Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG và đề XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI cá LỒNG bè tại VỊNH cát bà THÀNH PHỐ hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 77 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
=========  =========




NGUYỄN NGỌC HƯNG



ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN NUÔI CÁ LỒNG BÈ TẠI VỊNH CÁT BÀ
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60 62 70


LUẬN VĂN THẠC SỸ
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lại Văn Hùng







Nha Trang-2011


-i-
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, do tôi tiến hành
thực hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công
bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn
đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày 10 tháng 6 năm 2011
Tác giả luận văn


Nguyễn Ngọc Hưng



-ii-
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nha Trang và cơ
quan công tác đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn thạc sỹ này.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy PGS.TS. Lại Văn Hùng, người đã
định hướng và tận tình chỉ dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Qua đây, tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo đã giảng dạy cung cấp kiến thức cơ bản
trong quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới UBND thành phố Hải Phòng, Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Thành phố Hải Phòng, Uỷ ban Nhân dân huyện Cát Hải, Phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cát Hải và và các hộ tham gia nuôi cá
lồng bè tại vịnh Cát Bà đã sắp xếp thời gian, cung cấp thông tin trong luận văn này.
Với lòng biết ơn chân thành nhất, xin gửi đến gia đình và bạn bè đã luôn động
viên và giúp đỡ tôi để hoàn thành công trình nghiên cứu này./.


Tác giả luận văn



Nguyễn Ngọc Hưng

-iii-
DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Giá trị các thông số môi trường nước cơ bản ở vịnh Cát Bà 16

Bảng 4.2: Hàm lượng trung bình của kim loại trong nước biển ven đảo Cát Bà 17

Bảng 4.3: Diễn biến phát triển nuôi cá lồng ở vịnh Cát Bà giai đoạn 2001-2009 20

Bảng 4.4: Trình độ lao động trong nuôi cá lồng 24

Bảng 4.5: Trình độ học vấn của lao động tham gia nuôi cá lồng tại vịnh Cát Bà 25

Bảng 4.6: Mật độ và kích cỡ cá thả 24

Bảng 4.7: Thời gian và lượng thức ăn cho cá 25

Bảng 4.8: Một số thông số kỹ thuật của mô hình nuôi cá giò tại Cát Bà (n= 30) 28

Bảng 4.9: Chi phí đầu tư ban đầu làm lồng bè nuôi cá giò vịnh Cát Bà (n=30) 29

Bảng 4.10: Chi phí cho hoạt động sản xuất của mô hình nuôi cá giò (n=30) 29


Bảng 4.11: Tổng giá trị sản phẩm thu được sau 1 vụ nuôi cá giò tại vịnh Cát Bà 30

Bảng 4.12: Phân tích hiệu quả mô hình nuôi cá giò trong lồng tại vịnh Cát Bà 31

Bảng 4.13: Một số thông số kỹ thuật chính mô hình nuôi cá song (n= 30) 31

Bảng 4.14: Phân tích hiệu quả mô hình nuôi cá song trong lồng tại vịnh Cát Bà 32

Bảng 4.15: Một số thông số kỹ thuật mô hình nuôi ghép cá lồng (n= 30) 33

Bảng 4.16: Phân tích hiệu quả mô hình nuôi ghép các loài cá biển vịnh Cát Bà 34

Bảng 4.17: Kết quả phân tích so sánh các mô hình nuôi cá lồng tại vịnh Cát Bà 35


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1: Biến trình nhiệt độ, độ muối trung bình tháng ở Bến Bèo - Cát Bà 15

Hình 4.2: Một dạng mô hình bè nuôi cá trên biển tại vịnh Cát Bà 22

Hình 4.3: Lồng nuôi cá thương phẩm 23

Hình 4.4: Cấu trúc và kích thước khung bè 23







-iv-
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Diễn giải nghĩa
1 ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
2 ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm
3 BQ Bình quân
4 CĐ Cố định
5 DT Diện tích
6 ĐVPD Động vật phù du
7 ĐVT Đơn vị tính
8 GĐ Giai đoạn
9 GHCP Giới hạn cho phép
10 FAO Tổ chức lương thực - Nông nghiệp của Liên hợp Quốc
11 FCR Hệ số sử dụng thức ăn
12 KT- XH Kinh tế - xã hội
13 MM Mùa mưa
14 MK Mùa khô
15 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
16 NTHS Nuôi trồng hải sản
17 NTU Độ đục
18 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
19 TCN Tiêu chuẩn ngành
20 T-N Tổng Nitơ
21 T-P Tổng phốt pho
22 TP Thành phố
23 TS Thủy sản
24 TVPD Thực vật phù du
25 Tr.đ Triệu đồng
26 UBND Ủy ban nhân dân

-v-

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
1.2.1. Mục tiêu chung: 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển nuôi cá lồng biển trên thế giới 3
2.1.1. Vai trò của nuôi cá biển trên thế giới 3
2.1.2. Nuôi cá biển ở một số nước trên thế giới 3
2.2.3. Một số đối tượng hải sản được nuôi trên biển 5
2.1.4. Công nghệ lồng nuôi trên thế giới 6
2.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển nuôi cá biển Việt Nam 6
2.2.1. Về đối tượng nuôi 6
2.2.2. Công nghệ thức ăn 6
2.2.3. Công nghệ lồng nuôi 6
2.2.4. Công nghệ sản xuất giống cá biển 7
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
3.1. Nội dung nghiên cứu 9
3.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 9
3.3. Phương pháp nghiên cứu 9
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 9
3.3.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 10
3.3.3. Phương pháp tích và xử lý số liệu: 11
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 12
4.1. Đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, môi trường vùng nuôi và tiềm
năng phát triển nuôi cá lồng tại vịnh Cát Bà, huyện Cát Hải. 12

4.1.1. Vị trí địa lý của huyện Cát Hải 12
4.1.2. Điều kiện khí hậu và chế độ thủy văn vùng nghiên cứu 12
4.1.3. Chất lượng môi trường vịnh Cát Bà 15
4.1.4. Tiềm năng phát triển nuôi cá lồng tại vịnh Cát Bà 19
4.2. Hiện trạng nghề nuôi cá lồng bè tại vùng vịnh Cát Bà 20
4.2.1. Diễn biến phát triển nuôi cá lồng bè giai doạn 2001-2009 20
4.2.2. Hiện trạng các đối tượng nuôi cá lồng biển tại vịnh Cát Bà 20
4.2.3. Hiện trạng về nguồn nhân lực nuôi cá lồng bè 21
-vi-
4.2.4. Hiện trạng hệ thống lồng bè nuôi cá biển 22
4.2.5. Hiện trạng về kỹ thuật sử dụng giống, thức ăn và quả lý khi nuôi 24
4.2.6. Tình hình dịch bệnh: 26
4.2.7. Thị trường tiêu thụ sản phẩm cá nuôi thương phẩm: 27
4.2.8. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ phát triển nuôi cá lồng 27
4.2.9. Thu hoạch 28
4.2.10. Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng tại vùng vịnh Cát Bà 28
4.3. Đánh giá tổ chức quản lý và thể chế chính sách phát triển nghề nuôi cá lồng
bè tại vùng vịnh Cát Bà, TP. Hải Phòng. 35
4.3.1. Hiện trạng về tổ chức quản lý 35
4.3.2. Chính sách phát triển nuôi cá lồng biển 36
4.4. Đánh giá những tác động của nghề nuôi cá lồng bè tại vịnh Cát Bà 36
4.4.1. Tác động tích cực: 36
4.4.2. Tác động tiêu cực 36
4.5. Đánh giá những mặt thuận lợi và kho khăn đối với việc phát triển nuôi cá
lồng tại vịnh Cát Bà, thành phố Hải Phòng. 37
4.5.1. Những mặt thuận lợi đối với việc nuôi cá lồng bè tại vịnh Cát Bà 37
4.5.2. Những khó khăn đối với việc nuôi cá lồng bè tại vịnh Cát Bà 38
4.6. Các giải pháp phát triển nuôi cá lồng bè bè tại vịnh Cát Bà 39
4.6.1. Giải pháp chính sách phát triển nuôi cá lồng trên biển đảo 39
4.6.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ phát triển nuôi cá lồng bè 40

4.6.3. Giải pháp kỹ thuật trong nuôi cá biển theo hướng bền vững. 40
4.6.4. Giải phápphát triển nguồn nhân lực phục vụ cho nuôi biển. 40
4.6.5. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong nuôi cá lồng biển 44
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
5.1. Kết luận 45
5.2. Kiến nghị 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC

-1-

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi biển. Với chiều dài bờ biển
3.260 km, 1 triệu km
2
vùng đặc quyền kinh tế, hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều eo
vịnh đã tạo nên thuận lợi lớn cho phát triển nghề nuôi biển (Bộ Thủy sản 1994). Diện
tích mặt nước có thể đưa và quy hoạch phát triển nuôi biển lên tới 460.000 ha. Các
vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển nuôi cá biển là: Quảng Ninh, Hải
Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng
Tàu, Kiên Giang (Phú Quốc). Mặt khác với lợi thế nước ta gần các thị trường tiêu thụ cá
tươi sống lớn như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan nhu cầu của thị trường tiêu thụ
các sản phẩm hải sản nói chung, cá biển nói riêng ngày càng tăng trong khi sản phẩm
khai thác từ tự nhiên không thể tăng và có xu hướng giảm nếu không có kế hoạch,
quản lý một cách nghiêm ngặt. Xu thế phát triển nuôi biển là một tất yếu, thị trường
tiêu thụ hải sản tiếp tục tăng và chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng nuôi trồng.
Để góp phần thúc đẩy phát triển nuôi thuỷ hải sản trên biển, ngày 1 tháng 6 năm
2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 126/2005/QĐ-TTg về một số
chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy hải sản trên biển và hải đảo. Theo

đó Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuân lợi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nuớc và nước ngoài, đầu tư vào lĩnh vực nuôi
trồng thuỷ hải sản trên biển, hải đảo; giao và cho thuê mặt nuớc biển; đầu tư và hỗ trợ
đầu tư cho công tác quy hoạch, nhập khẩu giống, đào tạo cán bộ, ưu tiên bố trí kinh
phí khuyến ngư cho nuôi trồng thuỷ hải sản trên biển và hải đảo.
Vùng biển Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng có tiềm năng lớn để
phát triển nuôi cá lồng bè và các đối tượng hải sản khác: với hơn 366 hòn đảo lớn nhỏ
và có khoảng 29.000 ha diện tích mặt nước biển có khả năng phát triển nuôi hải sản.
Đảo Cát Bà nằm trong quần thể đảo vịnh Hạ Long và ở vị trí trung tâm vịnh Bắc Bộ
nên đặc điểm cấu trúc địa hình đáy biển và đặc điểm chế độ hải văn gắn liền với những
đặc điểm chung của vịnh Bắc Bộ. Xung quanh đảo Cát Bà có nhiều dãy núi, đảo nhỏ
che chắn đã tạo ra các eo, vũng, vịnh ít chịu ảnh hưởng của sóng gió, địa hình đáy biển
tương đối bằng phẳng, chất đáy chủ yếu là cát bùn, quanh đảo có các rạn san hô, tạo
điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật biển cư trú, sinh sống và phát triển. Đây là
môi trường thích hợp và là tiềm năng lớn để phát triển nuôi cá lồng bè và các đối
tượng hải sản khác.
Trong nhưng năm gân đây, bên cạnh việc thực hiện các chủ trương, chính sách
phát triển nuôi biển của Đảng và Nhà nước, UBND thành phố Hải Phòng còn ban hành
một số chính sách và chỉ đạo các đơn vị, địa phương huyện đảo Cát Bà phát triển
mạnh nghề nuôi thủy sản trên biển, tập trung vào nuôi cá lồng bè nhằm đấy mạnh nghề
nuôi thủy sản biển thành nghề sản xuất hàng hóa. Đến nay, sau 9 năm (2001-2009)
-2-

thực hiện, phát triển nghề nuôi cá lồng bè tại vịnh Cát Bà đã mang lại kết quả đáng kể
như: đã tạo ra nguồn thực phẩm ổn định từ 3.200-3.500 tấn cá thương phẩm/năm, giải
quyết việc làm cho 2.000-2.500 lao động có thu nhập cao, góp phần làm cho nền kinh
tế - xã hội của đảo Cát Bà ngày càng phát triển [13].
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả mà nghề nuôi cá lồng bè ở vịnh Cát Bà đã
mang lại, thì nghề nuôi cá lồng bè ở đây hiện nay cũng còn có những tồn tại và khó
khăn như: việc phát triển nuôi cá lồng bè còn mang tính tự phát, người nuôi thiếu hiểu

biết về kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và dịch vụ phát triển nghề nuôi cá lồng bè còn nhiều
hạn chế, vì vậy đã gây tác động làm ô nhiễm môi trường, bệnh dịch phát sinh, hiệu quả
kinh tế - xã hội mang lại không ổn định, phát triển thiếu bền vững.
Vì vậy, để phát huy được tiềm năng và lợi thế phát triển nuôi cá lồng bè tại vịnh
Cát Bà; giải quyết những tồn tại và khó khăn trên và đảm bảo việc phát triển nghề nuôi
cá lồng bè ở đây mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định và bền vững, thì việc đánh giá
hiện trạng nghề nuôi cá lồng bè ở vịnh Cát Bà để xác định những thuận lợi và khó
khăn trong nghề cá lồng bè ở vịnh Cát Bà; từ đó đề xuất các giải pháp phát triển nuôi
cá lồng bè tại vịnh Cát Bà thành phố Hải Phòng theo hướng hiệu quả và bền vững
trong tương lai là rất cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên nên tôi chọn đề tài:“Đánh giá hiện trạng và đề
xuất giải pháp phát triển nuôi cá lồng bè tại vịnh Cát Bà thành phố Hải Phòng”, đây
là đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao, kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho việc xây
dựng quy hoạch và góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững
nghề nuôi cá lồng bè tại vịnh Cát Bà.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung:
Sử dụng hiệu quả tiềm năng và lợi thế nuôi cá lồng bè tại vịnh Cát Bà thành phố
Hải Phòng theo hướng hiệu quả và bền vững. Tạo việc làm ổn định và nâng cao thu
nhập cho người lao động, góp phần tích cực vào đảm bảo an ninh thực phẩm, đẩy
mạnh phát triển kinh tế biển của địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được hiện trạng nghề nuôi cá lồng bè tại vịnh Cát Bà thành phố Hải
Phòng.
- Xác định được những thuận lợi và khó khăn; cơ hội và thách thức đối với việc
phát triển nuôi cá lồng bè tại vịnh Cát Bà, thành phố Hải Phòng.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên vịnh Cát Bà theo hướng
hiệu quả và bền vững.
-3-


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển nuôi cá lồng biển trên thế giới
2.1.1. Vai trò của nuôi cá biển trên thế giới
Nuôi cá biển là một ngành mới, nhưng đã có tốc độ phát triển nhanh chóng, tạo
ra hàng tỷ USD, góp phần giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động và góp phần
đảm bảo chất lượng thực phẩm cho nhân loại. Theo thống kê của FAO, sản lượng cá
biển nuôi năm 2002 của khu vực Châu Á Thái Bình dương khoảng 1 triệu tấn, giá trị
đạt 3,2 tỷ USD, tăng 240% so với năm 1990 và chiếm 95% sản lượng nuôi cá biển trên
thế giới [23].
Từ những năm cuối thế kỷ trước, nhiều nước có biển đã khẳng định rõ vai trò
quan trọng của biển nói chung và nuôi cá biển nói riêng. Cá biển là loại thực phẩm có
giá trị dinh dưỡng cao, nhu cầu sử dụng cá biển ngày càng tăng, trong khi đó sản
lượng khai thác từ tự nhiên có hạn, do đó việc phát triển nuôi cá biển là biện phát tất
yếu đáp ứng nhu cầu của xã hội. Xác định được ý nghĩa chiến lược lâu dài của nuôi cá
biển, nhiều nước như Trung Quốc, Nauy, Nhật Bản coi nuôi cá biển là một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
2.1.2. Nuôi cá biển ở một số nước trên thế giới
Tại Trung Quốc bắt đầu nuôi thử nghiệm một vài lồng các loài cá song và cá
hồng tại vùng biển Quảng Đông vào năm 1979. Sau đó nuôi cá biển tăng lên khoảng
960.000 lồng phân bố chủ yếu ở Sơn Đông, Trung Quốc. Sản lượng cá biển ở Trung
Quốc tăng lên nhanh chóng: năm 1990 sản lượng là 101.000 tấn đến năm 2005 sản
lượng là 660.000 tấn. Hệ thống lồng nuôi thông dụng (chiếm 98%) là lồng gỗ nổi lên
mặt nước có kích thức 3x3x3m. Sau đó những năm gần đây có các loại lồng bằng phao
kích thước 6x6x6m và kiểu lồng hình trụ có chu vi 60-100m, sâu 8-12m, kiểu lồng đại
dương chịu sóng dùng cho nuôi đại dương và nuôi vùng biển hở.
Nauy là cường quốc về nuôi cá biển trong hai thập kỷ qua, là nước xuất khẩu cá
biển nuôi số 1 thế giới. Từ đầu thập kỷ 80, Nauy đã xác định nuôi cá biển là mũi nhọn
kinh tế của đất nước, trong đó cá hồi là đối tượng nuôi chủ đạo. Sau hơn 20 năm
nghiên cứu và phát triển, Nauy đã đạt đến đỉnh cao của nuôi cá biển, sản lượng và giá
trị liên tục tăng. Năm 1985 sản lượng nuôi đạt 40.000 tấn, giá trị đạt 53 triệu USD; đến

năm 2000 sản lượng nuôi đạt 420.000 tấn đạt giá trị 1.350 triệu USD. Sản phẩm cá hồi
của Nauy rất đa dạng với 7 chủng loại từ 1kg/con đến trên 7kg/con, chu kỳ nuôi rất
khác nhau từ 2-6 tháng. Hệ số chuyển đổi thức ăn tinh giảm xuống còn 1,15. Cá hồi
được nuôi trong hình tròn là chủ yếu, ngoài ra còn nuôi trong hình chữ nhật. Điều đáng
-4-

chú ý là mặc dù nuôi cá ở quy mô công nghiệp tập trung ở mật độ cao nhưng về cơ bản
không gây ô nhiễm môi trường biển và thành công của công nghệ Vacxin 20 năm nuôi
liên tục cá hồi Nauy vẫn chưa bị dịch bệnh gây tổn hại lớn. Thị trường tiêu thu cá hồi
Nauy rất rộng lớn: EU, Nhật Bản, Mỹ, Đông Âu, Trung Quốc, Đài Loan và một số
nước Đông Nam Á. Việc cá hồi Đại Tây Dương của Nauy chiếm lĩnh thị trường Nhật
Bản và mới đây là thì trường Trung Quốc được coi là thành tích lớn trong lĩnh vực
thương mại cá biển. Công nghệ lồng nuôi cá Nauy rất phát triển, các loại lồng nổi
được trang thiết bị bằng hệ thống phao chịu lực và kiểu lồng đại dương chịu sóng
mạnh và dung tích lớn.
Nhật Bản là nước thứ 3 thế giới về mặt sản lượng cá biển nuôi, nhưng đứng đầu
trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, năng suất, hiệu quả và giá trị sản xuất. Nhật Bản là
nước đưa ra mô hình về nuôi cá biển trong lồng ngay từ rất sớm (đầu thập kỷ 70), nuôi
cá ngừ vây vàng, cá ngừ vây xanh theo chu kỳ kín và lồng nuôi được đặt ngay tại dòng
hải lưu ấm của Thái Bình Dương. Sản lượng năm 2000 của Nhật Bản đạt 245.566 tấn,
đến năm 2003 đạt 264.858 tấn. Nhìn chung sản lượng nuôi cá lồng không tăng nhiều
nhưng nuôi nhiều loại quý hiếm như cá cam, cá chình Nhật Bản. Tuy nhiên do nhu cầu
trong nước cao nên hàng năm Nhật Bản nhập rất nhiều các sản phẩm từ cá biển [23].
Đài Loan có nghề phát triển nuôi cá biển từ rất sớm và có nhiều đóng góp quan
trong cho sự tiến bộ của nghề nuôi cá biển thế giới. Hiện nay tại Đài Loan đang nuôi
khoảng 20 loài cá biển và hầu hết được sinh sản nhân tạo thanh công. Đài Loan có
trình độ cao về khoa học công nghệ nuôi cá biển đặc biệt là công nghệ sinh sản nhân
tạo. Từ đầu những năm 90, Đài Loan còn xuất khẩu cá giống đi hầu hết các nước Châu
Á. Vào năm 2001 nuôi hải sản bằng lồng bè ở Đài Loan xếp vào thứ 17 trên thế giới,
giá trị sản phẩm đạt 19,3 triêu USD

Ở khu vực Châu Âu, năm 1970, nước Pháp đã thành công trong việc nghiên cứu
sản xuất cá tráp Châu Âu, cuối năm 1980 Italia thành công trong việc cho sinh sản
nhân tạo cá mú Địa Trung Hải [23].
Ở khu vực Địa Trung Hải, Hy Lạp là nước đứng đầu về công nghệ nuôi cá biển
phát triển nhờ tiếp cận kỹ thuật sản xuất giống của Pháp, Italia, Anh, Nauy, Nhật Bản.
Chỉ sau một thời gian ngắn, họ đã thành công trong khâu cho sinh sản nhân tạo, sản
xuất được cá giống chất lượng cao, công nghệ nuôi được phát triển nhanh chóng. Sản
lượng cá biển nuôi năm 2000 của Hy Lạp đạt 79.000 tấn, giá trị 491 triệu USD. Nghề
nuôi cá biển của Hy Lạp phát triển ổn định và vững chắc do luôn cải tiến về công nghệ
nuôi, quản lý và tăng cường tiếp thị thị trường.
Các nước Đông Nam Á nghề nuôi cá biển chưa phát triển như các khu vực
khác. Thập niên 90 của thế kỷ trước, Thái Lan đi đầu trong lĩnh vực nuôi cá biển nhờ
-5-

thành công sản xuất nhân tạo và sau đó phát triển nuôi cá vược. Những năm cuối thập
niên 90, sản lượng cá vược của Thái Lan đã đạt tới hàng trăm ngàn tấn. Thị trường tiêu
thụ cá vược của Thái Lan là Hồng Kông và một số nước Châu Âu. Từ sau năm 2000,
do cá tráp ở Châu Âu phát triển mạnh, sự thành công của Trung Quốc và các nước
khác trong sản xuất giống và nuôi cá vược, giá cá vược giảm nhanh làm cho nghề nuôi
cá vược của Thái Lan bị đình trệ. Philippin là nước đứng đầu thế giới về nuôi cá măng
biển và đang tiếp tục phát triển. Sản lượng cá măng biển năm 2005 của Philippin đạt
37.000 tấn, tuy nhiên sản phẩm xuất khẩu còn hạn chế.
2.1.3. Một số đối tượng hải sản được nuôi trên biển
Các đối tướng cá biển trên thế giới hiện nay đang được phát triển nuôi là: các loài
cá song (Epinephelus sp), cá giò (Rachycentron canadum), cá hồng mỹ (Sciaenops
ocellatus), cá chim vây vàng (Trachinotus blochii), cá tráp (Pagrus sp), cá măng biển
(Chanos chanos), cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus), cá chẽm (Lates
calcarifer), cá dìa (Siganus sp), cá hồi, cá ngừ
- Cá song (cá mú) được nuôi nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Đài
Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines các loài cá

song thuộc giống Epinephelus như cá song chấm nâu (E. coioides), cá song hổ (E.
fuscogulatus), cá song điểm gai (E. malabarricus), cá song mỡ (E. tauvina), cá song
vang (E. lanceolatus) Sản lượng nuôi cá mú năm 1997, khu vực Châu Á Thái Bình
Dương khoảng 15.000 tấn. Trung Quốc dẫn đầu trên thế giới, cung cấp 8.000 tấn, sau
đó là Indonesia. Các nước khác sản xuất hàng năm trung bình 1.000-2.000 tấn vào
năm 1900-1997 (APEC/SEADEC, 2001). Đài Loan là nước đi đầu trong công nghệ
sản xuất giống cá biển, đã cho sinh sản thành công cá song từ năm 1985, có 84 loài cá
song được tìm thấy và có khoảng 13 loài đã đưa và nuôi thương phẩm. Hiện nay, Đài
Loan là quốc gia sản xuất cá song đại trà với khoảng 600 trại giống hoạt động cho sản
lượng khoảng 20 triệu cá giống và trên 7.000 tấn cá mú thương phẩm vào năm 2001.
- Cá giò được nuôi rộng rãi khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc. Cá
giò tăng trưởng nhanh, phân bố rộng rãi trong tự nhiên và chúng có thể ăn thức ăn
nhân tạo. Trong điều kiện nuôi cá giò có thể đạt trọng lượng 3-4kg sau 1 năm và đạt
trọng lượng 8-10 kg ở năm nuôi thứ hai. Cá giò đang được nuôi ở qui mô từ nhỏ đến
lớn, được nuôi từ bè gỗ truyền thống đến các kiểu lồng tròn bằng lồng Nauy. Hầu hết
các vùng nuôi sử dụng nguồn cá tạp làm thức ăn chính (Niels Svennevig. http//
www.was.org). Ở Đài Loan nghề nuôi hải sản bằng lồng bè được phát triển từ năm
1970, đến năm 1993 đã cho sinh sản nhân tạo cá bớp thành công.
-6-

2.1.4. Một số công nghệ lồng nuôi biển trên thế giới
Công nghệ lồng bè nuôi cá biển trên thế giới trong thời gian qua đã có những
bước phát triển nhanh, công nghệ nuôi cá lồng từ kiểu lồng gỗ nuôi đơn giản, đến kiểu
lồng nổi được trang bị hệ thống phao chịu lực và kiểu lồng đại dượng chịu sóng. Các
mô hình lồng nuôi chịu sóng cũng rất đa dạng, có cấu trúc, hình dạng, hệ thống phao
neo chịu lực, thể tích lồng nuôi cũng khác nhau tùy thuộc vào quy mô nuôi, vùng nuôi
và loài nuôi. Ưu điểm của hệ thống lồng chịu sóng là có khả năng nuôi ở vùng biển hở,
ngoài khơi, chịu được sóng mạnh, có dung tích nuôi lớn, phù hợp với quy mô công
nghiệp và nuôi với sản lượng lớn.
Một số kiểu lồng nuôi vùng biển hở trên thế giới như: kiểu lồng chịu sóng của

Nhật Bản, kiểu lồng đại dương của Thụy Điển, kiểu lồng đại dương của Nga, kiểu lồng
đại dương của úc, kiểu lồng đại dương của Tây Ban Nha, kiểu lồng đại dương của
Nauy, kiểu lồng đại dương của Mỹ, kiểu lồng đại dương của Trung Quốc.
2.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển nuôi cá biển Việt Nam
Việt Nam đã bắt đầu phát triển nuôi cá biển từ năm 1960 nhưng chủ yếu nuôi ao
ở phía Bắc, đến năm 1988 đã nuôi lồng cá biển (cá song/cá mú) tại vịnh Nha Trang,
tuy nhiên đến nay sự phát triển nuôi cá biển ở Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu:
2.2.1. Về đối tượng nuôi
Đối tượng nuôi chủ yếu ở Việt Nam là các loài cá song (Epinephelus sp), cá giò
(Rachycentron canadum), cá chẽm (Lates calcarifer), và nuôi một số loài cá biển khác
như cá hồng mỹ (Sciaenops ocellatus), cá chim vây vàng (Trachinotus blochii), cá tráp
(Pagrus sp), cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus), cá dìa (Siganus sp), nhưng số
lượng không đáng kể.
2.2.2. Công nghệ thức ăn
Thức ăn hiện nay sử dụng chủ yếu vẫn là cá tạp chiếm khoảng 85%, một số nơi sử
dụng thức ăn tự chế tuy nhiên tỷ lệ sử dụng loại thức ăn này chiếm tỷ lệ thấp khoảng
10%, và một số cơ sở bắt đầu nhập thức ăn công nghiệp, lượng thức ăn công nghiệp sử
dụng không đáng kể, mới chỉ dừng ở lại mô hình nuôi thử nghiệm chiếm khoảng 5%.
2.2.3. Công nghệ lồng nuôi
Công nghệ lông nuôi chủ yếu nuôi bằng lồng gỗ đơn giản, phao bằng nhựa hay
bằng xốp. Hình thức nuôi kiểu lồng chịu sóng vùng biển hở hiện nay chưa được áp
dụng nuôi rộng rãi, do chi phí đầu tư công nghệ nuôi lồng chịu sóng rất cao, người dân
không có khả năng đầu tư. Tại Phân viện Bắc Trung Bộ (Cửa Lò), hiện đã áp dụng
-7-

thành công công nghệ lồng nhựa tròn chịu sóng của Nauy, đã mở ra hướng phát triển
mới cho nghề nuôi cá lồng tại các vùng biển mở.
2.2.4. Công nghệ sản xuất giống cá biển
Một số loài cá biển ở Việt Nam đã cho sản xuất nhân tạo thành công là: cá song,
cá giò, cá vược, cá hồng mỹ Con giống đang nuôi hiện nay chủ yếu là do dân thu

gom từ tự nhiên hoặc nhập giống từ Đài Loan, Trung Quốc, số lượng giống sản xuất ra
chưa đáp ứng được nhu cầu của người nuôi hiện nay. Vấn đề nghiên cứu sản xuất
giống cá biển mới được quan tâm nghiên cứu trong vài năm trở lại đây.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã có nhiều công trình khoa học nghiên
cứu về công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng cá biển.
- Năm 1996-1997, trong đề tài nuôi cá biển của Viện nghiên cứu Hải sản đã cho
sinh sản được một số cá giò bột nhưng vấn đề kỹ thuật ương nuôi chưa được giải
quyết, đây là giai đoạn sơ khai nghiên cứu cá biển ở Việt Nam. Đến đề tài “ Nghiên
cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao trong
điều kiện Việt Nam”, của Viện nghiên cứu Hải Sản tiến hành từ năm 1998-2000, có sự
hợp tác nghiên cứu với Viện DIFTA (Đan Mạch) năm 1998 và sự tham gia của các
chuyên gia dự án NORAD thuộc Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, trong các
năm 1999 và năm 2000 đã định hình được quy trình ương thâm canh cá giò. Năm 1998
không thu được cá bột, đến năm 1999 thu được 6.500 cá hương cỡ 4-6cm, nhưng đến
năm 2.000 chỉ sản xuất được 1.000 con giống cỡ 8-10 cm trong mô hình ương nuôi
quảng canh, dựa vào thức ăn tự nhiên thu gom ở Cát Bà và Qúy Kim – Hải Phòng.
Trong 3 năm (2001-2003) kỹ thuật sản xuất cá giò được Hợp phần 3- Dự án NORAD
và dự án SUMA (DANIDA) tiếp tục nhiên cứu, đã phát triển thành quy trình ương
thâm canh cá giò đi vào ổn định hơn: Tỷ lệ sống đến giai đoạn cá giống (8-10cm) đạt
2-4%; năng suất cá hương (2,5-3cm) đạt 7.500-8.000 con/m
3
, giống cỡ 6-8cm đạt
150con/m
3
(trong hệ thống nước chảy và 250 con/m
3
trong hệ thống tuần hoàn nước
[7]. Kỹ thuật sản xuất giống cá giò ngày càng hoàn thiện, từng bước chủ động cung
cấp giống cho người nuôi.
- Năm 2002, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã tiến hành nghiên cứu

của đề tài KC 06.13.NN: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm
một số loài cá song (Epinephelus spp) phục vụ xuất khẩu”. Đề tài đã được triển khai
nghiên cứu tại 02 cơ sở của Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (tại Cát Bà và Cửa
Hội), tại Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II và một doanh nghiệp ở Quảng Ninh
(Công ty Đầu tư Phát triển sản xuất Hạ Long) từ tháng 11/2001 đến tháng 11/2004.
Kết quả của đề tài đã đạt được những kết quả bước đầu như sau: Chọn lọc nuôi vỗ
chuyển đổi giới cá bố mẹ đạt tỷ lệ thành thục 60 – 70%. Tỷ lệ thụ tinh của trứng đạt
-8-

71,5 – 82%, tỷ lệ nở đạt 76,0 – 82,1%. Ương nuôi ấu trùng (cá bột) đến cá hương 40
ngày tuổi đạt 7,5%. Ương cá hương lên cá giống (40 ngày tuổi, chiều dài 3 – 4 cm)
đến 90 ngày tuổi (8 – 10 cm) đạt tỷ lệ sống 72 – 81% [15]. Đề tài đã triển khai trên
quy mô thí nghiệm tại Cát Bà, Cửa Hội, Vũng Tàu. Năm 2003, đề tài phối hợp với
Công ty Đầu tư Phát triển xản xuất Hạ Long thử nghiệm triển khai tại đảo Cống Tây
(Quảng Ninh). Tổng số cá giống các cơ sở đã xuất được trong 2 năm 2002 và 2003 là
301.000 con. Hiện nay, Viện Nghiên cứu NTTS I đang nuôi giữ đàn cá hậu bị đơn 300
con của 2 loài cá song: cá song chấm nâu (E. coioides) và cá song chanh
(E.malabaricus). Kết quả nuôi thương phẩm trong lồng từ đàn cá giống sản xuất nhân
tạo năm 2002, năng suất nuôi đạt trung bình 6,2 kg/m
3
nước. Một ô lồng có thể tích 27
m
3
(3x3x3m) đã đạt 1.600 – 1.700 kg [15].
Hiện nay nghề nuôi cá lồng biển ở Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế, phát triển ở
quy mô công nghiệp gặp nhiều khó khắn do nguồn giống hiện nay còn thiếu, còn phụ
thuộc vào nguồn giống từ tự nhiên và nguồn giống nhập từ bên ngoài và công nghệ
lồng nuôi và công nghệ sử dụng thức ăn còn lạc hậu.
Sự thành công của các đề tài nghiên cứu sản xuất giống và ương nuôi cá giống và
mô hình thử nghiệm nuôi cá lồng thương phẩm đã góp phần quan trọng thúc đẩy nghề

nuôi cá lồng biển ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
-9-

PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
(1) Đánh giá các yếu tố về điều kiện tự nhiên, môi trường vùng nuôi và tiềm
năng phát triển nuôi cá lồng bè tại vịnh Cát Bà.
(2) Đánh giá hiện trạng nghề nuôi cá lồng bè tại vùng vịnh Cát Bà, TP. Hải
Phòng giai đoạn 2001-2010.
(3) Đánh giá tổ chức quản lý và thể chế chính sách phát triển nghề nuôi cá lồng
bè tại vùng vịnh Cát Bà, TP. Hải Phòng.
(4) Đề xuất các giải pháp phát triển nuôi cá lồng bè bè tại vịnh Cát Bà theo
hướng hiệu quả và bền vững.
3.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nuôi cá lồng bè trên biển vùng vịnh Cát Bà.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 02/2010 đến tháng 12/2010.
- Địa điểm nghiên cứu: vịnh Cát Bà - huyện Cát Hải- TP. Hải Phòng
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Trong quá trình thu thập số liệu thứ
cấp đã sử dụng các phương pháp kế thừa. Thu thập và đánh giá các tài liệu khoa học,
số liệu điều tra cơ bản, báo cáo tổng kết hàng năm của ngành thủy sản, báo cáo kết quả
thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học liên quan đến nội dung và phạm vi nghiên
cứu của đề tài đã thực hiện và công bố chính thức như:
- Các tài liệu, báo cáo kết quả nghiên cứu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí
hậu thời tiết, môi trường đất, môi trường nước, kinh tế xã hội vùng vịnh Cát Bà của
các ngành như: Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyển môi trường thành phố Hải Phòng, các
viện và các trung tâm nghiên cứu khoa học. Báo cáo kết quả phát triển nuôi trồng thủy
sản từ 2001-2009 của thành phố Hải Phòng.
- Báo cáo kết quả hàng năm về phát triển nuôi cá lồng bè tại vùng vịnh Cát Bà

của UBND huyện Cát Hải.
- Báo cáo kết quả thực hiện của các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học liên quan
đến nuôi cá lồng bè tại vịnh Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
- Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học về sản xuất giống, thức ăn, công lồng bè
nuôi trên biển trong và ngoài nước.
-10-

 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Trong quá trình điều tra thu thập số liệu
sơ cấp sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA): phân tích các vấn đề
về các mặt: điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nuôi cá
lồng bè tại vịnh Cát Bà. Hội thảo “đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng”
được tổ chức trước khi điều tra nông hộ để thu thập các thông tin chung về các đối
tượng nuôi, các mô hình nuôi, các khu vực nuôi phân bố chính cho từng loài và mô
hình nuôi;
- Phương pháp chuyên gia: thông qua hội nghị, hội thảo thu thập ý kiến góp ý của
các chuyên gia để thực hiện các nội dung của đề tài.
- Phương pháp điều tra bổ sung: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ
gia đình theo bộ câu hỏi điều tra đã được chuẩn bị trước. Bộ câu hỏi được lập và chuẩn
hoá với các thông tin cần thu thập liên quan đến mục đích đề tài như:
+ Thông tin chung về hộ nuôi cá lồng bè: Tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản
xuất, lao động tham gia nuôi cá lồng…
+ Thông tin chung về hoạt động nuôi cá lồng bè: Thông tin về đối tượng, mùa vụ
và thời gian nuôi, thiết kế và xây dựng lồng nuôi cá biển.
+ Một số thông tin về sử dụng con giống, thức ăn và hóa chất khi nuôi: Thông tin
về con gống (kích cỡ, mật độ giống thả, nguồn giống và chất lượng con giống). Thông
tin về thức ăn; thông tin về hóa chất (loại hoá chất, nguồn gốc xuất xứ và cách sử dụng
hoá chất)
+ Thông tin về quản lý chăm sóc: Quản lý chất lượng nước (kiểm tra về chế độ
thuỷ lý, thuỷ hoá và thuỷ sinh). Bệnh và quản lý bệnh, xử lý chất thải từ nuôi cá biển.

+ Hiện trạng dịch vụ hậu cần phục vụ nuôi cá biển: Sản xuất và cung ứng giống,
thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản; chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm thủy sản.
+ Hiệu quả kinh tế: Các chi phí cố định, chi phí lưu động, sản lượng thu hoạch;
tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, lợi nhuận trên vốn đầu tư, thu nhập lao động.
+ Những thuận lợi, khó khăn thường gặp phải và cách giải quyết: Vấn đề quy
hoạch, vốn, giống, kỹ thuật, thức ăn, thị trường, chính sách, môi trường.
3.3.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
- Chọn mẫu điều tra: Trên cơ sở các đối tượng và hình thức nuôi cá lồng tại vịnh
Cát Bà, chúng tôi chọn 3 mô hình nuôi chính: Mô hình nuôi cá giò, mô hình nuôi cá
song, và mô hình nuôi ghép các loài cá biển với nhuyễn thể. Mỗi mô hình nuôi chọn
30 hộ điều tra theo biểu mẫu điều tra.
-11-

- Tổng số mẫu điều tra nghiên cứu: Tổng số hộ điều tra là 90 hộ, số hộ chọn
điều tra mang tính đại diện phổ biến cho hoạt động nuôi cá lồng của vùng nghiên cứu,
gồm: 30 hộ nuôi cá giò, 30 hộ nuôi cá song và 30 hộ nuôi ghép cá lồng với đối tượng
nhuyễn thể.
3.3.3. Phương pháp tích và xử lý số liệu:
- Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel, phần mềm SPSS 9.0 for Windows.
- Phân tích thống kê mô tả: các chỉ số trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất, sai số trung
bình, độ lệch chuẩn, phần trăm tỷ lệ và các kiểm định mẫu.
- So sánh hiệu quả giữa các mô hình dựa vào phân tích ANOVA.
- Phương pháp phân tích tài chính: tổng thu, lợi nhuận thuần, tỷ suất lợi nhuận
vốn đầu tư.
 Phương pháp phân tích tài chính mô hình nuôi:
- Tổng thu = Tổng khối lượng sản phẩm x Giá bán sản phẩm
- Lợi nhuận thuần= [∑Tổng thu – (∑Chi phí SXCĐ + ∑Chi phí SX biến đổi)]
- Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư =[(Thu nhập ròng hàng năm)/(Vốn đầu tư)]*100%
Lãi suất đầu tư ( LSĐT) = Tỷ suất lợi nhuận (TSLN)/n
(n : Số tháng của vụ nuôi)


-12-

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, môi trường vùng nuôi và tiềm
năng phát triển nuôi cá lồng tại vịnh Cát Bà, huyện Cát Hải.
4.1.1. Vị trí địa lý của huyện Cát Hải
Cát Hải là một huyện đảo của thành phố Hải Phòng, nằm ở phía Đông Nam
thành phố Hải Phòng. Phía Tây Bắc huyện Cát Hải giáp với Yên Hưng (Quảng Ninh),
phía Đông Bắc là Vịnh Hạ Long. Ba mặt giáp với biển Đông, huyện có vị trí chiến
lược quan trọng, là cửa ngõ tiền tiêu của thành phố Hải Phòng. Huyện Cát Hải nằm
trong kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gần các trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, Quảng
Ninh nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết, trao đổi, giao lưu hàng hóa, khoa học
công nghệ, kỹ thuật với các địa phương khác trong vùng, trong nước và các nước
khác trên thế giới [12].
Có thể khẳng định vị trí địa lý là một trong những lợi thế nổi bật của huyện Cát
Hải, nơi có nhiều điều kiện để hình thành các ngành kinh tế mạnh như ngành nuôi
trồng hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá và phát triển du lịch.
4.1.2. Điều kiện khí hậu và chế độ thủy văn vùng nghiên cứu
Huyện đảo Cát Hải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng
trực tiếp của khí hậu đại dương; có hai mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè. Các đặc
điểm về điện kiện khí hậu và chế độ thủy văn như sau:
- Nhiệt độ không khí: chế độ nhiệt trong vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng rõ rệt
của hai hệ thống gió mùa: gió mùa đông bắc khô lạnh, gió mùa tây nam nóng ẩm.
Nhiệt độ không khí trung bình năm dao động trong khoảng 22,5-23,5
0
C. Mùa gió tây
nam (mùa hè), nhiệt độ trung bình đạt trên 25
0
C, cao nhất có thể đạt 35

0
C-40
0
C,
thường xuất hiện vào tháng 7. Gío mùa đông bắc (mùa Đông), nhiệt độ trung bình 18-
20
0
C, thấp nhất có thể xuống dưới 10
0
C. Đây là những thời điểm gây nhiều bất lợi
đến sự sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi, như xẩy ra sự cố chết hàng loạt
đối tượng nuôi trong những đợt rét đậm, rét hại hoặc nắng nóng kéo [10].
- Độ ẩm không khí: Trung bình năm biến đổi từ 82 - 84%, ở sâu trong đất liền là
trên 85%. Nhìn chung, độ ẩm có xu hướng tăng dần từ bắc xuống nam và từ ngoài
khơi vào bờ. Tháng 4 có độ ẩm cao nhất (từ 90- 91%), nhỏ nhất xuất hiện vào các
tháng 10 đến tháng 1 năm sau (từ 73 - 77%) [10].
- Chế độ nắng và bức xạ: Khu vực có số giờ nắng trung bình năm vào khoảng
1.600 – 1.800 giờ. Số giờ nắng lớn nhất thường xuất hiện vào tháng 7 và 9, số giờ
-13-

nắng thấp nhất thường vào tháng 2. Tổng lượng bức xạ mặt trời khá cao, đạt 105-
115kcal/cm
2
.
- Chế độ gió: Khu vực Hải Phòng nằm trong vùng bị chi phối của chế độ gió mùa
Đông Nam Á, với hai mùa gió chính: Mùa gió đông bắc trùng với mùa đông lạnh
(tháng 11 đến tháng 3 năm sau), hướng gió thịnh hành là đông bắc, bắc và đông, vận
tốc gió trung bình đạt 3,2-3,7m/s. Mùa gió tây nam trùng với mùa hè nóng (tháng 5-
9), hướng gió thịnh hành là đông, đông nam và nam. Tốc độ gió trung bình đạt 3,5-
4,0m/s, cực đại đạt 20-25m/s. Trong mùa hè đôi khi xuất hiện các đợt gió tây nam, tuy

có tốc độ nhỏ nhưng hoạt động của gió này dẫn đến thời tiết khô nóng. Trong thời kỳ
chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10), sự ảnh hưởng của gió mùa giảm, thường xuất hiện
gió biển - đất liền, hướng gió tản mạn, tốc độ gió thường nhỏ hơn các tháng chính mùa
đông bắc và mùa tây nam [10].
- Chế độ mưa: Hải Phòng nằm trong vùng khí hậu có tính chất nhiệt đới, mùa hạ
nóng ẩm mưa nhiều và mùa đông khô lạnh mưa ít. Tổng lượng mưa cả năm dao động
trong khoảng 1600 - 1800mm nhưng phân bố không đều. Lượng mưa cao nhất vào
tháng 8 (235 mm), thấp nhất vào tháng 12 (16mm). Trong mùa khô (tháng 11 đến
tháng 4), lượng mưa nhỏ, tổng lượng mưa chỉ đạt 297mm. Mùa mưa (tháng 5 đến
tháng 10), chiếm 80-90% tổng lượng mưa cả năm. Tổng số ngày mưa trong năm đạt
100-150 ngày, tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hạ [10].
- Chế độ bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi hàng năm của khu vực Hải Phòng đạt trung
bình 700-750mm. Các tháng 10, 11 là thời kỳ khô hanh, lượng bốc hơi lớn nhất trong
năm, đạt trên 80mm, các tháng 2, 3 lượng bốc hơi thấp, chỉ trên 30mm [10].
- Bão và các hiện tượng thời tiết đặc biệt: Hải Phòng nằm trong vùng có bão và
áp thấp nhiệt đới đổ bộ nhiều, chiếm 31% tổng số cơn bão đổ bộ vào nước ta hằng
năm. Trung bình hàng năm có từ 1-2 cơn bão và áp thấp đổ bộ trực tiếp, 3-4 cơn bão
và áp thấp khác gián tiếp ảnh hưởng đến vùng ven biển và đảo. Thời kỳ bão đổ bộ trực
tiếp vào Hải Phòng tập trung trong các tháng 7 đến tháng 9 với tổng tần suất 78%,
trong đó tháng 7 là 28%, tháng 8 là 21% và tháng 9 là 29%. Dông, lốc, mưa lớn là các
hiện tượng thời tiết đặc biệt, tuy chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng thường gây
ra những hậu quả nặng nề cho người, tài sản và sản xuất ven biển. Hàng năm khu vực
Hải Phòng có khoảng 40-45 ngày có dông, chủ yếu vào mùa hè (các tháng 4 và 6). Khi
có dông, lượng mưa trong 1-2 giờ có thể lên đến 180-200mm. Khi dông phát triển
mạnh thường xuất hiện gió xoáy với tốc độ rất lớn, có thể đạt tới 100- 200m/s (gió lốc)
trong khoảng 5-10 phút.
- Thủy triều và mực nước: Chế độ triều tại các khu vực nghiên cứu tuân theo quy
luật diễn biến của thủy triều ngoài biển: điều này thể hiện quá rõ qua dao động mực
-14-


nước hàng ngày trong các kỳ nước cường, nước kém và kỳ chuyển tiếp. Thuỷ triều
vùng ven biển khu vực nghiên cứu là nhật triều thuần nhất với biên độ dao động lớn,
tổng lượng nước do thuỷ triều truyền vào lớn. Thông thường trong ngày xuất hiện một
đỉnh triều (nước lớn) và một chân triều (nước ròng). Trung bình trong một tháng có 2
kỳ triều cường, mỗi chu kỳ kéo dài 11-13 ngày với biên độ dao động mực nước từ 2,0
- 4,0m. Trong kỳ triều kém tính chất nhật triều giảm đi rõ rệt, tính chất bán nhật triều
tăng lên: trong ngày xuất hiện 2 đỉnh triều (cao, thấp). Hàng năm thủy triều có biên độ
lớn vào các tháng 5, 6, 7 và 10, 11, 12, biên độ nhỏ vào các tháng 3, 4 và 8, 9. Mùa
đông triều thấp vào ban ngày, mùa hè triều thấp vào ban đêm. Độ cao cực đại là 3,5m,
cực tiểu là 0,9m, tốc độ dòng chảy trung bình 20cm/s. Khu vực đông nam Cát Bà, dòng
chảy cũng so sòng triều quyết định, hướng chảy phức tạp, tốc độ chỉ cỡ khoảng 8-
10cm/s [10].
- Dòng chảy: Dòng chảy ven bờ trong khu vực là tổng hợp của các dòng chảy
triều, dòng chảy sóng ven bờ, dòng chảy gió, dòng chảy sông, trong đó dòng triều là
thống trị, quy định tính chất của dòng tổng hợp. Dòng triều mang tính chất thuận nghịch,
elip triều dẹt, định hướng theo luồng, lạch cửa sông hoặc song song với đường bờ. Dòng
triều mạnh vào các tháng 6, 7, 12, 1 và yếu vào các tháng 3, 4, 8, 9 trong năm. Dòng
chảy hoàn toàn theo hướng của dòng triều và phụ thuộc vào chế độ thuỷ triều. Dòng
tổng hợp khi triều xuống luôn lớn hơn dòng tổng hợp khi triều lên, tốc độ về mùa đông
5-7cm/s và mùa hè 10-20cm/s.
- Chế độ sóng: Sóng phụ thuộc vào chế độ gió và đặc điểm địa hình bờ và đáy.
Sóng ven biển chủ yếu là sóng truyền từ ngoài khơi đã bị khúc xạ và phân tán năng
lượng do ma sát đáy. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, hướng sóng thịnh hành là
đông bắc, tần suất lớn hơn 40%. Mùa hè, từ tháng 5-8, sóng hướng Nam khống chế
trên toàn vùng biển, tần suất tới 43%. Tháng 7, tần suất sóng hướng Đông chiếm tới
18%. Độ cao sóng cực đại trong hầu hết các tháng đạt xấp xỉ 2,0m, trong bão có thể
đạt tới 4-5m. Các tháng 4 và 10 là tháng giao mùa, sóng hướng Đông và Đông Nam
chiếm ưu thế, tần suất 25,3-31,9% [10].
- Chế độ thuỷ triều: thuộc chế độ nhật triều, độ cao cực đại là 3,5m, cực tiểu là
0,9m, tốc độ dòng chảy trung bình 20cm/s. Khu vực đông nam Cát Bà, dòng chảy cũng

do sòng triều quyết định, hướng chảy phức tạp, tốc độ dong chảy chỉ cỡ khoảng 8 -
10cm/s [10].
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn của Hải Phòng có nhiều thuận
lợi cho nuôi trồng hải sản (thuỷ triều, dòng chảy…). Tuy nhiên, nó cũng có những yếu
tố ảnh hưởng rất lớn, đến nuôi trồng hải sản (nhiệt độ không khí, lượng mưa, sóng
gió ). Biến trình nhiệt độ không khí chi phối biến trình nhiệt độ nước vùng nuôi, từ đó
-15-

kéo theo một loạt biến đổi của các thông số môi trường khác như pH, DO, CO
2
, H
2
S…
dẫn kéo theo chất lượng môi trường bị biến đổi. Vào các tháng mưa nhiều (tháng 5-8)
thường có những đợt nắng nóng, dẫn đến nhiệt độ nước tăng cao. Mặt khác, cũng vào
các tháng mưa nhiều, lượng nước mưa lớn làm thay đổi đáng kể độ muối thuỷ vực nuôi
hải sản, có thể gây sốc cho đối tượng nuôi. Đây là những khoảng thời gian thường có
những bất lợi về môi trường đối với sự sinh trưởng phát triển của các đối tượng hải sản.
4.1.3. Chất lượng môi trường nước vịnh Cát Bà
4.1.3.1. Các thông số thuỷ lý, thuỷ hoá
- Nhiệt độ nước biển: Nhiệt độ nước biển khu vực Cát Bà diễn biến theo quy luật
mùa, biên độ dao động năm của nhiệt độ xấp xỉ 8
o
C. Các giá trị nhiệt độ ghi nhận được
dao động từ 21,4-31,2
o
C. Khu vực nghiên cứu có độ sâu nhỏ nên chênh lệch nhiệt độ
nước biển không lớn giữa tầng mặt và tầng đáy (chênh lệch lớn nhất 1,8
o
C). Nhiệt độ

nước biển trung bình tháng 8 cao nhất 29,7
o
C, thấp nhất là tháng 1 là 18
o
C [11].
- Độ muối: Kết quả quan trắc ghi nhận được độ muối nước biển khu vực đảo Cát
Bà dao động 24,6-32,9‰. Sự phân tầng mặt và tầng đáy xảy ra mạnh nhất vào mùa
mưa (tháng 7, 8 và 9) do ảnh hưởng của nước mưa và sự xâm nhập của khối nước nhạt
cửa sông phía tây nam đảo truyền lên. Độ muối nước biển vịnh Lan Hạ cao và ổn định
hơn vùng Bến Bèo, vùng cảng cá Cát Bà. Độ muối trung bình tháng 7-8 thấp nhất đạt
23,6‰, cao nhất là tháng 2 với trung bình đạt 33,2‰, biến động độ muối trung bình
lên tới 12‰/năm (hình 4.1).
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Th¸ng
T
o
C
20.0
23.0
26.0
29.0
32.0
35.0
S %

o
T S

Hình 4.1: Biến trình nhiệt độ, độ muối trung bình tháng ở Bến Bèo - Cát Bà [11]
- Hàm lượng DO: hàm lượng DO ở khu vực đảo Cát Bà biến động khá lớn, từ
5,1– 7,2mg/l. Nhìn chung, hàm lượng DO không có sự khác biệt lớn giữa 2 đợt quan
quan trắc (bảng 4.1). So với GHCP (DO ≥ 5,0mg/l) theo QCVN 10: 2008, các kết quả
DO ghi nhận được đều nằm trong khoảng phù hợp với nuôi trồng hải sản và bảo tồn
-16-

thuỷ sinh. Tuy nhiên, biến động DO theo ngày đêm rất lớn, nhất là khu vực có biểu
hiện ô nhiễm như ở Bến Bèo cần được quan tâm hơn [11].
- Độ pH: Độ pH của nước biển khu vực đảo Cát Bà tương đối ổn định với tính
kiềm yếu và ít chênh lệch giữa các điểm đo cũng như giữa tầng mặt, tầng đáy và
chênh lệch mùa không lớn (bảng 4.1). Các giá trị pH quan trắc được (pH dao động từ
7,75 – 8,20) đều nằm trong khoảng GHCP 6,5 – 8,5) theo QCVN 10:2008.
- Độ đục: Độ đục của nước biển khu vực Cát Bà biến động ở khoảng khá rộng, từ
4-23NTU. Độ đục trung bình tháng mùa mưa (12NTU) cao hơn mùa khô (7NTU),
chênh lệch 5NTU (bảng 4.1). Độ đục ở khu vực Bến Bèo cao nhất trong 3 khu vực
nghiên cứu. Độ đục tăng đồng nghĩa với sự gia tăng của chất rắn lơ lửng trong nước
biển, dẫn đến nguy cơ mầm bệnh và các chất độc hại ảnh hưởng đến đối tượng nuôi.
Bảng 4.1: Giá trị các thông số môi trường nước cơ bản ở vịnh Cát Bà [11]
Nhiệt độ
(oC)
Độ muối (‰)

DO (mg/l)
pH
Độ đục
(NTU)

Thông số

Giá trị
MM

MK MM MK MM MK MM

MK MM MK
Thấp nhất
24,6

21,4 24,6 29,8 5,1 5,3 7,66

7,83

6 4
Cao nhất
31,2

30,2 31,5 32,9 6,9 7,1 8,03

8,20

23 17
Trung bình

29,3

21,5 30,2 31,7 6,3 6,4 7,91


8,02

17 12
GHCP
- -

5

6,5 - 8,5 -
Ghi chú: MM - Mùa mưa; MK - Mùa khô [11].
- Hàm lượng N-NO
2
-
: Kết quả quan trắc ghi nhận được hàm lượng N-NO
2
biến
động rất lớn, từ 0,002 - 0,031mg/l, trung bình 0,018mg/l.
- Hàm lượng N-NO
3
-
: Hàm lượng N-NO
3
-
dao động từ 0,037- 0,108mg/l. So với
GHCP 0,5mg/l theo đề xuất của đề tài KT 03.07, các kết quả quan trắc đều thấp hơn.
Tuy nhiên, so với ngưỡng (0,06mg/l) ASEAN đề xuất, hầu hết kết quả quan trắc ở khu
vực vịnh Cát Bà hàm lượng N-NO
3
-
cao hơn.

- Hàm lượng N-NH
4
+
: Hàm lượng N-NH
4
+
trong nước biển ven đảo Cát Bà dao
động từ 0,0190-0,116mg/l, trung bình 0,060mg/l. Hàm lượng N-NH
4
+
thể hiện rõ phân
bố trong tháng mùa mưa (trung bình 0,073mg/l) cao hơn so với tháng mùa khô (trung
bình 0,057mg/l). Như vậy, các kết quả quan trắc được đều thấp hơn nhiều so với
GHCP 0,5mg/l theo QCVN 10: 2008. So với ngưỡng (0,07mg/l) đề xuất của ASEAN,
tuy giá trị N-NH
4
+ trung bình còn thấp hơn, nhưng nhiều điểm quan trắc ở Bến Bèo lại
có hàm lượng cao hơn. [11].
-17-

- Hàm lượng COD: Hàm lượng COD ở khu vực Cát Bà khá cao, các kết quả
quan trắc được dao động từ 5,30-12,8mg/l, trung bình 6,96mg/l.
- Hàm lượng dầu: Hàm lượng dầu khu vực Cát Bà khá cao, dao động từ 0,19-
1,74mg/l, trung bình 0,68mg/l. Đặc biệt khu vực Bến Bèo có hàm lượng dầu cao nhất
(trung bình 0,95mg/l) do lượng dầu phát thải từ hoạt động tàu thuyền du lịch, tàu
thuyền giao thông đi lại của ngư dân nuôi cá Như vậy, kết quả quan trắc đề ghi nhận
được có sự xuất hiện của dầu mỡ, điều này thể hiện dầu mỡ khu vực cảng cá Cát Bà
luôn vượt GHCP “không phát hiện” theo QCVN 10: 2008 và ngưỡng 0,14mg/l của
ASEAN.
- Hàm lượng Cu: Hàm lượng Cu ở khu vực Cát Bà quan trắc được dao động từ

10,75 - 13,61µg/l, trung bình 12,09µg/l. Nhìn chung, hàm lượng Cu ở 3 vùng nghiên
cứu chênh lệch nhau không lớn (trung bình ở Bến Gia Luận là 12,32µg/l; Bến Bèo
12,01µg/l; vịnh Lan Hạ 11,84µg/l ). So với GHCP 30µg/l theo QCVN 10: 2008 đối
với nuôi trồng thuỷ sản và bảo tồn thuỷ sinh, các kết quả quan trắc đều thấp hơn,
nhưng 100% giá trị Cu quan trắc được lại vượt ngưỡng 8µg/l do ASEAN đề xuất[11].
- Hàm lượng Pb: Hàm lượng Pb quan trắc được thấp hơn nhiều so với GHCP
50µg/l theo QCVN 10: 2008, nhưng lại vượt ngưỡng 8,5µg/l do ASEAN đề xuất. Chênh
lệch hàm lượng Pb giữa 3 vùng nghiên cứu ở Cát Bà không lớn [11].
- Hàm lượng Zn: Hàm lượng Zn quan trắc được dao động từ 15,83 - 25,51µg/l,
trung bình 18,07µg/l. So với GHCP 50µg/l theo QCVN 10: 2008 và ngưỡng do
ASEAN đề xuất, các kết quả quan trắc được đều thấp hơn nhiều.
- Hàm lượng Fe: Hàm lượng Fe biến động từ 0,012-0,095mg/l, trung bình
0,067mg/l. So với GHCP 0,1mg/l theo QCVN 10: 2008, các giá trị Fe quan trắc được
ở ven biển Cát Bà đều thấp hơn.
Bảng 4.2: Hàm lượng trung bình của kim loại trong nước biển ven đảo Cát Bà
Thông số

Giá trị
Cu
(µg/l)
Pb
(µg/l)
Zn
(µg/l)
Fe
(mg/l)
Nhỏ nhất
10,75 8,58 15,83 0,012
Lớn nhất
13,61 12,14 25,51 0,095

Trung bình
12,09 9,83 18,07 0,067
GHCP QCVN
10:2008
30 50 50 0,1
GHCP ASEAN
8 8,5 50 -
Nguồn: Trung tâm Quốc gia quan trắc cảnh báo môi trường biển [11].
-18-

4.1.3.2. Các thông số thuỷ sinh vật
- Thực vật phù du: Thành phần TVPD khu vực Cát Bà khá phong phú và đa
dạng, đã bắt gặp 124 loài (trong 199 loài đã thống kê ghi nhận ở khu vực đảo Cát Bà).
Thành phần TVPD ở đây thuộc khu hệ tảo biển nông ven bờ với sự có mặt chiếm ưu
thế của nhiều loài tảo giáp (Pyrrophyta) và tảo Silic (Bacillariophyta). Các loài điển
hình thường gặp trong các đợt quan trắc đa số là các loài rộng muối rộng nhiệt, gần bờ
như: Chaetoceros affinis, Ch. tortissimus, Ch. compressus, Bacteriastrum hyalinum,
Thalassionema nitzschioides, Thalassiothrix frauenfeldii, Dinophysis homunculus,
Noctiluca scintillans, Oscillatoria thiebauti [11].
Số lượng TVPD dao động theo mùa và chịu ảnh hưởng của các hoạt động nuôi
thủy sản trong khu vực. Mật độ TVPD dao động từ 110.000-10.026.000tb/m
3
. Các loài
thường có mật độ lớn gồm Bacteriastrum hyalinum (1.988.000tb/m
3
), Chaetoceros
tortissimus (1.532.000tb/m
3
), Chaetoceros affinis, Ceratium furca, Noctiluca
scintillans, Dinophysis homunculus [11].

- Tảo độc: So với vùng biển Hạ Long và Đồ Sơn thì vịnh Bến Bèo là nơi có số
lượng loài nhiều nhất (28 loài) và mật độ tương đối cao, đặc biệt vào các tháng cuối
mùa khô (từ 610.000-3.276.000tb/m
3
) trong mùa khô và mùa mưa biến động từ
300.000-2.390.000tb/m
3
). Trong tổng số loài tảo độc đã bắt gặp, ngành tảo giáp
(Pyrrophyta) có số loài nhiều nhất (24 loài), tiếp đến là ngành tảo Silic
(Bacillariophyta - 3 loài) và tảo Kim (Silicoflagellata - 1 loài). Trong số loài bắt gặp,
đã ghi nhận được một số loài có thể sản sinh ra độc tố mạnh, gây độc với cá, động vật
không xương sống và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người thông qua chuỗi thức ăn (gây
nên những chứng bệnh về thần kinh và tiêu hoá). Theo các nhà khoa học, ở khu vực
Cát Bà đã xuất hiện từ 8 đến 16 loài vi tảo gây bệnh tiềm năng ảnh hưởng đến nguồn
lợi thuỷ sản tự nhiên và đối tượng hải sản nuôi [11].
- Động vật phù du: Kết quả quan trắc ghi nhận được 54 loài ĐVPD (trong 98 loài
đã thống kê ghi nhận ở khu vực đảo Cát Bà) cùng nhiều ấu trùng ĐVPD, ĐVĐ, trứng
cá và cá con. Thành phần loài ĐVPD chủ yếu là các loài nước nhạt ven bờ. Nhóm giáp
xác chân chèo (Copepoda) là thành phần cơ bản của quần xã ĐVPD chiếm khoảng 60%
tổng số loài; tiếp theo là giáp xác râu nhánh (Cladocera), hàm tơ (Chaetognatha), Các
loài ĐVPD điển hình thường gặp trong các đợt quan trắc là: Arcatia erythraea,
Canthocalanus pauper, Paracalanus gracilis, Acrocalanus gibber, Temora discaudata,
Podon leuckarti, Evadne tergestina, Sagitta enflata .v.v.
Mật độ ĐVPD biến động từ 1.347-57.134ct/m
3
. Mật độ động vật phù du có sự
khác biệt lớn trong 2 đợt quan trắc; đợt cuối mùa khô (5.276 ct/m
3
) thấp hơn nhiều so
với đợt cuối mùa mưa (16.648 ct/m

3
). Nhóm ấu trùng giáp xác (chủ yếu là ấu trùng
Nauplius của Copepoda) thường có mật độ cao so với các nhóm khác [11].

×