Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN LƯU VỰC SÔNG BA LAI ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN LƯU VỰC SÔNG BA LAI ĐOẠN
CHẢY QUA HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2008 – 2012

Tháng 05/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN LƯU VỰC SÔNG BA LAI ĐOẠN
CHẢY QUA HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2008 – 2012


Tháng 05/2012


KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI
NGUYÊN LƯU VỰC SÔNG BA LAI ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN CHÂU
THÀNH TỈNH BẾN TRE

Tác giả

Nguyễn Thị Huyền Trang

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn
ThS.NGUYỄN TRẦN LIÊN HƯƠNG

Tháng 05/2012


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN


************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa:

MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành:

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

MSSV: 08149154

Khoá học:

Lớp: DH08QM

2008 – 2012

1. Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên lưu vực
sông Ba Lai đoạn chảy qua huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre.
2. Nội dung KLTN:
SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
 Tổng quan về lưu vực sông Ba Lai
 Hiện trạng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tại lưu vực

sông Ba Lai đoạn chảy qua huyện Châu Thành.
 Các vấn đề môi trường còn tồn tại.
 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường tại lưu vực sông Ba Lai.
 Kết luận và kiến nghị
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 01/2012

Kết thúc: tháng 05/2012

4. Họ tên GVHD: THS. NGUYỄN TRẦN LIÊN HƯƠNG.
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày ….. tháng ….. năm 2012
Ban Chủ nhiệm Khoa

Ngày 15 tháng 01 năm 2012
Giáo viên hướng dẫn

THS. NGUYỄN TRẦN LIÊN HƯƠNG


LỜI CÁM ƠN
Sau 4 năm miệt mài học tập, nghiên cứu, em đã hoàn thành xong khóa luận tốt
nghiệp của mình với đề tài : “ Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài
nguyên lưu vực sông Ba Lai đoạn chảy qua huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre ”. Để
hoàn thành khoá luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự quan
tâm, động viên và hướng dẫn tận tình của các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước hết em xin cám ơn các thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên trường
Đại học Nông Lâm TPHCM đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức,
những kinh nghiệm quý báu trong suốt những năm tháng trên giảng đường đại học.
Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Trần Liên Hương,

người đã trực tiếp hướng dẫn, luôn động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo và sự tận tình hướng
dẫn, chỉ dạy của các cô chú, anh chị trong Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Châu
Thành giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo của mình.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp DH08QM đã thường xuyên trao đổi giúp đỡ em
trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cám ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 háng 05 Năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Huyền Trang


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên lưu vực sông
Ba Lai đoạn chảy qua huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre” được tiến hành tại huyện
Châu Thành tỉnh Bến Tre, từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 3 năm 2012.
Lưu vực sông Ba Lai là nơi an cư lạc nghiệp của người dân từ bao đời nay. Lưu
vực sông là nơi diễn ra các hoạt động khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên: tài
nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên thủy sản, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên
sinh vật ven bờ. Mặc dù địa phương đã có những biện pháp quản lý đồng thời khuyến
khích người dân khai thác tài nguyên hợp lý, có hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình
khai thác, sử dụng tài nguyên vẫn gây ra những tác động xấu đến môi trường.Vì vậy
việc nghiên cứu để quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên lưu vực sông Ba Lai là một
vấn đề cấp thiết.
Bài báo cáo gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan vùng nghiên cứu
Chương 3: Hiện trạng khai thác và quản lý tài nguyên

Chương 4: Đánh giá hiện trạng quản lý tài nguyên và đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác quản lý tài nguyên lưu vực sông Ba Lai
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


MỤC LỤC

MỤC LỤC ...................................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN.........................................................2
1.2.1. Mục tiêu .......................................................................................................2
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn ...........................................................................................2
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................2
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................2
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................3
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ..................................................................3
1.5.2. Phương pháp khảo sát thực địa .....................................................................3
1.5.3. Phương pháp phỏng vấn ...............................................................................3
1.5.4. Phương pháp quan trắc .................................................................................3
1.5.5. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu............................................................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU .................................................5
2.1. TỔNG QUAN HUYỆN CHÂU THÀNH .........................................................5
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................5
2.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................5
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo .................................................................................6


i


2.1.1.3. Điều kiện khí tượng...............................................................................6
2.1.1.4. Điều kiện thủy văn ................................................................................7
2.1.2. Điều kiện kinh tế – văn hóa – xã hội ............................................................7
2.1.2.1. Tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế .........................................7
2.1.2.2. Tình hình văn hóa – xã hội, giáo dục – đào tạo ...................................9
2.2. TỔNG QUAN LƯU VỰC SÔNG BA LAI.....................................................10
2.2.1. Hình thái lưu vực sông Ba Lai ....................................................................10
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên lưu vực sông Ba Lai ..............................................11
2.2.2.1. Tài nguyên đất ....................................................................................11
2.2.2.2. Tài nguyên nước .................................................................................11
2.2.2.3. Tài nguyên khoáng sản .......................................................................12
2.3.2.4. Tài nguyên sinh vật .............................................................................13
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN .........15
3.1. TÀI NGUYÊN ĐẤT .........................................................................................15
3.1.1. Tình hình khai thác .....................................................................................15
3.1.1.1. Đất nông nghiệp .................................................................................15
3.1.1.2. Đất phi nông nghiệp ...........................................................................17
3.1.2. Hình thức khai thác .....................................................................................17
3.1.3. Tác động của việc khai thác tài nguyên đất ................................................18
3.1.3.1. Đối với con người ...............................................................................18
3.1.3.2. Đối với môi trường .............................................................................19
3.1.4. Hiện trạng quản lý tài nguyên đất ...............................................................19
3.2. TÀI NGUYÊN NƯỚC .....................................................................................21
3.2.1. Tình hình khai thác .....................................................................................21

ii



3.2.1.1. Cấp nước.............................................................................................21
3.2.1.2. Giao thông thủy ..................................................................................22
3.2.1.3. Tiếp nhận chất thải .............................................................................22
3.2.2. Hình thức khai thác .....................................................................................25
3.2.2.1. Cấp nước.............................................................................................25
3.2.2.2. Giao thông thủy ..................................................................................26
3.2.3. Tác động của việc khai thác tài nguyên nước .............................................27
3.2.3.1. Đối với con người ...............................................................................27
3.2.3.2. Đối với môi trường .............................................................................27
3.2.4. Hiện trạng quản lý tài nguyên nước ............................................................27
3.3. TÀI NGUYÊN THỦY SẢN .............................................................................29
3.3.1. Tình hình khai thác .....................................................................................29
3.3.2. Hình thức khai thác .....................................................................................30
3.3.2.1. Khai thác tự nhiên ..............................................................................30
3.3.2.2. Nuôi trồng thủy sản ............................................................................31
3.2.3. Tác động của việc khai thác tài nguyên thủy sản .......................................31
3.2.3.1. Đối với con người ...............................................................................31
3.2.3.2. Đối với môi trường .............................................................................31
3.3.4. Hiện trạng quản lý tài nguyên thủy sản ......................................................32
3.4. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ......................................................................33
3.4.1. Tình hình khai thác .....................................................................................33
3.4.1.1. Đất sét .................................................................................................33
3.4.1.2. Tài nguyên cát.....................................................................................33
3.4.2. Hình thức khai thác .....................................................................................34

iii


3.4.2.1. Đất sét .................................................................................................34

3.4.2.2. Tài nguyên cát.....................................................................................34
3.4.3. Tác động của việc khai thác ........................................................................35
3.4.3.1. Đối với con người ...............................................................................35
3.4.3.2. Đối với môi trường .............................................................................35
3.4.4. Hiện trạng quản lý tài nguyên khoáng sản..................................................35
3.5. TÀI NGUYÊN SINH VẬT VEN BỜ ..............................................................37
3.5.1. Tình hình khai thác .....................................................................................37
3.5.2. Hình thức khai thác .....................................................................................37
3.5.3. Tác động của việc khai thác tài nguyên sinh vật ven bờ ............................37
3.5.4. Công tác quản lý .........................................................................................37
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI
NGUYÊN ......................................................................................................................38
4.1. TÀI NGUYÊN ĐẤT .........................................................................................38
4.1.1. Vấn đề tồn tại ..............................................................................................38
4.1.2. Đề xuất giải pháp ........................................................................................38
4.2. TÀI NGUYÊN NƯỚC .....................................................................................40
4.2.1. Vấn đề tồn tại ..............................................................................................40
4.2.2. Đề xuất giải pháp ........................................................................................41
4.3. TÀI NGUYÊN THỦY SẢN .............................................................................45
4.3.1. Vấn đề tồn tại ..............................................................................................45
4.3.2. Đề xuất giải pháp ........................................................................................45
4.4. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ......................................................................46

iv


4.4.1. Vấn đề tồn tại ..............................................................................................46
4.1.2. Đề xuất giải pháp ........................................................................................47
4.5. TÀI NGUYÊN SINH VẬT VEN BỜ ..............................................................47

4.5.1.Vấn đề tồn tại ...............................................................................................47
4.5.2. Đề xuất giải pháp ........................................................................................48
CHƯƠNG 5 ..................................................................................................................49
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................................49
5.1. KẾT LUẬN .......................................................................................................49
5.2. KIẾN NGHỊ ......................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................51 

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATTP

An toàn thực phẩm

CT

Chỉ thị

BOD

Nhu cầu oxy sinh học

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT


Bảo vệ môi trường

COD

Nhu cầu oxy hóa học

IPM

Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp

HTX

Hợp tác xã

NĐCP

Nghị định Chính phủ

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

SS

Chất rắn lơ lửng


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Thông tư

TTLT

Thông tư liên tịch

UBND

Ủy ban nhân dân

XNK

Xuất nhập khẩu

vi


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện các hình thức khai thác thủy sản nội đồng .................... 29

Hình 4.1 : Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường tỉnh Bến Tre .................................... 41
Hình 4.2: Mô hình nhà tiêu tự hoại vùng nông thôn................................................. 43

vii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Phụ lưu của sông Ba Lai ........................................................................... 10
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất các xã ven sông Ba Lai năm 2010 ........................ 14
Bảng 3.2: Dự kiến phát triển đô thị năm 2020 .......................................................... 16
Bảng 3.3: Thuốc BVTV và phân bón sử dụng cho cây lúa, cây màu và cây dừa..... 18
Bảng 3.4: Kết quả quan trắc chất lượng đất (Phú Túc – Châu Thành) năm 2011 .... 20
Bảng 3.5.: Hiện trạng hệ thống cơ sở giết mổ gia súc .............................................. 22
Bảng 3.6 : Danh sách các trạm cấp nước nông thôn ................................................. 24
Bảng 3.7: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Ba Lai năm 2011 ..................... 27

viii


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên lưu vực sông Ba Lai đoạn chảy
qua huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre 

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam được biết đến là một đất nước có bờ biển dài và hệ thống sông ngòi,
kênh rạch chằng chịt. Những con sông đã trở nên quen thuộc, gắn bó với đời sống sinh
hoạt và sản xuất của người dân, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống
sông Cửu Long chia thành hai nhánh là sông Tiền và sông Hậu với tất cả chín cửa

sông đổ ra biển Đông. Sông Tiền trước khi đổ ra biển lại tách ra thành bốn nhánh như
hình nan quạt ôm gọn ba dải cù lao Bến Tre. Những dòng sông đã cần mẫn chuyên chở
phù sa từ phía thượng nguồn bồi tụ nên những vùng đất phì nhiêu.
Sông Ba Lai giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế văn hóa của nhân dân
trong tỉnh cũng như huyện Châu Thành. Sông được coi là hồ chứa nước ngọt nhằm
phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của khoảng 800.000 dân các huyện Châu Thành,
Bình Đại, Giồng Trôm và Ba Tri. Trên đôi bờ sông là những cánh đồng đất đai màu
mỡ, những vườn cây ăn trái sum xuê, những xóm làng đông đúc dân cư, những bến
sông, bến phà, chợ búa tấp nập ghe thuyền, tạo nên cảnh sắc của một vùng quê rộng
lớn, trù phú và thơ mộng. Đồng thời sông còn mang lại nguồn lợi thủy sản phong phú
ổn định cuộc sống cho người dân ven bờ. Với vai trò quan trọng như thế việc khai
thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên lưu vực sông nơi đây đang trở thành
một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại
hóa. Để hiểu rõ hơn về tình hình khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên quý giá ấy tôi đã
chọn và thực hiện đề tài: “ Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài
nguyên lưu vực sông Ba Lai đoạn chảy qua huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre ”.

GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

Trang 1


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên lưu vực sông Ba Lai đoạn chảy
qua huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre 

1.2. MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
1.2.1. Mục tiêu
Khảo sát hiện trạng khai thác và quản lý tài nguyên lưu vực sông Ba Lai
đoạn chảy qua huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, đề xuất giải pháp khả thi nhằm nâng

cao hiệu quả công tác quản lý môi trường và bảo vệ tài nguyên.
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài giúp tìm hiểu, nắm vững hiện trạng khai thác, quản lý tài nguyên ở lưu
vực sông Ba Lai; từ đó làm cơ sở để đề ra những giải pháp nhằm sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên trên sông đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và
công tác bảo vệ môi trường của tỉnh Bến Tre.
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu cơ sở lý thuyết để thực hiện đề tài
 Tổng quan về lưu vực sông Ba Lai tỉnh Bến Tre
 Khảo sát hiện trạng khai thác nguồn tài nguyên lưu vực sông Ba Lai đoạn chảy
qua huyện Châu Thành và công tác quản lý, bảo vệ môi trường trên lưu vực sông
 Đánh giá về tình hình quản lý môi trường trong thời gian qua và xác định các
vấn đề môi trường còn tồn tại
 Đề xuất biện pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường ở địa phương hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
 Kết luận và kiến nghị
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu: hoạt động khai thác và công tác quản lý tài
nguyên, bảo vệ môi trường tại lưu vực sông Ba Lai đoạn chảy qua huyện Châu Thành
tỉnh Bến Tre
 Địa điểm: lưu vực sông Ba Lai
 Thời gian nghiên cứu: 4 tháng (từ tháng 12/2011 đến tháng 03/2012)

GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

Trang 2


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên lưu vực sông Ba Lai đoạn chảy

qua huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre 

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 Sử dụng các yêu cầu pháp lý như: Luật bảo vệ môi trường, các tiêu
chuẩn môi trường về quản lý tài nguyên nước mặt, các quy chuẩn ngành để phân tích
các vấn đề môi trường.
 Nghiên cứu các tài liệu về quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, huyện; báo
cáo quan trắc chất lượng nước mặt sông Ba Lai qua các năm, báo cáo thanh tra, kiểm
tra môi trường hàng năm, các tài liệu trên mạng Internet, báo chí, … về khai thác tài
nguyên, quản lý môi trường. Từ đó rút ra những nhận xét đánh giá hiện trạng khai
thác, sử dụng tài nguyên lưu vực sông Ba Lai, huyện Châu Thành.
1.5.2. Phương pháp khảo sát thực địa
 Quan sát, đánh giá cảm quan chất lượng nước mặt: màu sắc, mùi, các hệ
sinh thái khu vực ven sông để đưa ra những nhận định sơ bộ chất lượng nước
 Khảo sát hiện trạng khai thác tài nguyên trên sông: tình hình đánh bắt,
nuôi trồng thủy sản; khai thác khoáng sản, hoạt động của các nhà máy, cơ sở sản xuất
kinh doanh ven sông… và công tác quản lý thực tế tại địa phương.
1.5.3. Phương pháp phỏng vấn
 Phỏng vấn chuyên gia: tham khảo ý kiến các thầy cô, những cán bộ có
kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường
 Phỏng vấn và xin số liệu các cơ quan ban ngành có liên quan: Chi cục
bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bến Tre, Phòng Tài
nguyên Môi trường huyện Châu Thành …
 Phỏng vấn ngẫu nhiên những cư dân địa phương, các hộ sản xuất kinh
doanh ven sông…
1.5.4. Phương pháp quan trắc
 Đo đạc hiện trường: đo độ pH, nhiệt độ

GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

Trang 3


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên lưu vực sông Ba Lai đoạn chảy
qua huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre 

 Vị trí quan trắc: 4 vị trí: cầu Phú Long, Phú Túc, Ngã 4 An Hóa, cầu Ba
Lai (cũ),
 Số lượng mẫu: 4
 Phương pháp lấy mẫu theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5994 – 1995
1.5.5. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
 Phân tích các số liệu bằng phần mềm Excel
 Vẽ biểu đồ mô tả sự thay đổi SS, Coliform
 So sánh, đánh giá kết quả đạt được.

GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

Trang 4


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên lưu vực sông Ba Lai đoạn chảy
qua huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre 

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN HUYỆN CHÂU THÀNH
2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Châu Thành nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Bến Tre, có tọa độ địa lý vào
khoảng 10o14’23” đến 10o20’18” vĩ độ Bắc và 106o08’69” đến 106o27’15” độ kinh
Đông. Ranh giới hành chính huyện được xác định như sau:
 Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Tiền Giang (ranh giới là sông Tiền);
 Phía Nam giáp huyện Mỏ Cày Bắc và thành phố Bến Tre;
 Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Chợ Lách (ranh giới sông Hàm Luông);
 Phía Đông – Đông Nam giáp huyện Bình Đại và huyện Giồng Trôm.
Huyện Châu Thành nằm trên cù lao Bảo và cù lao An Hóa, được bao bọc bởi các
con sông lớn là sông Tiền, sông Hàm Luông và sông Ba Lai. Đồng thời với vị trí nằm
sát thành phố Bến Tre và đối diện thành phố Mỹ Tho qua sông Tiền, huyện còn là nơi
xuất phát của các trục giao thông quan trọng. Về phương diện địa lý kinh tế, Châu
Thành là huyện đầu cầu, cửa ngõ đối ngoại của tỉnh Bến Tre đối với các luồng giao
lưu từ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời
cũng được xem như là huyện ven của khu đô thị thành phố Bến Tre. Ngoài ra, với vị
trí thuộc đỉnh tam giác của sông Tiền, đất đai có độ phì cao, chủ động nước theo triều
và gần như có nước quanh năm. Châu Thành còn là huyện trọng điểm phát triển kinh
tế của tỉnh.
Diện tích tự nhiên là 22.858,20 ha, chiếm 9,9% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Về đơn
vị hành chính, huyện gồm có 1 thị trấn và 22 xã. Thị trấn Châu Thành nằm trên Quốc
lộ 60, cách thành phố Bến Tre 8km về phía Nam, là trung tâm hành chính, kinh tế văn
hóa của huyện.
GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

Trang 5


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên lưu vực sông Ba Lai đoạn chảy
qua huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre 


2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Về địa hình huyện Châu Thành tương đối bằng phẳng, chênh lệch cao trình giữa
vùng thấp nhất với vùng cao nhất chỉ vào khỏang 50 – 60 cm. Về cơ bản có thể phân
biệt thành các dạng địa hình chính:
 Vùng hơi thấp có độ cao < 1m bị ngập nước khi triều lên, bao gồm một số diện
tích đất ruộng ở lòng chảo xa sông.
 Vùng có địa hình trung bình có độ cao từ 1 – 2m, chỉ ngập nước vào các đợt
triều cường ở các tháng 9 – 11 âm lịch, đã được nhân dân lên liếp lập vườn, đắp bờ sản
xuất lúa.
Về địa chất, huyện Châu Thành được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng
trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50m có 2 loại trầm
tích: Holocene (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).
2.1.1.3. Điều kiện khí tượng
Huyện Châu Thành mang những đặc điểm khí hậu đặc trưng của tỉnh Bến Tre, chịu
ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nền nhiệt độ dồi dào, biên độ nhiệt ngày
đêm nhỏ. Các chỉ tiêu khí hậu (quang năng, vũ lượng, gió, bốc hơi, độ ẩm không
khí…) phân hóa thành 2 mùa tương phản:
 Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió mùa Tây Nam
 Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với gió mùa Đông Bắc
Nền nhiệt độ cao và ổn định quanh năm, nhiệt độ trung bình vào khoảng 27,1oC,
tháng cao nhất, nhiệt độ vào khoảng 28,7oC (xảy ra vào tháng 5) và thấp nhất là 24,1oC
(xảy ra vào tháng 1) chênh lệch nhiệt độ tối đa giữa các tháng vào khoảng 3,3oC.
Lượng mưa trung bình khoảng 1460mm, thuộc vào loại trung bình thấp của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long.
Độ bốc hơi thuộc vào loại cao của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong các
tháng mùa mưa, độ bốc hơi trung bình 4,3 – 4,6 mm/ngày; các tháng mùa khô khoảng
4,3 – 6,4 mm/ngày.
GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang


Trang 6


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên lưu vực sông Ba Lai đoạn chảy
qua huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre 

Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình 79,12%, nguồn nước phong phú nên rất
thích hợp cho việc phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.
2.1.1.4. Điều kiện thủy văn
Huyện Châu Thành có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, lưu thông rộng khắp
toàn huyện. Địa bàn chịu ảnh hưởng chính của ba nhánh sông Tiền (10,5% lưu lượng
sông Cửu Long), sông Hàm Luông (14% lưu lượng) và sông Ba Lai (1% lưu lượng).
Biên độ triều dao động trong khoảng 1,89 – 2,59 m. Chu kì triều một năm thường lớn
nhất vào tháng 11, tháng 12 dương lịch và nhỏ nhất là tháng 5, tháng 6 dương lịch.
Phần lớn địa bàn phía Tây của huyện khá thuận lợi về thủy văn (không bị ảnh
hưởng của lũ, không nhiễm mặn và biên độ triều thích hợp cho việc tưới tiêu tự chảy),
địa bàn phía Đông bị ảnh hưởng mặn từ 1 – 3 tháng vào mùa khô. Tuy nhiên nhìn
chung, điều kiện thủy văn tại địa bàn tương đối tốt thuận lợi cho việc thâm canh cây
trồng, phát triển các loại hình sản xuất khác và sinh hoạt dân cư, đây là yếu tố tích cực
bù cho lượng mưa khá thấp của huyện Châu Thành.
Về địa chất thủy văn, nước ngầm tầng sâu bao gồm phức hệ chứa nước Pleistocene
(290 – 350 m), trữ lượng tiềm năng 74.368m3/ ngày đêm, trữ lượng khai thác công
nghiệp 10.500 m3/ ngày đêm; phức hệ chứa Miocene (410 – 440 m), trữ lượng tiềm
năng là 26.507 m3/ ngày đêm.
2.1.2. Điều kiện kinh tế – văn hóa – xã hội
2.1.2.1. Tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế
Những năm gần đây, thực hiện việc đổi mới nền kinh tế huyện Châu Thành đã đạt
được những thành tựu to lớn, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Nền kinh tế
của huyện tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó còn phát triển dịch

vụ thương mại và công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Nhìn chung cơ cấu kinh tế đi
đúng hướng là giảm tỷ trọng nông lâm ngư, tăng công nghiệp và thương mại dịch vụ.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 tăng 16,42% (cùng kỳ năm 2010 tăng 15,7%).
Thu nhập bình quân đầu người đạt 19,81 triệu đồng/người/năm, tăng 21,68% so với
cùng kỳ năm 2010
GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

Trang 7


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên lưu vực sông Ba Lai đoạn chảy
qua huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre 

 Nông – ngư nghiệp
Tình hình sản xuất nông nghiệp tương đối thuận lợi. Việc đầu tư thâm canh kết hợp
trồng xen, nuôi xen được chú trọng, nhất là trồng xen cacao trong vườn dừa; diện tích
dừa tiếp tục mở rộng, so cùng kỳ tăng 2,7%. Cây ăn trái tiếp tục chuyển đổi theo
hướng chất lượng, mô hình trồng bưởi da xanh, chôm chôm theo hướng Vietgap được
nhân rộng mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiện có 9.060 ha cây ăn trái cho sản lượng
khoảng 110.000 tấn. Các công trình hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp
như đê bao, nạo vét kênh mương nội đồng, cống đập được chú trọng đầu tư xây dựng
đã phát huy tác dụng, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Chăn nuôi phát triển thuận lợi, đàn heo, gia cầm tăng khá so với kế hoạch. Nuôi
thủy sản tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi với tổng diện tích
nuôi 1.100 ha, sản lượng thủy sản các loại là 30.000 tấn.
 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất toàn ngành
ước đạt 1.686 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã
có hướng chuyển dịch, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, các doanh nghiệp tập

trung sản xuất các sản phẩm có lợi thế về nguồn nguyên liệu và đang có thị trường tiêu
thụ mạnh, ngành thu hút nhiều lao động. Các sản phẩm chủ yếu tập trung vào các
ngành: chế biến thủy sản, may mặc, sơ chế cacao, các sản phẩm từ cây dừa… Ngoài ra
huyện đang tập trung thực hiện mở rộng khu công nghiệp Giao Long và khu công
nghiệp An Hiệp.
 Thương mại – dịch vụ
Hoạt động thương mại – dịch vụ tiếp tục phát triển, tổng doanh thu ước đạt
2.000 tỷ đồng.. Hoạt động du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, cấp nước, cấp điện
… tiếp tục phát triển. Huyện tiến hành sắp xếp, sửa chữa nâng cấp và quy hoạch xây
mới phát triển hệ thống chợ cùng với xây dựng chợ văn minh đã góp phần thúc đẩy
phát triển thương mại, dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 28% so với
cùng kỳ. Triển khai thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên
GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

Trang 8


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên lưu vực sông Ba Lai đoạn chảy
qua huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre 

dùng hàng Việt Nam.” Hoạt động du lịch tăng cả về doanh thu và lượng khách đến
tham quan, doanh thu tăng 1,5% và lượng khách du lịch tăng 2% so với năm cùng kỳ.
2.1.2.2. Tình hình văn hóa – xã hội, giáo dục – đào tạo
 Tình hình văn hóa – xã hội
Theo Niên giám Thống kê năm 2011, dân số huyện Châu Thành là 168.670 người
với mật độ dân số là 703 người/km2. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0,36%. Công tác
chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, phòng
chống các bệnh truyền nhiễm có tiến bộ. Mạng lưới y tế được củng cố, có 16 xã duy trì
đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỉ lệ trẻ em 5 tuổi suy dinh dưỡng chiếm 15,41% giảm

0,03%. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thường xuyên được củng
cố, nâng cấp; công tác xây dựng nông thôn mới được triển khai và đạt hiệu quả. Dự
kiến đến năm 2020 ven sông Ba Lai sẽ hình thành 4 đô thị (thị trấn Châu Thành, Tiên
Thủy, An Hóa, Tân Phú) và 1 thị tứ (Thành Triệu).
Bảng 3.2: Dự kiến phát triển đô thị năm 2020
Năm 2010
Diện
tích
(ha)
Thị trấn Châu Thành

Mật độ

(người) (người/km)

(ha)

Dân số

Mật độ

(người) (người/km)
4.309

Thị trấn Tiên Thủy

344

7.100


2.064

Thị trấn An Hóa

293

5.700

1.945

Thị trấn Tân Phú

295

4.163

1.411

235

2.260

960

1.925

1.145

tích


13.400

235

3.559

Diện

311

Thị trấn Thành Triệu

311

Dân số

Năm 2020

817

(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch đô thị huyện Châu Thành đến 2020, năm 2010)
 Tình hình giáo dục – đào tạo
Chất lượng dạy và học được quan tâm, công tác chỉ đạo thực hiện đạt nhiều kết quả
tích cực. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 82,77% tăng 6,4% so với

GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

Trang 9



Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên lưu vực sông Ba Lai đoạn chảy
qua huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre 

năm học trước. Công tác phổ cập giáo dục có chuyển biến tích cực, huyện tiếp tục
được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tỉ lệ đạt 90,8%. Hệ thống
trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập tiếp tục được đầu tư, nâng cấp có 23
trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 33,8% tổng số trường trong toàn huyện. Công tác bảo
đảm an sinh xã hội, giảm nghèo được chú trọng và thực hiện tốt. Đã giải quyết việc
làm cho 4.056 lao động, đưa 63 người đi lao động nước ngoài. Triển khai xây dựng,
bàn giao 34 căn nhà tình nghĩa, 121 căn nhà tình thương, 509 nhà ở cho hộ nghèo.
2.2. TỔNG QUAN LƯU VỰC SÔNG BA LAI
2.2.1. Hình thái lưu vực sông Ba Lai
Sông Ba Lai nằm trọn vẹn trong địa phận tỉnh Bến Tre, chảy từ xã Tân Phú ra đến
biển tại cửa Ba Lai. Sông có chiều dài khoảng 55km, xuyên qua huyện Châu Thành,
và làm ranh giới tự nhiên giữa huyện Bình Đại với Giồng Trôm và Ba Tri, là ranh giới
tự nhiên giữa cù lao An Hóa và cù lao Bảo.
Sông Ba Lai vốn là một phân lưu trực tiếp của sông Tiền tại xã Tân Phú, huyện
Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Xưa kia, sông sâu và rộng, nhưng từ những thập niên đầu
thế kỷ XX, dòng chảy từ sông Tiền đến địa phận xã An Hóa (huyện Châu Thành, tỉnh
Bến Tre) bị phù sa bồi đắp ngày một nhiều ở phía cồn Dơi (vàm Ba Lai đến xã Thành
Thiệu) nên dòng sông cạn dần, ngày càng nông và hẹp. Ngày nay, nguồn nước của
sông Ba Lai chủ yếu được cung cấp từ sông Mỹ Tho qua ngã kênh An Hóa. Từ xã Tân
Phú đến xã Thành Triệu (dài khoảng 17 km) dòng sông cạn và hẹp. Bắt đầu từ vị trí
Ngã 4 kênh An Hóa tại xã An Hóa đi về phía biển, sông chảy về hướng Đông Nam đổ
ra biển Đông tại cửa Ba Lai, nằm giữa hai huyện Bình Đại và Ba Tri, lòng sông được
mở rộng từ 200 – 300 m, độ sâu từ 3 – 5 m. Nước từ sông Mỹ Tho qua kênh An Hóa,
chảy mạnh vào sông Ba Lai làm hạn chế quá trình lắng đọng phù sa của đoạn sông
này. Tại sông Ba Lai nước chảy mạnh, dưới đáy sông lại có những cồn ngầm, cho nên
vào mùa gió chướng thổi mạnh, mặt sông thường có sóng lớn, nước xoáy, gây nguy

hiểm cho thuyền bè đi lại. Trên sông có các cồn như cồn Dơi, cồn Quy, cồn Bà Tam.
Chiều dài tổng cộng của sông Ba Lai khi đi qua địa phận huyện Châu Thành
khoảng 30 km, đi qua 15 xã, thị trấn gồm: Tân Phú, Tiên Long, Tiên Thủy, Phú Đức,
GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

Trang 10


Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên lưu vực sông Ba Lai đoạn chảy
qua huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre 

Phú Túc, Quới Thành, Thành Triệu, Tường Đa, Tam Phước, An Khánh, Thị trấn Châu
Thành, Phú An Hòa, An Phước, An Hoá và Phước Thạnh. Lưu lượng nước vào mùa lũ
khoảng 240m3/h; mùa kiệt khoảng 59 m3/h. Gắn với sông Ba Lai là hệ thống kênh rạch
nội đồng tạo nên nguồn nước mặt dồi dào phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
Bảng 2.1. Phụ lưu của sông Ba Lai
Tên rạch
Rạch Bà Tam
Rạch Phú Hữu
Rạch Khai Luông

Địa bàn
Từ xã Phú Đức đến xã Thành Triệu
(huyện Châu Thành)
Ranh giới giữa xã Phước Thạnh và Hữu
Định (huyện Châu Thành)
Xã Phước Thạnh (huyện Châu Thành)

Độ dài

5,0 km
8,0 km
6,0 km

(Nguồn UBND huyện Châu Thành)
Độ mặn của nước biến thiên theo từng tháng do ảnh hưởng phối hợp của thủy triều
và lưu lượng nước ở thượng lưu đổ về. Độ mặn xâm nhập vào sông càng về phía
thượng lưu càng giảm. Do lưu lượng nước sông Ba Lai ít nên mặn xâm nhập sớm và
sâu nhất.
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên lưu vực sông Ba Lai
2.2.2.1. Tài nguyên đất
Sông Ba Lai hiền hòa hàng năm vẫn cần mẫn vận chuyển phù sa bồi đắp cho đất
đai thêm trù phú, xanh tươi. Với diện tích khoảng 16.273,63 ha hầu hết là các loại đất
phù sa (phù sa bồi đắp, phù sa gley, phù sa đốm rĩ, phù sa loang lỗ đỏ vàng) được lên
liếp. Ngoài ra còn có một phần đất phèn, thuộc địa phận xã Tam Phước, An Hóa, An
Phước… Nhìn chung, đất đai có thành phần cơ giới nặng, mùn và đạm từ khá đến
giàu, lân và kali trung bình, độ phì từ khá đến cao, sau khi lên liếp thích nghi cho phát
triển kinh tế vườn và các loại rau màu.
2.2.2.2. Tài nguyên nước
Sông Ba Lai dài khoảng 55 km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, lưu lượng
nước vào mùa lũ khoảng 240m3/s; mùa kiệt khoảng 59 m3/s. Gắn với sông Ba Lai là hệ
GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

Trang 11


×