Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHUÔN VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUANG TRUNG QUANG TRUNG THỐNG NHẤT – ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 41 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THỊ DIỆU HIỀN

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHUÔN VIÊN TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ QUANG TRUNG - QUANG TRUNG
THỐNG NHẤT – ĐỒNG NAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH THIẾT KẾ CẢNH QUAN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THỊ DIỆU HIỀN

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHUÔN VIÊN TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ QUANG TRUNG - QUANG TRUNG
THỐNG NHẤT – ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Thiết kế cảnh quan

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian làm đề tài tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đỗ
Ngọc Nhuận đã hướng dẫn, trả lời những thắc mắc và tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho tôi hoàn thành tốt đề tài của mình.
Chân thành cảm ơn toàn thể giảng viên bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa
viên Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tâm dạy dỗ truyền đạt
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt 4 năm học qua.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ Ủy Ban Nhân Dân huyện Thống Nhất
đã tận tình giúp đỡ cho quá trình thu thập dữ liệu, tạo điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành tốt đề tài.
Đặc biệt tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn gia đình tôi, đã nuôi dưỡng, tạo
điều kiện cho tôi ăn học đến ngày nay.
Cuối cùng là cảm ơn bạn bè xung quanh và các em lớp DH09TK, DH09CH
những người cũng không thể thiếu đối với tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Thủ Đức, tháng 06 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Diệu Hiền

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Thiết kế cảnh quan khuôn viên trường Trung học cơ sở

Quang Trung - Quang Trung - Thống Nhất - Đồng Nai” được tiến hành tại thành
phố Hồ Chí Minh, thời gian từ 01/2012 đến 05/2012.
 Mục tiêu: Tạo khuôn viên trường học khang trang, xanh, sạch, đẹp, khoa
học, hợp lý phù hợp với điều kiện của trường
 Phương pháp:
1. Điều tra thực địa
- Thu thập các số liệu có sẵn cần thiết cho thiết kế.
- Đề xuất các ý tưởng hợp lí cho thiết kế chung.
- Bổ sung các yêu cầu và đánh giá kèm theo
2. Tham khảo tài liệu
Tìm tài liệu liên quan đến khu vực cần thiết kế. Tham khảo tài liệu về thực
vật, vật liệu cảnh quan.
3. Phương pháp thiết kế
Sử dụng các phần mềm đồ họa như Autocad, Artlantis, Photoshop,
Sketchup…để vẽ bản thiết kế dựa vào những dữ liệu có sẳn.
 Kết quả đạt được:
- Các bảng thuyết minh: thiết kế, cây xanh
- Các bảng vẽ thiết kế: Mặt bằng tổng thể khuôn viên trường học có bố trí
cây xanh, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, tiểu cảnh.

iii


SUMMARY
Research project "Landscape Design School campus facilities Quang Trung Quang Trung - Thong Nhat - Dong Nai" was conducted in Ho Chi Minh, the period
from 01/2012 to 05/2012
 Target: Creating spacious campus, green, clean, beautiful, scientific and
reasonable in accordance with conditions of School
 Method:
1. Field survey:

- Collect all available data necessary for design.
2. - Propose ideas for designing reasonably common.
3. - Additional requirements and assessment with it.
4. Refer to the documentation:
Search for documents related to the design area. Refer to the documentation
about plants, landscaping materials.
5. The results were:
Use graphics software such as Autocad, 3D Max, Photoshop, Sketchup to
draw a design based on the data available.
-Achievements:
- The panel notes: design, trees.
- The design drawings: The overall campus with greenery layout, the front,
the cross cut, the perspectives, the small scenes.

iv


MỤC LỤC
 
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ ii 
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii 
SUMMARY .............................................................................................................. iv 
MỤC LỤC ...................................................................................................................v 
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... viii 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... ix 
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................1 
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ......................................................................................2 
2.1 Đặc điểm khu vực thiết kế ....................................................................................2 
2.1.1 Hiện trạng trường THCS Quang Trung .............................................................2 

2.1.3 Đặc điểm tự nhiên khu vực thiết kế ...................................................................4 
2.1.3.1 Vị trí - Giới hạn khu vực thiết kế ....................................................................4 
2.1.3.2 Địa hình: ..........................................................................................................4 
2.1.3.3 Khí hậu: ..........................................................................................................5 
2.1.3.4 Địa chất: ..........................................................................................................5 
2.2 Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cảnh quan. .............................................6 
2.2.1 Vai trò của cây xanh đối với cuộc sống con người. ...........................................6 
2.2.2 Các nguyên tắc phối kết cây xanh. .....................................................................7 
2.2.2.1 Các quy luật cơ bản. ........................................................................................7 
2.2.2.2 Các quy tắc sắp xếp. ........................................................................................8 
CHƯƠNG 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .11 
3.1 Mục tiêu: .............................................................................................................11 
3.2 Nội dung: .............................................................................................................11 
3.3 Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................12 
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................13 
4.1. Kết quả khảo sát hiện trạng khu đất thiết kế ......................................................13 

v


4.1.1 Hiện trạng hạ tầng kĩ thuật ...............................................................................13 
4.1.2 Hiện trạng mảng xanh ......................................................................................13 
4.1.3 Đánh giá hiện trạng ..........................................................................................14 
4.2. Thuyết minh thiết kế ..........................................................................................14 
4.2.1. Ý tưởng thiết kế chung cho cảnh quan khuôn viên trường học ......................14 
4.2.2 Đề xuất phương án thiết kế ..............................................................................15 
4.2.3. Phân tích từng phân khu chức năng ................................................................18 
4.2.3.1 Khu sân chính:...............................................................................................18 
4.2.3.2 Khu học thể dục ............................................................................................20 
4.2.3.3 Khu nghỉ ngơi và đi dạo ................................................................................22 

4.2.3.4 Khu vườn công trình lớp học ........................................................................24 
4.2.4. Tiêu chí lựa chọn cây trồng:............................................................................25 
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................28 
5.1. Kết luận ..............................................................................................................28 
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................29 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................30 

vi


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
THCS:

Trung học cơ sở

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Danh mục cây trồng che bóng mát trong khu vực thiết kế .......................13 
Bảng 4.2 Danh mục đề xuất cây trồng che bóng mát ...............................................26 
Bảng 4.3 Danh mục đề xuất cây trồng trang trí ........................................................27 

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Phía trước nhà hành chính ...........................................................................2 
Hình 2.2 Nhà hành chính ............................................................................................2
Hình 2.3 Hiện trạng sau dãy lớp học  ........................................................................ 3 

Hình 2.4 Hiện trạng sau dãy lớp học .........................................................................3
Hình 2.5 Hiện trạng sân chính ....................................................................................3 
Hình 2.6 Hiện trạng khu học thể dục..........................................................................3
Hình 2.7 Hiện trạng cổng trường .............................................................................. 3 
Hình 2.8 Sân chính nhìn từ hướng Tây ......................................................................3
Hình 2.9 Bản đồ vệ tinh trường THCS Quang Trung ................................................4 
Hình 4.1 Sơ đồ phân khu chức năng ........................................................................15 
Hình 4.2 Mặt bằng tổng thể ......................................................................................16 
Hình 4.3 Phối cảnh tổng thể .....................................................................................17 
Hình 4.4 Phối cảnh sân chính ...................................................................................18 
Hình 4.5 Phối cảnh giàn hoa leo...............................................................................19 
Hình 4.6 Phối cảnh sân học thể dục nhìn từ hướng Nam .........................................29 
Hình 4.7 Phối cảnh sân học thể dục nhìn từ hướng Bắc ..........................................21 
Hình 4.8 Phối cảnh đường đi dạo .............................................................................22 
Hình 4.9 Phối cảnh ghế ngồi nghỉ ngơi ....................................................................23 
Hình 4.10 Phối cảnh vườn công trình lớp học .........................................................24 
Hình 4.11 Phối cảnh đường đi chính ........................................................................25 

ix


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay hệ thống trường học đang ngày càng phát triển. Những yêu cầu về
chức năng học tập, phục vụ học tập và các chức năng giao thông, sinh hoạt cơ bản
khác không thể thiếu. Nhưng việc tạo cảnh quan khuôn viên trường học cũng là một
vấn đề cần quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc học, giảng dạy của thầy trò.
Khuôn viên trường học không những tạo nên vẻ đẹp cho ngôi trường mà nó còn góp
phần tạo nên môi trường học tập thân thiện, tạo lập văn hoá học đường. Một trong
những nhân tố tạo nên sự thành công trong công tác đào tạo của trường học.

Trường THCS Quang Trung là một trong những trường học lớn của xã
Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai . Có diện tích 10.973 m2. Tuy
nhiên khuôn viên trường học vẫn chưa được quan tâm, thiếu bóng mát cây xanh,
thiếu nơi thư giãn và giải trí cho học sinh và thầy cô.
Do đó, với những hiểu biết và kiến thức có được dưới sự hướng dẫn của
KTS. Đỗ Ngọc Nhuận tôi tiến hành làm đề tài “Thiết kế cảnh quan khuôn viên
trường Trung học cơ sở Quang Trung - Ấp Lê Lợi 2 - xã Quang Trung - Huyện
Thống Nhất - Tỉnh Đồng Nai” nhằm tạo môi trường sạch, đẹp, khang trang, khoa
học làm tăng chất lượng giảng dạy và học tập của thầy và trò.

1


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Đặc điểm khu vực thiết kế
2.1.1 Hiện trạng trường THCS Quang Trung
Trường THCS Quang Trung do UBND huyện Thống Nhất làm chủ đầu tư
được khởi công xây dựng vào tháng 06/2007. Hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đã hoàn chỉnh nhưng mảng xanh tại khu vực này vẫn chưa hoàn thành, ngoài
những cây lâu năm có sẵn trường chỉ mới đầu tư trồng thêm hàng cây dầu con rái
ven vách tường và hàng cây hoàng nam trên đường đi chính của trường. Ngoài ra
chưa có sự đầu tư vào các khu vực khác.
2.1.2 Một số hình ảnh hiện trạng.

Hình 2.1 Phía trước nhà hành chính

Hình 2.2 Nhà hành chính

2



Hình 2.3 Hiện trạng sau dãy lớp học 1

Hình 2.4 Hiện trạng sau dãy lớp học 2

Hình 2.5 Hiện trạng sân chính

Hình 2.6 Hiện trạng khu học thể dục

Hình 2.7 Hiện trạng cổng trường

Hình 2.8 Sân chính nhìn từ hướng Tây

3


2.1.3 Đặc điểm tự nhiên khu vực thiết kế
2.1.3.1 Vị trí - Giới hạn khu vực thiết kế
Trường THCS Quang Trung có tổng diện tích là 1,0973 ha. Trường thuộc ấp
Lê Lợi 2, xã Quang Trung, Huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Mặt tiền tiếp giáp
với đường đất nối từ quốc lộ 20 đi vào khu đất. Mặt bên tiếp giáp với đường đất đi
vào vườn cao su, hai mặt còn lại tiếp giáp với vườn cao su.

(Nguồn: />Hình 2.9 Bản đồ vệ tinh trường Trung học cơ sở Quang Trung
2.1.3.2 Địa hình:
Địa hình đẹp, bằng phẳng toàn khu.
Trường nằm trong khu đất trồng cao su nên các phía đều tiếp giáp với vườn
cao su, chỉ có một lối giao thông duy nhất nối từ quốc lộ 20 đi vào khu đất.


4


2.1.3.3 Khí hậu:
Khu đất thiết kế thuộc xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
nên mang đặc điểm khí hậu của huyện Thống Nhất, cụ thể như sau:
Huyện Thống Nhất nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo
với những đặc trưng chính như sau:
+ Nắng nhiều (trung bình 2.600 - 2.700 giờ/năm), nhiệt độ cao đều trong
năm (trung bình 25 - 260C, tối thấp 21 - 220C, tối cao 34 - 350C), tổng tích ôn lớn
(trung bình 9.4090C).
+ Lượng mưa lớn (2.139 mm/năm), nhưng phân hóa sâu sắc theo mùa, trong
đó: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa chiếm trên 85 - 90% tổng
lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa chỉ
chiếm 10- 15% tổng lượng mưa cả năm.
+ Lượng bốc hơi trung bình 1.100 - 1.400 mm/năm, nhưng mùa khô lượng
bốc hơi thường chiếm 64 - 67% tổng lượng bốc hơi cả năm, gây nên tình trạng mất
cân đối về chế độ ẩm trong mùa khô, nhất là các tháng cuối mùa.
+ Hầu như không có bão tố, giá lạnh và rất ít thiên tai, tạo lợi thế cho phát
triển sản xuất nông nghiệp, nhất là với các loại cây lâu năm như cao su, điều, cây ăn
quả, riêng với cây hàng năm thì bị hạn chế bởi nguồn nước tưới vào mùa khô.
2.1.3.4 Địa chất:
- Đất của khu vực thuộc nhóm đất đen. Đất có thành phần cơ giới trung bình,
phản ứng đất từ ít chua đến trung tính (pHH2O = 5,5 - 7,8: pKKCL = 5 - 6,5), hàm
lượng đạm, lân, kali và mùn tổng số khá giàu nhưng có nhiều đá lộ đầu và phiến
nên khó cơ giới hóa. Khả năng sử dụng phụ thuộc vào địa hình và khả năng thoát
nước; trong đó trên đất có độ dốc lớn được sử dụng trồng chuối và các loại cây lâu
năm khác, đất bằng trồng lúa, màu.
(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân huyện Thống Nhất, 2012. Rà soát, bổ xung điều chỉnh
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thống Nhất giai đoạn 2010 –

2020. Bản dự thảo thuyết minh tổng hợp Ủy Ban Nhân Dân huyện Thống Nhất Đồng Nai)

5


2.2 Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cảnh quan.
2.2.1 Vai trò của cây xanh đối với cuộc sống con người.
- Trước hết, cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu:
Cây hấp thụ CO2 và thải khí O2 giúp không khí trong lành.
Cây hút nước dưới lòng đất và trả lại không khí dưới dạng hơi nước làm
không khí mát mẻ, điều hòa nhiệt độ khi trời nắng.
Lá cây và thân cây cản giữ bụi và hạn chế xóa lở khi trời mưa to. Nhất là loại
cây có vỏ sần sùi và lá thô ráp, bụi bám lại cây khi mưa xuống.
- Cây có tác dụng làm sạch môi trường đất:
Một số loại cây thân gỗ có khả năng hấp thụ được các chất kim loại nặng
trong đất ô nhiễm như chất Pb, Cd, Co, Zn, Cu nên cây có thể làm giảm được các
chất độc hại xâm nhập tới nguồn nước ngầm khu vực dân cư.
- Cây có tác dụng ngăn tiếng ồn:
Âm thanh phản xạ qua lại nhiều lần qua các tán cây sẽ giảm lượng âm thanh
đáng kể. Vì vậy, thiết kế các lớp cây trồng xen kẽ cây bụi, cây thấp tầng và cây cao
để giảm bớt âm thanh thành phố đến các công trình. Cây xanh hoạt động như vùng
đệm hấp thu tiếng ồn vì lá cây và thân cây chia cắt nhỏ sóng âm thanh. Nếu trồng
đai rừng rộng 30m và cây cao 12m có thể giảm 50% tiếng ồn ( theo nghiên cứu của
Bộ Năng lượng Hoa Kỳ).
- Cây xanh có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan:
Những tính chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá,
hoa, thân cây...) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của công trình
kiến trúc cũng như cảnh quan chung.
Ngoài chức năng trang trí, tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ cây xanh còn có tác
dụng kiểm soát giao thông. Việc kiểm soát giao thông bao gồm cả xe cơ giới và

người đi bộ. Các bụi thấp, bờ dậu, đường viền cây xanh trong vườn hoa công viên
vừa có tác dụng trang trí vừa có tác dụng định hướng cho người đi bộ. Hàng cây
bên đường có tác dụng định hướng, nhất là vào ban đêm sự phản chiếu của các gốc
cây được sơn vôi trắng là những tín hiệu chỉ dẫn cho người đi đường.

6


- Tác dụng của cây đối với sức khỏe tâm lý:
Cây xanh có tác dụng tích cực đối với hoạt động của não bộ và giải tỏa căng
thẳng tâm lý trong cuộc sống.
Môi trường tự nhiên có nhiều cây xanh thì càng có tác dụng tích cực đối với
sức khỏe tâm lý.
2.2.2 Các nguyên tắc phối kết cây xanh.
2.2.2.1 Các quy luật cơ bản.
a. Quy luật hài hòa.
Là quy luật cơ bản nhất trong nghệ thuật cảnh quan, bao gồm: Hài hòa
đồng nhất và hài hòa tương tự.
Hài hòa đồng nhất biểu hiện sự thống nhất cùng một nhịp điệu, hình khối, bề
mặt, hay màu sắc, sử dụng nhân tố tiêu chuẩn hóa (module) làm cơ sở cho tất cả các
không gian.
Hài hòa tương tự được thực hiện bằng cách lặp đi lặp lại các yếu tố tương tự
nhau về hình dáng và không gian. Hài hòa tương tự biểu hiện sự thống nhất đa
dạng.
b. Quy luật cân đối & nhất quán.
Là quy luật bảo đảm sự tương quan hợp lý giữa bộ phận và toàn thể, giữa ý
đồ phụ và ý đồ chính, giữa đối tượng phụ và đối tượng chính.
Cân đối về mặt bố cục, tỷ lệ các thành phần tạo cảnh. Tuy nhiên, về mặt hình
khối, màu sắc cần có sự nhất quán giữa các yếu tố phụ, giữa yếu tố phụ và chính để
tổng thể được hài hòa và nổi rõ chính – phụ.

c. Quy luật tương phản.
Là quy luật biểu hiện sự đối lập về hình khối, màu sắc vật thể và hiện
tượng ánh sáng, âm thanh,…
Sử dụng quy luật tương phản làm tăng khả năng kích thích, hấp dẫn thông
qua tính mới lạ của các điểm nhấn trong không gian cảnh quan.
Vận dụng luật tương phản nếu dàn đều sẽ gây cảm giác về sự tranh chấp, phá
vỡ sự hài hòa chung.

7


d. Quy luật cân bằng.
Quy luật cân bằng bao gồm cân bằng đối xứng và cân bằng không đối xứng.
Cân bằng đối xứng tạo nên do sự bố trí đối xứng qua trục hoặc điểm các yếu
tố hoàn toàn giống nhau về mọi mặt (hình dáng, chất liệu, màu sắc, quy mô).
Cân bằng không đối xứng tạo nên do sự bố trí không đối xứng nhưng cân
xứng do các yếu tố bố trí các sút hút bằng nhau.
2.2.2.2 Các quy tắc sắp xếp.
a. Sự thống nhất.
Sử dụng sự lặp lại hoặc tương tự về hình dáng, chất liệu,màu sắc để tạo nên
sự thống nhất trong thiết kế.
Lược bỏ hay giảm thiểu các yếu tố không cần thiết, tiết kiệm về đường, dạng,
bề mặt và màu sắc.
Sự thống nhất chủ đề.
b. Sự tương phản.
Tương phản về hình dáng, chất liệu, màu sắc sẽ tránh cho khu vườn bị đơn
điệu, cho người nhìn những điểm thu hút.
Gia tăng sự thu hút bằng việc sử dụng các nhântố lạ thường, tương phản với
xung quanh.
Tương phản về hình dáng, chất liệu, màu sắc sẽ tránh cho khu vườn bị đơn

điệu, cho người nhìn những điểm thu hút.
Gia tăng sự thu hút bằng việc sử dụng các nhân tố lạ thường, tương phản với
xung quanh.
c. Sự cân bằng.
Thường được áp dụng nhiều từ những điểm nhìn tĩnh. Có 2 trường hợp cân
bằng:
Cân bằng đối xứng: các vật thể bố trí hai bên trục đối xứng đều giống nhau,
tạo nên cảm giác ngay ngắn, trang trọng.
Cân bằng không đối xứng: các vật thể bố trí không đối xứng, sự cân bằng là
cân bằng trọng lực nhìn ở hai bên trục.

8


d. Sự nổi bật.
Sự nổi bật: tập trung được sự thu hút của con người và làm cho không gian
có điểm nhìn, điểm nghỉ của mắt.
Sử dụng thủ pháp tương phản về hình dáng, kích cỡ, vật liệu hoặc màu sắc để
tạo nên sự nổi bật.
e. Tỷ lệ và sự cân đối.
Hướng tới sự so sánh tương đối chiều cao, độ dài, diện tích, khối tích và khối
lượng giữa một với nhiều đối tượng, giữa một đối tượng với không gian mà nó
chiếm chỗ.
Tỷ lệ nhỏ:hướng tới sự thu nhỏ, các không gian hay kích thước đối tượng
nhỏ hơn hoặc xấp xỉ kích thước con người.
Ví dụ: Nghệ thuật bon sai, vườn Nhật.
Yêu cầu hướng tới sự tinh tế, chắt lọc.
Tỷ lệ lớn: không gian và vật thể có xu hướng bao trùm con người, con người
cảm giác choáng ngợp và nhỏ bé trước không gian.
Thường hướng tới các hình khối lớn, các chủ đề tư tưởng, ít chú trọng đến

chi tiết.
Tỷ lệ nhân bản: một cách tương đối khi kích thước mặt bằng từ 2 đến 20 lần
chiều cao cơ thể người, chiều cao mặt đứng hay các bức tường từ 1/3 đến 1/2 chiều
rộng mặt bằng.
Đối với các cảnh quan chuyển tiếp các loại tỷ lệ cần quan tâm tới tính tầng
bậc của không gian và các không gian chuyển tiếp từ tỷ lệ nhỏ đến lớn và ngược lại.
Chuỗi tuần tự: gắn liền với sự chuyển động qua các không gian, là một chuỗi
tầm nhìn đến các cảnh vật trong quá trình chuyển động. Do đó, chú trọng đến yếu tố
thay đổi cảnh vật và cảm xúc của người thưởng ngoạn.
Cần quan tâm đến thủ pháp đóng mở cảnh như tạo ra những khung hình, vị
trí nhìn từ chỗ ngồi, khung cửa, trên đường dạo ở các vị trí đổi hướng, hoặc chuyển
tiếp không gian để tạo cảnh vật lý thú hơn.

9


Quan tâm tới sự thay đổi về cao độ để tạo một chuỗi tuần tự hấp dẫn khi thay
đổi các góc nhìn lên và xuống.
(Nguồn: Đinh Văn Trung, 2011. Thiết kế mảng xanh trường Đại học Quốc Tế
thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Cảnh quan và Kỹ thuật hoa
viên, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.)

10


CHƯƠNG 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu:
Tạo khuôn viên trường học khang trang, xanh, sạch, đẹp, khoa học, hợp lý

phù hợp với điều kiện của trường.
Từ mục tiêu tổng quát, có các mục tiêu cụ thể sau :
-

Xây dựng các phân khu chức năng:

 Khu sân chính
 Khu đi dạo, giải trí
 Khu vườn công trình lớp học
 Khu học thể dục
-

Đề xuất các loại cây trồng nhằm phục vụ cho việc thiết kế và xây dựng

hệ thống mảng xanh trong khu vực.
3.2 Nội dung:
 Điều tra khảo sát hiện trạng
-

Xác định mặt bằng hiện trạng khu đất

-

Khảo sát địa hình, khí hậu, đất đai

-

Chụp hình, đo vẽ, thu thập số liệu khu đất

-


Điều tra khảo sát các loại cây trồng hiện có trong khu vực nghiên cứu

 Xây dựng phương án thiết kế
-

Phân khu chức năng khuôn viên trường học

-

Đề xuất các phương án thiết kế

 Lập danh sách đề xuất chủng loại cây trồng
 Xây dựng bản vẽ phối cảnh

11


3.3 Phương pháp nghiên cứu:
 Hướng nghiên cứu của đề tài:
-

Nguyên lý thiết kế cảnh quan

-

Văn hóa truyền thống của trường

 Phương pháp điều tra khảo sát hiện trạng:
-


Đo đạc, thu thập số liệu khu đất

-

Chụp hình hiện trạng và cảnh quan xung quanh khu đất cần thiết kế

-

Xác định loại đất, hướng gió, hướng nắng, các công trình hạ tầng xung

quanh ảnh hưởng đến khuôn viên trường học.
-

Điều tra các loại cây trồng hiện có trong khu vực và chọn ra loài cây

thích hợp cho công trình.
-

Xác định các công trình hiện hữu trên mặt bằng hiện trạng

 Phương pháp tham khảo:
-

Tìm tài liệu liên quan đến khu vực cần thiết kế

-

Tham khảo tài liệu về thực vật, vật liệu cảnh quan


 Phương pháp thiết kế:
-

Nghiên cứu chức năng của khuôn viên trường học để đưa ra phương án

thiết kế hợp lý.
-

Từ mặt bằng hiện trạng tiến hành phân khu chức năng, thiết kế sơ đồ

giao thông, hình thành sơ đồ ý tưởng.
-

Thiết kế chi tiết từng phân khu chức năng: thiết kế mảng xanh, giao

thông, điểm nhấn…
-

Tổng hợp ý tưởng trên mặt bằng tổng thể

-

Chọn các loại cây phù hợp đưa vào thiết kế và hoàn tất mặt bằng tổng

thể có cây xanh.
-

Từ mặt bằng tổng thể dựng mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh cho từng khu

trong khuôn viên trường học để thể hiện rõ ý tưởng thiết kế.

-

Sử dụng phần mềm đồ họa hỗ trợ như AutoCad, Photoshop, Sketchup để

thể hiện ý tưởng thiết kế.

12


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả khảo sát hiện trạng khu đất thiết kế
4.1.1 Hiện trạng hạ tầng kĩ thuật
Khu vực thiết kế là một không gian rộng lớn bao gồm: Khối nhà hiệu bộ, khối
nhà đa năng, hai khối lớp học lý thuyết, khối nhà bảo vệ, khối nhà giữ xe học sinh,
khối nhà giữ xe giáo viên.
4.1.2 Hiện trạng mảng xanh
- Nhìn chung cảnh quan khuôn viên trường chưa được chú trọng phần mảng
xanh. Các loài cây trong khuôn viên trường đa số là cây thân gỗ và mới được trồng
nên có chiều cao dưới 6m như hoàng nam, dầu con rái, sakê, bằng lăng tím. Phần
lớn diện tích đất trống cây cỏ dại mọc nhiều. Thành phần cây bụi, cây có hoa đẹp và
cây lá màu chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
Bảng 4.1 Danh mục cây trồng che bóng mát trong khu vực thiết kế
STT

Tên loài cây

Tên khoa học

Họ


Số
lượng

1

Phi lao

Casuarina equisetifolia

Casuarinaceae

2

2

Phượng vĩ

Delonix regia

Fabaceae

3

3

Bàng

Terminalia catappa


Combretaceae

3

4

Dầu con rái

Dipterocarpus alatus

Dipterocarpaceae

35

5

Bằng lăng tím

Lagerstroemia reginae

Lythraceae

6

6

Xà cừ

Khaya senegalensis


Meliaceae

1

7

Sa kê

Artocarpus altilis

Moraceae

6

8

Hoàng Nam

Polyalthia longifolia

Annonaceae

44

13


4.1.3 Đánh giá hiện trạng
- Thuận lợi:
Khu vực thiết kế chủ yếu là đất trồng cây

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển cây xanh
Địa hình không phức tạp, tương đối bằng phẳng
- Khó khăn:
Cảnh quan khuôn viên trường học chưa được chú trọng quan tâm và phát
triển
- Cơ hội:
Việc tạo cảnh quan khuôn viên trường học góp phần tạo nên môi trường học
xanh, sạch, đẹp, thân thiện và khoa học.
- Thách thức:
Cần có sự đầu tư và sự quan tâm, chăm sóc bảo dưỡng để duy trì chất lượng
và vẻ đẹp của cảnh quan khuôn viên trường.
4.2. Thuyết minh thiết kế
4.2.1. Ý tưởng thiết kế chung cho cảnh quan khuôn viên trường học
- Khuôn viên trường học là nơi phục vụ cho việc học tập, nghỉ ngơi, giao lưu
của học sinh và giáo viên.
- Cảnh quan khuôn viên trường học thể hiện văn hóa, truyền thống của
trường
- Cảnh quan trường học xanh - sạch - đẹp gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường
- Mục tiêu chính tạo khuôn viên trường học khang trang, xanh, sạch, đẹp,
khoa học, hợp lý phù hợp với điều kiện của trường.
- Định hướng thiết kế cảnh quan khuôn viên trường học: Thiết kế theo phong
cách tự do trên cơ sở bố cục cảnh quan là sự kết hợp chặt chẽ giữa công trình kiến
trúc và cảnh quan thiên nhiên để tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng, hài hòa và đồng
nhất.

14


Khuôn viên được chia ra các phân khu chính như:
 Khu sân chính

 Khu học thể dục
 Khu đi dạo, giải trí
 Khu vườn công trình lớp học
4.2.2 Đề xuất phương án thiết kế

Hình 4.1 Sơ đồ phân khu chức năng
Dựa vào nhu cầu vui chơi, học tập của học sinh khuôn viên trường học được
chia ra làm các phân khu chức năng: khu sân chính, khu học thể dục, khu đi dạo và
giải trí, khu công trình lớp học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vui chơi, học
tập của học sinh cũng như công tác giảng dạy của thầy cô trong trường THCS
Quang Trung đạt hiệu quả tốt nhất.

15


×