Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của quy hoạch phát triển khu kinh tế vân đồn - tỉnh quảng ninh đến môi trường và đề xuất giải pháp phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.46 MB, 119 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN






Lê Thị Bích Thủy






NGHIÊN CỨU DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VÂN ĐỒN -
TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG






LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC



HÀ NỘI - 12.2011



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Lê Thị Bích Thủy





NGHIÊN CỨU DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VÂN ĐỒN -
TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG



NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 608502




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS LÊ TRÌNH





HÀ NỘI - 12.2011
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Học viên: Lê Thị Bích Thủy iv


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. BỐI CẢNH 2
1.1.1. Quốc tế 2
1.1.2. Khu vực 2
1.2. KHÁI QUÁT HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN 2
1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN VÂN ĐỒN VÀ KT-XH HUYỆN VÂN
ĐỒN 3
1.3.1. Vị trí địa lý 3
1.3.2. Địa hình, địa chất 5
1.3.3. Khí hậu 6
1.3.4. Thủy văn, hải văn 6
1.3.5. Thổ nhƣỡng 8
1.3.6. Đặc điểm môi trƣờng sinh vật KKT Vân Đồn 8
1.4. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VÂN ĐỒN NĂM 2011 12
1.4.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội huyện Vân Đồn năm 2011 12
1.4.2. Hiện trạng công tác quản lý, bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn huyện đảo Vân
Đồn 14
1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÔI TRƢỜNG Ở HUYỆN VÂN ĐỒN 17
1.6. TÓM TẮT QUY HOẠCH KT-XH KKT VÂN ĐỒN ĐẾN NĂM 2020 TẦM
NHÌN ĐẾN 2030 18

1.6.1. Mục tiêu Quy hoạch 18
1.6.2. Tóm tắt định hƣớng phát triển các ngành, lĩnh vực chính 18

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG 23
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.4.1. Các phƣơng pháp dự báo, đánh giá tác động môi trƣờng 23
2.4.2. Các phƣơng pháp khảo sát, phân tích các thành phần môi trƣờng 24
2.4.3. Phƣơng pháp dự báo diễn biến môi trƣờng và đề xuất các biện pháp giảm
thiểu tác động xấu 28



Luận văn Thạc sỹ khoa học
Học viên: Lê Thị Bích Thủy v

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ 29
3.1.1. Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng không khí 29
3.1.2. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc 34
3.1.3. Hiện trạng môi trƣờng đất 43
3.1.4. Đặc điểm môi trƣờng sinh vật và các vùng sinh thái nhạy cảm cần ƣu tiên bảo
vệ 46
3.2.DỰ BÁO XU HƢỚNG CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG KKT VÂN ĐỒN KHI
TRIỂN KHAI QUY HOẠCH 48
3.2.1. Dự báo tình trạng mt KKT Vân Đồn khi không thực hiện Quy hoạch 48
3.2.2. Dự báo xu hƣớng các vấn đề môi trƣờng KKT Vân Đồn khi triển khai quy
hoạch 54
3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG 65
3.3.1. Căn cứ pháp lý 65

3.3.2. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và cải thiện đối với dự án 66
3.3.3. Các chƣơng trình quản lý, giám sát MT đối với dự án KKT Vân Đồn 67
3.3.4. Các giải pháp công nghệ môi trƣờng nên áp dụng ở KKT Vân Đồn 78
3.3.5. Thiết lập và hoạt động hệ thống quan trắc môi trƣờng KKT Vân Đồn 85
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC 103









Luận văn Thạc sỹ khoa học
Học viên: Lê Thị Bích Thủy ii

BẢNG GIẢI THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
BĐKH
Biến đổi khí hậu
BOD
Nhu cầu oxy sinh hóa
BTNMT
Bộ Tài nguyên và Môi trường
BTTN
Bảo tồn thiên nhiên

BVMT
Bảo vệ môi trường
BVTV
Bảo vệ thực vật
CHXHCH
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CCN
Cụm công nghiệp
COD
Nhu cầu oxy hóa học
CTNH
Chất thải nguy hại
CTR
Chất thải rắn
DO
Oxy hòa tan
DTSQ
Dự trữ sinh quyển
ĐDSH
Đa dạng sinh học
ĐMC
Đánh giá môi trường chiến lược
ĐTM
Đánh giá tác động môi trường
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GPMB
Giải phóng mặt bằng
KCN
Khu công nghiệp

KHCN
Khoa học công nghệ
KKT
Khu kinh tế
KLN
Kim loại nặng
KT-XH
Kinh tế xã hội
PTBV
Phát triển bền vững
QCVN
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
RNM
Rừng ngập mặn
SPM
Bụi tổng số
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TN-MT
Tài nguyên môi trường
TP
Thành phố
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Học viên: Lê Thị Bích Thủy iii

TSS
Tổng chất rắn lơ lửng
VQG
Vườn Quốc gia
VESDI

Viện Môi trường và Phát triển bền vững
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Học viên: Lê Thị Bích Thủy vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 4
Hình 1.2. Quy hoạch tổng thể pháp triển KT-XH KKT Vân Đồn 19
Hình 3.1. Kết quả quan trắc nồng độ bụi và tiếng ồn tại 34
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh DO, nồng độ BOD và hàm lượng TSS 37
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh nồng độ các chất dinh dưỡng 38
Hình 3.4. Biểu đồ so sánh số lượng Coliform 38
Hình 3.5.Biểu đồ thể hiện nồng độ kim loại nặng 39
Hình 3.6. Hình ảnh hiện trạng vùng thị trấn và nông thôn ở Vân Đồn 42
Hình 3.7. Dự báo mức độ gia tăng lượng CTR 60
Hình 3.8. Dự báo mức độ gia tăng nước thải sinh hoạt 60
Hình 3.10. Kết quả ước tính tải lượng các chất ô nhiễm 66
Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 82
Hình 3.12. Mặt cắt lớp lót trong công nghệ chôn lấp CTR 85
Hình 3.13. Bản đồ vị trí các điểm quan trắc môi trường KKT Vân Đồn 96







Luận văn Thạc sỹ khoa học
Học viên: Lê Thị Bích Thủy vii



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Hiện trạng rừng ở huyện Vân Đồn 9
Bảng 2.1. Danh mục thiết bị phân tích môi trường nước 26
Bảng 2.2. Các thiết bị phân tích môi trường không khí 27
Bảng 3.1. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí 30
Bảng 3.2a. Kết quả phân tích nồng độ bụi 33
Bảng 3.2b. Kết quả đo độ ồn 34
Bảng 3.3. Các thông số lý hóa cơ bản 41
Bảng 3.4. Kết quả phân tích mẫu nước 42
Bảng 3.5. Kết quả phân tích chất ô nhiễm trong đất 49
Bảng 3.6. Các hệ sinh thái nhạy cảm cần ưu tiên bảo vệ 51
Bảng 3.7. Các dự án đang được đầu tư trên địa bàn 55
Bảng 3.8. Sơ lược các tác động loại hình dự án 57
Bảng 3.9. Dự báo lượng khách du lịch đến KKT Vân Đồn 59
Bảng 3.10. Phân tích ưu nhược điểm của vị trí đặt sân bay 63
Bảng 3.11. Ước tính tải lượng ô nhiễm 65
Bảng 3.12. Các loại hình rừng chức năng 74
Bảng 3.13. Các yếu tố lựa chọn địa điểm một Trung tâm xử lý CTR 83




Luận văn Thạc sỹ khoa học
Học viên Lê Thị Bích Thủy
1

MỞ ĐẦU

Mục đích chủ yếu của việc xây dựng Quy hoạch Tổng thể phát triển Kinh tế
- Xã hội KKT Vân Đồn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do UBND tỉnh
làm Chủ đầu tư (sau đây gọi tắt là “Quy hoạch”) là xác định phương hướng dài hạn,
thực hiện mục tiêu mà đề án đã đề ra; cung cấp những căn cứ khoa học về hoạt
động và phát triển KT-XH để phục vụ công tác chỉ đạo và điều hành quá trình phát
triển KKT trong giai đoạn quy hoạch, đồng thời giúp các cơ quan quản lý đưa ra các
chủ trương, kế hoạch và các giải pháp để điều hành phát triển kinh tế trong các kế
hoạch 5 năm và hàng năm.
Theo Quy hoạch này, môi trường tại huyện đảo Vân Đồn sẽ bị tác động bởi
các hoạt động phát triển, có thể là tác động tiêu cực hoặc tích cực. Do vậy, việc tăng
cường các biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, suy thoái đa dạng sinh
học, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ven biển khu vực này là
cần thiết, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.
Để góp một phần vào quá trình thúc đẩy trên, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên
cứu dự báo ảnh hưởng của Quy hoạch phát triển KKT Vân Đồn đến môi trường và
đề xuất giải pháp phát triển bền vững” để thực hiện Luân văn Thạc sỹ của mình.








Luận văn Thạc sỹ khoa học
Học viên Lê Thị Bích Thủy
2
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. BỐI CẢNH

1.1.1. Quốc tế
Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược, sát cạnh Trung Quốc, một trong những
quốc gia đông dân nhất thế giới và đang trải nghiệm một sự mở rộng kinh tế rộng
lớn. Nằm trong khu vực cực bắc của Việt Nam và chỉ cách cửa khẩu Móng Cái tại
biên giới tây nam của Trung Quốc khoảng 120km, Vân Đồn là một huyện có vị trí
gần với Trung Quốc nhất và nhờ đó cũng có tiềm năng hưởng lợi ích nhiều nhất từ
sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.
1.1.2. Khu vực:
Trong bối cảnh vùng, Vân Đồn có nhiều ưu đãi từ hành lang phát triển công
nghiệp Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Khu công nghiệp Cái Lân gần Thành phố
Hạ Long tỉnh Quảng Ninh cũng mang sự phát triển công nghiệp đến gần Vân Đồn
hơn.
1.2. KHÁI QUÁT HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN
Huyện Vân Đồn là một quần đảo vòng quanh phía Đông và Đông Bắc vịnh
Bái Tử Long, nằm ở phía Đông và Đông Nam của tỉnh Quảng Ninh, gồm 600 hòn
đảo lớn nhỏ. Trong tổng số 600 hòn đảo này chỉ có hơn 20 đảo có người ở. Lớn
nhất là đảo Cái Bầu rộng 17.212 ha. Do địa hình quần đảo là chủ yếu nên trong toàn
bộ diện tích tự nhiên của huyện, diện tích đất liền chiếm tỷ lệ không lớn, chủ yếu là
diện mặt biển.
Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cái Rồng và 11 xã: 6 xã trên
đảo Cái Bầu và các đảo nhỏ trong vùng biển phụ cận đảo Cái Bầu, ở phía Tây Bắc
của huyện, là các xã: Đông Xá, Hạ Long, Bình Dân, Đoàn Kết, Đài Xuyên, Vạn
Yên; 5 xã thuộc tuyến đảo Vân Hải vòng ra ngoài khơi, ôm lấy rìa phía đông của
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Học viên Lê Thị Bích Thủy
3
vịnh Bái Tử Long, là các xã: Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Bản Sen, Thắng
Lợi.
1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VÂN ĐỒN
1.3.1. Vị trí địa lý

Vân Đồn là một huyện đảo nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, được
hợp thành bởi hai quần đảo Cái Bầu và Vân Hải, với khoảng 600 hòn đảo trong
vịnh Bái Tử Long - một bộ phận của Vịnh Bắc Bộ. Toạ độ địa lý của huyện.
- Từ 20
0
40’ đến 21
0
12’ vĩ độ Bắc
- Từ 107
0
15’ đến 107
0
42’ kinh độ Đông
Huyện Vân Đồn giáp vùng biển huyện Tiên Yên về phía Tây Bắc, giáp vùng
biển huyện Đầm Hà về phía Bắc, giáp thị xã Cẩm Phả về phía Tây qua Luồng Gạc,
lạch biển Cửa Ông, giáp vùng biển huyện Cô Tô về phía Đông, giáp vịnh Hạ Long
và thành phố Hạ Long về phía Tây Nam, và giáp vùng biển Cát Bà thuộc Thành phố
Hải Phòng về phía Tây Nam. Phía Nam của huyện là vùng biển ngoài khơi vịnh Bắc
Bộ. Thị trấn Cái Rồng - trung tâm của huyện Vân Đồn cách thành phố Hạ Long 50
Km và cách Cửa khẩu quốc tế Móng Cái khoảng 80 Km, cách TP Hà Nội 175 Km
và TP Hải Phòng 80 km theo đường chim bay.
Huyện Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cái Rồng, 11 xã với hơn
80 thôn. Sáu xã trên đảo Cái Bầu là Đông Xá, Hạ Long, Bình Dân, Đoàn Kết, Đài
Xuyên, Vạn Yên. Năm xã thuộc tuyến đảo Vân Hải là Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc
Vừng, Bản Sen, Thắng Lợi. Thị trấn Cái Rồng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn
hóa của huyện.
Huyện Vân Đồn có diện tích đất tự nhiên 551,33km
2
gồm khoảng 600 hòn đảo,
trong đó có hơn 20 đảo có người ở, lớn nhất là đảo Cái Bầu rộng 309,41km

2
(chiếm
56,1% diện tích đất nổi của toàn hiện). Vùng đảo phía ngoài trải rộng 241,92km
2

(chiếm 43,9% diện tích đất nổi của toàn huyện)[19].

Luận văn Thạc sỹ khoa học
Học viên Lê Thị Bích Thủy
4

Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Luận văn Thạc sỹ khoa học
Học viên Lê Thị Bích Thủy
5
1.3.2. Địa hình, địa chất
- Địa hình: Vân Đồn là huyện hải đảo có địa hình đồi núi thấp tương đối
phức tạp và đa dạng.
- Địa chất: Cũng giống như các đảo trong vịnh Bắc Bộ các đảo của huyện
Vân Đồn vốn trước kia là các đỉnh núi của phần thềm lục địa kéo dài từ dãy núi
Đông Triều. Sau thời kỳ biển tiến, hình thành vịnh Bắc Bộ, các đỉnh núi này còn sót
lại, nằm nổi trên mặt biển thành các đảo độc lập.
1.3.3. Khí hậu
Khí hậu ở huyện Vân Đồn bị chi phối bởi khí hậu duyên hải, ảnh hưởng và
tác động của biển. Theo số liệu của Trạm Khí tượng Thuỷ văn ở khu vực Cửa Ông -
TX Cẩm Phả và các trạm khác. Khí hậu của vùng này có các đặc trưng sau [7].
 Nhiệt độ không khí
Số liệu quan trắc của 4 Trạm Khí tượng - Thủy văn khu vực xung quanh Vân
Đồn (trạm Móng Cái, Tiên Yên, Cô Tô và Cửa Ông) trong thời gian 1956 - 2003

cho thấy nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 22,4 - 22,8
0C
, trong khoảng thời gian
nóng nhất vào các tháng 6 - 8 và đặc biệt vào tháng 7.
 Độ ẩm không khí
Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 84%. Sự chênh lệch độ ẩm không
khí tương đối giữa các vùng trong huyện không lớn nhưng có sự phân hoá theo mùa
khá rõ rệt. Vào mùa mưa độ ẩm không khí đạt tới 90%, về mùa khô độ ẩm thấp nhất
vào tháng 12 chỉ 78%.
 Mƣa
Vân Đồn là huyện nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình
hàng năm khoảng 2095 - 2339 mm/năm. Ở các quần đảo Cái Bầu và Vân Hải lượng
mưa phân theo 2 mùa rõ rệt.
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Học viên Lê Thị Bích Thủy
6
 Mùa mưa nhiều: kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, với tổng lượng mưa chiếm
83 - 86% tổng lượng mưa cả năm. Tháng có lượng lớn nhất là tháng 8.
 Mùa mưa ít: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, với tổng lượng mưa chỉ chiếm
14 - 17% tổng lượng mưa cả năm Tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1.
 Mây
Lượng mây trong khu vực tương đối cao và giảm dần về phía Nam. Lượng
mây tổng quan trung bình trong khoảng 7,2 - 7,5/10 bầu trời và lượng mây dưới
(mây thấp) đạt 6,2 - 6,5/10 bầu trời. Lượng mây nói chung thường cao vào thời kỳ
mưa phùn và ẩm (các tháng 1 - 4).
 Gió
Huyện Vân Đồn chịu ảnh hưởng chung của vùng nhiệt đới gió mùa có mùa
đông lạnh, với 2 loại gió thịnh hành là gió Đông Bắc và gió Đông Nam:
 Gió Đông Bắc và Bắc chiếm ưu thế về mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 4
năm sau) với tốc độ 3 - 5 m/s. Hàng năm gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, mỗi

đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tốc độ gió đạt tới cấp 5, cấp 6, ngoài khơi cấp 7,8,9.
Gió mùa Đông Bắc kèm theo, giá rét, ảnh hưởng đến mùa màng, gia súc và sức
khoẻ con người.
 Gió Đông Nam và Tây Nam thịnh hành về mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9)
với tốc độ trung bình 2 - 4m/s. Gió thổi từ biển vào mang theo hơi nước tạo nên
không khí mát mẻ.
1.3.4. Thủy văn, hải văn
 Hệ thống sông, hồ
Huyện Vân Đồn có tổng số 28 hồ đập nhỏ chứa nước trong đó có một số đập
khá lớn nằm ở các xã như sau [9]:
 Hồ đập Khe Mai xã Đoàn Kết có diện tích 31,0 ha
 Đập Khe Bòng xã Bình Dân có diện tích 5,20 ha
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Học viên Lê Thị Bích Thủy
7
 Đập Voòng Tre xã Đài Xuyên có diện tích 12,0 ha
Hệ thống sông suối ở Vân Đồn thường nhỏ, ngắn, dốc. Chảy theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam rồi đổ ra biển. Sông Voi Lớn có chiều dài 18 km (thực ra đây
không phải là sông mà là lạch biển ngăn đảo Cái Bầu và đất liền).
Hệ thống hồ đập, khe suối ở Vân Đồn thường thiếu nước về mùa khô cho
nên có ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, như đập Khe
Bòng xã Bình Dân, đập Voòng Tre xã Đài Xuyên, đập Khe Mai xã Đoàn Kết, và
một số đập nhỏ trên địa bàn các xã trong huyện.
 Thủy văn sông
Vân Đồn không có sông lớn, tuy nhiên chế độ dòng chảy và chất lượng nước ở
huyện Cái Bầu chịu ảnh hưởng một phần từ sông Tiên Yên ở huyện Tiên Yên.
Trong hệ thống sông Đông Bắc Việt Nam, sông Tiên Yên có ảnh hưởng trực
tiếp và lớn nhất tới chế độ thủy văn phần biển đảo Cái Bầu qua cửa Mô. Sông Tiên
Yên có chiều dài 82 km bao gồm 7 phụ lưu trên lưu vực rộng 1070 km
2

bắt nguồn
từ độ cao 1175 m thuộc địa phận Bình Liêu. Chủ lưu rộng trung bình 100 m và sâu
3m, lưu lượng thấp nhất đạt 28 m3/s. Hàng năm, sông Tiên Yên đổ ra biển khoảng
660 x 106 m
3
nước và 0,0347 x 106 tấn phù sa. Tuy nhiên, phần lớn lượng phù sa
này tạo nên các chương cát ngầm và bãi triều vùng cửa sông Tiên Yên, phần nhỏ
còn lại đổ vào khu vực vịnh Bái Tử Long qua cửa Mô.
 Hải văn
Chế độ độ thủy triều và mực nước biển khu vực VQG Bái tử Long có 2 đặc
điểm nổi bật [9]:
Là khu vực có chế độ thủy triều toàn nhật đều điển hình với đặc trưng mỗi
tháng có 2 kỳ nước cường và 2 kỳ nước kém. Mỗi kỳ nước cường từ 11 đến 13
ngày, mức nước cáo nhất có thể cao từ 3,5 đến 4 m so với mức nước 0 hải đồ (
0mHĐ). Mỗi kỳ nước kém từ 3 đến 4 ngày, mức nước cáo nhất từ 0,5 đến 1m so với
mức nước 0m HĐ.
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Học viên Lê Thị Bích Thủy
8
 Mực nước khu vực này có biên độ dao động vào loại lớn nhất Việt Nam.
Mực nước lớn nhất có thể đạt tới 4,8m.Các tháng 5 và 10 có biên độ triều lớn nhất.
Khoảng từ tháng 4 tới tháng 8 nước lớn về đêm, cạn vào ban ngày; từ tháng 9 tới
tháng 3 năm sau nước thường lớn vào ban ngày và cạn về đêm. Giao động mực
nước triều là yếu tố ảnh hưởng nhiều tới đặc tính sinh trưởng, phát triển của các loài
thuỷ sản, đồng thời cũng là yếu tố ảnh hưởng rất sâu sắc tới các hoạt động đánh bắt,
nuôi trồng thủy sản, giao thông thủy và dịch vụ du lịch.
1.3.5. Thổ nhƣỡng
Theo tài liệu [22], đất trên các đảo hầu hết thuộc loại đất feralit vàng nhạt
phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô. Từ độ cao hơn 100 m đất
có rừng che phủ, độ ẩm cao, tầng dầy khoảng 50 cm và giàu dinh dưỡng. Ở độ cao

<100 m, ven chân đảo đất có tầng mỏng khoảng 40 cm, nghèo dinh dưỡng do bị xói
mòn, rửa trôi.
Theo phân loại đất, huyện Vân Đồn có các loại đất chính sau:
 Nhóm đất cát (C): có diện tích khoảng trên 5653,66 ha
 Nhóm đất mặn (M): có diện tích khoáng 4533,41 ha
 Nhóm đất phèn (S): có diện tích khoáng 85,70 ha
 Nhóm đất phù sa (P): có diện tích khoảng 76,20 ha
 Nhóm đất xám (X): có diện tích khoảng 443,10 ha
 Nhóm đất nâu tím (N): có diện tích 3748,70 ha
 Nhóm đất vàng đỏ (F): có diện tích khoáng 34.081,32 ha
 Nhóm đất nhân tác: có diện tích 52,10 ha.
1.3.6. Đặc điểm môi trƣờng sinh vật KKT Vân Đồn
Theo các tài liệu [11], [12], [13], [15], các đặc điểm cơ bản của các hệ sinh
thái cạn và hệ sinh thái nước ở huyện đảo Vân Đồn được tóm tắt dưới đây.
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Học viên Lê Thị Bích Thủy
9
1.3.6.1. Đặc điểm hệ sinh thái cạn
Rừng thường xanh trên các đồi núi đá, đồi đất chiếm ưu thế tới hơn 80% diện
tích rừng vùng quần đảo. Trên các đảo đá vôi Karst cũng có rừng tự nhiên thường
xanh, mức độ phong phú không bằng rừng tự nhiên trên núi đất, nhưng có giá trị
sinh cảnh và tạo lập cảnh quan đặc sắc.
Bảng 1.1: Hiện trạng rừng ở huyện Vân Đồn 2009
TT
Xã,
thị
trấn
Tổng cộng
Rừng đặc
dụng

Rừng phòng
hộ
Rừng sản
xuất
Rừng
tự
nhiên
Rừng
trồng
Tự
nhiên
Trồng
Tự
nhiên
Trồng
Tự
nhiên
Trồng
HUYỆN VÂN
ĐỒN
Vân
Đồn
Tổng
diện
tích
rừng
31.682
22.167
9.515
4.565

588
7.520
1.820
10.081
7.106
ĐẢO CÁI BẦU
1
Thị
trấn
Cái
Rồng

51



51


2

Đài
Xuyên
4.072
2.586


2.125
563
1.947

2.023
3

Bình
Dân
1.920
323


1.920
296

27
4

957
874


951
401
5
473
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Học viên Lê Thị Bích Thủy
10
Đoàn
Kết
5


Vạn
Yên
5.607
1.726
1.569
73
1.547
459
2.491
1.193
6
Xã Hạ
Long
398
206
124
15
39
23
234
167
7

Đông

57
196


16


41
196
CÁC ĐẢO XA BỜ
8

Minh
Châu
2.871
539
2.871
499



39
9

Quan
Lạn
1.108
1.029


180

927
1.029
10


Bản
Sen
2.535
941


95

2.439
941
11

Thắng
Lợi
930
600


503
1
427
599
12

Ngọc
Vừng
1.707
440



140
24
1.567
416
Nguồn: Chi cục Kiểm lâm - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - tỉnh Quảng
Ninh, Phúc tra Hạt Kiểm lâm huyện Vân Đồn 2009
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Học viên Lê Thị Bích Thủy
11
Hiện nay rừng sản xuất của toàn huyện Vân Đồn là 17.187 ha, trong đó rừng
tự nhiên là 10.081 ha và rừng trồng là 7.106 ha, rừng sản xuất chiếm 53% rừng
trong cơ cấu các loại rừng, phần lớn rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Đặc trưng của
quần đảo với tiêu chí phát triển bền vững, rừng tự nhiên có vai trò quan trọng bậc
nhất đối với giữ gìn và tăng cường tính bền vững hệ sinh thái tối ưu, phải đạt tới tổi
thiểu tỷ lệ che phủ 70% trên đất đai tự nhiên. Tỷ lệ rừng sản xuất trên quần đảo
trong cơ cấu các loại rừng chiếm tới 53% là không hợp lý, rừng sản xuất chỉ ở mức
độ phù hợp không quá 20% trong cơ cấu các loại rừng và hầu hết phải là rừng trồng
thâm canh, trên đất được quy hoạch lâu dài.
1.3.6.2. Đặc điểm hệ sinh thái biển
Các loại hình sinh thái biển
Hệ sinh thái biển vùng KTT Vân Đồn phân chia các nhóm loại hình [17]:
 Biển khơi: thích nghi rộng, mức độ đa dạng sinh học không cao, phân lớn các
loài phù du và cá lớn lưu động thường xuyên.
 Ven bờ: phần lớn động vật đáy (giáp xác, thân mềm, giun đất, da gai), mức
độ đa dạng sinh học cao.
 Ven đảo, cửa các sông suối: phù hợp với hệ thống rừng ngập mặn, mức độ
đa dạng sinh học trung bình.
 Quần thể các loài cá phân chia 4 nhóm chính
 Nhóm cá nổi ven bờ, vùng nước nông
 Nhóm cá nổi xa bờ, nước sâu biển khơi

 Nhóm cá tầng đáy
 Nhóm cá rạn san hô, bãi cỏ biển
Đa dạng về thực vật
- Thực vật phù du
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Học viên Lê Thị Bích Thủy
12
Trong VQG có: 210 loài, 67 chi, 29 họ, 9 bộ, 4 lớp đã được thống kê. Trong
đó, lớp tảo Silic có 130 loài, 45 chi, 17 họ, 2 bộ, chiếm 62% tổng số loài; lớp tảo
Giáp có 76 loài, 20 chi, 10 họ, 5 bộ (36,2%); lớp tảo Kim có 2 loài, 1 chi, 1 họ, 1
bộ (0,9%); lớp tảo Lam có 2 loài, 1 chi, 1 họ, 1 bộ (0.9%). Nhìn chung, thành phần
thực vật phù du ở vùng biển Bái Tử Long khá phong phú và đa dạng, sự phân bố số
lượng loài trong các chi tảo có sự sai khác khá lớn
- Rong biển
Trong VQG đã xác định được 44 loài rong biển, thuộc 4 ngành là Rong lam,
Rong đỏ, Rong nâu và Rong lục. Trong số đó, Rong lam có 3 loài, chiếm 6,8% tổng
số loài; Rong đỏ: 16 loài, 36,4%; Rong nâu: 13 loài, 29,5% và Rong lục: 12 loài,
27,2% .
Trong số 44 loài rong biển đã phát hiện được tại vùng biển VQG Bái Tử
Long, có 5 loài có giá trị kinh tế có thể khai thác và sử dụng trong nhiều lĩnh vực
như làm thực phẩm, làm nguyên liệu chế biến các loại dược phẩm khác nhau dùng
để chữa bệnh.
- Thực vật ngập mặn
Qua khảo sát ở 15 điểm khu vực Bái Tử Long và kết quả khảo sát của năm
1999, đã phát hiện được 19 loài thực vật ngập mặn (TVNM) thuộc hai nhóm: nhóm
loài chủ yếu và nhóm loài chịu mặn gia nhập vào rừng ngập mặn (RNM). Trong đó,
nhóm loài chủ yếu có 11 loài, và nhóm loài chịu mặn gia nhập RNM có 8 loài.
Trong thành phần của khu hệ loài sú Aegiceras corniculatum chiếm ưu thế trong
toàn khu vực.
1.4. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VÂN ĐỒN NĂM 2011

1.4.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội huyện Vân Đồn năm 2011
Theo Báo cáo số: 136/BC-UBND ngày 9/12/2011 của UBND huyện Vân
Đồn về tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Học viên Lê Thị Bích Thủy
13
năm 2011; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, hiện trạng kinh tế - xã hội
huyện Vân Đồn năm 2011 được tóm tắt như sau [27]:
Kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 trên địa bàn huyện được giữ vững đạt
17,3%, tăng 0,4% so với kế hoạch, tăng 1% so với năm 2010.Tổng giá trị sản xuất
(giá so sánh): 708 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 16,5 triệu
đồng/người/năm.
Tổng diện tích gieo trồng năm 2011 là 1.320,5 ha, đạt 95,97% so với cùng
kỳ, trong đó: diện tích cây lương thực là 918 ha, bằng 90,89% so với cùng kỳ; cây
chất bột 108 ha, tăng 17,39% so với cùng kỳ; cây thực phẩm 177,5 ha, bằng 97,52
% so với cùng kỳ, cây công nghiệp 117 ha, tăng 27,17% so với cùng kỳ Tổng sản
lượng lương thực năm 2011 đạt 2.661 tấn, đạt 95,2% so với kế hoạch (2.795 tấn),
bằng 87,07% so với cùng kỳ.
Lâm nghiệp: Công tác trồng mới rừng tập trung năm 2011 đạt 1.137,5 ha
tăng 13,75% so với kế hoạch.
Ngư nghiệp: Tổng sản lượng thủy sản năm 2011 đạt 18.780 tấn bằng
104,3% kế hoạch, tăng 11,5% so với năm 2010 (16.847 tấn); trong đó, sản lượng
khai thác đạt 13.160 tấn bằng 119,64% kế hoạch (11.000 tấn)
Hoạt động nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển; tổng diện tích nuôi trồng là
3.100 ha, tăng 80 ha so với cùng kỳ (3.020 ha)
Thương mại, du lịch và dịch vụ: Hoạt động trao đổi hàng hóa trên địa bàn
huyện diễn ra tương đối ổn định. Giá một số mặt hàng thực phẩm tăng 1,5 lần so
với cùng kỳ năm 2010.
Công tác tài nguyên và môi trường tiếp tục được quan tâm thực hiện: năm 2011,

huyện đã cấp 1.039 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó: cấp lần đầu 258
giấy; đăng ký thế chấp, bảo lãnh cho 886 trường hợp. Huyện đã tập trung chỉ đạo các
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Học viên Lê Thị Bích Thủy
14
cấp, các ngành, các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn tăng cường công tác quản
lý đất đai, tài nguyên khoáng sản
Chương trình xây dựng nông thôn mới:
Đã hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy từ cấp huyện đến cấp xã, công tác tuyên
truyền về xây dựng nông thôn mới đã bước đầu tạo nhận thức và sự đồng thuận trong nhân
dân. Đến nay, có 11/11 xã đã thông qua phương án quy hoạch và 06/11 xã đã được phê
duyệt quy hoạch.
Văn hoá - xã hội
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, dân số, kế hoạch hóa gia
đình; phòng chống dịch bệnh được quan tâm chỉ đạo. Tình hình dịch bệnh được
kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nên trên địa bàn không có dịch bệnh lớn xảy ra; công
tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm được triển khai có hiệu quả. Bệnh viện Đa
khoa Vân Đồn tiếp tục được quan tâm đầu tư, tỷ lệ 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn
quốc gia về y tế; số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 29,29 giường (chỉ bằng 70,58%
so với trung bình cả tỉnh (41,5 giường/1 vạn dân)).
Công tác giáo dục và đào tạo: Cơ sở vật chất tiếp tục được tăng cường, chất
lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng đủ ở các cấp học, bậc học và đảm bảo 100% đạt
chuẩn. Kết quả năm học 2010-2011 tiếp tục được duy trì và đạt được những kết quả
tiến bộ: số lượng giáo viên và học sinh giỏi các cấp tăng hơn so với năm trước; tỷ lệ
học sinh lên lớp, tốt nghiệp được giữ vững và nâng cao.
1.4.2. Hiện trạng công tác quản lý, bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn huyện đảo
Vân Đồn
Quản lý môi trƣờng
Theo phân cấp quản lý môi trường huyện Vân Đồn do phòng Tài nguyên và
Môi trường huyện chịu trách nhiệm trước UBND huyện với sự chỉ đạo nghiệp vụ

Luận văn Thạc sỹ khoa học
Học viên Lê Thị Bích Thủy
15
của Sở TNMT tỉnh Quảng Ninh. Sở TNMT tỉnh cũng có trách nhiệm thanh tra,
giám sát, quan trắc, đánh giá tình hình môi trường trên địa bàn huyện.
Hiện nay năng lực quản lý môi trường của Phòng còn hạn chế do chỉ có một
chuyên viên về môi trường và không có phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác quản
lý môi trường. VQG Bái Tử Long quản lý môi trường và ĐDSH trên địa bàn VQG.
Theo kết quả quan trắc của Trung tâm Quan trắc Môi trường thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường (TNMT) tỉnh Quảng Ninh, hiện nay trên địa bàn huyện Vân
Đồn đã xuất hiện và có nguy cơ tăng lên các hiện tượng ô nhiễm môi trường do hoạt
động phát triển và sinh hoạt tại huyện đảo và từ các KCN của Cẩm Phả, Hạ Long.
Mà đối tượng chịu tác động chính là môi trường nước. Tuy nhiên, hiện nay, trên địa
bàn Huyện chưa có công trình xử lý và thu gom nước thải nào.
Việc thu gom CTR sinh hoạt đã được triển khai tại trung tâm huyện (bao
gồm các khu phố chính của TT Cái Rồng, một số khu phố lân cận thuộc xã Đông
Xá và Hạ Long). Tuy nhiên, công tác thu gom CTR, khơi thông cống rãnh chưa
được thực hiện tốt do thiếu nguồn nhân lực và trang thiết bị, gây ô nhiễm môi
trường tại các điểm tập trung rác thải tạm thời và gây úng lụt khi mưa bão xảy ra.
Bên cạnh đó, công tác quản lý môi trường tại Huyện đảo còn hạn chế, chưa
được chú trọng. Công tác quản lý môi trường tại khu vực hiện nay thuộc vào sự
quản lý chung của Sở TNMT huyện Quảng Ninh. Về cấp huyện, xã mới chỉ có cán
bộ quản lý chung cho mảng Môi trường và Địa chính. Số lượng cán bộ ít, không
được đào tạo chuyên môn, nên công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại cấp xã,
huyện chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống quan trắc môi trường cấp huyện xã
chưa được xây dựng. Hiện nay chỉ có một số điểm quan trắc trên địa bàn huyện
thuộc vào mạng lưới quan trắc của trung tâm Quan trắc Môi trường thuộc Sở
TNMT tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo tồn VQG Bái Tử Long
đang được triển khai khá tốt.
Hiện trạng hạ tầng về thu gom và xử lý chất thải, nƣớc thải


Luận văn Thạc sỹ khoa học
Học viên Lê Thị Bích Thủy
16
Khu vực đô thị
Trong những khu đô thị ở những xã như Đông Xá, Hạ Long và Cái Rồng, chất
thải rắn sinh hoạt hằng ngày đã được Hợp Tác Xã (HTX) Vận tải Phát triển Đô thị -
Vệ sinh Môi trường huyện Vân Đồn thu gom và vận chuyển đến khu chôn lấp chất
thải rắn. Khối lượng chất thải rắn thu gom hàng ngày tại thị trấn Vân Đồn khoảng 8
tấn/ngày trong khi tổng số chất thải do HTX thu gom khoảng 19-22 tấn/ngày. Tỷ lệ
thu gom chất thải khu vực đạt 57%. Chất thải rắn sau khi thu gom được vận chuyển
đến khu chôn lấp và được đốt định kỳ. Hiện tại có một địa điểm thải chất thải rắn tại
xã Vạn Yên.
Khu vực nông thôn
Công tác thu gom và quản lý chất thải rắn tại các xã đảo trong khu vực quy
hoạch do các tổ vệ sinh môi trường của các xã đảm nhiệm. Địa điểm thải chất thải
rắn chính hiện có của các xã đảo hiện ở đảo Ngọc Vừng.
Chất thải rắn công nghiệp
Sản xuất công nghiệp trong khu vực thị trấn Vân Đồn chưa phát triển chủ yếu
là các cơ sở chế biến thủy sản hoặc các ngành sản xuất quy mô nhỏ. Do vậy, khối
lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh không nhiều khoảng 2 tấn/ngày. Hiện tại,
chưa tổ chức được việc phân loại tại nguồn đối với chất thải rắn công nghiệp. Chất
thải rắn công nghiệp cũng được thu gom và đổ thải tập trung cùng với chất thải rắn
sinh hoạt.
Chất thải rắn y tế
Tổng khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh trong khu vực quy hoạch khoảng
36 tấn/năm trong đó khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại là 8,73 tấn/năm và chất
thải rắn y tế không nguy hại là 27,27 tấn/năm. Chất thải rắn y tế tại trung tâm y tế
huyện được phân loại tại nguồn. Các chất thải nguy hại được đốt bằng lò đốt thủ
công, còn các chất thải còn lại được thu gom cùng với chất thải rắn sinh hoạt.

Thoát nước thải
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Học viên Lê Thị Bích Thủy
17
Tại 2 đảo Cái Bầu và Quần đảo Vân Hải, hiện chưa có hệ thống thoát nước
thải riêng. Nước thải từ khu dân cư, khu du lịch và các công trình công cộng đều
chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường.
1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÔI TRƢỜNG Ở HUYỆN VÂN ĐỒN
Trong thời điểm hiện nay, các vấn đề về chất lượng môi trường của huyện
Vân Đồn vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, chủ yếu chỉ được phản ánh qua các báo
cáo hiện trạng môi trường hàng năm do Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi
trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh thực hiên. Tuy nhiên, cũng
đã có nhiều đề tài, dự án về vấn đề sinh thái và đa dạng sinh học (ĐDSH) được tiến
hành trên địa bàn của vùng mà tập trung chủ vào khu vực VQG Bái Tự Long. Các
đề tài khoa học, dự án có liên quan đến vùng Vân Đồn như:
- Dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên
thiên nhiên trên các đảo và thềm lục địa Vườn quốc gia Bái Tử Long”, đã
được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt và Ban quản lý quỹ VCF chấp
thuận tài trợ;
- Đề án ''Bảo vệ các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đến năm
2015, tầm nhìn đến năm 2020'', có tổng vốn đầu tư từ năm 2008 đến năm
2020 khoảng 576 tỷ đồng;
- Dự án bảo tồn biển và rùa biển do IUCN tài trợ;
- Các đề tài, dự án khác có liên quan.
Ngoài ra, còn nhiều chương trình tập huấn, giáo dục nhằm nâng cao ý thức
và kiến thức trong bảo vệ môi trường nước ven biển của huyện nói chung và môi
trường VQG Bái Tử Long nói riêng.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên vẫn chưa tập trung nhiều vào các vấn đề môi
trường trọng tâm tại huyện Vân Đồn. Đặc biệt, vấn đề dự báo sơ bộ các tác động
đến môi trường do quy hoạch phát triển chưa được lưu ý. Chính vì vậy, Luận văn đã

tiến hành đề tài này với mục đích tập trung vào các vấn đề môi trường trọng tâm tại

×