BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN
HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO
TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/Cor.1:2009
TẠI NHÀ MÁY TINH CHẾ ĐỒ GỖ
XUẤT KHẨU SATIMEX
SVTH: TRƯƠNG TƯỜNG TÂN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2008-2012
Tháng 6/2012
i
ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN
HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO
TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/Cor.1:2009
TẠI NHÀ MÁY TINH CHẾ ĐỒ GỖ
XUẤT KHẨU SATIMEX
Tác giả
TRƯƠNG TƯỜNG TÂN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường
Giáo viên hướng dẫn:
KS.NGUYỄN HUY VŨ
Tháng 06 năm 2012
i
LỜI CẢM ƠN
Với lòng trân trọng và biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Môi
Trường và Tài Nguyên, trường đại học Nông Lâm TP.HCM, những người đã tận
tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi, làm hành trang giúp tôi vững bước
vào đời.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Huy Vũ, người đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn và chỉ bảo cho em hoàn thành bài khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu
Satimex cùng toàn thể anh chị em trong Nhà máy, đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ tôi
trong thời gian thực tập. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Chú Nguyễn Văn Hảo,
người đã nhiệt tình chỉ dẫn, tạo điều kiện cho tôi thu thập dữ liệu và hoàn thành khóa
luận này.
Cảm ơn những người bạn đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình sống và học tập. Chúc
các bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công như mong muốn.
Cuối cùng, con xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, đã tạo điều kiện học tập và luôn
là chỗ dựa, nguồn động viên lớn giúp con vượt qua những khó khăn, thử thách.
Bằng sự chân thành nhất, tôi xin cảm ơn tất cả mọi người !
Trương Tường Tân
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Cùng với sự gia tăng mối quan tâm đối với công tác bảo vệ môi trường, ngày
càng có nhiều tổ chức xây dựng và duy trì hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009. Tuy nhiên, giữa quy định của tiêu chuẩn và thực thi hệ
thống trong thực tế luôn có nhiều khác biệt. Thấy được vấn đề trên, tôi đã thực hiện đề
tài “Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu
chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu
Satimex” ở Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex - Quận 12 - TP. Hồ Chí Minh
trong thời gian thực tập từ tháng 12/2011 đến 05/2012.
Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã tìm hiểu về hệ thống tài liệu ISO
14001:2004/Cor.1:2009 của Nhà máy gồm chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình
môi trường, các thủ tục theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 và
các hướng dẫn thực hiện công việc như: Kiểm soát chất thải, ứng cứu sự cố PCCC,
kiểm soát hóa chất, hướng dẫn phòng ngừa tai nạn,... Bên cạnh đó, tôi còn xem xét
hiện trạng áp dụng và cách thức thực hiện các tài liệu này trong thực tế tại Nhà máy.
Qua xem xét hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004/Cor.1:2009 của Nhà
máy tôi đã khẳng định những điểm phù hợp so với yêu cầu của tiêu chuẩn như: Thiết
lập và phổ biến chính sách môi trường đến công nhân viên và nhà thầu; ban hành
tương đối đầy đủ các tài liệu của hệ thống quản lý môi trường ISO
14001:2004/Cor.1:2009; thực hiện tốt trao đổi thông tin nội bộ và bên ngoài,... Bên
cạnh đó, tôi cũng phát hiện một số điểm không phù hợp so với yêu cầu của tiêu chuẩn
như: Đánh giá xác định khía cạnh môi trường đáng kể không tuân theo thủ tục hướng
dẫn đã ban hành; sử dụng các văn bản pháp luật đã hết hiệu luật hoặc đã được thay thế;
thiếu tài liệu phân công vai trò, trách nhiệm và quyền hạn;...Trên cơ sở phát hiện
những điểm không phù hợp đó, tôi đã đề xuất một số biện pháp cải tiến - hướng khắc
phục - phòng ngừa như: Đánh giá, xác định lại khía cạnh môi trường đáng kể; quy
định lại cách thức cập nhật các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác, bổ sung bảng
phân công vai trò, trách nhiệm và quyền hạn,...
Với các biện pháp cải tiến - hướng khắc phục - phòng ngừa nêu ra, tôi hi vọng sẽ
giúp hệ thống quản lý môi trường 14001:2004/Cor.1:2009 của Nhà máy tinh chế đồ gỗ
xuất khẩu Satimex hoàn thiện hơn, qua đó đóng góp vào công cuộc bảo vệ môi trường.
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN............................................................... Error! Bookmark not defined.i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ............................................................................................ iiii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BẢNG ..................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC HÌNH ...................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 1MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 1
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................ 2
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu từ ................................................................... 2
1.4.2 Phương pháp phỏng vấn ................................................................................ 2
1.4.3 Phương pháp nghiên cứu thực địa................................................................. 2
1.4.4 Phương pháp so sánh .................................................................................... 2
1.4.5 Phương pháp liệt kê – mô tả .......................................................................... 2
1.4.6 Phương pháp tiếp cận theo quá trình ............................................................ 3
1.4.7 Ngoài ra, đề tài còn tham khảo một số tài liệu từ ......................................... 3
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
1.6 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3
1.7 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 3
Chương 2 KHÁI QUÁT TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009........................ 4
2.1 TỔNG QUAN TIÊU CHUẨN ISO 14001 ........................................................... 4
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 ... 4
2.1.2 Giới thiệu tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 ...................................... 4
2.1.3 Mô hình hệ thống quản lý môi trường tiêu chuẩn ISO 14001:2004.............. 5
2.2 CÁC THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA .............................................................. 6
2.3 LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 ... 8
2.3.1 Về mặt kinh tế ................................................................................................ 8
2.3.2 Về mặt thị trường ........................................................................................... 8
2.3.3 Về mặt môi trường ......................................................................................... 8
2.3.4 Về mặt pháp luật ............................................................................................ 8
2.3.5 Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận................... 8
2.4 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001:2004 HIỆN NAY........................................ 9
2.4.1 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 trên thế giới.......................................... 9
2.4.2 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 ở Việt Nam ........................................... 9
2.4.2.1 Thuận lợi ................................................................................................ 9
2.4.2.2 Khó khăn ................................................................................................ 9
iv
Chương 3 KHÁI QUÁT NHÀ MÁY TCĐGXK SATIMEX ....................................... 10
3.1 GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY TINH CHẾ ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU SATIMEX 10
3.1.1 Giới thiệu chung .......................................................................................... 10
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................. 10
3.1.3 Diện tích và vị trí địa lý ............................................................................... 11
3.1.4 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ .................................................................. 11
3.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy ......................................................... 11
3.1.6 Tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy .............................................. 11
3.2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY TCĐGXK SATIMEX ................. 11
3.2.1 Thiết bị máy móc dùng trong các phân xưởng ............................................ 11
3.2.2 Nhu cầu nguyên liệu .................................................................................... 12
3.2.3 Nhu cầu nhiên liệu ....................................................................................... 12
3.2.4 Nhu cầu sử dụng điện .................................................................................. 12
3.2.5 Nhu cầu sử dụng nước ................................................................................. 12
3.2.6 Nhu cầu lao động ......................................................................................... 13
3.2.7 Quy trình sản xuất ....................................................................................... 13
3.3 HIỆN TRẠNG VÀ BPQL MT TẠI NHÀ MÁY TCĐGXK SATIMEX ........... 14
3.3.1 Môi trường không khí .................................................................................. 14
3.3.1.1 Khí thải lò hơi ....................................................................................... 14
3.3.1.2 Bụi từ các công đoạn gia công gỗ ........................................................ 15
3.3.1.3 Bụi sơn và hơi dung môi ...................................................................... 15
3.3.1.4 Bụi, khí thải từ phương tiện giao thông ............................................... 16
3.3.1.5 Khí thải từ máy phát điện dự phòng ..................................................... 16
3.3.1.6 Tiếng ồn và độ rung.............................................................................. 16
3.3.2 Nước thải ..................................................................................................... 17
3.3.2.1 Nước thải sinh hoạt .............................................................................. 17
3.3.2.2 Nước thải sản xuất ................................................................................ 17
3.3.2.3 Nước mưa chảy tràn ............................................................................. 17
3.3.3 Chất thải rắn ................................................................................................ 18
3.3.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt .......................................................................... 18
3.3.3.2 Chất thải rắn sản xuất không nguy hại ................................................. 18
3.3.3.3 Chất thải nguy hại................................................................................. 19
3.3.4 An toàn lao động, an toàn hóa chất và phòng chống cháy nổ .................... 19
3.3.4.1 An toàn lao động .................................................................................. 19
3.3.4.2 An toàn hóa chất ................................................................................... 20
3.3.4.3 Phòng chống cháy nổ ........................................................................... 20
3.4 CÁC VĐMT CÒN TỒN TẠI Ở NHÀ MÁY TCĐGXK SATIMEX ................. 20
3.5 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001:2004 CỦA NHÀ MÁY.. 20
3.5.1 Sự ra đời hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004 của Nhà máy ...... 21
3.5.2 Thuận lợi, khó khăn khi áp dụng ISO 14001 :2004 tại Nhà máy ................ 21
3.5.2.1 Những mặt thuận lợi ............................................................................. 21
3.5.2.2 Những mặt khó khăn ............................................................................ 21
3.5.3 Kết quả đạt được khi áp dụng HTQLMT ISO 14001:2004 tại Nhà máy..... 22
v
Chương 4 ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HTQLMT THEO
TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/Cor.1:2009 ................................................................ 23
4.1 PHẠM VI ÁP DỤNG HTQLMT ISO 14001:2004 ............................................ 23
4.2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY ............................................ 23
4.2.1 Hiện trạng áp dụng ...................................................................................... 23
4.2.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện ........................................................................ 24
4.2.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa ......................................... 24
4.3 LẬP KẾ HOẠCH................................................................................................ 25
4.3.1 Khía cạnh môi trường .................................................................................. 25
4.3.1.1 Tình hình áp dụng tại Nhà máy ............................................................ 25
4.3.1.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện.................................................................. 26
4.3.1.3 Yêu cầu cải tiến - hướng khắc phục - phòng ngừa ............................... 26
4.3.2 Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác .............................................................. 27
4.3.2.1 Tình hình áp dụng tại Nhà máy ............................................................ 27
4.3.2.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện.................................................................. 28
4.3.2.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa .................................. 28
4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình............................................................... 28
4.3.3.1 Tình hình áp dụng tại Nhà máy ............................................................ 29
4.3.3.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện.................................................................. 29
4.3.3.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa .................................. 29
4.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH ......................................................................... 29
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn ............................................ 30
4.4.1.1 Tình hình áp dụng tại Nhà máy ............................................................ 30
4.4.1.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện.................................................................. 30
4.4.1.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa .................................. 31
4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức................................................................... 31
4.4.2.1 Tình hình áp dụng tại Nhà máy ............................................................ 31
4.4.2.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện.................................................................. 31
4.4.2.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa .................................. 32
4.4.3 Trao đổi thông tin ........................................................................................ 33
4.4.3.1 Tình hình áp dụng tại Nhà máy ............................................................ 33
4.4.3.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện.................................................................. 34
4.4.3.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa .................................. 34
4.4.4 Tài liệu ......................................................................................................... 34
4.4.4.1 Tình hình áp dụng tại Nhà máy ............................................................ 35
4.4.4.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện.................................................................. 35
4.4.4.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa .................................. 35
4.4.5 Kiểm soát tài liệu ......................................................................................... 36
4.4.5.1 Tình hình áp dụng tại Nhà máy ............................................................ 36
4.4.5.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện.................................................................. 38
4.4.5.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa .................................. 38
vi
4.4.6 Kiểm soát điều hành .................................................................................... 39
4.4.6.1 Tình hình áp dụng tại Nhà máy ............................................................ 39
4.4.6.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện.................................................................. 40
4.4.6.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa .................................. 40
4.4.7 Chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng các tình huống khẩn cấp ............................ 41
4.4.7.1 Tình hình áp dụng tại Nhà máy ............................................................ 41
4.4.7.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện.................................................................. 42
4.4.7.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa .................................. 44
4.5 KIỂM TRA.......................................................................................................... 44
4.5.1. Giám sát và đo lường.................................................................................. 45
4.5.1.1 Tình hình áp dụng tại Nhà máy ............................................................... 45
4.5.1.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện .................................................................... 45
4.5.1.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa ..................................... 46
4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ ................................................................................... 46
4.5.2.1 Tình hình áp dụng tại Nhà máy ............................................................ 46
4.5.2.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện.................................................................. 47
4.5.2.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa .................................. 47
4.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục, phòng ngừa và điều tra sự cố ... 47
4.5.3.1 Tình hình áp dụng tại Nhà máy ............................................................ 47
4.5.3.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện.................................................................. 47
4.5.3.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa .................................. 48
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ............................................................................................ 49
4.5.4.1 Tình hình áp dụng tại Nhà máy ............................................................ 49
4.5.4.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện.................................................................. 49
4.5.4.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa .................................. 49
4.5.5 Đánh giá nội bộ ........................................................................................... 50
4.5.5.1 Tình hình áp dụng tại Nhà máy ............................................................ 50
4.5.5.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện.................................................................. 51
4.5.5.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa .................................. 51
4.6 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO ............................................................................ 51
4.6.1 Tình hình áp dụng tại Nhà máy ................................................................... 52
4.6.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện ........................................................................ 52
4.6.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa ......................................... 52
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 53
5.1 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 53
5.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 55
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ
: An toàn lao động
B.CTMT
: Ban cải tiến môi trường
BKHCN
: Bộ khoa học và công nghệ
BLĐ
: Ban lãnh đạo
BLĐTB&XH : Bộ lao động thương binh và xã hội
BPQLMT
: Biện pháp quản lý môi trường
BTC
: Bộ tài chính
BTNMT
: Bộ tài nguyên môi trường
CSMT
: Chính sách môi trường
ĐDLĐMT
: Đại diện lãnh đạo môi trường
ĐTM
: Đánh giá tác động môi trường
HDVP
: Hướng dẫn văn phòng (như hướng dẫn công việc)
HTQLCL
: Hệ thống quản lý chất lượng
HTQLMT
: Hệ thống quản lý môi trường
HTXLNT
: Hệ thống xử lý nước thải
ISO
: Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
KCMT
: Khía cạnh môi trường
NĐ-CP
: Nghị định – Chính phủ
P.KT-SX
: Phòng kỹ thuật sản xuất
P.QTNS
: Phòng quản trị nhân sự
PCCC
: Phòng cháy chữa cháy
PTGT
: Phương tiện giao thông
QCKTQG
: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam
QLMT
: Quản lý môi trường
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
TNLĐ
: Tai nạn lao động
TT ISO
: Thường trực ISO
YCPL&YCK : Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác
viii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.4.5.1: Qui định về trách nhiệm soạn thảo, xem xét và phê duyệt tài liệu ......... 36
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1.3: Sơ đồ quy trình tiếp cận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:200.......5
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình sản xuất tại Nhà máy Satimex ............................................. 13
Hình 4.4.1.1: Cơ cấu nhân sự tham gia chính vào HTQLMT của Nhà máy.................30
ix
Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm vừa qua, ngành chế biến và xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam
luôn mang lại một nguồn thu ngoại tệ lớn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của
đất nước. Đồ gỗ Việt Nam đã có mặt tại nhiều thị trường lớn trên thế giới như EU,
Mỹ, Nhật Bản,…Để vào được các thị trường có yêu cầu cao này, các tổ chức đối tác
nước ngoài đã đòi hỏi các nhà sản xuất, chế biến đồ gỗ của Việt Nam phải thực hiện
đúng các tiêu chuẩn như: FSC-Coc, ISO 9001:2007, ISO 14001:2004, SA 8000,…
Do đó, để đáp ứng những yêu cầu của thị trường, Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất
khẩu Satimex thuộc công ty cổ phần Savimex đã sớm xây dựng và vận hành hệ
thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 (sau đây xin
viết tắt là ISO 14001:2004).
Như đã biết, việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004 là một quá trình cải tiến liên tục nhằm khắc phục những hạn chế của hệ
thống để đạt được những mục tiêu môi trường ngày càng cao hơn. Chính vì vậy,
nhằm khẳng định hiệu lực và hiệu quả của việc thực thi hệ thống quản lý môi
trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 của Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu
Satimex nên tôi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài “ Đánh giá hiệu lực
thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex”. Với kết
quả nghiên cứu khóa luận này, tôi hi vọng sẽ góp phần cải tiến HTQLMT của Nhà
máy ngày một tốt hơn, từ đó đóng góp vào công cuộc bảo vệ môi trường.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xem xét tình hình thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiểu chuẩn ISO
14001:2004 tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex. Từ đó, đánh giá hiệu
lực thực thi, hiệu quả của thệ thống và đề xuất một số biện pháp cải tiến (nếu có)
nhằm giúp hệ thống quản lý môi trường của Nhà máy hoàn thiện hơn.
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
Trang 1
SVTH: Trương Tường Tân
Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tổng quan về Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex.
- Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải của Nhà máy TCĐGXK Satimex.
- Khảo sát và đánh giá hiệu lực thực thi của hệ thống quản lý môi trường theo
tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex.
- Đề xuất các biện pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004 của Nhà máy Satimex.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu từ
- Sổ tay môi trường: Giới thiệu về Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex;
chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu môi trường; cam kết của lãnh đạo;...
- Tài liệu ISO: Các thủ tục, hướng dẫn công việc, biểu mẫu, hồ sơ môi trường,...
- Số liệu đầu vào, đầu ra của Nhà máy,...
- Sử dụng kết quả giám sát và đo môi trường định kỳ năm 2011.
1.4.2 Phương pháp phỏng vấn
- Phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan đến hệ thống quản lý môi trường
ISO 14001:2004 của Nhà máy gồm thường trực ISO, thường trực môi trường,
một số công nhân tại xưởng sản xuất,...
1.4.3 Phương pháp nghiên cứu thực địa
- Xem xét quy trình sản xuất tại các xưởng.
- Quan sát trực tiếp hiện trạng môi trường không khí, nước.
- Xem xét các biện pháp xử lý chất thải và quản lý môi trường của Nhà máy
gồm: Hệ thống xử lý bụi; hệ thống xử lý nước thải; thu gom, lưu trữ chất thải,...
1.4.4 Phương pháp so sánh
- So sánh các thông số nguồn thải như nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt,
khí thải lò hơi, bụi gỗ, tiếng ồn, độ rung, ... với các quy chuẩn, quy định về môi
trường của Việt Nam: QCVN 14:2008/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT,
QCVN 19:2009/BTNMT, quyết định 3733/2002/QĐ-BYT,...
- So sánh sự phù hợp của hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004 đang áp
dụng tại Nhà máy với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
- So sánh giữa tài liệu, thủ tục mà Nhà máy đã ban hành và thực tế áp dụng.
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
Trang 2
SVTH: Trương Tường Tân
Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex
1.4.5 Phương pháp liệt kê - mô tả
- Thống kê và mô tả các loại máy móc, thiết bị sử dụng; các hoạt động sản xuất;
các khía cạnh môi trường; các biện pháp xử lý chất thải; tài liệu của hệ thống
quản lý môi trường;... của Nhà máy.
- Các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác liên quan đến các KCMT của Nhà máy.
1.4.6 Phương pháp tiếp cận theo quá trình
- Tiến hành xem xét đầu vào, trong quá trình, đầu ra của từng hoạt động, công
đoạn sản xuất để xem xét các khía cạnh môi trường.
1.4.7 Ngoài ra, đề tài còn tham khảo một số tài liệu từ
- Tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010; TCVN ISO 9001:2008,...
- Sách: ISO 14001 Environmental Certification Step by Step (A. J. Edwards),
Kiểm toán hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 cho tổ chức (Lê Thị Hồng
Trân), Khoa học kỹ thuật về bảo hộ lao động và một số vấn đề về môi trường
(Nguyễn Thế Đạt),...
- Internet: Sự ra đời và pháp triển của tiêu chuẩn môi trường ISO 14001 ở thế
giới và Việt Nam, tổng quan về Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex,...
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Địa điểm: Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex ở 162 đường HT17 P.Hiệp Thành - Q.12 - TP.HCM.
- Thời gian nghiên cứu từ 12-11-2011 đến 30-3-2012.
1.6 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các hoạt động quản lý và sản xuất tại Nhà máy.
- Hệ thống tài liệu quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004.
- Tình hình thực thi hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004.
1.7 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài chỉ thực hiện tại trụ sở chính của công ty Satimex ở P.Hiệp Thành - Q.12
không nghiên cứu tại chi nhánh Saviwoodtech ở Q.Thủ Đức.
- Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, nên chưa thể đánh giá hết được hiệu quả của
các giải pháp cải tiến đề ra.
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
Trang 3
SVTH: Trương Tường Tân
Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex
Chương 2
KHÁI QUÁT TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009
2.1 TỔNG QUAN TIÊU CHUẨN ISO 14001
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 - HTQLMT - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
là một trong 21 tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 về môi trường do Ủy ban
kỹ thuật 207 (TC 207) của tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), xây dựng và ban
hành phiên bản đầu tiên vào năm 1996 ISO 14001:1996 (TCVN ISO 14001:1998).
Ngày 15/11/2004, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành phiên bản thứ 2
mang số hiệu ISO 14001:2004 (TCVN ISO 14001:2005) thay thế cho ISO
14001:1996 (TCVN ISO 14001:1998).
Ngày 15/7/2009, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành phiên bản thứ 3
mang số hiệu ISO 14001:2004/Cor.1:2009 (TCVN ISO 14001:2010) thay thế cho
ISO 14001:2004. Sự thay đổi này không đưa ra bất cứ yêu cầu nào mới đối với tiêu
chuẩn mà chỉ đổi mới phần phụ lục B và mục lục các tài liệu tham khảo để phù hợp
với tiêu chuẩn ISO 9001:2007 (TCVN ISO 9001:2008).
2.1.2 Giới thiệu tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 (gọi tắt là ISO
14001:2004)
- Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 là hệ thống tiêu chuẩn:
Áp dụng cho mọi loại hình sản phẩm, dịch vụ.
Việc thực hiện là tự nguyện.
Sự thành công phụ thuộc vào cam kết của mọi bộ phận, cá nhân liên quan.
HTQLMT sẽ không tự đảm bảo cho kết quả môi trường tối ưu.
Trợ giúp cho việc bảo vệ môi trường và phòng ngừa ô nhiễm.
- Tiêu chuẩn này áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn để:
Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến một hệ thống quản lý môi trường.
Tự đảm bảo với chính sách môi trường đã công bố.
Huy động sự tham gia và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mọi thành viên
trong tổ chức. Lãnh đạo tổ chức cam kết cung cấp đủ nguồn lực.
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
Trang 4
SVTH: Trương Tường Tân
Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex
2.1.3 Mô hình hệ thống quản lý môi trường tiêu chuẩn ISO 14001:2004
Tiêu chuẩn này tiếp cận dựa trên phương pháp luận là Lập kế hoạch - Thực hiện Kiểm tra - Hành động khắc phục (Plan - Do - Check - Act).
Áp dụng cách tiếp cận này, mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
được nhóm lại trong 5 cấu phần chính, thể hiện qua hình 2.1.3.
Bắt đầu
XEM XÉT CỦA
Cải tiến liên tục
CSMT
LÃNH ĐẠO
Quan tâm của
Ban lãnh đạo
KIỂM TRA VÀ HÀNH
ĐỘNG KHẮC PHỤC
- Giám sát và đo lường
- Đánh giá sự tuân thủ
- Sự không phù hợp,
hành động khắc phục
và phòng ngừa.
- Kiểm soát hồ sơ
- Đánh giá nội bộ
LẬP KẾ HOẠCH
- Khía cạnh môi trường
- Yêu cầu pháp luật và
các yêu cầu khác
- Mục tiêu, chỉ tiêu và
chương trình QLMT
THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH
- Cơ cấu, trách nhiêm và quyền hạn
- Năng lực, đào tạo và nhận thức
- Thông tin liên lạc
- Hệ thống tài liệu
- Kiểm soát tài liệu
- Kiểm soát điều hành
- Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng
tình trạng khẩn cấp
Hình 2.1.3: Sơ đồ quy trình tiếp cận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004
Các yếu tố trong 5 cấu phần này tương tác với nhau tạo nên một khuôn khổ cho
cách tiếp cận tổng hợp và có hệ thống trong việc quản lý môi trường. Kết quả cuối
cùng của sự tương tác giữa các yếu tố này chính là sự cải tiến liên tục của toàn bộ
hệ thống. Ngoài ra, sự thành công của hệ thống phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm
của ban lãnh đạo.
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
Trang 5
SVTH: Trương Tường Tân
Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex
2.2 CÁC THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA (THEO TCVN ISO 14001:2010 VÀ
TCVN ISO 9001:2008)
- Tổ chức: Nhóm người và phương tiện có sự sắp xếp bố trí trách nhiệm, quyền
hạn và mối quan hệ.
- Hệ thống quản lý: là một tập hợp các yếu tố liên quan với nhau được sử dụng để
thiết lập chính sách, mục tiêu và để đạt được các mục tiêu đó.
- Thủ tục: Cách thức được quy định để tiến hành một hoạt động hoặc một quá
trình.
- Quá trình: Tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác để biến
đổi đầu vào thành đầu ra.
- Năng lực: Phẩm chất và khả năng đánh giá cá nhân đã được chứng minh về ứng
dụng kiến thức và kỹ năng.
- Hiệu lực: Mức độ thực hiện các hoạt động đã hoạch định và đạt được các kết
quả đã hoạch định.
- Lãnh đạo cao nhất: Cá nhân hay nhóm người định hướng và kiểm soát một tổ
chức ở cấp cao nhất.
- Tài liệu: Thông tin và phương tiện hỗ trợ thông tin.
- Hồ sơ: Tài liệu công bố các kết quả đạt được hay cung cấp bằng chứng về các
hoạt động được thực hiện.
- Đánh giá: Quá trình có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản để nhận
được bằng chứng đánh giá và xem xét đánh giá chúng một cách khách quan để
xác định mức độ thực hiện các chuẩn mực đánh giá.
- Chuyên gia đánh giá: Người có khả năng phẩm chất và năng lực và cá nhân để
tiến hành một cuộc đánh giá.
- Bên hữu quan: Cá nhân hoặc nhóm liên quan đến hoặc bị ảnh hưởng từ kết quả
hoạt động môi trường của một tổ chức.
- Đánh giá nội bộ: Một quá trình có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản
nhằm thu thập các bằng chứng đánh giá và đánh giá chúng một cách khách quan
để xác định mức độ thực hiện các chuẩn mực đánh giá hệ thống quản lý môi
trường do tổ chức thiết lập.
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
Trang 6
SVTH: Trương Tường Tân
Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex
- Cải tiến liên tục: Quá trình lặp lại để nâng cao hệ thống quản lý môi trường
nhằm đạt được những cải tiến trong kết quả hoạt động môi trường tổng thể và
nhất quán với chính sách môi trường của tổ chức.
- Môi trường: Những thứ bao quanh nơi hoạt động của một tổ chức, kể cả không
khí, nước, đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, hệ động vật, con người
và các mối quan hệ qua lại của chúng.
- Hệ thống quản lý môi trường: Một phần trong hệ thống quản lý của một tổ chức
được sử dụng để triển khai và áp dụng chính sách môi trường, quản lý các khía
cạnh môi trường của tổ chức.
- Chính sách môi trường: Tuyên bố một cách chính thức của lãnh đạo cấp cao
nhất vè ý đồ và định hướng chung đối với kết quả hoạt động môi trường của một
tổ chức.
- Khía cạnh môi trường: Yếu tố của các hoạt động hoặc sản phẩm hoặc dịch vụ
của một tổ chức có thể tác động qua lại với môi trường.
- Tác động môi trường: Bất kỳ một sự thay đổi nào của môi trường, dù là bất lợi
hoặc có lợi, toàn bộ hoặc từng phần do các khía cạnh môi trường của tổ chức gây
ra.
- Mục tiêu môi trường: Mục đích tổng thể về môi trường, phù hợp với chính sách
môi trường mà tổ chức tự đặt ra cho mình nhằm đạt tới.
- Chỉ tiêu môi trường: Yêu cầu cụ thể, khả thi về kết quả thực hiện đối với một tổ
chức hoặc các bộ phận của nó, yêu cầu này xuất phát từ các mục tiêu môi trường
và cần phải đề ra, phải đạt được để vươn tới các mục tiêu đó.
- Thiết bị đo: Phương tiện đo, phần mềm, chuẩn đo lường, mẫu chuẩn hay các
thiết bị phụ hay tổ hợp các yếu tố trên cần thiết để thực hiện một quá trình đo.
- Kết quả hoạt động môi trường: Các kết quả có thể đo được về sự quản lý các
khía cạnh môi trường của một tổ chức.
- Sự không phù hợp: Sự không đáp ứng/thỏa mãn một yêu cầu.
- Hành động phòng ngừa: Hành động để loại bỏ nguyên nhân gây ra sự không
phù hợp tiềm ẩn.
- Hành động khắc phục: Hành động loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp
đã được phát hiện.
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
Trang 7
SVTH: Trương Tường Tân
Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex
2.3 LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004
2.3.1 Về mặt kinh tế
- Giảm thiểu mức hao phí tài nguyên, năng lượng và nguyên liệu.
- Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.
- Giảm thiểu lượng chất thải tạo ra từ đó giảm chi phí xử lý.
- Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên.
- Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường.
- Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường.
- Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi
trường làm việc an toàn.
- Giảm thiểu các chi phí phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp.
- Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra, từ đó có thể
giảm chi phí đóng bảo hiểm.
2.3.2 Về mặt thị trường
- Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng.
- Tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là vươn ra thị trường thế giới.
- Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của đối tác, của cơ quan quản lý
môi trường và cộng đồng xung quanh.
2.3.3 Về mặt môi trường
- Giảm thiểu các tác động môi trường do tổ chức gây ra.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các thành viên trong tổ chức.
- Đảm bảo với khách hàng về các cam kết bảo vệ môi trường.
2.3.4 Về mặt pháp luật
- Nâng cao trình độ hiểu biết về các yêu cầu của luật pháp cho mọi nhân viên.
- Mang đến uy tín cho tổ chức, giảm bớt áp lực từ các cơ quan nhà nước.
2.3.5 Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận
- Được sự đảm bảo của bên thứ ba.
- Vượt qua rào cản thương mại.
- Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
Trang 8
SVTH: Trương Tường Tân
Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex
2.4 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001:2004 HIỆN NAY
2.4.1 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 trên thế giới
Từ khi ISO 14001 ra đời, các tổ chức trên thế giới ngày càng quan tâm và áp
dụng. Bằng chứng là số chứng chỉ ISO 14001 được cấp ngày một tăng lên. Nếu tính
đến năm 1999 số chứng chỉ ISO 14001 được cấp là 13.994, năm 2005 là 111.163 thì
tính đến năm 2010 con số này đã lên 250.972 chứng chỉ được cấp ở 155 quốc gia và
các nền kinh tế, tăng 27.823 chứng chỉ so với năm 2009 (theo “The ISO Survey”).
2.4.2 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004 ở Việt Nam
2.4.2.1 Thuận lợi
Theo số liệu thống kê, chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp lần đầu tiên ở Việt Nam
vào năm 1998, tính đến tháng 12/2008, đã có 325 đơn vị được cấp chứng chỉ ISO
14001 và đến nay, con số ấy vẫn tiếp tục tăng rất nhanh (theo i-tsc.vn). Sự gia tăng
số lượng tổ chức được chứng nhận ISO 14001 là do có được những điều kiện thuận
lợi như:
- Luật môi trường ngày càng chặt chẽ tạo điều kiện cho việc áp dụng ISO 14001.
- Yêu cầu của các công ty đa quốc gia đối với các nhà cung cấp/nhà thầu của
mình phải đảm bảo vấn đề môi trường trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Việc áp dụng ISO 14001 được cơ quan quản lý và cộng đồng quan tâm hơn.
- Nguồn nhân lực trong việc xây dựng, vận hành và đánh giá HTQLMT theo tiêu
chuẩn ISO 14001:2004 ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.
2.4.2.2 Khó khăn
- Nhiều tổ chức chưa thật sự quan tâm đến ISO 14001:2004. Bên cạnh đó, nhiều
doanh nghiệp còn mang tính hình thức và đối phó khi áp dụng ISO 14001.
- Mặc dù có sự quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường nhưng cho tới nay,
nhà nước, cơ quan quản lý chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ các tổ chức/doanh
nghiệp trong việc áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
- Thời gian gần đây, lãi suất ngân hàng tăng cao, nên nhiều đơn vị gặp khó khăn
về chi phí để xây dựng và vận hành hệ thống ISO 14001.
- Việc triển khai đánh giá nội bộ gặp khó khăn do đánh giá viên chưa có đủ năng
lực, trình độ hoặc nhiều khi vẫn mang tính hình thức, bởi vậy các phát hiện đánh
giá đôi khi chưa mang lại giá trị thực sự cho việc cải tiến môi trường cho tổ chức.
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
Trang 9
SVTH: Trương Tường Tân
Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex
Chương 3
KHÁI QUÁT NHÀ MÁY TCĐGXK SATIMEX
3.1 GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY TINH CHẾ ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU SATIMEX
3.1.1 Giới thiệu chung
- Tên đầy đủ hiện nay: NHÀ MÁY TINH CHẾ ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU
- Tên viết tắt: SATIMEX
- Tên giao dịch quốc tế: SATIMEX ENTERPRISE
- Địa chỉ: 162 đường HT 17, khu phố II - phường Hiệp Thành - Q.12-TP.HCM
- Điện thoại: 08.7170322 – 08.7175676 – 08.7175677 – Fax: 7175533
- Email:
- Website: www.savimex.com
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 01/06/1989, UBND TP. Hồ Chí Minh cấp giấy cho phép thành lập Xí
nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Sài Gòn (viết tắt là Satimex), theo quyết định số
240/QĐ, trực thuộc Công Ty xuất nhập khẩu TP. Hồ Chí Minh (IMEXCO). Vào
thời điểm đó, Xí nghiệp chỉ có 350 lao động làm việc ở hai xưởng sản xuất.
Năm 1992, Nhà nước ra chính sách “đóng cửa rừng”. Chính vì thế, Satimex linh
hoạt chuyển hướng hoạt động từ sản xuất gỗ xẻ sang sản xuất gỗ ghép và hàng mộc
cao cấp, đồng thời nguồn nguyên liệu cũng chuyển đổi từ khai thác tự nhiên sang
nhập khẩu từ nước ngoài và các loại gỗ cao su quá tuổi, gỗ tạp khác. Để hoạt động
hiệu quả hơn, Satimex đã hợp tác với Nhà máy Shin Nippon Mokko (Nhật Bản)
thành lập phân xưởng KOTATSU và Nhà máy M.K.Seiko (Nhật Bản) thành lập
phân xưởng Mộc sản xuất đồ gỗ tinh chế.
Ngày 26/12/1994, Xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Sài Gòn chính thức đổi tên
thành Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu (Satimex) theo quyết định số
132/SAV/TCHC/QĐ.
Tháng 09/2009, sát nhập Nhà máy Kỷ nghệ gỗ Savi (Saviwoodtech) vào Nhà
máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu (Satimex) và trở thành chi nhánh của Satimex.
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
Trang 10
SVTH: Trương Tường Tân
Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex
3.1.3 Diện tích và vị trí địa lý
- Diện tích mặt bằng: 63.000 m2. Bao gồm văn phòng, nhà xưởng sản xuất, nhà
kho, diện tích cây xanh và các công trình khác.
- Vị trí địa lý:
Phía Đông giáp với đường ĐT1.
Phía Tây giáp với UBND Phường Hiệp Thành.
Phía Nam giáp với Vườn ươm cây xanh (Nhà máy cây xanh).
Phía Bắc giáp với khu dân cư (gần nhà trẻ) và bến xe buýt Hiệp Thành.
3.1.4 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ
Nhà máy sản xuất các mặt hàng đồ gỗ gia dụng như bàn, ghế, tủ, giường,... phục
vụ cho xuất khẩu. Trong đó, hai thị trường chủ yếu là Nhật Bản và Hoa Kỳ.
3.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy
Hiện nay, Nhà máy có cơ cấu gồm 5 phòng ban và 7 phân xưởng sản xuất. Tại
các phòng ban và các xưởng có trưởng phòng hoặc xưởng trưởng quản lý công việc
thuộc thẩm quyền rồi báo cáo hoạt động của đơn vị mình cho giám đốc Nhà máy.
Phụ Lục 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
3.1.6 Tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy
Tính từ năm 2000 đến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Nhà máy đã tăng hơn
gấp đôi, đạt gần 19,5 triệu USD. Nhưng từ năm 2008 đến năm 2010 do khủng
hoảng kinh tế thế giới cộng với sự cạnh tranh nhiều hơn từ các Nhà máy trong khu
vực nên đã làm số đơn hàng của Nhà máy giảm, đạt doanh thu 12,5 triệu USD. Năm
2011, nhờ đầu tư thêm máy móc, thiết bị và công tác quản lý chất lượng chặt chẽ
cộng với sự phục hồi của kinh tế thế giới nên Nhà máy dần đã có được nhiều đơn
đặt hàng hơn. Doanh thu 10 tháng đầu năm 2011 đạt hơn 18,5 triệu USD.
3.2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY TCĐGXK SATIMEX
3.2.1 Thiết bị máy móc dùng trong các phân xưởng
Nhà máy sử dụng các thiết bị, máy móc được nhập từ Nhật Bản, Đài Loan và
một số nước Châu Âu. Trong đó có những máy móc, thiết bị có thời gian sử dụng
cũng đã khá lâu như: Máy cưa lọng RH-25, máy khoan, máy router CH660 DI, máy
chà nhám Nhật,...
Phụ lục 2: Danh mục các loại máy móc, thiết bị tại Nhà máy
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
Trang 11
SVTH: Trương Tường Tân
Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex
3.2.2 Nhu cầu nguyên liệu
Lượng nguyên liệu sử dụng phụ thuộc vào số lượng đơn hàng mà Nhà máy nhận
được. Tùy theo yêu cầu sản phẩm của khách hàng mà loại nguyên liệu dùng cho sản
xuất cũng khác nhau như: Gỗ thông, gỗ cao su, ván MDF, ván P/B,... trong đó
nguyên liệu chính là ván gỗ lạng (trung bình 10.770 m2/tháng) và ván MDF (khoảng
4.758 m3/tháng). Phần lớn nguyên liệu Nhà máy sử dụng được nhập từ nước ngoài,
nguyên liệu trong nước chỉ chiếm một phần nhỏ.
Phụ lục 3: Lượng nguyên liệu sử dụng 11 tháng đầu năm 2011
3.2.3 Nhu cầu nhiên liệu
- Nhà máy sử dụng dầu DO để chạy xe nâng và máy phát điện, với lượng sử dụng
trung bình khoảng 171 lít/tháng.
- Ngoài ra, Nhà máy còn tận dụng nguồn gỗ vụn tại chỗ để đốt nồi hơi phục vụ
cho quá trình dán ép Vaneer. Lượng gỗ vụn này dùng khoảng 33 m3/tháng.
Phụ lục 4: Lượng nhiên liệu sử dụng 11 tháng đầu năm 2011
3.2.4 Nhu cầu sử dụng điện
Nguồn điện sử dụng tại Nhà máy phục vụ cho nhu cầu vận hành máy móc, thắp
sáng, bơm nước, các hoạt động văn phòng,… Nguồn điện này được cấp từ lưới điện
của công ty điện lực Tp.HCM. Nhu cầu sử dụng điện trung bình của Nhà máy
khoảng 335.916 kWh/tháng. Ngoài ra, Nhà máy còn trang bị một máy phát điện dự
phòng trong trường hợp xảy ra sự cố mất điện, công suất 125 KVA.
3.2.5 Nhu cầu sử dụng nước
Nguồn nước cấp cho hoạt động của Nhà máy là nguồn nước bơm tại giếng khoan
của Nhà máy, đã được cấp giấy phép khai thác nước dưới đất do Sở Tài nguyên và
Môi trường Tp.HCM cấp ngày 05/07/2010 với công suất khai thác 140m3/ngày.
Nước cấp cho Nhà máy chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và vệ sinh của
công nhân. Ngoài ra, còn dùng cho xử lý bụi sơn, nước cho lò hơi, nước tưới cây,…
Nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy là 115 m3/ngày, gồm:
Nước cấp sinh hoạt 96 m3/ngày
Nước cho hệ thống thu hồi bụi sơn 10 m3/ngày đêm
Nước cho nồi hơi 1 m3/ngày
Nước tưới cây 8 m3/ngày
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
Trang 12
SVTH: Trương Tường Tân
Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý mơi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex
3.2.6 Nhu cầu lao động
Tổng số lượng cơng nhân viên trong Nhà máy là 1.818 người. Trong đó, khối văn
phòng có 178 người chiếm 9,79%, còn lại là cơng nhân với 1.640 người. Số lượng
cơng nhân trong Nhà máy thường dao động theo theo số lượng đơn đặt hàng.
Phụ lục 5: Bảng tổng hợp số lượng lao động các phòng, xưởng tháng 6 năm 2011
3.2.7 Quy trình sản xuất
Hiện nay, Nhà máy Satimex có 7 xưởng sản xuất:
Xưởng 1: Ghép thanh; bào, chà; ghép tấm; chà nhám; ép nóng và tạo phơi.
Xưởng 2: Định hình và tạo dáng.
Xưởng 3: Chà nhám; bã bột; sơn sealer; top coat và in vân.
Xưởng 4: Lắp ráp hồn chỉnh; đóng thùng.
Xưởng 5: Tạo dáng; chà nhám; sơn.
Xưởng 6: Tạo dáng; Veneer; laminate.
Xưởng 7: Tạo phơi; tạo dáng; chà nhám; sơn; lắp ráp; đóng kiện. Xưởng này
được chun biệt để sản xuất các mặt hàng xuất đi thị trường Mỹ.
Dây chuyền cơng nghệ:
Sơ chế
Định hình
Trang trí
bề mặt
Lắp ráp,
đóng thùng
Chuẩn bị phơi
Tạo phôi
Bã bột
Ghép thanh
Định hình
Sơn Sealer
Lắp ráp
hoàn chỉnh
Bào, chà
Tạo dáng
àChà Sealer
Ghép tấm
Đóng thùng
In vân
Chà nhám
Topcoat
Ép nóng*
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình sản xuất tại Nhà máy Satimex
(Nguồn: Sổ tay chất lượng)
Ghi chú: Cơng đoạn (*) có thể được bỏ qua khi sản phẩm khơng u cầu.
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
Trang 13
SVTH: Trương Tường Tân
Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex
Thuyết minh quy trình sản xuất:
- Nguyên liệu đầu vào để sản xuất chủ yếu là các loại ván MDF, ván gỗ lạng
hoặc đôi khi là gỗ cao su, gỗ thông tùy theo yêu cầu của khách hàng.
- Nguyên liệu gỗ sau khi mua về sẽ được lựa chọn và phân theo kích cỡ và màu
sắc. Sau đó, chuyển qua mặt cắt chọn phân loại chất lượng ghép thanh theo kế
hoạch rồi nối rộng ghép thành tấm và được chà tinh hai mặt. Đối với một số sản
phẩm yêu cầu ép Veneer thì sẽ được đưa qua khu ép nóng để ép Vaneer.
- Sau khi hoàn thành công đoạn sơ chế, vật liệu được chuyển sang khâu định
hình. Tại đây, phôi ghép được lắp ghép tạo phôi, định hình và tạo dáng cho các
mặt hàng khác nhau như: giường, kệ, bàn,...
- Sau đó, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà sản phẩm sẽ được in hoặc sơn. Đối
với sơn, bề mặt sản phẩm sẽ được tiến hành bả bột sơn lót, sơn phụ lớp cuối
(Topcoat) và lớp sơn phủ kín được thực hiện trong buồng sơn tĩnh điện.
- Cuối cùng, các bán thánh phẩm được lắp ráp hoàn thiện sản phẩm và đóng
thùng.
- Ở từng bộ phận như: ghép thanh, ghép tấm, định hình và sơn đều có nhóm KCS
để kiểm tra chất lượng sản phẩm ở mỗi công đoạn. Trước khi bán thành phẩm
được đưa vào kho còn phải qua bộ phận KCS để kiểm tra tổng hợp lần cuối.
3.3 HIỆN TRẠNG VÀ BPQL MT TẠI NHÀ MÁY TCĐGXK SATIMEX
3.3.1 Môi trường không khí
3.3.1.1 Khí thải lò hơi
Hiện trạng phát sinh
- Hiện tại Nhà máy đang sử dụng lò hơi được đốt bằng gỗ vụn tận dụng lại từ
Nhà máy với lượng gỗ sử dụng trung bình khoảng 0,1875 m3/h.
Phụ lục 6: Kết quả đo khí thải tại ống khói lò hơi của Nhà máy
Biện pháp kỹ thuật và quản lý
- Phần khói thải lò hơi được dẫn qua bể nước để hấp thụ bụi trước khi thải ra
ngoài, nước thải này được Nhà máy thải ra cống thoát nước chung.
- Người công nhân đốt lò đã được đào tạo về kĩ thuật vận hành nồi hơi và đã
được cấp chứng chỉ đào tạo.
- Nhà máy định kỳ bảo dưỡng lò hơi.
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
Trang 14
SVTH: Trương Tường Tân
Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex
3.3.1.2 Bụi từ các công đoạn gia công gỗ
Hiện trạng phát sinh
- Tại các công đoạn gia công thô như cưa, cắt, bào,... phần lớn bụi sinh ra có kích
thước lớn (300-500 micromet), với tải lượng từ 30-300kg/tấn gỗ nguyên liệu.
- Tại các công đoạn như chà nhám, đánh bong, tải lượng bụi không lớn nhưng
kích thước hạt nhỏ (2-20 micromet) nên dễ bị phát tán, khó thu gom và xử lý.
Biện pháp kỹ thuật và quản lý
- Nhà máy đã lắp đặt hệ thống thu gom và xử lý bụi gỗ bằng cyclon và túi vải.
Các công đoạn phát sinh bụi gỗ được lắp đặt chụp hút để thu gom bụi và dẫn vào
hệ thống cyclon phân bổ dọc theo các phân xưởng. Ngoài ra, xưởng 6 còn lắp đặt
thêm hệ thống lọc bụi túi vải.
- Nhà máy áp dụng và duy trì 5S, hằng ngày quét dọn bụi lắng trong nhà xưởng.
- Công nhân được cấp phát khẩu trang để chống bụi.
3.3.1.3 Bụi sơn và hơi dung môi
Hiện trạng phát sinh
- Nhà máy có hai dạng sơn là sơn tĩnh điện và sơn phun bằng tay:
Đối với sơn tĩnh điện, do được thực hiện trong phòng kín nên lượng bụi
không phát tán ra bên ngoài.
Đối với sơn phun bằng súng sơn, một lượng sơn không bám vào gỗ nên phát
tán ra không khí dưới dạng bụi sơn.
- Hơi dung môi phát sinh ở công đoạn pha sơn và sơn sản phẩm. Thành phần
chính trong hơi dung môi này là Toluen và Aceton có thể gây nên các bệnh về
đường hô hấp, gây nghiện, ung thư,...
Biện pháp kỹ thuật và quản lý
- Nhà máy lắp đặt các buồng sơn màng nước để thu bụi sơn từ hoạt động sơn tay
bằng súng sơn. Nước thải từ hệ thống sơn màng nước này được dẫn vào hệ thống
xử lý nước thải sản xuất để xử lý.
- Công nhân làm việc trong khu vực sơn được trang bị bảo hộ lao động như: Bao
tay, khẩu trang và mặt nạ (dành cho công nhân pha sơn) nhằm hạn chế ảnh
hưởng của bụi sơn.
GVHD: KS. Nguyễn Huy Vũ
Trang 15
SVTH: Trương Tường Tân