Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004COR. 1:2009 TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN LÂM SẢN 1 – CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN SXTM SÀI GÒN SADACO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 178 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR. 1:2009
TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN LÂM SẢN 1 – CÔNG TY CP PHÁT
TRIỂN SXTM SÀI GÒN SADACO

Sinh viên thực hiện: PHẠM THỊ BÍCH DIỄM
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2008 - 2012

Tháng 06/2012


XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR. 1:2009
TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN LÂM SẢN 1 – CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN
SXTM SÀI GÒN SADACO

Tác giả:

PHẠM THỊ BÍCH DIỄM

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư chuyên ngành
Quản Lý Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn:


Ks. BÙI THỊ CẨM NHI

- Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀ O TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: PHẠM THỊ BÍCH DIỄM

Mã số SV: 08149017

Khóa học: 2008 – 2012

Lớp: DH08QM

1. Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor. 1:2009 tại Xí nghiệp chế biến lâm sản 1.
2. Nội dung của KLTN: Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

 Tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và tình hình áp dụng tại Việt Nam
và trên thế giới.
 Tổng quan và các vấn đề môi trường của Xí nghiệp chế biến lâm sản 1.
 Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại
Xí nghiệp chế biến lâm sản 1.
 Kiến nghị thực hiện ISO 14000 tại đơn vị.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 12/2011 và Kết thúc: tháng 06/2012.
4. Họ tên GVHD 1: Ks. BÙI THỊ CẨM NHI
5. Họ tên GVHD 2:
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày … tháng … năm 2012
Ban Chủ nhiê ̣m Khoa

Ngày… tháng … năm 2012
Giáo viên hướng dẫn

Ks. BÙI THỊ CẨM NHI


PHỤ LỤC


LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập tại trƣờng ĐH Nông Lâm TP. HCM, cùng với sự cố gắng của
bản thân, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ gia đình, thầy cô và bạn bè,
và tới nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, quý thầy cô trƣờng ĐH
Nông Lâm TP.HCM, Ban chủ nhiệm cùng các thầy cô khoa Môi Trƣờng & Tài Nguyên trƣờng ĐH Nông Lâm TP.HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu làm hành
trang giúp tôi vững bƣớc vào đời.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới Cô Bùi Thị Cẩm Nhi, ngƣời đã tận tình giảng

dạy, hƣớng dẫn, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong quá trình học tập và thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin gửi lời biết ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Xí nghiệp chế biến lâm sản 1, Ban
quản đốc Xí nghiệp, các cô chú, anh chị tại Xí nghiệp... đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực tập, tạo mọi điều kiện cho tôi thu thập dữ liệu và hoàn thành khóa
luận.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và các bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Bích Diễm

i


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu: “Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor. 1:2009 tại Xí nghiệp chế biến lâm sản 1 – Công Ty Cổ Phần Sản Xuất
Thương Mại Sài Gòn SADACO” đƣợc tiến hành tại Xí nghiệp chế biến lâm sản 1, Khu
phố 3, Phƣờng Tân Phú, Quận 9, Tp.HCM, thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2011 đến
tháng 06/2012.
Qua quá trình thực tập thực tế ở Xí nghiệp tôi đã nhận thấy một số vấn đề môi
trƣờng còn tồn tại ở Xí nghiệp nhƣ sau: Một lƣợng lớn bụi sơn, hơi dung môi từ quá trình
sơn, lau dầu; bụi từ các công đoạn sản xuất vẫn chƣa đƣợc xử lý; chất thải rắn nguy hại
vẫn chƣa đƣợc thu gom, lƣu trữ và xử lý đúng quy định, chƣa đăng ký chủ nguồn thải; các
vấn đề về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức:
công nhân chƣa đƣợc trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, các thiết bị phòng cháy chữa cháy
cũ kỹ, không đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên.
Đó là cơ sở để tôi tiến hành xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn

ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 cho Xí nghiệp. Sau khi hoàn thành, đề tài đã thu đƣợc các
kết quả sau: Xác định đƣợc 163 khía cạnh môi trƣờng trong đó có 108 khía cạnh môi
trƣờng đáng kể cần đƣợc kiểm soát, thiết lập đƣợc 5 mục tiêu, 7 chỉ tiêu và 29 chƣơng
trình môi trƣờng cho Xí nghiệp. Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 bao gồm: 13 thủ tục quy trình, 9 hƣớng dẫn công việc để
kiểm soát các khía cạnh môi trƣờng đáng kể đã xác định và 30 biểu mẫu hồ sơ để thực
hiện các thủ tục, hƣớng dẫn đó.
Dựa theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 và tình hình thực tế
của Xí nghiệp tôi đã đƣa ra một số kết luận, kiến nghị. Việc xây dựng hệ thống quản lý
môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 thật sự đem lại hiệu quả cho Xí nghiệp về
phƣơng diện môi trƣờng và kinh tế. Tôi hy vọng những kết quả mà đề tài đạt đƣợc sẽ giúp
ích cho việc thực hiện công tác bảo vệ môi trƣờng tại Xí nghiệp.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vii
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu đề tài ........................................................................................................ 2
1.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.4.1 Phƣơng pháp tham khảo tài liệu ......................................................................... 2
1.4.2 Phƣơng pháp điều tra và quan sát....................................................................... 3

1.4.3 Phƣơng pháp phỏng vấn .................................................................................... 4
1.4.4 Phƣơng pháp liệt kê ........................................................................................... 5
1.4.5 Phƣơng pháp phân tích so sánh .......................................................................... 5
1.4.6 Phƣơng pháp thống kê – cho điểm ..................................................................... 6
1.5 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 7
1.6 Giới hạn đề tài......................................................................................................... 7
Chƣơng 2 TỔNG QUAN VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 VÀ ISO
14001:2004/COR.1:2009 .................................................................................................. 8
2.1 Giới thiệu về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14000 ................................................ 8
2.1.1 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 .............................................................. 8
2.1.2 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ............................................................... 8
2.2 Giới thiệu về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 ................... 9
2.2.1 Sơ lƣợc về ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 ........................................................... 9
2.2.2 Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 ................... 10
2.2.3 Các lợi ích khi áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 . 11
2.3 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 trên thế giới và Việt Nam .............................. 13
2.3.1 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 trên thế giới ............................................. 13
2.3.2 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 ở Việt Nam .............................................. 13
2.4 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 tại Việt Nam ................ 14
2.4.1 Thuận lợi ......................................................................................................... 14
2.4.2 Khó khăn ......................................................................................................... 14
Chƣơng 3 TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN LÂM SẢN 1- CÔNG TY CỔ
PHẦN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THƢƠNG MẠI SÀI GÒN SADACO ..................... 16
3.1 Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Phát Triển Sản Xuất Thƣơng Mại Sài Gòn
SADACO ................................................................................................................... 16
3.1.1 Thông tin chung về SADACO: ........................................................................ 16
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................... 17
iii



3.1.3 Lĩnh vực hoạt động .......................................................................................... 18
3.1.4 Thị trƣờng tiêu thụ ........................................................................................... 18
3.1.5 Sơ đồ tổ chức ................................................................................................... 19
3.2 Tổng quan về Xí nghiệp chế biến lâm sản 1 .......................................................... 20
3.2.1 Giới thiệu chung .............................................................................................. 20
3.2.2 Vị trí nhà máy .................................................................................................. 20
3.2.3 Sơ đồ tổ chức ................................................................................................... 21
3.2.4 Nhiệm vụ của các bộ phận trong tổ chức.......................................................... 21
3.2.5 Sản phẩm và thị trƣờng tiêu thụ ....................................................................... 21
3.3 Quy trình sản xuất tại Xí nghiệp chế biến lâm sản 1 .............................................. 21
3.3.1 Máy móc, thiết bị sử dụng tại Xí nghiệp .......................................................... 21
3.3.2 Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng ........................................................ 21
3.3.2.1 Nguyên liệu ............................................................................................. 21
3.3.2.2 Nhiên liệu ................................................................................................ 22
3.3.2.3 Hóa chất sử dụng ..................................................................................... 22
3.3.3 Quy trình sản xuất............................................................................................ 23
3.4 Hiện trạng môi trƣờng và các giải pháp bảo vệ môi trƣờng đang áp dụng tại Xí
nghiệp chế biến lâm sản 1 ........................................................................................... 23
3.4.1 Nhu cầu sử dụng điện, nƣớc............................................................................. 23
3.4.2 Nƣớc thải ......................................................................................................... 23
3.4.2.1 Nƣớc thải sinh hoạt.................................................................................. 23
3.4.2.2 Nƣớc mƣa chảy tràn ................................................................................ 24
3.4.2.3 Nƣớc thải sản xuất ................................................................................... 24
3.4.3 Chất thải rắn không nguy hại ........................................................................... 24
3.4.3.1 Chất thải rắn sản xuất .............................................................................. 24
3.4.3.2 Chất thải rắn sinh hoạt ............................................................................. 25
3.4.4 Chất thải nguy hại ............................................................................................ 25
3.4.5 Môi trƣờng không khí ...................................................................................... 26
3.4.5.1 Bụi .......................................................................................................... 26
3.4.5.2 Hơi dung môi và bụi sơn ......................................................................... 27

3.4.5.3 Khí thải ................................................................................................... 27
3.4.5.4 Tiếng ồn và độ rung................................................................................. 28
3.4.6 Nhiệt độ ........................................................................................................... 29
3.4.7 Khả năng gây cháy nổ...................................................................................... 29
3.4.8 An toàn lao động ............................................................................................. 30
3.5 Các vấn đề môi trƣờng còn tồn đọng ..................................................................... 31
3.5.1 Bụi................................................................................................................... 31
3.5.2 Hơi dung môi và bụi sơn.................................................................................. 31
3.5.3 Khí thải............................................................................................................ 31
3.5.4 Tiếng ồn và rung .............................................................................................. 31
3.5.5 Chất thải rắn không nguy hại ........................................................................... 31
3.5.6 Chất thải nguy hại ............................................................................................ 32
3.5.7 Phòng cháy chữa cháy ..................................................................................... 32
iv


Chƣơng 4 XÂY DỰNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR. 1:2009
TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN LÂM SẢN 1 ..................................................................... 33
4.1 Xác định phạm vi của HTQLMT và thành lập ban ISO ......................................... 33
4.1.1 Xác định phạm vi HTQLMT tại Xí nghiệp chế biến lâm sản 1......................... 33
4.1.2 Thành lập ban ISO ........................................................................................... 33
4.2 Chính sách môi trƣờng .......................................................................................... 34
4.2.1 Thiết lập chính sách môi trƣờng....................................................................... 34
4.2.2 Nội dung chính sách môi trƣờng ...................................................................... 34
4.2.3 Phổ biến chính sách môi trƣờng ....................................................................... 35
4.2.4 Kiểm tra lại chính sách môi trƣờng .................................................................. 36
4.3 Lập kế hoạch ......................................................................................................... 36
4.3.1 Khía cạnh môi trƣờng ...................................................................................... 36
4.3.2 Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác .................................................................. 37
4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chƣơng trình môi trƣờng ................................................. 38

4.3.3.1 Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu môi trƣờng .................................................... 38
4.3.3.2 Xây dựng chƣơng trình môi trƣờng ......................................................... 39
4.3.3.3 Triển khai thực hiện................................................................................. 40
4.3.3.4 Kiểm tra kết quả thực hiện ....................................................................... 40
4.4 Thực hiện và điều hành ......................................................................................... 40
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn .................................................. 40
4.4.1.1 Yêu cầu chung ......................................................................................... 40
4.4.1.2 Cách thức thực hiện ................................................................................. 40
4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức ........................................................................ 41
4.4.3 Trao đổi thông tin ............................................................................................ 41
4.4.4 Tài liệu ............................................................................................................ 42
4.4.5 Kiểm soát tài liệu ............................................................................................. 42
4.4.6 Kiểm soát điều hành ........................................................................................ 43
4.4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp ................................. 43
4.5 Kiểm tra ................................................................................................................ 44
4.5.1 Giám sát và đo lƣờng ....................................................................................... 44
4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ ........................................................................................ 44
4.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa ................ 45
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ ............................................................................................... 45
4.5.5 Đánh giá nội bộ ............................................................................................... 46
4.6 Xem xét của lãnh đạo ............................................................................................ 47
Chƣơng 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................................ 48
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 48
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BPKH

: Bộ Phận Kế Hoạch

BTNMT

: Bộ Tài Nguyên Môi Trƣờng

BYT

: Bộ Y Tế

CB – CNV

: Cán Bộ - Công Nhân Viên

CN

: Chi Nhánh

CTMT

: Chƣơng Trình Môi Trƣờng

DNTN

: Doanh Nghiệp Tƣ Nhân

ĐDLĐ


: Đại Diện Lãnh Đạo

HĐKPPN

: Hành Động Khắc Phục Phòng Ngừa

HTQLMT

: Hệ Thống Quản Lý Môi Trƣờng

KCMT

: Khía Cạnh Môi Trƣờng

KCMTĐK

: Khía Cạnh Môi Trƣờng Đáng Kể

KPH

:Không Phù Hợp

KT KCS

: Bộ Phận Kiểm Tra Chất Lƣợng Sản Phẩm

LNSXK

: Nông Lâm Sản Xuất Khẩu


PCCC

: Phòng Cháy Chữa Cháy

QCVN

: Quy Chuẩn Việt Nam



: Quyết định

QLMT

: Quản Lý Môi Trƣờng

TCVN

: Tiêu Chuẩn Việt Nam

THC

: Tetrahydrocannabinol

TNHH

: Trách Nhiệm Hữu Hạn

Tp.HCM


: Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

: Ủy Ban Nhân Dân

XKLĐ

: Xuất Khẩu Lao Động

XNCBLS

: Xí nghiệp Chế Biến Lâm Sản

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009.................... 11
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Công ty SADACO ................................................................... 19
Hình 3.2: Sơ đồ xử lý nƣớc thải sinh hoạt ....................................................................... 23

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Nguyên liệu sử dụng ....................................................................................... 22
Bảng 3.2: Nhiên liệu sử dụng .......................................................................................... 22
Bảng 3.3: Các hóa chất sử dụng ...................................................................................... 22
Bảng 3.4: Thành phần và khối lƣợng chất thải nguy hại .................................................. 26

vii



Xây dựng Hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 tại
Xí nghiệp chế biến lâm sản 1 – Công Ty CP Sản Xuất Thƣơng Mại Sài Gòn SADACO

Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, sự suy thoái môi trƣờng đang diễn ra hết sức nghiêm
trọng. Hiện tƣợng suy giảm tầng ôzôn, hiệu ứng nhà kính, sự tăng dần nhiệt độ của trái
đất, thiên tai, mƣa, bão ngày càng tăng… Một trong những nguyên nhân gây tác động lớn
đến môi trƣờng là sự ô nhiễm từ các nhà máy, các chất thải công nghiệp, chặt phá rừng
bừa bãi,… Một nền kinh tế phát triển bền vững phải đi đôi với sự giàu có và một môi
trƣờng lành mạnh. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách
hợp lý, bảo vệ môi trƣờng, chống ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng đã trở thành một vấn
đề bức xúc và là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới trong đó có Việt
Nam.
Hiện nay, khi đất nƣớc ta đang bƣớc vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đã và
đang đặt ra cho các doanh nghiệp không ít cơ hội và thử thách để vƣơn ra thị trƣờng quốc
tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng. Khách hàng, ngƣời tiêu thụ, nhà
đầu tƣ ngày nay không chỉ quan tâm đến hàng hóa chất lƣợng tốt mà còn quan tâm đến
hàng hóa thân thiện với môi trƣờng và công tác bảo vệ môi trƣờng của các công ty, doanh
nghiệp. Vì vậy, để có đƣợc vị trí trên thị trƣờng, các doanh nghiệp phải không ngừng cải
thiện, nâng cao hình ảnh và tạo dựng một môi trƣờng làm việc tốt, đồng thời vẫn đảm bảo
thực hiện đầy đủ chức năng hoạt động sản xuất của mình .Và, xây dựng một hệ thống
quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004, một tiêu chuẩn có giá trị quốc tế là
một lựa chọn tối ƣu.
Xí nghiệp chế biến lâm sản 1 là một chi nhánh của Công ty Cổ Phần Phát Triển
Sản Xuất Thƣơng Mại Sài Gòn SADACO, một Công ty có quy mô tƣơng đối lớn. Công
GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Phạm Thị Bích Diễm


Trang 1


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 tại
Xí nghiệp chế biến lâm sản 1 – Công Ty CP Sản Xuất Thƣơng Mại Sài Gòn SADACO
tác bảo vệ môi trƣờng của Xí nghiệp đã đƣợc triển khai nhƣng còn nhiều bất cập, chƣa
đồng bộ và chƣa có hệ thống. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Xây dựng Hệ thống quản lý môi
trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 tại Xí nghiệp chế biến lâm sản 1 –
Công Ty Cổ Phần Phát Triển Sản Xuất Thương Mại Sài Gòn SADACO” với mục đích
giải quyết các vấn đề tồn tại của mô hình quản lý môi trƣờng hiện tại, nâng cao hiệu quả
công tác bảo vệ môi trƣờng, ngăn ngừa ô nhiễm, nâng cao uy tín và hình ảnh của Xí
nghiệp đối với khách hàng.
1.2 Mục tiêu đề tài
- Nắm đƣợc hiện trạng môi trƣờng và công tác quản lý môi trƣờng tại Xí nghiệp
chế biến lâm sản 1 thuộc Công Ty Cổ Phần Phát Triển Sản Xuất Thƣơng Mại
Sài Gòn SADACO, từ đó xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004 cho Xí nghiệp chế biến lâm sản 1.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung và các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.
1:2009 trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng.
- Tìm hiểu tình hình áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới
và tại Việt Nam.
- Tìm hiểu về quy trình sản xuất và hiện trạng quản lý môi trƣờng tại Xí nghiệp.
- Tiến hành xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 dựa trên tình hình thực tế của Xí nghiệp.
- Kết luận, kiến nghị.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp tham khảo tài liệu
 Mục đích

- Tiếp cận và nắm đƣợc các thông tin liên quan đến Xí nghiệp và ISO
14001:2004/Cor. 1:2009 để làm nguồn dữ liệu thứ cấp cho đề tài.
GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Phạm Thị Bích Diễm

Trang 2


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 tại
Xí nghiệp chế biến lâm sản 1 – Công Ty CP Sản Xuất Thƣơng Mại Sài Gòn SADACO
- Hiểu đƣợc lịch sử hình thành của Xí nghiệp, quy trình để xây dựng hệ thống
ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
- Hỗ trợ việc đề xuất và lựa chọn giải pháp về kiểm soát các vấn đề môi trƣờng
còn tồn tại phù hợp với điều kiện thực tế của Xí nghiệp.
 Cách thực hiện
- Tìm hiểu các thông tin có liên quan đến Hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu
chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 thông qua sách, báo, internet.
- Thu thập, chọn lọc, đọc và phân tích các tài liệu sẵn có của Xí nghiệp: Báo cáo
giám sát định kỳ của Xí nghiệp.
- Tham khảo các khóa luận tốt nghiệp khóa trƣớc.
- Tài liệu về lƣợng tiêu thụ tài nguyên định kỳ của Xí nghiệp.
 Kết quả
- Biết đƣợc tổng quan về Xí nghiệp, nắm đƣợc hiện trạng môi trƣờng và công tác
quản lý môi trƣờng tại Xí nghiệp.
- Nắm đƣợc trình tự và các bƣớc xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu
chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009.
- Biết đƣợc các số liệu về lƣợng nguyên nhiên liệu tiêu thụ hàng tháng, đầu vào,
đầu ra của quy trình sản xuất.
1.4.2 Phương pháp điều tra và quan sát
 Mục đích

- Nhìn nhận đƣợc các vấn đề về hiện trạng môi trƣờng tại Xí nghiệp để từ đó có
những kết quả xác thực nhất để làm đề tài.
- Nắm đƣợc các hoạt động quản lý môi trƣờng hiện đang áp dụng tại Xí nghiệp.
- Nhận diện và xác định các khía cạnh môi trƣờng của Xí nghiệp.
 Cách thực hiện

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Phạm Thị Bích Diễm

Trang 3


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 tại
Xí nghiệp chế biến lâm sản 1 – Công Ty CP Sản Xuất Thƣơng Mại Sài Gòn SADACO
- Quan sát các hoạt động xảy ra tại các khu vực trong Xí nghiệp: khu vực sản
xuất, khu vực kho vật tƣ, hóa chất, khu vực kho nguyên liệu, khu vực văn
phòng.
- Quan sát dây chuyền sản xuất tại các xƣởng sản xuất của Xí nghiệp.
 Kết quả
- Nắm đƣợc hiện trạng môi trƣờng và công tác quản lý môi trƣờng tại Xí nghiệp.
- Nhận diện đƣợc các KCMT cũng nhƣ là tần suất xuất hiện của chúng.
- Xác định đƣợc các vấn đề môi trƣờng còn tồn đọng tại Xí nghiệp để từ đó tiến
hành xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor. 1:2009 cho Xí nghiệp.
1.4.3 Phương pháp phỏng vấn
 Mục đích
Tìm hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất, đầu vào, đầu ra của các hoạt động trong Xí
nghiệp, những biện pháp quản lý môi trƣờng mà Xí nghiệp đang thực hiện.
 Cách thực hiện
- Phỏng vấn và trao đổi những thắc mắc với 2 tổ trƣởng phân xƣởng, 2 quản đốc

phân xƣởng, nhân viên phòng hành chính – nhân sự, một số công nhân làm việc
trong phân xƣởng
- Kết hợp ghi nhận, ghi chép thông tin.
 Kết quả
- Nắm bắt đƣợc quy trình sản xuất thực tế của Xí nghiệp.
- Nắm đƣợc hiện trạng môi trƣờng của Xí nghiệp, công tác quản lý môi trƣờng và
các vấn đề môi trƣờng còn tồn đọng tại Xí nghiệp.
-

Các vấn đề về an toàn lao động trong sản xuất, tình hình sử dụng trang bị bảo
hộ lao động của công nhân, công tác phòng cháy chữa cháy của Xí nghiệp.

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Phạm Thị Bích Diễm

Trang 4


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 tại
Xí nghiệp chế biến lâm sản 1 – Công Ty CP Sản Xuất Thƣơng Mại Sài Gòn SADACO
1.4.4 Phương pháp liệt kê
 Mục đích
- Làm rõ nội dung của Hệ thống quản lý môi trƣờng.
- Xác định quy mô của Xí nghiệp.
- Nắm đƣợc các vấn đề môi trƣờng và các biện pháp kiểm soát đang áp dụng tại
Xí nghiệp.
 Cách thực hiện
- Liệt kê các loại máy móc, thiết bị đang sử dụng trong Xí nghiệp.
- Liệt kê các loại hóa chất, nguyên nhiên liệu mà Xí nghiệp sử dụng.
- Liệt kê tất cả đầu vào, đầu ra của quy trình sản xuất tại Xí nghiệp.

- Liệt kê các KCMT và các tác động đến môi trƣờng của từng khía cạnh.
- Liệt kê các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà Xí nghiệp phải tuân thủ.
- Liệt kê các thuận lợi, khó khăn khi áp dụng ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 ở Việt
Nam.
 Kết quả
- Biết đƣợc các thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại Việt Nam.
- Lập bảng các nguyên, nhiên liệu hóa chất mà Xí nghiệp sử dụng.
- Lập đƣợc bảng các KCMT tại Xí nghiệpvà tác động của chúng.
- Lập đƣợc danh mục các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà Xí nghiệp
phải tuân thủ.
1.4.5 Phương pháp phân tích so sánh
 Mục đích
Nắm rõ hơn về Xí nghiệp từ các số liệu thu thập đƣợc, chọn ra đƣợc những thông
tin chính xác và cần thiết để thực hiện khóa luận.
 Cách thực hiện
GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Phạm Thị Bích Diễm

Trang 5


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 tại
Xí nghiệp chế biến lâm sản 1 – Công Ty CP Sản Xuất Thƣơng Mại Sài Gòn SADACO
Dựa vào việc khảo sát thực tế tại Xí nghiệp, các nguồn dữ liệu từ báo cáo giám sát
định kỳ của Xí nghiệp tiến hành phân tích các số liệu của Xí nghiệp và so sánh với các
yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009.
 Kết quả
- Tổng quan đƣợc về Xí nghiệp chế biến lâm sản 1.
- Đánh giá đƣợc hiện trạng môi trƣờng, tình hình quản lý môi trƣờng và quy mô

hoạt động của Xí nghiệp.
1.4.6 Phương pháp thống kê – cho điểm
 Mục đích
- Xác định KCMTĐK trong Xí nghiệp.
- Thống kê các KCMTĐK cần đƣợc kiểm soát.
 Cách thực hiện
- Cho điểm KCMT dựa trên 2 tiêu chí: đánh giá theo trọng số và đánh giá theo
các yếu tố để xác định các KCMTĐK
 Cho điểm KCMT theo trọng số dựa trên các yếu tố: bình thƣờng, bất thƣờng
và khẩn cấp.
 Cho điểm KCMT dựa trên các yếu tố: Yêu cầu pháp luật, tần suất xảy ra,
mức độ ảnh hƣởng đến môi trƣờng và con ngƣời, khả năng kiểm soát của Xí
nghiệp.
 Kết quả
- Đánh giá đƣợc quy mô, mức độ rủi ro tới môi trƣờng và con ngƣời của các
KCMTĐK.
- Đề ra các biện pháp phòng ngừa, các hành động khắc phục và kiểm soát các
KCMTĐK đã xác định.

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Phạm Thị Bích Diễm

Trang 6


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 tại
Xí nghiệp chế biến lâm sản 1 – Công Ty CP Sản Xuất Thƣơng Mại Sài Gòn SADACO
1.5 Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: Xƣởng 1 & 2 của Xí nghiệp chế biến lâm sản 1 thuộc Công Ty Cổ
Phần Phát Triển Sản Xuất Thƣơng Mại Sài Gòn SADACO - D400, Phƣờng Tân

Phú, Quận 9, Tp HCM ( Xƣởng 3 không thể tiếp cận đƣợc do cho bên Đài Loan
thuê)
- Thời gian thực hiện: từ 12/2011 đến 05/2012.
- Đối tƣợng: Các hoạt động, quá trình sản xuất và sản phẩm, các phòng ban, phân
xƣởng sản xuất ở xƣởng 1 &2 của Xí nghiệp 1.
1.6 Giới hạn đề tài
Phân xƣởng 3 thuộc Xí nghiệp chế biến lâm sản 1 đã đƣợc cho bên Đài Loan thuê,
do đó không đánh giá đƣợc các tác động từ các hoạt động của phân xƣởng này.
Đề tài chỉ xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng cho Xí nghiệp chế biến lâm sản 1
thuộc Công Ty Cổ Phần Phát Triển Sản Xuất Thƣơng Mại Sài Gòn SADACO trên lý
thuyết, có tham khảo thực tế chứ chƣa đƣợc triển khai thực hiện nên chƣa tính toán đƣợc
chi phí thực hiện cũng nhƣ chƣa đánh giá đƣợc hiệu quả áp dụng của các kế hoạch,
chƣơng trình, quy trình đƣợc nêu ra trong đề tài.

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Phạm Thị Bích Diễm

Trang 7


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 tại
Xí nghiệp chế biến lâm sản 1 – Công Ty CP Sản Xuất Thƣơng Mại Sài Gòn SADACO

Chƣơng 2
TỔNG QUAN VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 VÀ ISO
14001:2004/COR.1:2009
2.1 Giới thiệu về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14000
2.1.1 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Sau sự thành công và đƣợc chấp nhận trên toàn Thế giới của tiêu chuẩn ISO 9000
(Bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lƣợng và quản lý chất lƣợng), ISO (The International

Organization For Standardization: Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế) cam kết sẽ thiết lập tiêu
chuẩn quản lý môi trƣờng tại hội nghị Thƣợng đỉnh tại Rio de Janeiro năm 1992. Tại
nhiều hội nghị quốc tế về môi trƣờng đều nhận thấy rằng bảo về môi trƣờng trên phạm vi
toàn cầu là vấn đề cấp bách, tiêu chuẩn hóa quốc tế việc quản lý môi trƣờng sẽ là một
đóng góp tích cực. Cuối cùng tháng 1/1993, tổ chức ISO đã thành lập Ban kỹ thuật 207
(TC 207) để xây dựng bộ tiêu chuẩn Hệ thống quản lý môi trƣờng ISO 14000 dựa trên cơ
sở tham khảo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lƣợng. Công việc của TC
207 đƣợc chia ra trong 6 tiểu ban và 1 nhóm làm việc đặc biệt, mỗi tiểu ban sẽ xây dựng
các tiêu chuẩn và các tài liệu hƣớng dẫn trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000. Sau vài lần soát
xét, ngày 1/9/1996, ISO đã xuất bản bộ tiêu chuẩn ISO 14000 chính thức, tiêu chuẩn này
có thể áp dụng cho các Công ty, khu vực hành chính hay tƣ nhân.
2.1.2 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trƣờng (Environmental
Management System) do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Standard
Organization) xây dựng và ban hành với hơn 20 tiêu chuẩn, dùng để khuyến khích các tổ
chức sản xuất, kinh doanh không ngừng cải thiện và ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi
GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Phạm Thị Bích Diễm

Trang 8


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 tại
Xí nghiệp chế biến lâm sản 1 – Công Ty CP Sản Xuất Thƣơng Mại Sài Gòn SADACO
trƣờng bằng hệ thống quản lý môi trƣờng. Trong đó có việc cấp nhãn xanh môi trƣờng
cho sản phẩm, hàng hóa. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực và 2 nhóm sau:
 Sáu lĩnh vực của ISO 14000
- Hệ thống quản lý môi trƣờng (Environmental Management Systems - EMS).
- Kiểm tra môi trƣờng (Environmental Auditing - EA).
- Đánh giá kết quả hoạt động môi trƣờng (Environmental Performance - EPE).

- Ghi nhãn môi trƣờng (Environmental Labeling - EL).
- Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Life Cycle Assessment – LCA).
- Các khía cạnh môi trƣờng trong tiêu chuẩn của sản phẩm (Environmental
aspects in Product Standards).
 Hai nhóm của bộ tiêu chuẩn ISO 14000: Các tiêu chuẩn về tổ chức và các
tiêu chuẩn về sản phẩm.
- Các tiêu chuẩn về tổ chức: tập trung vào các khâu tổ chức hệ thống quản lý môi
trƣờng của doanh nghiệp, vào sự cam kết của lãnh đạo quản lý đối với việc áp
dụng và cải tiến chính sách môi trƣờng.
- Các tiêu chuẩn về sản phẩm: tập trung vào việc thiết lập các nguyên lý và cách
tiếp cận thống nhất đối với việc đánh giá các khía cạnh của sản phẩm có liên
quan đến môi trƣờng, từ khâu thiết kế, chọn nguyên vật liệu cho đến khâu loại
bỏ sản phẩm ra môi trƣờng.
2.2 Giới thiệu về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
2.2.1 Sơ lược về ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi
trƣờng do tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành, đƣa ra các yêu cầu về quản lý môi trƣờng
cần đáp ứng của tổ chức. Mục đích của bộ tiêu chuẩn là giúp các tổ chức sản xuất/dịch vụ
bảo vệ môi trƣờng ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trƣờng.

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Phạm Thị Bích Diễm

Trang 9


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 tại
Xí nghiệp chế biến lâm sản 1 – Công Ty CP Sản Xuất Thƣơng Mại Sài Gòn SADACO
Hệ thống quản lý môi trƣờng là một phần của hệ thống quản lý chung của tổ chức
có đề cập đến các khía cạnh môi trƣờng của các hoạt động của tổ chức đó, tạo ra các kết

quả hoạt động thân thiện với môi trƣờng để tiến tới cải tiến liên tục.
Ngày 15/07/2009 tiêu chuẩn ISO 14001:2004 đã đƣợc hiệu chỉnh số hiệu thành
tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009.
Ngày 29/12/2010 Bộ Khoa Học Công Nghệ đã đƣa ra quyết định số 2943/QĐBKHCN về việc hủy bỏ TCVN ISO 14001:2005( tƣơng đƣơng ISO 14001:2004) và đồng
thời ra quyết định số 2944/QĐ-BKHCN về việc ban hành TCVN ISO 14001:2010 (tƣơng
đƣơng ISO 14001:2004/Cor.1:2009).
Hệ thống quản lý môi trƣờng – ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 là hệ thống:
- Áp dụng cho mọi loại hình sản phẩm.
- Việc thực hiện là tự nguyện.
- Sự thành công của hệ thống phụ thuộc vào sự cam kết của mọi bộ phận, cá nhân
liên quan.
- Trợ giúp cho bảo vệ môi trƣờng và phòng ngừa ô nhiễm.
- Tiêu chuẩn áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn:
 Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến một HTQLMT.
 Luôn đảm bảo mọi hoạt động phù hợp với CSMT đã công bố.
 Chứng minh sự phù hợp đó cho tổ chức khác.
 HTQLMT của tổ chức đƣợc chứng nhận là phù hợp bởi tổ chức bên ngoài
cấp.
 Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này.
2.2.2 Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009

Sơ đồ

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Phạm Thị Bích Diễm

Trang 10


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 tại

Xí nghiệp chế biến lâm sản 1 – Công Ty CP Sản Xuất Thƣơng Mại Sài Gòn SADACO

Bắt đầu
Xem xét của
lãnh đạo

o
o
o
o
o

Kiểm tra
Giám sát và đo
Đánh giá mức độ tuân thủ
Sự không phù hợp, hành động
khắc phục và phòng ngừa
Kiểm soát hồ sơ
Đánh giá nội bộ

o
o
o
o
o
o
o

Chính sách
môi trƣờng


CẢI
TIẾN
LIÊN
TỤC

Lập kế hoạch
o Khía cạnh môi trƣờng
o Yêu cầu pháp luật và yêu
cầu khác
o Mục tiêu, chỉ tiêu và
chƣơng trình MT

Thực hiện
Cơ cấu, trách nhiệm và quyền hạn
Năng lực, đào tạo, nhận thức
Thông tin liên lạc
Hệ thống tài liệu
Kiểm soát tài liệu
Kiểm soát điều hành
Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tình
huống khẩn cấp

Hình 2.1: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009

2.2.3 Các lợi ích khi áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
Việc thực hiện một hệ thống quản lý môi trƣờng phù hợp với tiêu chuẩn ISO
14000 sẽ đem lại những lợi ích trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài cho doanh nghiệp, cụ thể là:
 Về mặt kinh tế
- Giảm thiểu chất thải trong sản xuất.

- Sử dụng tiết kiệm và quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên.
GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Phạm Thị Bích Diễm

Trang 11


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 tại
Xí nghiệp chế biến lâm sản 1 – Công Ty CP Sản Xuất Thƣơng Mại Sài Gòn SADACO
- Giảm giá thành sản phẩm do sử dụng hợp lý nguồn lực, giảm tỷ lệ tiêu hao
nguyên liệu, giảm chi phí xử lý sản phẩm hỏng và xử lý chất thải, hạn chế sự cố
thiết bị, tai nạn nghề nghiệp và sự cố môi trƣờng.
- Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.
- Tái sử dụng các nguồn lực và tài nguyên.
- Tránh các khoảng tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trƣờng.
- Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trƣờng.
- Giảm chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp.
- Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro hoặc tai nạn xảy ra.
 Về mặt thị trường
- Đem đến cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh, là bằng chứng đảm bảo với khách
hàng là sản phẩm, dịch vụ của mình đƣợc kiểm soát chặt chẽ và phù hợp với
chất lƣợng đã cam kết trong chính sách và mục tiêu chất lƣợng.
- Nâng cao uy tín của doanh nghiệp với khách hàng.
- Giúp doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm một cách rộng rãi mà không gặp bất kỳ trở
ngại nào về môi trƣờng (nhất là trên thị trƣờng thế giới).
- Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trƣờng và
cộng đồng xung quanh.
 Về mặt pháp lý
- Rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục cấp giấy phép.
- Giảm bớt các thủ tục báo cáo, giám sát, giấy tờ.

- Quan hệ tốt với chính quyền và cộng đồng.
 Về mặt môi trường
- Tăng cƣờng hiệu quả của công tác QLMT qua quá trình cải tiến liên tục.
- Giảm thiểu các tác động môi trƣờng do tổ chức/doanh nghiệp gây ra.
- Giảm thiểu các rủi ro, sự cố môi trƣờng và hệ sinh thái.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng trong tổ chức.
GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Phạm Thị Bích Diễm

Trang 12


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 tại
Xí nghiệp chế biến lâm sản 1 – Công Ty CP Sản Xuất Thƣơng Mại Sài Gòn SADACO
2.3 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 trên thế giới
Theo số liệu thống kê của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), tính đến cuối
tháng 12 năm 2008, có ít nhất 188.815 chứng chỉ ISO 14001 đƣợc cấp ở 155 quốc gia và
nền kinh tế. Nhƣ vậy, năm 2008 tiêu chuẩn ISO 14001 tăng lên là 34.243 ở 155 quốc gia
so với năm 2007 là 154.572 trong 148 quốc gia. Sự tăng trƣởng này là 34% chứng chỉ so
với 29% trong năm 2007.
2.3.2 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 ở Việt Nam
Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001:1996 đã đƣợc cấp lần đầu tiên vào năm 1998
(2 năm sau khi tiêu chuẩn ISO 14001:1996 ra đời) và từ đó đến nay, số lƣợng tổ chức áp
dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên. Thời gian đầu,
các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001:2004 hầu hết là các công ty nƣớc ngoài hoặc
liên doanh với nƣớc ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản.
Cùng với việc gia tăng số lƣợng các tổ chức/doanh nghiệp có nhân tố nƣớc ngoài
áp dụng ISO 14001:2004, các tổ chức trong nƣớc cũng đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng
trong công tác bảo vệ môi trƣờng và họ cũng đã có những chiến lƣợc trong việc áp dụng

ISO 14001. Hầu hết các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty xi măng nhƣ Xi măng
Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai… cũng đều đã, đang và trong quá trình xây dựng hệ
thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Gần đây, một loạt khách sạn
thành viên thuộc Tập đoàn Saigon Tourist cũng đã đƣợc chứng nhận ISO 14001:2004.
Tại Việt Nam hiện nay, chứng chỉ ISO 14001:2004 cũng đã đƣợc cấp cho khá
nhiều tổ chức với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng, trong đó các
ngành nghề nhƣ Chế biến thực phẩm (mía đƣờng, thủy sản, rƣợu bia giải khát…), Điện
tử, Hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), Vật liệu xây dựng, Du lịch-Khách sạn đang
chiếm tỷ lệ lớn.

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Phạm Thị Bích Diễm

Trang 13


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 tại
Xí nghiệp chế biến lâm sản 1 – Công Ty CP Sản Xuất Thƣơng Mại Sài Gòn SADACO
Tuy nhiên, so với số lƣợng doanh nghiệp đã đƣợc chứng nhận về hệ thống quản lý
chất lƣợng ISO 9001 thì số lƣợng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn về quản lý môi
trƣờng còn rất nhỏ bé.
2.4 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 tại Việt Nam
2.4.1 Thuận lợi
 Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn
Trong thời gian vừa qua, mặc dù BVMT là một vấn đề còn mới nhƣng các văn bản
có liên quan đến BVMT cho thấy vấn đề BVMT đã từng bƣớc đƣợc hoàn chỉnh và khẳng
định là một vấn đề quan trọng, ngày càng đƣợc quan tâm, đƣợc thể chế hoá vào hầu hết
các ngành luật. Các văn bản quy phạm pháp luật đã có tác dụng to lớn trong công tác
BVMT, góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trƣờng và nâng cao ý thức BVMT
trong quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng.

 Sức ép từ các công ty đa quốc gia
Hiện có những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp/nhà thầu của mình
phải đảm bảo vấn đề môi trƣờng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và chứng
chỉ ISO 14001 nhƣ sự bảo đảm cho các yếu tố đó.
 Sự quan tâm của cộng đồng
Sự quan tâm của nhà nƣớc, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp dụng
ISO 14001 cũng ngày càng gia tăng. Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm
môi trƣờng nghiêm trọng của các tổ chức, doanh nghiệp cũng đã bị ngƣời dân, báo chí và
các cơ quan chức năng phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa.
Điều này cũng đã thể hiện mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng.
2.4.2 Khó khăn
- Hiện nay mức độ tiếp cận tiêu chuẩn ISO 14001 ở Việt Nam tƣơng đối rộng rãi,
tuy nhiên để tiến hành thực hiện thì vẫn còn một bất cập:

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi
SVTH: Phạm Thị Bích Diễm

Trang 14


×