức về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 ở các doanh nghiệp

Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Phương pháp
đánh giá để xác định KCMT có ý nghĩa thường không thống nhất và thiếu sự nhất
quán trong việc xác định chuẩn mực KCMT có ý nghĩa.
 Việc cập nhật các yêu cầu của luật định không thường xuyên và thường có nhiều

thiếu sót, thường khó khăn trong việc triển khai các yêu cầu của luật định vào áp
dụng thực tiễn.
 Việc thực hiện kiểm soát điều hành như quản lý hóa chất, quản lý rác thải, điện,

gas…còn hạn chế do nhận thức chung của nhân viên về vấn đề môi trường.
8


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường tại Công
ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam 


Chương 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
3.1

Tổng quan Công ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam.

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
 Tên doanh nghiệp
 Địa chỉ

: Công ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam

: Số 17, đường số 10, KCN Vệt Nam Singapore, Thị xã

Thuận An, tỉnh Bình Dương
 Số điện thoại

: 0650 3767909

 Mã số thuế

: 3700711244

 Chủ đầu tư

: The Yokohama Rubber Co., Ltd.

Số Fax: 0650 3767029


 Địa chỉ trụ sở chính : 36-11, Shimbashi 5-Chome, Minato-Ku, Tokyo, Nhật Bản.
 Tổng giám đốc Công ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam: Takehiko Sakauchi
 Quốc tịch

: Nhật Bản

 Giấy phép đầu tư số 463043000350 ngày 18 tháng 04 năm 2011 (số cũ là 179/
GP-KCN-VS ngày 22 tháng 05 năm 2006) do ban quản lý khu công nghiệp Việt
Nam- Singapore cấp.
 Người liên hệ

: Huỳnh Thị Thu Ái (Ủy viên thường trực bộ phận giám

sát môi trường (MSA) – phụ trách môi trường)
 Công ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam được thành lập 100% vốn nước
ngoài (Nhật Bản). Mục tiêu và phạm vi kinh doanh của Công ty là sản xuất lốp xe
để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và xuất khẩu.
3.1.2 Sơ đồ tổ chức nhân sự

9


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường tại Công ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam 

Tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc

Giám đốc nhà máy


Cố vấn chung

TP Bảo trì

Trưởng
BP SX
I

Giám
sát
BT

 

Trưởng
BP

Trưởng
BP SX
II

Phó BP I

Phó BP II

Giám sát
SX I

Giám sát
SX II


Nhân
viên

Cố vấn chung

TP Kế Hoạch SX

TP Kỹ thuật, chất lượng

TP Sản xuất

Trưởng
BP Bảo
trì

Nhân
viên

Phó tổng giám đốc

Tổng giám đốc nhà máy

MSA

Giám
sát
MSA

Nhân

viên

Trưởng
BP An
toàn

Giám
sát
AT

TP Kinh doanh

Trưởng
BP
Chất
lượng

Trưởng
BP Kế
hoạch SX

Trưởng
BP Kinh
doanh

Giám
sát
KT

Giám sát

Chất
lượng

Giám sát

Giám
sát Kinh
doanh

Nhân
viên

Nhân
viên

Nhân
viên

Trưởng
BP
Kỹ
thuật

KH- SX

Nhân
viên

TP Kế toán


Trưởng
BP Kế
toán

Nhân
viên

Tổ trưởng

Hình 3. 1: Sơ đồ tổ chức công ty
Công
nhân

Công
nhân

Công
nhân

Công
nhân

Công
nhân

10

TP Hành chính, mua hàng

Trưởng

BP
Nhân sự

Trưởng
BP Hành
chính

Nhân
viên

Trưởng
BP Mua
hàng

Giám
sát Mua
hàng

Giám sát
Nhân sự

 
Tổ trưởng

TP Nhân sự

Nhân
viên

Nhân

viên


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường tại Công ty
TNHH Yokohama Tyre Việt Nam 
3.1.3 Quy mô sản xuất, sản phẩm và thị trường tiêu thụ
Sản phẩm: Sản phẩm của Công ty gồm có các loại lốp xe nâng công nghiệp (ID), lốp
xe dự phòng (PCB), lốp xe tay ga (SC), lốp xe gắn máy (MC), lốp xe tải nhẹ (LTB).
Bảng 3. 1: Sản lượng lốp sản xuất
STT

Sản phẩm

1

ID

840.000

Cái

2

PCB

400.000

Cái

3


SC

113.000

Cái

4

MC

384.000

Cái

5

LTB

580.000

Cái

2.700.000

Kg

6

Sản lượng trung bình năm


Compound (cao su sau luyện)

Đơn vị

(Nguồn: Công ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam, tháng12/2011)
Thị trường tiêu thụ : Sản phẩm của Công ty sản xuất để tiêu thụ trong nước và nước
ngoài đặc biệt là Châu Âu và Nhật Bản.
3.1.4 Nguyên vật liệu
 Cao su và các phụ gia:
 Cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp (cao su butyl)
 Cacbon
 Chất lưu hóa: thường là S,
 Chất bôi trơn (dầu)
11


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường tại Công ty
TNHH Yokohama Tyre Việt Nam 
 Chất xúc tiến + trợ xúc tiến
 Nhóm các chất độn
 Chất làm mềm + chất hóa dẻo
Bảng 3. 2: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong quý 3 năm 2011
STT

Tên Nguyên liệu

Số lượng (kg)

1


Cao su

631,000

2

Cacbon

357,000

3

Kẽm (bead wire)

47,595

4

Vải mành

5

Chất độn

5,325

6

Chất xúc tiến


7,260

7

Bột lưu huỳnh

3,100

Số lượng (mét)

352,922

(Nguồn: Báo cáo giám sát Môi trường của Công ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam
quý 3/2011)
Bảng 3. 3: Sản lượng nguyên liệu/hóa chất trung bình trong năm 2011
STT

Nguyên liệu thô/hóa chất

Sản lượng trung bình (kg/năm)

1

Cao su (cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp)

2.500.000

2


Vải mành

3

Cacbon

4

Chất xúc tiến

490.000
1.400.000
40.200

12


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường tại Công ty
TNHH Yokohama Tyre Việt Nam 
5

Chất bôi trơn

45.000

6

Chất độn

22.000


7

Hóa chất khác (Soapton và lampblack)

11.000

8

Chất làm mềm, hóa dẻo

374.000

(Nguồn: Công ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam năm 2011)
 Vải mành: Được dùng để chế tạo thân lốp: polyamid, polyester,…thường sử dụng
nhiều nhất là sợi polyamide, tiêu biểu là sợi nylon6.6.
 Dây thép tanh:
 Dùng làm vòng tanh cho bộ phận vòng lốp, nằm phía dưới hai bên hông lốp, có tác
dụng giữ cho lốp xe bám chắc vào vành xe.
 Đa số thép dùng để chế tạo vòng tanh được dùng trong Công ty là dây kẽm sợi.
3.1.5 Các thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất
Các máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất khi đưa vào sử dụng đều được nhập
khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, những thiết bị không đòi hỏi độ chính xác cao sẽ mua tại
Việt Nam.
Bảng 3. 4: Các máy móc, thiết bị sử dụng cho sản xuất
STT Công đoạn

A

Công

đoạn luyện

Tên máy móc thiết bị

Nước sản Số lượng
xuất

1. Hệ thống máy móc trắc lượng Nhật Bản
trọng lượng nguyên vật liệu
Đài Loan
2. Máy trộn tiếp tuyến
3. Máy đùn 2 trục
13

1

Đơn vị

Nhóm


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường tại Công ty
TNHH Yokohama Tyre Việt Nam 
4. Máy phân mẻ
B

2

Nhóm


Việt Nam

1

Nhóm

11

Nhóm

Nhật bản

19

Nhóm

Việt Nam

4

Nhóm

Công đoạn Máy kiểm tra độ cân bằng tĩnh Nhật Bản
học
kiểm tra

1

Nhóm


Công đoạn

1. Máy đùn đơn

Nhật Bản

Compound

2. Máy đùn kép

Đài Loan

3. Băng tải và thiết bị cuốn.
4. Thiết bị lăn tay

Việt Nam

5. Máy đùn nhiệt
6. Máy cán và máy chữ L với 4
trục lăng
7. Máy tạo chuỗi hạt
8. Máy cắt
9. Máy tạo rãnh
10. Máy lắp tấm
11. Máy đỗ
C

Công đoạn

1. Máy lắp ráp lốp


Nhật Bản

thành hình,

2. Máy châm

Việt Nam

GIP

3. Máy sơn phủ



GOP.
D

Công đoạn Máy ép lưu hóa
lưu hóa

E

Máy cắt tỉa lốp

(Nguồn: Công ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam năm 2011)

14



Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường tại Công ty
TNHH Yokohama Tyre Việt Nam 
3.1.6 Nguồn cung cấp điện, nước
Công ty sử dụng nguồn điện lấy từ mạng lưới điện quốc gia để phục vụ cho quá trình
sản xuất.
Trong quá trình hoạt động của Công ty, nước được sử dụng cho công đoạn giải
nhiệt, nước cấp lò hơi, dùng cho sinh hoạt của công nhân viên trong Công ty, dùng để
tưới cây và chữa cháy. Tổng lượng nước sử dụng khoảng 588m3/ngày được bơm từ 2
giếng khoan sâu khoảng 90m, đường kính 273mm.
Bảng 3. 5: Nhu cầu sử dụng điện nước quý 3/2011
STT

Sử dụng

Đơn vị

Tháng 07

Tháng 08

Tháng 09

1

Điện

Kw/h

496.126


545.560

513.232

2

Nước

m3

3.229

3.589

2.977

3

Dầu (DO)

kg

73.709

85.282

77.916

(Nguồn: Báo cáo giám sát Môi trường của Công ty TNHH Yokohama Tyre Việt Nam)
3.1.7 Nhu cầu nhân lực của Công ty

Toàn bộ Công ty có khoảng 305 cán bộ công nhân viên, trong đó:
 Cán bộ, lãnh đạo phòng ban: 30 người
 Bảo vệ: 8 người
 Công nhân trực tiếp sản xuất: 267 người.

15


×