Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA KHU DU LỊCH MADAGUI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG DÂN CƯ VÙNG ĐỆM TẠI HUYỆN ĐẠ HUOAI – TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA KHU DU LỊCH MADAGUI ĐỐI
VỚI ĐỜI SỐNG DÂN CƯ VÙNG ĐỆM TẠI HUYỆN ĐẠ HUOAI –
TỈNH LÂM ĐỒNG

Họ và tên: NGUYỄN THỊ THU CÚC
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ
DU LỊCH SINH THÁI
Niên khoá: 2008 - 2012

Tháng 05/2012


NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA KHU DU LỊCH MADAGUI ĐỐI VỚI
ĐỜI SỐNG DÂN CƯ VÙNG ĐỆM TẠI HUYỆN ĐẠ HUOAI – TỈNH LÂM
ĐỒNG

Tác giả

NGUYỄN THỊ THU CÚC

Khoá luận được đề trình để đáp ứng
yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:


ThS. HOÀNG THỊ THUỶ

Tháng 05 năm 2012

i


CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời tri ân đến ThS. Hoàng Thị Thuỷ, người luôn tận tâm
hướng dẫn, hỗ trợ, động viên và đóng góp các ý kiến quý báu để tôi hoàn thành
khoá luận này. Xin cảm ơn các thầy cô khoa Môi Trường và tài nguyên trường
Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh trong suốt bốn năm qua đã cung cấp cho
tôi những kiến thức trên giảng đường đại học để tôi có được nguồn tri thức thực
hiện khoá luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị Phòng Tài
Nguyên Môi Trường huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng cũng như công ty Du
Lịch Sài Gòn - Madagui đã tận tình hỗ trợ, cung cấp những kiến thức và tài liệu
giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Cuối cùng, xin gửi đến bạn bè và đặc biệt là gia
đình tôi tình cảm chân thành nhất vì đã luôn đồng hành, là điểm tựa để tôi vượt
qua mọi khó khăn.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2012

Nguyễn Thị Thu Cúc

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu tác động của khu du lịch Madagui đối với đời sống
dân cư vùng đệm tại huyện Đạ Huoai – tỉnh Lâm Đồng” được thực hiện từ
tháng 02/2011 đến tháng 5/2012 với các nội dung:

-

Khảo sát thực địa nhằm xác định hiện trạng du lịch tại Madagui và đời
sống người dân nơi đây.

-

Phát phiếu khảo sát ảnh hưởng của khu du lịch đến người dân vùng đệm
như thế nào.

-

Phân tích các tác động và đề xuất các tiêu chí, biện pháp nhằm nâng cao
đời sống người dân khi KDL phát triển.

Kết quả thu được:
-

Tìm hiểu được đời sống dân cư vùng đệm: Đời sống, văn hoá, lễ hội
truyền thống…

-

Lợi ích của cộng đồng nhận được khi du lịch phát triển: Kinh tế, văn hoá.

-

Tác động của hoạt động du lịch lên sinh thái – môi trường.

-


Biện pháp phát triển du lịch: Đề xuất việc phát triển du lịch cần có sự
phối hợp giữa các bên có liên quan. Đẩy mạnh công tác quản lý, phát
triển cơ sở vật chất…

iii


MỤC LỤC 
CẢM ƠN ............................................................................................................................. ii
TÓM TẮT........................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ ........................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu và giới hạn - phạm vi nghiên cứu............................................................... 2
1.2.1
Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 2
1.2.2
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...................................................... 3
2.1 Một số khái niệm ....................................................................................................... 3
2.1.1
Khái niệm về sinh kế và các tài sản cho sinh kế ................................................ 3
2.1.2
Cộng đồng .......................................................................................................... 4
2.2 Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Đạ Huoai .......................... 6
2.2.1
Vị trí địa lý ......................................................................................................... 6

2.2.2
Địa hình, địa mạo ............................................................................................... 7
2.2.3
Khí hậu ............................................................................................................... 7
2.2.4
Thuỷ văn ............................................................................................................ 8
2.2.5
Kinh tế - xã hội................................................................................................. 10
2.3 Tài nguyên động vật ................................................................................................ 13
2.3.1
Khu động vật trên cạn ...................................................................................... 13
2.3.2
Khu hệ chim ..................................................................................................... 16
2.4 Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại Madagui ................................................. 17
2.4.1
Kết quả hoạt động du lịch qua các năm của KDL Madagui năm 2011 ........... 17
2.4.2
Hình thức tổ chức ............................................................................................. 18
2.4.3
Hiện trạng cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật .................................................... 19
2.4.4
Đặc điểm động thực vật ................................................................................... 22
2.4.5
Tài nguyên và sản phẩm du lịch ...................................................................... 23
2.4.6
Hoạt động du lịch sinh thái tại KDL Madagui................................................. 25
2.4.7
Công tác quản lý du khách ............................................................................... 25
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 27
3.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 27

3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 27
3.2.1
Phương pháp thu thập số liệu, thông tin .......................................................... 27
iv


3.2.2
3.2.3
3.2.4

Phương pháp khảo sát thực địa ........................................................................ 28
Phương pháp phỏng vấn - bảng câu hỏi ........................................................... 28
Phương pháp SWOT ........................................................................................ 28

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................... 30
4.1 Hiện trạng đời sống dân cư thị trấn Madagui .......................................................... 30
4.1.1
Dân số .............................................................................................................. 30
4.1.2
Kinh tế .............................................................................................................. 31
4.1.3
Văn hoá bản địa................................................................................................ 34
4.1.4
Giáo dục ........................................................................................................... 36
4.1.5
Y tế ................................................................................................................... 37
4.2 Lợi ích cộng đồng địa phương nhận được từ hoạt động DL rừng Madagui ........... 37
4.2.1
Kinh tế .............................................................................................................. 37
4.2.2

Văn hoá - xã hội - nghề truyền thống .............................................................. 38
4.3 Tác động của KDL Madagui đến sinh thái - môi trường ........................................ 39
4.3.1
Tác động tích cực ............................................................................................. 39
4.3.2
Tác động tiêu cực ............................................................................................. 40
4.4 Kết quả phân tích SWOT ........................................................................................ 41
4.4.1
Bảng phân tích SWOT ..................................................................................... 41
4.4.2
Tích hợp các giải pháp ..................................................................................... 45
4.5 Đề xuất giải pháp liên quan đến việc nâng cao lợi ích cộng đồng vùng đệm
KDL Madagui. ................................................................................................................. 47
4.5.1
Chính sách quản lý ........................................................................................... 47
4.5.2
Thu hút cộng đồng địa phương tham gia phát triển DLST tại KDL
Madagui 48
4.5.3
Nguồn nhân lực ................................................................................................ 49
4.5.4
Sản phẩm du lịch .............................................................................................. 50
4.5.5
Môi trường ....................................................................................................... 51
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 53
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 53
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 55
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 56
PHỤ LỤC I: SƠ ĐỒ PHÒNG, KHU MADAGUI .......................................................... 56

PHỤ LỤC II: BẢN ĐỒ VỊ TRÍ HUYỆN ĐẠ HUOAI ................................................... 57
PHỤ LỤC III: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG KHU DU
LỊCH CŨNG NHƯ HÌNH ẢNH CÔNG ĐỒNG DÂN CƯ VÙNG ĐỆM ..................... 58
PHỤ LỤC IV: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NGUỒN NHÂN LỰC KDL MADAGUI ............... 60
v


PHỤ LỤC V: DÂN SỐ CHIA THEO THÀNH THỊ/NÔNG THÔN, GIỚI TÍNH,
DÂN TỘC 1/4/2009 CỦA THỊ TRẤN MADAGUI ....................................................... 61
PHỤ LỤC VI: DÂN SỐ CHIA THEO ĐỘ TUỔI 1/4/2009 CỦA THỊ TRẤN
MADAGUI ...................................................................................................................... 62
PHỤ LỤC VII: DÂN SỐ TỪ 5 TUỔI TRỞ LÊN ĐÃ THÔI HỌC CHIA THEO
BẬC HỌC CAO NHẤT, NHÓM TUỔI 1/4/2009 .......................................................... 63
PHỤ LỤC VIII: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM................. 64
PHỤ LỤC IX KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM ............... 66
PHỤ LỤC X: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH DU LỊCH .................................. 68
PHỤ LỤC XI: KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH DU LỊCH ........................... 70

 

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANTT

An ninh trật tự

DL


Du lịch

DLST

Du lịch sinh thái

HGĐ

Hộ gia đình

KDL

Khu du lịch

KP1

Khu phố 1

TDTT

Thể dục thể thao

UNESCO

Cơ quan văn hoá, khoa học và giáo dục liên hợp quốc

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Đặc trưng sông suối của huyện Đạ Huoai .......................................................... 9
Bảng 2.2: GDP của huyện Đạ Huoai thực hiện qua các năm ............................................ 11
Bảng 2.3: Sự phân bố của các loài theo sinh cảnh ............................................................ 15
Bảng 2.4: Sự phân bố của các loài chim theo sinh cảnh ................................................... 16
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động du lịch sinh thái qua các năm của KDL Madagui .............. 17

DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Đạ Huoai .................................................................... 12 
Biểu đồ 2.2: Đời sống người dân năm 2010 ...................................................................... 13 
Biểu đồ 2.3: Lượng khách - doanh thu từ năm 2005 – 2011............................................. 18 
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ dân cư theo độ tuổi .............................................................................. 31 
Biểu đồ 4.2: Cơ cấu kinh tế ............................................................................................... 32 
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ sinh kế của người dân vùng đệm ......................................................... 34 
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ chủ hộ phân theo trình độ học vấn ...................................................... 37 
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ khách mang theo thực phẩm khi tham quan ........................................ 40 
Biểu đồ 4.6: Nhận thức xả rác của khách .......................................................................... 40 

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty du lịch Sài Gòn - Madagui .......................................... 19 
Hình 4.1: Cánh đồng lúa .................................................................................................... 33 
Hình 4.2: Sản phẩm đan bằng mây .................................................................................... 36 
Hình 4.3: Dệt thổ cẩm ....................................................................................................... 36 

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch (DL) ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh và
chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia. Theo báo cáo của

tổ chức lao động thế giới (ILO) thì công nghiệp lữ hành và DL thế giới đóng góp
tới 9% GDP cho nền kinh tế thế giới và tạo ra 235 triệu việc làm trong năm 2010,
chiếm 8% việc làm thế giới. Du lịch ngày nay trở thành một trong những ngành
công nghiệp lớn nhất và năng động nhất của nền kinh tế thế giới.
Không nằm ngoài xu hướng đó, du lịch Việt Nam trong những năm gần đây
cũng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Cụ thể bằng việc ngày nay có
nhiều KDL mới mọc lên với nhiều loại sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo. Hằng
năm đón khoảng trên 6 triệu lượt khách quốc tế và phục vụ hơn 30 triệu khách nội
địa. Ngoài lợi ích về kinh tế, bộ mặt xã hội cũng ngày càng thay đổi. Nhiều vùng
sâu, vùng xa cũng nhờ hoạt động DL mà đời sống văn hoá, tinh thần của người dân
cũng dần được nâng cao.
Để có thể phát triển du lịch, dù là bất cứ loại hình du lịch nào, yếu tố tiên
quyết đầu tiên phải có chính là tài nguyên DL. Công bằng mà nói, cộng đồng dân
cư bản địa - những người đã tạo dựng, gắn bó hàng thế hệ với tài nguyên ấy, phải
là những người được hưởng lợi xứng đáng từ những lợi ích mà DL mang lại.
Chính vì vậy tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác động của khu du lịch Madagui
đối với đời sống dân cư vùng đệm tại huyện Đạ Huoai - tỉnh Lâm Đồng”.

1


1.2 Mục tiêu và giới hạn - phạm vi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu của đề tài
-

Mục tiêu tổng quát:
Ảnh hưởng của khu du lịch Madagui đến đời sống người dân vùng đệm tại
huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng.

-


Mục tiêu cụ thể:
 Tác động của du lịch đối với đời sống người dân KP1 thị trấn Madagui về
kinh tế, văn hoá và sinh thái - môi trường.
 Đề xuất các giải pháp gia tăng sự tham gia của người dân vào hoạt động du
lịch.
1.2.2 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Giới hạn: Đề tài chỉ xét đến tác động của DLST rừng Madagui đến đời sống kinh
tế người dân KP1 thị trấn Madagui.
Đối tượng: Cộng đồng dân cư vùng đệm KDL Madagui huyện Đạ Huoai
Thời gian thực hiện đề tài: Tháng 12 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012

2


Chương 2
TỔNG QUAN ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Trong chương 1 đã nêu lên tính cấp thiết, ý nghĩa và giới hạn nghiên cứu
của đề tài. Trong chương này sẽ làm nổi bật về điều kiện tự nhiên, tài nguyên du
lịch của Huyện, các đặc điểm của cộng đồng dân cư, cơ sở vật chất của KDL và
tình hình hoạt động của KDL Madagui.
2.1 Một số khái niệm
2.1.1 Khái niệm về sinh kế và các tài sản cho sinh kế
2.1.1.1 Khái niệm về sinh kế
Sinh kế là phương tiện mà hộ gia đình sử dụng để đạt được và duy trì một
đời sống tốt. Nó bao gồm tất cả các yếu tố góp vào và ảnh hưởng lên khả năng của
con người đảm bảo đời sống họ và gia đình họ bao gồm:
-

Tài sản mà HGD có được hay có thể tiếp cận được – con người, tự nhiên, xã

hội, tài chính và hữu hình.

-

Các hoạt động cho phép HGD sử dụng các tài sản này để thoả mãn các nhu
cầu cơ bản của họ.
-

Các yếu tố khác mà bản thân hộ gia đình có thể không kiểm soát trực tiếp
như mùa vụ, thiên tai, xu hướng kinh tế ảnh hưởng lên tình trạng dễ bị tổn
thương của họ.

-

Các chính sách, định chế và tiến trình có thể giúp họ hay gây khó khăn cho
họ trong việc đạt được một sinh kế thoả đáng.

2.1.1.2 Tài sản cho sinh kế

3


Các thành viên của một gia đình kết hợp tất cả các khả năng, kỹ năng và tri
thức của họ với các nguồn lực khác nhau có thể vận dụng để tạo ra các hoạt động
giúp họ đạt được sinh kế tốt nhất cho chính họ và cho hộ gia đình. Mọi thứ nhằm
tạo dựng sinh kế có thể xem là “tài sản” của sinh kế. Các tài sản này có thể phân
chia thành năm loại như: Tài sản con người, tài sản tự nhiên, tài sản tài chính, tài
sản hữu hình và tài sản xã hội. Sự phân chia này nhằm mục đích thuận tiện cho sự
phân tích các tài sản cho sự sinh kế. Có thể xây dựng các phương thức phân chia
khác nhau, phụ thuộc vào tình hình địa phương. Điều quan trọng ở đây là bao gồm

tất cả các yếu tố của các sinh kế có ảnh hưởng lên các hộ gia đình một cách trực
tiếp hay có khả năng được hộ gia đình kiểm soát.
Các hộ gia đình khác nhau sẽ có các mức độ tiếp cận khác nhau đối với một
phạm vi rộng các tài sản này. Tính đa dạng và số lượng các tài sản khác nhau mà
hộ gia đình có được và sự cân bằng giữa chúng sẽ ảnh hưởng lên loại sinh kế mà
họ có thể tạo ra cho chính họ ở một số thời điểm nhất định. Các tài sản của một hộ
gia đình này có thể xem là một hình ngũ giác, nó có thể tương đối rộng, cân xứng,
trong đó hộ gia đình có một số ít các tài sản hay hộ gia đình phụ thuộc vào một số
ít tài sản. Ngũ giác tài sản này có thể cung cấp một số điểm khởi đầu có ích cho sự
phân tích sinh kế hộ gia đình, nó khuyến khích các nhà nghiên cứu xem xét tất cả
các loại tài sản và tài nguyên có khả năng giữ một vai trò trong sinh kế của hộ.
2.1.2 Cộng đồng
2.1.2.1 Cộng đồng
Cộng đồng là một khái niệm mang nhiều tuyến nghĩa khác nhau, có rất
nhiều các định nghĩa khác nhau về cộng đồng. Khái niệm cộng đồng thường dùng
để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm tương đối khác nhau về quy mô và đặc
tính xã hội. Cộng đồng được dùng khi gọi tên các đơn vị như làng/bản, xã, huyện ở
một khu vực nào đó
Một cộng đồng luôn có những đặc tính cố hữu của nó để phân biệt nó với
các cách tổ chức xã hội khác nhau
4


Bàn về phương diện đoàn kết xã hội, lại có những sự khác biệt nhất định
giữa các cộng đồng ở nông thôn và thành thị. Các cộng đồng ở nông thôn do sự
phân tán về nghề nghiệp không cao nên các thành viên trong cộng đồng thường
xuyên quan hệ với nhau trong công việc hơn ở các cộng đồng đô thị, nơi có sự
phân tán nghề nghiệp, ngành nghề khá cao. Chính vì thế sự đoàn kết trong cộng
đồng ở nông thôn thường cao hơn cộng đồng ở đô thị.
2.1.2.2 Phát triển cộng đồng

Dựa trên những hiểu biết, nghiên cứu về cộng đồng, một ngành khoa học xã
hội mới đã ra đời trong những thập niên gần đây với tên gọi phát triển cộng đồng.
Không ngoài mục đích gì hơn, mà đúng như tên gọi của nó, phát triển cộng đồng
ứng dụng những hiểu biết về cộng đồng để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm
phát triển cộng đồng một cách toàn diện nhất. Theo Tô Duy Hợp và Lương Hồng
Quang (2000), “phát triển cộng đồng là một tiến trình giải quyết vấn đề qua đó
cộng đồng được tăng cường sức mạnh bởi các kiến thức cuộc sống , kỹ năng phát
hiện nhu cầu và vấn đề, ưu tiên hoá chúng, huy động nguồn lực để giải quyết
chúng. Phát triển cộng đồng không phải là một cứu cánh mà là một kỹ thuật, nó
làm tăng sức mạnh cho các cộng đồng tự quyết về sự phát triển và định hình tương
lai của mình...”
Phương hướng chính trong việc phát triển cộng đồng gồm:
-

Sự tham gia của người dân đây là yếu tố cơ bản nhất

-

Thiết chế xã hội chính là môi trường cho sự tham gia, còn các tổ chức chính
quyền, đoàn thể ở địa phương phải thể hiện được vai trò tổ chức. Sự phát
triển phải hỗ trợ cả việc nâng cao năng lực cho các tổ chức này.

-

Trong phát triển cộng đồng, không áp đặt các chương trình có sẵn của tổ
chức nhà nước hay cơ quan phát triển từ bên ngoài vào mà phải là các công
trình do dân đề xướng với sự giúp đỡ từ bên ngoài.

-


Phải tạo được chuyển biến xã hội, đó là sự thay đổi nhận thức, hành vi của
người dân. Phải tạo được sự chuyển biến trong tổ chức, cơ cấu và các mối
tương quan giữa lực lượng xã hội.
5


-

Phát triển cộng đồng chỉ có hiệu quả khi nó nằm trong một chiến lược phát
triển đúng đắn của các quốc gia.
Trên cơ sở đã xác định các phương hướng cũng như các thể chế tác động,

khi đi vào tiến trình triển khai các giải pháp phát triển cộng đồng, vẫn phải tuân
theo một tiến trình nhất định. Đó là phải đi từ sự thức tỉnh cộng đồng tới chỗ tăng
cường năng lực, khí đó cộng đồng sẽ tự lực được.
2.2 Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Đạ Huoai
2.2.1 Vị trí địa lý
Huyện Đạ Huoai nằm về phía Tây - Nam tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm
huyện lỵ thành phố Đà Lạt 155 km về phía Đông – Bắc, ranh giới hành chính
Huyện như sau:
-

Phía Bắc giáp với huyện Đạ Tẻh và Bảo Lâm.

-

Phía Nam giáp với huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận

-


Phía Đông giáp với thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm

-

Phía Tây giáp với huyện Tân Phú huyện Đồng Nai
Toàn huyện có 8 xã và 2 thị trấn gồm: Thị trấn Mađagui, thị trấn Đạ M’ri,

các xã Mađagui, Đạ M’ri, Hà Lâm, Đạ Tồn, Đạ Oai, Đạ P’loa, Đoàn Kết và Phước
Lộc. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 49.528,94 ha, tổng dân số là 33.864
người. Mật độ dân số trung bình là 68,37 người/km2, xếp thứ 10 so với 12 huyện
của tỉnh Lâm Đồng.
Huyện Đạ Huoai nằm dọc quốc lộ 20, là trục giao thông huyết mạch của
tỉnh Lâm Đồng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đường huyện Đạ M’ri Đoàn Kết nối với tỉnh lộ 713 đi Bình Thuận và tỉnh lộ 721 nối với các huyện Đạ
Tẻh, Cát Tiên tạo điều kiện thuận lợi để trở thành đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội
với các huyện trong tỉnh, khu vực Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và
cả nước (xem phụ lục II).

6


2.2.2 Địa hình, địa mạo
Huyện Đạ Huoai có độ cao trung bình 300 m, địa hình thấp dần từ phía Tây
Bắc xuống giáp sông Đồng Nai, bị chia cắt bởi đồi núi cao huyện Di Linh - Bảo
Lộc kéo xuống, đồng thời cũng tạo ra bậc thềm bằng phẳng. Địa hình bằng phẳng
chủ yếu do bồi tụ phù sa của sông. Đây là địa hình mang tính chất chuyển tiếp giữa
dạng địa hình cùng cao nguyên và địa hình vùng đồng bằng.
Do địa hình phức tạp, độ dốc lớn, nhiều đứt gãy sông, suối, vực sâu gây
nhiều khó khăn tốn kém trong việc đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông và
cũng hạn chế giao lưu phát triển kinh tế, chi phí xây dựng lớn.
2.2.3 Khí hậu

Đạ Huoai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, phân ra hai
mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 kết thúc vào tháng
4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Do ảnh hưởng của địa
hình phức tạp, núi đồi xen kẽ đặc biệt là bị ngăn cách bởi đèo Chuối - Hà Lâm nên
chế độ khí hậu của huyện chia làm 2 vùng. Vùng phía Bắc có khí hậu cao nguyên
gần giống kiểu khí hậu Bảo Lộc ôn hòa mát mẻ, lượng mưa lớn, phân bố tương đối
đều. Vùng phía Nam chịu ảnh hưởng khí hậu của miền Đông Nam Bộ có nhiệt độ
cao, mùa mưa đến sớm và cũng kết thúc sớm.
 Nhiệt độ
- Phía Bắc huyện có địa hình cao, nhiệt độ trung bình là 240C
+ Thấp nhất tuyệt đối: 15 - 170C (tháng 1)
+ Cao nhất tuyệt đối: 29 - 300C (tháng 12)
+ Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm giao động từ 5 - 70C.
- Phía Nam huyện có địa hình thấp hơn, nhiệt độ bình quân hàng năm là 270C.
+ Thấp nhất tuyệt đối: 200C (tháng 1)
+ Cao nhất tuyệt đối: 310C (tháng 12)
7


+ Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm giao động từ 3 - 50C
 Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm giao động từ 1.800 mm đến 2.800 mm,
phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ cuối tháng 4 đến tháng 10
trong năm, chiếm tới 95% tổng lượng mưa. Các tháng còn lại mưa rất ít có tháng
hầu như không có mưa (tháng 1 – 3). Lượng mưa lớn nhưng không đều, mùa mưa
dư thừa nước, mùa khô thì hạn hán nên ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng - phát triển
của cây trồng, vật nuôi cũng như đời sống của nhân dân.
 Số giờ nắng: Trung bình từ 6 - 7giờ/ngày. Năng lượng bức xạ tổng cộng
lớn: trung bình từ 150 - 160 kcal/cm2 năm.
 Độ ẩm không khí, lượng bốc hơi.

Độ ẩm không khí trung bình năm là 78%, thấp nhất là ở các tháng 1, 2 độ
ẩm chỉ đạt khoảng 60%, tháng 7 có độ ẩm cao nhất với 90 - 95%. Lượng bốc hơi
trung bình cả năm là 1.255 mm, chiếm 55 - 60% lượng mưa, tháng 2 có lượng bốc
hơi cao nhất (130 mm) và tháng 7 có lượng bốc hơi thấp nhất (88 mm).
 Gió, bão
Khí hậu của Huyện diễn biến theo mùa rõ rệt, biên độ nhiệt độ và số giờ nắng
chênh lệch giữa các tháng nhỏ, ít gây biến đổi đột ngột về thời tiết. Lượng mưa lớn, tập
trung vào mùa mưa gây lũ và ngập úng cục bộ, mùa khô gây hạn làm hạn chế tiềm năng
đối với sản xuất nông nghiệp.
2.2.4 Thuỷ văn
Đạ Huoai nằm ở vị trí đầu nguồn, nên hệ thống sông suối thường có lưu vực
nhỏ, ngắn và dốc, do đó thường nghèo kiệt vào mùa khô.
Sông Đạ Huoai là sông chính chảy trên địa bàn huyện, tổng diện tích lưu vực là
925 km2, chiều dài sông là 53,4 km, đoạn chảy qua huyện có chiều dài 20,3 km, là
hợp lưu của 3 nhánh chính: Sông Đạ M’ri, Đạ Quay và Đạ M’rê. Đạ Quay là
8


nhánh sông chính lớn nhất bắt nguồn từ vùng núi cao phía Đông tiếp giáp với tỉnh
Bình Thuận. Đạ M’ri và Đạ M’rê là 2 nhánh sông bắt nguồn từ cao nguyên Bảo
Lộc có độ cao trên 1000 m hợp với lưu vực sông Đạ Huoai.
Ngoài sông Đạ Huoai và các hợp lưu, thì trên địa bàn huyện còn có nhiều suối nhỏ
phân bố rải rác như suối Đạ Liong (Thị trấn Mađaguôi), Đạ Kên, Đạ Đunm (xã Đạm
ri), Đạ Gùi, Đạ Narr (xã Mađaguôi), Đạ Tràng (xã Đạ Tồn). Các suối này thường
ngắn, dốc, thoát nước nhanh, nên thường gây lũ vào mùa mưa và kiệt nước vào mùa
khô.

9



Bảng 2.1: Đặc trưng sông suối của huyện Đạ Huoai
Chiều dài
Tên sông, suối

(km)

DT lưu vực

Lưu lượng

(km2)

(QO) m3/s

Module
dòng chảy
l/s/km2

Đạ Huoai

20,3

925

34,45

37,24

Đạ Quay


56,3

451

20,06

44,47

Đạ M’ri

39,5

216

8,04

31,24

Đạ M’rê

21

258

6,36

24,65

Đạ Liong


8,5

4,5

0,09

20,7

Đạ Kên

8,5

5,5

0,22

4

Đạ Dunn

5,5

3,25

0,13

4

Đạ Gùi


21,3

66,75

2,23

22,78

Đạ Tràng

11

17,5

0,65

Đạ Narr

7

5,75

0,22

(Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Đạ Huoai, 2010)
2.2.5 Kinh tế - xã hội
2.2.5.1 Kinh tế
Trong giai đoạn 2006 - 2010, nền kinh tế Huyện có mức tăng trưởng bình
quân đạt 14,21%. Tăng trưởng GDP của các ngành như sau:
-


Tốc độ tăng trưởng của ngành nông - lâm - thủy sản giai đoạn 2006 – 2010
đạt 9,99%.

-

Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2006 - 2010
đạt 12,19%. Mặc dù công nghiệp đã có bước đầu tư khá nhưng do đa phần
dự vào mặt hàng có giá trị kinh tế lớn là sản phẩm chế biến từ hạt điều và các
hàng hóa xuất khẩu như giỏ tre, giấy vàng mã, trong khi thị trường sản phẩm
10


thiếu tính ổn định cũng như nguồn nguyên liệu phụ thuộc khá lớn vào điều
kiện tự nhiên, sản phẩm giấy vàng mã tuy có thị trường ổn định nhưng do
sản xuất chưa có phương án bảo vệ môi trường đã gây ảnh hưởng đến đời
sống của dân cư nên buộc phải ngừng sản xuất để xử lý… Do vậy, ngành
công nghiệp những năm gần đây tăng trưởng thiếu ổn định.
-

Tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ giai đoạn 2006 - 2010 đạt 20,46%.
Việc ngành dịch vụ có xu hướng tăng trưởng nhanh trong hai năm trở lại đây là
nhờ việc xác định đúng hướng và đầu tư có trọng điểm của tỉnh, huyện đối với
ngành du lịch - dịch vụ, một trong lợi thế cạnh tranh của Đạ Huoai.
Bảng 2.2: GDP của huyện Đạ Huoai thực hiện qua các năm
Thực hiện qua các năm

Hạng mục

2005


2006

2007

2008

2009

2010

1. GDP trên địa bàn (Tr.đ)
1.1. Giá thực tế

164.505 176.884

202.012 263.596 315.658 425.110

- Nông - lâm -T. sản

78.816

74.682

- C. Nghiệp-X. dựng

79.112

94.329


75.284

98.833 126.497 139.140

6.577

7.873

23.696

28.912

- Dịch vụ
1.2. Giá cố định

126.937 137.312

103.032 135.851 153.920 161.440
35.241 124.530

143.960 153.770 171.429 219.800

- Nông - lâm -T. sản

63.507

68.427

73.320


83.119

80.378

90.620

- C. Nghiệp-X. dựng

58.444

61.922

57.093

56.521

74.898

70.510

4.986

6.963

13.547

14.130

16.153


58.670

- Dịch vụ

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đạ Huoai năm 2005 – 2009)
Tình hình thực hiện KT - XH thời kỳ năm 2010 và kế hoạch phát triển KT - XH
năm 2011
Tổng giá trị gia tăng ước đạt 230,15 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 13,25% (kế
hoạch tăng 13 - 14%) so với năm 2009. Trong đó:
-

Nông - lâm - thủy sản đạt 89,1 tỷ đồng, tăng 10,85% (kế hoạch tăng 13 - 14%)
11


-

Công nghiệp - xây dựng đạt 84,94 tỷ đồng, tăng 13,41% (kế hoạch tăng 8 - 9%)

-

Dịch vụ đạt 56,1 tỷ đồng, tăng 17,3% (kế hoạch tăng 22 - 23%).
Cơ cấu kinh tế huyện Đạ Huoai năm 2010 như sau:

-

Ngành nông - lâm - thủy sản: 38,9%

-


Ngành công nghiệp - xây dựng: 33,2%

-

Ngành dịch vụ - thương mại: 27,9%.

Ngành nông-lâm-thuỷ sản

Ngành công nghiệp-xây dựng

Ngành dịch vụ-thương mại

27,9%

38,9%

33,2%

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Đạ Huoai
Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,12 triệu đồng, bằng 102,69% kế
hoạch tăng 2,52 (theo báo cáo kinh tế - xã hội năm 2010).
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 30 tỷ đồng, bằng 136,36% dự toán, tăng
17,81% so với năm 2009.
Giá trị suất khẩu trên địa bàn ước đạt 6,93 triệu USD.
Tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 602,75 tỷ đồng, bằng 107,52% kế hoạch, tăng
45,97% so với năm 2009.
2.2.5.2 Xã hội
Theo thống kê đến 31/12/2009 dân số của huyện có 33.864 nhân khẩu, với
8.719 hộ, mật độ dân số trung bình là 68,37 người/km2. Thành phần dân tộc gồm 15
dân tộc anh em trên toàn đất nước cùng chung sống, trong đó người Kinh chiếm

trên 80%, đồng bào dân tộc ít người chiếm gần 20%. Do mới được thành lập năm
1986 nên dân cư trên địa bàn huyện chủ yếu là dân kinh tế mới đến từ nhiều vùng
12


khác nhau, nhiều nhất là Quảng Ngãi, Hà Tây. Dân tộc bản địa có Châu Mạ, K'Ho,
Chill... Trong đó xã có dân số đông nhất là thị trấn Mađaguôi với 9.500 nhân khẩu
chiếm 28,05% dân số toàn Huyện, xã có dân số ít nhất là xã Đạm ri với 877 nhân
khẩu chiếm 2,59% dân số toàn huyện. Dân số huyện Đạ Huoai phân bố tương đối
đồng đều trên địa bàn các xã.
Qua điều tra cho thấy đời sống của người dân từng bước nâng cao và ổn
định.
-

Số hộ giàu chiếm 15%, thu nhập > 100 triệu đồng/hộ/năm.

-

Số hộ khá chiếm 30%, thu nhập từ 50-100 triệu đồng/hộ/năm.

-

Số hộ đủ ăn chiếm 40%, thu nhập từ 30-50 triệu đồng/hộ/năm.

-

Số hộ nghèo chiếm 15%, thu nhập < 20 triệu đồng/hộ/năm.
45%
40%
35%

30%
25%
20%
15%
10%
5%
0%
Số hộ giàu

số hộ khá

số hộ đủ ăn

số hộ nghèo

Biểu đồ 2.2: Đời sống người dân năm 2010
2.3 Tài nguyên động vật
2.3.1 Khu động vật trên cạn
Chuột Chù (suncus murinus), sóc Chuột lửa (tamiops rpdolphei): Thường
gặp ở các sinh cảnh nương rẫy, trảng cỏ cây bụi.
13


Nhím Đon (atherurus macrourus), Mèo rừng (prionailurus bengalensis),
Cheo Cheo (tragulus javanicus), chuột Xuri (rattus surifer): Thường phân bố ở các
kiểu sinh cảnh rừng cây gỗ lá rộng thường xanh hỗn giao tre nứa.
Khỉ đuôi dài (macaca fascicularis), Culi nhỏ (nycticebus pygmaeus), Nhím
Đon (atherurus macrourus), Cheo Cheo (tragulus javanicus), Sóc chuột lửa
(tamiops rpdolphei), Nai (cervus unicolor): Thường phân bố ở các sinh cảnh rừng
cây gỗ lá rộng thường xanh ít, đã bị tác động.

Ở các kiểu sinh cảnh rừng tre nứa thành phần loài động vật tương đối
nghèo, thường chỉ gặp các loài thú nhỏ: Sóc chuột lửa, Chuột hưu bé. Các loài thú
lớn có thể gặp ở loài sinh cảnh này như: Nai, Lợn rừng. Chúng thường kiếm ăn vào
mùa mưa.

14


Bảng 2.3: Sự phân bố của các loài theo sinh cảnh
STT Kiểu sinh cảnh

Kiểu sinh cảnh

Tên khoa học
1.

2.

Tên việt nam

Sinh cảnh rừng kín thường xanh
Macaca fascicularis

Khỉ đuôi dài

Nycticebus pygmaeus

Cu li nhỏ

Cervus unicolor


Nai

Tragulus javanicus

Cheo cheo

Atherurus macrourus

Nhím đon

Tamiops rodolphei

Sóc chuột lửa

Sinh cảnh rừng tre nứa và rừng hỗn giao
tre nứa

3.

4.

Tragulus javanicus

Cheo cheo

Prionailurus bengalensis

Mèo rừng


Sus scrofa

Lợn rừng

Suncus murinus

Chuột xuri

Atherurus macrourus

Nhím đon

Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi và nương rẫy
Suncus murinus

Chuột chù

Rattus surifer

Chuột xuri

Tamiops rodolphei

Sóc chuột lửa

Sinh cảnh tre nứa
Tamiops rodolphei

Sóc chuột lửa


Rattus fulvescens

Chuột hươu bé

Cervus univolor

Nai

15


2.3.2 Khu hệ chim
Khu hệ chim ở đây gồm các loại phổ biến như: Chào mào, cành cạch lớn,
gà rừng, chim sâu… Rừng trong khu vực có trữ lượng trung bình đồng thời đã bị
tác động của con người qua nhiều năm nên hệ chim ở đây được đánh giá ở mức
trung bình.
Bảng 2.4: Sự phân bố của các loài chim theo sinh cảnh
STT

Kiểu sinh cảnh

1.

Sinh cảnh rừng kín thường xanh

2.

3.

4.


Kiểu sinh cảnh

Criniger pallidus

Cành cạch lớn

Pycnonotus jocosus

Chào mào

Gallus gallus

Gà rừng

Turnix tanki

Cun cút lưng hung

Turnix suscitator

Cun cút lưng nâu

Sinh cảnh rừng thứ sinh hỗn giao tre nứa
Gallus gallus

Gà rừng

Gecinulus viridis


Gõ kiến nâu đỏ

Dicaeum cruentatum

Chim sâu

Pericrocotus divaricatus

Phường chèo

Aegithina tiphia

Chim nghệ

Sinh cảnh rừng tre nứa
Gallus gallus

Gà rừng

Pycnonotus jocosus

Chào mào

Hypsipetes propinquus

Cành cạch nhỏ

Dicaeum cruentatum

Chim sâu


Orthotomus atrogularis

Chích bong

Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi và nương rẫy
Pycnonotus jocosus

Chào mào

Passer montanus

Chim sẻ

Streptopelia chinesis

Cu gáy
16


×