Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MẢNG XANH KHU CÔNG NGHIỆP HIỆP PHƯỚC HUYỆN NHÀ BÈ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************************

NGUYỄN LÊ THÚY HỒNG

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN MẢNG XANH KHU CÔNG NGHIỆP
HIỆP PHƯỚC- HUYỆN NHÀ BÈ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

NGUYỄN LÊ THÚY HỒNG

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN MẢNG XANH KHU CÔNG NGHIỆP
HIỆP PHƯỚC- HUYỆN NHÀ BÈ

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Minh Trung
TS. Đinh Quang Diệp

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY- HO CHI MINH
**************

NGUYEN LE THUY HONG

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN MẢNG XANH KHU CÔNG NGHIỆP
HIỆP PHƯỚC- HUYỆN NHÀ BÈ

DEPARTMENT OF LANDSCAPING
AND ENVIROMENTAL HORTICULTURE

GRADUATION THESIS
Advisor: TS. LE MINH TRUNG
TS. DINH QUANG DIEP

HO CHI MINH CITY
-June 2012-

ii



LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành là kết quả cố gắng và nổ lực của bản thân
dưới những kiến thức đã được dạy và truyền đạt từ Quý Thầy Cô Bộ Môn Cảnh
Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Nhân cơ hội này xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô và đặc biệt xin
bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thầy hướng dẫn: TS. Lê Minh Trung đã tận tình
hướng dẫn, động viên, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện
để luận văn này được hoàn chỉnh.
Đồng thời cũng xin chân thành cảm ơn đến anh Trần Quang Thuần, hiện là
chuyên viên tại phòng quản lý công trình, quản lý cảnh quan cây xanh toàn khu công
nghiệp Hiệp Phước đã giúp đỡ rất nhiều trong suốt quá trình khảo sát mảng xanh
khu công nghiệp.
Cuối cùng, nhân cơ hội này xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với Cha, Mẹ và
các thành viên trong gia đình đã luôn là nguồn động viên, giúp đỡ để hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Tp.HCM, ngày

tháng

Sinh viên

Nguyễn Lê Thúy Hồng

i

năm


TÓM TẮT
Đề tài “ Khảo sát hiện trạng và định hướng phát triển mảng xanh khu công

nghiệp Hiệp Phước- huyện Nhà Bè Tp.HCM” được thực hiện tại khu công nghiệp
Hiệp Phước huyện Nhà Bè Tp.HCM thời gian từ ngày 31/01/2012 đến ngày
1/06/2012.
Đề tài được thực hiện với mục tiêu là cải tạo và phát triển mảng xanh cho khu
công nghiệp Hiệp Phước vì khu công nghiệp này chưa đảm bảo về chất lượng cây
xanh và vẻ mỹ quan, để có thể phát huy vai trò của cây xanh trong việc cải thiện môi
trường, tạo vẻ mỹ quan cho khu công nghiệp. Bằng phương pháp kiểm kê cây xanh,
thu thập tài liệu, tổng hợp xử lý số liệu đã đạt được kết quả là : kiểm kê được chủng
loại và số lượng cây xanh trồng trong khu công nghiệp Hiệp Phước qua đó tôi đã đề
xuất được các giải pháp cụ thể để cải tạo mảng xanh cho khu công nghiệp Hiệp Phước,
đồng thời đề xuất được chủng loại cây xanh, hoa cảnh trồng cho khu công nghiệp Hiệp
Phước.

ii


MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. i
TÓM TẮT...................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................... vi
Chương 1 MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1 
1.1- Sự cần thiết của việc cải tạo mảng xanh cho khu công nghiệp Hiệp Phước. ..... 1 
1.2- Giới hạn của đề tài. ............................................................................................. 1 
Chương 2 TỒNG QUAN............................................................................................. 3 
2.1- Vai trò của cây xanh trong môi trường đô thị. ................................................... 3 
2.1.1- Cây xanh cải thiện chất lượng không khí và môi trường. ........................... 3 

2.1.2- Cây xanh giúp kéo dài tuổi thọ của bề mặt giao thông................................ 5 
2.1.3. Cây xanh giúp gia tăng an toàn giao thông. ................................................. 5 
2.1.4 Vai trò của cây xanh đối với thiết kế cảnh quan. .......................................... 5 
2.2 Những quy định, tiêu chuẩn về qui hoạch và lựa chọn cây xanh. ....................... 6 
2.2.1. Các văn bản pháp quy liên quan đến qui hoạch cây xanh đô thị. ................ 6 
2.2.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến qui hoạch cây xanh đô thị. ......... 6 
2.2.3. Cây cấm trồng và hạn chế trồng................................................................... 8 
2.3 Khu công nghiệp xanh là gì? ............................................................................... 8 
2.4- Khái quát huyện Nhà Bè..................................................................................... 9 
2.5- Hiện trạng của khu vực cải tạo. ........................................................................ 10 
2.5.1- Văn bản pháp quy liên quan đến khu công nghiệp Hiệp Phước. ............... 10 
2.5.2- Vị trí- giới hạn của khu công nghiệp Hiệp Phước. .................................... 11 
2.5.3- Các loại hình giao thông. ........................................................................... 11 
2.5.4- HIện trạng sử dụng đất của khu công nghiệp Hiệp Phước. ....................... 12 
Chương 3 MỤC TIÊU – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...... 16 
3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. ........................................................................ 16 
3.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 16 
iii


3.3 Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................. 16 
3.3.1. Công tác chuẩn bị. ...................................................................................... 16 
3.3.2. Công tác ngoại nghiệp................................................................................ 16 
3.3.3. Công tác nội nghiệp. .................................................................................. 17 
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................... 18 
4.1- Kiểm kê và đánh giá hiện trạng cây xanh trong khu công nghiệp. .................. 18 
4.1.1- Loài cây hiện có trong khu công nghiệp Hiệp Phước. .............................. 18 
4.1.2 Hiện trạng các loài thực vật được ghi nhận trong khu công nghiệp. .......... 24 
4.1.3- Đánh giá diện tích, số lượng cây xanh trong KCN.................................... 39 
4.1.4- Kết quả khảo sát ý kiến về công tác quản lý cây xanh trong KCN (cơ quan

quản lý quy hoạch). .............................................................................................. 40 
4.1.5- Công tác bảo dưỡng. .................................................................................. 42 
4.2 Hướng phát triển mảng xanh nơi đây. ............................................................... 42 
4.3 Bản vẽ thiết kế cụ thể cho KCN. ....................................................................... 49 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 50 
5.1. Kết luận. ............................................................................................................ 50 
5.2. Kiến nghị........................................................................................................... 50 
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 51 
PHỤ LỤC ........................................................................Error! Bookmark not defined. 

iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hiệu quả lọc bụi của cây xanh ...................................................................... 3 
Bảng 2.2: Hàm lượng lưu huỳnh chứa trong một số cây trồng ở đô thị ........................ 4 
Bảng 2.3: Diện tích cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị ở trong các đô thị. ...... 7 
Bảng 2.4: Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. .................. 7 
Bảng 2.5: Bảng cân bằng đất đai ................................................................................. 14 
Bảng 4.1: Danh sách cây thân gỗ có trong KCN Hiệp Phước .................................... 18 
Bảng 4.2: Danh sách số lượng cây thân gỗ có trong KCN Hiệp Phước ..................... 19 
Bảng 4.3: Danh sách cây trang trí trong KCN Hiệp Phước ........................................ 21 
Bảng 4.4: Danh sách cây trồng viền, trồng nền có trong KCN Hiệp Phước ............... 22 
Bảng 4.5: Danh sách tên đường có trong KCN ........................................................... 28 
Bảng 4.6: Danh sách chủng loại cây có trên các tuyến đường .................................... 29 
Bảng 4.7: Danh sách vườn ươm có trong KCN .......................................................... 34 
Bảng 4.8: Danh sách cây bóng mát trên các tuyến đường .......................................... 45 
Bảng 4.9: Danh sách đề suất cây trang trí cho KCN. .................................................. 47 
Bảng 4.10: Danh sách đề suất cây cắt tỉa và trồng nền cho KCN. .............................. 48 


v


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Huyện Nhà Bè ............................................................................................. 10 
Hình 2.2: Sơ đồ giao thông đến KCN Hiệp Phước ..................................................... 12 
Hình 2.3:Sơ đồ quy hoạch chi tiết KCN Hiệp Phước ................................................. 13 
Hình 2.4: Sơ đồ bố trí cây xanh ................................................................................... 15 
Hình 4.1: Cây đủng đỉnh ............................................................................................. 23 
Hình 4.2: Cây trúc đào................................................................................................. 23 
Hình 4.3: Cây keo lá tràm............................................................................................ 23 
Hình 4.4: Cổng chính KCN ......................................................................................... 24 
Hình 4.5: Cổng A

.................................................................................................... 25 

Hình 4.6: Cổng B ......................................................................................................... 25
Hình 4.7: Mảng xanh tại cổng A ................................................................................. 25 
Hình 4.8: Phiến đá trước cổng A 

.......................................................................... 26 

Hình 4.9: Bảng cây xanh ............................................................................................. 26
Hình 4.10: Đá tạo hình ................................................................................................ 26 
Hình 4.11: Hiện trạng cổng chính ............................................................................... 27 
Hình 4.12, 4.13: Bồn cây trước phòng bảo vệ ............................................................. 27 
Hình 4.14: Hàng dương ở dãy phân cách .................................................................... 31 
Hình 4.15: Thảm hoa mười giờ


.............................................................................. 30

Hình 4.16: Đầu dãy phân cách 

.............................................................................. 31 

Hình 4.17: Cây xanh trồng đầu dãy phân cách............................................................ 31
Hình 4.18: Đường số 6 ................................................................................................ 32 
Hình 4.19, 4.20: Cây cọ dầu và cau đỏ trồng xen trên đường số 6 ............................. 32 
Hình 4.21: Cây cắt khối trên đường số 6 ..................................................................... 33 
Hình 4.22: Hàng cau trên đường số 1

................................................................... 33 

Hình 4.23: Đường số 1 ................................................................................................ 33
Hình 4.24: Đường số 2 ................................................................................................ 34 
Hình 4.25: Cây sao đen trồng xen kẽ trên đường số 9 ............................................... 33
Hình 4.26, 4.27: Cỏ tạp trên đường số 12, 14 ............................................................ 34 
Hình 4.28: Dãy cây dương trên

............................................................................ 36 
vi


Hình 4.29: Khu cây xanh tạm thời .............................................................................. 35
Hình 4.30: Khu cây xanh trên đường số 1 ................................................................... 36 
Hình 4.31: Cây xanh tập trung trên đường số 1 .......................................................... 36 
Hình 4.32: Hàng rào bông giấy ................................................................................... 37 
Hình 4.33: Hành lang cây hoàng nam ......................................................................... 38 
Hình 4.34: Hành lang cây dương ................................................................................ 37

Hình 4.35: Cây dưới hành lang điện............................................................................ 39 
Hình 4.36: Cây cọ trong tình trạng xấu
Hình 4.37: Mảng xanh không được chăm sóc

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết của việc cải tạo mảng xanh cho khu công nghiệp Hiệp Phước.
Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển, quá trình công nghiệp hóa hiện
đại hóa ngày càng được đẩy mạnh. Vì vậy các khu công nghiệp mọc lên nhiều hơn,
mang lại việc làm cho nhiều người, tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho mọi người,
tăng nguồn vốn cho đất nước… Ngòai các mặt tích cực đã được nêu như trên thì các
khu công nghiệp còn mang đến những mặt tiêu cực. Nơi đây thải lượng lớn khí độc hại
ra môi trường, san bằng diện tích lớn mảng xanh thiên nhiên. Đứng trước hiện trạng
như trên chúng ta cần có những biện pháp để khắc phục. Cụ thể ta nên xem trọng đến
vai trò của cây xanh trong các khu công nghệp.
Nằm dọc bên bờ sông Hậu thuộc xã Hiệp Phước huyện Nhà Bè, khu công
nghiệp Hiệp Phước có được vị trí giao thông thuận lợi cả về đường thủy và đường bộ
(kết nối trực tiếp trục đường xuyên tâm Bắc–Nam, cách trung tâm chỉ 15km, cách khu
đô thị mới Phú Mỹ Hưng 10km). Nơi đây có diện tích 332 ha và vẫn đang còn triển
khai mở với những dự định mở rộng hơn nữa. Khu Công nghiệp Hiệp Phước nhằm xây
dựng một khu công nghiệp phục vụ cho các ngành công nghiệp chế tạo nguyên liệu cơ
bản. Khu công nghiệp là nơi có nguy cơ gây nên ô nhiễm môi trường rất cao nếu như
ta không có các biện pháp hiệu quả để mà xử lý. Vì lý do trên, đề tài “Khảo sát hiện
trạng và định hướng phát triển mảng xanh khu công nghiệp Hiệp Phước- huyện Nhà
Bè” đã được tôi chọn làm đề tài tốt nghiệp chuyên ngành cảnh quan và kỹ thuật hoa
viên trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh với sự hướng dẫn của Ts. Lê Minh
Trung- Phó phòng kỹ thuật Công ty Công Viên Cây Xanh Tp.HCM.

1.2 Giới hạn của đề tài.
Vì tính chất của đề tài và thời gian thực hiện đề tài có hạn (4 tháng) nên chỉ có
thể thực hiện được các nội dung chính:
1


Thống kê số lượng, chủng loại các loài cây phổ biến được trồng trong khu công
nghiệp Hiệp Phước.
Đề xuất cải tạo chung cho khu công nghiệp chứ không đề xuất cho từng xí
nghiệp có trong khu công nghiệp.
Đề xuất các chủng loại cây xanh, hoa cảnh thích hợp cho khu công nghiệp Hiệp
Phước.
Đề xuất các bản thiết kế một số mảng xanh ở nơi đây.
Khu công nghiệp Hiệp Phước có 3 giai đoạn phát triển. Trong thời gian làm
luận văn này khu công nghiệp đang trong thời kỳ hoàn thành giai đoạn 1 và chuẩn bị
cho giai đoạn 2, vì vậy chỉ có thể khảo sát hiện trạng mảng xanh hiện tại.
Vì tính chất của đề tài cũng như trình độ, kinh nghiệm có hạn nên không tránh
khỏi những thiếu sót, mong được sự chỉ dạy và giúp đỡ của quý thầy cô.

2


Chương 2
TỒNG QUAN
2.1 Vai trò của cây xanh trong môi trường đô thị.
Cây xanh đô thị có vai trò rất quan trọng đối với con người và môi trường đô
thị, là một bộ phận trong hệ sinh thái tự nhiên, có tác dụng trong việc cải tạo khí hậu,
bảo vệ môi trường sống đô thị là một trong những yếu tố nghệ thuật bố cục không gian
và cảnh quan đô thị.
2.1.1 Cây xanh cải thiện chất lượng không khí và môi trường.

Môi trường đô thị thường bị ô nhiễm bởi các nguồn ô nhiễm công nghiệp, thủ
công nghiệp, giao thông vận tải và nguồn ô nhiễm phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của
người dân. Các chất gây ô nhiễm chính cho môi trường không khí đô thị bao gồm: bụi,
khói, tro; các khí độc hại như: SO2, CO, CO2, NO2, H2S, CH4, chất hữu cơ dễ bay hơi
(VOCs) và tiếng ồn.
* Hấp thụ bụi:
Thông qua quá trình trao đổi chất, cây xanh đã loại bỏ các chất ô nhiễm bằng
cách hấp thụ chúng cùng với các thành phấn không khí bình thường khác thông qua
các khí khổng trên bề mặt lá. Bảng 2.1 cho thấy hiệu quả lọc bụi của một số loại cây
xanh như sau:
Bảng 2.1: Hiệu quả lọc bụi của cây xanh
Loài cây

Tổng diện tích lá (m2)

Phượng
86
Du
66
Liễu
157
Phong
171
Dương Canada
267
Tần Bì
195
Bụi cây đinh hương
11
(Nguồn: Nguyễn Trọng Phượng (2008)).

3

Tổng lượng bụi giữ trên cây
(kg)
4
18
38
20
34
30
1,6


Khu cây xanh cũng như các thảm cỏ tươi còn có tác dụng hạn chế từ 20-65%
nguồn bụi bay lên từ mặt đất.
* Hấp thu các khí ô nhiễm:
Theo Coder, Kim D. (1996), cây xanh trong công viên đô thị với diện tích
212ha, mỗi ngày sẽ loại bỏ 22kg bụi, 4kg NO2, 2,7kg SO2 và 0,2kg CO, tương đương
với 136USD cho chi phí công nghệ xử lý ô nhiễm mỗi ngày.
Theo Nguyễn Trọng Phượng (2008), cho thấy hàm lượng lưu huỳnh chứa trong
lá ở một số loài cây như sau:
Bảng 2.2: Hàm lượng lưu huỳnh chứa trong một số cây trồng ở đô thị
Loài cây

Hàm lượng lưu huỳnh trong lá (%)

Phượng

0,104


Sồi

0,135

Liễu

0,200

Phong

0,244

Dây gia

0,163

Đinh hương

0,103

Dương Canada

0,176

Tần bì

0,168

(Nguồn Nguyễn Trọng Phượng (2008)).
Ngoài ra theo đề tài cấp thành phố năm 2002: “ Khảo sát một số loài thực vật có

khả năng tích lũy chì (Pb) và Cadmium (Cd) từ môi trường đất do TS. Diệp Thị Mỹ
Hạnh làm chủ nhiệm cho thấy cây Thơm ổi ( Lantana camara họ Verbenaceae) là loài
cây cho hoa đẹp được trồng làm kiểng trong các KCN có khà năng hấp thu chì (Pb)
cao hơn 506 ppm trong điều kiện ô nhiễm 1.000 ppm, 1.037 ppm trong điều kiện ô
nhiễm 2000 ppm và 5.252 ppm trong điều kiện ô nhiễm 4.000 pppm chì acetate.
* Hấp thụ tiếng ồn:
Sóng âm thanh truyền qua các lùm cây sẽ bị phản xạ qua lại nhiều lần và năng
lượng âm sẽ bị giảm rõ rệt, do đó cây xanh có khả năng làm giảm tiếng ồn, đặc biệt là
tiếng ồn giao thông. Các dải cây xanh dày và đặc rộng 10-15m có thể làm giảm tiếng

4


ồn từ 15- 18dB. Khả năng làm giảm tiếng ồn của cây xanh không chỉ phụ thuộc vào
loài cây mà còn phụ thuộc vào cách bố trí, phối hợp các loại cây.
Cây xanh tạo “tiếng ồn xanh” – tiếng lá cây và cành cây cọ vào nhau trong gió làm át
đi các tiếng ồn khác do con người tạo ra, đem lại cảm giác dễ chịu cho con người.
2.1.2 Cây xanh giúp kéo dài tuổi thọ của bề mặt giao thông.
Lớp nhựa đường trải trên các tuyến đường là hỗn hợp chứa đá và chất kết dính
(hắc ín). Nếu không có bóng cây, hỗn hợp này sẽ bị chiếu nắng làm dầu nóng lên và
bốc hơi, còn lại lớp đá nhỏ sẽ dễ dàng bị các phương tiện giao thông, dòng nước và gió
cuốn đi, hậu quả làm cho mặt đường bị hư hỏng. Cây xanh có tán sẽ giúp cho mặt
đường được che mát, qua đó làm tăng tuổi thọ của đường giao thông.
Những nghiên cứu cho thấy, lớp nhựa đường trên các tuyến đường không có
cây xanh che bóng mát sẽ được trải lại sau chu kỳ 7-10 năm và sau khoảng thời gian từ
30-40 năm (sau 3 lần sửa chữa) thì tuyến đường đó phải được xây dựng mới lại, nhưng
với tuyến đường tương tự được che bóng mát của các tán cây thì tuổi thọ của đường có
thể tăng gấp đôi, có nghĩa là sau chu kỳ khoảng 20-25 năm mới tiến hành sửa chữa.
2.1.3 Cây xanh giúp gia tăng an toàn giao thông.
Cây xanh dọc trên các tuyến đường tạo cảm giác thu hẹp không gian và làm dịu

cảnh quan môi trường, khoảng cách giữa các cây tạo cảm giác cho người lái xe điều
chỉnh tốc độ, khi khoảng cách giữa các cây thu hẹp tài xế sẽ có cảm giác đường bị thu
hẹp và giảm tốc độ. Trái ngược lại nếu tuyến đường không có cây xanh, cảm giác
đường rộng, trống trải sẽ làm cho tài xế tăng tốc độ và tiềm ẩn nhiều tai nạn xảy ra
hơn.
Đối với các dải phân cách, cây xanh có vai trò như vùng đệm (cản ánh đèn pha,
không gây mất tập trung cho lái xe) giữa hai dòng phương tiện hoặc giữa dòng phương
tiện với người đi bộ.
2.1.4 Vai trò của cây xanh đối với thiết kế cảnh quan.
Qua khảo sát thực tế cho thấy cây xanh được các công ty kinh doanh hạ tầng
khu công nghiệp (KCN) sử dụng nhằm thiết kế tạo cảnh quan đẹp và đặc sắc riêng cho
từng KCN. Những tính chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc
(lá, hoa, thân cây, màu cảu lá theo mùa…)là những yếu tố trang trí, kết hợp với thủ
5


pháp bố cục cây xanh đã làm tăng giá trị thẩm mỹ của các công trình kiến trúc cũng
như cảnh quan chung của KCN.
Những ghi nhận về tổ chức dải cây xanh cho các trục đường giao thông KCN và
cho các không gian xanh khác như cổng ra vào KCN, hành lang cách ly,… đã khai
thác tối đa vai trò của cây xanh trong việc tạo cảnh quan, xoa dịu sự khô cứng cho các
kiến trúc công trình, hướng đến sự hài hoà với thiên nhiên.
2.2 Những quy định, tiêu chuẩn về qui hoạch và lựa chọn cây xanh.
2.2.1 Các văn bản pháp quy liên quan đến qui hoạch cây xanh đô thị.
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày
26/11/2003 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2004 quy định:
● Qui hoạch chung xây dựng đô thị phải được thiết kế theo quy chuẩn xây
dựng, phải tận dụng địa hình, cây xanh, mặt nước và các điều kiện thiên nhiên nơi qui
hoạch, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
● Thiết kế đô thị phải thể hiện được sự phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa

phương, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo ở khu vực thiết kế, tận dụng
các yếu tố mặt nước, cây xanh.
- Nghị quyết 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Qui hoạch
xây dựng quy định: Nội dung thiết kế đô thị trong qui hoạch chung xây dựng đô thị
phải nghiên cứu không gian cây xanh, hệ thống cây xanh trên các tuyến phố và các
công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Thông tư 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ xây dựng quy định về
hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị. Thông tư này bao gồm 3 phần, trong đó phần II
nêu rõ về quản lý cây xanh đô thị từ công tác qui hoạch đến trồng cây, chăm sóc, chặt
hạ và quản lý phát triển vườn ươm cây đáp ứng nhu cầu trồng mới và thay thế.
- Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ quy định về
quản lý cây xanh đô thị.
2.2.2 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến qui hoạch cây xanh đô thị.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN 362:2005 về qui hoạch cây xanh đô thị sử
dụng công cộng trong các đô thị. Tiêu chuẩn thiết kế quy định:
Cây xanh đô thị được chia thành 3 loại:
6


● Cây xanh sử dụng công cộng là các loại cây xanh được trồng trên đường phố
(gồm cây bóng mát, cây trang trí, dây leo, cây mọc tự nhiên, thảm cỏ trồng trên hè
phố, dải phân cách, đảo giao thông); cây xanh trong khuôn viên, vườn hoa; cây xanh
và thảm cỏ tại quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị.
● Cây xanh sử dụng hạn chế là cây xanh được trồng trong khuôn viên các trụ
sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở và
các công trình công cộng khác do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng.
● Cây xanh chuyên dụng là các loại cây trong vườn ươm hoặc phục vụ nghiên
cứu.
Bảng 2.3: Diện tích cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị ở trong các đô thị.
/ người)


Loại đô thị
Đặc biệt

≥7

I và II

≥6

III và IV

≥5

V

≥4

(Nguồn : Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – QCXDVN 01:2008/BXD)
Ghi chú: Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị ở trong các đô
thị bao gồm: công viên, vườn hoa phục vụ một hay nhiều đơn vị ở, toàn đô thị hoặc
cấp vùng (bao gồm cả các công viên chuyên đề).
Đối với diện tích cây xanh trong KCN, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy định
như sau:
Bảng 2.4: Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Loại đất

Tỷ lệ (% diện tích toàn khu)

Nhà máy


50-60

Các khu kỹ thuật

2-5

Công trình hành chính, dịch vụ, nghiên cứu

2-4

Giao thông

15-20

Cây xanh

10-15

(Nguồn : Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – QCXDVN 01:2008/BXD)

7


2.2.3 Cây cấm trồng và hạn chế trồng.
Ngày 15/03/2007, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ký Quyết định số
44/2007/QĐ-UBND về ban hành danh mục cây cấm trồng và hạn chế trồng trên đường
phố thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có:
- Mười sáu (16) loài cây cấm trồng mới trên các vỉa hè đường phố vì các loài
cây này có độc tố, có khả năng gây nguy hiểm cho người, phương tiện và công trình ví

dụ: Bàng (Terminalia catappa) – Nhánh đâm ngang cản trở giao thông, dễ bị sâu, dễ
ngã đổ; Trước đào (Nerium oleander) – Thân và lá có chất độc. (14 loài cây còn lại xin
tham khảo ở phụ lục 1).
- Mười bốn (14) loài cây hạn chế trồng trên vỉa hè, dải phân cách đường phố vì
đây là các loài cây ăn quả, cây tạo ra mùi gây ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường
hạn chế trồng nơi công cộng, chỉ được phép trồng theo qui hoạch xây dựng đô thị, qui
hoạch chuyên ngành cây xanh hoặc dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ví dụ:
Hoa sữa (Alstonia scholaris) – Nhánh giòn, rất dễ gãy, hoa có mùi hắc, gây khó chịu
cho người; Trứng cá (Muntingia calabura) – Quả khuyến khích trẻ em leo trèo, rụng
làm ảnh hưởng vệ sinh đường phố. (12 loài cây còn lại xin tham khảo ở Phụ lục 6).
2.3 Khu công nghiệp xanh là gì?




"Business Park" không còn là khái niệm xa lạ trên thế giới. Đó là tên gọi chung

của các khu công nghệ cao, khu đào tạo nghề, khu văn phòng, khu thương mại và các
khu chức năng tương tự khác, được kết hợp hài hòa trong không gian cảnh quan cây
xanh, mặt nước.
Trên thế giới KCN xanh đã được triển khai khá rộng rãi. Đây là nơi tập hợp của
các cơ sở sản xuất và dịch vụ cùng hướng tới một mục đích là nâng cao chất lượng
môi trường và nguồn tài nguyên.
Mục tiêu của KCN xanh là cải thiện hiệu quả kinh tế đối với tất cả các thành
viên tham gia trong KCN đồng thời giảm thiểu các tác động của hoạt động công
nghiệp đến môi trường.
KCN xanh có thể cải thiện hoạt động kinh tế đồng thời giảm thiểu các tác động
tới môi trường bởi nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và giảm bỏ chất thải,
thích hợp cho phát triển công nghiệp xanh.
8



Ở Việt Nam, mô hình KCN xanh đã được các KCN áp dụng ngày càng rộng rãi
như là Megastar Business Park Yên Mỹ thuộc huyện Yên Mỹ, Hưng Yên; Khu chế
xuất Linh Trung I - TP.HCM, KCN Nhơn Trạch 2 - Đồng Nai…với diện tích giành
cho mảng xanh lên đến 20%.
=> Nhận thấy mảng xanh của KCN Hiệp Phước chưa phát huy được hết các lợi ích
của cây xanh đồng thời diện tích mảng xanh nơi đây chỉ vừa đủ tiêu chuẩn theo thông
tư 20 chứ chưa đủ diện tích để trở thành KCN xanh cùng với việc có những loại cây
nằm trong danh mục cây cấm trồng và hạn chế trồng nên đề tài này đã được chọn làm
đề tài cho bài luận văn tốt nghiệp.
2.4 Khái quát huyện Nhà Bè.
Nhà Bè là một trong 5 huyện trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Huyện Nhà Bè nằm về phía Nam các quận nội thành của TP. HCM:
 Phía Bắc giáp với Quận 7.
 Phía Tây Bắc giáp với huyện Bình Chánh.
 Phía Đông Nam giáp với huyện Cần Giờ bởi sông Soài Rạp.
 Phía Tây Nam giáp với huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An.
Huyện Nhà Bè có tổng diện tích tự nhiên là 100,41 km2 chia theo đơn vị hành
chánh gồm một thị trấn và sáu xã nông thôn (Điều tra dân số 1/4/2009).Các đơn vị
hành chính thuộc huyện Nhà Bè là:
1. Thị trấn Nhà Bè
2. Xã Phú Xuân
3. Xã Long Thới
4. Xã Nhơn Đức
5. Xã Phước Kiểng
6. Xã Hiệp Phước
7. 7.Xã Phước Lộc

9



Hình 2.1: Huyện Nhà Bè
Nơi đây có số dân là 99.172 người với mật độ là 988 người/km². Dân số trung
bình 73.244 nhân khẩu trong đó nữ là 37.619. Thị trấn có số dân cao nhất 17.264 nhân
khẩu, ít nhất là xã Phước Lộc với 4.641 nhân khẩu.
Huyện Nhà Bè có một hệ thống sông ngòi thuận lợi cho việc mở rộng mạng
lưới giao thông đường thủy đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng nước sâu đủ
sức tiếp nhận các tàu có tải trọng lớn cập cảng.
2.5 Hiện trạng của khu vực cải tạo.
2.5.1 Văn bản pháp quy liên quan đến khu công nghiệp Hiệp Phước.
- KCN Hiệp Phước Quyết định thành lập:Quyết định 667/TTg ngày 16 tháng 09
năm 1996 của Thủ tướng chính phủ.
- Quy chế Bảo vệ môi trường đối với các đơn vị trong KCN Hiệp Phước” đã
được Hepza và các Doanh nghiệp trong KCN Hiệp Phước thông qua và áp dụng từ
ngày 30/10/2007 , nay Công ty cổ phần KCN Hiệp Phước ban hành Quy chế Quy chế
Bảo vệ môi trường đối với các đơn vị trong KCN HP – điều chỉnh lần 1.
- Quy chế này được áp dụng từ ngày 01/12/2011 và thay thế cho Quy chế Bảo
vệ môi trường đối với các đơn vị trong KCN HP thông qua ngày 30/10/2007
10


2.5.2 Vị trí- giới hạn của khu công nghiệp Hiệp Phước.
-

Phía Đông giáp sông Soài Rạp.

-

Phía Tây giáp rạch Mương Lớn và ruộng lúa, cách đường Nguyễn Văn Tạo
(Hương lộ 39) khoảng 1000m, khu vực dự kiến sẽ là đất phát triển giai đoạn
3 theo quy hoạch chung khu công nghiệp Hiệp Phước.


-

Phía Nam giáp rạch Sóc Vàm và khu vực dự kiến sẽ là đất phát triển giai
đoạn 3 theo quy hoạch chung khu công nghiệp Hiệp Phước.

-

Phía Bắc: ranh phía Bắc là bờ Bắc của rạch Trại Cưa Lớn và rạch Dinh Ông
(giáp với khu công nghiệp Hiệp Phước – giai đoạn 1).

2.5.3 Các loại hình giao thông.
Nằm ở xã Long Thới và Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TP. HCM. So với các
Khu công nghiệp khác tại Tp. HCM cũng như ở các tỉnh lân cận, KCN Hiệp Phước có
vị trí hết sức thuận lợi.
* Giao thông đường bộ:
KCN Hiệp Phước có hệ thống giao thông nội khu kết nối trực tiếp vào trục
đường xuyên tâm Bắc - Nam TP.Hồ Chí Minh với qui mô 8 làn xe (giai đoạn 1 gồm 4
làn xe đã hoàn tất xây dựng ).
 Cách trung tâm Tp. HCM 15 km, thời gian di chuyển 25 phút.
 Cách khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng : 10 km, thời gian di chuyển 10 phút.
 Cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 21 km, thời gian di chuyển 40 phút.
 Cách sân bay quốc tế Long Thành : 42 km, thời gian di chuyển 50 phút.
Từ KCN Hiệp Phước có thể dễ dàng tiếp cận đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long thông qua các tuyến đường vành đai số 3 và số 4 của thành phố Hồ Chí Minh
cũng như hệ thống đường cao tốc liên vùng phía Nam.
* Giao thông đường thủy :
Từ KCN Hiệp Phước có thể kết nối đến các tuyến vận tải thủy nội địa trọng yếu
sau :
Sông Soài Rạp bao bọc toàn bộ phía Đông và Nam của KCN Hiệp Phước, hệ

thống sông Soài Rạp là luồng tàu biển rộng nhất và ngắn nhất từ biển Đông vào hệ
thống cảng TP.HCM. Luồng tàu này đang được nạo vét sâu đến -12m để các tàu có
11


trọng tải đến 50.000 DWT có thể ra vào dễ dàng vận chuyển hàng hóa từ các cảng biển
quốc tế trong KCN Hiệp Phước đi các nước trong khu vực.
* Giao thông đường sắt: (dự kiến)
Hướng tuyến của tuyến đường sắt chuyên dụng nối từ đường sắt quốc gia đến
cảng Hiệp Phước dọc theo dải cây xanh cách ly phía Tây của Khu công nghiệp Hiệp
Phước giai đoạn 2 kết nối đồng bộ tuyến đường sắt sau này.

Hình 2.2: Sơ đồ giao thông đến KCN Hiệp Phước
2.5.4 HIện trạng sử dụng đất của khu công nghiệp Hiệp Phước.
Về dự án Khu công nghiệp Hiệp Phước: KCN Hiệp Phước có tổng diện tích
quy hoạch là 2.000 ha, được chia làm 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1 – 311,4ha (đã được chuyển đổi thành công ty Cổ phần Khu
Công nghiệp hiệp Phước).
12


 Giai đoạn 2 – 597ha.
 Giai đoạn 3 – hơn 1.000ha.
Bên cạnh đó, khoảng 1.600ha cũng sẽ được quy hoạch và xây dựng thành khu
đô thị cảng – tạo nên 1 phức hợp Khu công nghiệp và Khu đô thị lớn nhất Tp. HCM.
Dự án Khu Công nghiệp Hiệp Phước nhằm xây dựng một khu công nghiệp phục vụ
cho các ngành công nghiệp chế tạo nguyên liệu cơ bản, các nhà máy không thể bố trí
trong nội thành, đặc biệt là các ngành công nghiệp cần sử dụng nhiều đất đai với quy
mô rộng lớn, gần cảng, thuận lợi về giao thông thủy bộ v.v… Dự án có quy mô mặt
bằng lên đến 2.000 ha, tọa lạc tại xã Long Thới và xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.

Hồ Chí Minh trên trục đường Bắc Nam của thành phố bên bờ sông Soài Rạp.

Hình 2.3:Sơ đồ quy hoạch chi tiết KCN Hiệp Phước
13


Cơ cấu sử dụng đất được thể hiện qua bảng cân bằng đất đai dưới đây:
Bảng 2.5: Bảng cân bằng đất đai của KCN ở giai đoạn 2
STT

Diện tích

Loại đất

(ha)

Theo
Tỷ lệ (%)

QCXD
(%)

1

Đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp CN

284,75

47,7


50 - 60

2

Đất trung tâm, điều hành- dịch vụ

15,38

2,60

2-5

Đất công trình đầu mối kỹ thuật hạ tầng

21,53

3,60

2-4

23,70

10 - 15

22,40

15 - 20

- Đất công trình: trạm điện, trạm cấp nước, bãi
3


rác, khu xử lý nước thải
- Hành lang kỹ thuật: tuyến điện cao thế
220KV và dọc trục đường Bắc-Nam.

4

5

6,53
15,00

Đất cây xanh – mặt nước

141,44

- Đất cây xanh tập trung

10,10

- Các dải CX cảnh quan , cách ly

84,14

- Mặt nước sông rạch – hồ điều hòa

47,20

Đất giao thông


133,90

- Đường giao thông:
+ Đường ôtô

65,50

+ Đất dự trữ cho đường ôtô

11,53

+ Đất dự trữ cho đường sắt

14,70

- Bến bãi:

29,95

+ Bến cảng đường thủy
+ Bãi xe, trạm phục vụ, sửa chữa xe…
+ Đất dự trữ cho bến bãi_ ga đường sắt

3,30
8,92

Tổng cộng đất KCN giai đoạn 2

597,00


Đất dự án Cảng Sài Gòn- Hiệp Phước

54,66

TỔNG CỘNG ĐẤT QUY HOẠCH

651,66

14

100,00


Trong đó tổ chức hệ thống cây xanh – mặt nước có tổng diện tích 141,44ha bao
gồm: Công viên cây xanh tập trung và hồ điều tiết lớn cạnh Rạch Mương Lớn có diện
tích 10,10ha. Cây xanh cảnh quan, cách ly diện tích 84,14ha bao gồm: Mảng xanh dọc
sông Sông Soài Rạp rộng 50m, hai bên các mương, rạch còn lại rộng khoảng 20m và
dải cây xanh rộng trung bình khoảng 100m chạy dọc theo ranh phía Tây, cách ly khu
công nghiệp với khu vực xung quanh. Mặt nước kênh, rạch, hồ điều hòa chiếm diện
tích 47,2ha.
Ngoài ra, dọc theo các tuyến đường chính, dọc tuyến điện 220KV và dọc các
hành lang kỹ thuật khu công nghiệp đều được bố trí cây xanh cảnh quan và cách ly,
bảo vệ. Trong khu điều hành – dịch vụ còn được bố trí các tiểu công viên cảnh quan.

Hình 2.4: Sơ đồ bố trí cây xanh
15


×