Tải bản đầy đủ (.pdf) (261 trang)

594 Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở các xã Cù Lao thuộc tỉnh Vĩnh Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.56 MB, 261 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




Nguyễn Thanh Vũ



NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁC XÃ CÙ LAO
THUỘC TỈNH VĨNH LONG





LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC







Thành phố Hồ Chí Minh - 2009

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của


nhiều tổ chức tập thể và cá nhân. Xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài, cảm ơn cô đã không quản công khó khăn, dành nhiều thời gian và
công sức chỉ bảo cho tôi.
TS. Phạm Văn Ngọt cùng các Thầy cô Khoa Sinh trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các giảng viên thỉnh giảng đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức khoa học quý báu trong suốt khóa học.
Gia đình và bạn bè đã động viê
n, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực
hiện đề tài.
Phòng Khoa học công nghệ và sau Đại học trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi theo học và làm luận văn.
Phòng Thống kê, phòng Tài nguyên môi trường các huyện Long Hồ, Trà Ôn
và Vũng Liêm. Ủy ban nhân dân các xã An Bình, Đồng Phú, Hòa Ninh, Bình Hòa
Phước, Lục Sĩ Thành, Phú Thành, Thanh Bình, Quới Thiện. Sở văn hóa, thể thao và
du lịch, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Vĩnh Long. Các chủ hộ nhà vườn, các cơ sở
dịch vụ du lịch trên các cù lao nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ,
và cung cấp những
số liệu cần thiết để tôi thực hiện đề tài này.
Các tác giả của những tài liệu mà tôi dùng tham khảo hoặc trích dẫn trong
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 6 năm 2009
Nguyễn Thanh Vũ






LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu, hình ảnh
thu thập và phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ công
trình nghiên cứu khoa học nào. Các số liệu và tài liệu tham khảo hoặc trích dẫn
trong luận văn tôi đều chú thích nguồn rõ ràng, chính xác.

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 20 tháng 06 năm 2009
Học viên thực hiện




Nguyễn Thanh Vũ
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


B : Hướng Bắc.
B.H.Phước : Bình Hòa Phước.
DLST : Du lịch sinh thái.
ĐV : Động vật.
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long.
GAP : Good Agricultural Practices (Thực hành nông nghiệp tốt).
HST : Hệ sinh thái.
H/P : Họ phụ.
IBA : Indol butiric axit.
IUCN : International Union for Conservation of Nature (Tổ chức bảo tồn
thiên nhiên thế giới).
NAA : α- Napthyl axêtic axit.
NN : Nông Nghiệp

NQ – BCT : Nghị Quyết – Bộ Chính Trị
PBZ : Paclobutrazol
PE : Polyethylene.
QĐ/UBT : Quyết định/Ủy Ban Tỉnh.
THPT : Trung học phổ thông.
T
max
: Nhiệt độ cao nhất.
T
min
: Nhiệt độ thấp nhất.
T
tb
: Nhiệt độ trung bình
TNDLST : Tài nguyên du lịch sinh thái.
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh.
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp.
TV : Thực vật.
UBND : Ủy Ban Nhân Dân.
WTTC : World Travel and Tourism Council (Hội đồng Du lịch và Lữ hành
Thế giới).
WTO : World Tourism Organisation (Tổ chức Du lịch Thế giới).
WTO : World Trade Organisation (Tổ chức Thương mại Thế giới).
X
: Thu nhập/Diện tích đất canh tác.


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển, nhất là từ khi Việt Nam chính

thức là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Phát triển du lịch đã và
đang là một lợi thế to lớn và góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước, nhất là miền sông nước Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bởi
nhiều yếu tố: Cảnh quan rất đẹp, truyền thống văn hóa, ẩm thực phong phú…t
rong
đó có Vĩnh Long là vùng đất nằm ở trung tâm châu thổ ĐBSCL giữa sông Tiền -
sông Hậu với các cù lao An Bình, cù lao Dài, cù lao Mây…Trên các cù lao sông
rạch chằng chịt, quanh co, hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa rất lớn, được
phủ xanh bởi nhiều loại cây ăn trái với chủng loại phong phú và hương vị đặc biệt.
Với những lợi thế về điều kiện tự nhiê
n, khí hậu ôn hòa và đất đai màu mỡ,
nên Vĩnh Long thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc sản như: Nhãn, bưởi, cam
sành, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, xoài… và các loại thuỷ sản nước ngọt có giá
trị kinh tế cao như cá tai tượng, cá điêu hồng, tôm càng xanh, cá tra,…Các vườn cây
phát triển tươi tốt quanh năm, tạo sự hấp dẫn cho du khách bằng hình thức du lịch
sinh thái (DLST) miệt vườn, du lịch trang trại m
ang nét độc đáo của vùng sông
nước. Không chỉ có những vườn cây xanh mướt, đầy trái ngọt và hệ thống sông,
rạch nhiều tôm cá, các cù lao ở Vĩnh Long còn được biết đến với các di tích lịch sử
văn hóa, các đình làng, chùa chiền, các giá trị văn hoá khó “trộn lẫn” với bất kỳ đâu
về những truyền thuyết, những câu hò, điệu lý, những bài ca vọng cổ…chắc chắn sẽ
mang lại những điều lý thú và bổ ích đối với
du khách trong và ngoài nước khi đến
tham quan vùng đất “chín rồng” này.
Phát triển du lịch sinh thái vườn không chỉ góp phần giúp nông dân tăng thêm
nguồn thu nhập mà còn là giải pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả kinh tế vườn. Đây
cũng là động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo
hướng bền vững, đặc biệt là phong trào cải tạo vườn tạp thay thế những vườn câ
y ăn
trái đặc sản, có giá trị kinh tế cao, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Ngoài ra,

ngành du lịch còn có kế hoạch phối hợp với ngành công nghiệp đưa các chủng loại


gốm mỹ nghệ và các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp khác của Vĩnh Long trưng bày
và bán tại các điểm vườn, nhằm góp phần làm đa dạng các sản phẩm du lịch và giúp
người dân thêm thu nhập nhờ xuất khẩu các mặt hàng tại chỗ.
Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động du lịch ở các xã cù lao chưa tương xứng với
tiềm năng vốn có. Đặc biệt, chưa phát huy hết vai trò của hệ s
inh thái (HST) vườn
cây ăn trái trong hoạt động phát triển du lịch, cho nên việc nghiên cứu tiềm năng
phát triển du lịch sinh thái ở các xã cù lao là một bước đi cần thiết để vạch cơ sở
khoa học cho các chính sách quản lý, quy hoạch, đảm bảo cho sự phát triển du lịch
bền vững, là một hành động tham gia thực hiện định hướng của chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 là: “Phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn
hóa khi bước vào thế kỉ XXI, góp phần tích cực để nước ta trở thành “Việt Nam
xanh” trên bản đồ thế giới”, và cũng để góp phần thực hiện N
ghị quyết số 21/NQ -
BCT giao nhiệm vụ cho các tỉnh, thành ĐBSCL đến năm 2010 - 2015 phải tập trung
khai thác mọi nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; đưa ĐBSCL
thành vùng kinh tế trọng điểm quốc gia, nâng mức sống của nhân dân trong vùn
g
ngang bằng mức bình quân cả nước, giữ vững ổn định chính trị-xã hội.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững
cho hoạt động DLST ở các xã cù lao. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn kiến thức,
thông tin tham khảo bổ ích để ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long nói chung, các xã cù
lao nói riêng, điều chỉnh các hoạt động du lịch ở địa phương, nhằm thỏa mã
n nhu
cầu đa dạng của du khách, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống cộng
đồng địa phương, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển theo hướng bền vững.

3. Phạm vi nghiên cứu
+ Khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch và thực trạng phát triển DLST ở các xã
cù lao. Đặc biệt, chú trọng nghiên cứu hệ sinh thái vườn cây ăn trái, có phân tích
hiệu quả ki
nh tế các mô hình vườn cây ăn trái, trong đó chú trọng hiệu quả kinh tế
vườn kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái.
+ Do vị trí địa lý của các cù lao nằm trên hai dòng sông lớn của ĐBSCL là


sông Hậu và sông Cổ Chiên một nhánh của sông Tiền, tạo nên thế tam giác trong
địa bàn của tỉnh Vĩnh Long có thể hình thành các tua DLST, đồng thời do thời gian
và kinh phí có hạn nên đề tài chỉ tập trung khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch,
thực trạng phát triển du lịch và nghiên cứu một số nét chính, cơ bản về hệ sinh thái
vườn cây ăn trái ở cù lao Dài (huyện Vũng Liêm), cù lao Mây (huyện Trà Ôn) và cù
lao An Bình (huyện Long Hồ) có liên quan đến phát triển loại hình du lịch sinh thái
miệt vườn đặc trưng của tỉnh Vĩnh Long.
4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
+
Thời gian:
Việc tiến hành nghiên cứu để thực hiện đề tài từ tháng 11 năm 2008 đến
tháng 7 năm 2009.
+ Địa điểm nghiên cứu:
Địa điểm nghiên cứu gồm 08 xã thuộc 03 cù lao của Vĩnh Long, trong đó
cù lao An Bình có 4 xã An Bình, Hòa Ninh, Bình Hòa Phước (B.H.Phước), Đồng
Phú, cù lao Dài có 2 xã Thanh Bình, Quới Thiện và cù lao Mây có 2 xã Phú Thành,
Lục Sĩ Thành.
















Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Những vấn đề về du lịch và hệ sinh thái vườn đã và đang được các nhà khoa
học trên thế giới quan tâm và nghiên cứu. Tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu về mô
hình vườn, các mô hình vườn kết hợp du lịch sinh thái còn hạn chế so với các tài
liệu khoa học khác. Sau đây là một số công trình nghiên cứu có liên quan đến hệ
sinh thái vườn và du lịch.
1.1. Tài liệu ngoài nước
- Soemarwoto và các cộng tác viên, 1975, đã khảo sát vườn nhà. Tác giả nhấn
mạnh sự phân biệt vườn nhà và sự kết hợp vườn nhà với trồng trọt, chăn nuôi.[4]
-
Karyono,1990, đã khảo sát cấu trúc vườn nhà trên đất nông thôn của lưu vực
Citarum của Indonesia. Tác giả mô tả sự phân bố các loài thực vật, sự phân tầng
trong không gian, hệ thống canh tác... Ông đã nêu lên ba kiểu canh tác nông lâm cổ
truyền là: Vườn, vườn nhà và vườn rừng.[74]
- Long, Chun Lin, 1990, đã khảo sát về hệ sinh thái nông nghiệp và các dạng
vườn nhà ở Xishuangbana của Trung Quốc. Tác giả đã nghiên cứu và giới th
iệu,
mô tả vườn nhà dựa trên thành phần, cấu trúc và những thay đổi đã xãy ra của vườn

nhà.[75]
- Inskeep, 1991, nhấn mạnh vai trò của các hoạt động du lịch đối với môi
trường và kinh tế. Tác giả đề ra những mục đích phải đạt được để phát triển du lịch
bền vững: Tối ưu hóa các lợi ích kinh tế xã hội, bảo tồn môi trường và tài nguyên
thiên nhiên, văn hóa, xã hội và khai thác có hiệu quả các tài nguyên này, bảo vệ và

khai thác có hiệu quả các giá trị bản địa truyền thống.[73]
- Geoffey Wall, 1993, đã đề ra một số chỉ tiêu đánh giá cho sự phát triển du
lịch bền vững. Có thể xem là các tiêu chuẩn chung cho sự đánh giá thành công của
sự phát triển du lịch bền vững.[31]
- M.Mowforth và I.Munt, 1998, đề cập đến phát triển du lịch bền vững và đưa
ra một số nguyên tắc bền vững trong du lịch như: Bền vững sinh thái, bền vững văn
hóa, bền vững kinh tế, có sự tham gia của cộng đồng địa phương.[76]


Các công trình nghiên cứu về vườn chủ yếu mô tả, chưa đi sâu phân tích cấu
trúc, chức năng, hiệu quả kinh tế của vườn cũng như tiềm năng của vườn cây ăn trái
trong hoạt động du lịch. Chưa có nghiên cứu đề cập kết hợp vườn với phát triển du
lịch sinh thái để tăng nguồn thu nhập cho người dân nông thôn.
1.2. Tài liệu trong nước
- Lâm Quang Huyên, 1985, đã nêu một số khía cạnh về kinh tế xã hội của
vườn nhà.[23]

- Lê Công Kiệt, 1987, khảo sát kiểu vườn nhà tiêu biểu vùng Bảy Núi, An
Giang. Tác giả giới thiệu tầm quan trọng, lợi ích của vườn nhà và công dụng của
một số loài cây.[31]
- Hoàng Hòe, 1987, mô tả các mô hình nông lâm kết hợp ở Việt Nam. Tác giả
đã điều tra, nhận xét đánh giá tổng quát về vườn, rừng. Tuy nhiên, công trình quan
tâm nhiều về rừng hơn vườn.[4]
- Nguyễn Đăng, 1990, đã cho biết kinh tế vườn gần đây phát t

riển nhanh ở
miền Trung, miền Nam, và tác giả đã tập trung phân tích các vườn chuyên canh cây
rau, cây ăn quả…[17]
- Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 1992, nghiên cứu hệ sinh thái vườn nhà Đồng bằng
sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt chú trọng về vườn cây ăn trái
vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả đã phân tích một số nét đặc tưng cơ bản
của hệ sinh thái vườn nhà.[1]
- Trần Thế Tục, 1995, đã nêu hiện trạng vườn gia đình, phương pháp cải tạo
hợp lí, đầu tư đúng mức, khai thác tốt mảnh vườn nhằm tạo ra nhiều sản phẩm ch
o
xã hội và mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.[47]
- Nguyễn Thị Ngọc Ẩn,1996, nghiên cứu một số mô hình vườn nhà ở Đồng
bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt phân tích đặc điểm
kinh
tế xã hội, hiệu quả kinh tế và điều kiện tự nhiên nhằm có cơ sở đề xuất một số biện
pháp xử lý và phương hướng phát triển mô hình vườn cho thích hợp.[3]
- Trần Hợp, Phạm Tạo, Lê Minh, 1997, khi nghiên cứu vườn nhà đã tập trung
chính vào cây cảnh trong kiến trúc gia thất.[22]


- Nguyễn Văn Hoan, 1997, đã nêu lên giá trị dinh dưỡng của rau, cách trồng và
thu hoạch trong vườn của gia đình, tác giả cũng nêu lên lịch thời vụ và thu hoạch
của cây rau.[18]
- Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2000, tác giả đã trình bày các biện pháp khảo sát các
mô hình vườn, đặc biệt là các vườn rau cùng với môi trường nước, các dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật tồn động trên rau.[5]
- Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2004, đã trình bày một cách chi tiết những kiến thức
cơ bản về đa dạng sinh học cũng như những mối đe dọa đối với đa dạng sinh học,
nguyên tắc bảo tồn ở cấp loài, cấp quần t
hể, quần xã, trong đó có nêu một số nét

liên quan đến vườn.[6]
- Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2006, đã nêu lên khái niệm, cấu trúc, hệ sinh thái
vườn, tầm quan trọng và vai trò của vườn đối với đời sống c
on người.[9]
- Sở thương mại – du lịch Vĩnh Long, 1999, Với đề tài “xây dựng quần thể du
lịch sinh thái khu tam giác giai đoạn 1999 – 2010”, đã
khảo sát, đánh giá hiện trạng và
tiềm năng du lịch và nhân văn của Vĩnh Long và khu vực. Đề tài chưa chú trọng
nhiều đến hệ sinh thái vườn trên các cù lao, cũng như không đi sâu phân tích cấu
trúc, chức năng và hiệu quả kinh tế của mô hình vườn kết hợp với DLST.[36]
- Phạm Trung Lương, Đăng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình,
Nguyễn Ngọc Khánh, 2000, đã nghiên cứu những vấn đề về tài nguyên và môi
trường du lịch Việt Nam, phát triển du lịch bền vững trong mối qua
n hệ tài nguyên
và môi trường.[27]
- Trần Văn Mậu, 2001, cung cấp những khái niệm cơ bản và nghiên cứu về văn
minh du lịch, nội dung và phương pháp tổ chức cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ
cho du khách.[29]
- Phạm Trung Lương, Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Văn
Lanh, Đỗ Quốc Thông, 2002, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiển về phát
triển du lịch sinh thái, đã trình bày tiềm năng, hiện trạng cùng với một số giải phá
p
phát triển DLST ở Việt Nam, nhưng chú ý nhiều đến các vườn quốc gia, các hệ sinh
thái rừng nhiệt đới và ven biển.[28]


- Thế Đạt, 2003, giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản nói chung và các loại
hình du lịch ở Việt Nam trong đó có đề cập đến đặc điểm, nhiệm vụ của DLST.[16]
- Lê Huy Bá, Thái Nguyên Lê, 2006, đã trình bày những vấn đề như: ô nhiễm
môi trường trong hoạt động du lịch sinh thái, tài nguyên cảnh quan, sử dụng hợp lý

và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong phát triển du lịch sinh thái, thực trạng và giải
pháp phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
.[13]
- Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long, 2007, đã cung cấp những vấn đề lý luận
và bức tranh chung về tài nguyên du lịch Việt Nam, giới thiệu tiềm năng du lịch
sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam.[70]
- Lê Văn Thăng, Trần Anh Tuấn, Bùi Thị Thu, 2008, nêu lên những mối quan
hệ giữa du lịch và môi trường, tầm quan trọng của tài nguyên môi trường tự nhiên
và xã hội đối với sự hình thành và phát triển du lịch, cùng với những qua
n điểm về
du lịch và phát triển bền vững.[40]
Như trên đã có các công trình nghiên cứu về vườn, về du lịch và du lịch sinh
thái, nhưng nhìn chung, các tác giả ít chú ý đến hệ sinh thái vườn cây ăn trái trên
các cù lao, và chưa có công trình nào nghiên cứu mô hình vườn kết hợp với các dịch
vụ du lịch sinh thái.














Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận chung
2.1.1. Những quan điểm cơ bản
* Khái niệm về du lịch sinh thái
Từ những năm 1990 – 1991 ở một số nước đã phát triển dần loại hình du lịch
sinh thái (Ecotourism) như ở các nước Úc, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp,
Thụy Điển, Đan Mạch…Ở Việt Nam loại hình DLST này tuy có muộn hơn, từ
những năm 1995 – 1996 mới bắt đầu ở một số tỉnh, thành như: Thành phố Hồ Ch
í
Minh (TP.HCM), thành phố Huế, Thủ đô Hà Nội, Quảng Nam, Bà Rịa – Vũng
Tàu…Nhưng loại hình du lịch này luôn được chú ý, và trong kế hoạch từ năm 2001
đến năm 2010 nhiều nơi đã có quy hoạch mở rộng loại hình DLST này.[16]
“Du lịch sinh thái” là một khái niệm tương đối mới và rộng, cho đến nay vẫn
còn được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau. Khái niệm tương đối hoàn
chỉnh về du lịch sinh thái lần đầu tiên được He
ctor Ceballos – Lascurain đưa ra năm
1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi,
với những mục đích đặc biệt: Nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới
hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”[28]
Năm 1991, Tổ chức Du lịch Sinh thái Quốc tế có khái niệm: “Du lịch sinh thái
là loại du lịch lữ hành có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên, bảo tồn được môi
trường và m
ang lại phúc lợi lâu dài cho người dân địa phương”[40]
Allen Koszowski năm 1993 đưa ra khái niệm: “DLST được phân biệt với các
loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi
trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề.
DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức
được giáo dục để bản thân du khách trở thành những người đi đầu trong công tác
bảo vệ môi trường. Phát triển DLST sẽ làm giảm th
iểu tác động của khách du lịch

đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài
chính do du khách mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc


bảo tồn thiên nhiên”.[28]
Buckley năm 1994 quan niệm: “Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản
lý bền vững, hổ trợ bảo tồn, và có giáo dục môi trường mới được xem là DLST”
Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) năm 1996: “Du lịch sinh
thái là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường tại những khu thiên nhiên
còn tương đối hoang sơ với mục đích để thưởng ngoạn thiên nhiên và các giá trị văn
hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy c
ông tác bảo tồn, giảm thiểu các tác
động tiêu cực đến môi trường, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho nhân
dân địa phương”.[40].
Theo Hiệp hội du lịch sinh thái Hoa Kỳ, 1998 “Du lịch sinh thái là du lịch có
mục đích với các khu vực tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên
của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ
hội để phát
triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính
cho cộng đồng địa phương”[13].
Như vậy, các khái niệm đều có chung nội dung cơ bản: “Du lịch sinh thái là
loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tính giáo dục cao về tự nhiên, có
đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương”.
Ở Việt Nam, trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tổ chức,
các nhà khoa học trong và ngoài nước về du lịch sinh thái và các lĩnh vực liên quan.
Tổng cục du lịch Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát
triển du lịch
sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7 tháng 9 đến ngày 9 tháng 9 năm 1999
và đã đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái như sau: “Du lịch sinh thái là loại hình
du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có

đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của
cộng đồng địa phương”.[13]

Theo Lê Huy Bá năm 2000 “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các
hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch
yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ
sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du


lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền
và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”[13]
Mặc dù các khái niệm về du lịch sinh thái còn có những điểm chưa thống nhất
và sẽ còn được hoàn thiện dần trong quá trình phát triển của nhận thức, song những
đặc điểm cơ bản nhất của khái niệm về DLST được Tổ chức Du lịch Thế giới
(WTO) tóm tắt lại như sau:[28]

- Du lịch sinh thái bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên
nhiên mà ở đó mục đích chính của du khách là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng
như những giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó.
- Du lịch sinh thái phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải
về môi trường.
- Du lịch sinh thái diễn ra ở mức độ nhỏ với số lượng hạn chế của du
khác
h và được điều hành bởi các công ty du lịch vừa và nhỏ.
- Du lịch sinh thái hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi
trường tự nhiên và văn hóa – xã hội.
- Du lịch sinh thái hổ trợ cho hoạt động bảo tồn thiên nhiên.
- Tập trung vào sự tham gia, quyền sở hữu, và các cơ hội kinh doanh của
địa phương, đặc biệt cho cư dâ
n ở nông thôn.

* Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một dạng của hoạt động du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm
tất cả những đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung như: Tính đa ngành,
tính đa thành phần, đa mục tiêu, tính liên vùng, tính mùa vụ, tính chi phí và tính xã
hội. Bên cạnh những đặc trưng của ngành du lịch nói chung, DLST cũng có những
đặc trưng riêng của nó như:[28]
, [39].
- Tính giáo dục cao về môi trường: Du lịch sinh thái hướng con người
tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về
đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường. Hoạt động du lịch gây nên
những áp lực lớn đối với môi trường, và DLST có vai trò làm cân bằng giữa mục
tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường.


- Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa
dạng sinh học: Những hoạt động DLST có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn tài
nguyên thiên nhiên cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát
triển bền vững. Các cơ quan cung ứng các dịch vụ du lịch, các công ty du lịch, các
cơ quan bảo tồn, các đơn vị tổ chức và du khách phải có trách nhiệm tích cực thực
hiện các giải pháp bảo vệ môi trường, giảm đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực
của hoạt động du lịch lên môi trường sống.

- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương
chính là những người chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương
mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục
du khác
h bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, đồng thời cũng góp phần
nâng cao nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng, tăng
cường phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm cho quần chúng.

- Người hướng dẫn viên phải có kiến thức về tài nguyên thiên nhiên và
văn hóa bản địa:

Các chương trình hoạt động chủ yếu do các hướng dẫn viên có
kiến thức về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa xây dựng để hoạt động,
người hướng dẫn viên đóng vai trò trung gian giữa thiên nhiên, cộng đồng dân cư
địa phương với du khách. Họ là những người phải chịu trách nhiệm giới thiệu các
đặc điểm về tự nhiên, văn hóa, lối sống và đồng thời giám sát các hoạt động của du
khách.

* Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái
- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết của du khách về
môi trường, qua đó có các ý thức tham gia vào các công tác bảo tồn. Du khách khi
rời khỏi nơi mình đến tham quan phải có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị
của môi trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa.
Với những hiểu biết đó, thái độ cư xử của du khách sẽ thay đổi, tích cực th
am gia
vào các hoạt động bảo tồn và phát triển những giá trị về tự nhiên, sinh thái và văn
hóa khu vực.


- Bảo vệ môi trường và duy trì HST. Mọi hoạt động DLST phải được quản lý
chặt chẽ để giảm thiểu các tác động đến môi trường, đồng thời một phần thu nhập từ
hoạt động du lịch sinh thái sẽ được đầu tư vào các hoạt động bảo vệ môi trường và
duy trì phát triển các hệ sinh thái. Đây được xem là một trong những nguyên tắc cơ
bản, quan trọng vì:
+ Việc bảo vệ môi trường và duy trì cá
c hệ sinh thái chính là mục tiêu
hoạt động của du lịch sinh thái.
+ Sự tồn tại của du lịch sinh thái gắn liền với môi trường tự nhiên và các

hệ sinh thái điển hình. Sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái của các hệ sinh
thái đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch sinh thái.[89]
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng. Các giá trị văn hóa bản địa là
một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của HST ở một khu
vực cụ thể. Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của
cộng đồng dân cư địa phương sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiê
n vốn có
của khu vực và sẽ làm thay đổi hệ sinh thái đó, hậu quả của quá trình này sẽ tác
động trực tiếp đến du lịch sinh thái
.
- Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Đây
vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái. DLST sẽ dành
một phần đáng kể lợi nhuận để đóng góp vào việc cải thiện môi trường sống của
người dân địa phương. Ngoài ra, du lịch sinh thái còn huy động tối đa sự tham gia
của người dân địa phương trong việc hướng dẫn du khách, đáp ứng chổ lưu trú,

cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm cho du khách…thông qua đó sẽ
tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương.
2.1.2. Tài nguyên du lịch sinh thái
* Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch được phân loại thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên
nhân văn gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội. Tài nguyên du lịch là một
dạng đặc sắc của tài nguyên nói
chung. Pháp lệnh Du lịch Việt Nam, 1999 đưa ra
khái niệm: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách


mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử
dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du
lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa,
nên tài nguyên du lịch sinh thái (TNDLST) là một bộ phận quan trọng của tài
nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ s
inh thái cụ thể và
các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên
đó.Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là
TNDLST mà chỉ có các thành phần và các tổng thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị
văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra
các sản phẩm d
u lịch sinh thái, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung,
du lịch sinh thái nói riêng, mới được xem là tài nguyên du lịch sinh thái.[28]
Tài nguyên du lịch sinh thái rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, một số loại
tài nguyên du lịch sinh thái chủ yếu thường được nghiên cứu khai thác nhằm đáp
ứng nhu cầu của du khách du lịch sinh thái như:
- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh
học cao với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các Vườn Quốc Gia, các khu bảo
tồn thiên nhiên…)
-
Các hệ sinh thái nông nghiệp(NN) như: Vườn cây ăn trái, trang trại,
làng hoa cây cảnh…
- Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn
tại của hệ sinh thái tự nhiên như phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền
thống gắn với các truyền thuyết…của cộng đồng dân cư địa phương.
* Những đặc điểm cơ bản của
tài nguyên du lịch sinh thái
- TNDLST phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc có sức
hấp dẫn lớn. Bản thân tự nhiên rất đa dạng và phong phú, có nhiều hệ sinh thái đặc
biệt, nơi sinh trưởng, tồn tại và phát triển của nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm,
được xem là những TNDLST đặc sắc, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách như hệ
sinh thái đất ngập nước ĐBSCL, HST rừng ngập mặn, hệ sinh thái

núi cao…


- Tài nguyên du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm với các tác động của con
người. Sự thay đổi tính chất của một số hợp phần tự nhiên hoặc sự suy giảm hay
mất đi của một số loài sinh vật cấu thành nên hệ sinh thái nào đó dưới tác động của
con người sẽ là nguyên nhân làm thay đổi, thậm chí mất đi hệ sinh thái đặc trưng đó
và tất nhiên TNDLST sẽ bị ảnh hưởng dưới nhiều mức độ.

- Tài nguyên du lịch sinh thái có thời gian khai thác khác nhau. Có loại tài
nguyên sinh thái được khai thác quanh năm, song cũng có loại ít nhiều phụ thuộc
vào mùa vụ. Du khách có thể đến tham quan những vườn cây ăn trái đặc sản trên
các cù lao Vĩnh Long vào mùa hè có sầu riêng, chôm chôm, nhãn, xoài, măng cụt,
mận..., vào mùa đông có nhãn, chôm chôm, bưởi năm roi, cam sành …
- Tài nguyên du lịch sinh thái thường nằm xa các khu dân cư, ít được quản lí
nên dễ bị biến đổi, suy giảm do những tác động trực tiếp của người dâ
n như chặt
cây, săn bắn… và thường được khai thác tại chổ để tạo ra các sản phẩm nhằm thỏa
mãn những nhu cầu của du khách.
- Tài nguyên du lịch sinh thái có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài. Điều này
dựa trên khả năng tự phục hồi, tái tạo của tự nhiên. Tuy nhiên, thực tế nhiều
TNDLST đặc sắc như các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm có thể bị mất đi do những
tai biến tự nhiê
n hoặc tác động của con người. Cho nên chúng ta cần nắm được các
quy luật của tự nhiên, lường trước những tác động của con người đến TNDLST để
có những định hướng, giải pháp khai thác hợp lý, có hiệu quả, không ngừng bảo vệ,
tôn tạo và phát triển các nguồn tài nguyên vô giá này nhằm phát triển DLST.[28]
2.1.3. Du lịch sinh thái với phát triển bền vững
Năm 1995, Hội nghị chính thức về phát triển du lịch bền vững được tổ chức tại
Lanzarota, Tây Ban N

ha. Hội nghị đã đưa ra một Hiến chương về du lịch bền vững.
Năm 1997, trong báo cáo “Chương trình nghị sự 21 trong ngành công nghiệp du
lịch và lữ hành: Hướng đến sự phát triển bền vững về môi trường” WTO và WTTC
đã xác định du lịch bền vững là:“Sự phát triển du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu
của du khách và cộng đồng địa phương trong hiện tại trong khi vẫn duy trì và nâng
cao những cơ hội đó cho các thế hệ tương lai. Du lịch bền vững dựa trên sự quản l
ý


tất cả các tài nguyên theo cách mà các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ được
thỏa mãn trong khi vẫn duy trì sự hợp nhất về văn hóa, sự đa dạng sinh học, các quá
trình sinh thái cơ bản và các HST. Các sản phẩm du lịch bền vững là những sản
phẩm được quản lý trong sự hài hòa với môi trường, cộng đồng và các nền văn hóa
địa phương để chúng có thể trở thành những phúc lợi lâu dài của sự phát triển du
lịch”.[40]
Như vậy về lâu dài, sự phát triển của du lịch phải gắn liền với việc bảo tồn các
giá trị môi trường, xã hội và sinh thái trong khi vẫn duy trì hoặc nâng cao hiệu quả
của các hoạt động du lịch. Vì vậy, các hệ thống quản lý phải chú ý đảm bảo giảm
thiểu tối đa n
hững tác động tiêu cực của phát triển du lịch đến với môi trường.
DLST với bản chất và mục tiêu hoạt động là đảm bảo cho việc bảo tồn và
m
ang lại lợi ích kinh tế, thông qua việc giúp đỡ cộng đồng dân cư địa phương quản
lý các tài nguyên của họ. Đây chính là điểm mấu chốt về bản chất để xem du lịch
sinh thái như một hoạt động bảo tồn giúp cho quá trình phát triển bền vững về tài
nguyên và môi trường. Khái niệm tài nguyên và môi trường ở đây không chỉ được
hiểu đơn t
huần về mặt tự nhiên mà còn mang tính văn hóa - xã hội. Các cộng đồng
địa phương có thể mang lại những điều hấp dẫn cho khách du lịch thông qua nền
văn hóa truyền thống và các di sản xã hội, qua sự tiếp xúc thân mật và cởi mở mà

họ dành cho du khách. Chính vì vậy những di sản văn hóa, những phong tục tập
quán cùng với cách cư xử của người dân trong cộng đồng địa phương là một phần
của sản phẩm
du lịch và được nhìn nhận như một tài nguyên du lịch có giá trị bên
cạnh những tài nguyên du lịch tự nhiên. Những tài nguyên văn hóa – xã hội này
cũng cần được bảo tồn và phát triển bền vững.[28]
Sự phát triển của DLST theo đúng nghĩa sẽ giành được sự ủng hộ của người
dân địa phương, bởi vì du lịch sinh thái đem lại công ăn việc làm và lợi ích kinh tế,
văn hóa cho họ. N
goài ý nghĩa với việc bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên
môi trường, hoạt động DLST cũng mang tính bền vững do được sự ủng hộ của
người dân địa phương. Nếu người dân phản ứng sự có mặt của du khách hoặc có
những ứng xử không hài lòng du khách thì đó cũng là những nguyên nhân làm hạn


chế và thậm chí phá vỡ các hoạt động du lịch sinh thái.
Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái bền vững:[13]
- DLST nên khởi đầu với sự giúp đỡ của những thông tin cơ bản và đa dạng
của cộng đồng, cộng đồng nên duy trì việc kiểm soát sự phát triển của DLST.
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên
thiên nhiên, xã hội, văn hóa.
- Nên thành lập các chương trình giáo dục và huấn l
uyện để cải thiện, tăng
cường quản lý các di sản, tài nguyên thiên nhiên, giảm tiêu thụ, giảm chất thải nhằm
nâng cao chất lượng môi trường.
- Duy trì tính đa dạng về tự nhiên (chủng loài động vật, thực vật, các hệ sinh
thái đặc thù…) và bản sắc văn hóa dân tộc.
- Gắn liền các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với quốc gia. Hỗ
trợ kinh tế cho địa phương, tránh gây thiệt hại cho các HST đặc trưng.
-

Vận động, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không
chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, cho môi trường sinh thái mà còn tăng
cường khả năng đáp ứng các thị hiếu của du khách.
- Đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài giữa các nhóm có quyền lợi và công chúng,
giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương.
- Đào tạo các cán bộ, nhâ
n viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch.
- Phải nghiên cứu, cung cấp cho du khách đầy đủ những thông tin và có trách
nhiệm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến với môi trường tự nhiên, xã hội và
văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn các nhu cầu của du khách.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thu thập, xử lí thông tin
Thu thập những tài liệu có liên quan từ các nguồn tin cậy: Chủ hộ vườn nhà,
các điểm du
lịch sinh thái, liên hệ Ủy Ban Nhân Dân (UBND) các xã cù lao, phòng
Thống kê và phòng Tài nguyên môi trường các huyện Long Hồ, Vũng Liêm, Trà
Ôn. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ và Tiền Giang. Cục
Thống kê tỉnh Vĩnh Long, Thư viện Vĩnh Long, và các sở ban ngành có liên quan


để xin số liệu tham khảo...Sắp xếp và xử lí tài liệu một cách có hệ thống, phân tích
từng nội dung đưa ra những kết luận đúng đắn nhất.
2.2.2. Phân tích, tổng hợp, so sánh
Thông tin, số liệu sau khi thu thập sẽ được so sánh, phân tích, tổng hợp cho
phù hợp với mục đích của từng phần. Phân tích hiệu quả kinh tế vườn và hiệu quả
dịch vụ du lịch sinh thái, đánh giá thực trạng và tiềm năng phát t
riển du lịch sinh
thái trên các xã cù lao. Tính hiệu quả kinh tế các mô hình vườn gồm:
. Tổng thu
. Tổng chi

. Thu nhập = Tổng thu – Tổng chi
. Thu nhập/ m
2
(X)= Thu nhập / Diện tích canh tác
. Doanh lợi (Thu nhập/
1 đồng chi) = Thu nhập / Tổng chi
. Tổng thu nhập của hộ = Thu nhập từ NN + Thu nhập ngoài NN.
2.2.3. Thực địa
Đây là phương pháp rất quan trọng vì nó phản ánh thực tiễn khách quan của đề
tài nghiên cứu như: Lập phiếu phỏng vấn, điều tra 250 hộ có vườn cây ăn trái và 20
điểm dịch vụ DLST trên các cù lao nghiên cứu, khảo sát, chụp hình, lấy mẫu và
định danh các loài thực vật trồng và hoang dại, xác định m
ô hình vườn cây ăn trái,
mô hình vườn kết hợp với hoạt động du lịch.
2.2.4. Khai thác phần mềm xử lý thông tin
Các số liệu và hình ảnh trong luận văn được xử lý bởi phần mềm Photoshop,
Microsoft office word 2003, Microsoft office excel 2003.
2.2.5. Bản đồ, biểu đồ
Sử dụng các bản đồ, biểu đồ để làm tăng tính trực quan của đề tài, không chỉ
cho biết đặc điểm, phân bố, mạng lưới m
à còn thể hiện một số kết quả của công
trình nghiên cứu.
2.2.6. Phương pháp thống kê
Sau khi thu thập thông tin, số liệu, tiến hành thống kê, sắp xếp chúng lại cho
phù hợp với cấu trúc của đề tài, trình tự thời gian và lập ra các bảng biểu.


Chương 3
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI,
TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁC XÃ CÙ LAO

3.1. Vị trí địa lý
* Tỉnh Vĩnh Long



















Hình 3.
1: Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long (nguồn: )
Vĩnh Long nằm ở trung tâm Đồng bằng s
ông Cửu Long, vị trí địa lí của tỉnh
nằm ở tọa độ: Từ 9
o
32’40” đến 10
o
39’48” Vĩ Bắc và từ 105

o
41’18” đến 106
o
17’03”
Kinh Đông.
Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, các phía theo chiều
kim đồng hồ thứ tự tiếp giáp 07 tỉnh thành sau (hình 3.1):


. Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang
. Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre
. Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh
. Phía Tây Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, Hậu giang
. Phía Tây giáp thành phố Cần Thơ
. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp
* Cù lao Dài
Cù lao Dài gồm hai xã Thanh Bình và Quới Thiện thuộc huyện Vũng Liêm
nằm ở vùng hạ lưu sông Mê Kông (nhánh Cổ chiên) với tổng diện tích tự nhiên là
4.409 ha, có vị trí giáp giới như sau:
. Phía Bắc giáp xã Chánh An (Mang Thít) và tỉnh Bến Tre (ranh giới sông
Pang Tra)
. Phía Nam giáp xã Đông Thành Đông và tỉnh Trà Vinh
. Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre

. Phía Tây giáp các xã Quới An, Trung Thành Tây và Trung Thành Đông (ranh
giới sông Cổ Chiên)
Cù lao Dài, xét về quan hệ kinh tế vùng, cù lao nằm giữa thị xã Vĩnh Long
(cách 30 km về phía Tây Bắc từ xã Quới Thiện) và thị xã Trà Vinh (cách khoảng 25
km về phía Đông Nam từ xã Quới Thiện) thông qua sông Cổ Chiên là một tuyến
giao thông thủy quan trọng nối liền thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và các tỉnh

Miền Tây, đồng thời nằm giữa ba chân vạc Huyện lỵ: Mang Thít, Vũng Liêm và
Chợ Lách với khoảng cách tương ứng 6,5 km
(đường chim bay), cách thị trấn Vũng
Liêm khoảng 5 km từ xã Thanh Bình. Cù lao Dài có tiềm năng phát triển và cung
cấp hàng nông sản, đặc biệt, vườn cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái.
Cù lao Dài nằm giữa sông Cổ Chiên và trên tuyến du lịch TP.HCM – ĐBSCL,
khả năng tiếp cận bằng đường thủy từ thành phố Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre,
TP.HCM… đều thuận tiện. Do đặc điểm về vị trí địa lý cù lao Dài ngoài điểm d
u
lịch quan trọng trên tuyến du lịch Vĩnh Long - Vũng Liêm, còn được xem là điểm
kết nối hai tuyến du lịch quan trọng dọc sông Tiền và dọc sông Hậu.


* Cù Lao Mây
Cù lao Mây gồm hai xã Lục Sĩ Thành và Phú Thành thuộc huyện Trà Ôn với
tổng diện tích tự nhiên là 4.273,4 ha, có vị trí giáp giới như sau:
. Phía Bắc giáp xã Ngãi Tứ (Tam Bình) và xã Mỹ Hòa (Bình Minh)
. Phía Đông và Đông Bắc giáp xã Thiện Mỹ, Tích Thiện và thị trấn Trà Ôn
. Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng
. Phía Tây và Tây Bắc giáp thành phố Cần Thơ (ranh giới sông Hậu)
Cù lao Mây, xét về mối quan hệ kinh tế vùng, cách thị xã Vĩnh Long khoảng
58 km (từ xã Phú Thành) về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ khoảng 13 km
(từ xã P
hú Thành) về hướng Tây Bắc, đồng thời cách thị trấn Trà Ôn khoảng 3 km
về phía Nam (từ xã Lục Sĩ Thành) và 8 km (từ xã Phú Thành). Cù lao Mây nằm trên
tuyến sông huyết mạch của khu vực (sông Hậu) nối liền TP.HCM và các tỉnh miền
Tây, và giáp với sông Măng (sông Mang Thít) nối liền sông Cổ Chiên và sông Hậu
là tuyến giao thông thủy ngắn nhất từ các tỉnh miền Tây về TP.HCM. Đồng thời, do
tiếp giáp với thị trấn Trà Ôn nê
n có điều kiện thuận lợi về giao lưu thương mại dịch

vụ, trao đổi hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản. Kinh tế vườn là thế mạnh của hai
xã cù lao. Cù lao Mây có nhiều tiềm năng phát triển DLST do có ưu thế phong cảnh
sông nước miệt vườn của vùng miền tây Nam Bộ, và có vị trí thuận lợi để du khách
tiếp cận từ thanh phố Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ. Đến với cù lao Mây, du
khách có thể thưởng t
hức khí hậu trong lành giữa vườn cây trái vùng sông nước.
Tương lai, thành phố Cần Thơ ngày càng phát triển lớn mạnh, cù lao Mây sẽ là
vành đai của một thành phố lớn vùng sông nước phía Tây của Tổ quốc. Do đó, cù
lao này cần tích cực chuẩn bị cho mình chổ đứng xứng đáng ở vị trí vành đai của
thành phố lớn. Cần có những quy hoạch lại các vườn cây ăn trái của xã vừa có hiệu
quả ki
nh tế, vừa là những điểm vườn tham quan cho khách du lịch thập phương. Du
khách đến nơi đây không chỉ ngắm cây, ăn trái mà còn thưởng ngoạn những vẽ đẹp
khác như cây kiểng, hoa kiểng, cá kiểng, thú kiểng…tạo ra môi trường thiên nhiên
cho khách tham quan du lịch. Nghĩa là phải định hướng phát triển kinh tế xã hội và
xây dựng cảnh quan môi trường, phát triển dịch vụ DLST ở vùng sông nước.


* Cù lao An Bình
Cù lao An Bình thuộc huyện Long Hồ, có bốn xã An Bình, Bình Hòa Phước,
Hòa Ninh và Đồng Phú với tổng diện tích tự nhiên là 6.182 ha, có vị trí giáp giới
như sau:
. Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang
. Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre
. Phía Nam giáp thành phố Vĩnh Long, xã Thanh Đức, xã Mỹ An (Mang thít)
. Phía Tây giáp tỉnh Tiền Giang và thành phố Vĩnh Long
Cù lao An Bình nằm trên dòng sông Cổ Chiên, có nhiều tiềm năng phát triển
và cung cấp hàng nông sản, đặc biệt là vườn cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh

thái. Bên cạnh, cù lao cũng nằm tiếp giáp với trung tâm tỉnh lỵ Vĩnh Long, nằm trên

tuyến giao thông thủy quan trọng của vùng là sông Cổ Chiên, có quốc lộ 57 đi qua
nối liền hai tỉnh Vĩnh Long và Bến tre thông qua phà Đình Khao nên rất thuận lợi
về mặt giao thông thủy bộ, một lợi thế hết sức quan trọng cho việc đầu tư phát triển
về kinh tế - xã hội và du lịch. Cũng giống như cù lao Dài, khách du lịch
có thể tiếp
cận cù lao An Bình bằng đường thủy từ TP.HCM, Bến Tre, Trà Vinh và thành phố
Cần Thơ là điểm thuận lợi để xây dựng các tua du lịch đi qua cù lao này.
Nhìn chung, các cù lao An Bình, cù lao Mây, và cù Lao Dài là những khu vực
tập trung khá nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái. Với vị trí địa lý nằm
ở nơi tiếp giáp các tỉnh lân cận, bao quanh tỉnh, các khu vực trên có lợi thế vừa phát
quy được thế mạnh của chính mình, vừa có điều kiện thuận lợi trong khai thác tiềm
năng của toàn tỉnh và của các vùng phụ cận.
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.2.
1. Dân số, lao động và thu nhập
- Trên các cù lao nghiên cứu có 8 xã, 81 ấp, 19.811 hộ, trong đó mật độ bình
quân là 585 người/km
2
, năm 2007 tỉ lệ tăng dân số tự nhiên trên các xã cù lao trung
bình khoảng 0,94% giao động giữa các xã từ 0,85 – 1,00%. Số hộ, nhân khẩu, mật
độ dân số phân bố theo đơn vị hành chính các xã được ghi nhận trong bảng 3.1.

×