Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO KHU DU LỊCH SINH THÁI VĂN HÓA HỒ MÂY THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 119 trang )

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CHO KHU DU LỊCH SINH THÁI - VĂN HÓA HỒ MÂY THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

Tác giả

TRƯƠNG THỊ HỒNG TRANG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư
Ngành Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn
TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
Phó Viện trưởng Viện Môi Trường và Tài Nguyên TP.Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

i


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn toàn thể quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh nói chung và Thầy Cô Khoa Môi Trường & Tài Nguyên nói riêng đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc tới Thầy Chế Đình Lý – người thầy luôn tận
tình hướng dẫn, hỗ trợ và truyền đạt kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận tốt nghiệp. Những kiến thức và kinh nghiệm thực tế may mắn được học hỏi từ
thầy không những giúp tôi hoàn thành đề tài mà còn là nguồn tri thức quý báu cho tôi
trong công việc sau này.
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Anh Nguyễn Hiền Thân – cán bộ
Viện Môi Trường & Tài Nguyên TP.Hồ Chí Minh đã luôn giúp đỡ tận tình, ủng hộ và


đóng góp những nhận xét quý báu giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn Anh Đậu Thế Anh – Giám đốc Công ty CP du lịch cáp treo
Vũng Tàu cùng các cô chú đội cây xanh khu du lịch sinh thái văn hóa Hồ Mây đã nhiệt
tình hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi thực tập hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng xin cảm ơn cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng con. Gia đình là nguồn
động viên to lớn luôn đồng hành cùng con trên mọi bước đường. Đồng cảm ơn tất cả bạn
bè đã luôn bên cạnh giúp đỡ, chia sẽ, ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trương Thị Hồng Trang

ii


TÓM TẮT
Hồ Mây là khu du lịch có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Việc nghiên cứu để
tìm các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái văn hóa Hồ Mây là vấn đề
cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 12/2011 đến tháng 05/2012 với
mục tiêu của luận văn là đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch, hiện trạng quản lý môi
trường tại khu du lịch sinh thái văn hóa Hồ Mây, dựa trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp phát huy các tiềm năng để hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như: đánh giá các tiêu chí du
lịch bền vững toàn cầu, phân tích SWOT, phân tích các bên liên quan, ma trận so sánh
lợi thế cạnh tranh. Kết quả nghiên cứu của đề tài được khái quát như sau:
-

Đã đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch tại KDLST-VH Hồ Mây. Qua đó cho

thấy lượng khách và doanh thu tăng hàng năm, mức độ hài lòng của du khách đạt ở

mức khá. Tuy nhiên vẫn chưa khai thác hết thế mạnh về du lịch sinh thái.
-

Đã đánh giá mức độ PTBV về cả 3 mặt KT-XH-MT ở khu du lịch sinh thái văn

hóa Hồ Mây, kết quả cho thấy mức độ PTBV của KDL mới chỉ dừng ở mức trung
bình. KDL cần thu hút sự tham gia của cộng đồng và có các giải pháp gia tăng lợi ích
môi trường đồng thời áp dụng mạnh mẽ các giải pháp quản lý hiệu quả và bền vững.
-

Đã so sánh lợi thế cạnh tranh của KDLST-VH Hồ Mây với các khu du lịch lân

cận: KDLST Vườn Xoài, KDLST Bò Cạp Vàng, KDL Suối Nước Nóng Bình Châu.
Kết quả cho thấy, KDLST-VH Hồ Mây có tính cạnh tranh cao trong khu vực.
-

Đã phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động du

lịch tại KDLST-VH Hồ Mây. Qua đó cho thấy, KDL Hồ Mây có nhiều cơ hội và điểm
mạnh để khắc phục những hạn chế và hướng đến phát triển bền vững.
-

Đã đề xuất các giải pháp phát triển, trong đó có các giải pháp như: đào tạo

nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý; bảo vệ môi trường du lịch; đa dạng hóa các
sản phẩm, dịch vụ du lịch xúc tiến tiếp thị, quảng bá hình ảnh; thu hút sự tham gia của
cộng đồng.
iii



MỤC LỤC
TRANG TỰA ........................................................................................................................ i 
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii 
TÓM TẮT........................................................................................................................... iii 
MỤC LỤC ...........................................................................................................................iv 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................... viii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................................ix 
Chương 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 
1.1. 

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 

1.2. 

Tổng quan tài liệu .................................................................................................. 2 

1.2.1. 

Trên Thế giới ................................................................................................ 2 

1.2.2. 

Tại Việt Nam ................................................................................................3 

1.3.   Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 6 
1.3.1.  

Mục tiêu tổng quát ........................................................................................6 

1.3.2.  


Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................6 

1.4.   Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 6 
1.5.   Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 6 
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............ 7 
2.1. 

Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 7 

2.1.1. 

Các khái niệm liên quan ...............................................................................7 

2.1.2. 

Các yêu cầu của sự phát triển du lịch bền vững ...........................................8 

2.1.3. 

Những nguyên tắc của sự phát triển du lịch bền vững .................................9 

2.1.4. 

Tiêu chí về du lịch bền vững toàn cầu ..........................................................9 

2.2. 

Tổng quan về KDLST-VH Hồ Mây.................................................................... 11 


2.2.1. 

Quá trình hình thành và phát triển ..............................................................11 

2.2.2. 

Cơ cấu tổ chức của KDLST-VH Hồ Mây ..................................................13 

2.2.3. 

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ...............................................................14 
iv


2.2.3.1.  Vị trí địa lý ........................................................................................... 14 
2.2.3.2.  Địa hình và địa chất ............................................................................. 14 
2.2.3.3.  Nhiệt độ và độ ẩm ................................................................................ 14 
2.2.3.4.  Lượng mưa và bốc hơi ......................................................................... 14 
2.2.3.5.  Chế độ gió và giông bão ...................................................................... 15 
2.2.3.6.  Sóng và đặc trưng nước ....................................................................... 15 
2.2.3.7.  Bão và nước dâng................................................................................. 15 
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 16 
3.1. 

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 16 

3.2. 

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 17 


3.2.1. 

Phương pháp thu thập số liệu......................................................................17 

3.2.2. 

Phương pháp điều tra thực địa ....................................................................19 

3.2.3. 

Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, xử lý số liệu. ...........................20 

3.2.4. 

Phương pháp đánh giá các tiêu chí du lịch bền vững toàn cầu ...................20 

3.2.5. 

Phương pháp tiến trình phân tích cấp bậc (AHP) .......................................21 

3.2.6. 

Phương pháp phân tích SWOT ...................................................................23 

3.2.7. 

Phương pháp phân tích các bên liên quan(SA)...........................................24 

3.2.8. 


Phương pháp ma trận so sánh cạnh tranh (CPM) .......................................25 

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................... 27 
4.1. 

Hiện trạng hoạt động du lịch tại KDLST-VH Hồ Mây....................................... 27 

4.1.1. 

Các loại hình dịch vụ du lịch ......................................................................27 

4.1.1.1.  Tham quan môi trường sinh thái .......................................................... 27 
4.1.1.2.  Văn hóa tâm linh .................................................................................. 29 
4.1.1.3.  Vui chơi giải trí .................................................................................... 30 
4.1.1.4.  Ẩm thực, nghĩ dưỡng cao cấp .............................................................. 30 
4.1.2. 

Lượng khách du lịch và doanh thu hàng năm .............................................31 

4.1.3. 

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch .................................................................32 

4.1.4. 

Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ........................................33 

4.1.5. 

Các hình thức quảng bá du lịch ..................................................................36 

v


4.1.6. 

Các dự án đầu tư du lịch .............................................................................37 

4.1.7. 

Nhận xét chung về hiện trạng hoạt động du lịch tại KDLSTVH Hồ Mây .37 

4.1.8. 

Đánh giá mức độ hài lòng của du khách với KDL .....................................38 

4.2. 

Hiện trạng môi trường KDL ................................................................................ 43 

4.2.1. 

Hiện trạng chất lượng không khí và tiếng ồn .............................................43 

4.2.2 

Hiện trạng chất lượng nước mặt: ................................................................44 

4.2.3 

Hiện trạng tài nguyên sinh vật ....................................................................45 


4.2.4 

Hiện trạng về cơ sở hạ tầng ........................................................................46 

4.2.5 

Hiện trạng quản lý môi trường KDL ..........................................................47 

4.2.5.1.  Hệ thống xử lý chất thải rắn ................................................................. 47 
4.2.5.2.  Hệ thống xử lý nước thải. .................................................................... 48 
4.2.5.3.  Nhận xét tình hình quản lý môi trường tại KDL.................................. 49 
4.3.  Đánh giá mức độ bền vững của KDLSTVH Hồ Mây thông qua tiêu chí du lịch
bền vững toàn cầu ........................................................................................................... 49 
4.4. 

So sánh lợi thế cạnh tranh của KDLSTVH Hồ Mây với các KDL lân cận ........ 59 

4.5. 

Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cho KDLSTVH Hồ Mây ................. 61 

4.5.1. 

Phân tích các bên liên quan trong hoạt động du lịch ở KDL ......................61 

4.5.2. 
Mây

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của KDLSTVH Hồ

....................................................................................................................66 

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 76 
5.1. 

Kết luận ............................................................................................................... 76 

5.2. 

Kiến nghị ............................................................................................................. 77 

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 79 
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 81 

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

KDL

: Khu du lịch

KDLST-VH

: Khu du lịch sinh thái văn hóa

BR – VT

: Bà Rịa – Vũng Tàu


UNWTO

: Tổ chức Du lịch Thế giới

IUCN

: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới

DLBV

: Du lịch bền vững

UBND

: Ủy Ban Nhân Dân

QĐ/UB

: Quyết định/ Uỷ ban

NH - KS

: Nhà hàng khách sạn

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

ĐHĐ


: Đại hội đồng

HĐQT

: Hội đồng quản trị

TGĐ

: Tổng giám đốc

KT-TC

: Kế toán – Tài chính

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

BTNMT

: Bộ Tài Nguyên Môi Trường

TCVS

: Tiêu chuẩn vệ sinh


BYT

: Bộ Y Tế

BV

: Bảo vệ

CP

: Cổ phần

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH  
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của KDLST-VH Hồ Mây...................................13
Hình 3.1: Quy trình thực hiện đề tài .................................................................... 17
Hình 3.2: Sơ đồ các bên có liên quan ................................................................... 24
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện trình độ lao động ....................................................... 32
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện cảm nhận của du khách về cơ sở hạ tầng .................. 36
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện hiệu quả công tác quảng bá ....................................... 37
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của du khách .................................. 39
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện cảm nhận của du khách về chất lượng môi trường ... 41
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện cảm nhận của du khách về cảnh quan xanh .............. 42
Hình 4.7: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các khu ......................... 48
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện điểm số bền vững của KDLST-VH Hồ Mây ............ 54
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện mức độ bền vững của KDLST-VH Hồ Mây ............. 58
Hình 4.10: Sơ đồ các bên có liên quan ................................................................. 61


viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng chỉ số ngẫu nhiên .............................................................................. 23
Bảng 3.2: Bảng liệt kê và đánh giá ảnh hưởng của các bên liên quan ....................... 25
Bảng 3.3 : Ma trận so sánh cạnh tranh ....................................................................... 26
Bảng 4.1: Thống kê lượng khách và doanh thu hàng năm ......................................... 34
Bảng 4.2: Thống kê lao động theo trình độ ................................................................ 34
Bảng 4.3: Kết quả phân tích môi trường xung quanh ................................................ 43
Bảng 4.4: Kết quả phân tích môi trường bên trong công ty ....................................... 43
Bảng 4.5: Kết quả đo môi trường tiếng ồn ................................................................. 44
Bảng 4.6: Kết quả quan trắc môi trường nước ........................................................... 45
Bảng 4.7: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ............................................................. 47
Bảng 4.8: Đánh giá mức độ bền vững của KDLST-VH Hồ Mây .............................. 51
Bảng 4.9: Đánh giá mức độ bền vững theo tiêu chí “Gia tăng lợi ích môi trường và
giảm nhẹ các tác động tiêu cực” ................................................................................. 55
Bảng 4.10: So sánh lợi thế cạnh tranh của KDLST-VH Hồ Mây .............................. 59
Bảng 4.11: Liệt kê và đánh giá ảnh hưởng của các bên liên quan ............................. 61
Bảng 4.12: Phân tích SWOT ...................................................................................... 66
Bảng 4.13: Tích hợp các giải pháp ............................................................................. 68

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài

Khái niệm du lịch sinh thái xuất hiện trên thế giới vào cuối thập niên 60, thế kỷ
XX. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa
cộng đồng; sự phát triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế
to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng như cộng
đồng người dân các địa phương, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa - nơi có các
khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn. Ngoài ra, du lịch sinh thái còn góp
phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo
dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Chính vì vậy ở nhiều nước trên
thế giới và trong khu vực, bên cạnh các lợi ích về kinh tế, du lịch sinh thái còn được
xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái thông qua quá trình
làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch, của
người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch.
Ở Việt Nam, du lịch sinh thái mới được biết đến trong khoảng 10 năm trở lại
đây. Với vị trí thuận lợi là nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ trải dài
trên 15 độ vĩ tuyến với 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, với hơn 3200 km đường
bờ biển, hàng ngàn hòn đảo…, và trên lãnh thổ đó là nơi sinh sống của cộng đồng
nhiều dân tộc với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, đấu tranh giữ nước với nhiều
truyền thống có những nét đặc trưng riêng, nhiều di tích văn hóa lịch sử nên Việt Nam
có nhiều điều kiện phát triển du lịch sinh thái.
Và BR-VT là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng và ưu thế để phát triển
loại hình du lịch sinh thái bởi nơi đây cảnh quan sơn thủy hữu tình, những bãi tắm chạy
dọc theo các khu rừng nguyên sinh, kết hợp những vẻ đẹp còn hoang sơ của biển, núi,
1


sông, suối. Ngoài ra BRVT còn có rất nhiều danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch
sử văn hóa, cách mạng được xếp hạng, các lễ hội liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng,...
Khu du lịch sinh thái văn hóa Hồ Mây là một trong những điểm đến hấp dẫn của

thành phố Vũng Tàu, có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, mới được
khai thác và đưa vào hoạt động chính thức vào đầu năm 2010. Tuy nhiên, KDLST-VH
Hồ Mây vẫn chưa khai thác hết thế mạnh và tiềm năng cũng như chưa phát huy được
tính đa dạng và hấp dẫn của loại hình du lịch sinh thái. Chỉ mới chú trọng đến các mục
tiêu khai thác sở thích về nghỉ ngơi, vui chơi của du khách và các lợi ích mà các nhà
đầu tư đạt được khi kinh doanh, chứ chưa mang ý nghĩa giáo dục về trách nhiệm bảo
tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên. Nhận thức được tầm quan trọng của
việc bảo tồn và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, nhưng vẫn phát huy được lợi thế, tiềm
năng tài nguyên du lịch từ những kiến thức quý báu đã được học tôi thực hiện đề tài
“Đánh giá hiện trạng và xây dựng các giải pháp phát triển bền vững cho khu du lịch
sinh thái văn hóa Hồ Mây”
1.2.

Tổng quan tài liệu

1.2.1. Trên Thế giới
Từ những năm 1990 trở lại đây, các chương trình nghiên cứu du lịch sinh thái
khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Châu Á-Thái Bình Dương, Đông
Nam Á. Ta có thể kẻ tên một số chương trình nghiên cứu của Hội Du lịch sinh thái
(1992-1993); chương trình môi trường Liên hợp quốc (1979), Tổ chức du lịch thế giới
(1994), đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Burns, Holden (1995); PATA (1993);
Cater (1993); Glaser (1996); wright (1993). Đáng chú ý là công trình nghiên cứu “Du
lịch sinh thái hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý” của Kreg Lindberg
(1999) và các chuyên gia của Hội Du lịch sinh thái quốc tế. Những công trình nghiên
cứu trên đã tạo cơ sở khoa học và mở hướng cho việc nghiên cứu du lịch sinh thái ở
Việt Nam.
Ngày 21-24 tháng 03 năm 2007, để tăng cường năng lực của chính quyền tỉnh
và địa phương để hỗ trợ các địa điểm quy hoạch và quản lý quy trình, Bộ Văn hóa và
2



Du lịch, Cộng hòa Indonesia, hợp tác với UNWTO, đã tổ chức “Hội thảo quốc gia về
các chỉ thị phát triển bền vững cho các điểm du lịch” diễn ra tại Mataram, Lombok,
Indonesia. Hội thảo này xác định các chỉ thị quan trọng trong chính sách làm cho các
điểm đến phát triển theo nguyên tắc bền vững. Một số vấn đề và các chỉ thị đã được
thảo luận và phân tích cụ thể để chứng minh vấn đề kỹ thuật và thủ tục trong việc xác
định và sử dụng các chỉ thị. Năm 2007, tại thành phố Bohol Philippines đã có báo cáo
quốc gia về “ Chỉ thị DLBV và quản lý khu du lịch”. Trong báo cáo đã nêu rõ các chỉ
thị đánh giá tính bền vững phát triển DLBV tại thành phố.
“Hướng dẫn UNWTO về chỉ thị phát triển du lịch bền vững 2007” (Nations,
October 2007) được thiết kế để giúp xác định các vấn đề chính, các chỉ số lưu ý có thể
giúp các nhà quản lý đáp ứng có hiệu quả, và duy trì một điểm đến hấp dẫn. Sách
hướng dẫn này được phát triển dựa trên việc xem xét nhiều kinh nghiệm quốc tế, và
một loạt các hội thảo UNWTO thí điểm thực hiện tại các vùng khác nhau trên thế giới.
1.2.2. Tại Việt Nam
Ngành du lịch ở Việt Nam chỉ thực sự phát triển trong khoảng 20 năm trở lại
đây. Chính vì vậy việc nghiên cứu về các vấn đề du lịch vẫn còn hạn chế, đặc biệt là
vấn đề du lịch sinh thái.Trong những năm qua, các công trình nghiên cứu như “Đánh
giá tài nguyên du lịch Việt Nam” do Viện nghiên cứu và Phát triển Du lịch; công trình
“Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì
(Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch” của Phó tiến sĩ Đặng Duy Lợi(1992); Công trình
“Những định hướng lớn về phát triển du lịch Việt Nam theo các vùng lãnh thổ” của
Tổng cục du lịch (1993) chỉ mới phác họa lên bức tranh du lịch ở Việt Nam và một
phần nào đó đánh giá chung hiện trạng phát triển du lịch ở trong nước, nhưng chưa nói
rõ về loại hình du lịch sinh thái. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nước ta đã
xuất hiện các công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái.
Năm 1995, Viện nghiên cứu Phát triển du lịch đã thực hiện đề tài “Hiện trạng và
những định hướng cho công tác qui hoạch phát triển du lịch vùng ĐBSCL” (19962010) với mục tiêu xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển du lịch và đề xuất
3



phương hướng phát triển du lịch vùng ĐBSCL cùng các phương án phát triển cụ thể.
Nghiên cứu này căn cứ vào tiềm năng du lịch đã đề xuất các loại hình du lịch vùng
ĐBSCL như du lịch sinh thái, du lịch sông nước, tham quan, vui chơi giải trí và du lịch
biển, nhưng chưa nghiên cứu sâu về loại hình du lịch sinh thái cụ thể.
Năm 2001, công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ của Ngô Văn Phong về “Phân
tích cảnh quan vùng ven biển Bà Rịa-Vũng Tàu và giải pháp quản lí, phát triển cảnh
quan thiên nhiên để phục vụ cho du lịch sinh thái”. Tác giả đã ứng dụng phương pháp
luận trong phân tích cảnh quan để cung cấp những cơ sở khoa học cho việc tổ chức
không gian du lịch sinh thái theo 3 vùng với 4 cụm du lịch sinh thái và đề xuất các giải
pháp quản lí du lịch sinh thái về cơ chế quản lí, thị trường, quy hoạch, đào tạo, xã hội.
Hiện nay cũng có nhiều nghiên cứu của các trường đại học như: ĐH Dân Lập Văn
Lang, ĐH Cần Thơ, ĐH Xã Hội Và Nhân Văn, ĐH Huế… thuộc các mảng về du lịch
sinh thái. Đại học Nông Lâm TP. HCM cũng là một trong những trường có nhiều
nghiên cứu về lĩnh vực này, các nghiên cứu theo hướng như: đánh giá tiềm năng, định
hướng phát triển, thu hút sự tham gia của cộng đồng vào du lịch sinh thái, ứng dụng
GIS trong việc quản lý tài nguyên - văn hóa và nhiều khía cạnh khác… và cũng có
nhiều nghiên cứu liên quan đến việc đánh giá các tác động của du lịch như:
-

Ứng dụng phân tích SWOT để đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển khu du

lịch sinh thái đá bia ở tỉnh Phú Yên ( Võ Song Xuân Thủy, 2010).
-

Ứng dụng phương pháp luận các giới hạn của sự thay đổi chấp nhận được và đánh

giá hiệu quả du lịch sinh thái khu du lịch Vám Sát nhằm đảm bảo sự phát triển bền
vững (Bùi Thị Hiền, 2007).
-


Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở khu du lịch sinh thái Vàm Sát

thuộc huyện Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh (Nhâm Hải Anh, 2007)
-

Đánh giá hoạt động khu du lịch sinh thái và xây dựng hệ thống chỉ thị, tiêu chí

giám sát tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến cảnh quan thiên nhiên Bình Châu
Phước Bửu (Phạm Thị Thu Trang, 2010).

4


-

Khảo sát sự hài lòng của du khách và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái

tại vườn Quốc gia Cát Tiên huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai (Nguyễn Thị Thanh Trúc,
2008).
-

Khảo sát lợi ích cộng đồng địa phương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả

trong hoạt động du lịch sinh thái tại quần đảo Cù Lao Chàm (Đoàn Thị Ánh Hồng,
2010)
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã phần nào thể hiện được hiện trạng
du lịch sinh thái ở Việt Nam, góp phần làm cho du lịch sinh thái ngày càng hoàn thiện
hơn. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chưa đi sâu vào phát triển du lịch bền
vững, bên cạnh đó cũng chưa nghiên cứu rõ về phát triển bền vững du lịch sinh thái,

đặc biệt là Núi Lớn, Núi Nhỏ thành phố Vũng Tàu. Để xây dựng được các giải pháp
phát triển bền vững phù hợp với khu du lịch cụ thể cần có kiến thức tổng hợp về môi
trường và du lịch sinh thái, bên cạnh đó cũng phải nắm rõ các số liệu thống kê cũng
như là các thông số môi trường.
Để bổ sung vào các vấn đề và hạn chế đã được trình bày, trong đề tài nghiên
cứu này sẽ trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái
của KDLST – VH Hồ Mây như thế nào? Cần phải làm những gì để hoạt động khai thác
du lịch phát triển lâu dài mà không làm tổn hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên Núi
Lớn thành phố Vũng Tàu. Để trả lời câu hỏi đó, trong đề tài sẽ giải quyết các vấn đề
nghiên cứu sau đây:
 Hiện trạng về tài nguyên du lịch, môi trường và quản lý KDL ra sao?
 KDLST VH Hồ Mây có những điểm gì khác biệt so với các khu du lịch khác lân
cận?
 Dựa vào tiêu chí nào để lựa chọn mô hình du lịch sinh thái bền vững phù hợp
với điều kiện của KDL?
 Để phát triển bền vững Hồ Mây cần có những giải pháp nào?

5


1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được hiện trạng hoạt động du lịch từ đó xây dựng giải pháp phát triển du
lịch bền vững cho KDLSTVH Hồ Mây góp phần giữ gìn và phát triển lâu dài giá trị du
lịch tại đây.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể:
 Khảo sát hiện trạng của KDLST-VH Hồ Mây về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi
trường từ ban quản lý.
 Đánh giá tính bền vững của KDLSTVH Hồ Mây.
 So sánh lợi thế cạnh tranh của KDLSTVH Hồ Mây so với các khu du lịch lân

cận.
 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động du lịch tại
đây.
 Xây dựng phương thức quản lý phát triển du lịch bền vững.
1.4.

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

 Đề tài được thực hiện tại KDLST-VH Hồ Mây.
 Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2012.
1.5.

Nội dung nghiên cứu

 Thực trạng hoạt động du lịch và hiện trạng quản lý môi trường của KDLST-VH
Hồ Mây.
 Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch KDLSTVH Hồ Mây.
 Những lợi thế cạnh tranh của KDL so với các khu du lịch khác trong vùng.
 Các giải pháp phát triển du lịch bền vững cho KDLST-VH Hồ Mây.

6


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.

Cơ sở lý luận

2.1.1. Các khái niệm liên quan

 Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con
người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai. (Uỷ ban
Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc,1987).
 Du lịch bền vững
Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai. (Luật du lịch
Việt Nam, 2006)
Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du
lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai.
(Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế, WTTC 1996)
Du lịch bền vững là một quá trình nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng của những thế hệ mai sau. (Ủy ban Môi trường và
Phát triển Quốc tế, 1987)
 Phát triển du lịch bền vững:
Phát triển du lịch bền vững là một hoạt động khai thác một cách có quản lí các
giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có
quan tâm đến lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và
tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn văn hóa để phát triển hoạt động
du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức

7


sống của cộng đồng địa phương. (PGS.TS Phạm Trung Lương, tài liệu Nhân học du
lịch, 2007)
Như vậy, du lịch bền vững là phát triển du lịch trong điều kiện bảo tồn và
cải thiện các mặt môi trường, kinh tế, văn hoá , xã hội.
 Sử dụng tài nguyên môi trường một cách tối ưu để những tài nguyên này hình
thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, duy trì những quá trình sinh thái

thiết yếu và hỗ trợ cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.
 Tôn trọng bản sắc văn hoá - xã hội của các cộng đồng ở các điểm đến, bảo tồn
di sản văn hoá và những giá trị truyền thống trong cuộc sống của họ và tham gia vào
quá trình hiểu biết và chấp thuận các nền văn hoá khác.
 Bảo đảm những hoạt động kinh tế sống động lâu dài, đem lại lợi ích kinh tế, xã
hội cho tất cả mọi thành viên bao gồm những công nhân viên chức có thu nhập cao hay
những người có thu nhập thấp và góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo.
2.1.2. Các yêu cầu của sự phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững phải tiếp cận và thực hiện một cách toàn diện, hài hòa
các yêu cầu sau:
Hệ sinh thái: duy trì các hệ thống trợ giúp cuộc sống (đất, nước, không khí và cây
xanh), bảo vệ sự đa dạng và ổn định của các loài và các hệ sinh thái.
Hiệu quả: phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và lao động bỏ ra trong hoạt động
kinh doanh du lịch.
Công bằng: đề cập đến sự bình đẳng và thừa nhận các nhu cầu giữa cá nhân, hộ gia
đình, các nhóm xã hội, giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai, giữa con người và thiên
nhiên.
Bản sắc văn hóa: bảo vệ và duy trì chất lượng cuộc sống, các truyền thống văn hóa
đặc sắc, phải tăng cường bảo vệ văn hóa thông qua chính sách du lịch văn hóa.
Cộng đồng: thu hút sự tham gia của cư dân địa phương vào quá trình phát triển du
lịch, tham gia một cách trực tiếp hoặc thông qua đầu tư trong kinh doanh du lịch.

8


Cân bằng: Phát triển du lịch phải tạo được sự liên kết và cân đối liên ngành để tạo
hiệu quả tổng hợp.
Phát triển: Tăng trưởng là kết quả của sự phát triển, nhưng không đồng nghĩa với sự
khai thác triệt để và hủy hoại môi trường.
2.1.3. Những nguyên tắc của sự phát triển du lịch bền vững

1. Sử dụng nguồn lực một cách bền vững
2. Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải
3. Duy trì tính đa dạng
4. Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch
5. Hỗ trợ kinh tế địa phương: ngành du lịch hỗ trợ tích cực các hoạt động kinh tế
địa phương và có tính đến các giá trị và chi phí về mặt môi trường thì mới bảo vệ được
các nền kinh tế địa phương.
6. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch
7. Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan: để giảm tiểu các tác động
tiêu cực và tối đa hóa sự đóng góp tích cực của họ.
8. Đào tạo nhân viên: lồng ghép vấn đề du lịch bền vững vào thực tiễn công việc
cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương vào mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng sản
phẩm du lịch.
9. Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm: việc cung cấp cho du khách những
thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi
trường thiên nhiên, văn hóa và xã hội của nơi tham quan, đồng thời làm tăng sự thỏa
mãn của du khách.
10. Tiến hành nghiên cứu: tiếp tục giám sát và nghiên cứu sự phát triển du lịch
thông qua việc sử dụng và phân tích có hiệu quả các số liệu là cần thiết để giúp việc
giải quyết những tồn tại và mang đến lợi ích cho các điểm tham quan, cho ngành du
lịch và cho du khách.
2.1.4. Tiêu chí về du lịch bền vững toàn cầu

9


Tháng 10/2008, nhà sáng lập đồng thời là chủ tịch Quỹ tài trợ Liên Hợp Quốc
(United Nations Foundation), ông Ted Turner, đã tập hợp Liên minh Rừng nhiệt đới,
Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Tổ chức Du lịch Thế giới
(UNWTO) nhằm công bố tiêu chí du lịch bền vững toàn cầu lần đầu tiên tại hội nghị

Bảo tồn Thế giới của IUCN. Bộ tiêu chí mới này được xây dựng dựa trên cơ sở hàng
nghìn các tiêu chí đã được áp dụng thực tiễn hiệu quả trên khắp Thế giới.
Bắt đầu từ năm 2007, Hiệp hội Tiêu chuẩn toàn cầu về du lịch bền vững – một
liên minh với 27 tổ chức thành viên, đã nhóm họp các nhà lãnh đạo để cùng nhau phát
triển bộ tiêu chuẩn du lịch bền vững. Trong vòng 15 tháng Hiệp hội này đã trao đổi,
thảo luận với các chuyên gia về tính bền vững của ngành du lịch và phân tích 4.500
tiêu chí của hơn 60 chứng chỉ hiện hành với sự tham gia của hơn 80.000 người bao
gồm những nhà bảo tồn, các nhà lãnh đạo ngành, các cơ quan chức năng của chính phủ
và Liên hợp quốc.
Các tiêu chí này được phát triển để cung cấp một khung hướng dẫn hoạt động
du lịch bền vững giúp các doanh nhân, người tiêu dùng, chính phủ, các tổ chức phi
chính phủ và các cơ sở giáo dục bảo đảm rằng hoạt động du lịch là nhằm giúp đỡ chứ
không làm hại cộng đồng và môi trường địa phương.
Các lợi ích của bộ tiêu chuẩn du lịch bền bững toàn cầu mang lại:
 Định hướng bền vững hóa các hình thức kinh doanh ở mọi cấp độ và hướng các
nhà kinh doanh chọn lựa chương trình du lịch bền vững để đáp ứng tiêu chuẩn toàn
cầu.
 Hướng dẫn các đại lý du lịch chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ du lịch bền vững.
 Giúp đỡ khách hàng nhận biết các hoạt động và chương trình du lịch bền vững.
 Cung cấp phương tiện thông tin nhận định về các nhà cung cấp dịch vụ du lịch
bền vững.
 Đảm bảo rằng tiêu chuẩn của chứng chỉ và các chương trình tình nguyện đáp
ứng được những tiêu chí đã được công nhận rộng rãi.

10


 Chỉ ra điểm khởi đầu để phát triển du lịch bền vững cho các chương trình của
chính phủ, tổ chức phi chính phủ và tư nhân.
 Là cơ sở định hướng cho chương trình giáo dục và đào tạo về du lịch.

Dự án xây dựng tiêu chí toàn cầu về du lịch bền vững là một nổ lực nhằm hướng
đến mục tiêu giúp mọi người hiểu biết thấu đáo về du lịch bền vững. Xóa đói giảm
nghèo và bảo vệ môi trường, bao gồm cả vấn đề biến đổi khí hậu – là thách thức lớn
của toàn cầu, đều là những vấn đề chính được đề cập trong bộ tiêu chuẩn. Theo các
chuyên gia , những tiêu chuẩn này chỉ là bước khởi đầu trong tiến trình hướng đến một
tiêu chuẩn chung áo dụng trong tất cả các hình thức hoạt động của du lịch. Bộ tiêu
chuẩn này chỉ đưa ra những việc nên làm, song không chỉ ra cách thức thực hiện hay
xác định tính khả thi của mục tiêu. Vì vậy, vai trò bổ sung của việc quản lý giám sát
cùng với công cụ gióa dục truyền thông và các cách tiếp cận sẽ là những yếu tố không
thể thiếu để góp phần hoàn thiện. Tiêu chí du lịch bền vững toàn cầu hướng tới 4 mục
tiêu chính: quản lý hiệu quả và bền vững, gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu
tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương, gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa
và giảm nhẹ các tác động tiêu cực, gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động
tiêu cực.
2.2.

Tổng quan về KDLST-VH Hồ Mây

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
 Công ty cổ phần Du lịch Núi Lớn – Núi Nhỏ và Cáp treo Vũng Tàu là doanh
nghiệp hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con
dấu và tài khoản riêng theo quy định hiện hành của nhà nước, và hạch toán kinh tế độc
lập.
 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3500550800 do Sở Kế Hoạch và Đầu
Tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp. Đăng ký lần đầu ngày 02 tháng 01 năm 2003 và đăng
ký thay đổi lần thứ 08 ngày 30 tháng 11 năm 20011.
 Địa chỉ trụ sở chính:

11



 Số 1A Trần Phú, Phường 1, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu, Việt Nam.
 Điện thoại : 064.3856078 - 3592930
 Fax

: 064.3895620 – 3525429

 Web : www.vcct.com.vn
 Email :
 Ngành nghề kinh doanh

 Kinh doanh dịch vụ cáp treo
 Kinh doanh dịch vụ khách sạn
 Kinh doanh nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động.
 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử
dụng hoặc đi thuê.

 Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi.
 Xây dựng công trình giao thông đường bộ.
 Xây dựng và lắp đặt công trình điện.
 Tạo mặt bằng xây dựng (San lấp mặt bằng).
 Kinh doanh vật liệu xây dựng.
 Kinh doanh rượu, bia, đồ uống có cồn trong các cửa hàng chuyên doanh.
 Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh.
 Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan.
 Vốn điều lệ: 184.117.000.000 đồng

 Bằng chữ: Một trăm tám mươi bốn tỷ một trăm mười bảy triệu đồng.
 Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng.

 Tổng số cổ phần: 1.841.170
 Người đại diện theo pháp luật của công ty là ông: Đậu Văn Hóa. Chức
danh: Chủ tịch hội đồng quản trị
12


Khu du lịch sinh thái – văn hóa Hồ Mây là KDL thuộc dự án trọng điểm “Cụm
du lịch Núi Lớn – Núi Nhỏ và Cáp treo Vũng Tàu” được xây dựng vào năm 2003 đến
tháng 2/2010 chính thức được đưa vào hoạt động với tổng diện tích 300.000m2. Sự ra
đời của khu du lịch đã đánh dấu một bước ngoặt cho ngành du lịch Vũng Tàu vươn lên
một tầm cao mới.
Vừa qua, KDL Hồ Mây đã được sở văn hóa, thể thao và du lịch TP.HCM tặng
giấy khen vì đã có thành tích đóng góp cho ngày hội du lịch TP.HCM lần 7/2011.
Đồng thời được bình chọn là một trong những khu du lịch sinh thái sạch nhất Việt Nam
và có nhiều phong cảnh đẹp tự nhiên.
Ngày 10/10/2011 vừa qua, KDL sinh thái - văn hóa Hồ Mây đã được tổ chức kỷ
lục Việt Nam (Vietking) chính thức xác nhận kỷ lục Việt Nam: khu du lịch sinh thái
văn hóa Hồ Mây – Núi Lớn – khu du lịch sinh thái có hồ nhân tạo trên núi lớn nhất.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của KDLST-VH Hồ Mây
ĐHĐ Cổ đông
HĐQT

Văn phòng HĐQT
Giám đốc

P.Giám đốc

P.Giám đốc

P.Kinh doanh


P.Kỹ thuật

HDV

Tổ cáp treo

Maketing

Tổ trò chơi

Nhà hàng

Tổ xây dựng

Khách sạn

Điện, nước

P. Hành chính –
Nhân sự
Tổ cây xanh

P.Môi trường

Tổ vệ sinh

P.Tài chính –
Kế toán


Tổ bảo vệ

Tổ chăn nuôi

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của KDLST-VH Hồ Mây
13


2.2.3. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
2.2.3.1.

Vị trí địa lý

Khu du lịch sinh thái văn hóa Hồ Mây nằm trên Núi Lớn thuộc địa phận thành
phố Vũng Tàu, cách Tp.Hồ Chí Minh 120km, cách Đồng Nai 90km, cách Đà Lạt
387km. Thành phố Vũng Tàu nằm trên tuyến đường vận tải hàng hải quốc tế, đây là
điều kiện quan trọng thúc đẩy ngành du lịch phát triển và thu hút các nhà đầu tư trong
và ngoài nước, có tuyến đường cao tốc, các chuyến tàu ngầm từ Tp.Hồ Chí Minh –
Vũng Tàu, và đặc biệt là sắp có nhà ga hàng không quốc tế tại Long Thành chỉ cách
Tp.Vũng Tàu 60km. Với sự thuận lợi về giao thông đường thủy, đường bộ, đường hàng
không sẽ là điều kiện tốt để phát triển nền kinh tế, gia tăng các dịch vụ, du lịch.
2.2.3.2.

Địa hình và địa chất

Khu du lịch sinh thái văn hóa Hồ Mây nằm trên đỉnh Núi Lớn ở độ cao +250m
và rộng hơn 400.000m2. Khu du lịch giống như một hòn đảo và được giới hạn bởi phía
Bắc, Tây và Nam giáp biển (có đường Trần Phú), phía Đông giáp đường Lê Lợi và
rạch Bến Đình. Chiều dài núi Lớn là 4.150m, chiều rộng là 1.700m, đoạn hẹp nhất là
1.000m.

Núi Lớn có 2 đỉnh, đỉnh phía Bắc cao 243m và đỉnh phía Nam cao 254m.
Núi Lớn được tạo thành từ hai khối Granit, tuổi định quán chặn giữa trầm tích
sông biển, bán đảo Vũng Tàu nằm trong Vịnh Gành Rái bên tả ngạn sông Dinh.
2.2.3.3.

Nhiệt độ và độ ẩm

Nhiệt độ trung bình hằng năm: từ 240C, nhiệt độ thấp nhất khoảng 150C, nhiệt
độ cao nhất khoảng 36,40C
Số giờ nắng trung bình hằng năm khoảng 2000-2400 giờ. Mùa khô từ 13001500 giờ, mùa mưa khoảng 900 giờ
Độ ẩm trung bình hằng năm là 83%, cao nhất vào tháng 9 hằng năm là 90%.
2.2.3.4.

Lượng mưa và bốc hơi

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 11, lượng mưa cao nhất vào các tháng
07,10. Lượng mưa trung bình hằng năm là 1.356,5 mm cao nhất là 1.700 mm.
14


Lượng bốc hơi: bình quân năm là 39,8 mm. Cao nhất vào mùa khô từ tháng 11
đến tháng 04 năm sau.
2.2.3.5.

Chế độ gió và giông bão

Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chủ đạo. Mùa khô gió Đông hoặc Đông Bắc,
ảnh hưởng không khí lạnh miền Bắc, lạnh về đêm và sáng tốc độ gió không lớn (1-5
m/s). Mùa khô gió Tây hoặc Tây Nam vận tốc từ 3-5 m/s.
Ngoài ra khu vực còn chịu ảnh hưởng của gió chướng Đông hoặc Đông Nam,

tương đối ẩm vào mùa khô (tháng 03, 10) đã có lúc mạnh lên đến cấp 6 -7 (11 -17 m/s).
2.2.3.6.

Sóng và đặc trưng nước

Chiều cao sóng lớn nhất là 2,1m; chu kỳ sóng là 3,8 giây; chiều dài sóng là 45m
tại Sao Mai, còn tại Nghinh Phong các giá trị này lần lượt là 1,97m; 5,9 giây; và 57m.
Nhiệt độ trung bình tháng của nước trên sông và biển khu vực Tp.Vũng Tàu dao
động từ 260C đến 310C. Nhiệt độ cao nhất được đo là 34,50C, xuất hiện vào tháng 05
và nhiệt độ thấp nhất là 260C, xuất hiện vào tháng 01.
Độ mặn trung bình tháng lớn nhất là 33,5‰ vào tháng 04, độ mặn trung bình
tháng từ 27 - 34‰ và độ mặn trung bình tháng nhỏ nhất là 29,8‰ vào tháng 07.
2.2.3.7.

Bão và nước dâng

Khu vực dự án không chịu ảnh hưởng của lũ lụt, nước dâng, tuy nhiên thỉnh
thoảng khu vực ven biển xuất hiện các cơn bão lớn hoặc gió mạnh. Mực nước dâng
khoảng 45cm khi có bão Linda vào tháng 10/1997 và bão số 09 vào tháng 12/2006.

15


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Nội dung nghiên cứu

 Hiện trạng hoạt động du lịch Hồ Mây: các loại hình dịch vụ, các nguồn tài

nguyên phục vụ du lịch, lượng khách và doanh thu du lịch, các vấn đề môi trường, mức
độ hài lòng của du khách.
 Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch tại KDLSTVH Hồ Mây. Phân tích
các số liệu thu thập, tính toán điểm đáp ứng đối với các tiêu chí bền vững về kinh tế, xã
hôi, môi trường. Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch tại KDLSTVH Hồ Mây
dựa trên tổng điểm đáp ứng đối với từng chỉ tiêu.
 So sánh lợi thế cạnh tranh giữa khu du lịch sinh thái văn hóa Hồ Mây với các
khu du lịch khác lân cận.
 Các điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động du lịch KDL
Hồ Mây. Đề xuất các giải pháp: tận dụng cơ hội để phát huy điểm mạnh, phát huy
điểm mạnh để khắc phục vượt qua thách thức, không để điểm yếu làm mất cơ hội,
không để thử thách làm phát triển điểm yếu.
 Phối hợp các bên liên quan để đưa ra các giải pháp phù hợp đảm bảo phát triển
bền vững hoạt động du lịch KDL Hồ Mây hài hòa các lợi ích kinh tế - xã hội – môi
trường.

16


×