Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RĂN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI TP.HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC THU GOM VÀ VẬN
CHUYỂN CHẤT THẢI RĂN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CỦ CHI TP.HỒ CHÍ MINH

SINH VIÊN THỰC HIỆN
NGÀNH
NIÊN KHÓA

: NGUYỄN TRÍ THÔNG
: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
: 2008 - 2012

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2012


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT
THẢI RĂN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI
TP.HỒ CHÍ MINH

Tác giả

NGUYỄN TRÍ THÔNG



Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư
chuyên ngành Quản Lý Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn:
Ths.HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG

Tháng 05/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Khoa: Môi trường và Tài nguyên
Ngành: Quản lý Môi trường
Họ và tên SV: Nguyễn Trí Thông

MSSV: 08149131


Khóa học: 2008 – 2012

Lớp: DH08QM

1. Tên đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuát các giải pháp nâng cao hiệu quả trong
công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn thải sinh hoạt trên địa bàn huyện
Củ Chi - Thành Phố Hồ Chí Minh”.
2. Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
Trình bày tính cấp thiết, mục tiêu, phạm vi và giới hạn, ý nghĩa của đề tài.
Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của huyện Củ Chi.
Đánh giá, khảo sát hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện.
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý trong thu gom và vận chuyển chất thải
rắn sinh hoạt, xác định những vấn đề còn tồn đọng trong công tác quản lý
chất thải rắn tại huyện.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thu gom và vận
chuyển chất thải rắn ở huyện Củ Chi.
3. Thời gian thực hiện: 15/12/2011 – 01/06/2012
4. Họ và tên GVHD: ThS. Hoàng Thị Mỹ Hương
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày

tháng

năm 2012

Ban Chủ nhiệm Khoa

Ngày


tháng

năm 2012

Giáo viên hướng dẫn

ThS. Hoàng Thị Mỹ Hương


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ người đã nuôi nấng, dạy dỗ, động viên
và là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin cảm ơn toàn thể Thầy/Cô giảng dạy tại Khoa Môi Trường và Tài Nguyên –
Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình dạy dỗ tôi trong suốt 4 năm học tại
trường.
Xin gởi lời biết ơn sâu sắc tới cô Hoàng Thị Mỹ Hương đã hướng dẫn và giúp đỡ
tôi hoàn thành khóa luận này.
Cám ơn tất cả các bạn trong tập thể DH08QM đã giúp đỡ và đồng hành cùng tôi
trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Đồng thời tôi xin cảm ơn các Cô, Chú, Anh, Chị đang công tác tại Phòng Tài
Nguyên và Môi Trường huyện Củ Chi đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
tập tại cơ quan.

TP.HCM, tháng 04 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Trí Thông

i



TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuát các biện pháp nâng cao hiệu quả trong công
tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Củ Chi TP Hồ
Chí Minh” được thực hiện nhằm đánh giá lại hiện trạng phát sinh chất thải rắn trên địa
bàn huyện Củ Chi, đánh giá công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, qua
đó phát huy những thế mạnh đồng thời đề ra các giải pháp nhằm khắc phục và nâng cao
hiệu quả trong công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Củ Chi.
Đề tài được thực hiện với các nội dung sau:
Chương Mở đầu. Nội dung chương này bao gồm: tính cấp thiết của đề tài, mục
tiêu nghiên cứu, phạm vi và giới hạn đề tài, ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Chương 1: Tổng quan tài liệu. Nội dung chương trình bày:
Tổng quan về công tác quản lý chất thải rắn, ảnh hưởng của chất thải rắn sinh
hoạt đến môi trường và sức khỏe con người.
Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành Phố Hồ Chí Minh
và cơ sở pháp lý trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các chỉ tiêu pháp triển kinh
tế của huyện Củ Chi.
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Nội dung chương này trình bày:
Mục đích và cách thực hiện các phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá hiện
trạng và đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn huyện.
Phương pháp tính toán dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đến năm
2020.
Chương 3: Kết quả - Thảo luận. Nội dung chương này trình bày:
Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại huyện Củ Chi.
Hiện công tác quản lý trong thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
ii



Dự báo thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đến năm 2020.
Phân tích những tồn tại từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác vận chuyển - thu gom chất thải rắn tại huyện Củ Chi.
Kết luận – Kiến nghị: Đánh giá những mặt đạt được và những mặt hạn chế của
khóa luận.

iii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ 4
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ 5
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 6

2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 6

3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 7

4.

GIỚI HẠN ĐỀ TÀI .................................................................................................. 7


5.

Ý NGHĨA ĐỀ TÀI .................................................................................................... 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 8
1.1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRSH ............................................ 8

1.1.1 Khái niệm, nguồn gốc phát sinh và thành phần. ................................................. 8
1.1.1.1 Khái niệm CTRSH ........................................................................................... 8
1.1.2 Quá trình phát triển của công tác quản lý CTRSH. ........................................... 10
1.1.3 Nguyên tắc chung trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt. .................................. 11
1.1.4 Ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. .................... 12
1.1.5 Hiện trạng công tác quản lý CTRSH tại TP.HCM. ........................................... 13
1.1.6 Cơ sở pháp lý trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt .......................................... 17
1.2

TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CỦ CHI ................................................................... 18

1.2.1. Vị trí địa lý......................................................................................................... 18
1.2.2. Diện tích – đơn vị hành chính ........................................................................... 19
1.2.3. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 19
1.2.4. Đặc điểm kinh tế xã hội ..................................................................................... 22
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................. 26
2.1

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRSH
…………………………………………………………………………………..26


2.1.1 Phương pháp tổng hợp tài liệu: ......................................................................... 26
2.1.2 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp...................................................................... 26
2.1.3 Phương pháp khảo sát thực tế............................................................................ 27
Trang 1


2.1.4 Phương pháp thống kê, phân tích số liệu .......................................................... 28
2.2 DỰ BÁO LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT PHÁT SINH ĐẾN NĂM
2020 …………………………………………………………………………………..28
2.3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI............................. 29
2.3.1. Phương pháp khảo sát trực tiếp ......................................................................... 29
2.3.2. Phương pháp tham vấn ...................................................................................... 30
2.3.3. Phương pháp tham khảo, tổng hợp tài liệu........................................................ 31
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN .................................................................... 32
3.1

HIỆN TRẠNG CTRSH TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI ................................. 32

3.1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ............................................................ 32
3.1.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt .................................................................... 33
3.1.3 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt.................................................................... 34
3.2 HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CỦ CHI ............................................................................................................ 35
3.2.1 Quy trình thu gom ............................................................................................. 35
3.2.2 Hệ thống thu gom .............................................................................................. 37
3.2.3 Hệ thống vận chuyển ......................................................................................... 39
3.3HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THU GOM VÀ VẬN
CHUYỂN CTRSH ............................................................................................................. 40
3.3.1. Hệ thống quản lý CTRSH ................................................................................. 40

3.3.2. Quản lý quy trình thu gom vận chuyển CTRSH ............................................... 41
3.4 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU PHÍ CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ
CHI …………………………………………………………………………………..43
3.4.1. Hệ thống quản lý công tác thu phí CTRSH trên địa bàn huyện Củ Chi ........... 43
3.4.2. Hiện trạng công tác triển khai thực hiện thu phí CTRSH ................................. 45
3.4.3. Những khó khăn trong công tác thu phí CTRSH .............................................. 47
3.5 ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC THU
GOM - VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT .......................................... 47
3.5.1 Thuận lợi ........................................................................................................... 47
Trang 2


3.5.2 Khó khăn ........................................................................................................... 48
3.6 DỰ BÁO LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT PHÁT SINH ĐẾN NĂM
2020 …………………………………………………………………………………..50
3.7 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU
GOM – VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN .............. 51
3.7.1. Những tồn tại trong công tác thu gom – vận chuyển ........................................ 51
3.7.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác thu gom – vận chuyển...... 52
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ........................................................................................... 65
1.

Kết luận .................................................................................................................... 65

2.

Kiến nghị .................................................................................................................. 65

Trang 3



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

TN-MT

Tài nguyên và Môi trường

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

MTV

Một thành viên

DVCI

Dịch vụ công ích

UBND

Ủy Ban Nhân Dân


BVMT

Bảo vệ môi trường

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Củ Chi ......................................................................19
Hình 3.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Củ Chi .........................32
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Củ Chi ...37
Hình 3.3 Sơ đồ quản lý hành chính về CTRSH tại huyện Củ Chi. ..................................40
Hình 3.4 Sơ đồ quản lý lực lượng thu gom rác dân lập ...................................................41
Hình 3.5 Mô hình xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân compost tại hộ gia đình .........61

Trang 4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thành phần rác thải sinh hoạt tại một số tỉnh, thành phố……………………….9
Bảng 1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại TP.HCM……………………..13
Bảng 1.3 Thành phần chất thải rắn tại hộ gia đình, trường học và khách sạn…………...14
Bảng 1.4 Khối lượng chất thải rắn thu gom tại TP.HCM………………………………..15
Bảng 3.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Củ Chi ………….32
Bảng 3.2 Khối lượng chất thải rắn thu gom trên địa bàn huyện từ năm 2006-2010…….32
Bảng 3.3 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình ……………………………33
Bảng 3.4 Số lượng thiết bị BHLĐ trang bị cho công nhân ……………………………...42
Bảng 3.5 Mức phí thu gom theo QĐ 88/2008/QĐ- UBND …………………………….45
Bảng 3.6 Dự báo tốc độ gia tăng dân số huyện Củ Chi đến năm 2020………………… 51
Bảng 3.7 Dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên huyện Củ Chi đến năm 2020
……………………………………………………………………………………………51
Bảng 3.8 Thông số kỹ thuật chính của thùng ép rác kín ………………………………...65


Trang 5


CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa- hiện đại hóa, bên cạnh những mặt

tích cực, những tiến bộ vươt bậc thì vẫn còn những mặt hạn chế mà cụ thể đó là vấn đề ô
nhiễm môi trường, trong đó ô nhiễm do chất thải rắn (CTR) đang là một vắn đề đáng
quan tâm.
Thành Phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong những đô thị lớn và phát triển
bậc nhất nước ta, bên cạnh những thành quả to lớn về mặt kinh tế, thì môi trường đang là
một vấn đề đáng báo động hiện nay, trong đó phải kể đến rác thải sinh hoạt, khoảng 4.936
tấn/ngày năm 2008 ( Thống kê của Sở Giao thông công chính TP.HCM), chiếm 82,12%
tổng lượng rác thải toàn Thành Phố.
Củ Chi là một huyện ngoại thành của TP.HCM, với dân số 349.772 người ( 2010),
là một điểm nóng về rác thải sinh hoạt, lượng rác thải phát sinh trên địa bàn huyện lên
đến 234 tấn/ngày, tuy nhiên việc quản lý nhà nước trong công tác thu gom và vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt( CTRSH) trên địa bàn huyện còn nhiều điều đáng lưu ý. Chính vì
vậy, nhận thức được những tác hại của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe con
người, tôi đã thực hiện đề tài “ Đánh giá hiện trạng và đề xuát các giải pháp nâng cao
hiệu quả trong công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn thải sinh hoạt trên địa
bàn huyện Củ Chi - Thành Phố Hồ Chí Minh”.
2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu hiện trạng phát sinh CTRSH tại huyên Củ Chi.
Dự báo khối lượng rác thải phát sinh đến năm 2020 tại huyện Củ Chi

Đánh giá các thuận lợi, khó khăn và tính hiệu quả trong công tác thu gom và
vận chuyển CTR trên địa bàn huyện Củ Chi.
Trang 6


Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địa bàn
huyện.
3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng công tác thu gom và vận chuyển CTRSH
hoạt trên địa bàn huyện Củ Chi và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoat động của hệ thống này.
Phạm vi nghiên cứu tập trung trên phạm vi 21 xã, thị trấn của huyện Củ Chi.

4.

GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tại tập trung đánh giá công tác thu gom và vận chuyển CTRSH, chưa đề cập

đến chất thải nguy hại, chất thải y tế và chất thải công nghiệp.
5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Đánh giá được hiện trạng phát sinh và công tác thu gom vận chuyển CTRSH
trên địa bàn huyện Củ Chi.
Kiến nghị một số giải pháp trong công tác quản lý CTRSH.
Sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước và các công
tác nghiên cứu có liên quan.

Trang 7



CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRSH

1.1.1 Khái niệm, nguồn gốc phát sinh và thành phần.
1.1.1.1 Khái niệm CTRSH
CTR là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. CTR bao gồm CTR thông thường và CTR nguy hại.
CTR phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung
là CTRSH.
1.1.1.2 Nguồn gốc phát sinh
Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số,
sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và các vùng
nông thôn. Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh rác thải bao gồm:
Khu vực dân cư là khu vực sinh sống của người dân đô thị bao gồm biệt thự,
nhà phố (hộ gia đình) riêng lẻ, nhà phố nhiều hộ, chung cư cao tầng, trung bình
và thấp tầng.
Khu vực cơ quan là khu vực văn phòng công sở (cơ quan nhà nước), văn
phòng công ty, trường học, cơ sở y tế, nhà tù, ….
Khu vực thương mại là khu vực cửa hàng tạp hóa, cửa hàng bán sỉ/lẻ, nhà
hàng/cửa hàng ăn uống, chợ/siêu thị, cửa hàng/cửa hiệu dịch vụ, trạm sửa chữa
và bảo trì xe máy.
Khu vực khách sạn, nhà nghỉ là khu vực khách sạn với các cấp (sao) khác
nhau, nhà nghỉ, phòng cho thuê, …
Khu vực công cộng là khu vực sinh hoạt chung của cộng đồng (tập trung đông
người) như quảng trường, công viên, sở thú (vườn bách thảo), tượng đài, khu
thể thao, rạp chiếu phim, rạp hát, bến xe, bến tàu, sân bay, đường phố và vỉa hè,


Trang 8


Khu vực sản xuất là các cơ sở công nghiệp riêng lẻ hoặc các khu công nghiệp
tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp
Khu vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng là các bệnh viện, trung tâm y tế dự
phòng, trung tâm đa khoa, …
1.1.1.3 Thành phần
Thành phần của rác thải rất khác nhau tùy thuộc từng địa phương, tính chất tiêu
dùng, điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thông thường thành phần của rác thải bao
gồm các hợp phần sau:
Các chất dễ bị phân hủy sinh học: các thực phẩm thừa, cuộng, lá rau, lá cây,
xác động vật chết, vỏ hoa quả...
Các chất khó bị phân hủy sinh học: gỗ, cành cây, cao su, túi nilon…
Các chất hoàn toàn không bị phân hủy sinh học: kim loại, thủy tinh, mảnh
sành sứ, gạch ngói, vôi vữa khô, sỏi cát, vỏ ốc hến…
Bảng 1.1 Thành phần rác thải sinh hoạt tại một số tỉnh, thành phố

Loại rác thải

Thành phần (%) – Tính theo % trọng lượng

Hà Nội
Hải Phòng
TPHCM
Lá cây, vỏ hoa quả, xác động vật…. 50.27
20.07
62.24
Giấy
2.72

2.82
0.59
Giẻ rách, củi, gỗ
6.27
2.72
4.25
Nhựa, nilong, cao su
0.71
2.02
0.46
Vỏ ốc, xương
1.06
3.69
0.50
Thủy tinh
0.31
0.72
0.02
Rác xây dựng
7.42
0.45
10.04
Kim loại
1.02
0.14
0.27
Tập chất khó phân hủy
30.21
23.09
15.7

(Nguồn: Đặng Kim Cơ, Kỹ thuật môi trường, NXB Khoa học kỹ thuật 2004)

Trang 9


1.1.2 Quá trình phát triển của công tác quản lý CTRSH.
Chất thải rắn có từ khi con người có mặt trên trái đất. Con người và động vật đã
khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trên trái đất để phục vụ cho đời sống của mình
và thải ra các chất thải rắn. Khi ấy, sự thải bỏ các chất thải từ hoạt động của con người
không gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng bởi vì mậtđộ dân cư còn thấp. Bên
cạnh đó diện tích đất còn rộng nên khả năng đồng hoá các chất thải rắn rất lớn, do đó đã
không làm tổn hại đến môi trường.
Khi xã hội phát triển, con người sống tập hợp thành các nhóm, bộ lạc, làng, cụm
dân cư thì sự tích lũy các chất thải rắn trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng đối
với cuộc sống của nhân loại. Thực phẩm thừa và các loại chất thải khác bị thải bỏ bừa bãi
khắp nơi trong các thị trấn, trên các đường phố, trục lộ giao thông, các khu đất trống đã
tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của các loài gậm nhấm như chuột...
Các loài gậm nhấm là điểm tựa cho các sinh vật ký sinh như là bọ chét sinh sống và phát
triển. Chúng là nguyên nhân gây nên bệnh dịch hạch. Do không có kế hoạch quản lý chất
thải rắn nên các mầm bệnh do nó gây ra đã lan truyền trầm trọng ở Châu Âu vào giữa thế
kỷ 14.
Đến thế kỷ 19, việc kiểm soát dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng mới
được quan tâm. Người ta nhận thấy rằng các chất thải rắn như thực phẩm dư thừa phải
được thu gom và tiêu huỷ hợp vệ sinh thì mới có thể kiểm soát các loài gặm nhấm, ruồi,
muỗi cũng như các vectơ truyền bệnh.
Mối quan hệ giữa sức khoẻ cộng đồng với việc lưu trữ, thu gom và vận chuyển các
chất thải không hợp lý đã thể hiện rõ ràng. Có nhiều bằng chứng cho thấy các bãi rác
không hợp vệ sinh, các căn nhà ổ chuột, các nơi chứa thực phẩm thừa… là môi trường
thuận lợi cho chuột, ruồi, muỗi và các vectors truyền bệnh sinh sản, phát triển.
Việc quản lý chất thải rắn không hợp lý là một trong những nguyên nhân chính

gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí). Ví dụ các bãi rác không hợp vệ sinh đã
Trang 10


làm nhiễm bẩn các nguồn: nước mặt, nước ngầm bởi nước rỉ rác, gây ô nhiễm không khí
bởi mùi hôi. Kết quả nghiên cứu khoa học đã cho thấy gần 22 căn bệnh của con người
liên quan đến việc quản lý chất thải rắn không hợp lý.
Các phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để xử lý chất thải rắn từ đầu thế kỷ
20 là:
Thải bỏ trên các khu đất trống
Thải bỏ vào môi trường nước (sông, hồ, biển …)
Chôn lấp
Giảm thiểu và đốt
Hiện nay, hệ thống quản lý chất thải rắn không ngừng phát triển,đặc biệt là ở Mỹ
và các nước công nghiệp tiên tiến. Nhiều hệ thống quản lý rác với hiệu quả cao ra đời nhờ
sự kết hợp đúng đắn giữa các thành phần sau đây:
Luật pháp và quyđịnh quản lý chất thải rắn
Hệ thống tổ chức quản lý
Quy hoạch quản lý
Công nghệ xử lý
Sự hình thành và ra đời của các luật lệ và quy định về quản lý chất thải rắn ngày
càng chặt chẽ đã góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất thải rắn hiện nay.
1.1.3 Nguyên tắc chung trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh chất thải rắn phải nộp
phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
Chất thải phải được phân loại tại nguồn phát sinh, được tái chế, tái sử dụng, xử
lý và thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu và sản xuất năng lượng.
Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn khó phân huỷ, có khả năng
giảm thiểu khối lượng chất thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất
đai.


Trang 11


Nhà nước khuyến khích việc xã hội hoá công tác thu gom, phân loại, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn.
1.1.4 Ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
1.1.4.1 Ảnh hưởng đến môi trường


Môi trường đất
CRTSH nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được lưu giữ lại trong đất,

một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, hydrocacbon… nằm lại trong đất
làm ảnh hưởng tới môi trường đất: thay đổi cơ cấu đât, đất trở nên khô cằn, vi sinh vật
trong đất có thể bị chết.
Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa… đổ xuống đất làm cho đất bị đóng cứng,
khả năng thấm nước, hút nước kémdẫn đến đất bị thoái hóa.


Môi trường nước
Lượng rác thải ứ đọng lâu ngàygây tắt nghẹt cống thoát nước, các chất độc hòa tan

trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ, sông ngòi, gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận.
Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất vệ
sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm có nguy cơ ảnh hưởng đến các
loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm, khả năng nhận ánh sáng
của các tầng nước cũng giảm, ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh
và làm giảm sinh khối của các thủy vực.



Môi trường không khí
Tại các trạm/ bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô nhiễm

môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói, tiếng ồn và
các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển.
Tại các bãi rác tự phát vấn đề ảnh hưởng đến môi trường khí là mùi hôi thối, mùi
khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại.

Trang 12


1.1.4.2 Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến sức khỏe cộng đồng
Tại các bãi rác áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý không phù hợp, sẽ là nơi
phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến chất thải độc hại tại
các bãi rác co nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người khi tiếp xúc, đe dọa
đến sức khỏe cộng đồng xung quanh.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư
ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25 % dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc
bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25 % .
1.1.5 Hiện trạng công tác quản lý CTRSH tại TP.HCM.
1.1.5.1 Nguồn gốc phát sinh
Nguồn gốc phát sinh CTRSH tại TP.HCM được trình bày theo Bảng 1.2:
Bảng 1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại TP.HCM
STT Nguồn thải
1
Khu vực dân cư
Dân số năm 2010 (chưa tính đến khách vãng lai)
Dân số năm 2010 (kể cả khách vãng lai)
Số hộ nhà biệt lập (tính trung bình 5 người/hộ)

Số hộ chung cư (ước tính)
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Khu vực cơ quan
Trường học
Doanh nghiệp nhà nước
Khu vực thương mại
Chợ
Trung tâm thương mại, siêu thị
Khu vực khách sạn, nhà nghỉ
Khu vực công cộng
Bưu điện
Sân bay
Bến tàu
Bến xe
Cảng
Trung tâm văn hóa nghệ thuật,TDTT, thu viện

Trang 13

Số lượng

Đơn vị tính

7.396.446
9.000.000
1.479.289

Người
Người
Hộ

400.000

Hộ

2.591
2.139
452
346
218
128
354.661
734
194
1
1
05

10
523

Cơ sở
Trường
Cơ sở
Cơ sở
Chợ
Cơ sở
Cơ sở


16
17

56.601
Cơ sở
Khu vực sản xuất
12.502
Cơ sở
Khu vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng
(Nguồn: Niên giám thống kê TP Hồ Chí Minh 2010).


Nhận xét: Nguồn phát sinh CTRSH tại TP.HCM chủ yếu là tại các hộ gia

đình, các khu cơ quan công sở, các khu chợ, khu vực khác sạn và khu vực sản xuất. Các
nguồn khác chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng khối lượng CTRSH.
1.1.5.2 Thành phần
Thành phần CTR tại một số loại nguồn thải như hộ gia đình, trường học, nhà hàng,

khách sạn được phân tích và thống kê ở bảng 1.3
Bảng 1.3 Thành phần chất thải rắn tại hộ gia đình, trường học và khách sạn
Stt
1
2
3
4
5
6

Hộ gia đình
Nhà hàng
Khách sạn
% (ww)
% (ww)
% (ww)
Thực phẩm
61,0 – 96,6
23,5 – 75,8
79,5 – 100
Nilong
KĐK – 13,0
8,5 – 34,4
KĐK – 5,3
Nhựa
0,5 – 10,0
3,5 – 18,9
KĐK – 6,0
Giấy
0,7 – 14,2

1,5 – 27,5
KĐK – 2,8
Thủy tinh
1,65 – 4,0
KĐK – 2,5
KĐK – 1,0
Kim loại
0,9 – 3,3
KĐK
KPH
(Nguồn: Báo cáo Cơ sở dữ liệu quản lý chất thải rắn – 2010 (Sở TN-MT
Thành phần

TP.HCM.).
Ghi chú:
KĐK – không đáng kể khi % theo khối lượng ướt < 0,5%;
ww – trọng lượng ướt (wet weight)


Nhận xét: Thành phần rác thực phẩm chiếm tỉ lệ cao, các loại rác có thể tái

chế như giấy, nhựa, nilong chiếm tỷ lệ đáng kể.
1.1.5.3 Khối lượng
Khối lượng CTRSH thu gom trên địa bàn TP.HCM được trình bày tại bảng 1.4

Trang 14


Bảng 1.4 Khối lượng chất thải rắn thu gom tại TP.HCM
Năm

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010

Khối lượng CTR đô thị
Tỷ lệ gia tăng hàng năm
Tấn/năm
Tấn/ngày
1.369.358
3.752
1.568.476
4.700
14,5%
1.788.500
4.900
14,0%
1.684.023
4.678
-5,8%
1.746.485
4.785
3,7%
1.895.889

5.194
8,5%
1.971.421
5.401
3,9%
2.021.593
5.538
2,5%
2.121.819
5.813
4,9%
2.372.500
6.500
7,4%
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM- 2010)
Lượng CTRSH tại TP.HCM tăng qua các năm với tốc độ trung bình khoảng 6-8%

năm nguyên nhân do quá trình đô thị hóa và lượng dân nhập cư từ các vùng khác vào
TP.HCM ngày càng nhiều. Năm 2010 với dân số hơn 9 triệu người lượng rác thải phát
sinh ước tính khoảng từ 7.500-8.500 tấn/ngày tuy nhiên hiện nay hệ thống thu gom chỉ
thu gom được khoảng 6.500 tấn/ngày đạt khoảng 85%.
1.1.5.4 Hiện trạng công tác thu gom CTRSH tại TP.HCM
d)

Thu gom chất thải rắn đường phố
Công tác quét thu gom chất thải rắn đường phố hiện nay của thành phố chủ yếu

được thực hiện vào ca đêm, thời gian bắt đầu làm việc từ 18 – 22 giờ và kết thúc trước 6
giờ sáng hôm sau. Tuy nhiên, đối với một số quận trung tâm (1, 3, 10, …) được bố trí
quét tua ca ngày nhằm đảm bảo duy trì chất lượng vệ sinh đường phố.

d)

Thu gom tại hộ gia đình
Chất thải được các hộ gia đình chứa trong các thùng nhựa hoặc túi nilong khi đến

thời gian giao chất thải rắn các hộ dân mang thùng hoặc túi nilong chứa rác đặt trước nhà
để nhân viên thu gom dễ thu gom.

Trang 15


b)

Thu gom nơi công cộng
Tại các chợ rác thải thường tập trung tại một địa điểm hoặc bị thải ra ngay lối đi

sau đó có nhân viên thu gom đến thu gom.
Đối với trường học, công sở, nhà hàng, khách sạn, chất thải rắn được lưu giữ trong
các thùng chứa nhỏ được trang bị ngay trong đơn vị. Sau đó, hầu hết chất thải rắn đều
được chuyển ra đổ vào các thùng 240 lít.
Các số liệu thống kê của Sở TN-MT TP.HCM năm 2010 cho thấy:
60% khối lượng chất thải rắn phát sinh từ các hộ dân do hệ thống thu gom chất
thải rắn dân lập thực hiện, 40% do Hợp tác xã và Công ty Dịch vụ công ích
thực hiện.
Khoảng hơn 200 xe tải nhỏ 550 kg, gần 1.000 xe 3, 4 bánh tự chế và hơn 2.500
thùng 660 lít (3, 4 bánh).
4.000 người thu gom chất thải rắn dân lập, 1.500 người thu gom trong các
Công ty dịch vụ công ích và Hợp tác xã.
Công tác thu gom CTRSH hiện nay đạt khoảng 75-85%.
Lực lượng thu gom chất thải rắn dân lập chiếm 60% tuyến thu gom. Lực lượng này

được hình thành một cách tự phát từ trước năm 1975. Việc quản lý lực lượng này được
Nhà nước giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân phường/xã thực hiện theo Quyết định số
5424/QĐ-UBND ngày 15/10/1998 của Ủy ban nhân dân Thành Phố. Tuy nhiên cho đến
nay, việc quản lý lực lượng này hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do chưa có cơ sở pháp
lý để chế tài hoặc xử phạt khi cần thiết. Sở Tài nguyên và Môi trường đang nghiên cứu
điều chỉnh Quyết định này để tăng cường hiệu quả quản lý.
d)

Trung chuyển và vận chuyển
Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có 45 trạm trung chuyển CTR với nhiệm vụ tập

trung lượng từ các xe thu gom dân lập, hợp tác xã, công ty, từ các điểm hẹn. Từ các trạm
trung chuyển này, chất thải rắn được vận chuyển lên các bãi chôn lấp bằng các xe tải có

Trang 16


tải trọng lớn (10-15 tấn/xe). Nguồn nhân lực: gồm có 2.500 lao động trực tiếp, 300 người
quản lý.
1.1.6 Cơ sở pháp lý trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy
mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp.
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn.
Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng về hướng
dẫn hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007
của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2050.

Quyết định số 1440/QĐ-TTg ngày 06/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020.
Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của Bộ Tài chính về hướng
dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất
thải rắn.
Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về về phí bảo
vệ môi trường đối với chất thải rắn.
Thông tư 39/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn thu phí bảo vệ môi
trường đối với chất thải rắn.

Trang 17


Quyết định số 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT của UBND TPHCM về việc ban
hành bản quy chế về tổ chức và hoạt động của lực lượng làm dịch vụ thu gom
rác dân lập.
1.2

TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CỦ CHI

1.2.1. Vị trí địa lý
Huyện Củ Chi có tọa độ địa lý từ 10o53’00” đến 10o10’00” vĩ độ Bắc và từ
106o22’00” đến 106o40’00” kinh độ Đông, nằm ở phía Tây Bắc TP.Hồ Chí Minh, gồm
20 xã và một thị trấn với 43.450,2 ha diện tích tự nhiên, bằng 20,74% diện tích toàn
Thành Phố.
Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh.
Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương.
Phía Nam giáp huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh.
Phía Tây giáp tỉnh Long An.

Thị trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách trung
tâm Thành phố 50Km về phía Tây Bắc theo đường xuyên Á.

Trang 18


Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Củ Chi
1.2.2. Diện tích – đơn vị hành chính
Huyện Củ Chi có diện tích đất tự nhiên là 43.450,2 ha, có 20 xã và 1 thị trấn được
trình bày trong Phụ lục 2 - bảng 1
1.2.3. Đặc điểm tự nhiên
1.2.3.1 Địa hình
Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây nam bộ và
miền sụt Đông nam bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây bắc – Đông nam và Đông
bắc – Tây nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m – 10m.

Trang 19


×