Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU BẾN SÚC – DẦU TIẾNG, BÌNH DƢƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH
HƠN ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU BẾN
SÚC – DẦU TIẾNG, BÌNH DƢƠNG

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN ĐÀI BẮC
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG
Niên khóa: 2008 – 2012

Tháng 06/2012


NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH
HƠN ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU BẾN
SÚC – DẦU TIẾNG, BÌNH DƢƠNG

Tác giả
NGUYỄN ĐÀI BẮC

Luận văn kỹ sƣ
Chuyên ngành: Quản lý môi trƣờng và du lịch sinh thái

Giáo viên hƣớng dẫn
TS. NGUYỄN VINH QUY

Tháng 06/2012



TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ
Khoa:

Môi Trƣờng và Tài Nguyên

Ngành:

Quản Lý Môi Trƣờng

Chuyên ngành:

Quản Lý Môi Trƣờng và Du Lịch Sinh Thái

Họ & tên sinh viên: Nguyễn Đài Bắc
Mã số sinh viên:

08157019

Niên khóa:

2008 – 2012

1. Tên khóa luận: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp
dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dƣơng”.

2. Nội dung khóa luận:
- Tổng quan SXSH và ngành chế biến mủ cao su Việt Nam.
- Nghiên cứu quy trình, tình hình sản xuất tại nhà máy bao gồm: xác định quy
trình công nghệ; nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu; tình trạng thiết bị máy
móc; số lượng, chủng loại sản phẩm của nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc.
- Nhận diện và đánh giá các vấn đề môi trường nảy sinh do hoạt động chế biến
mủ cao su tại nhà máy.
- Xác định nguyên nhân của sự lãng phí hay phát thải.
- Đề xuất thực hiện các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình sản xuất của nhà
máy.
3. Thời gian thực hiện:
Bắt đầu: tháng 01/2012
Kết thúc: tháng 06/2012
4. Họ & tên giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Vinh Quy
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày tháng

năm 2012

Ban chủ nhiệm khoa

Ngày

tháng

năm 2012

Giáo viên hƣớng dẫn

TS. Nguyễn Vinh Quy




Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su
Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương

LỜI CẢM ƠN
Với thời gian học tập tại trường và thực tập tại nhà máy chế biến mủ cao su Bến
Súc – Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng đã mang lại cho tôi những kiến thức
cũng như những kinh nghiệm thực tế về ngành của mình, bước đầu dẫn tôi hướng tới
công việc mới và trở thành người lao động có ích cho xã hội.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. HCM đã
tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học của mình.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Môi Trường và Tài Nguyên – Trường
Đại học Nông Lâm TP. HCM đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt cho tôi
những kinh nghiệm thực tiễn quý báu.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy – TS. Nguyễn Vinh Quy đã
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Xin gởi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng,
Ban quản đốc nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc, cùng các Cô – Chú, Anh - Chị tại
nhà máy đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi học tập và
thực tập tại nhà máy.
Xin được gởi lời cảm ơn sâu sắc đến mẹ và gia đình đã luôn bên cạnh động viên
giúp đỡ tôi cả về tinh thần lẫn vật chất, chăm sóc và nuôi dạy cho tôi có điều kiện học
hành như bao bạn khác.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tập thể lớp DH08DL, các anh
chị đi trước đã cùng chia sẻ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian tôi học tập và thực
hiện đề tài.
TP. HCM, Ngày 01 tháng 06 năm 2012


Nguyễn Đài Bắc

SVTH: Nguyễn Đài Bắc

Trang i

GVHD: Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su
Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng
cho nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc - Dầu Tiếng, Bình Dương” được tiến hành
tại nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc, thời gian thực hiện từ tháng 1 năm 2012 đến
tháng 6 năm 2012.
Đề tài được tiến hành dựa trên các phương pháp: khảo sát thực tế nhà máy, tổng
hợp tài liệu, phân tích tài liệu, điều tra phỏng vấn các đối tượng có liên quan, xử lý số
liệu bằng phương pháp phân tích và các phương pháp khác.
Đề tài thực hiện với các nội dung: tìm hiểu tổng quan về SXSH và ngành chế
biến mủ cao su Việt Nam; nhận diện, đánh giá các vấn đề môi trường nảy sinh, đồng
thời xác định nguyên nhân của sự lãng phí hay phát thải trong hoạt động chế biến mủ
cao su tại nhà máy; nghiên cứu, đánh giá tiềm năng áp dụng SXSH trong nhà máy chế
biến mủ cao su Bến Súc, từ đó đề xuất các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình sản
xuất thực tế của nhà máy.
Trên cơ sở điều tra, khảo sát thu thập số liệu thực tế về tình hình sản xuất tại nhà
máy, cho thấy nhà máy có tiềm năng lớn trong việc tiết kiệm nguyên liệu, nước và
giảm thiểu nước thải thông qua áp dụng SXSH tại các công đoạn tiếp nhận xử lý mủ,
đánh đông và gia công cơ học. Đề tài đã đưa ra 18 giải pháp, trong đó có 7 giải pháp

có thể thực hiện ngay, 11 giải pháp cần phân tích thêm. Hầu hết các giải pháp đều có
yêu cầu kỹ thuật không cao, chi phí đầu tư thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá
cao. Theo dự tính tổng chi phí thực hiện 18 giải pháp SXSH đã nghiên cứu ở trên là
12.884.556 đồng và đã tiết kiệm được 2.284.565.538 đồng/năm. Hơn nữa, nếu thực
hiện các giải pháp đã đề xuất, lượng nước, nguyên nhiên liệu tiêu thụ cũng như chất
thải sinh ra giảm đi đáng kể, đồng thời nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường của các
cán bộ công nhân viên trong nhà máy ngày càng nâng cao.

SVTH: Nguyễn Đài Bắc

Trang ii

GVHD: Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su
Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
TÓM TẮT ..................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT...........................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ix
Chương 1 .........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ............................................................................................ 1

1.3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI ............................................................................................ 2
1.4. PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ..........................................................2
1.5. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ........................................3
Chương 2 .........................................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ NGÀNH CHẾ BIẾN MỦ CAO
SU VIỆT NAM ...............................................................................................................4
2.1. TỔNG QUAN VỀ SXSH ....................................................................................4
2.1.1 Sự hình thành và phát triển ý tƣởng của SXSH .........................................4
2.1.2 Khái niệm về SXSH .......................................................................................5
2.1.3. Các giải pháp thực hiện SXSH ....................................................................5
2.1.4. Phƣơng pháp luận thực hiện SXSH ............................................................ 6
2.1.5. Các lợi ích và trở ngại khi áp dụng SXSH .................................................7
2.1.5.1. Lợi ích .......................................................................................................7
2.1.5.2. Trở ngại ....................................................................................................8
2.2. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN MỦ CAO SU VIỆT NAM ..............9
2.2.1. Tổng quan ngành chế biến mủ cao su .........................................................9
2.2.2. Thành phần và tính chất mủ cao su thiên nhiên ........................................9
2.2.3. Sản phẩm ngành cao su Việt Nam ............................................................ 10
SVTH: Nguyễn Đài Bắc

Trang iii

GVHD: Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su
Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương
2.2.2. Quy trình chế biến mủ cao su sơ chế ........................................................ 11
2.2.3. Vấn đề môi trƣờng trong ngành chế biến mủ cao su ở Việt Nam và tiềm
năng áp dụng SXSH ............................................................................................. 12

Chương 3 ....................................................................................................................... 14
KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU BẾN SÚC ...................... 14
3.1. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY ......................................................................... 14
3.1.1. Sơ lƣợc về nhà máy ..................................................................................... 14
3.1.1.1. Các thông tin chung về nhà máy ............................................................ 14
3.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của đơn vị .................................................. 15
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự của nhà máy........................................ 15
3.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY ................................................... 17
3.2.1. Sản phẩm ..................................................................................................... 17
3.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất mủ cốm, mủ skimblock và mủ ly tâm ... 18
3.2.2.1. Quy trình sản xuất mủ cốm .................................................................... 18
3.2.2.2. Quy trình sản xuất mủ skimblock ........................................................... 19
3.2.2.3. Quy trình sản xuất mủ ly tâm ................................................................. 21
3.2.2. Nhiên liệu và hóa chất sử dụng ................................................................. 22
3.2.3. Nhu cầu sử dụng điện, nƣớc của nhà máy ............................................... 23
3.2.4. Danh mục thiết bị chính phục vụ sản xuất............................................... 24
3.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU BẾN SÚC ......................................... 25
3.3.1. Hiện trạng môi trƣờng ............................................................................... 25
3.3.1.1. Môi trường nước .................................................................................... 25
3.3.1.2. Môi trường không khí ............................................................................. 26
3.3.1.3. Chất thải rắn .......................................................................................... 29
3.3.2. Công tác bảo vệ môi trƣờng tại nhà máy ................................................. 30
3.3.2.1. Chất thải rắn .......................................................................................... 30
3.3.2.2. Môi trường không khí ............................................................................. 31
3.3.2.3. Xử lý nước thải ....................................................................................... 31
3.4. ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN CÔNG ĐOẠN SXSH CHO NHÀ MÁY ....... 33
Chương 4 ....................................................................................................................... 35

SVTH: Nguyễn Đài Bắc


Trang iv

GVHD: Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su
Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH ÁP DỤNG CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ
CAO SU BẾN SÚC – DẦU TIẾNG, BÌNH DƢƠNG ...............................................35
4.1. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CÔNG ĐOẠN TIẾP NHẬN XỬ LÝ
MỦ, ĐÁNH ĐÔNG VÀ GIA CÔNG CƠ HỌC .....................................................35
4.2. CÂN BẰNG VẬT LIỆU CHO CÔNG ĐOẠN TIẾP NHẬN XỬ LÝ MỦ,
TẠO ĐÔNG VÀ GIA CÔNG CƠ HỌC.................................................................38
4.3. ĐỊNH GIÁ DÒNG THẢI .................................................................................40
4.4. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH ..41
4.5. PHÂN LOẠI VÀ SÀNG LỌC CÁC GIẢI PHÁP SXSH .............................. 43
4.6. ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CÁC GIẢI PHÁP ...........................................45
4.6.1. Mô tả các giải pháp .....................................................................................45
4.6.2. Đánh giá tính khả thi về môi trƣờng ......................................................... 48
4.6.3. Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật .............................................................. 50
4.6.4. Đánh giá tính khả thi về kinh tế ................................................................ 53
4.6.5. Lựa chọn các giải pháp thực hiện ............................................................. 54
4.7. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN SXSH TẠI CÔNG TY .......................................56
4.7.1. Thành lập đội sản xuất sạch hơn ............................................................... 56
4.7.2. Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH đã đề xuất ............................... 56
4.8. DUY TRÌ SẢN XUẤT SẠCH HƠN ................................................................ 58
Chương 5 .......................................................................................................................60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................60
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................60

5.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 62
PHỤ LỤC .....................................................................................................................63

SVTH: Nguyễn Đài Bắc

Trang v

GVHD: Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su
Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand)

COD

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

DRC

Hàm lượng cao su khô ( Dry Rubber Content)

HA

High Amoniac


LA

Low Amoniac

LĐTL

Lao động tiền lương

LHQ

Liên Hiệp Quốc

MTV

Một thành viên

NSX

Nước sản xuất

SXSH

Sản xuất sạch hơn

TB

Trung bình

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng (Total suspended solid)

UNEP

Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (United Nation Environment
Programme)

VN

Việt Nam

SVTH: Nguyễn Đài Bắc

Trang vi

GVHD: Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su
Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần của cao su nhiên nhiên ................................................................... 10
Bảng 2.2: Tính chất lý học của cao su thiên nhiên ............................................................ 10

Bảng 3.1: Khối lượng sản phẩm năm 2011........................................................................ 18
Bảng 3.2: Hóa chất và nhiên liệu sử dụng trong năm 2011 ............................................... 22
Bảng 3.3: Nhu cầu sử dụng điện của nhà máy trong năm 2011 ........................................ 23
Bảng 3.4: Nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất của nhà máy trong năm 2011 ............... 23
Bảng 3.5: Danh mục các thiết bị sử dụng cho sản xuất tại nhà máy ................................. 24
Bảng 3.6: Thông số và phương pháp thử mẫu nước thải. .................................................. 25
Bảng 3.7: Kết quả phân tích mẫu nước thải trước và sau hệ thống xử lý .......................... 26
Bảng 3.8: Các thông số giám sát và phương pháp phân tích mẫu khí ............................... 27
Bảng 3.9: Kết quả đo đạc khí thải lò sấy mủ ..................................................................... 28
Bảng 3.10: Kết quả đo đạc tiếng ồn ................................................................................... 28
Bảng 3.11: Kết quả đo đạc vi khí hậu ................................................................................ 29
Bảng 3.12: Khối lượng các loại chất thải nguy hại năm 2011. .......................................... 30
Bảng 4.1: Cân bằng vật liệu cho công đoạn tiếp nhận & xử lý mủ ................................... 38
Bảng 4.2: Cân bằng vật liệu cho công đoạn đánh đông ..................................................... 39
Bảng 4.3: Cân bằng vật liệu cho công đoạn gia công cơ học ............................................ 39
Bảng 4.4: Đơn giá các loại nguyên nhiên vật liệu ............................................................. 40
Bảng 4.5: Giá trị mất mát do dòng thải trên 1 tấn sản phẩm ............................................. 40
Bảng 4.6: Đánh giá nguyên nhân và đề xuất các cơ hội SXSH ......................................... 41
Bảng 4.7: Phân loại và sàng lọc các giải pháp SXSH ........................................................ 43
Bảng 4.8: Kết quả phân loại và sàng lọc các giải pháp SXSH .......................................... 44
Bảng 4.9: Tiêu chí đánh giá tính khả thi về mặt môi trường ............................................. 48
Bảng 4.10: Đánh giá tính khả thi về mặt môi trường của các giải pháp SXSH................. 49
Bảng 4.11: Tiêu chí đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật ................................................ 50
Bảng 4.12: Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật của các giải pháp SXSH .................... 51
Bảng 4.13: Tiêu chí đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế .................................................. 53
Bảng 4.14: Đánh giá tính khả thi về kinh tế của các giải pháp SXSH .............................. 53
SVTH: Nguyễn Đài Bắc

Trang vii


GVHD: Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su
Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương
Bảng 4.15: Lựa chọn các giải pháp SXSH ........................................................................ 55
Bảng 4.16: Đội SXSH của nhà máy .................................................................................. 56
Bảng 4.17: Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH ........................................................ 57

SVTH: Nguyễn Đài Bắc

Trang viii

GVHD: Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su
Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí các nhóm giải pháp SXSH ............................................................... 6
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình thực hiện SXSH ......................................................................... 7
Hình 2.3: Quy trình chế biến mủ cao su sơ chế ................................................................. 11
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc .................................. 16
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến mủ cốm .................................................... 18
Hình 3.3: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến mủ skimblock .......................................... 20
Hình 3.4: Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến mủ ly tâm ................................................. 21
Hình 3.5: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải của nhà máy .................................. 32
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình công nghệ chi tiết công đoạn tiếp nhận và xử lý mủ ............... 35

Hình 4.2: Sơ đồ quy trình công nghệ chi tiết công đoạn đánh đông ................................. 36
Hình 4.3: Sơ đồ quy trình công nghệ chi tiết công đoạn gia công cơ học ......................... 37

SVTH: Nguyễn Đài Bắc

Trang ix

GVHD: Nguyễn Vinh Quy



Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su
Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, vấn đề môi trường là đề tài được bàn luận một cách sâu sắc trong kế
hoạch phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Các hoạt động về kinh
tế, xã hội một mặt đã cải thiện chất lượng cuộc sống con người và môi trường, mặt
khác lại mang lại hàng loạt các vấn đề như: khan hiếm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,
ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường khắp nơi trên thế giới. Trên thế giới đã có
những hội nghị, công ước quốc tế về vấn đề bảo vệ môi trường như: công ước
Stockhonlm về các chất hữu cơ khó phân hủy, tuyên ngôn quốc tế về SXSH, tuyên bố
của Liên Hiệp Quốc về môi trường và phát triển…và đã có nhiều biện pháp bảo vệ
môi trường được áp dụng như: xử lý cuối đường ống, kiểm soát ô nhiễm, SXSH…
Gia nhập nền kinh tế thị trường đòi hỏi các nước trên thế giới phải sản xuất ra
những sản phẩm tốt và có giá cạnh tranh, bên cạnh đó vẫn phải đảm bảo vấn đề môi
trường. Để có thể thực hiện tốt những vấn đề trên đòi hỏi các nhà sản xuất, công ty
phải tìm hiểu một biện pháp tốt và khả thi để áp dụng và SXSH là một biện pháp thích

hợp cho nhà máy và công ty tìm hiểu và áp dụng.
Để có thể đạt được những giải pháp tiết kiệm về nguyên nhiên liệu, giảm thiểu
lượng chất thải sinh ra cũng như chi phí cho quá trình xử lý chất thải nhằm đạt lợi ích
tốt nhất về kinh tế nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn môi
trường, cho phép nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc thực hiện việc nghiên cứu về
SXSH để đạt được những mục tiêu trên và đây cũng là lý do để thực hiện đề tài
“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su
Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương”.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
SVTH: Nguyễn Đài Bắc

Trang 1

GVHD: Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su
Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương
Mục tiêu tổng quát của đề tài là:
- Tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, năng lượng đầu vào, giảm thiểu nồng độ cũng như
lượng phát thải và nước thải trong quá trình sản xuất.
- Đề xuất các giải pháp SXSH cho phù hợp với tình hình sản xuất thực tế tại nhà máy
chế biến mủ cao su Bến Súc.
1.3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Để có thể đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài nghiên cứu được thực hiện với
những nội dung sau đây:
- Tổng quan SXSH và ngành chế biến mủ cao su Việt Nam.
- Nghiên cứu quy trình, tình hình sản xuất tại nhà máy bao gồm: xác định quy trình
công nghệ; nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu; tình trạng thiết bị máy móc; số lượng,
chủng loại sản phẩm của nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc.

- Nhận diện và đánh giá các vấn đề môi trường nảy sinh do hoạt động chế biến mủ cao
su tại nhà máy.
- Xác định nguyên nhân của sự lãng phí hay phát thải.
- Đề xuất thực hiện các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình sản xuất của nhà máy.
1.4. PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu sau đây đã được áp
dụng:
- Đánh giá khảo sát thực tế nhà máy: khảo sát các quy trình sản xuất tại nhà máy.
- Tổng hợp tài liệu: thông tin và số liệu được tổng hợp thông qua các tài liệu sản xuất,
bảng định mức, số liệu sản phẩm các năm qua phòng kế toán, tài liệu trên internet.
- Phân tích tài liệu: tài liệu về SXSH, các quy trình công nghệ.
- Xử lý số liệu bằng phương pháp phân tích và các phương pháp khác.
- Phỏng vấn cán bộ công nhân viên tại nhà máy và người dân sống khu vực xung
quanh nhà máy.

SVTH: Nguyễn Đài Bắc

Trang 2

GVHD: Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su
Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương
1.5. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Đề tài được thực hiện tại nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc thuộc xã Thanh
Tuyền, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
- Nghiên cứu SXSH cho quy trình sản xuất mủ cốm và đề xuất các biện pháp SXSH
cho công đoạn chế biến mủ cốm.
- Thời gian thực hiện đề tài: 01/01/2012 đến 01/06/2012.

- Giới hạn của đề tài: vì điều kiện thời gian và vật lực nên đề tài tập trung chủ yếu vào
phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp SXSH tại nhà máy chế biến mủ cao su
Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương.

SVTH: Nguyễn Đài Bắc

Trang 3

GVHD: Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su
Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ NGÀNH CHẾ
BIẾN MỦ CAO SU VIỆT NAM
2.1. TỔNG QUAN VỀ SXSH
2.1.1 Sự hình thành và phát triển ý tƣởng của SXSH
Trong vòng hơn 40 năm qua, các cách ứng phó với sự ô nhiễm công nghiệp gây
nên suy thoái môi trường thay đổi theo thời gian:
- Bỏ qua thiếu nhận thức: không quan tâm đến ô nhiễm do hậu quả của ô nhiễm gây ra
chưa thực sự nghiêm trọng, mức độ phát triển của các ngành công nghiệp còn nhỏ lẻ.
- Pha loãng và phát tán: nhận thức được về ô nhiễm và tìm cách giải quyết nhưng chỉ
là hình thức đối phó. Tuy nhiên đối với phát tán và pha loãng thì tổng lượng ô nhiễm
đưa vào môi trường là không đổi. Thủy quyển và khí quyển không phải là bãi rác cho
mọi loại chất thải: các kim loại nặng, PBC (polychlorinated biphenyls): bền và độc hại
có trong biến thế và tụ điện…, đã tuần hoàn và tích lũy trong trầm tích, sinh khối.
- Xử lý cuối đường ống: lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải, khí thải ở cuối dòng thải
để làm phân hủy hay giảm nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đáp ứng các yêu cầu bắt

buộc trước khi thải vào môi trường. Phương pháp này phổ biến vào những năm 1970 ở
các nước công nghiệp để kiểm soát ô nhiễm công nghiệp.
- Tuần hoàn và thu hồi năng lượng.
- SXSH và các biện pháp phòng ngừa: ngăn chặn phát sinh chất thải ngay tại nguồn
bằng cách sử dụng năng lượng và nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất. Tiếp cận
này bắt đầu xuất hiện vào những năm 1980 với những cách gọi khác nhau như “
phòng ngừa ô nhiễm”, “ giảm thiểu chất thải”. Ngày nay thật ngữ SXSH được sử dụng
phổ biến trên toàn thế giới để chỉ cách tiếp cận này, mặc dù các thuật ngữ tương đương
SVTH: Nguyễn Đài Bắc

Trang 4

GVHD: Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su
Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương
vẫn còn được ưa thích ở một vài nơi. Như vậy, SXSH là tiếp cận “ nhìn xa, tiên liệu và
phòng ngừa”. Nguyên tắc “ phòng bệnh hơn chữa bệnh” bao giờ cũng là chân lý. Tuy
nhiên điều này không có nghĩa là xem nhẹ biện pháp xử lý cuối đường ống. Phòng
ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo và phải kết hợp với xử lý ô nhiễm.
2.1.2 Khái niệm về SXSH
Theo Chương trình Môi trường LHQ ( UNEP, 1994):
“ SXSH là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa môi trường tổng hợp đối
với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm làm giảm tác động xấu
đến con người và môi trường”.
- Đối với các quá trình sản xuất, SXSH bao gồm bảo tồn nguyên liệu, nước và năng
lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối lượng, độc tính của các chất
thải vào nước và khí quyển.
- Đối với các sản phẩm, chiến lược SXSH nhắm vào mục đích làm giảm tất cả các tác

động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khâu khai thác nguyên
liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.
- Đối với các dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường vào
trong việc thiết kế và cung cấp dịch vụ.
- “SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ”.
2.1.3. Các giải pháp thực hiện SXSH
SXSH không đơn thuần là thay đổi trang thiết bị mà còn thay đổi quá trình vận
hành và quản lý của nhà máy, doanh nghiệp. Có nhiều cách để thực hiện SXSH nhưng
về cơ bản có 8 nhóm giải pháp SXSH được thể hiện ở hình 2.1 dưới đây:

SVTH: Nguyễn Đài Bắc

Trang 5

GVHD: Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su
Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương
Các nhóm giải pháp SXSH
Tái sinh chất thải
(Tuần hoàn)

Thu hồi và
tái sử dụng
tại chỗ

Giảm chất thải tại
nguồn


Tạo ra sản
phẩm phụ
có ích

Quản lý
nội vi tốt

Thay
nguyên liệu
đầu vào

Cải tiến sản
phẩm

Thay đổi
quy trình
sản xuất

Kiểm soát tốt
hơn quy trình
sản xuất

Cải tiến
thiết bị

Thay đổi
công nghệ

Hình 2.1: Sơ đồ bố trí các nhóm giải pháp SXSH
2.1.4. Phƣơng pháp luận thực hiện SXSH

Phương pháp luận thực hiện SXSH.
- Triển khai SXSH như thế nào ?
- Có 3 bước logic:
+ Phân tích nguồn thải/ tổn thất: ở đâu sinh ra chất thải ?
+ Phân tích nguyên nhân: tại sao sinh ra chất thải ?
+ Đề xuất giải pháp: làm thế nào loại bỏ hoặc giảm được chất thải ?
Phương pháp luận thực hiện SXSH theo hướng dẫn của UNEP gồm 6 bước và 18
nhiệm vụ được thể hiện cụ thể qua hình 2.2 dưới đây:

SVTH: Nguyễn Đài Bắc

Trang 6

GVHD: Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su
Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương
Bƣớc 1: Bắt đầu
Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH (hay kiểm toán giảm thiểu chất thải)
Nhiệm vụ 2: Liệt kê các công đoạn của quá trình sản xuất
Nhiệm vụ 3: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí
Bƣớc 2: Phân tích các công đoạn sản xuất
Nhiệm vụ 4: Lập sơ đồ dòng của quá trình
Nhiệm vụ 5: Cân bằng vật chất và năng lượng
Nhiệm vụ 6: Định giá các dòng thải
Nhiệm vụ 7: Thẩm định quá trình để xác định nguyên nhân sinh ra chất thải
Bƣớc 3: Đề xuất các cơ hội SXSH
Nhiệm vụ 8: Xây dựng các cơ hội giảm thiểu chất thải
Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện được

Bƣớc 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH
Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật
Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế
Nhiệm vụ 12: Đánh giá tính khả thi về môi trường
Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp sẽ thực hiện
Bƣớc 5: Thực hiện các giải pháp SXSH
Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện
Nhiệm vụ 15: Thực hiện giải pháp SXSH
Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả
Bƣớc 6: Duy trì SXSH
Nhiệm vụ 17: Duy trì SXSH
Nhiệm vụ 18: Xác định trọng tâm kiểm toán mới
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình thực hiện SXSH
2.1.5. Các lợi ích và trở ngại khi áp dụng SXSH
2.1.5.1. Lợi ích
Kinh nghiệm thực tế chỉ ra rằng SXSH không chỉ mang lại lợi ích về môi trường
mà còn đem lại lợi ích về kinh tế cho các nhà sản xuất. Các lợi ích này có thể tóm tắt
như sau:
SVTH: Nguyễn Đài Bắc

Trang 7

GVHD: Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su
Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương
- Cải thiện sản xuất.
- Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả.
- Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị.

- Giảm ô nhiễm.
- Giảm chi phí xử lý và thải bỏ chất thải rắn, nước thải, khí thải.
- Tạo nên hình ảnh về mình tốt hơn.
- Cải thiện sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động.
2.1.5.2. Trở ngại
 Trở ngại thuộc về nhận thức:
Thái độ bàng quang, thiếu trách nhiệm trong quản lý sản xuất và vấn đề môi trường.
Thái độ chống đối với sự thay đổi do sợ thất bại hay sợ những gì họ không hiểu rõ, từ
đó mất khả năng kiểm soát quá trình và làm giảm năng suất.
 Trở ngại thuộc về kỹ thuật:
- Năng lực kỹ thuật bị hạn chế: Đa số công nhân, thậm chí người quản lý trong công ty
thường làm việc dựa trên kinh nghiệm tích lũy. Họ thiếu các kỹ năng cơ bản về quản
lý, kỹ thuật nhằm kiểm soát và cải tiến công nghệ.
- Hạn chế về công nghệ: đa số các công nghệ cũ, truyền thống được công ty cải tiến
bởi quá trình “thử và sai” mà không có phân tích về công nghệ, điều này làm cho việc
sử dụng thiết bị không hiệu quả, không ở mức tối ưu và do đó vẫn tái sinh nhiều chất
thải.
 Trở ngại thuộc về kinh tế:
- Thiếu kế hoạch, chính sách đầu tư đặc biệt: thể hiện thông qua việc thiếu phân tích
kinh tế đối với các chi phí và lợi ích trực tiếp dễ thấy, thiếu lựa chọn các chỉ tiêu đầu
tư, thiếu kế hoạch đầu tư vào từng dự án.
- Các nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm: là hạn chế sự thúc đẩy việc thúc đẩy và thực hiện
các giải pháp SXSH.

SVTH: Nguyễn Đài Bắc

Trang 8

GVHD: Nguyễn Vinh Quy



Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su
Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương
 Trở ngại thuộc về chính phủ:
Ảnh hưởng đến việc ra quyết định bao gồm ngăn cản hay khuyến khích công ty tham
gia vào việc áp dụng SXSH:
- Các chính sách công nghiệp: sự thay đổi chính sách hoặc thiếu các chính sách khen
thưởng, khuyến khích khi doanh nghiệp áp dung SXSH.
- Các chính sách môi trường: các cơ quan chức năng có khuynh hướng bắt buộc các cơ
sở sản xuất thực hiện hệ thống giới hạn tiêu chuẩn xả thải môi trường mà không có
hướng dẫn về việc giảm phát thải. Vì vậy các doanh nghiệp thường áp dụng các biện
pháp “kiểm soát cuối đường ống” hơn là áp dụng biện pháp SXSH.
2.2. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN MỦ CAO SU VIỆT NAM
2.2.1. Tổng quan ngành chế biến mủ cao su
Theo thống kê, năm 2010, tổng diện tích trồng cao su của nước ta vào khoảng
715 nghìn hecta, trong đó tổng diện tích được đưa vào khai thác là 445 nghìn hecta.
Dự báo năm 2011, sản lượng mủ của Việt Nam sẽ đạt khoảng 780 nghìn tấn, tăng hơn
13% so với năm 2010, sản lượng bình quân đạt 1.758 kg/hecta .
Với việc tăng diện tích và sản lượng cao su, Việt Nam hy vọng sẽ đạt 1,5 triệu
tấn cao su thiên nhiên trước năm 2020.
Hiện nay, cao su Việt Nam đã có mặt trên 30 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên,
ngành chế biến cao su Việt Nam chủ yếu là sơ chế và xuất khẩu thô, công nghệ chế
biến còn lạc hậu và cũ kĩ, và ngành công nghiệp chế biến cao su là một trong những
ngành ô nhiễm nặng. (Ngành cao su Việt Nam, 2011).
2.2.2. Thành phần và tính chất mủ cao su thiên nhiên
Thành phần và tính chất mủ cao su thiên nhiên được thể hiện chi tiết qua bảng
2.1 và bảng 2.2 dưới đây:

SVTH: Nguyễn Đài Bắc


Trang 9

GVHD: Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su
Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương
Bảng 2.1: Thành phần của cao su nhiên nhiên
Thành phần

Trung bình%
0,5
2,5
2,5
0,3
94,2
100

Độ ẩm
Chất trích ly bằng cetone
Protein
Tro
Cao su
Tổng cộng

Giới hạn%
0,3-1,0
1,5- 4,5
2 0- 3,0
0,2- 0,5


Bảng 2.2: Tính chất lý học của cao su thiên nhiên
Đơn vị đo/hệ số
0,92g/cm3
1,52
0,00062/0C
10,7cal/g
0,00032cal/giây/cm3/oC
2,73
0,15-0,20
10 ohm/cm3

Tính chất
Tỉ trọng
Chiết xuất
Hệ số trương nở thể tích
Khả năng toả nhiệt khi đốt
Độ dẫn nhiệt
Hằng số điện môi
Hệ số công suất (1000 chu kì)
Trở kháng thể tích
2.2.3. Sản phẩm ngành cao su Việt Nam

Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của cao su Việt Nam là cao su tự nhiên chưa được xử lý
chiếm 60% đã được định chuẩn về mặt kỹ thuật và cao su nguyên thủy, là một trong
những nguyên nhân làm cho lợi nhuận khá thấp so với các quốc gia khác như
Mailaysia, Thái Lan. Các mặt hàng chủ yếu bao gồm:
- Cao su kỹ thuật SVR 3L: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản lượng xuất khẩu nhưng
đem lại giá trị thấp và nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới không cao. Trung Quốc
có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này khá lớn và chủ yếu được sử dụng để chế tạo xăm

lốp ô tô.
- Cao su có độ nhớt ổn định, cao su mủ ly tâm: SVR 10, 20, latex,… là chủng loại cao
su có giá trị cao và nhu cầu tiêu thụ lớn, nhưng hiện nay Việt Nam sản xuất chưa
nhiều.
- Cao su khác: là các sản phẩm chế biến từ cao su như xăm lốp ô tô, xe máy, găng
tay,… lượng sản phẩm này chỉ chiếm khoảng 10% tổng cao su sản xuất hàng năm
phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

SVTH: Nguyễn Đài Bắc

Trang 10

GVHD: Nguyễn Vinh Quy


Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho nhà máy chế biến mủ cao su
Bến Súc – Dầu Tiếng, Bình Dương
2.2.2. Quy trình chế biến mủ cao su sơ chế
Có nhiều quy trình chế biến mủ cao su thiên nhiên, nhưng hiện nay quy trình được
nhiều công ty áp dụng phổ biến nhất được thể hiện cụ thể qua hình 2.3 dưới đây:
Mủ nước, mủ tạp
Tiếp nhận
Mương
Kéo
Cán
Cắt
Rung tách nước
Sấy
Làm nguội
Ép kiện

Sản phẩm
Hình 2.3: Quy trình chế biến mủ cao su sơ chế
Công đoạn xử lý nguyên liệu: mủ mới thu hoạch được chống đông bằng
amoniac, sau đó được đưa về xả vào bãi chứa, trộn đều bằng máy khuấy. Tiếp theo mủ
nước được dẫn vào các mương đánh đông bằng các máng dẫn, ở đây mủ được làm
đông nhờ acid acetic 5%. Đối với mủ tạp thì khi mủ mới chở về được chở vào khu tồn
trữ một thời gian sau đó sẽ đi vào công đoạn cán.

SVTH: Nguyễn Đài Bắc

Trang 11

GVHD: Nguyễn Vinh Quy


×