Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA BA LOẠI DUNG DỊCH THỦY CANH ĐỐI VỚI CÂY THANH TÂM (Alocasia cucullata) VÀ CÁCH TẠO SẢN PHẨM THỦY CANH ỨNG DỤNG VÀO TRANG TRÍ NỘI THẤT VĂN PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.09 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

TRẦN THỊ KIM SOA

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA BA LOẠI DUNG DỊCH THỦY
CANH ĐỐI VỚI CÂY THANH TÂM (Alocasia cucullata) VÀ
CÁCH TẠO SẢN PHẨM THỦY CANH ỨNG DỤNG VÀO
TRANG TRÍ NỘI THẤT - VĂN PHÒNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

TRẦN THỊ KIM SOA

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA BA LOẠI DUNG DỊCH THỦY
CANH ĐỐI VỚI CÂY THANH TÂM (Alocasia cucullata) VÀ
CÁCH TẠO SẢN PHẨM THỦY CANH ỨNG DỤNG VÀO
TRANG TRÍ NỘI THẤT - VĂN PHÒNG

Chuyên ngành: Cành Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. VÕ VĂN ĐÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i


MINITRY OF EDUCATION TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
****************

TRAN THI KIM SOA

COMPARISON AFFECTS OF THREE THE NUTRIENT
SOLUTION HYDROPONIC OF Alocasia cuculata – MAKING
AND APPLYING OF HYDROPONIC PRODUCTS ON
INTERIOR

Deparment Of Landscaping And Enviromental Horticulture

GRADUATED THESIS

Supervisor: VO VAN DONG MSc.

Ho Chi Minh City
June 2012


ii


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt thời gian học tập nghiên cứu tại trường đại học Nông Lâm Tôi
đã nhận được rất nhiều những lời động viên chân thành, sự hướng dẫn nhiệt tình,
truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm của Thầy Cô và bạn bè nơi đây giành cho Tôi.
Nay nhân dip này Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã thật sự
quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ cùng với Tôi trong thời gian qua
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm
khoa Môi Trường và Tài Nguyên, Chủ nhiệm bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thật Hoa
Viên đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này
Quí Thầy Cô trong bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thật Hoa Viên đã tận tình dạy
bảo truyền đạt những kiến thức kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập
Đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy Võ Văn Đông, người
Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp Tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Chân thành cám ơn Bác Trần Thị Chất chủ sở hữu ngôi nhà số 93/1/8/14
Khu phố Bến Cát, phường Phước Bình, Quận 9. Người đã giúp đỡ, động viên và
cho Tôi một vị trí trồng thí nghiệm phù hợp với điều kiện nghiên cứu của đề tài
Gửi lời cảm ơn đến các bạn trong tập thể lớp DH08CH (Cảnh Quan và Kỹ
Thật Hoa Viên khóa 34, niên khóa 2008-2012) đã cho tôi một môi trường học tập
gần gũi, những chia sẽ trong học tập cũng như trong cuộc sống trong suốt quãng
đời sinh viên.
Và cuối cùng không quên gửi lời cảm ơn đến cha, mẹ và gia đình tôi. Đã
luôn sát cánh bên Tôi, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi có thể tham gia vào
môi trường học tập này và hoàn thành tốt bài luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. HCM, ngày 16 tháng 5 năm 2012
TRẦN THỊ KIM SOA


iii


TÓM TẮT
Trần Thị Kim Soa_” So sánh ảnh hưởng của ba loại dung dịch thủy canh
đối với cây Thanh Tâm (Alocasia cucullata) và cách tạo sản phẩm thủy canh
ứng dụng vào trang trí nội thất- văn phòng”
Đề tài nghiên cứu sự phát triển của cây Thanh Tâm dưới hình thức trồng
thủy canh với ba loại dung dịch khác nhau tại Tp. Hồ Chí Minh, được thực hiện tại
nhà số 93/1/8/14 Khu phố Bến Cát, phường Phước Bình, Quận 9 Tp. Hồ Chí Minh
từ tháng 2/2012 – 5/2012
Thí nghiệm có 3 NT được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lập lại:
-

NT1: môi trường MS cơ bản. Ký hiệu: A

-

NT2: môi trường TT1. Ký hiệu: B

-

NT3: môi trường Cloning. Ký hiệu: C

Kết quả
Nội dung 1: Kết quả so sánh sau thí nghiệm
Về chiều cao: môi trường TT1có chiều cây cao nhất 26,319 cm/cây kế đến
là môi trường Cloning 25,222 cm/cây và cuối cùng là môi trường MS cơ bản với
24,841 cm/cây
Về số lá: Sau 49 ngày quan sát thì môi trường Cloning có số lượng lá

nhiều nhất 5,56 lá/cây kế đến là môi trường TT1 5,44 lá/cây và sau cùng là môi
trường MS cơ bản 5,18 lá/cây
Về kích thước chiều dài lá: thì môi trường Cloning có tổng chiều dài lá lớn
nhất 49,533 cm/cây kế đến là môi trường TT1 48,313 cm/cây và sau cùng là môi
trường MS cơ bản 47,127cm/cây;
Về kích thước chiều rộng lá: thì môi trường Cloning có tổng chiều rộng lá
lớn nhất 32,493 cm/cây kế đến là môi trường TT1 với 31,267 cm/cây và sau cùng là
môi trường MS cơ bản với 30,197 cm/cây

iv


Tóm lại môi trường Cloning có tốc đô phát triển nhanh ở giai đoạn đầu (từ 7
– 28 NST) nhưng về sau thì chậm dần. Nên thích hợp sử dụng lúc đầu khi cây
chuyển từ môi trường đất sang môi trường thủy canh, về sau cần bổ sung dinh
dưỡng để cây có thể phát triển tốt nhất.
Nội dung 2:
Trình bài các bước thực hiện để tạo ra sản phẩm cây kiểng thủy thích hợp
trang trí trong nội thất và văn phòng
Đưa ra 5 mẫu thiết kế ứng dụng thủy canh trong trang trí

v


SUMMARY
The composition “Comparison affects of three the nutrient solution
hydroponic of Alocasia cuculata, making and applying of hydroponic products
on interior” from February to May 2012, at district 9 Ho Chi Minh City.
Experiment was completely randomized Design with 3T (Treatments) and
three replications


-

-

T1: Murashige Skoog

-

T2: TT1
T3: Cloning.

Results
Content 1: Results of the experiment
In height: Environment TT1 is hightest with 26,319 cm/nos; then
environment Coning (25,222 cm/nos); final is environment Murashige Skoog
(28,881 cm/nos).
Leaf’s Alocasia cuculata of environment Coning is the most with 5,56
leaves/nos; environment TT1 (5,44 leaves/nos); environment Murashige Skoog
(5,18 leaves/nos).
The length of leaf : the environment Coning has the largest (49,533 cm/nos);
environment TT1 (48,313 cm/nos); environment Murashige Skoog (47,127
cm/nos).
The width of leaf : the environment Coning has the largest (32,493 cm/nos);
environment TT1 (31,267 cm/nos); environment Murashige Skoog (30,197
cm/nos).
Content 1: Give five designs hydroponics applications in decorative, making and
applying on interior

vi



MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa

i

Trang tựa tiếng Anh

ii

Lời cảm ơn

iii

Tóm tắt

iv

Summary

vi

Mục lục

vii


Danh sách các chữ viết tắt

x

Danh sách các hình

xi

Danh sách các bảng

xiii

Danh sách các biểu đồ

xiv

Chương 1: MỞ ĐẦU

15

Chương 2: TỔNG QUAN

17

2.1 Giới thiệu về thủy canh

17

2.1.1 Định nghĩa thủy canh


17

2.1.2 Phân loại các mô hình thủy canh

17

2.1.3 Lịch sử hình thành

19

2.1.4 Lợi ích của trồng cây thủy canh

20

2.2 Tình hình phát triển của thủy canh

20

2.2.1 Tình hình phát triển của kỹ thuật thủy canh trên thế giới

20

2.2.1 Tình hình pháp triển của thủy canh ở Việt Nam

22

2.3 Giới thiệu về cây thanh tâm

24


2.3.1 Phân loại

24

2.3.2 Nguồn gốc

24

2.3.3 Đặc điểm hình thái

24

2.3.4 Đặc diểm sinh thái

25

vii


2.3.5 Chăm sóc

25

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm cây kiểng
thủy canh

25

2.4.1 Chọn loại cây


25

2.4.2 Các loại chậu sử dụng

33

2.4.3 Các dung dịch nuôi cây và thành phần pha chế

34

2.4.4 Các phụ kiện trang trí

35

Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

40

3.1 Mục tiêu

40

3.2 Nội dung

40

3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

40


3.3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành

40

3.3.2 Điều kiện nơi bố trí thí nghiệm

40

3.3.3 Vật liệu thí nghiệm

41

3.3.3.1 Dụng cụ thí nghiệm

41

3.3.3.2 Cây thí nghiệm

41

3.3.3.3 Hóa chất sử dụng

41

3.3.4 Phương pháp nghiên cứu

43

3.3.4.1 Bố trí thí nghiệm


43

3.3.5.2 Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá

44

3.3.5.3 Phương pháp theo dõi

45

3.3.5.4 Xử lý số liệu

45

3.3.5.5 Phương pháp tiến hành

46

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

47

4.1.1 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến sự phát triển chiều cao
của cây Thanh Tâm

47

4.1.2 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến tốc độ phát triển chiều
cao của cây Thanh Tâm


49

viii


4.1.3 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến sự phát triển số lá của
cây Thanh Tâm

51

4.1.4 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến tốc độ ra lá của cây
Thanh Tâm

53

4.1.5 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến sự phát triển chiều dài
lá của cây Thanh Tâm

55

4.1.6 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến tốc độ phát triển chiều
dài lá của cây Thanh Tâm

56

4.1.7 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến sự phát triển chiều rộng
lá của cây Thanh Tâm

57


4.1.8 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến tốc độ phát triển chiều
rộng lá của cây Thanh Tâm

59

4.2 Nội dung 2: Trình bài các bước thực hiện để tạo ra sản phẩm cây
kiểng thủy canh và đề xuất các phương pháp bố trí thích hợp trong nội
thất và văn phòng

61

4.2.1 Mẫu số 1: Chậu thủy canh xanh tươi

63

4.2.2 Mẫu số 2: Chậu thủy canh mini

64

4.2.3 Mẫu số 3: Xích đu tuổi thơ

67

4.2.4 Mẫu số 4: Mẫu thuyền hoa

69

4.2.5 Mẫu số 5: Ly mạ non


70

Chương 5: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

72

5.1 Kết luận

72

5.2 Kiến nghị

73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

74

PHỤ LỤC

1

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA: Analysis of variance/ Phân tích phương sai
Cv: Coefficient of variation/ Hệ số biến động
P: Probalility/ Xác suất nhận một phần tử, thí nghiệm
T: Treatmeant/ Nghiệm thức

MS: Murashige and Skoog
NST: Ngày sau trồng
NT: Nghiệm thức

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Biểu đồ số lượng các sáng chế về thủy canh trên thế giới (1977-2009)

21 

Hình 2.3 Cây thanh tâm có hoa

24 

Hình 2.4 Một số mẫu chậu thủy tinh

33 

Hình 2.5 Chậu thủy canh bằng sứ tráng men

34 

Hình 2.6 Đá màu trang trí


36 

Hình 2.7 Cành khô trang trí

36 

Hình 2.8 Mẫu giá để chậu thủy canh

37 

Hình 2.9 Hạt nhựa màu

37 

Hình 2.10 Chân đèn xoay

38 

Hình 2.11 Thảm lót đế chậu thủy canh

38 

Hình 3.1 Chai thuốc CLONING

43 

Hình 3.2 Nơi bố trí thí nghiệm

44 


Hình 4.1 Chiều cao của cây sau 35 NST

49 

Hình 4.2 Lá mới ở NT1 lúc 42NST

54 

Hình 4.3 Chọn cây có tán đẹp

61 

Hình 4.4 Thao tác bước 2

61 

Hình 4.5 Sản phẩm đã hoàn thành

62 

Hình 4.6 Mẫu số 1

63 

Hình 4.7 Chậu lan chi lá dài

64 

Hình 4.8 Vật liệu mẫu số 2


64 

Hình 4.9 Mẫu chậu mini đã hoàn thành

65 

Hình 4.10 Chậu thủy canh mini trong khung gỗ

65 

Hình 4.11 Chậu thủy canh mini

66 

Hình 4.12 Vật liệu mẫu 3

67 

Hình 4.13 Chậu xích đu đã hoàn thành

68 

xi


Hình 4.14 Mẫu xích đu tuổi thơ

68 

Hình 4.15 Vật liệu mẫu 4


69 

Hình 4.16 Chậu mẫu 4 hoàn thành

69 

Hình 4.17 Mẫu thuyền hoa

70 

Hình 4.18 Mẫu 5 sau 4 ngày

71 

Hình 4.19 Mẫu ly mạ non sau 12 ngày

71 

xii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Một số cây kiểng lá sử dụng phương pháp trồng thủy canh

26 


Bảng 4.1 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến sự phát triển chiều cao của cây
Thanh Tâm (cm /cây)

47 

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến tốc độ phát triển chiều cao của
cây Thanh Tâm (cm /cây)

49 

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến sự phát triển số lá của cây Thanh
Tâm (lá /cây)

51 

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến tốc độ ra lá của cây Thanh Tâm
(lá /cây)

53 

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến sự phát triển chiều dài lá của cây
Thanh Tâm (cm/cây)

55 

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến tốc độ phát triển chiều dài lá của
cây Thanh Tâm (cm/cây)

56 


Bảng 4.7 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến sự phát triển chiều rộng lá của
cây Thanh Tâm (cm/cây)

57 

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến tốc độ phát triển chiều rộng lá
của cây Thanh Tâm (lá/cây)

59 

xiii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ

TRANG

Biểu đồ 4.2 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến tốc độ phát triển chiều cao của
cây Thanh Tâm (cm /cây)

50 

Biểu đồ 4.3 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến sự phát triển số lá của cây
Thanh Tâm (lá /cây)

52 

Biểu đồ 4.4 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến tốc độ ra lá của cây Thanh

Tâm (lá/cây)

53 

Biểu đồ 4.5 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến sự phát triển chiều dài lá của
cây Thanh Tâm (cm/cây)

55 

Biểu đồ 4.6 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến tốc độ phát triển chiều dài lá
của cây Thanh Tâm (cm/cây)

56 

Biểu đồ 4.7 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến sự phát triển chiều rộng lá
của cây Thanh Tâm (cm/cây)

58 

Biểu đồ 4.8 Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến tốc độ phát triển chiều rộng lá
của cây Thanh Tâm (lá/cây)

59 

xiv


Chương 1
MỞ ĐẦU
Ngày nay với nhịp sống ngày càng sôi động, môi trường làm việc ngày càng

căng thẳng thì tinh thần của con người càng dễ mệt mỏi. Kèm với môi trường sống
đã và đang bị bê-tông hóa, không khí bị ô nhiễm, nhiệt độ tăng lên do ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu và các vấn đề khác liên quan đến môi trường đã hình thành
trong con người một nhu cầu hướng về thiên nhiên. Cây xanh có thể giúp bạn giảm
được tình trạng stress trong khi nhịp độ công việc tăng lên và khí hậu ngày càng ô
nhiễm. Màu xanh của lá cây còn có khả năng giúp cho bạn cảm thấy bình an và
người bận rộn cảm thấy dễ chịu hơn.
Ở những ngôi nhà nhỏ, nhà chung cư hay chốn văn phòng, khi diện tích
không nhiều và muốn chi phí thấp, nên đơn giản họ chỉ cần tô điểm cho ngôi nhà
bằng một số cây trồng nội thất. Có thể trồng trong chậu to bố trí ngoài sảnh, hành
lang hay chậu nhỏ trên bàn, ban công hoặc là những chậu treo nhỏ ngoài cửa sổ.
Nhưng vấn đề lớn được đặt ra ở đây là một số gia đình rất e ngại việc trồng cây
trong nhà vì các lý do như: chiếm diện tích không gian do cây quá lớn; chất trồng
dễ làm nhà cửa bị bẩn hoen ố; mỗi lần duy chuyển khó khăn do chất trồng nặng; thu
hút ruồi muỗi côn trùng; khi cây đặt trên bàn mỗi lần tưới nước phải cẩn thận hay di
chuyển đi chỗ khác để nước không bắn ướt bàn; đó là chưa kể đến việc phải tưới
tiêu chăm bón thường xuyên trong khi họ không có thời gian hoặc yêu cầu công
việc không ở nhà thường xuyên thì cây trồng dễ chết. Do đó một nhu cầu hiện đại
được đặt ra là làm sao có thể trồng cây trong nhà mà chất trồng sạch, cung cấp đủ
chất dinh dưỡng cho cây, ít tốn công chăm sóc tưới nước thường xuyên mà cây vẫn
xanh tươi, khỏe, đẹp.

15


Theo đó kế thừa các thành tựu khoa học của các nhà sinh ký học thực vật thì
cây trồng có thể sống mà không cần đất. Chất nuôi cây là một loại dung dịch như
nước tinh khiết chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Giúp cây vẫn sinh
trưởng và phát triển bình thường nhưng lại ít tốn công chăm sóc, giá thể được xem
như là giá thể sạch, đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà vẫn thõa mãn các vấn đề e

ngại ở trên. Đây là giải pháp cây trồng dưới dạng thủy canh.
Để hòa cùng xu hướng hiện đại này, đồng thời làm tăng thêm sự lựa chọn tô
điểm cho ngôi nhà bạn bằng một chậu hoa, kiểng lá thủy canh do tự bạn tạo ra.
Giúp làm xanh mát ngôi nhà, cung cấp dưỡng khí và tăng thêm tính thẩm mỹ. Đó là
lý do tôi đã chọn dề tài: “SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA BA LOẠI DUNG DỊCH
THỦY CANH ĐỐI VỚI CÂY THANH TÂM (Alocasia cucullata) VÀ CÁCH
TẠO SẢN PHẨM THỦY CANH ỨNG DỤNG VÀO TRANG TRÍ NỘI THẤT VĂN PHÒNG” Để sở hữu một chậu thủy canh không khó. Nhưng sử dụng sản
phẩm do mình tạo ra sẽ tạo nên sự phấn khởi và tăng thêm giá trị mỗi khi ngắm
nhìn.

16


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu về thủy canh
2.1.1 Định nghĩa thủy canh
Các nhà nghiên cứu ở thế kỷ 19 đã phát hiện ra rằng, cây hấp thụ chủ yếu các
chất dinh dưỡng dưới dạng ion trong nước. Thông thường, đất có tác dụng: làm giá
thể giúp cây đứng vững, tích trữ chất dinh dưỡng, nước cho cây. Chứ tự thân đất
không phải là yếu tố chính để giúp cây sinh trưởng. Khi chất dinh dưỡng được hòa
tan trong nước, rễ cây có thể hấp thụ được. Và khi đó, đất không còn cần thiết cho
sự phát triển của cây nữa. Từ đó nhiều công trình nghiên cứu về mô hình trồng cây
thủy canh ra đời.
Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất mà trồng trực tiếp vào môi
trường dinh dưỡng hoặc giá thể không phải là đất. Giá thể là cát, tro trấu, xơ dừa,
mùn cưa, than bùn, đá bọt núi lửa, đá trầm tích Diahydro, hay một số chất tổng hợp
khác như Perlite,…
Trồng cây thủy canh là một kỹ thuật làm vườn hiện đại. Tuy nhiên ở Việt

Nam chỉ mới nghiên cứu chủ yếu trên cây thực phẩm, rau màu với quy mô phòng
thí nghiệm hoặc hộ gia đình nhỏ, lẻ. Còn về cây kiểng thủy canh thì chỉ mới là bước
đầu nghiên cứu.
2.1.2 Phân loại các mô hình thủy canh
Có hai loại thủy canh chính đó là Solution culture và Medium culture
Solution culture: là hình thức thủy canh không sử dụng giá thể làm chỗ
bám cho rễ cây, cây sẽ được trồng trực tiếp vào thùng chứa chất dinh dưỡng, bao
gồm các dạng:

17


 Static solution culture_chất dinh dưỡng ở dạng tĩnh: cây trồng trong
các thùng chứa chất dinh dưỡng với mức độ thấp để cây có thể hô
hấp.Có thể sử dụng đá sủi bọt khí hoặc các máy bơm mini loại giành
cho hồ cá để cung cấp oxy cho rễ của cây. Cần che chắn tốt phần
dung dịch này để hạn chế sự phát triển của rêu, tảo.
 Continuousflow solution culture_dinh dưỡng tạo thành dòng chảy liên
tục: đây là một hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ, dinh dưỡng.
Dòng dinh dưỡng luân chuyển trong hệ thống thông qua máy bơm đặt
ngoài. Hệ thống thường gặp là NFT
 Aeroponics_khí canh: là hệ thống mà rễ cây được phun đẫm dung
dịch liên lục hoặc dưới hình thức nhỏ giọt. Rễ cây được treo lên nên
khả năng nhận O2 và CO2 là rất tốt
Medium culture: là phương phát thủy canh có sử dụng giá thể để giúp cây
đứng vững
 Passive subirrigation tưới ngầm: trong phương pháp này sử dụng các
giá thể có tình tơi xốp như xơ dừa, đất sét loại vo tròn để vận chuyển
chất dinh dưỡng thông qua hiện tượng mao dẫn để cung cấp cho cây
trồng. Hệ thống thường sử dụng là Ebb & Flow

 Top irrigation_tưới bề mặt: với phương pháp này chất dinh dưỡng
được tưới định kỳ trực tiếp lên bề mặt giá thể, có thể tưới bằng tay
hoặc thông qua hệ thống tự động có hẹn giờ. Hệ thống sử dụng là
Deep water cultuer
Từ những hệ thống cơ bản này mà phát triển thành hàng trăm kiểu khác nhau
được đặt tên theo người phát triển, theo giá thể hay theo cách cung cấp chất dinh
dưỡng cho cây. Nhưng nhìn chung vẫn là biến thể hoặc kết hợp của các loại cơ bản
trên

18


2.1.3 Lịch sử hình thành
Quyển sách đầu tiên kỹ thuật trồng cây mà không dùng đất được xuất bản
năm 1627 có tựa đề “Sylva Sylvarum” của ông Francis Bancon, được in ra sau một
năm ông mất. Sau đó, trồng cây bằng nước đã trở thành một kỹ thuật nghiên cứu
khá phổ biến. Năm 1929, William Frederick Gericke của Đại học California tại
Berkeley đã bắt đầu triển khai thúc đẩy phát triển kỹ thuật trồng cây bằng phương
pháp thủy canh cho sản xuất nông nghiệp. Năm 1937, William Frederick Gericke đã
đưa ra thuật ngữ “hydroponics” theo tiếng Hy Lạp thì hydro "nước", và ponos "lao
động"
Năm 1699, John Woodward công bố thí nghiệm trồng cây bằng nước của
ông thành công với cây bạc hà. Ông nhận ra rằng cây cối ở nguồn nước bẩn phát
triển tốt hơn cây trồng bằng nước sạch. Đến năm 1842, một danh sách gồm 9 thành
tố được cho là các chất căn bản để cây phát triển được hoàn thiện, và các công trình
nghiên cứu của hai nhà sinh vật học người Đức là Julius von Sachs và Wilhelm
Knop từ năm 1859 đến 1865 đã đưa ra kết quả phát triển công nghệ canh tác không
dùng đất. Sự phát triển của cây trồng đất trong dung dịch chứa chất khoáng dinh
dưỡng còn được xem như một giải pháp cho trồng trọt. Nó nhanh chóng trở thành
đề tài nghiên cứu và dạy học và vẫn được sử dụng phổ biến đến hiện nay trên Thế

giới.
Các nghiên cứu của những niên đại gần đây cho thấy vườn treo Baybilon và
vườn nổi Kashimir, Aztec Indians của Mehico là những vườn thủy canh cổ xưa nhất
với hàng loạt cây được trồng trong nước.
Trong và ngay sau thế chiến thứ II, thủy canh là phương pháp được quân đội
Hoa Kỳ sử dụng rộng rãi để trồng rau quả ở những nơi mà đất bị nhiễm độc nặng do
chiến tranh. Thủy canh cũng là giải pháp mà Nasa dung để cung cấp thực phẩm cho
nhà du hành trong không gian.
Các nông trại trồng thủy canh hoa kiểng lớn trên thế giới như Ý, Đức, Thụy
Điển, … với các loại hoa dc trồng thủy canh như hoa cẩm chướng, layon, cúc…

19


2.1.4 Lợi ích của trồng cây thủy canh 
-

Không cần đất, chất trồng sạch hơn. Giải phát tối ưu cho những nơi không có
đất trống hay đất bị hoang hóa, bạc màu

-

Nước nằm trong hệ thống có thể được tái sử dụng. Do đó, tiết liệm được rất
nhiều lượng nước tưới và cả công tưới hằng ngày

-

Có thể kiểm soát mức độ dinh dưỡng, bổ sung kịp thời vào từng giai đoạn
sinh trưởng của cây, giúp cho cây phát triển tốt


-

Không có cỏ dại, không tốn công nhổ hay phun thuốc trừ cỏ, không gây ô
nhiễm môi trường, không gây ngộ động hóa học

-

Năng suất cao và ổn định

-

Sâu bệnh được kiểm soát dễ dàng hơn

-

Thu hoạch dễ dàng hơn

-

Không sử dụng thuốc trừ sâu

Lợi ích của việc trồng cây kiểng thủy canh
Khắc phục nhược điểm của cây nội thất truyền thống chiếm diện tích không
gian do cây quá lớn; chất trồng dễ làm nhà cửa bị bẩn hoen ố; mỗi lần duy chuyển
khó khăn do chất trồng nặng; thu hút ruồi muỗi côn trùng; khi cây đặt trên bàn mỗi
lần tưới nước phải cẩn thận hay di chuyển đi chỗ khác để nước không bắn ướt bàn;
đó là chưa kể đến việc phải tưới tiêu chăm bón thường xuyên trong khi họ không có
thời gian hoặc yêu cầu công việc không ở nhà thường xuyên thì cây trồng dễ chết.
Ngược lại có thể trồng cây trong nhà mà chất trồng sạch, cung cấp đủ chất dinh
dưỡng cho cây, ít tốn công chăm sóc tưới nước thường xuyên mà cây vẫn xanh tươi,

khỏe, đẹp. Thông qua lớp thủy tinh trong suốt ta có thể quan sát cả bộ rễ của cây tạo
nên một nét riêng, độc đáo.
2.2 Tình hình phát triển của thủy canh
2.2.1 Tình hình phát triển của kỹ thuật thủy canh trên thế giới
Từ năm 1966 đến 2009 có trên 500 sáng chế về kỹ thuật hydroponics. Nhật
Bản là nước vượt lên dẫn đầu với khoảng 260 sáng chế, chiếm 47%. Theo sau đó là

20


Hàn Quốc với 103 sáng chế, chiếm 19%, Mỹ với 46 sáng chế, chiếm 9%...

Hình 2.1 Biểu đồ số lượng các sáng chế về thủy canh trên thế giới (1977-2009)
Tại triển lãm quốc tế tổ chức ở Tsukuba, Nhật Bản vào năm 1985, cây cà
chua khổng lồ trồng theo kỹ thuật hydroponics của GS. KeiMori (Ðại học Tổng hợp
Kelo, Tokyo) đã được giới thiệu. Sau 6 tháng trồng trong môi trường dinh dưỡng và
chiếu sáng nhân tạo, đường kính tán cây cà chua này đã lên đến 10m và cho đến
10.000 quả cà chua. Ngoài ra, giáo sư KeiMori cũng ứng dụng kỹ thuật hydroponics
trồng nhiều loại cây khác nhau, thu hoạch được 3.300 quả trên một gốc dưa chuột,
90 quả trên một gốc dưa hấu.
Ở quy mô rộng hơn, Thụy Sỹ đã thu hoạch được khoảng 720-840 củ cải
đường trên 1m2 trồng không đất. Ở Nga, ứng dụng trồng cỏ theo kỹ thuật
hydroponics, trên 14,4m2 đã thu hoạch cỏ tương đương với 3-3,5 ha đồng cỏ tự
nhiên (khoảng 100-120 tấn cỏ tươi), và năng suất cà chua có thể đạt đến 250 tấn
quả/ha. Nhà kính trồng rau áp dụng kỹ thuật hydroponics của tập đoàn Eurofresh ở
bang Arizona được xem là có quy mô lớn nhất nước Mỹ. Mỗi năm trang trại rộng
110 héc-ta ở đây sản xuất hơn 90.000 tấn cà chua.
Đó là về lĩnh vực nông nghiệp hiện đại, về lĩnh vực hoa kiểng, trang trí thì
nhiều công trình lớn đã áp dụng và phát triển mô hình thủy canh như: chiếc cầu
Aix-en-Provence, bảo tàng Musée du Quai Branly ở pháp, vườn treo Baybilon và

vườn nổi Kashimir, Aztec Indians của Mehico,…và rất nhiều các tường xanh hay
vườn trên mái khác phát triển dựa trên nền tảng của lý thuyết thủy canh.

21


2.2.1 Tình hình pháp triển của thủy canh ở Việt Nam
Việt Nam cũng đang dần dần ứng dụng thành tựu nông nghiệp của thế giới
Lê Đình Lương (1993) phối hợp với viện nghiên cứu và phát triển Hồng
Kông (R&D Hồng kông) đã tiến hành nghiên cứu tòan diện các khía cạnh khoa học
kỹ thuật và kinh tế xã hội cho việc chuyển giao công nghệ và phát triển thủy canh
tại Việt Nam
Đến tháng 10/1995 mạng lưới nghiên cứu và triển khai được phát triển ở Hà
Nội, Tp.Hcm, Côn Đảo, sở khoa học công nghệ ở một số tỉnh thành. Công ty Gold
Garden& Gino, nhóm sinh viên Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Tp. HCM với phương
pháp thủy canh vài loại rau xanh thông dụng, cải xanh, cải ngọt, xà lách…phân viện
công nghệ sau thu hoạch. Viện sinh học nhiệt đới cũng nghiên cứu và sản xuất. Nội
dung chủ yếu là: phối hợp sản xuất thử các vật liệu dùng trồng thủy canh. Nghiên
cứu trồng các loại cây khác nhau, cấy truyền từ nuôi cấy mô vào hệ thống thủy canh
trước khi đưa vào đất một số cây ăn quả khó trồng trực tiếp vào đất.
Năm 1997 trường Ðại học Nông nghiệp I Hà Nội đã nghiên cứu ứng dụng
công nghệ hydroponics “Việt hóa” cho phù hợp với điều kiện ở nước ta. Tại các kỳ
hội chợ Techmart ở Hải Phòng, TP. HCM, những thành công bước đầu của cây cà
chua, dưa leo, xà lách... trồng theo công nghệ hydroponics Việt Nam đã được giới
thiệu. Rau xà lách có thể trồng quanh năm (canh tác với đất: 2 vụ /năm). Dưa chuột,
trồng theo cách truyền thống được 2 vụ /năm, kỹ thuật hydroponics được 4 vụ /năm;
chất lượng mẫu mã và năng suất cao gấp 4 - 5 lần so với canh tác cũ. Thành tựu này
đã được Bộ Khoa học và Công nghệ tạo điều kiện hoàn thiện để chuyển giao cho
các cơ sở trồng rau sạch.
Thành phố Hồ Chí Minh đi tiên phong ứng dụng công nghệ hydroponics

trong nông nghiệp đô thị. Dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao đã được Tổng
Công ty Nông nghiệp Sài Gòn xây dựng xong tại huyện Củ Chi. Công nghệ
hydroponics là 1 trong 5 loại hình công nghệ được áp dụng tại khu nông nghiệp
công nghệ cao này. Bước đầu đã cho ra những sản phẩm xà lách, cà chua, dưa leo…

22


hoàn toàn “xanh, sạch”, nhưng giá bán vẫn còn cao nên vẫn chưa thể cạnh tranh với
thị trường truyền thống.
Nguyễn Trung Dũng, Võ Thị Bạch Mai (2005) đã tiến hành trồng thí nghiệm
cây mai địa thảo bằng phương pháp thủy canh trong 3 môi trường dinh dưỡng MS,
Knudson C và Alan Copper, kết quả cho thấy sau 2 tháng, cây tiếp tục sinh trưởng
và phát triển, ra nhiều nhánh mới và ra hoa đều đặn.
Xuất hiện và phát triển trên thị trường Việt Nam từ cuối năm 2008, cây cảnh
thủy canh (hay còn gọi là cây cảnh trồng bằng nước) ngày càng được quan tâm. Tuy
nhiên thành phần chủng loại cây thì còn nhiều hạn chế về số loài, chủ yếu vẫn là các
loại cây kiểng lá nhiều màu sắc, cây chịu bóng thuộc họ ráy (Araceae) như: các loại
trầu bà, lan chi, vạn niên thanh, thanh tâm, phát tài, đế vương, hồng môn, lan ý, lưỡi
hổ,… Hay một vài loài hoa cũng đã được trồng thử nghiệm bằng phương pháp thủy
canh như: hoa ly, cẩm nhung, hồng sim,… Và một số ít loài thân gỗ cũng đã được
trồng thử nghiệm bằng phương pháp này như: trúc đùi gà, cần thăng,...

23


2.3 Giới thiệu về cây thanh tâm
2.3.1 Phân loại
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Liliopsida

Bộ: Arales
Họ: Arace
 

 

 

 

Giống: Alocasia 

 

Hình 2.2 Cây thanh tâm 

Loài: Alocasia cucullata
(Nguồn: />
2.3.2 Nguồn gốc
Cây Thanh Tâm (Alocasia cucullata) có nguồn gốc từ các nước phía Nam
châu Á đặc biệt là một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á và một số nước ở Tây
Nam Thái Bình Dương
2.3.3 Đặc điểm hình thái
 Cây bụi thường xanh, cao 30-45cm,
thân và lá có màu xanh lục


Cuống lá dài màu xanh và nâu dần
về phía gốc, lá hình tim, có đuôi dài
màu sắc lá xanh tươi, bề mặt lá

bóng, nhẵn mặt trên sẫm màu hơn so
với mặt dưới

Hình 2.3 Cây thanh tâm có hoa
 Rể cây non có màu trắng trồng một thời gian rể cây sẽ chuyển thành màu
xanh non
 Hoa: có 1 lá bắc (mo) dày màu trắng mặt ngoài xanh, cuốn ngắn mềm mọc từ
gốc, có cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa.

24


×