Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN TẠI CỒN NỔI THANH TÂN, TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.99 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN THỊ ANH THƯ

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN TẠI
CỒN NỔI THANH TÂN,
TỈNH BẾN TRE

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN THỊ ANH THƯ

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN TẠI
CỒN NỔI THANH TÂN,
TỈNH BẾN TRE



Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. NGÔ AN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


 


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONGLAMUNIVERSITY – HO CHIMINHCITY


NGUYEN THI ANH THU

SURVEY AND ASSESSMENT OF THEECOTOURISM
DEVELOPMENTPOTENTIAL IN THANH TAN
ISLET, BEN TRE PROVINCE

DEPARTMENT OF LANDSCAPING AND ENVIRONMENTAL
HORTICULTURE

GRADUATION DISSERTATION

Advisor: NGO AN, Ph.D


Ho Chi Minh City
June – 2012

ii 
 


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, đối với tôi không chỉ là sự cố gắng
của riêng bản thân mình, mà tôi còn nhận được rất nhiều sự động viên và giúp đỡ
từ gia đình, trường lớp và các cơ quan, đoàn thể chức năng. Trước hết tôi xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cha mẹ, thầy cô Bộ môn Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa
Viên, bạn bè trong tập thể lớp DH08CH. Với sự quan tâm, dạy dỗ chỉ bảo tận tình
chu đáo của thầy cô, sự nhiệt tình của các bạn, đến nay tôi đã hoàn thành luận
văn tốt nghiệp, đề tài:
“ Khảo sát và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tại
cồn nổi Thanh Tân, tỉnh Bến Tre ”
Để có được kết quả này tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
thầy giáo - TS. Ngô An - đã quan tâm giúp đỡ, vạch kết hoạch hướng dẫn tôi hoàn
thành một cách tốt nhất luận văn tốt nghiệp trong thời gian qua.
Không thể không nhắc tới sự giúp đỡ nhiệt tình của sở Văn Hóa Thể Thao
và Du Lịch tỉnh Bến Tre, sở Môi Trường và Tài Nguyên tỉnh Bến Tre, các cán bộ
UBND xã Thanh Tân… đã tạo điều kiện thuận lợi nhất trong suốt thời qian tôi tiến
hành điều tra khảo sát tại cồn nổi Thanh Tân.
Với kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô cùng toàn
thể các bạn để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt
hơn công tác thực tế sau này.


iii 
 


TÓM TẮT
Đề tài “ Khảo sát và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái miệt
vườn tại cồn nổi Thanh Tân, tỉnh Bến Tre” được tiến hành tại cồn nổi Thanh Tân,
xã Thanh Tân, huyện Mõ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Thời gian thực hiện từ tháng 4 đến
tháng 6 năm 2010.
Kết quả thu được:


Khảo sát điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của khu vực cồn nổi
Thanh Tân, huyện Mõ Cày, tỉnh Bến Tre.



Khảo sát hiện trạng và những tiềm năng phát triển DLST tại khu vực cồn nổi
Thanh Tân ( cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên DLST: tài nguyên động - thực
vật và bản sắc văn hóa bản địa, khả năng phát triển DLST tại đây,…).



Kết quả điều tra phỏng vấn cán bộ UBNN xã Thanh Tân, hộ gia đình nhân
dân địa phương, công ty du lịch tỉnh Bến Tre về tiềm năng du lịch sinh thái
tại cồn nổi Thanh Tân.



Phân tích SWOT về hiện trạng và tiềm năng xây dựng và phát triển DLST tại

cồn nổi Thanh Tân.



Đề xuất quy hoạch không gian du lịch và các hoạt động du lịch có thể hình
thành và phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tại cồn nổi Thanh Tân.



Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển DLST bền vững khu cồn nổi
Thanh Tân.

iv 
 


SUMMARY
The project “ SURVEY AND ASSESSMENT OF THE ECOTOURISM
DEVELOPMENT

POTENTIAL

IN

THANH

TAN

ISLET,


BEN

TRE

PROVINCE” was conducted in Thanh Tan islet , Thanh Tan village , Mo Cay Bac
district , Ben Tre province. Implemetation period : From April to June 2010.
The results were :
 Study and survey the natural, economical and social condition in the region
of Thanh Tan islet, Mo Cay district, Ben Tre province.
 Survey of current status and development potential of ecotourism in Thanh
Tan islet (natural landscapes, ecotourism resources, flora and fauna,
indigenous cultures , the ability of developing ecotourism in this area).
 Survey results on the tourism potential in Thanh Tan islet evaluated by the
People's Committee officials , local community and local travel company.
 Analyse SWOT about the actual state, potentials of building and developing
Ecotourism at Thanh Tan islet.
 Proposal for planning tourism space and tourism activities which form and
develop ecotourism in Thanh Tan islet.
 Proposed some solutions to develop sustainable ecotourism in Thanh Tan
islet.


 


MỤC LỤC
TÊN ĐỀ MỤC

TRANG


Trang tựa (tiếng Việt)................................................................................................... i
Trang tựa (tiếng Anh).................................................................................................. ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................. iii
Tóm tắt ....................................................................................................................... iv
Summary ..................................................................................................................... v
Mục lục....................................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... xi
Danh sách các bảng – biểu đồ ................................................................................... xii
Danh sách các hình................................................................................................... xiii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỂ ......................................................................................... 1
Chương 2: TỔNG QUAN VÀ GIỚI THIỆU .......................................................... 3
2.1 Khái niệm du lịch sinh thái ................................................................................... 3
2.1.1 Khái niệm ........................................................................................................... 3
2.1.2 Các yêu cầu cần thiết lựa chọn một khu vực để phát triển DLST…………….4
2.1.3 Tiêu chí phát triển du lịch sinh thái cho một địa điểm....................................... 5
2.1.4 Du lịch sinh thái miệt vườn và du lịch sinh thái miệt vườn ở Bến Tre.............. 6
2.1.4.1 Khái niệm du lịch sinh thái miệt vườn ............................................................ 6
2.1.4.2 Du lịch sinh thái miệt vườn ở Bến Tre............................................................ 7
2.2 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Thanh Tân, huyện Mõ Cày
Bắc, tỉnh Bến Tre. ..................................................................................................... 10
2.2.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 10
2.2.1.1 Vị trí địa lí, địa hình, địa chất, thổ ngưỡng ................................................... 10
2.2.1.2 Khí hậu ......................................................................................................... 11

vi 
 


2.2.1.3 Thủy văn........................................................................................................ 11
2.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................. 12

Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 13
3.1 Mục tiêu .............................................................................................................. 13
3.2 Nội dung .............................................................................................................. 13
3.3 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 14
3.3.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ............................................................. 14
3.3.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ................................................................. 14
3.3.3 Phương pháp tổng hợp ..................................................................................... 14
3.3.4 Phương pháp ma trận SWOT ........................................................................... 14
3.3.5 Phương pháp điều tra xã hội học...................................................................... 15
3.3.6 Phương pháp bản đồ ......................................................................................... 15
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 16
4.1 Khái quát hiện trạng tài nguyên thiên nhiên xã Thanh Tân ................................ 16
4.1.1 Hiện trạng tài nguyên nông nghiệp và sử dụng đất tại xã Thanh Tân ............. 16
4.1.2 Đặc điểm cơ sở hạ tầng xã Thanh Tân ............................................................. 17
4.1.2.1 Hệ thống giao thông vận tải .......................................................................... 17
4.1.2.2 Hệ thống cấp thoát nước ............................................................................... 19
4.1.2.3 Hệ thống điện và bưu chính viễn thông ........................................................ 19
4.1.3 Hiện trạng du lịch sinh thái trên địa bàn xã Thanh Tân………………………19
4.2 Đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái tại xã Thanh Tân………………………. 20
4.2.1 Tài nguyên du lịch…………………………………………………………… 20
4.2.1.1 Tài nguyên về cảnh quan .............................................................................. 21
4.2.1.1.1 Cảnh quan sông nước ................................................................................. 21
4.2.1.1.2 Vườn cây ăn trái ......................................................................................... 22
4.2.1.2 Tài nguyên động – thực vật........................................................................... 23
4.2.1.2.1 Thực vật ..................................................................................................... 23
4.2.1.2.2 Động vật ..................................................................................................... 28
4.2.2 Tài nguyên về nhân văn ................................................................................... 31

vii 
 



4.2.2.1 Tài nguyên vật thể ......................................................................................... 31
4.2.2.1.1 Những ngôi nhà lợp bằng lá dừa nước đơn sơ, mộc mạc .......................... 31
4.2.2.1.2 Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ............................................................... 32
4.2.2.1.3 Làng nghề truyền thống ............................................................................. 34
4.2.2.1.4 Ẩm thực miền quê Nam Bộ ....................................................................... 35
4.2.2.2 Tài nguyên phi vật thể ................................................................................... 36
4.3 Kết quả điều tra xã hội học về tiềm năng du lịch sinh thái cồn nổi Thanh Tân
................................................................................................................................... 37
4.3.1 Kết quả phỏng vấn cán bộ UBNN xã Thanh Tân ............................................ 37
4.3.2 Kết quả phỏng vấn hộ gia đình nhân dân địa phương ..................................... 38
4.3.3 Kết quả phỏng vấn công ty du lịch .................................................................. 40
4.4 Kết quả phân tích SWOT về tiềm năng phát triển du lịch sinh miệt vườn thái tại
cồn nổi Thanh Tân .................................................................................................... 41
4.4.1 Điểm mạnh (Strong-S) ..................................................................................... 41
4.4.2 Điểm yếu (Weak-W) ........................................................................................ 42
4.4.3 Cơ hội (Opportunites-O) .................................................................................. 43
4.4.4 Những ảnh hưởng bất lợi/Thách thức (Threats-T) ........................................... 44
4.4.5 Các giải pháp cơ bản phân tích SWOT để hình thành và phát triển du lịch sinh
thái miệt vườn ở cồn nổi Thanh Tân ......................................................................... 46
4.4.5.1 Giải pháp phát huy thế mạnh tận dụng thời cơ ( S/O ) ................................. 46
4.4.5.2 Giải pháp không để điểm yếu làm mất cơ hội ( W/O ) ................................. 47
4.4.5.3 Giải pháp phát huy thế mạnh để vượt qua thử thách ( S/T ) ......................... 47
4.4.5.4 Giải pháp không để thử thách làm bộc lộ điểm yếu ( W/T ) ........................ 48
4.5 Định hướng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn xã Thanh Tân, huyện Mõ Cày
Bắc............................................................................................................................. 50
4.5.1 Một số dự báo và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre ......................... 50
4.5.2 Định hướng xây dựng và phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tại cồn nổi
Thanh Tân, huyện Mõ Cày Bắc ................................................................................ 53


viii 
 


4.5.2.1 Mục tiêu xây dựng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn trên địa bàn xã
Thanh Tân ................................................................................................................. 53
4.5.2.2 Đề xuất quy hoạch không gian du lịch và các hoạt động du lịch có thể hình
thành và phát triển du lịch sinh thái miệt vườn cồn nổi Thanh Tân ......................... 53
4.5.2.2.1 Đề xuất quy hoạch không gian du lịch....................................................... 53
4.5.2.2.2 Đề xuất các hoạt động du lịch có thể hình thành và phát triển du lịch sinh
thái miệt vườn cồn nổi Thanh Tân. ........................................................................... 54
4.5.3 Các giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở cồn nổi
Thanh Tân ................................................................................................................. 58
4.5.3.1 Giải pháp đầu tư phát triển du lịch ................................................................ 58
4.5.3.2 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch ...................................................... 58
4.5.3.3 Giải pháp về tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch ...................... 58
4.5.3.4 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao hiểu biết về du lịch............. 59
4.5.3.5 Giải pháp bảo vệ tài nguyên – môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững
của du lịch ................................................................................................................. 59
4.5.3.6 Giải pháp xây dựng các tuyến du lịch kết nối với cồn nổi Thanh Tân ......... 60
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 63
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 63
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 65
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 66
Phụ lục 1: Kết quả điều tra xã hội học về tiềm năng du lịch cồn nổi Thanh Tân
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát hộ sản xuất cây kiểng các loại tại xã Thanh Tân
Phụ lục 3: Phiếu khảo sát hộ sản xuất cây giống các loại tại xã Thanh Tân
Phụ lục 4: Bản đồ tổ chức không gian và tuyến, điểm du lịch phục vụ đề xuất tuyến

du lịch kết nối với cồn nổi Tanh Tân, Tỉnh Bến Tre
Phụ lục 5: Bản đồ phân khu quy hoạch du lịch cồn nổi Thanh Tân
Phụ lục 6: Quy hoạch tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan không gian dịch vụ
Phụ lục 7: Mặt bằng đề xuất cảnh quan tại cồn nổi Thanhh Tân

ix 
 


Phụ lục 8: Bảng phối cảnh
Phụ lục 9: Một số hình ảnh thu thập được trong quá trình khảo sát

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLST: Du lịch sinh thái.
WOT: Tổ Chức Du Lịch Thế Giới ( World Travel Oganization ).
ESCAP: Kinh tế và xã hội cho Ủy Ban Châu Á và Thái Bình Dương ( Economi
And Social Commission For Asia And Pacific ).
WWF: Quỹ Quốc Tế bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ( World Wildlife Fund ).
IUCN:Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới ( International Union For Conservation
Of Nature ).
HST: Hệ sinh thái.
ĐDSH: Đa dạng sinh học.
UBNN: Ủy ban nhân dân.
Viện NCPT du lịch: Viện nghiên cứu phát triển du lịch.


 


DANH SÁCH CÁC BẢNG – BIỂU ĐỒ

BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Chiếm lược ưu tiên đầu tư phát triển một số sản phẩm – thị trường
của du lịch Bến Tre ..................................................................................................... 8
Bảng 2.2: Một số sản phẩm du lịch ưu tiên cho thị trường khách nội địa ở
Bến Tre ........................................................................................................................ 9
Bảng 4.1: Cơ cấu sử dụng đất xã Thanh Tân ........................................................... 16
Bảng 4.2: Kết quả khách du lịch năm 2006 - 2010 .................................................. 44
Bảng 4.3: Dự đoán khách du lịch năm 2011 – 2015. ............................................... 44
Bảng 4.4: Tóm tắt kết quả phân tích SWOT về hiện trạng và tiềm năng xây
dựng và phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tại cồn nổi Thanh Tân. .................... 45
Bảng 4.5: Tóm tắt các giải pháp để hình thành và phát triển du lịch sinh thái miệt
vườn tại cồn nổi Thanh Tân. ..................................................................................... 48
Bảng 4.6: Dự báo lượng khách, doanh thu du lịch giai đoạn 2010 - 2020............... 51
Bảng 4.7: Dự báo các nguồn đầu tư du lịch Bến Tre đến năm 2015, tầm nhìn 2020
................................................................................................................................... 52
BIỀU ĐỒ

TRANG

Biểu đồ 4.1 Kết quả phỏng vấn người dân địa phương về những hoạt động du lịch
sinh thái phù hợp với cồn nổi Thanh Tân ................................................................. 38
Biểu đồ 4.2 Kết quả đánh giá cơ sở hạng tầng kỹ thuật cồn nổi Thanh Tân ............ 39
Biểu đồ 4.3 Kết quả đánh giá môi trường tại cồn nổi Thanh Tân ............................ 39
Biểu đồ 4.4 Kết quả các giải pháp ưu tiên thực hiện để xây dựng du lịch sinh thái tại
cồn nổi Thanh Tân .................................................................................................... 40

xi 

 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Đi xuồng ở cồn Phụng................................................................................ 7
Hình 2.2: Tấm sông ở cồn Tiên.................................................................................. 7
Hình 2.3: Trồng hoa kiểng Chợ Lách ......................................................................... 8
Hình 2.4: Tạo kiểng hình Rồng .................................................................................. 8
Hình 2.5: Bản đồ vị trí cồn nổi Thanh Tân .............................................................. 10
Hình 4.1: Đường nhựa .............................................................................................. 18
Hình 4.2: Đường bê tông .......................................................................................... 18
Hình 4.3: Đường đất ................................................................................................. 18
Hình 4.4: Bản đồ vị trí huyện Mõ Cày Bắc.............................................................. 20
Hình 4.5: Sông Hàm Luông ..................................................................................... 21
Hình 4.6: Sông Hàm Luông buổi chiều ................................................................... 21
Hình 4.7: Con rạch ................................................................................................... 21
Hình 4.8: Một đoạn sông Cái Cấm........................................................................... 21
Hình 4.9: Sapoche .................................................................................................... 22
Hình 4.10: Cây Bưởi ................................................................................................ 22
Hình 4.11: Cây nhãn................................................................................................. 22
Hình 4.12: Cây ca cao .............................................................................................. 22
Hình 4.13: Bưởi (Citrus grandis L. Osb) ................................................................. 24
Hình 4.14: Mậm (Syzygium semarangense (BL) Merr.) .......................................... 25
Hình 4.15: So đũa ( Sesbania grandiflora Pers.) ..................................................... 25
Hình 4.16: Dừa nước ( Nipa fruticans Wurmb ) ...................................................... 26
Hình 4.17: Bần (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.) .................................................. 26

Hình 4.18: Mước xác (Cerbera odollam Gaertn ) ................................................... 27

xii 
 


Hình 4.19: Quao nước ( Dolichandrone spathacea (L.F) K.Sch )........................... 27
Hình 4.20: Sậy ( Phragmites karka ex trin St ) ........................................................ 28
Hình 4.21: Ô rô ( Ancanthus ebrateatus Vahl ) ....................................................... 28
Hình 4.22: Rắn Hổ mang ( Naja kaouthia ) ............................................................. 29
Hình 4.23: Bìm Bịp lớn (Centropus sinensis ) ......................................................... 29
Hình 4.24: Cá thòi lòi ( Periophthalmodon schlosseri) ........................................... 30
Hình 4.25: Tôm càng xanh ( Macrobrachium rosenbergii ) .................................... 30
Hình 4.26: Nhà lợp bằng lá dừa nước ...................................................................... 31
Hình 4.27: Cây dừa .................................................................................................. 32
Hình 4.28: Bóc vỏ dừa ............................................................................................. 32
Hình 4.29: Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa ................................................ 33
Hình 4.30: Hoa lục bình ........................................................................................... 33
Hình 4.31: Giỏ làm từ lục bình ................................................................................ 33
Hình 4.32: Cơ sở sản xuất chậu kiểng...................................................................... 33
Hình 4.33: Sản xuất hoa kiểng ................................................................................. 34
Hình 4.34: Sản xuất cây giống ................................................................................. 34
Hình 4.35: Cơ sở đóng ghe – xuồng ......................................................................... 34
Hình 4.36: Cá Lốc đồng nướng rơm ........................................................................ 35
Hình 4.37: Cá Bóng kho tiêu.................................................................................... 35
Hình 4.38: Cá Lốc kho ............................................................................................. 35
Hình 4.39: Đuôi dừa ................................................................................................. 36
Hình 4.40: Món ăn từ đuôn dừa ............................................................................... 36
Hình 4.41: Đờn ca tài tử ........................................................................................... 36
Hình 4.42: Đền thờ liệt sĩ xã Thanh Tân .................................................................. 37

Hình 4.43: Nhà thờ ................................................................................................... 37
Hình 4.44: Cầu bị xuống cấp.................................................................................... 42
Hình 4.45: Cầu bê tông ............................................................................................ 42
Hình 4.46: Bản đồ đề xuất quy hoạch ...................................................................... 53
Hình 4.47: Mặt bằng và bảng phối cảnh 1 ............................................................... 54

xiv 
 


Hình 4.48: Mặt bằng và bảng phối cảnh 2 ............................................................... 54
Hình 4.49: Đi xuồng trên sông ................................................................................. 55
Hình 4.50: Đi xe ngựa thăm vườn trái cây ............................................................... 55
Hình 4.51: Cua đồng nấu canh ................................................................................. 55
Hình 4.52: Gà nướng đất sét ................................................................................... 55
Hình 4.53: Đắp đập tát nương bằng gàu dai............................................................. 56
Hình 4.54: Bắt cá ..................................................................................................... 56
Hình 4.55: Đi cầu cây ............................................................................................... 56
Hình 4.56: Góc trồng hoa kiểng ( nhà chú Trần Văn Hạnh, Tân Thông 3) ............. 57
Hình 4.57: Đề xuất tuyến du lịch kết nối với cồn nổi Thanh Tân ............................ 61
Hình 4.58: Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc Nam, Chùa Tuyên Linh, trại thực nghiệm
cây giống và khu bảo tồn ốc gạo ............................................................................... 61
Hình 4.59: Di tích Đồng Khởi Định Thủy, Căn cứ ủy Sài Gòn – Gia Định, Làng sản
xuất xở dừa xã Định Thủy và Làng hoa kiểng Cái Mơn........................................... 62

xv 
 


Chương 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhiều thập niên qua, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ
thuật, với nhu cầu đời sống ngày càng cao. Ngành du lịch nói chung và du lịch sinh
thái nói riêng đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia trên Thế Giới. Hiện
nay, DLST là ngành kinh tế có mức tăng trưởng nhanh và ổn định của Việt Nam,
được xác định là mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội,
bởi đó không chỉ là loại hình du lịch thiên nhiên mang tính dã ngoại, thỏa mãn nhu
cầu thị hiếu về giá trị văn hóa bản địa, hấp dẫn du khách về sự ôn hòa của khí hậu,
những thắng cảnh đẹp mà còn phục vụ hoạt động giáo dục, nghiên cứu.
Trong những năm qua, du lịch cả nước luôn hoàn thành và vượt chỉ tiêu phát
triển.Những thành tựu đó có được là do cả nước đã khai thác hiệu quả tiềm năng du
lịch, tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá, phát triển các sản phẩm du lịch hấp
dẫn, có sức cạnh tranh, đồng thời phát huy lợi thế của một “ điểm đến an toàn ” của
thế giới và khu vực. Việt Nam đã chứng tỏ là một địa điểm du lịch có sức cạnh
tranh ngày càng cao trên trường quốc tế.
Cùng với tiến trình phát triển du lịch cả nước, ngành du lịch tỉnh Bến Tre đã
đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Là ngành công nghiệp không khói, tạo
ngoại tệ, tăng nguồn vốn và tỷ lệ tích lũy từ bên ngoài cho nền kinh tế của Bến Tre.
Ngành du lịch Bến Tre đã dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và của khu
vực đồng bằng sông Cửu Long.
Phát triển du lịch Bến Tre dựa vào việc khai thác du lịch sinh thái sông nước,
miệt vườn gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo


 


vệ môi trường và phát triển bền vững. Trong nội dung định hướng đầu tư cơ bản
của du lịch Bến Tre thì đầu tư phát triển DLSTmiệt vườn, nghỉ dưỡng chú trọng tới
các sản phẩm gắn với sông nước, ruộng vườn đặc thù của Bến Tre luôn được sự

quan tâm của nhà nước; các cấp lãnh đạo, ban ngành tỉnh; đặc biệt là sự quan tâm
của các nhà đầu tư du lịch.
Việc hoàn thành và đưa vào sử dụng cầu Rạch Miễu nối đôi bờ Bến Tre –
Tiền Giang; cầu Hàm Luông nối cù lao Bảo và cù lao Minh ( Bến Tre ) trên tuyến
quốc lộ 60 tạo điều kiện cho du khách đến sứ dừa Bến Tre và quê hương Đồng
Khởi Mõ Cày. “ Qua sông không còn phải lụy phà ”
Từ thị xã Bến Tre qua cầu Hàm Luông du khách đến với cồn nổi Thanh Tân,
thuộc xã Thanh Tân, huyện Mõ Cày Bắc khu vực cù lao Minh của tỉnh Bến Tre.
Cồn nổi Thanh Tân là vùng đất còn nhiều hoang sơ, được thiên nhiên ưu đãi nhiều
cảnh quan thiên nhiên, kênh rạch chằng chịt, đa dạng với những bờ sông hữu tình,
với những hàng dừa, vườn cây ăn trái xanh thẩm. Nơi đây có nhiều tiềm năng phát
triển DLSTmiệt vườn, sông nước; hứa hẹn sẽ đóng góp to lớn vào hoạt động du lịch
huyện Mõ Cày Bắc nói riêng và du lịch tỉnh Bến Tre nói chung.
Hiện nay, trong đề cương chi tiết chuyên đề phát triển hệ thống hạ tầng
ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã được phê duyệt thì điểm du lịch cồn nổi
Thanh Tân, huyện Mõ Cày Bắc được xếp vào danh mục công trình ưu tiên đầu tư.
Xuất phát từ những lợi thế và tiềm năng trên và thông qua quá trình khảo sát
thực tế khu vực cồn nổi Thanh Tân, đề tài “ Khảo sát và đánh giá tiềm năng phát
triển du lịch sinh thái miệt vườn tại cồn nổi Thanh Tân, tỉnh Bến Tre” được chọn
làm luận văn tốt nghiệp ngành Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên, Trường đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Tôi hi vọng với đề tài này sẽ góp phần nhỏ bé
của mình vào sự phát triển của ngành du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre nói riêng và du
lịch của Việt Nam nói chung.


 


Chương 2
TỔNG QUAN VÀ GIỚI THIỆU

2.1 Khái niệm du lịch sinh thái
2.1.1 Khái niệm
 Du lịch sinh thái ( Ecotourism) là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau
từ những góc độ khác nhau. Đối với một người, DLST là sự kết hợp ý nghĩa
của hai từ ghép là “ du lịch” và “sinh thái”.
 Một số người quan niệm DLST là du lịch thiên nhiên, đã xuất hiện từ 1800
(Ashton, 1993), mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như leo
núi, tắm biển, … đều được hiểu là DLST.
 DLST Hector CEballos-lascurain đưa ra năm 1987: “ du lịch sinh thái là du
lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc
biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những
giá trị văn hóa được khám phá”.
 Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế ( WTO ): “ Du lịch sinh thái là việc đi lại
có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và
cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”.
 Theo Phạm Trung Lương ( 2002 ), Du lịch sinh thái còn được hiểu dưới
những tên gọi khác như:
 Du lịch thiên nhiên ( Nature Tourism )
 Du lịch dựa vào thiên nhiên ( Nature – Based Tourism )
 Du lịch môi trường ( Environmental Tourism)
 Du lịch đặc thù ( Particular Tourism )
 Du lịch xanh ( Green Tourism


 


 Du lịch thám hiểm ( Adventure Tourism )
 Du lịch bản xứ ( Indigennous Tourism).
 Du lịch có trách nhiệm ( Responsible Tourism )

 Du lịch nhạy cảm ( Sensitized Tourism )
 Du lịch nhà tranh ( Cottage Tourism )
 Du lịch bền vững ( Sustainable Tourism )
 Định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh nhất là định nghĩa của Honey (1999):
“ DLST là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được
bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du
khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự
quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa
và quyền con người”.
 Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của
thế kỷ XX, cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất.
 Tổng cục du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra định nghĩa về
du lịch sinh thái ở Việt Nam:
“ Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản
địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền
vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
( Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002)
2.1.2 Các yêu cầu cần thiết lựa chọn một khu vực để phát triển du lịch sinh
thái
Một khu vực được lựa chọn để phát triển du lịch sinh thái cần phải đáp ứng
một số điều kiện sau:
 Có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn, cùng với sự phong phú và độc đáo
của các giá trị văn hóa bản địa, có tính đại diện cho một vùng.
 Có tính đại diện cao cho một hoặc vài HST điển hình, với tính ĐDSH cao, có
sự tồn tại của những loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm có giá trị khoa học, có
thể dùng làm nơi tham quan nghiên cứu.

 



 Gần với khu du lịch khác trong vùng, để có thể tổ chức một tour du lịch trọn
gói, trong đó khu vực được qui hoạch là một điểm du lịch sinh thái nổi bậc
và quan trọng.
(Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002)
2.1.3 Tiêu chí phát triển du lịch sinh thái cho một địa điểm
Vấn đề đáng quan tâm hiện nay là làm thế nào để nhận định quy hoạch và
xây dựng du lịch sinh thái mang đúng chức năng của nó. Do đó, phải xây dựng
được tiêu chuẩn phù hợp với đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội. Sau đây là những
tiêu chí được đặt ra:
 Duy trì sức khỏe của hệ sinh thái: đây là tiêu chí hàng đầu cho việc phát
triển du lịch sinh thái cho một địa điểm.
 Bảo tồn di sản văn hoá: sự tham gia của cộng đồng địa phương, hội đồng
văn hóa địa phương và các mức quyết định, các đặc sản, món ăn địa phương, y phục
và ngôn ngữ truyền thống, số lượng và kiểu hoạt động của các đền chùa, tu viện,
các lễ hội truyền thống địa phương…
 Cho phép môi trường khuyến khích du lịch: phát triển và quản lý du lịch
sinh thái đòi hỏi môi trường thuận lợi, để hỗ trợ và phát triển nó từ ý tưởng đến hiện
thực. Điều này đòi hỏi cơ sở hạ tầng thích hợp, nguồn nhân lực có kỹ năng và môi
trường quản lý hành chính tốt từ cấp quy hoạch đến cấp thực hiện.
 Phát sinh lợi ích và giảm nghèo: có thể nói rằng lợi ích dân địa phương là
một bộ phận cấu thành chính của khái niệm du lịch sinh thái mà nếu bất kì loại hình
du lịch nào không bao hàm thành phần này thì không thể xem là du lịch sinh thái.
Đánh giá vấn đề này, cần trả lời câu hỏi sau: “Du lịch sinh thái có đáp ứng được
nhu cầu của dân địa phương hay dự phần vào định hướng của dân địa phương hay
không?”.
 Sự thỏa mãn du lịch: các hình ảnh về núi rừng, khí hậu dễ chịu và hệ
động, thực vật đa dạng luôn là yếu tố hấp dẫn du khách. Cần quan tâm đến số lượng
khách thăm viếng mỗi năm, sự thăm viếng lại của du khách và độ dài của thời gian
lưu trú du lịch.



 


 Khả năng chịu tải: là số du khách tối đa cho phép thăm viếng, tham quan
một địa điểm mà không làm nhiễu loạn tính toàn vẹn của hệ sinh thái. Điều này
giúp cho việc đánh giá tác động của du khách không chỉ đối với từng loài mà đối
với toàn bộ hệ sinh thái.
 Sự tham gia của người dân và thúc đẩy khuyến khích bảo vệ môi trường:
Điều này yêu cầu không chỉ nên xem tổng lợi ích kinh tế cộng đồng, mà còn xét lợi
ích này được phân phối như thế nào và các tác động văn hóa xã hội của phát triển
du lịch sinh thái đối với người dân địa phương.
Qua các tiêu chí trên cho thấy muốn quy hoạch phát triển một khu du lịch
sinh thái không phải là vấn đề đơn giản hay đại khái, điều quan trọng là cần phải
nắm bắt rõ khu vực quy hoạch, lựa chọn tiêu chí và đi theo đúng định hướng của du
lịch sinh thái.
(Nguồn: Lưu Hoàng Nhân, 2010. Điều tra cây xanh, khảo sát hiện trạng và đề xuất
cải tại cảnh quan phục vụ du lịch sinh thái ở sân chim Vàm Hồ, Ba Tri – Bến Tre).
2.1.4 Du lịch sinh thái miệt vườn và du lịch sinh thái miệt vườn ở Bến Tre.
2.1.4.1 Khái niệm du lịch sinh thái miệt vườn
Cho đến nay, chưa có khái niệm thống nhất về du lịch sinh thái miệt vườn.
Tuy nhiên có thể nói rằng, du lịch miệt vườn là hình thức du lịch dựa vào những
điều kiện tự nhiên sẵn có của cư dân địa phương nhằm tạo ra các sản phẩm là các
khu vườn cây trái, vườn hoa kiểng, các khu trang trại,… phục vụ cho sự phát triển
du lịch và góp phần cải thiện kinh tế của cư dân địa phương, hình thức du lịch này
có nhiều ở miền Nam Việt Nam, từ đó đã hình thành nên một nét rất đặc trưng cho
du lịch vùng Nam bộ.
Du lịch miệt vườn với môi trường sinh thái trong lành và thơ mộng, món ăn
dân dã, cùng các loại trái cây đặc sản nổi tiếng của mỗi vùng, khiến du khách đã
đến một lần không thể lỡ hẹn lần sau. Các tour du lịch thường kết hợp dã ngoại,

thăm vườn và tham quan di tích văn hóa lịch sử.
( Nguồn: Lê Duy Bá, 2006)


 


2.1.4.2 Du lịch sinh thái miệt vườn ở Bến Tre
Với vị trí tương đối gần các trung tâm dân cư và hành chính, kinh tế xã hội
của vùng Nam Bộ như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các tài nguyên du lịch
tự nhiên của Bến Tre mang nhiều đặc điểm của vùng sông nước đồng bằng sông
Cửu Long với các vườn cây ăn trái, cây cảnh… nên thuận lợi cho việc phát triển các
loại hình du lịch sinh thái, điền dã… Đặc biệt, Bến Tre có nhiều đặc điểm của vùng
sinh thái nông nghiệp mang truyền thống lâu đời nên thuận lợi cho phát triển các
loại hình du lịch “ sinh thái miệt vườn”.
Khách du lịch sinh thái miệt vườn: Các hoạt động mang bản chất du lịch sinh
thái ở Bến Tre đang được phát triển và thu hút nhiều đối tượng khách du lịch. Các
đối tượng chính của loại hình du lịch này thường là nhà nghiên cứu, học sinh, sinh
viên… Đây là những đối tượng thích mạo hiểm, thích khám phá.Các hoạt động du
lịch sinh thái miệt vườn cũng thường được diễn ra quanh năm, ít chịu ảnh hưởng
bởi tính mùa vụ trong du lịch, đặc biệt ở Bến Tre thời tiết nắng nóng quanh năm.
Các địa bàn có thể phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở Bến Tre bao gồm các
vườn sinh thái, các cù lao, hệ thống sông nước… Tiêu biểu như: vườn cây ăn trái
Cái Mơn huyện Chợ Lách, cồn Phụng, cồn Qui, cồn Ốc, cồn tiên, các điểm du lịch
sinh thái miệt vườn ở Châu Thanh…

Hình 2.1: Đi xuồng ở cồn Phụng

Hình 2.2: Tấm sông ở cồn Tiên



 


Hình2.3: Trồng hoa kiểng Chợ Lách

Hình 2.4: Tạo kiểng hình Rồng

Bảng 2.1: Chiếm lược ưu tiên đầu tư phát triển một số sản phẩm – thị trường của du
lịch Bến Tre.
Các thị trường

Khách quốc tế

Khách nội địa

Du lịch sinh thái

****

****

Du lịch miệt vườn làng quê

****

****

Du lịch tham quan nghiên cứu


***

***

Du lịch thể thao sông nước

**

**

Du lịch văn hóa, lễ hội, làng nghề

**

**

Du lịch cuối tuần

**

**

Du lịch thương mại, công vụ

*

*

Sản phẩm du lịch


Chú thích: (*) ưu tiên đâu tư thấp nhất
( Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm
nhìn đến năm 2020 ).


 


Bảng 2.2: Một số sản phẩm du lịch ưu tiên cho thị trường khách nội địa ở Bến Tre
Sản phẩm du

Tham

Nghĩ cuối

Văn hóa

Du lịch

Thương

lịch

quan

tuần

lễ hội

sinh thái


mại
công vụ

Đối tượng

thắng

miệt

khách

cảnh

vườn

Lứa tuổi:
 Dưới 18 tuổi

**

**

**

*

-

 Từ 18-30


****

****

*

****

**

 Từ 31-55

****

****

**

****

***

 Trên 55

***

***

****


**

*

 Thấp

***

**

**

*

*

 Trung bình

****

****

****

***

**

**


****

**

****

****

 Thấp

**

*

**

*

*

 Trung bình

***

****

***

**


**

 Cao

**

***

*

***

****

 Độc thân

***

**

***

**

**

 Cặp vợ chồng

***


****

**

*

**

 Gia đình có trẻ con

**

***

*

-

-

 Đi lẻ

**

***

**

*


****

 Theo tour,nhóm

***

***

***

**

*

Trình độ văn hóa

 Cao
Thu nhập

Hoàn cảnh gia đình

Hình thức du lịch

Chú thích: (****) mức độ ưu tiên cao nhất.
( Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm
nhìn đến năm 2020 ).

 



2.2 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Thanh Tân, huyện Mõ
Cày Bắc, tỉnh Bến Tre.
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1 Vị trí địa lí, địa hình, địa chất, thổ ngưỡng
 Vị trí địa lý
Diện tích tự nhiên của xã
1575 ha, có 12 ấp, trung tâm xã cách
trung tâm của huyện 15 km, có tứ cận
tiếp giáp:
 Đông giáp Thành phố Bến Tre;
 Tây giáp xã Thạnh Ngãi;
 Nam giáp xã Tân Thành Bình;
 Bắc giáp huyện Châu Thành;

Hình 2.5: Bản đồ vị trí cồn nổi Thanh Tân

 Địa hình: xã có địa hình bằng phẳng, với nhiều sông, rạch chằng chịch, bao
bọc bởi sông Hàm Luông và sông Cái Cấm. Về đất đai chủ yếu là đất phù sa và đất
phèn.
 Thổ ngưỡng:
 Nhóm đất phù sa: chia làm 2 nhóm phụ:
+ Đất phù sa ngọt: Đất được hình thành từ trầm tích của các cồn sông cổ và
các dòng sông cổ, có độ phì từ khá đến cao, được phù sa bồi đắp hàng năm nên màu
mở; phù hợp cho các loại cây trồng: lúa, cây lâu năm, cây ăn trái,…
+ Đất phù sa nhiễm mặn: Loại đất phù sa nhiễm mặn ít và mặn trung bình
đang được cải tạo từng bước theo quy hoạch phát triển thủy lợi và có nhiều triển
vọng thâm canh nông nghiệp, thích hợp với nhiều loại cây trồng như: lúa, dừa, mía,
cây ăn quả,…
-


Nhóm đất phèn:

Chiếm khoảng 9,4% diện tích, phân bố rãi rác trên toàn địa bàn tỉnh. Đất phát
sinh từ các nguồn gốc bưng, trũng hay sông cổ. Hiện đang canh tác các loại cây
như: lúa, mía, dừa,… và một phần còn hoang hóa.

10 
 


×