Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 ÁP DỤNG TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.78 KB, 186 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO
TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 ÁP DỤNG TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO)

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2008 – 2012

Tháng 6/2012
 


 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG



VÀ TÀI NGUYÊN




PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
KHOA
: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
NGÀNH
: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
HỌ TÊN SV
: NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
MSSV
: 08157275
NIÊN KHÓA
: 2008 – 2012
1. Tên đề tài: “Đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bia rượu nước gải khát Sài Gòn
(SABECO)”.
2. Nội dung thực tập:
 Nghiên cứu và tìm hiểu nội dung các yêu cầu của HTQLMT theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004.
 Tổng quan về hoạt động sản xuất và hiện trạng môi trường của Công ty Cổ
phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (SABECO).
 Nghiên cứu tìm hiểu phân tích, đánh giá tính hiệu quả của HTQLMT của Công
ty tại thời điểm hiện tại.
 Đề xuất một số giải pháp khả thi để cải tiến HTQLMT của Công ty theo tiêu
chuẩn ISO 14001:2004.
3. Thời gian thực hiện khóa luận: Từ ngày 01/01/2012 đến 30/05/2012.
4. Họ và tên GVHD: ThS. Hoàng Thị Mỹ Hương.
Nội dung và yêu cầu thực hiện được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày ….. tháng ….. năm 2012
Giảng viên hướng dẫn


ThS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG

 


 

ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO
TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU
NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO).

Tác giả

NGUYỄN THỊ THANH XUÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sỹ Hoàng Thị Mỹ Hương

Tháng 06 năm 2012
i
 


 


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận chắc chắn tôi gặp rất nhiều khó khăn và sự nỗ lực
của bản thân. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ
của nhiều người mà tôi sẽ không bao giờ quên được.
Trước hết tôi xin gửi lời biết ơn vô hạn đến mẹ và anh trai tôi: Cảm ơn mẹ đã
luôn bên cạnh giúp đỡ và là chỗ dựa vững chắc cho con, cảm ơn anh về những lời
động viên, an ủi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô ThS. Hoàng Thị Mỹ Hương: Cảm
ơn cô đã tận tình chỉ dạy, hỗ trợ em trong học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý Thầy Cô Khoa Môi trường và Tài
nguyên – Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho em
những kiến thức quý báu trong bốn năm học vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến anh Tình – phụ trách hướng dẫn tôi cùng các anh
chị ở Công ty SABECO: Cảm ơn anh vì đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt
thời gian thực tập tại Công ty.
Cuối cùng tôi cảm ơn bạn bè đã đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Xuân

ii
 


 

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo

tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn
(SABECO)” được tiến hành tại Công ty Cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn.
Thời gian thực tập từ tháng ngày 01/01/2012 đến ngày 30/05/2012.
Đề tài đã thực hiện các nội dung sau:
 Tổng quan về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và tiêu chuẩn ISO 14001:2004 bao
gồm: sự ra đời, cấu trúc, mô hình của tiêu chuẩn. Lợi ích đạt được khi áp dụng tiêu
chuẩn. Tình hình áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới và Việt
Nam, những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn. Các bước triển khai áp
dụng ISO 14001:2004 tại doanh nghiệp.
 Tổng quan về Công ty Cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn bao gồm: Giới
thiệu quá trình hình thành và phát triển của Công ty, qui trình sản xuất, những vấn đề
môi trường phát sinh và các biện pháp hiện tại Công ty đang áp dụng.
 Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại Công ty về:
nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, an toàn lao động, phòng cháy chữa
cháy, sự cố môi trường.
 Đánh giá hiệu quả HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 của Công ty về: chính
sách môi trường, kế hoạch, thực hiện và điều hành, kiểm tra, xem xét lãnh đạo, đưa ra
các vấn đề còn hạn chế.
 Đề xuất các giải pháp cải tiến những điểm còn tồn đọng trong HTQLMT theo
tiêu chuẩn ISO 14001 của Công ty.
Việc đánh giá và cải tiến HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 thật sự đem
lại nhiều lợi ích cho Công ty về phương diện môi trường lẫn kinh tế. Tôi hy vọng với
các đề xuất trong đề tài sẽ giúp hệ thống quản lý môi trường của Công ty hiệu quả hơn.

iii
 


 


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ..................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................. x
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ x
Chương ................................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................. 1
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................................. 2
4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................... 2
5. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ....................................................................................................... 2
Chương 1 .............................................................................................................................. 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................................................... 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 VÀ TIÊU CHUẨN ISO
14001:2004 ........................................................................................................................... 3
1.1.1.

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ........................................................................................ 3

1.1.1.1. Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 .................................................................. 3
1.1.1.2. Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ................................................................... 4
1.1.2.

Giới thiệu về ISO 14001:2004 ................................................................................ 5

1.1.2.1. Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 ............... 5
1.1.2.2. Lợi ích đạt được ...................................................................................................... 7
1.2. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001 TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM..................... 7

1.2.1.

Trên thế giới ............................................................................................................ 7

1.2.2.

Tại Việt Nam........................................................................................................... 8

1.2.3.

Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam ................................ 9
iv

 


 

1.2.3.1. Thuận lợi ................................................................................................................. 9
1.2.3.2. Khó khăn ............................................................................................................... 10
1.2.4.

Các bước triển khai áp dụng ISO 14001:2004 tại doanh nghiệp ......................... 12

1.2.4.1. Các điều kiện cần và đủ đối với doanh nghiệp ..................................................... 12
1.2.4.2. Các bước thực hiện ............................................................................................... 13
1.3. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI
GÒN.................................................................................................................................... 15
1.3.1.


Quá trình hình thành và phát triển ........................................................................ 15

1.3.2.

Vị trí địa lý ............................................................................................................ 15

1.3.3.

Cơ cấu tổ chức ...................................................................................................... 16

1.3.4.

Cơ sở hạ tầng ........................................................................................................ 18

1.3.5.

Hiện trạng sản xuất kinh doanh ............................................................................ 18

1.3.5.1. Sản phẩm – phân phối........................................................................................... 18
1.3.5.2. Nhu cầu điện, nước, nguyên vật liệu, trang thiết bị, máy móc ............................. 18
1.3.5.3. Qui trình sản xuất ................................................................................................. 19
1.3.6.

Hiện trạng môi trường........................................................................................... 20

1.3.6.1. Môi trường nước ................................................................................................... 20
1.3.6.2. Môi trường không khí ........................................................................................... 21
1.3.6.3. Vi khí hậu .............................................................................................................. 22
1.3.6.4. Chất thải rắn ......................................................................................................... 23
1.3.6.5. Chất thải nguy hại ................................................................................................. 23

1.3.6.6. An toàn lao động – phòng cháy chữa cháy ........................................................... 24
1.3.6.7. Sự cố môi trường ................................................................................................... 24
1.3.7.

Hiện trạng công tác quản lý môi trường tại Công ty ............................................ 24

1.3.7.1. Đối với môi trường nước thải ............................................................................... 24
1.3.7.2. Đối với môi trường không khí ............................................................................... 26
1.3.7.3. Đối với môi trường vi khí hậu ............................................................................... 27
1.3.7.4. Chất thải rắn – CTNH........................................................................................... 27
Chương 2 ............................................................................................................................ 28
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 29
v
 


 

2.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG TẠI CÔNG TY ................................................................................................. 29
2.1.1.

Phương pháp và cách thức thực hiện .................................................................... 29

2.1.2.

Mục đích ............................................................................................................... 31

2.1.3.


Kết quả .................................................................................................................. 32

2.2. ĐÁNH GIÁ HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 CỦA CÔNG TY ... 32
2.2.1.

Phương pháp và cách thức thực hiện .................................................................... 32

2.2.2.

Mục đích ............................................................................................................... 33

2.2.3.

Kết quả .................................................................................................................. 33

2.3. CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO
14001:2004 ......................................................................................................................... 34
2.3.1.

Phương pháp và cách thức thực hiện .................................................................... 34

2.3.2.

Mục đích ............................................................................................................... 34

2.3.3.

Kết quả .................................................................................................................. 34

Chương 3 ............................................................................................................................ 36

KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ................................................................................................ 36
3.1. HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004
CỦA CÔNG TY SABECO ................................................................................................ 36
3.1.1.

Lịch sử hình thành................................................................................................. 36

3.1.2.

Cơ cấu tổ chức ...................................................................................................... 36

3.1.3.

Phạm vi áp dụng.................................................................................................... 38

3.1.4.

Các thủ tục quy trình và hướng dẫn công việc trong HTQLMT của Công ty ...... 39

3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA
CÔNG TY THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 .......................................................... 40
3.2.1.

Về chính sách môi trường (4.2) ............................................................................ 40

3.2.2.

Về lập kế hoạch (4.3) ............................................................................................ 41

3.2.2.1. Xác định khía cạnh tác động môi trường (4.3.1) .................................................. 41

3.2.2.2. Xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác (4.3.2) ...................................... 43
3.2.2.3. Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình (4.3.3) ............................................................ 43
3.2.3.

Về thực hiện và điều hành (4.4) ............................................................................ 45

3.2.3.1. Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn (4.4.1) .......................................... 45
vi
 


 

3.2.3.2. Năng lực, đào tạo và nhận thức (4.4.2) ................................................................ 46
3.2.3.3. Trao đổi thông tin (4.4.3) ...................................................................................... 47
3.2.3.4. Tài liệu (4.4.4)....................................................................................................... 48
3.2.3.5. Kiểm soát tài liệu (4.4.5)....................................................................................... 48
3.2.3.6. Kiểm soát điều hành (4.4.6) .................................................................................. 49
3.2.3.7. Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình huống khẩn cấp (4.4.7) ...................... 50
3.2.4.

Về kiểm tra (4.5) ................................................................................................... 51

3.2.4.1. Giám sát và đo lường (4.5.1) ................................................................................ 51
3.2.4.2. Đánh giá sự tuân thủ (4.5.2) ................................................................................. 52
3.2.4.3. Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa (4.5.3) ...... 52
3.2.4.4. Kiểm soát hồ sơ (4.5.4) ......................................................................................... 53
3.2.4.5. Đánh giá nội bộ (4.5.5) ......................................................................................... 54
3.2.5.


Xem xét lãnh đạo (4.6).......................................................................................... 55

3.2.6.

Hiệu quả của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 của Công ty Cổ......... 55

phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn ............................................................................... 55
3.2.6.1. Tính hiệu quả ........................................................................................................ 55
3.2.6.2. Các vấn đề còn tồn tại .......................................................................................... 56
3.3. CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO
14001:2004 ......................................................................................................................... 57
3.3.1.

Về chính sách môi trường (4.2) ............................................................................ 57

3.3.2.

Về lập kế hoạch (4.3) ............................................................................................ 57

3.3.2.1. Xác định khía cạnh tác động môi trường (4.3.1) .................................................. 57
3.3.2.2. Xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác (4.3.2) ...................................... 58
3.3.2.3. Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình (4.3.3) ............................................................ 58
3.3.3.

Về thực hiện và điều hành (4.4) ............................................................................ 59

3.3.3.1. Năng lực, đào tạo và nhận thức (4.4.2) ................................................................ 59
3.3.3.2. Trao đổi thông tin (4.4.3) ...................................................................................... 60
3.3.3.3. Tài liệu (4.4.4)....................................................................................................... 60
3.3.4.


Về kiểm tra (4.5) ................................................................................................... 61

3.3.4.1. Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa (4.5.2) ...... 61
3.3.4.2. Đánh giá nội bộ (4.5.5) ......................................................................................... 62
vii
 


 

Chương 4 ............................................................................................................................ 63
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 63
4.1. KẾT LUẬN.................................................................................................................. 63
4.2. KIẾN NGHỊ. ................................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 64
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 65 

viii
 


 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ

: An toàn lao động

CSMT


: Chính sách môi trường

CTNH

: Chất thải nguy hại

CTR

: Chất thải rắn

ĐDLĐ

: Đại diện lãnh đạo

HTQLMT

: Hệ thống quản lý môi trường

HTXLNT

: Hệ thống xử lý nước thải

KCMT

: Khía cạnh môi trường

KCMTĐK

: Khía cạnh môi trường đáng kể


KPH

: Không phù hợp

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

QLMT

: Quản lý môi trường

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TGĐ

: Tổng giám đốc

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

ix

 


 

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tóm tắt bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ........................................................................ 4
Hình 1.2: Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 ............ 6
Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức nhân sự ........................................................................................ 17
Hình 1.4: Sơ đồ công nghệ sản xuất bia ............................................................................. 19
Hình 1.5: Sơ đồ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt ........................................................... 24
Hình 1.6: Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa Nhà máy .......................................................... 25
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức hoạt động HTQLMT của Công ty ............................................. 36
Hình 3.2: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 của Công ty SABECO .. 38

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ....................................................................... 4
Bảng 1.2: Mười quốc gia có số lượng ISO 14001 nhiều nhất thế giới................................. 8
Bảng 1.3: Bảng phân bố công nhân viên của Công ty ....................................................... 16
Bảng 1.4: Bảng tóm tắt đặc trưng nước thải sản xuất Bia tại Nhà máy ............................. 20
Bảng 1.5: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải ...................................................... 21
Bảng 1.6: Danh mục các chất thải nguy hại Nhà máy Bia Nguyễn Chí Thanh ................. 23
Bảng 1.7: Kết quả phân tích mẫu nước thải trước hệ thống xử lý ..................................... 25
Bảng 1.8: Kết quả phân tích mẫu nước thải sau hệ thống xử lý......................................... 25
Bảng 1.9: Kết quả phân tích mẫu khí thải lò hơi ................................................................ 26
Bảng 1.10: Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh Nhà máy...................... 26
Bảng 3.1: Thành viên ban ISO ........................................................................................... 37
Bảng 3.2: Danh mục các thủ tục quy trình và hướng dẫn công việc của Công ty ............. 39
Bảng 3.3: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.2 .................................................................. 40
Bảng 3.4: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.3.1 ............................................................... 42

x
 


 

Bảng 3.5: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.3.2 ............................................................... 43
Bảng 3.6: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.3.3 ............................................................... 44
Bảng 3.7: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.4.1 ............................................................... 45
Bảng 3.8: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.4.2 ............................................................... 46
Bảng 3.9: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.4.3 ............................................................... 47
Bảng 3.10: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.4.4 ............................................................. 48
Bảng 3.11: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.4.5 ............................................................. 49
Bảng 3.12: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.4.6 ............................................................. 49
Bảng 3.13: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.4.7 ............................................................. 50
Bảng 3.14: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.5.1 ............................................................. 51
Bảng 3.15: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.5.2 ............................................................. 52
Bảng 3.16: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.5.3 ............................................................. 52
Bảng 3.17: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.5.4 ............................................................. 53
Bảng 3.18: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.5.5 ............................................................. 54
Bảng 3.19: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.6 ................................................................ 55
Bảng 3.20: Sự khắc phục để phù hợp với điều khoản 4.2 .................................................. 57
Bảng 3.21: Sự khắc phục để phù hợp với điều khoản 4.3.1 ............................................... 57
Bảng 3.22: Sự khắc phục để phù hợp với điều khoản 4.3.2 ............................................... 58
Bảng 3.23: Sự khắc phục để phù hợp với điều khoản 4.3.3 ............................................... 58
Bảng 3.24: Sự khắc phục để phù hợp với điều khoản 4.4.2 ............................................... 59
Bảng 3.25: Sự khắc phục để phù hợp với điều khoản 4.4.3 ............................................... 60
Bảng 3.26: Sự khắc phục để phù hợp với điều khoản 4.4.4 ............................................... 60
Bảng 3.27: Sự khắc phục để phù hợp với điều khoản 4.5.2 ............................................... 61
Bảng 3.28: Sự khắc phục để phù hợp với điều khoản 4.5.5 ............................................... 62


xi
 


 

Chương
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chúng ta đều biết mọi loại hình doanh nghiệp, tổ chức khi hoạt động đều gây nên
những tác động môi trường với những mức độ ảnh hưởng khác nhau. Vấn đề là các
doanh nghiệp đó cần làm những gì để có thể quản lý, giảm thiểu tác động của mình lên
môi trường. Vì vậy mà quản lý môi trường trong doanh nghiệp không chỉ là trách
nhiệm mà còn là quyền lợi, điều này xuất phát từ nhu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất,
nâng cao hình ảnh doanh nghiệp và xu thế hội nhập quốc tế.
Thế nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức do có
nhiều lý do khác nhau. Bên cạnh một số tổ chức/doanh nghiệp đã xây dựng và thực
hiện rất tốt hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000, vẫn còn nhiều tổ
chức/doanh nghiệp hoặc là không hoặc là đã thiết lập nhưng việc áp dụng vào thực tế
chưa đem lại hiệu quả và còn nhiều hạn chế đôi khi chỉ là mang tính đối phó. Nhận
thấy được điều đó tôi quyết định chọn đề tài “ Đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bia rượu nước
giải khát Sài Gòn (SABECO)”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI


Tiếp cận với một hệ thống quản lý môi trường.




Đánh giá hiệu lực thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO

14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (SABECO).


Đưa ra các đề xuất mới để cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn

ISO 14001:2004 hiện tại của Công ty Cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn
(SABECO) để từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường.

1
 


 

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU


Địa điểm nghiên cứu:
 Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) - Trụ sở
chính tại số 06 Hai Bà Trưng - Quận 1 – TPHCM.
 Nhà máy Bia Sài Gòn – Nguyễn Chí Thanh trực thuộc Công ty
SABECO – 187 Nguyễn Chí Thanh- Quận 5- TPHCM.



Thời gian nghiên cứu: Từ 01/01/2012 đến 30/05/2012.




Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ hoạt động sản xuất, dịch vụ, phòng ban và các

vấn đề có liên quan đến môi trường.
4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Việc đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo
tiêu chuẩn ISO 14001:2004/cor.1:2009 tại Công ty cổ phần SABECO một mặt giúp
tiếp cận với một hệ thống quản lý môi trường, có được những kinh nghiệm thiết thực,
một mặt phân tích những điểm thành công và hạn chế để đề xuất các phương pháp áp
dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 trong quản lý môi trường tại các doanh nghiệp sản
xuất bia nói chung và SABECO nói riêng sao cho tiết kiệm thời gian, công sức và đạt
được hiệu quả cao nhất.
5. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài tập trung vào việc đánh giá và cải tiến HTQLMT mang tính cụ thể cho
Nhà máy Bia – Nguyễn Chí Thanh trực thuộc Công ty SABECO khó áp dụng cho các
Nhà máy khác.

2
 


 

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

TỔNG QUAN VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 VÀ TIÊU CHUẨN ISO
14001:2004


1.1.1. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
1.1.1.1. Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Năm 1991, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) cùng với hội đồng quốc tế về
kỹ thuật thiết lập nên nhóm tư vấn chiến lược về môi trường (SAGE) với sự tham dự
của 25 nước, ISO đã cam kết thiết lập tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế tại hội
nghị thượng đỉnh Rio de taneiro năm 1992.
Năm 1993, Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) bắt đầu xây dựng bộ tiêu chuẩn
quốc tế và hệ thống quản lý môi trường (ISO 14000) bao gồm các tiêu chuẩn về hệ
thống và công cụ quản lý môi trường, phương pháp xác định tác nhân gây ô nhiễm, giá
trị giới hạn đối với chất thải, tác động của công nghệ sản xuất đối với môi trường.
Tháng 9 năm 1996, ISO đã đưa ra bộ tiêu chuẩn ISO 14000 hoàn thiện và chính
thức áp dụng cho đến nay. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ra đời nhằm mục đích khuyến
khích các doanh nghiệp, tổ chức hành chính, công ty hay tư nhân áp dụng làm công cụ
quản lý hữu hiệu để bảo vệ môi trường một cách liên tục và có tổ chức.

3
 


 

1.1.1.2. Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bảng 1.1: Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000
BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000
ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC
giá Kiểm định Đánh

Hệ thống Đánh
lý tác


quản

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
giá Cấp nhãn KCMT trong các

động môi trường vòng đời sản môi
(EA)

phẩm (LCA)

trường

tiêu chuẩn sản
phẩm (EAPS)

môi

môi

trường

trường

ISO

ISO 14031 ISO 14010

ISO 14040


ISO 14020 ISO 14062

14001

ISO 14032 ISO 14011

ISO 14041

ISO 14021 ISO GL64

ISO

ISO 14012

ISO 14042

ISO 14022

14004

ISO 14015

ISO 14043

ISO 14023

ISO

ISO 14047


ISO 14024

14009

ISO 14048

(EL)

ISO 14049
ISO 14000 - BỘ TIÊU CHUẨN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG

DÁN NHÃN MÔI TRƯỜNG (EL)

HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ CHU TRÌNH SỐNG
CỦA SẢN PHẨM

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (EPE)

CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG
TRONG CÁC TIÊU CHUẨN VỀ
SẢN PHẨM

ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC


ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

Hình 1.1: Tóm tắt bộ tiêu chuẩn ISO 14000

4
 


 

1.1.2. Giới thiệu về ISO 14001:2004
1.1.2.1. Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
ISO 14001:2004 (Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử
dụng) là một phần của hệ thống quản lý bao gồm cơ cấu tổ chức, qui trình lập kế
hoạch, trách nhiệm, các hoạt động, các thủ tục, quá trình và nguồn lực cho sự phát
triển, thực hiện, xem xét, duy trì và hoàn thiện các chính sách môi trường.
HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 cũng tuân theo mô hình “PDCA”( Plan –
Lập kế hoạch, Do – Thực hiện, Check – Kiểm tra, Act – Hành động) nhằm tạo nên sự
cải tiến liên tục.
Áp dụng cách tiếp cận này, mô hình HTQLMT ISO 14001 được mở rộng thành
17 yếu tố được nhóm lại trong 5 cấu phần chính bao gồm: chính sách môi trường, lập
kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành động khắc phục và xem xét của lãnh đạo. Các yếu
tố này tương tác với nhau tạo nên một khuôn khổ cho cách tiếp cận tổng hợp và có hệ
thống trong việc quản lý môi trường. Kết quả cuối cùng là sự cải tiến liên tục của toàn
bộ hệ thống.

5
 



 

Cải tiến liên tục
Bắt đầu

Xem xét
của lãnh

-

Chính sách
môi trường

KIỂM TRA
Giám sát và đo lường.
Đánh giá sự tuân thủ.
Sự không phù hợp, hành
động khắc phục và
phòng ngừa.
Kiểm soát hồ sơ.
Đánh giá nội bộ.

-

-

KẾ HOẠCH
Khía cạnh môi
trường
Các yêu cầu pháp

luật và yêu cầu khác
Mục tiêu, chỉ tiêu và
chương trình môi
trường.

THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH
Cơ cấu, trách nhiệm và quyền
hạn
Năng lực, đào tạo và nhận thức
Thông tin liên lạc
Hệ thống tài liệu
Kiểm soát tài liệu
Kiểm soát điều hành
Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp
ứng với các tình trạng khẩn cấp

Hình 1.2: Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004

6
 


 

1.1.2.2. Lợi ích đạt được
 Đối với lĩnh vực môi trường:


Giúp cho tổ chức/doanh nghiệp quản lý môi trường một cách có hệ thống và kết


hợp chặt chẽ với cải tiến liên tục.


Chú trọng vào phòng ngừa hơn là khắc phục.



Giảm thiểu các tác động môi trường do tổ chức/doanh nghiệp gây ra.



Giảm thiểu các rủi ro, sự cố môi trường và hệ sinh thái.



Tăng cường được sự phát triển và góp phần vào các giải pháp bảo vệ môi

trường.


Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong tổ chức.



Đảm bảo với khách hàng về các cam kết môi trường.

 Đối với cơ hội kinh doanh – lợi nhuận:


Thỏa mãn các tiêu chuẩn cơ bản của nhà đầu tư, khách hàng nâng cao cơ hội


tiếp cận huy động vốn vào giao dịch.


Gỡ bỏ hàng rào thương mại, mở rộng thị trường ra quốc tế.



Cải thiện hình ảnh công ty, tăng uy tín và tăng thị phần.



Cải tiến việc kiểm soát các chi phí.



Tiết kiệm được vật tư và năng lượng.

 Đối với lĩnh vực pháp lý:


Tăng cường nhận thức về qui định pháp luật và quản lý môi trường.



Quan hệ tốt với chính quyền và cộng đồng.



Giảm bớt các thủ tục rườm rà và các rắc rối về pháp lý.




Dễ dàng có được giấy phép và ủy quyền.



Cải thiện được mối quan hệ giữa chính phủ và công nghiệp.

1.2.

TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001 TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.2.1. Trên thế giới
Theo số liệu thống kê của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, tính đến cuối năm
2008 đã có 188815 chứng chỉ ISO 14001 được cấp ở 155 quốc gia. Qua những thống
kê trên ta thấy được việc áp dụng tiêu chuẩn theo hệ thống quản lý môi trường đang
ngày càng được doanh nghiệp quan tâm đáng kể.
7
 


 

Mười quốc gia có số lượng ISO 14001 nhiều nhất trên thế giới:
Bảng 1.2: Mười quốc gia có số lượng ISO 14001 nhiều nhất thế giới
TT

Quốc gia


Số lượng

1

Trung Quốc

30489

2

Nhật Bản

27955

3

Tây Ban Nha

13852

4

Ý

12057

5

Anh


7323

6

Hàn Quốc

6392

7

Mỹ

5462

8

Đức

4877

9

Thụy Điển

3800

10

Pháp


3476

(Nguồn: www.iso.org, ngày 12/5/2009)
1.2.2. Tại Việt Nam
Năm 1997, Việt Nam là thành viên thứ 65 của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
ISO. Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
Năm 1997, tham gia tích cực các hoạt động quốc tế và khu vực có liên quan đến
việc áp dụng ISO 14000 (tham gia các hội thảo về HTQLMT, cấp nhãn môi trường
của ASEAN…). Ban hành 3 tiêu chuẩn đầu tiên trong hệ thống tiêu chuẩn về
HTQLMT trên cơ sở chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 (ISO 14010, ISO
14011, ISO 14012 và kiểm định đánh giá môi trường).
Năm 1998, chứng chỉ ISO 14001:1996 đã được cấp lần đầu tiên tại Việt Nam.
Tính đến năm 2008 đã có 325 tổ chức, doanh nghiệp áp dụng và được cấp chứng
chỉ ISO 14001 và từ đó đến nay, số lượng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và
đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên.

8
 


 

1.2.3. Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam
1.2.3.1. Thuận lợi
 Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn
Chúng ta đều biết tiêu chuẩn ISO 14001 không đưa ra những quy định hay tiêu
chí cụ thể về môi trường mà chỉ đề ra các nguyên tắc trong công tác quản lý, và một
trong những nguyên tắc quan trọng là doanh nghiệp/tổ chức phải “phù hợp với các yêu
cầu pháp quy sở tại”. Trong thời gian vừa qua, vấn đề bảo vệ môi trường đã từng bước

được hoàn chỉnh và khẳng định là một vấn đề hệ trọng và ngày càng được quan tâm.
Tuy còn dừng ở mức độ này hay mức độ khác nhưng các văn bản quy phạm pháp luật
đó đã có tác dụng to lớn trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần đáng kể trong
việc cải thiện môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và trong quản lý nhà
nước về môi trường.
 Sức ép từ các công ty đa quốc gia
Cùng với xu thế toàn cầu hóa là các yêu cầu ngày càng gia tăng về tay nghề công
nhân, trình độ chuyên môn hóa, yêu cầu về chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã
hội. Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các tổ chức/doanh nghiệp trong nước
cần tự hoàn thiện mình để có thể hòa nhập được vào sân chơi chung.
 Sự quan tâm của cộng đồng
Sự quan tâm của nhà nước, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp dụng
ISO 14001 cũng ngày càng gia tăng. Trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia
định hướng năm 2020: “80% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận
đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”. Điều này đã thể hiện sự quan
tâm của Chính phủ trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và ISO 14001 nói
riêng.
Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của
các tổ chức, doanh nghiệp cũng đã bị người dân, báo chí và các cơ quan chức năng
phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa. Điều này cũng đã thể
hiện một mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng.

9
 


 

1.2.3.2. Khó khăn
 Thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước

Mặc dù có sự quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường nhưng cho tới nay, Nhà
nước, cơ quan quản lý chưa có chính sách gì cụ thể để hỗ trợ các tổ chức/doanh nghiệp
trong việc áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001. Việc áp dụng ISO
14001 cho tới nay vẫn chịu áp lực chính là từ phía khách hàng và các tổ chức/doanh
nghiệp áp dụng ISO 14001 vẫn chưa được hưởng ưu đãi hay chính sách khuyến khích
nào. Tính hiệu quả trong công tác thực thi yêu cầu pháp luật trong bảo vệ môi trường
còn chưa cao dẫn tới nản lòng và thiệt thòi cho những tổ chức quan tâm và đầu tư cho
công tác bảo vệ môi trường. Như vậy nếu không thật sự cần thiết thì sẽ có những tổ
chức sẽ không áp dụng ISO 14001. Việc áp dụng ISO 14001 mặc dù đem lại những
lợi ích nhưng kéo theo nó là những khoản đầu tư nhất định. Nếu đem bài toán phân
tích chi phí lợi ích ra áp dụng ở đây và trong khi những khoản đầu tư đó không đem lại
những hiệu quả rõ nét hơn những lợi ích về tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường,
thì rõ ràng những lợi ích đó chưa đủ để thuyết phục các tổ chức/doanh nghiệp áp dụng
ISO 14001.
 Đưa chính sách môi trường trong chính sách phát triển chung của doanh
nghiệp
Một trong các yêu cầu đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 14001 khi tổ chức xây dựng
hệ thống QLMT là thiết lập, xác định và chỉ ra định hướng trong công tác bảo vệ môi
trường trong quá trình cung cấp dịch vụ và sản xuất kinh doanh (thuật ngữ tiêu chuẩn
là xác định Chính sách môi trường). Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp
Việt Nam vẫn còn yếu kém trong việc hoạch định đường hướng phát triển và tầm nhìn
dài hạn. Việc thiết lập chính sách bảo vệ môi trường còn mang tính hình thức, thậm
chí nhiều cán bộ trong tổ chức cũng chưa biết, chưa hiểu chính sách môi trường của tổ
chức mình. Điều đó đã gây hạn chế trong việc phát huy sự tham gia của mọi người
trong tổ chức đối với công tác bảo vệ môi trường.

10
 



 

 Kết hợp mục tiêu môi trường trong mục tiêu phát triển chung
Việc thiết lập mục tiêu môi trường và đề ra các biện pháp để đạt được mục tiêu
đó là yêu cầu rất quan trọng trong tiêu chuẩn ISO 14001. Tuy nhiên việc xác định mục
tiêu một cách phù hợp và hiệu quả lại là vấn đề nhiều tổ chức còn vướng. Một số vấn
đề trong việc thiết lập mục tiêu môi trường thường gặp phải như sau:


Mục tiêu môi trường đề ra không thực sự liên quan tới các vấn đề môi trường

nghiêm trọng mà tổ chức đang gặp phải.


Mục tiêu không rõ ràng, chung chung và từ đó khó xác định mức độ cải tiến

cũng như khó xác định các công việc cần triển khai.


Chưa kết hợp mục tiêu môi trường với các mục tiêu phát triển chung của tổ

chức, bởi vậy việc hoạch định nguồn lực và triển khai thực hiện mục tiêu môi trường
đôi khi còn tách rời với các hoạt động chung khác.


Một số tổ chức sau một thời gian triển khai áp dụng ISO 14001 đã đạt được

mục tiêu môi trường của mình đề ra, sau đó lại lúng túng không biết đưa ra mục tiêu gì
sau khi đã đạt được mục tiêu cũ.
 Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao

Đánh giá nội bộ là một hoạt động bắt buộc và cần được triển khai định kỳ nhằm
xác định hiệu quả cũng như tìm ra các cơ hội để cải tiến nâng cao hiệu quả của
HTQLMT. Như vậy chất lượng cuộc đánh giá là rất quan trọng. Tuy nhiên việc triển
khai đánh giá nội bộ cũng là một trong các điểm yếu đối với nhiều tổ chức. Họ thường
gặp khó khăn trong việc lựa chọn đánh giá viên đủ năng lực, trình độ. Quá trình đánh
giá nhiều khi vẫn mang tính hình thức, bởi vậy các phát hiện đánh giá đôi khi chưa
mang lại giá trị thực sự cho việc cải tiến môi trường cho tổ chức. Điều này cũng một
phần do sự quan tâm của lãnh đạo chưa thực sự đầy đủ và sâu sắc.
 Thiếu nguồn lực, cơ sở hạ tầng
Các nguồn lực thông tin, vốn, công nghệ, nguồn nhân lực có trình độ, cơ sở đào
tạo các cố vấn có trình độ và các kiểm toán viên có thể là hàng rào cản trở việc thực
hiện hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 đối với các Công ty tại các nước đang
phát triển.

11
 


 

 Các chi phí cho sự tuân thủ các tiêu chuẩn
Các chi phí liên quan tới việc thực hiện ISO 14001 sẽ là một hàng rào cản trở
đối với các công ty tại các nước đang phát triển, đặc biệt là đối với các xí nghiệp công
nghiệp quy mô vừa và nhỏ khi họ thực hiện một HTQLMT.
1.2.4. Các bước triển khai áp dụng ISO 14001:2004 tại doanh nghiệp
1.2.4.1. Các điều kiện cần và đủ đối với doanh nghiệp
 Ðịnh hướng và quyết tâm của lãnh đạo Nhà máy: đây là điều kiện tiên quyết đối
với sự thành công của hệ thống. Lãnh đạo phải:



Tìm hiểu và nắm vững nội dung cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO 14000.



Xác định yêu cầu của tiêu chuẩn và mức độ đáp ứng của doanh nghiệp.



Quyết tâm và chỉ đạo chặt chẽ quá trình triển khai áp dụng ISO 14000.



Hoạch định chính sách, mục tiêu và cam kết về môi trường.



Cung cấp đủ nguồn lực cần thiết để đào tạo và triển khai.

 Thành viên của Doanh nghiệp - Yếu tố quyết định:


Hiểu được ý nghĩa, mục đích của quản lý môi trường.



Ý thức được trách nhiệm của mình trong công việc được giao.



Chấp hành nghiêm chỉnh các qui định đối với công việc cụ thể.


 Trình độ công nghệ, trang thiết bị: như hệ thống xử lý nước thải, khí thải, thùng
chứa rác thải, trang bị hệ thống PCCC, dụng cụ bảo hộ lao động…


Có khả năng kiểm soát các thông số ảnh hưởng đến môi trường.



Ðáp ứng các qui định của nhà nước, của ngành.

 Chuyên gia tư vấn: Đây không phải là một điều kiện bắt buộc nhưng nó lại
đóng một vai trò quan trọng đối với mức độ thành công trong việc xây dựng và áp
dụng ISO 14001. Các chuyên gia phải:


Có khả năng và kinh nghiệm trong triển khai tư vấn áp dụng ISO 14000.



Có công nghệ tư vấn bài bản, phù hợp, hiệu quả và có tính thuyết phục.



Có lực lượng chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của doanh

nghiệp.
 Ngoài ra còn có khả năng đầu tư, diện tích mặt bằng, khả năng áp dụng, thay
đổi công nghệ mới cũng là một điều kiện cần có vì nó liên quan đến việc đầu tư
12

 


×