Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG KHU VỰC VEN BIỂN TP.TUY HÒA – PHÚ YÊN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN TÀI NGUYÊN,
MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
BỀN VỮNG KHU VỰC VEN BIỂN TP.TUY HÒA – PHÚ YÊN.

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM
Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khoá: 2008 - 2012

Tháng 5/2012


 

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN TÀI NGUYÊN,
MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ TUY HỊA – PHÚ N.

Tác giả

NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư
Ngành quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:
TS. CHẾ ĐÌNH LÝ



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6 - 2012


 


 

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài cũng như trong bốn năm học tập tại giảng
đường đại học tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, động viên từ gia đình, thầy cơ, các
cơ quan ban ngành, và các bạn.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi trường và Tài
nguyên, trường Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức
và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
Tiếp theo, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến TS. Chế Đình Lý – Phó viện trưởng
viện Tài ngun mơi trường TP. Hồ Chí Minh, KS. Nguyễn Hiền Thân – chuyên viên
du lịch Viện Tài nguyên môi trường TP. Hồ Chí Minh đã dành nhiều thời gian quý báu
để tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm để tơi có
thể hồn thành đề tài đã lựa chọn.
Tôi xin cảm ơn các cô chú, anh chị trong Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh
Phú Yên, sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Yên, Ban quản lý ở một số khu du
lịch ven biển thành phố Tuy Hòa, đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Đỗ Cao
Trí – chuyên viên môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp số liệu,
đóng góp nhiều ý kiến q báu cho tơi trong suốt q trình thực tập và thực hiện đề tài.
Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các bạn lớp DH08DL,
những người bạn thân đặc biệt là gia đình tơi đã luôn bên cạnh, cổ vũ, động viên tinh

thần, là nền tảng để tơi có thêm động lực tiến bước và hồn thành khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Thắm

ii 
 


 

TĨM TẮT KHĨA LUẬN
Khu vực ven biển TP.Tuy Hịa là nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhất
là du lịch nghỉ dưỡng và thể thao biển. Đề tài “đánh giá tác động của hoạt động du lịch
đến tài nguyên, môi trường và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững khu vực
ven biển TP.Tuy Hòa” đã được thực hiện từ tháng 01/2012 đến tháng 05/2012 với mục
tiêu tìm hiểu hiện trạng tài ngun, mơi trường và hiện trạng hoạt động du lịch qua đó
đánh giá các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi trường và đề xuất các
giải pháp giảm thiểu.
Kết quả nghiên cứu chính của đề tài có thể được tóm tắt như sau:
 Đã khái quát về TP.Tuy Hòa cả về điều kiện tự nhiên lẫn các điều kiện văn hóa
xã hội. Với nguồn tài nguyên nhân văn đặc sắc của người Phú Yên cùng với
điều kiện tự nhiên như vậy TP.Tuy Hịa có nhiều cơ hội để đẩy mạnh phát triển
du lịch.
 Đã đánh giá được tiềm năng phát triển du lịch biển tại TP.Tuy Hòa, hiện trạng
tài nguyên, mơi trường và tình hình hoạt động du lịch ở đây thông qua đợt khảo
sát thực tế dọc ven biển thuộc phường 7 TP.Tuy Hòa vào tháng 3 năm 2012 và
các số liệu thu thập được từ sở VHTT & DL Phú Yên và sở TN & MT Phú
Yên.

 Đã phân tích được những khía cạnh tác động của hoạt động du lịch và qua đó
đánh giá được hoạt động xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng du lịch; nấu nướng
phục vụ ăn uống, vui chơi lưu trú của khách là có tác động mạnh đến tài
ngun, mơi trường bằng cách sử dụng phương pháp phân tích khía cạnh tác
động và ma trận hoạt động tác động.
 Bằng phương pháp phân tích SWOT và SA, đề tài đã đề xuất các giải pháp
giảm thiểu các tác động trong đó giải pháp quản lý, quy hoạch phát triển du lịch
và giải pháp khai thác, bảo vệ tài nguyên – môi trường là được ưu tiên hàng đầu
nhằm đưa du lịch biển Tuy Hòa phát triển theo hướng bền vững.

iii 
 


 

MỤC LỤC
Trang tựa ………………………………………………………………………………….i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................ii
Tóm tắt khóa luận ............................................................................................................... iii
Mục lục ................................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ..................................................................................................vii
Danh mục bảng ................................................................................................................. viii
Danh mục biểu đồ ................................................................................................................ix
Chương 1: MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1

1.2.


Tổng quan tài liệu ................................................................................................... 2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 6

1.3.1.

Mục tiêu tổng quát ........................................................................................... 6

1.3.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 6

1.4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 6

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 6

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 6

1.5.

Tính mới và ý nghĩa của đề tài ................................................................................ 6


1.5.1.

Tính mới ........................................................................................................... 6

1.5.2.

Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 7

Chương 2: TỔNG QUAN................................................................................................... 8
2.1.

Tổng quan về thành phố Tuy Hòa – Phú Yên......................................................... 8

2.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 8

2.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................... 9
iv 

 


 

2.1.3.
2.2.


Các nguồn tài nguyên ..................................................................................... 11

Tổng quan về phát triển du lịch bền vững. ........................................................... 14

2.2.1.

Phát triển bền vững ........................................................................................ 14

2.2.2.

Phát triển du lịch bền vững ............................................................................ 14

2.2.3.

Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững ................................................... 14

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 16
3.1.

Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 16

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 16

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 16


3.2.2.

Phương pháp khảo sát thực địa ...................................................................... 17

3.2.3.

Phương pháp phỏng vấn - bảng câu hỏi ......................................................... 17

3.2.4.

Phương pháp phân tích khía cạnh - tác động (AIA). .................................... 18

3.2.5.

Phương pháp ma trận hoạt động tác động (AIM). ......................................... 19

3.2.6.

Phương pháp phân tích các bên liên quan (SA). ............................................ 20

3.2.7.

Phương pháp phân tích SWOT. ..................................................................... 20

3.2.8.

Tiến trình thực hiện đề tài .............................................................................. 22

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 23
4.1.


Tình hình hoạt động du lịch và hiện trạng tài nguyên, môi trường của khu vực

ven biển TP.Tuy Hòa. ..................................................................................................... 23
4.1.1.

Hiện trạng hoạt động du lịch .......................................................................... 23

4.1.2. Hiện trạng môi trường của khu vực ven biển thành phố Tuy Hịa ................... 31
4.2.

Phân tích các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi trường Khu

vực ven biển TP.Tuy Hòa. .............................................................................................. 36
4.2.1.

Danh mục các hoạt động – khía cạnh – tác động từ hoạt động du lịch.......... 36

4.2.2.

Xác định các tác động của hoạt động du lịch ảnh hưởng đến tài nguyên,

môi trường… ............................................................................................................... 39

 


 

4.2.3.


Xác định các tác động khi tài nguyên, môi trường bị tổn thương ảnh

hưởng đến phát triển du lịch. ....................................................................................... 41
4.2.4.

Phân tích các tác động của hoạt động du lịch. ............................................... 42

4.3.

Đánh giá các hoạt động du lịch có ý nghĩa đến tài nguyên, môi trường. ............. 47

4.4.

Giải pháp quản lý, giảm thiểu các tác động của hoạt động du lịch và định

hướng phát triển bền vững du lịch ven biển TP. Tuy Hòa. ............................................. 49
4.4.1.

Thu hút các bên liên quan trong hoạt động du lịch. ....................................... 49

4.4.2.

Phân tích SWOT cho hoạt động du lịch ven biển thành phố Tuy Hòa. ......... 52

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 61
5.1. Kết luận .................................................................................................................... 61
5.2. Kiến nghị .................................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 64
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 66

 

vi 
 


 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV

Bảo vệ thực vật

IUCN

International Union for Conservation of Nature
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KDL

Khu du lịch

KSON

Kiểm sốt ơ nhiễm

PTBV

Phát triển bền vững


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SA

Stakeholder Analysis
Phân tích các bên liên quan

SWOT

Strengths- Weaknesses - Opportunities – Threats
Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức

TN & MT

Tài nguyên và môi trường

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân


UNWTO

United Nations World Tourism Organisation
Tổ chức Du lịch thế giới 

VHTT & DL

Văn hóa thể thao và du lịch

WTTC

The World Travel & Tourism Council
Hội đồng lữ hành Du lịch thế giới

vii 
 


 

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Bảng danh mục hoạt động – khía cạnh – tác động. ......................................18
Bảng 3.2: Điểm đánh giá tần suất hoạt động, xác suất xảy ra và hậu quả của tác động
.....................................................................................................................................199
Bảng 3.3: Bảng phân tích SWOT ..................................................................................21
Bảng 4.1: Hiện trạng về cở sở lưu trú du lịch tại Phú Yên............................................24
Bảng 4.2: Cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 2 – 5 sao tại TP.Tuy Hòa .................................24
Bảng 4.3: Thống kê lượng khách đến Phú Yên .............................................................26

Bảng 4.4: Công suất buồng, phịng trung bình của các cơ sở lưu trú qua các năm.......26
Bảng 4.5: Hiện trạng lao động du lịch Phú Yên đã qua đào tạ……. ............................27
Bảng 4.6: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt. ....................................32
Bảng 4.7: Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm .....................................................33
Bảng 4.8: Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ. ..........................................33
Bảng 4.9: Tình hình thu gom rác thải đơ thị..................................................................34
Bảng 4.10: Hạ tầng thu gom và xử lý rác trên địa bàn TP.Tuy Hòa năm 2011 ............34
Bảng 4.11: Danh mục các KDL, khách sạn tại Phường 7 – TP.Tuy Hịa .....................36
Bảng 4.12: Các hoạt động – khía cạnh – tác động ........................................................36
Bảng 4.13: Bảng hoạt động – khía cạnh – tác động ......................................................39
Bảng 4.14: Tác động của du lịch đến tài ngun, mơi trường ......................................40
Bảng 4.15: Ơ nhiễm mơi trường, tài nguyên tác động tới hoạt động du lịch ................41
Bảng 4.16: Nguồn gốc chất thải rắn tại khu vực nghiên cứu ........................................44
Bảng 4.17: Các khía cạnh mơi trường có ý nghĩa. ........................................................47
Bảng 4.18: Điểm đánh giá tần suất, xác xuất và tác động. ............................................48
Bảng 4.19: Bảng kế hoạch phối hợp hành động với các bên liên quan.........................50
Bảng 4.20: Ma trận SWOT cho khu vực ven biển TP.Tuy Hòa ...................................52
Bảng 4.21: Các giải pháp phát triển bền vững du lịch ven biển TP.Tuy Hòa ...............54

viii 
 


 

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Ý kiến của du khách về cơ sở hạ tầng……………………………….......25
Biểu đồ 4.2: Thói quen đi du lịch biển của du khách………………………………....26
Biểu đồ 4.3: Mục đích khách đi du lịch biển………………………………………….27

Biểu đồ 4.4: Cảm nghĩ của du khách về tình trạng mơi trường khu vực ven biển Tuy
Hòa……………………………………………………………………………………29
Biểu đồ 4.5: Ý kiến của du khách về tình hình thu gom rác thải của khu vực…….35
Biểu đồ 4.6: Ý kiến của du khách về tác động của hoạt động xây dựng cơ sở vật chất,
hạ tầng du lịch đến tài nguyên, môi trường………………………………………….43
Biểu đồ 4.7: Tác động của hoạt động nấu nướng, ăn uống, vui chơi của du khách..45
Biểu đồ 4.8: Ý kiến của du khách về phát triển du lịch tác động đến tài nguyên, môi
trường của địa phương………………………………………………………………..46

 

ix 
 


 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay khi cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của

con người ngày càng cao và điều tất nhiên là du lịch đã trở thành nhu cầu không thể
thiếu của mỗi chúng ta.
Trong những năm vừa qua, du lịch Việt Nam đã có những bước tiến nổi bật và
đang dần khẳng định vai trị cũng như đóng góp một phần đáng kể cho kinh tế quốc
gia. Du lịch là một ngành kinh tế mà sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với khả
năng khai thác tài ngun, khai thác đặc tính của mơi trường xung quanh. Chính vì vậy

hoạt động du lịch và mơi trường có mối quan hệ qua lại hết sức gắn bó, mật thiết,
tương hỗ lẫn nhau và nếu khai thác, phát triển hoạt động du lịch khơng hợp lý có thể sẽ
là nguyên nhân làm suy giảm giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng
môi trường và cũng có nghĩa là làm suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch. Xu
thế phát triển là tất yếu nhưng phải phát triển như thế nào để có thể vừa khai thác phục
vụ tốt cho hiện tại mà vẫn đảm bảo duy trì được việc khai thác trong tương lai. Điều
này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải phát triển bền vững.
Phú Yên là tỉnh có tiềm năng về tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng nhất là
tiềm năng du lịch biển. Ở đây có bờ biển dài 189 km, nhiều nơi khúc khuỷu, quanh co,
núi biển liền kề tạo nên nhiều vịnh, đầm mang vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ như: Đầm Cù
Mông, vịnh Xn Đài, đầm Ơ Loan, vịnh Vũng Rơ, nhiều bãi tắm đẹp như: Bãi biển
Tuy Hòa, Bãi Nồm, Bãi Từ Nham, Long Thủy, Bãi Tiên,…Dưới biển là những rạn san
hô đẹp và nhiều loại đặc sản biển sẵn sàng phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách
[11].
Năm 2011, Phú Yên kỷ niệm 400 năm hình thành và phát triển. Với sự kiện
trọng đại đó, tháng 10/2008, Chính phủ cho phép Phú Yên chủ trì đăng cai tổ chức
Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ - Phú Yên 2011 nhằm tạo điều kiện
cho Phú Yên quảng bá du lịch với quy mô ngang tầm quốc gia; giới thiệu những nét

 


 

đặc trưng, bản sắc văn hóa truyền thống, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, xúc
tiến đầu tư, thu hút khách du lịch qua đó phát triển ngành du lịch của tỉnh nói riêng và
của Việt Nam nói chung. Trước yêu cầu cấp thiết chuẩn bị cho việc đăng cai tổ chức
năm du lịch Quốc gia với chủ đề “Du lịch biển, đảo” và để quảng bá hình ảnh du lịch
Phú Yên với bạn bè. Cả tỉnh Phú Yên nhất là khu vực ven biển thành phố Tuy Hòa
nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đã tăng nhanh trong những năm gần đây.

Ngoài những cơ sở vật chất phục vụ du lịch sẵn có, đến cuối năm 2010 khu du lịch
sinh thái Núi Thơm – Sao Việt, khu du lịch Thuận Thảo Golden Beach Resort, khách
sạn Kaya, khách sạn Long Beach… đã đi vào hoạt động. Nhiều khu du lịch, khách sạn,
nhà hàng dọc ven biển thành phố Tuy Hịa đang gấp rút hồn thành và đi vào hoạt
động trong năm 2011, 2012 để phục vụ nhu cầu cho du khách. Các khu du lịch, nhà
hàng, khách sạn đi vào hoạt động thì áp lực của hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi
trường cũng gia tăng nhất là đối với khu vực ven biển nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của
du khách và hoạt động du lịch.
Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch phát triển và quản lý các tác động của hoạt động
du lịch đến tài nguyên, môi trường ở đây vẫn chưa có nhiều nghiên cứu. Vì vậy làm
thế nào để phát triển du lịch biển bền vững để trong nhiều năm tới biển Tuy Hịa
khơng chịu chung tình trạng như biển Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu), Nha Trang
(Khánh Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận), Đồ Sơn (Hải Phịng)... đang bị ơ nhiễm nặng
đến mức báo động bởi hoạt động du lịch.
Căn cứ vào những vấn đề đã đề cập và tình hình thực tế phát triển du lịch tại địa
phương, chính vì vậy đề tài: “ Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên,
môi trường và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển thành
phố Tuy Hòa – Phú Yên” được chọn làm luận văn tốt nghiệp.
1.2.

Tổng quan tài liệu
Hiện nay vấn đề mơi trường đã và đang có tác động rất lớn đối với phát triển

kinh tế đất nước, kể cả sự phát triển của ngành du lịch. Do đó, du lịch và môi trường là
hai bộ phận không thể tách rời nhau, mơi trường có tốt thì du lịch mới phát triển bền
vững.
Ngay từ thập kỷ 1980, nhận thức được nguy cơ suy thối mơi trường, mất cân
bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế, hội nghị của ủy ban thế giới về phát triển

 



 

và môi trường (WCED) đã đưa ra khái niệm về phát triển bền vững. Khái niệm này chỉ
xem xét phát triển bền vững từ góc độ kinh tế nên tại hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất
tại Rio, chương trình nghị sự 21 đã bổ sung khái niệm phát triển bền vững. Theo đó,
phát triển bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa hiệp của 3 hệ
thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hóa xã hội [17].
Dựa trên những nguyên tắc phát triển bền vững, Hội đồng lữ hành Du lịch thế
giới (WTTC), Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và Hội đồng Trái Đất (Earth
Council) xây dựng Chương trình nghị sự 21 với 10 nguyên tắc hướng tới phát triển du
lịch bền vững. Khái niệm phát triển du lịch bền vững trong du lịch được hiểu là: Hoạt
động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu
đa dạng của khách du lịch, có quan tâm tới các lợi ích kinh tế trong dài hạn trong khi
vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch, duy trì được sự
tồn vẹn về văn hóa để phát triển du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ mơi
trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư địa phương [17].
Trong kho tài liệu của IUCN Việt Nam cũng có các tài liệu nói về việc Phát
triển du lịch bền vững dựa vào cộng đồng (ASSET, 1998); Hướng dẫn sử dụng công
nghệ mới cho du lịch bền vững (Hiệp hội du lịch Úc, 1994); Du lịch bền vững như một
phương hướng phát triển hướng dẫn các nhà quy hoạch và nhà lập chính sách địa
phương (Liên bang hợp tác và phát triển kinh tế Cộng hòa liên bang Đức, 1999).
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đóng góp cho việc phát triển du lịch như:
Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài ngun, mơi trường khu vực Hải
Phịng – Quảng Ninh (PGS.TS.Phạm Trung Lương); Hiện trạng và một số giải pháp
bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam (PGS.TS. Vũ Tuấn Cảnh); Nghiên cứu đề xuất
tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam (TS. Đỗ Thị Thanh Hoa); Nghiên cứu đánh
giá tác động qua lại giữa môi trường xã hội với hoạt động du lịch nhằm góp phần phát
triển du lịch bền vững tại thị xã Sầm Sơn - Thanh Hóa (GS.TS Nguyễn Văn Đính); Cơ

sở khoa học xây dựng hệ thống chỉ tiêu môi trường cho hoạt động du lịch biển Việt
Nam (TS. Đỗ Thị Thanh Hoa). Các nghiên cứu này là cơ sở cho việc nhân rộng mơ
hình phát triển du lịch bền vững ở các tỉnh lân cận.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020
được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số: 122/2008/QĐ-TTg, ngày

 


 

29/08/2008, xác định “Xây dựng tỉnh Phú Yên thành một cửa ngõ mới ra hướng đông
cho vùng Tây Nguyên; phấn đấu trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong khu
vực và cả nước…” [7].
Hiện nay phát triển du lịch biển đang là thế mạnh của Việt Nam nói chung và
của Phú Yên nói riêng nhưng làm thế nào để tạo ra những sản phẩm du lịch biển đặc
sắc, có sức cạnh tranh cao. Trong khi nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao và càng
quan tâm tới điều kiện an toàn về sức khỏe, xu hướng khách chỉ chọn những điểm đến,
những cơ sở dịch vụ du lịch quan tâm đến bảo vệ môi trường. Chỉ những nơi môi
trường xanh – sạch – đẹp với những sản phẩm an tồn mới có thể có sức cạnh tranh
thu hút khách và từ đó các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư địa phương mới có
thể thu lợi từ du lịch. Điều đó yêu cầu các khu du lịch, dịch vụ du lịch hướng đến phát
triển bền vững.
Việc phát triển du lịch theo hướng bền vững hiện nay cũng được các trường đại
học quan tâm và có nhiều nghiên cứu như: Đại học Xã Hội và Nhân Văn, đại học
Huế… Thuộc các mảng về du lịch sinh thái, Đại học Nông Lâm TP. HCM là một
trong những trường có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này, các nghiên cứu theo hướng
như: đánh giá tiềm năng, định hướng phát triển, ứng dụng GIS trong việc quản lý tài
nguyên - văn hóa và nhiều khía cạnh khác… và cũng có nhiều nghiên cứu liên quan
đến việc đánh giá các tác động của du lịch như:

-

Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt
động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên (Nguyễn Hiền Thân – đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh).

-

Định hướng phát triển du lịch biển Lăng Cơ- Thừa Thiên Huế (Trần Thị Hường
– Đại học Sư Phạm Huế).

-

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phát triển bền vững tại khu
du lịch sinh thái Thác Giang Điền, huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai (Đỗ Thị
Thu Bảy – đại học Nông Lâm TP.HCM).

-

Khảo sát hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững
tại khu du lịch Takou Thuận Nam – Hàm Thuận Nam – Bình Thuận (Lê Thị
Bảo Uyên – đại học Nông Lâm TP.HCM).


 


 

Các nghiên cứu này góp phần làm cho du lịch nhất là du lịch sinh thái ngày

càng hoàn thiện hơn, dần đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn và giải quyết được một số
vấn đề đang đặt ra. Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây quan tâm nhiều đến các giá
trị và tiềm năng của các nguồn tài nguyên, hiện trạng tài nguyên, môi trường tại các
khu du lịch, định giá các giá trị của nó đối với du lịch và cố gắng sao cho thu hút sự
tham gia của cộng đồng. Ngồi ra có một số ít đề tài nghiên cứu về tác động của du
khách đối với Vườn quốc gia, khu du lịch, định hướng phát triển du lịch biển. Tuy
nhiên các đề tài trên vẫn chưa có đóng góp nhiều cho việc đánh giá các tác động của
hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi trường nhất là môi trường biển.
Nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch biển không phải là mới nhưng hiện
nay ở Phú Yên các đề tài đề cập đến phát triển bền vững du lịch biển rất hạn chế. Các
đề tài này chỉ mới nghiên cứu về các giá trị tài nguyên du lịch biển, đánh giá tiềm năng
các nguồn tài nguyên. Chưa có đề tài nào của sinh viên làm về đánh giá tác động của
hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi trường biển trong khi đây là một tác nhân lớn
gây nên những biến đổi môi trường, chi phối việc đầu tư quy hoạch du lịch sinh thái,
lập kế hoạch phát triển. Để bổ sung vào các vấn đề và hạn chế đã được trình bày trên
trong đề tài nghiên cứu này sẽ trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu: Những tác động của
hoạt động du lịch đến khu vực ven biển thành phố Tuy Hòa là gì và làm thế nào để
giảm thiểu các tác động đó?
Để giải quyết các vấn đề nêu trên thì đề tài sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu
sau:
1. Khu vực ven biển thành phố Tuy Hịa có những tiềm năng du lịch nào và hiện
trạng phát triển du lịch, hiện trạng môi trường ra sao?
2. Các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi trường trong khu vực
nghiên cứu là những tác động nào?
3. Ảnh hưởng của các tác động đến tài nguyên, môi trường khu vực ven biển
thành phố Tuy Hòa như thế nào?
4. Làm thế nào giảm thiểu các tác động đó để phát triển bền vững du lịch biển?


 



 

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được những tác động chủ yếu của hoạt động du lịch đến tài nguyên,
môi trường làm căn cứ để đề xuất các giải pháp giảm thiểu, góp phần đảm bảo phát
triển du lịch bền vững khu vực ven biển thành phố Tuy Hòa - Phú Yên.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Với yêu cầu cấp thiết của đề tài đã đặt ra các mục tiêu chính cần nghiên cứu:
-

Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch cũng như hiện trạng tài
nguyên, môi trường khu vực ven biển thành phố Tuy Hịa – Phú n.

-

Phân tích và đánh giá các khía cạnh môi trường và tài nguyên từ hoạt động du
lịch.

-

1.4.

Đề xuất các giải pháp quản lý, giảm thiểu các tác động.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên tôi đã dựa vào các đối tượng sau:
-

Các giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn khu vực ven biển thành phố
Tuy Hòa.

-

Du khách tham gia hoạt động du lịch, ban quản lý các khu du lịch, khách sạn và
cộng đồng địa phương.

-

Các cơ quan quản lý, quy hoạch phát triển du lịch.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Đề tài chỉ xét đến khía cạnh tác động của hoạt động du lịch tại một số khu du
lịch, khách sạn lớn đang hoạt chủ yếu tại phường 7 – TP.Tuy Hịa, khơng đánh
giá các tác động của các dự án du lịch.

-

1.5.

Thời gian thực hiện: từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2012.
Tính mới và ý nghĩa của đề tài


1.5.1. Tính mới
Đề tài thực hiện đã cung cấp cơ sở nền tảng về hiện trạng hoạt động du lịch của
TP.Tuy Hòa, liệt kê được những khía cạnh tác động của hoạt động du lịch khu vực dọc
ven biển. Trên cơ sở nghiên cứu đề tài đã đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm hạn


 


 

chế tác động của hoạt động du lịch, góp phần phát triển bền vững du lịch biển Tuy
Hòa.
1.5.2. Ý nghĩa của đề tài
 Ý nghĩa kinh tế: Với việc đánh giá được các tác động của hoạt động du lịch sẽ
làm cho môi trường du lịch tại đây đảm bảo yêu cầu của việc phát triển bền
vững, qua đó thu hút được du khách đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài cho địa
phương.
 Ý nghĩa xã hội: Đề tài sẽ nêu rõ các tác động của hoạt động du lịch đối với tài
nguyên, môi trường biển làm cơ sở cho các giải pháp được đề xuất để áp dụng
nhằm hạn chế các tác động đó. Đồng thời, nó sẽ giúp du lịch biển phát triển bền
vững theo hướng thân thiện với môi trường, với tự nhiên, hướng du khách nâng
cao nhận thức khi tham gia du lịch, chất lượng môi trường, sức khỏe người dân
được đảm bảo, tăng phúc lợi xã hội.
 Ý nghĩa môi trường: Định hướng phát triển du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi
trường, hệ sinh thái và các cảnh quan tự nhiên.
Công tác quy hoạch, khai thác, quản lý các nguồn tài nguyên ven biển phải
được thực hiện chặt chẽ, hợp lý để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường.
Nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường.



 


 

Chương 2
TỔNG QUAN
Trong chương 1 đã nêu tính cấp thiết, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu của đề tài. Trong chương 2 sẽ khái quát các điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch,
cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của TP.Tuy Hịa và tìm hiểu một số khái niệm có liên
quan đến phát triển du lịch bền vững.
2.1.

Tổng quan về thành phố Tuy Hòa – Phú n.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý:
Tuy Hịa là thành phố biển nằm trên trục lộ giao thông Bắc Nam cả đường sắt
lẫn đường bộ, cách TP. Hồ Chí Minh 560km và cách Nha Trang 120km. Đây là thành
phố trung tâm của tỉnh Phú Yên được thành lập năm 1989. Hiện nay TP.Tuy Hịa có
16 đơn vị hành chính (bao gồm 12 phường và 4 xã trực thuộc) với tọa độ địa lý
12009’00” vĩ độ Bắc 109010’60” kinh độ Đơng có vị trí tiếp giáp như sau: [Kèm phụ
lục 1].
-

Phía đơng giáp biển Đơng.

-


Phía tây giáp huyện Phú Hịa – tỉnh Phú n.

-

Phía nam giáp huyện Đơng Hịa – tỉnh Phú Yên.

-

Phía bắc giáp huyện Tuy An – tỉnh Phú n.
Thành Phố Tuy Hịa có bờ biển dài trên 30 km đây là một bãi ngang trải dài với

bãi cát trắng thơ mộng. Ngồi ra trong tỉnh cịn có quốc lộ 25 nối với Gia Lai, ĐT 645
nối Đắk Lắk đã được nâng cấp và phía Nam có cảng Vũng Rô, sân bay Đông Tác bay
đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Với vị trí địa lý như trên ngồi ra cịn có bãi biển đẹp trải dài, vì vậy hiện nay
TP.Tuy Hịa đang có nhiều dự án đầu tư để phát triển du lịch nghĩ dưỡng, tham quan,
thể thao biển. Đây là cơ hội để thành phố Tuy Hịa thu hút khách du lịch trong và
ngồi tỉnh đến thăm quan và lưu trú.


 


 

 Các yếu tố khí tượng thủy văn:
Thành phố Tuy Hịa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chịu
ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12
và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8.

Nhiệt độ khơng khí trung bình hằng năm 26,5 °C và dao động khơng nhiều, độ
ẩm tương đối của khơng khí trung bình năm khoảng 80 – 82%. TP.Tuy Hịa có số giờ
nắng trung bình năm khoảng 2.450 giờ. Lượng mưa

trung bình năm trên dưới

2000mm.
Tốc độ gió trung bình năm khoảng 2 – 2,5 m/s vào các tháng 11 và tháng 12 do
chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới nên tốc độ gió trung bình đạt tới 3,1 m/s.
Hướng gió thịnh hành là hướng Tây Bắc vào các tháng 1, 2, 3 và tháng 11, 12,
hướng gió Đơng Bắc vào các tháng 4, 6 và hướng Tây vào các tháng 7, 9.
Thủy triều biển Phú Yên nói chung và vùng biển Tuy Hịa nói riêng tương tự
như chế độ triều bờ biển từ Quảng Nam đến Bình Thuận thuộc chế độ nhật triều không
đều. Trong năm, các tháng XI, XII, I, II luôn xuất hiện các cực đại mực nước vào các
tháng VI, VII, VIII luôn xuất hiện các cực tiểu mực nước. Thông thường hàng năm, từ
tháng X đến tháng III nước cạn vào buổi sáng, tháng IV đến tháng IX nước cạn vào
buổi chiều, tháng IX đến tháng X nước cạn vào buổi trưa. Độ mặn vùng biển ven bờ
khoảng 31 – 320/00.
Với đặc điểm thủy triều này, các khu du lịch, đội cứu hộ trên biển sẽ có những
thơng báo chỉ dẫn đối với khách du lịch để tránh tình trạng khơng may xảy ra do chủ
quan khi tắm biển.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
 Kinh tế
Nền kinh tế cả tỉnh nói chung và của TP.Tuy Hịa nói riêng tiếp tục ổn định và
duy trì được mức tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giá trị
công nghiệp – xây dựng chiếm 34,8%, tăng 0,4% so với năm 2010, Nông – Lâm –
Thủy sản chiếm 28,8%, giảm 0,4% so với năm 2010, dịch vụ chiếm 36,4% bằng năm
2010. GDP bình quân đầu người là 19,8 triệu đồng, tăng 25,3% so với năm trước.



 


 

 Xã hội
Dân số trung bình của TP.Tuy Hịa theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Phú
Yên năm 2011 là 177.944 người. Mật độ dân số là 1.666 người/km², tuy mật độ dân
số còn thấp nhưng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho việc phát
triển, kinh doanh hoạt động du lịch.
 Cơ sở hạ tầng:
 Giao thông:
Mạng lưới giao thông ở thành phố Tuy Hòa hiện nay đã phát triển gần như đầy
đủ các loại hình: đường bộ, đường sắt, đường hàng khơng. Dịch vụ vận tải tiếp tục
phát triển, vận chuyển hành khách tăng 33,4%.
Mạng lưới đường bộ: Giao thông đường bộ phát triển khá, đảm bảo lưu thơng
thuận lợi, duy trì hoạt động xe khách chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đi lại của người
dân và du khách.
Đường sắt: Đường sắt qua Phú Yên dài 95,2 km, số lượng đường đón gửi trong
ga phần lớn là có 2 – 3 đường, riêng ga Tuy Hịa có 5 đường. Hiện nay ngành đường
sắt đang kiến nghị chính phủ và Bộ ngành TW sớm đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng
tuyến đường sắt Phú Yên – Tây Nguyên qua Campuchia – Lào – Thái Lan.
Đường hàng khơng: Sân bay Đơng Tác có diện tích 1.700 ha, cách trung tâm
thành phố 5 km về phía Đơng Nam. Theo quy hoạch phát triển của cục hàng không
dân dụng Việt Nam, đến năm 2015 sân bay Đông Tác sẽ trở thành một sân bay quan
trọng có thể đón được các loại máy bay tầm trung của Boeing hay Airbus A320.
 Hệ thống cấp điện
Mạng lưới cung cấp điện cho Thành Phố khá phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu
điện cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. Hệ thống đèn chiếu sáng
phục vụ công cộng của TP phát triển mạnh, phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân.

 Hệ thống cung cấp nước
Với công suất 28.000m3/ngày đêm, nhà máy nước thành phố Tuy Hòa cơ bản
đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân toàn thành phố và nhu cầu sản xuất
của các Khu cơng nghiệp Hịa Hiệp, An Phú.

10 
 


 

 Hệ thống thoát nước và xử lý chất thải rắn
Hiện tại trong TP.Tuy Hòa nước thải chỉ được xử lý bằng bể tự hoại hoặc bán
tự hoại, có nơi cịn xả thẳng xuống sơng, suối và thải cả ra biển.
Đối với rác thải sinh hoạt TP.Tuy Hòa nhờ vốn viện trợ đã xây dựng được bãi
chôn lấp hợp vệ sinh tại thơn Thọ Vức, xã Hịa Kiến. Ngồi ra trên địa bàn TP cịn một
số bãi rác hở, khơng hợp vệ sinh đang tạo ra các điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng.
Những tồn tại trên là một thách thức lớn với địa phương trong công tác bảo vệ
môi trường, nâng cao chất lượng đời sống người dân và hoạt động du lịch.
2.1.3. Các nguồn tài nguyên:
 Tài nguyên tự nhiên
Thành phố Tuy Hịa có tổng diện tích tự nhiên là 10.682 ha, tài nguyên ở đây
chủ yếu là nguồn tài ngun biển vì thành phố mặt đơng hồn tồn tiếp giáp biển, bờ
biển dài, khúc khuỷu, có nhiều dải núi ăn ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá.
Cùng với các vùng bãi triều nước lợ, cửa sông giàu dinh dưỡng, đã tạo nên vùng nước
lợ ven biển có khoảng 21.000ha là các bãi đẻ và sinh trưởng tốt của các lồi tơm cá
con, chúng là nguồn trữ lượng hải sản vùng biển. Sự phong phú về chủng lồi động
thực vật biển mang lại cho Tuy Hịa hệ sinh thái biển khá phong phú và trữ lượng hải
sản khá lớn.

Vùng cửa sơng (Đà Rằng, Đà Nơng) có nguồn thủy sản nước lợ có diện tích lên
tới 2.000ha và hằng năm khai thác tự nhiên khoảng 90 – 120 tấn/năm.
Ngồi ra trong thành phố Tuy Hịa có hệ sinh thái nữa là núi. Núi Nhạn và núi
Chóp Chài nằm ngay trong lòng thành phố với hệ sinh thái thực vật phong phú về
chủng loại và các loài động vật hiện đang sống trên núi.
 Bãi biển Tuy Hòa:
Bãi biển Tuy Hòa nằm ngay trung tâm thành phố và gần kề quốc lộ 1A. Nơi
đây có bờ cát trắng, bãi biển với chiều rộng 120m, độ dốc 0,74%, độ sóng cao 0,75m,
nước trong xanh trải dài trên 10km đến tận bãi biển Long Thủy ở phía Bắc. Hiện tại
bãi biển đã được quy hoạch thành trung tâm dịch vụ du lịch của Tỉnh và đang triển
khai nhiều dự án đầu tư kinh doanh du lịch.

11 
 


 

 Bãi biển Long Thủy:
Bãi biển Long Thuỷ thuộc xã An Phú, cách trung tâm TP. Tuy Hoà khoảng 12
km về phía Bắc, gần kề quốc lộ 1A. Long Thuỷ từ lâu được xem là bãi biển đẹp nổi
tiếng của Phú Yên, có bờ biển phẳng, cát trắng mịn và sạch. Bên cạnh bãi tắm là rừng
dừa xanh mát. Nước biển trong xanh, lặng sóng tạo thành bãi tắm lý tưởng, hấp dẫn
khách du lịch gần xa. Từ đây du khách cũng có thể du thuyền ra thăm các đảo như:
Hịn Chùa, Hịn Than, Hịn Dứa, nơi có sự phát triển khá phong phú của các lồi sinh
vật biển, thích hợp cho du lịch lặn biển.
 Tài nguyên nhân văn [ Kèm phục lục 2 ].
Bên cạnh sự nổi trội về tài nguyên du lịch tự nhiên, với lịch sử hình thành và
phát triển lâu đời, là mảnh đất sinh sống của nhiều dân tộc anh em. Tài nguyên nhân
văn của Phú Yên cũng có giá trị phục vụ du lịch cao.

 Di tích lịch sử văn hóa:
 Núi Nhạn:
Núi Nhạn là một cảnh quan đẹp của thành phố Tuy Hịa bên bờ sơng Đà Rằng.
Trên đỉnh núi Nhạn có ngơi tháp Chăm cổ kính, có tên là Tháp Nhạn, được xây dựng
vào khoảng cuối thế kỷ 11. Đây là một trong những ngôi tháp vào loại lớn của người
Chăm. Tháp có cấu trúc bình đồ vng, mỗi cạnh 10m, chiều cao 23,5 m, gồm 3 phần
chính: đế, thân và mái. Cửa tháp quay về hướng Đông. Đứng ở đây có thể nhìn bao
qt một vùng non nước Phú n với cầu Đà Rằng, với làng hoa Bình Ngọc, TP.Tuy
Hịa, biển Đơng…Ngày 16/11/1988, Bộ Văn hóa Thơng tin (nay là Bộ Văn hóa thể
thao và du lịch) quyết định cơng nhận Tháp Nhạn – Núi Nhạn là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
 Nhà thờ Tuy Hòa:
Nhà Thờ nằm ở phường 2, TP.Tuy Hòa được xây dựng vào năm 1822 gồm có:
ngơi thánh đường, hang đá Eva Maria, nhà xứ, sân hành lễ và tượng chúa Zeesu, các
cơng trình chính được xây dựng bằng gạch, xi măng và đá Granit.
 Chùa Hồ Sơn:
Đây là một ngôi chùa cổ được tạo lập cách đây 300 năm, có kiến trúc và phong
cảnh đẹp thuộc thôn Ninh Tịnh, phường 9, TP.Tuy Hòa. Đây là một trong những danh
12 
 


 

lam cổ tự của Việt Nam với diện tích 1000m2 đã được tu bổ và khai thác cho hoạt
động du lịch.
 Chùa Bảo Tịnh:
Ngôi chùa được xây dựng năm 1942 với diện tích 15000m2 thuộc phường 2, TP
Tuy Hịa. Hằng năm cứ vào ngày 14,15 tháng 4 âm lịch, nơi đây diễn ra lễ hội Phật
Đản. Các tăng ni, phật tử bốn phương nô nức tham gia lễ hội với nhiều hoạt động tín
ngưỡng và sinh hoạt văn hóa và đây cũng là dịp thu hút khách du lịch đến tham quan

tìm hiểu.
 Chùa Bửu Lâm:
Chùa Bửu Lâm được xây dựng dựa vào chân núi Chóp Chài, cách trung tâm
TP. Tuy Hòa 3,5km. Chùa do Tổ húy Đạo Trung thuộc phái Lâm Tế đời thứ 38 sáng
lập. Nơi đây có tượng Phật Thích Ca cao 15m.
 Lễ hội và văn hóa dân gian:
 Hội đêm thơ Nguyên Tiêu trên núi Nhạn:
Đêm 15 (rằm tháng giêng) tại sân tháp Nhạn, phường 1, TP.Tuy Hòa diễn ra
đêm thơ với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí thu hút đông đảo văn
nghệ sĩ và khách du lịch tham gia.
 Hội đua thuyền sông Đà Rằng:
Vào ngày mùng 7 tháng giêng hằng năm tại sơng Chùa, đường Bạch Đằng,
TP.Tuy Hịa diễn ra lễ hội đua thuyền rồng, lắc thúng chai, trình diễn: múa siêu, múa
lân, hị bá trạo…. Hội đua thuyền diễn ra thu hút hàng trăm lượt khách đến tham gia cổ
vũ.
 Hội Chùa Ông:
Hội chùa Ông do cộng đồng người Hoa sinh sống ở Phú Yên tổ chức nhân dịp
tết Nguyên Đán. Hội tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng tại phường 1, TP.Tuy Hịa.
 Ẩm thực:
Nói đến văn hóa khơng thể khơng nhắc đến ẩm thực, một nét văn hóa đã được
nâng lên thành nghệ thuật. Phú n nói chung và Tuy Hịa nói riêng từ lâu đã nổi tiếng
với nhiều món ăn ngon như cá ngừ đại dương, gỏi sứa, bánh tráng Hòa Đa, sò huyết,
chả Giơng, bánh hỏi cháo lịng heo, gỏi cá diếp, mắm cá thu…

13 
 


 


2.2.

Tổng quan về phát triển du lịch bền vững.

2.2.1. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng nhu cầu hôm nay mà không làm giảm
bớt khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai (Liên Hiệp Quốc, 1984).
Phát triển bền vững liên quan đến việc sử dụng dài hạn và khả năng có thể bảo
tồn được nguồn tài nguyên (APEC, 1996).
2.2.2. Phát triển du lịch bền vững
Phát triển bền vững du lịch là quá trình điều hành quản lý các hoạt động du lịch
với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và các
quốc gia du lịch. Q trình quản lý này ln hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt
để đạt được lợi ích lâu dài do các hoạt động du lịch đem lại (Theo TS. Trần Văn
Thông).
Phát triển bền vững du lịch phải đảm bảo và thỏa mãn ba yếu tố:
-

Có mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế,
văn hóa, xã hội.

-

Q trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài.

-

Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của các
thế hệ kế tiếp.


2.2.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
-

Sử dụng nguồn lực một cách bền vững: việc bảo tồn, sử dụng bền vững các
nguồn lực phát triển du lịch là rất quan trọng đối với nhiệm vụ phát triển du lịch
của mỗi khu vực, quốc gia.

-

Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải: điều này sẽ tránh được những phí
tổn cho việc phục hồi tổn hại về mơi trường và làm tăng chất lượng của du lịch.

-

Duy trì tính da dạng: việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên,
văn hóa xã hội là hết sức quan trọng cho du lịch bền vững và cũng là chỗ dựa
sinh tồn của cả ngành du lịch.

-

Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch: hợp nhất phát triển du lịch vào trong
khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp quốc gia và địa phương, tiến hành đánh
giá tác động môi trường làm tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch.

14 
 


 


-

Hỗ trợ kinh tế địa phương: ngành du lịch có hỗ trợ tích cực các hoạt động kinh
tế địa phương và có tính đến các giá trị và chi phí về mặt mơi trường thì mới
bảo vệ được nền kinh tế địa phương.

-

Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương: khi cộng đồng địa
phương tham gia vào hoạt động du lịch thì họ trở thành đối tác tích cực, có vị trí
đặc biệt trong khu vực và vùng. Khả năng bền vững của du lịch phụ thuộc rất
lớn vào sự ủng hộ và tham gia của cộng đồng địa phương.

-

Lấy ý kiến của quần chúng và các đối tượng có liên quan: tham khảo ý kiến của
chính phủ, ngành du lịch và cư dân bản địa là hết sức cần thiết để đánh giá các
dự án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực và tối đa hóa sự
đóng góp tích cực của họ.

-

Đào tạo nhân lực: một lực lượng lao động được đào tạo lành nghề khơng những
đem lại lợi ích kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch,
tính hiệu quả của tất cả các cấp và lịng tin tưởng, tự tin và tự nguyện cơng tác
của nhân viên.

-

Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm: việc cung cấp cho du khách những

thông tin đầy đủ, chính xác sẽ nâng cao sự tơn trọng của du khách đối với mơi
trường thiên nhiên, văn hóa, xã hội của nơi tham quan, đồng thời làm tăng sự
thỏa mãn của du khách.

-

Tiến hành nghiên cứu: tiếp tục giám sát, nghiên cứu sự phát triển du lịch thông
qua việc sử dụng và phân tích có hiệu quả các số liệu là điều cần thiết để giải
quyết những tồn tại và mang đến lợi ích cho các điểm tham quan, ngành du lịch
và du khách.

15 
 


×