Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN CHO KHU BTTN KON CHƯ RĂNG, HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO
TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP BẢO TỒN CHO KHU BTTN KON CHƯ
RĂNG, HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN NHO HUÂN
Ngành:
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ
DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa:
2008 - 2012

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05 năm 2012


KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA DẠNG
SINH HỌC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN CHO KHU
BTTN KON CHƯ RĂNG, HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI

Tác giả

Nguyễn Nho Huân

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu


cấp bằng Kỹ sư ngành Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn
Tiến sĩ Hồ Văn Cử

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 05 năm 2012


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa:

MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành:


QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN NHO HUÂN

MSSV: 08157073

Khoá học:

Lớp: DH08DL

2008 – 2012

1. Tên đề tài: “KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO

TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO
TỒN CHO KHU BTTN KON CHƯ RĂNG, HUYỆN KBANG, TỈNH GIA
LAI”
2. Nội dung KLTN:
SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:


Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đệm xã Sơn Lang.



Hiện trạng công tác quản lý bảo tồn ĐDSH.



Đánh giá hoạt động bảo tồn giai đoạn 2006 – 2010.




Các giải phát nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn ĐDSH ở Khu BTTN Kon
Chư Răng.

3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 03/2012

Kết thúc: tháng 06/2012

4. GVHD: TS. HỒ VĂN CỬ
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày ….. tháng ….. năm 2012

Ngày 15 tháng 03 năm 2012

Ban Chủ nhiệm Khoa

Giáo viên hướng dẫn

TS. HỒ VĂN CỬ
i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình tôi đã luôn bên cạnh và là điểm tựa vững
chắc cho tôi trong suốt những năm qua.
Tôi xin gửi tình cảm chân tình đến Tiến sĩ Hồ Văn Cử, người đã luôn tận tâm
hướng dẫn, chỉ dạy, hỗ trợ và đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên trường
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh trong suốt 4 năm qua đã truyền đạt cho tôi
nhiều kinh nghiệm quý báu trên giảng đường để tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các chú, anh, chị công tác tại Khu Bảo Tồn Thiên
Nhiên Kon Chư Răng – huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi
trong quá trình thực tập và làm đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn trường đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh đã luôn bên cạnh, động viên tôi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề
tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát hiện trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học và đề
xuất một số giải pháp bảo tồn cho Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng huyện
Kbang, tỉnh Gia Lai” được thực hiện từ tháng 01/2012 đến tháng 05/2012. Nội dung đề
tài gồm 5 chương:
Chương 1 – Mở đầu: Giới thiệu về mục đích, nội dung và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2 – Tổng quan: Giới thiệu tổng quan về Khu bảo tồn thiên nhiên Kon
Chư Răng.
Chương 3 – Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp: giới thiệu những thông tin
cơ bản về Khu BTTN Kon Chư Răng: điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đa dạng sinh
học, hiện trạng quản lý bảo tồn đa dạng sinh học, trình bày một số giải pháp nhằm
khắc phục những nội dung chưa phù hợp, cải thiện hiệu quả công tác quản lý bảo tồn.
Chương 5 – Kết luận, khuyến nghị
Kết quả đạt được:
 BQL Khu BTTN Kon Chư Răng tuy mới thành lập năm 2004 nhưng đã thực

hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, số vụ vi phạm lâm luật giảm, tình trạng chặt
phá, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy hầu như không còn, chưa để xảy ra thêm vụ
cháy rừng nào nữa. Nhờ đó, mức độ che phủ rừng tăng 2,26%.
 Nhờ được nhận khoán bảo vệ rừng, người dân vùng đệm xã Sơn Lang được
tham gia quản lý bảo vệ rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo người dân vùng đệm.
 BQL Khu BTTN Kon Chư Răng đang đối mặt với những khó khăn thách thức:
lực lượng cán bộ mỏng nên quản lý rừng khó khăn. Chế độ lương, phụ cấp thấp trong
khi chi phí dắt đỏ nên các cán bộ chưa yên tâm công tác. Nguy cơ cháy rừng do thời
tiết và ý thức việc sử dụng lửa của người dân luôn là vấn đề đáng lo ngại.
 Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, nâng cao hiệu quả quản lý
bảo tồn ĐDSH Khu BTTN Kon Chư Răng.

iii


MỤC LỤC
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN ...................................................................................i 
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii 
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii 
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv 
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. viii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...........................................................................................ix 
DANH SÁCH HÌNH ....................................................................................................... x 
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ ................................................................................................xi 
Chương 1 
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................12 
1.1. 

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................12 


1.2. 

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................12 

1.3. 

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................12 

1.4. 

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................13 

1.4.1 

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 13 

1.4.2 

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 13 

1.5. 

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................13 

1.6. 

Ý NGHĨA THỰC TIỄN ..................................................................................13 

Chương 2 
TỔNG QUAN................................................................................................................15 

2.1. 

MỘT SỐ KHÁI NIỆM ....................................................................................15 

2.1.1 

Tài nguyên rừng và quản lý bền vững ............................................................. 15 

2.1.2 

Đa dạng sinh học ............................................................................................. 15 

2.1.3 

Bảo tồn đa dạng sinh học ................................................................................. 16 

2.2. 

ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN .................17 

2.3. 

TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..............................................19 

2.3.1 

Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 19 
iv



2.3.1.1  Vị trí, diện tích, giới cận .................................................................................. 19 
2.3.1.2  Địa hình ........................................................................................................... 19 
2.3.1.3  Khí hậu – thời tiết ............................................................................................ 19 
2.3.1.4  Nguồn nước, thủy văn ..................................................................................... 20 
2.3.1.5 Thổ nhưỡng...................................................................................................... 21 
2.3.2 

Dân cư, kinh tế, xã hội vùng đệm .................................................................... 22 

2.3.2.1  Dân số, dân tộc và lao động ............................................................................. 22 
2.3.2.2  Đặc điểm về kinh tế, xã hội ............................................................................. 23 
2.3.3 

Sơ lược Khu BTTN Kon Chư Răng ................................................................ 25 

2.3.3.1 Lịch sử hình thành ........................................................................................... 26 
2.3.3.2 Mục tiêu, nhiệm vụ .......................................................................................... 26 
2.3.4

Giá trị đa dạng sinh học Khu BTTN Kon Chư Răng ...................................... 28 

2.3.4.1 Diện tích các loại đất rừng ............................................................................... 28 
2.3.4.2 Hệ thực vật ....................................................................................................... 28 
2.3.4.3 Hệ động vật ...................................................................................................... 31 
2.3.4.4 Hệ sinh thái ...................................................................................................... 35 
Chương 3 
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................41 
3.1 

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................41 


3.2 

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................41 

3.2.1 

Tổng quan tài liệu ............................................................................................ 41 

3.2.2 

Điều tra khảo sát thực địa ................................................................................ 41 

3.2.3 

PRA: phỏng vấn sử dụng bảng câu hỏi ........................................................... 42 

3.2.4 

Tham khảo ý kiến chuyên gia .......................................................................... 42 

Chương 4 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................43 
4.1 
HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
KHU BTTN KON CHƯ RĂNG ...................................................................................43 
4.1.1 

Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến hoạt động quản lý bảo tồn ................. 43 


4.1.2

Ảnh hưởng của cộng đồng vùng đệm đến hoạt động quản lý bảo tồn ............ 44 

4.1.2.1 Sức ép về nhu cầu đất sản xuất nông nghiệp ................................................... 44 
v


4.1.2.2 Vai trò của cộng đồng vùng đệm trong công tác bảo tồn ................................ 45 
4.1.3

Cơ cấu tổ chức, nhân lực ................................................................................. 45 

4.1.3.1 Cơ cấu tổ chức ................................................................................................. 45 
4.1.3.2 Nhân lực........................................................................................................... 46 
4.1.4

Tuần tra bảo vệ rừng ........................................................................................ 47 

4.1.5

Nghiên cứu – giám sát ..................................................................................... 47 

4.1.6

Đào tạo ............................................................................................................. 48 

4.1.7

Giáo dục môi trường và Du lịch sinh thái ....................................................... 48 


4.1.7.1 Giáo dục môi trường ........................................................................................ 48 
4.1.7.2 Phát triển Du lịch sinh thái .............................................................................. 49 
4.1.8

Công tác Phòng cháy chữa cháy rừng ............................................................. 49 

4.2 
TỒN

MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO
.........................................................................................................................50 

4.3 

NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ BẢO TỒN
.........................................................................................................................51 

4.4 

CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN VÀ HOÀN THÀNH .......
.........................................................................................................................51 

4.4.1 

Dự án đầu tư xây dựng Khu BTTN Kon Chư Răng giai đoạn 2005 - 2010.... 51 

4.4.2 

Dự án Kon Ka Kinh – Kon Chư Răng............................................................. 53 


4.4.3 

Chương trình phòng chống cháy rừng giai đoạn 2006 – 2010 ........................ 54 

4.4.4 

Chương trình tuyên truyền, giáo dục và đào tạo ............................................. 55 

4.4.5 

Chương trình nghiên cứu khoa học ................................................................. 57 

4.5 

HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ................................................................................57 

4.6

HẠN CHẾ ........................................................................................................59 

4.7 

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ...................................................................................59 

4.7.1 

Giải pháp trước mắt ......................................................................................... 59 

4.7.2 


Giải pháp lâu dài .............................................................................................. 61 

4.8

MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ............................................... 62 

Chương 5 
KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................63 
5.1

KẾT LUẬN .....................................................................................................63 

5.2

KHUYẾN NGHỊ .............................................................................................63 
vi


Chương 6 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................65 
PHỤ LỤC 1: Một số loài thực vật Khu BTTN Kon Chư Răng ....................................66 
PHỤ LỤC 2: Một số loài động vật Khu BTTN Kon Chư Răng ...................................67 
PHỤ LỤC 3: Một số hình ảnh hoạt động quản lý bảo tồn Khu BTTN Kon Chư Răng ...
.........................................................................................................................68 
PHỤ LỤC 4: Bảng câu hỏi phỏng vấn cộng đồng địa phương xã Sơn Lang................69 
PHỤ LỤC 5: Kết quả khảo sát cộng đồng ....................................................................73 

vii



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

BQL

Ban quản lý

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

DLST

Du lịch sinh thái

ĐTQHRNTB & TN

Điều tra quy hoạch rừng Nam Trung bộ và Tây
Nguyên

ĐDSH

Đa dạng sinh học

GEF


Quỹ môi trường toàn cầu (Global Environment
Facility)

ITTO

Tổ chức gỗ nhiệt đới thế giới (International
Tropical Timber Organisation)

IUCN

Hiệp hội bảo tồn quốc tế (The World Conservation
Union)

LNCN

Lâm – nông – công nghiệp

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (United
Nations Development Programme)

VHTT

Văn hóa thông tin

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diễn biến diện tích và độ che phủ rừng qua các thời kỳ...............................17
Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động ........................................................................23
Bảng 2.3: Diện tích các loại đất và tài nguyên rừng ....................................................28
Bảng 2.4: Thành phần thực vật của Khu bảo tồn Kon Chư Răng .................................29
Bảng 2.5: Thực vật đặc hữu của Việt Nam trong Khu bảo tồn Kon Chư Răng ............29
Bảng 2.6: Danh sách và tình trạng các loài thực vật trong sách đỏ...............................30
Bảng 2.7: Thành phần loài động vật hoang dã ..............................................................31
Bảng 2.8: Tình trạng các loài thú trong sách đỏ ............................................................32
Bảng 2.9: Danh sách các loài chim trong sách đỏ Khu bảo tồn ....................................33
Bảng 2.10: Diện tích các kiểu thảm thực vật Khu bảo tồn Kon Chư Răng ..................35
Bảng 4.1: Kết quả thực hiện dự án giai đoạn 2005 - 2010 ............................................52 

ix



DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1: Bản đồ quy hoạch Khu BTTN Kon Chư Răng .............................................43
Hình 4.2. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức Khu BTTN Kon Chư Răng ............................46

x


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Thành phần dân tộc vùng đệm Khu BTTN Kon Chư Răng .....................22
Biểu đồ 4.1: Mức độ tham gia nhận khoán bảo vệ rừng của người dân........................45
Biểu đồ 4.2: Đánh giá công tác tuyên truyền của người dân ........................................48

xi


Khảo sát hiện trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu BTTN Kon Chư Răng 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên (BTTN) Kon Chư Răng huyện Kbang, tỉnh Gia Lai

với diện tích khoảng 15.446 ha cùng hệ động – thực vật phong phú, đa dạng đã góp
phần vào việc bảo tồn nguồn gen, ĐDSH, điều hòa khí hậu, và là nguồn sống chính
của nhiều hộ gia đình…
Tuy chỉ mới thành lập gần đây (2004) nhưng BQL khu BTTN Kon Chư Răng

đã đạt những kết quả đáng kể như: Hoàn thành việc giao khoán rừng cho 95 hộ dân
vùng đệm, phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức truy quét các điểm nóng
trong Khu BTTN Kon Chư Răng, làm giảm đáng kể các vụ vi phạm lâm luật…Kết quả
là mức độ che phủ rừng tính đến năm 2010 tăng 2,26%. Tuy nhiên, hoạt động quản lý
bảo tồn của BQL Khu BTTN Kon Chư Răng vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết
như: Cơ sở vật chất hạn chế, chính sách đãi ngộ thấp, lực lượng mỏng, chưa có nhiều
kinh nghiệm nên công tác quản lý bảo tồn gặp không ít khó khăn. Chính vì vậy, tôi
chọn đề tài “KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA
DẠNG SINH HỌC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN CHO KHU
BTTN KON CHƯ RĂNG, HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI” nhằm tìm hiểu
nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm khắc
phục hiện trạng trên, nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn đa dạng sinh học Khu BTTN
Kon Chư Răng.
1.2.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

-

Tìm hiểu đa dạng sinh học Khu BTTN Kon Chư Răng.

-

Tìm hiểu hiện trạng quản lý, bảo tồn của BQL Khu bảo tồn.

-

Đánh giá hiệu quả của các chương trình, dự án có ảnh hưởng đến công tác bảo

tồn.

-

Đề xuất giải pháp.

1.3.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

GVHD: HỒ VĂN CỬ
SVTH: Nguyễn Nho Huân

12


Khảo sát hiện trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu BTTN Kon Chư Răng 

Dựa trên kết quả tìm hiểu về hiện trạng đa dạng sinh học, hiện trạng dân sinh,
kinh tế, xã hội vùng đệm và những khó khăn, thách thức đối với công tác quản lý, bảo
tồn của BQL Khu BTTN Kon Chư Răng, đề xuất một số giải pháp khắc phục những
khó khăn, đẩy mạnh công tác quản lý bảo tồn nơi đây.
1.4.

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.4.1 Phạm vi nghiên cứu
-

Nghiên cứu được thực hiện tại Khu BTTN Kon Chư Răng, huyện Kbang, tỉnh

Gia Lai.

-

Thời gian nghiên cứu từ 01/01/2012 đến 01/06/2012.

1.4.2 Đối tượng nghiên cứu
-

Các hoạt động quản lý bảo tồn ĐDSH Khu BTTN Kon Chư Răng

-

Hoạt động của người dân địa phương thuộc vùng đệm của Khu BTTN Kon Chư

Răng.
1.5.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

-

Tổng hợp các tài liệu về ĐDSH Khu BTTN Kon Chư Răng.

-

Phản ánh thực trạng công tác quản lý bảo tồn ĐDSH Khu BTTN Kon Chư

Răng giai đoạn 2004 – 2010.
-

Đề xuất các giải pháp bảo tồn.


1.6.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN

-

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tài liệu giúp học sinh, sinh viên

quan tâm nâng cao hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên, ĐDSH của Khu bảo tồn.
-

Giúp mọi người biết được tầm quan trọng của rừng, vai trò của rừng đối với

cuộc sống người dân. Nhờ đó, nhận thức của người dân trong việc sử dụng tài nguyên
và bảo vệ rừng được nâng cao.
-

Cung cấp thông tin về ĐDSH và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, từ đó thu

hút được sự đầu tư phát triển du lịch, bảo tồn tài nguyên rừng từ các tổ chức, doanh
nghiệp. Nguồn thu từ các dịch vụ du lịch có thể được chi trả trong việc bảo vệ môi
trường.
-

Giúp các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức, cơ quan chức năng có được

thông tin về nguồn tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng quản lý bảo vệ rừng và phát triển
GVHD: HỒ VĂN CỬ
SVTH: Nguyễn Nho Huân


13


Khảo sát hiện trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu BTTN Kon Chư Răng 

du lịch, làm cơ sở đưa ra các chiến lược phù hợp nâng cao hiệu quả quản lý rừng và
phát triển du lịch sinh thái.

GVHD: HỒ VĂN CỬ
SVTH: Nguyễn Nho Huân

14


Khảo sát hiện trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu BTTN Kon Chư Răng 

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
2.1.1 Tài nguyên rừng và quản lý bền vững


Tài nguyên rừng
Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có

diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã
sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và
các hoàn cảnh khác. Rừng còn là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng,
động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây

gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng
từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng
phòng hộ, đất rừng đặc dụng [2].
 Quản lý tài nguyên rừng bền vững
Theo ITTO (Tổ chức gỗ nhiệt đới Quốc tế), quản lý rừng bền vững là quá trình
quản lý những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những mục tiêu
quản lý rừng đã đề ra một cách rõ ràng, như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm
và dịch vụ mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng
suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với
môi trường tự nhiên và xã hội[3].
Quản lý bền vững là việc đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng
đến khả năng tái tạo để đáp ứng nhu cầu tương lai.
2.1.2 Đa dạng sinh học


Khái niệm Đa dạng sinh học:
Theo Công ước đa dạng sinh học 1992, khái niệm “Đa dạng sinh học" có nghĩa

là tính đa dạng biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các hệ
sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thuỷ vực khác và các tập hợp sinh
GVHD: HỒ VĂN CỬ
SVTH: Nguyễn Nho Huân

15


Khảo sát hiện trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu BTTN Kon Chư Răng 

thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi bộ loài, giữa các
loài và các hệ sinh học[1].



Vai trò Đa dạng sinh học:
Trên phương diện sinh thái, các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống, đảm

bảo sự lưu chuyển của các chu trình vật chất và dòng năng lượng, duy trì tính ổn định
và độ màu mỡ của đất, giảm nhẹ tác hại ô nhiễm và thiên tai.
Trên phương diện kinh tế, đa dạng sinh học đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc gia,
đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; là cơ sở đảm
bảo an ninh lương thực của đất nước, duy trì nguồn gen, tạo giống vật nuôi cây trồng;
cung cấp các vật liệu cho xây dựng, nguồn nhiên liệu, dược liệu.
Trên phương diện văn hóa xã hội, ĐDSH tạo nên cảnh quan thiên nhiên, và đó
là nguồn cảm hứng vô tận của nghệ thuật, là cội nguồn của nhiều phong tục, tập quán
tốt đẹp của người Việt Nam. Nhiều loài cây, con đã trở thành vật thiêng hoặc thờ cúng
đối với các cộng đồng người Việt. Các ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm,
nhuộm chàm, làm hàng mỹ nghệ từ gỗ, tre nứa hay song mây là biểu hiện sự gắn bó
của đời sống văn hóa con người Việt Nam đối với đa dạng sinh học.
Cung cấp giá trị vô cùng to lớn với các loại hình du lịch sinh thái, đem lại nhiều
giá trị kinh tế và góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân về
tầm quan trọng của đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên[6].
2.1.3 Bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo tồn đa dạng sinh học là việc quản lý mối tác động qua lại giữa con người
và các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích to lớn nhất cho thế hệ
hiện đại mà vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của
các thế hệ tương lai.
“Một trong những thách thức lớn đối với bảo tồn là ĐDSH là sức ép của cộng
đồng địa phương thông qua các hoạt động kinh tế - dân sinh liên quan tới quản lý và sử
dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên”[4].
Nguyên lý khoa học của Bảo tồn đa dạng sinh học: Theo Soule (1985) sinh học
bảo tồn là một khoa học đa ngành được xây dựng nhằm hạn chế các mối đe dọa đối

với đa dạng sinh học với hai mục đích – một là tìm hiểu những tác động tiêu cực do
con người gây ra đối với các loài, hai là xây dựng phương pháp tiếp cận để hạn chế sự
GVHD: HỒ VĂN CỬ
SVTH: Nguyễn Nho Huân

16


Khảo sát hiện trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu BTTN Kon Chư Răng 

tuyệt diệt của các loài.
2.2.

ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN
Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Diện tích

tự nhiên là 329.240 km2 trải dài gần 15 vĩ độ và hơn 7 kinh độ từ Trung Quốc ở phía
Bắc đến vịnh Thái Lan ở phía Nam. Trong đó, ¾ diện tích là đồi núi chạy xuống vùng
duyên hải và có hai đồng bằng chính là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long. Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km và hàng trăm đảo lớn nhỏ nằm rải rác
dọc bờ biển. Do đó, Việt Nam là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học
cao[7].
Theo các tài liệu thống kê, Việt Nam là một trong 25 nước có mức độ ĐDSH
cao trên thế giới. Việt Nam được xếp thứ 16 về mức độ ĐDSH (chiếm 6,5% số loài có
trên thế giới)[5].
Hiện nay, nguồn tài nguồn tài nguyên ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy
giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều hệ sinh thái cùng môi trường sống đang
dần bị thu hẹp, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Bảng 2.1: Diễn biến diện tích và độ che phủ rừng qua các thời kỳ
Diện tích rừng (1.000 ha)


Năm

Tổng cộng

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Độ che phủ

Ha/Đầu

(%)

người

1943

14.300,0

14.300,0

0

43,2

0,57

1976


11.169,3

11.169,7

92,6

33,7

0,31

1980

10.683,0

10.180,0

422,3

32,1

0,19

1985

9.891,9

9.308,3

583,6


30,0

0,14

1990

9.175,6

8.430,7

744,9

27,8

0,12

1995

9.302,2

8.252,5

1.049,7

28,2

0,12

2000


10.915,6

9.444,2

1.491,4

33,2

0,14

2002

11.784,6

9.865,0

1.919,6

35,8

0,14

2003

12.095,0

10.005,0

2.090,0


36,1

0,14

2004

12.306,9

10.088,3

2.218,6

36,7

0,15

2005

12.616,7

10.283,2

2.333,5

37,0

0,15

(Nguồn: Viện Điều tra Quy hoạch rừng và Cục Kiểm lâm)


Số liệu trên cho thấy, diện tích rừng giảm đáng kể. Năm 1943, độ che phủ của
GVHD: HỒ VĂN CỬ
SVTH: Nguyễn Nho Huân

17


Khảo sát hiện trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu BTTN Kon Chư Răng 

rừng chiếm 43,2%, nhưng đến năm 1990, độ che phủ chỉ còn 27,8%. Nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến tình trạng trên gồm: Chuyển đổi đất rừng sang đất sản xuất nông nghiệp,
khai thác gỗ không bền vững, xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở, cháy rừng.
Để ngăn chặn tình trạng suy giảm ĐDSH, suy thoái tài nguyên rừng. Chính phủ
Việt Nam đã và đang tiến hành nhiều biện pháp khác nhau. Hai hình thức bảo tồn đang
được áp dụng phổ biến tại Việt Nam là: Bảo tồn nội vi hay nguyên vị (Insitu
conservation) thể hiện ở hình thức các khu bảo tồn và bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị
(Exsitu conservation) thể hiện ở hình thức các vườn động – thực vật, các bể nuôi thủy
hải sản…
-

Bảo tồn nội vi (Insitu conservation): đây là hình thức bảo tồn chủ yếu ở Việt

Nam trong thời gian qua, thể hiện ở hình thức các khu bảo tồn. Kết quả rõ rệt nhất của
hình thức quản lý nội vi (Insitu conservation) là xây dựng và đưa vào hoạt động hệ
thống rừng đặc dụng. Tuy nhiên, quản lý nội vi vẫn có một số tồn tại như: Nhiều khu
bảo tồn có diện tích nhỏ, tính liên kết yếu nên hạn chế trong hoạt động bảo tồn. Một số
chính sách về khu bảo tồn còn thiếu như: chính sách đầu tư, quản lý vùng đệm…
-


Bảo tồn ngoại vi (Exsitu conservation): Bảo tồn ngoại vi bao gồm các vườn

động – thực vật, các bể nuôi thuỷ hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các
ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy... Các biện pháp gồm di dời
các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng.
Tuy công tác bảo tồn ngoại vi tương đối mới ở Việt Nam nhưng đã đạt được những
thành tựu nhất định như: Hỗ trợ đáng kể cho bảo tồn nội vi trong việc bảo tồn các loài
đang bị đe dọa. Bước đầu xây dựng ngân hàng giống bảo tồn nguồn gen, phục vụ công
tác nghiên cứu khoa học về bảo tồn đa dạng sinh học… Một số tồn tại cũng như thách
thức đối với công tác bảo tồn ngoại vi là: Thiếu quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi
tiết. Nhiều vườn thú mang tính tham quan hơn là chú trọng công tác bảo tồn. Nguồn
nhân lực bảo tồn ngoại vi còn yếu kém, chưa có kinh nghiệm chuyên sâu, chưa có
chính sách thu hút các nguồn đầu tư khác như các tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân, cộng
đồng v.v.
Bảo tồn ĐDSH gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc
gia cũng như hạn chế các tác động của sự thay đổi khí hậu. Vì vậy, Nhà nước cần có
các chính sách cụ thể làm cơ sở cho công tác bảo tồn, thu hút sự tham gia từ các tổ
GVHD: HỒ VĂN CỬ
SVTH: Nguyễn Nho Huân

18


Khảo sát hiện trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu BTTN Kon Chư Răng 

chức, các thành phần xã hội cũng như tăng cường sự liên kết, hỗ trợ giữa các nước, các
tổ chức, các doanh nghiệp…nhằm bảo đảm sự bảo tồn và phát triển bền vững.
2.3.

TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU


2.3.1 Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1 Vị trí, diện tích, giới cận
Khu BTTN Kon Chư Răng nằm phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố
Pleiku 80 km đường chim bay, nằm trong địa giới hành chính xã Sơn Lang, huyện
Kbang, tỉnh Gia Lai.
Tổng diện tích tự nhiên: 15.446 ha.
Giới cận:
+ Phía Bắc giáp huyện Konplông, tỉnh Kon Tum.
+ Phía Tây giáp xã ĐakRoong và lâm phận lâm trường Trạm Lập.
+ Phía Nam giáp Lâm trường Hà Nừng huyện Kbang.
+ Phía Đông Bắc giáp huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
+ Phía Đông Nam giáp huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
Tọa độ địa lý:
+ Từ 14025’45” đến 14035’15” độ vĩ Bắc.
+ Từ 108030’15” đến 108039’00” độ kinh Đông.
2.3.1.2 Địa hình
Khu BTTN Kon Chư Răng nằm trong vùng núi trung bình có địa hình tương
đối bằng phẳng, có độ cao nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao trung bình
900 – 1.000 m, cao nhất là 1.100 m nằm phía Tây Khu BTTN Kon Chư Răng, thấp
nhất là mặt nước suối Say lớn (đoạn phía Đông Nam Khu bảo tồn, cách ranh giới 2
tỉnh Gia Lai và Bình Định) cao 450 m, độ dốc trung bình 150.
2.3.1.3 Khí hậu – thời tiết


Khí hậu
Khu BTTN Kon Chư Răng mang nét đặc trưng khí hậu nhiệt đới của vùng Tây

Nguyên. Do địa hình là sườn đón gió phía Đông Bắc, Đông Nam nên chịu ảnh hưởng
của khí hậu Đông Trường Sơn và duyên hải Bình Định, chia làm 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa kéo dài 7 tháng, từ tháng 5 đến tháng 11, có hai cực đại vào tháng 5 – 6 và
tháng 10 – 11. Tháng 7, 8, 9 ở vùng này lại ít mưa hơn các tháng khác trong mùa mưa.
GVHD: HỒ VĂN CỬ
SVTH: Nguyễn Nho Huân

19


Khảo sát hiện trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu BTTN Kon Chư Răng 

+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, thấp nhất là tháng 2 chỉ còn 2,4
mm/tháng. Lượng mưa vào mùa khô rất ít, chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa năm.


Thời tiết

+ Nhiệt độ không khí:
- Nhiệt độ bình quân hàng năm: 230C và khá ổn định.
- Cao nhất: 38,30C
- Thấp nhất: 70C
+ Lượng mưa:
- Lượng mưa bình quân hàng năm: 1.446 mm – 1.500 mm/năm.
- Số ngày mưa: 136 ngày/năm
+ Độ ẩm không khí:
- Độ ẩm bình quân: 82%. Trong mùa khô có ngày hạ xuống chỉ còn 27% rất dễ
gây cháy rừng.
+ Chế độ gió:
- Gió Tây Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 8.
- Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.
- Tốc độ gió bình quân: 4,5m/s

Đặc điểm khô hanh, nóng của gió Tây Nam và lượng mưa thấp vào mùa khô đã
và đang ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường vùng đệm
và Khu bảo tồn. Tình trạng khô hạn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp,
chăn nuôi, là một trong những nguyên nhân gây đói nghèo cuộc sống người dân vùng
đệm. Qua phân tích điều kiện khí hậu, thời tiết và chỉ số khô hạn trên cho thấy: Khu
BTTN Kon Chư Răng có thể xảy ra cháy rừng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm
sau. Mùa cao điểm cháy rừng là vào tháng 2, 3, 4, ngoài ra cháy rừng còn có thể xuất
hiện vào tháng 7, 8, 9.
2.3.1.4 Nguồn nước, thủy văn
Khu BTTN Kon Chư Răng nằm trong lưu vực thượng nguồn sông Côn. Sông
dài 171 km. Lưu vực sông có diện tích 2.980 km² thuộc các huyện An Khê (Gia
Lai), An Lão, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh, An Nhơn, Tuy Phước (Bình Định).
Đoạn thượng nguồn có tên là Đắc Cron Bung. Sông Côn chảy theo hướng Đông Nam
qua huyện Tây Sơn, Thị xã An Nhơn và gặp một nhánh khác từ hồ Núi Một (Vân
GVHD: HỒ VĂN CỬ
SVTH: Nguyễn Nho Huân

20


Khảo sát hiện trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu BTTN Kon Chư Răng 

Canh) chảy xuống. Đoạn hạ lưu chia thành vài nhánh, đổ ra đầm Thị Nai, vịnh Quy
Nhơn và có tên là sông Cái. Trong Khu BTTN Kon Chư Răng có hai hệ thống sông
suối chính là suối Say và suối ĐakPhan.
Suối Say chảy qua trung tâm Khu BTTN, là hệ thống suối chính, có chiều dài
nhánh chính khoảng 27 km. Suối ĐakPhan chảy giữa ranh giới phía Tây Nam Khu
BTTN Kon Chư Răng và Tỉnh lộ 669. Chiều dài của hai nhánh phụ chảy trong Khu
BTTN Kon Chư Răng khoảng 14 km.
Với kiểu địa hình gập ghềnh, sông ngòi khúc khuỷu đã hình thành nên nhiều

kiểu thác ghềnh. Có hơn 12 thác trong Khu bảo tồn, trong đó có một số thác có tiềm
năng phát triển du lịch như: Thác 50, thác Trại Dầm, thác Suối Rêu, thác Ba Tầng.
Ngoài ra, Suối Say và suối ĐakPhan có nước chảy quanh năm, có thể sử dụng làm
nguồn nước chính có thể phục vụ cho công tác PCCCR Khu BTTN Kon Chư Răng.
2.3.1.5 Thổ nhưỡng
Khu BTTN Kon Chư Răng có 4 loại đất chính:
Loại 1: đất Feralit mùn vàng đỏ trên macma axit.
+ Diện tích: 7.910 ha (chiếm 49,8% diện tích Khu BTTN)
+ Phân bố vùng núi phía Đông Bắc Khu BTTN, vùng thượng nguồn suối Say.
+ Đất được hình thành ở độ cao 7.800 m, trên các loại đá cứng, tầng mùn và thảm mục
dày, tầng đất trung bình, thành phần giới trung bình đến nhẹ, tơi xốp, dễ bị rửa trôi, xói
mòn.
Loại 2: đất Feralit mùn đỏ trên đá macma kiềm và trung bình.
+ Diện tích: 5.610 ha (chiếm 35,3% diện tích Khu BTTN)
+ Phân bố phần phía Tây Nam Khu BTTN, và hữu ngạn suối Say.
+ Đất được hình thành ở núi cao 800 – 1.000 m, trên loại đá bazan, tầng mùn dày, tầng
đất sâu, thành phần cơ giới nặng, đất luôn tơi xốp và không có đá lẫn.
Loại 3: đất Feralit mùn đỏ vàng trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn.
+ Diện tích: 1.500 ha (chiếm 9,4% diện tích Khu BTTN)
+ Phân bố phía Đông Bắc Khu BTTN và phía tả ngạn suối Say.
+ Đất được hình thành trên độ cao khoảng 800 m phát triển trên các loại đá cổ hạt mịn
tầng dày đế trung bình, tầng mùn dày, thành phần cơ giới nặng, ít đá lẫn, đất có kết cấu
chặt.
GVHD: HỒ VĂN CỬ
SVTH: Nguyễn Nho Huân

21


Khảo sát hiện trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu BTTN Kon Chư Răng 


Loại 4: đất Feralit mùn vàng nhạt trên macma axit kết tinh chua.
+ Diện tích: 880 ha (chiếm 5,5% diện tích Khu BTTN)
+ Phân bố dọc theo thung lũng suối Say và vùng đất thấp phía Đông Nam Khu BTTN.
+ Đất được hình thành ở độ cao <800 m phát triển trên các loại đá Granit, Rlyolit cứng
và khó phong hóa, tầng đất trung bình và có nhiều đá lẫn, có tầng mùn mỏng, thành
phần cơ giới nhẹ thô.
Thổ nhưỡng Khu BTTN Kon Chư Răng đa dạng, đất có tầng mùn và thảm thực
vật dày chiếm tỉ lệ cao (chiếm 94,5% tổng diện tích), thành phần cơ giới nhẹ thích hợp
với các loại cây trồng như: Đậu, ngô, lạc, rau màu…, tuy vậy, do địa hình không bằng
phẳng, kĩ thuật canh tác của đồng bào người Bana chưa cao, tập quán du canh du cư
(khoảng 3 năm/lần) làm đất đai nhanh dễ bị rữa trôi, bạc màu. Đây là một trong những
nguyên nhân khiến đồng bào phát, đốt rừng làm nương rẫy, gây sức ép lên Khu bảo
tồn và tăng nguy cơ cháy rừng.
2.3.2 Dân cư, kinh tế, xã hội vùng đệm
2.3.2.1 Dân số, dân tộc và lao động
Toàn bộ dân số vùng đệm phân bố tập trung ở 24 thôn bản nằm ngoài Khu
BTTN.
Trong vùng đệm có hai dân tộc chính là Kinh và Bana. Dân tộc Kinh chiếm
34,3%, dân tộc Bana chiếm 65%, các dân tộc khác gồm: Tày, Êđê, Thổ, Nùng chiếm
0,7%.
Biểu đồ 2.1: Thành phần dân tộc vùng đệm Khu BTTN Kon Chư Răng

(Nguồn: “Phương án Phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2011 – 2015”)
GVHD: HỒ VĂN CỬ
SVTH: Nguyễn Nho Huân

22



Khảo sát hiện trạng công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu BTTN Kon Chư Răng 

Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động
TT

Hạng mục

Tổng vùng

Xã ĐakRoong

Xã Sơn Lang

67.804

34.196

33.608

1

Diện tích (ha)

2

Dân số

7.631

3.264


4.367

-

Số hộ

1.874

842

1.032

-

Số nhân khẩu

7.631

3.264

4.367

3

Dân tộc

7.631

3.264


4.367

-

Kinh

2.480

238

2.242

-

Dân tộc khác

5.151

3.026

2.125

4

Lao động

4.631

1.818


2.813

-

Nam

2.294

931

1.363

-

Nữ

2.337

887

1.450

5

Mât độ người/km2

11,2

9,5


13,0

(Nguồn: “Dự án đầu tư xây dựng Khu BTTN Kon Chư Răng giai đoạn 2011- 2025”)

Qua số liệu ở bảng trên cho thấy, tổng dân số của Khu bảo tồn trong vùng đệm
là 1.874 hộ với 7.631 nhân khẩu. Toàn bộ dân số phân bố tập trung ở các trung tâm xã
và các Làng bản nằm ở các sườn núi và ở ngoài ranh giới Khu bảo tồn. Trong đó:
thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Bana (chiếm 65%) và dân tộc Kinh (chiếm
34,3%) dân số, còn lại là dân tộc thiểu số. Mật độ dân số là 11,2 người/km2.
Lao động: Tổng số lao động là: 4.631 người. Trong đó: Sơn Lang là: 2.813
người, ĐakRoong là 1.818 người. Trong tổng số 5.151 lao động, phân ra: Nam: 2.294,
Nữ: 2.337 người.
2.3.2.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội
Dân cư trên địa bàn Khu BTTN Kon Chư Răng chủ yếu sinh sống bằng sản
xuất nông nghiệp. Trình độ văn hóa thấp vẫn còn nhiều tập tục lạc hậu. Đời sống một
số hộ gia đình còn nhiều khó khăn, cộng với việc thời tiết các năm không thuận lợi,
thường xuyên thiên tai mất mùa, do đó tình trạng lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy,
tình hình xâm nhập vào rừng lén lút săn bắt, đốt tổ ong, chăn nuôi gia súc, khai thác,
mua bán lâm sản trái phép, sử dụng lửa vô ý thức vẫn còn xảy ra.
GVHD: HỒ VĂN CỬ
SVTH: Nguyễn Nho Huân

23


×