Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Tiểu luận môn kinh tế đầu tư trường Đại học Thương Mại đạt điểm cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.81 KB, 46 trang )

Đề tài : Ứng dụng điện thoại : mua hàng xách tay
QuickSilver
Môn học : Kinh Tế Đầu Tư.
GV : Cao Thị Hồng Vinh.
Thành viên nhóm :
Tống Xuân Giang – MSSV : 1511110207 (Nhóm trưởng).
Lê Thị Trà Giang – MSSV : 1511110202.
Nguyễn Thị Hương Giang – MSSV : 1514420233.
Dương Hương Giang – MSSV : 1511110195.
Nguyễn Thị Hương Giang – MSSV : 1514410034.
Bùi Như Hoàng Hà – MSSV : 1414410068.


CHƯƠNG I : Ý TƯỞNG KINH DOANH
1. Ý tưởng kinh doanh
Khi cuộc sống ngày càng được nâng cao cũng là lúc nhu cầu của con
người ngày càng lớn. Sở thích mua sắm cũng vậy. Không dừng lại ở việc
mua bán hàng hóa trong nước, thú vui mua hàng nước ngoài càng trở nên
rộng rãi hơn cả. Có lẽ chưa bao giờ, khái niệm “hàng xách tay” lại phổ
biến như ở thời điểm hiện tại. Từ mạng ảo đến đời thực, bất cứ nơi nào,
người ta cũng có thể dễ dàng tìm mua được những vật phẩm trong vỏ
bọc kiêu hãnh “hàng xách tay” kèm lời quảng cáo có cánh.
Những sản phẩm ở những đất nước bên nửa kia trái đất như Úc, Pháp,
Mỹ,…hay các quốc gia ngay ở địa phận châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc,…
luôn được người tiêu dùng Việt Nam hướng đến. Tuy nhiên, việc vận chuyển
hàng hóa xuyên quốc gia không phải là điều dễ dàng. Các trang web đặt
hàng thế giới như Amazon, Ebay,…không phải lúc nào cũng sẵn sàng giao
hàng sang Việt Nam đối với tất cả các mặt hàng. Do đó, phương thức người
tiêu dùng tiếp cận đến hàng xách tay chủ yếu là qua cá nhân, qua các cửa
hàng chuyên bán hàng xách tay với chi phí cao rất nhiều.
Theo khảo sát, trong hơn 1600 người, có khoảng:


 50% người có nhu cầu mua hàng nước ngoài không có tại bản địa.
 65% băn khoăn về chất lượng hàng xách tay trong nước.
Đó chính là lý do để Quick.Silver ra đời. Quick.Silver là ứng dụng
điện thoại được sinh ra với sứ mệnh gây dựng cộng đồng, kết nối những
người có nhu cầu mua hàng xách tay với những người di chuyển xuyên
biên giới sẵn sàng mang hộ hàng hóa.
2. Mục đích và động cơ kinh doanh
2.1.1 Mục đích:
- Xuất phát từ mong muốn đem lại một giải pháp mua sắm dễ dàng hơn
cho mọi người.
- Xuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân, và để thỏa mãn niềm đam
mê kinh doanh và làm giàu.
- Xuất phát từ mong muốn trải nghiệm những điều mới mẻ, bổ ích.
2.1.2 Động cơ:
- Xuất phát từ việc muốn tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề cá nhân,
cụ thể là mua hàng từ nước ngoài.
- Giải quyết nhu cầu của cộng đồng những người có cùng sở thích mua
sắm từ nước ngoài nhưng lại gặp khó khăn trong vấn đề vận chuyển.


- Áp dụng tổng hợp những kiến thức đã học tại giảng đường đại học,
cùng với kiến thức tự tìm hiểu được trên sách vở, báo đài,…vào thực tiễn
cuộc sống.
3. Sản phẩm kinh doanh
Dự án cung cấp ứng dụng kết nối giữa khách hàng là những người có nhu
cầu mua hàng xách tay với những người chuyên chở (carrier) có thể là khách
du lịch, du học sinh,… sẵn sàng xách hàng về.
3.1. Mô tả sản phẩm
3.1.1 . Quick.Silver là gì?
Quick.Silver là mobile app tạo cộng đồng kết nối những người có nhu

cầu mua hàng xách tay với những người di chuyển xuyên biên giới sẵn sàng
mang hộ hàng hóa, tạo ra 3 giá trị hàng đầu: Nhanh, An toàn và Chi phí thấp.
Quick.Silver là nơi người dùng có thể:
 Chọn mua sản phẩm từ các trang thương mại điện tử trên thế giới
với thao tác đơn giản, chi phí thấp, nhận hàng nhanh chóng
 Nhận vận chuyển các đơn hàng phù hợp với lịch trình bay, khối
lượng hành lý để kiếm thêm thu nhập, tiết kiệm chi phí
3.1.2 . Các tính năng chính
a) Cập nhật thông tin
Giao diện app được tối ưu hóa thiết kế, người dùng có thể cập nhật
tức thì xu hướng, thông tin sản phẩm (Giá, Xuất xứ,…) qua mục Shopping
để tạo đơn hàng và thông tin chuyến bay (Thời gian, Số Kg Hành lý,…) qua
mục Flight để tìm được đơn hàng phù hợp. Ngoài ra, website Quick.Silver
giúp người dùng tìm hiểu về dịch vụ
b) Shopper: Tạo đơn hàng tìm carrier
Người dùng có thể tạ đơn đặt mua hàng kèm thông tin chi tiết sau đó
hệ thống tự động tìm kiếm những carrier phù hợp và kết nối với shopper tiếp
tục giao dịch. Trong quá trình tìm Carrier, shopper có thể chỉnh sửa hoặc xóa
đơn hàng.
c) Carrier: Cập nhật chuyến bay, nhận đơn hàng phù hợp
Người dùng có nhu cầu xách hộ đồ kiếm thêm thu nhập có thể đăng
kí trở thành carrier và cập nhật thông tin chuyến bay (Thời gian, số kg hành
lý,…). Hệ thống tự động tìm kiếm những đơn hàng phù hợp với chuyến bay
và kết nối tới carrier để họ lựa chọn những đơn hàng mình mong muốn xách


hộ, sau đó tiếp tục giao dịch. Qua mục Flight, carrier có thể quản lý thông tin
chuyến bay và các đơn hàng đã nhận.
d) Quản lý giao dịch
Shopper sau khi tìm được Carrier bắt đầu giao dịch có thể quản lý

quá trình vận chuyển hàng của Carrier qua 5 trạng thái của giao dịch được
hiển thị trong app: Matched (Đã kết nối Carrier), Carrier’s Place (Hàng đã
đến chỗ Carrier), On board (Đang trên máy bay), Customs Station (Hàng đã
hạ cánh) và Delivered (Hàng đã đến tay shopper). Sau khi nhận hàng
Shopper đồng ý trả tiền và QuickSilver sẽ chuyển tiền vào tài khoản của
Carrier.
e) Phản hồi và hỗ trợ trực tuyến
Người dùng có thể hỏi đáp hay phản hồi về dịch vụ 24/24 từ admin
tại mục Message. Ngoài ra, Shopper có thể đánh giá, review về Carrier sau
mỗi lần giao dịch tại mục Profile của Carrier.
-

4. Mô hình kinh doanh
Tên ứng dụng: Quick.silver
Loại hình doanh nghiệp:
Hộ kinh doanh cá thể
Cơ sở để dự án lựa chọn mô hình kinh doanh này là:
Phù hợp với nguồn lực hiện có về con người và tài chính
Công tác quản lý điều hành cũng dễ dàng hơn
Thủ tục đăng kí kinh doanh đơn giản
Được pháp luật khuyến khích
5. Thời gian hoạt động:
Đã đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2017 và đang phát triển.


CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam từ năm 2015 đến nay
Trong phần này, nhóm ưu tiên phân tích những điểm nổi bật của tình hình
kinh tế xã hội có tác động trực tiếp đến sản phẩm kinh doanh và tính khả thi
của dự án.

1.1. Tổng quan:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2017 ước tính tăng 5,10% so
với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
2,03%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực
công nghiệp và xây dựng tăng 4,17%, đóng góp 1,46 điểm phần trăm; khu
vực dịch vụ tăng 6,52%, đóng góp 2,65 điểm phần trăm. Tăng trưởng quý I
năm nay cao hơn mức tăng của quý I các năm 2012-2014[1], nhưng thấp
hơn so với mức tăng 6,12% của cùng kỳ năm 2015 và 5,48% của cùng kỳ
năm 2016.
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào
mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 7,38% so với cùng
kỳ năm trước, đóng góp 0,77 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung;
dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 6,03%, đóng góp 0,25 điểm phần trăm; hoạt
động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,76%, đóng góp 0,31 điểm
phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tiếp tục được cải thiện, đạt
mức tăng 3,72%, đóng góp 0,23 điểm phần trăm.
Bảng 1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I các năm 2015,
2016 và 2017
Tốc độ tăng so với quý I năm trước (%) Đóng góp của các khu
vực vào quý I năm
Quý I năm Quý I năm Quý I năm
2017 (Điểm phầm
2015
2016
2017
trăm)
Tổng số

6,12


5,48

5,10

5,01

Nông, lâm nghiệp
và thủy sản

2,25

-1,31

2,03

0,24

Công nghiệp và
xây dựng

8,74

7,16

4,17

1,46

Dịch vụ


5,68

5,98

6,52

2,65

Nguồn: Tổng cục thống kê


Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I năm nay tăng 4,96% so với bình
quân cùng kỳ năm 2016, cao hơn so với mức của cùng kỳ 3 năm gần đây.
CPI quý I năm nay tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau: Các địa
phương thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế và thực hiện lộ trình tăng học
phí; Hai tháng đầu năm nay trùng với Tết Nguyên đán nên nhu cầu về
lương thực, thực phẩm tăng lên; Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới
trong 3 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh, làm cho giá xăng dầu bình quân
quý I tăng 34,92% so với cùng kỳ, đóng góp 1,45% vào mức tăng CPI
chung.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2017 tăng 0,90% so với tháng 12/2016 và
tăng 4,65% so với cùng kỳ năm trước.
1.2. Xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay
Năng lực mua sắm của Việt Nam đang tăng lên mỗi ngày. Vì những tiện
ích về cơ sở hạ tầng cũng như kết nối xã hội thuận tiện khiến hành vi tiêu
dùng thay đổi. Theo đó, có 4 xu hướng được cho là xu hướng tiêu dùng
chính tại Việt Nam những năm gần đây:
 Người tiêu dùng hiện nay có đủ khả năng tự chủ trong việc mua sắm vì
sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu đang diễn ra mạnh mẽ ở khu vực Châu
Á nói chung, và ở Việt Nam nói riêng. Vào năm 2020, tầng lớp trung lưu

ở Việt Nam sẽ gấp ba lần hiện tại, đạt đến con số 44 triệu người.
 Do gia đình tại Việt Nam không còn nhiều mô thức tập trung nhiều thế hệ
mà các thế hệ trẻ hiện nay tự lập sớm hơn, nên sẽ dẫn đến việc mua sắm
cho bản thân nhiều hơn là mua sắm cho đại gia đình như những năm về
trước. Mặc dù ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam vẫn là việc
để dành tiền vào tiết kiệm, thế nhưng chi tiêu cho những sản phẩm phục
vụ cho cuộc sống chất lượng hơn như là các sản phẩm công nghệ, xe ô tô,
sản phẩm gia dụng như tủ lạnh, tivi và các chuyến du lịch được tăng lên
rõ rệt trong những năm gần đây.
 Người tiêu dùng trở nên “luôn vận động” vì thế họ ưa thích những sản
phẩm hoặc dịch vụ tiện lợi phục vụ tốt nhất cho cuộc sống bận rộn của
họ.
 Người tiêu dùng Việt Nam luôn có nhu cầu cao để được kết nối vào
Internet mọi lúc, mọi nơi.
(Theo nghiên cứu của Nielsen Việt Nam)
1.3. Tiềm năng ngành thương mại điện tử và các lĩnh vực có liên quan
tại Việt Nam


Dân số Việt Nam là hơn 90 triệu người thì có đến 39,8 triệu người sử
dụng internet (chiếm 44%), 28 triệu người sở hữu tài khoản mạng xã hội
(khoảng 31%), 128,3 triệu người có kể nối mạng di động (tương đương
141%) và số người sử dụng tài khoản xã hội trên điện thoại là 24 triệu
(chiếm 26%). Rõ ràng, mobile đang là mảnh đất màu mỡ mà bất kỳ doanh
nghiệp nào cũng không nên bỏ qua.
Trong thương mại điện tử, 27% dân số sử dụng máy tính bàn để tìm
kiếm sản phẩm cần mua và 18% sủ dụng di động cho mục đích này. 24%
dân số mua hàng trực tuyến thông qua máy tính bàn và 15% thông qua điện
thoại. Những con số này khá ý nghĩa để doanh nghiệp có chiến lược phát
triển đúng đắn, phù hợp với nhu cầu và hành vi của khách hàng.

Xoay quanh chủ đề về xu hướng sử dụng smartphone của người dùng,
theo báo cáo này thì Việt Nam hiện có khoảng 22 triệu người sử dụng
smartphone. Trong số 22 triệu người dùng đó thì có đến hơn 200 triệu lượt
tải ứng dụng từ cả hai hệ điều hành IOS và Android.
Kết luận: Qua những phân tích tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội
của Việt Nam trong ba năm trở lại đây, bao gồm tốc độ tăng trưởng, các xu
hướng mua hàng cũng như khả năng tiếp cận và tiếp nhận công nghệ của
người dân hiện nay, nhóm nhận thấy Việt Nam là một thị trường màu mỡ và
triển vọng để phát triển dự án này.
2. Phân tích cầu thị trường
Sử dụng hàng trong nước được người dùng cho rằng tiện nhưng
không lợi vì niềm tin vào chất lượng hàng hóa không cao. Theo một khảo sát
của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, có đến 92% số
lượng người tiêu dùng sử dụng sản phẩm trong nước, tuy nhiên mức độ hài
lòng chỉ dừng ở con số 78%1. Chính vì vậy, không có gì lạ khi những sản
phẩm ngoại dần len lỏi vào thị trường, tạo nên những dòng chảy mới trong
xu hướng tiêu dùng.

1 />

Giá trị TMĐT xuyên biên giới trên toàn thế giới tăng trưởng mạnh mẽ ­ nguồn Accenture



Theo 1 khảo sát trên trang web :

Bên cạnh các sản phẩm được sản xuất trong nước và sản phẩm nhập
khẩu 100% từ nước ngoài, hàng xách tay từ lâu cũng là một lựa chọn khác
cho người tiêu dùng trong nước bên cạnh các sản phẩm trên. Đối với hàng
xách tay được sử dụng trong nước, nguồn gốc xuất xứ khá đa dạng và đối

với mỗi quốc gia khác nhau, người tiêu dùng lại chọn lựa các mặt hàng tiêu
dùng khác nhau.
Công ty TNHH W&S đã tiến hành thực hiện một nghiên cứu nhanh
về “NHU CẦU SỬ DỤNG HÀNG XÁCH TAY CỦA NGƯỜI DÂN
VIỆT NAM”, nhằm mục đích tìm hiểu về mức độ phổ biến hàng xách tay ở
các tỉnh thành, cũng như quốc gia xuất xứ và các mặt hàng xách tay phổ biến
nhất đối với người tiêu dùng trong nước. Khảo sát được thực hiện từ ngày


25.02 – 27.02.2015, với sự tham gia của 693 thành viên website khảo sát thị
trường trực tuyến Vinaresearch.net.

2.1. Nguồn gốc xuất xứ hàng hoá
 Có 693 người tiêu dùng (38.7%) có sử dụng hàng xách tay từ
nước ngoài.
Sản phẩm được sản xuất trong nước chiếm lần lượt thị trường tiêu
dùng, chiếm 76.0% với các sản phẩm sử dụng nguyên liệu trong nước và
69.8% với các sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước
ngoài. Các mặt hàng nhập khẩu 100% từ nước ngoài và hàng xách tay có tỷ
lệ tiêu dùng thấp hơn so với hàng trong nước, lần lượt đạt xấp xỉ 40% trong
tổng số những người tham gia khảo sát.
khảo sát.


 Xuất xứ của các mặt hàng xách tay được sử dụng trong nước khá
đa dạng.
Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Trung Quốc là 5 quốc gia
đứng đầu trong danh sách xuất xứ các sản phẩm xách tay từ nước ngoài.
Hàng Mỹ và Nhật Bản được nhiều người sử dụng nhất theo kết quả khảo sát,
lần lượt chiếm 50.8% và 40.3%.


 Đối với mỗi tỉnh thành, tỷ lệ sử dụng hàng xách tay từ các quốc
gia khác nhau khá khác biệt .
Ở khu vực Hà Nội, hàng xách tay từ Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm tỷ
lệ sử dụng cao hơn các quốc gia khác, lần lượt với 51.5% và 46.5%. Tại
thành phố Hồ Chí Minh, hàng xách tay từ Mỹ được sử dụng nhiều nhất, với
tỷ lệ lên đến 75%, cách biệt so với sản phẩm từ các quốc gia còn lại. Trong


khi đó, tại các tỉnh thành khác thì tỷ lệ sử dụng hàng xách tay xuất xứ từ Mỹ,
Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc không quá khác biệt.

2.2. Lựa chọn các sản phẩm xách tay
 Đối với từng quốc gia, người tiêu dùng lựa chọn các mặt hàng
xách tay khác nhau, chủ yếu là mặt hàng những quốc gia này có
lợi thế sản xuất hay nổi tiếng về chất lượng tốt.
Đối với Mỹ và Nhật Bản, Đồ điện tử / công nghệ là các mặt hàng xách
tay được ưa chuộng nhất, đứng đầu với tỷ lệ lần lượt là 25.0% và
55.3%. Trong khi với Hàn Quốc, người tiêu dùng rất yêu thích các loại Mỹ
phẩm / Nước hoa /Làm đẹp (40.9%) và với Thái Lan là các loại Giày dép /
Túi xách (29.6%). Đối với các hàng xách tay từ Trung Quốc, Quần áo thời
trang trung bình là mặt hàng phổ biến nhất (45.4%).


 Hơn một nửa người tiêu dùng chọn mua hàng xách tay vì Chất
lượng tốt hơn so với hàng cùng loại và thương hiệu bán ở Việt
Nam
Bên cạnh đó, một số mặt hàng có Giá rẻ hơn so với hàng cùng loại và
thương hiệu phân phối trong nước (42.4%) và Sản phẩm muốn mua không
được phân phối tại Việt Nam (40.5%) là các lý do người tiêu dùng quyết

định sử dụng hàng xách tay.


 Mặc dù hàng xách tay được đánh giá khá tốt về chất lượng,
nhưng hàng xách tay vẫn còn khá nhiều điểm chưa làm hài lòng
người sử dụng.
Khuyết điểm lớn nhất của hàng xách tay là về chế độ bảo hành. Trung
bình, 6 trên 10 người được hỏi cho biết các sản phẩm hàng xách tay có thể bị
hư hỏng nhưng lại không có chế độ bảo hành. 54.1% người tiêu dùng cũng
có cùng quan điểm rằng họ gặp khó khăn vì các sản phẩm Không có hướng
dẫn sử dụng bằng Tiếng Việt (54.1%) và hơi lo lắng vì Không được dùng thử
sản phẩm trước khi mua.

 Đa số những người sử dụng hàng xách tay trong nước thường
Nhờ người thân / bạn bè mua đem về hay mua gửi về.
Hàng xách tay thường đến tay người tiêu dùng trong nước thông qua
hai kênh chính là Nhờ người thân / bạn bè mua đem về (58.9%) hay Nhờ
người thân / bạn bè mua gửi về (52.4%). Ngoài ra, những người được hỏi
còn cho biết họ thường các sản phẩm này tại Các cửa hàng xách tay trong
nước, chiếm 30.4%.
Người mua sẽ là những người từ 20-35 tuổi với mức thu nhập trung
bình trên 2 triệu/tháng với tần suất mua 3,7 lần/năm. Còn những người vận
chuyển sẽ là du học sinh, tiếp viên hàng không và dân du lịch với tần suất di
chuyển từ 1,8 - 45 lần/năm đem lại 6,5 triệu kg hành lý trống.


"Người tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi lối sống rất nhanh và họ
ngày càng sẵn sàng chi tiêu cho những khoản mục lớn nhằm mục đích nâng
cấp đời sống", bà Nguyễn Hương Quỳnh - Giám đốc điều hành Nielsen Việt
Nam

3. Phân tích cung thị trường

 Kết quả khảo sát cho thấy rằng không có quá nhiều khác biệt
giữa các kênh mua hàng xách tay tại các tỉnh thành.2
Nhờ người thân, bạn bè mua đem về hay mua gửi về và Các cửa hàng
xách tay vẫn là 3 kênh mua hàng xách tay chính của người tiêu dùng được
hỏi ở các tỉnh thành. Ngoài ba kênh trên, các Diễn đàn có trao đổi, mua bán
hàng xách tay còn là một kênh mua hàng phổ biến khác của người tiêu dùng
ở khu vực Hà Nội.
Ngoài ra, theo phân tích của chúng tôi : 30% thị trường là những
website đặc thù có thương hiệu lớn nhưng giá thành dịch vụ lại cao. 20%
khúc cuối thị trường là những đối thủ giá rất cạnh tranh nhưng lại khó truyền
thông bởi vì cách thức họ nhập hàng về là trái pháp luật. Quick.Silver thuộc
50% phân khúc giữa thị trường. với các đối thủ trực tiếp như Grabr, AirMe,..
chúng tôi sẽ cạnh tranh để chiếm lấy 30% phân khúc này.

2 .


 Đối thủ trực tiếp : Grabr, AirMe, Fado,.. Đối thủ trực tiếp ít dẫn đến
khả năng chiếm được thị phần trên thị trường cao.
o Grabr : Phát triển trước 2 năm (2015), đã kêu gọi được
20 triệu $ tiền vốn, xây dựng được cộng đồng ổn định.
Thị trường tập trung chủ yếu ở Nam Mỹ.
/>o AirMe : Phát triển năm 2016, xây dựng được 1 công
đồng ổn định tại Việt Nam (nhưng vẫn còn rất nhỏ,
khoảng 10.000 người trên Facebook)
/>o Fado : Phát triển từ năm 2015, Thị trường tập trung vào
mua hàng xác tay từ Amazon Mỹ, Đức, Nhật. Có lượng
khách hàng tương đối ổn định và có lẽ là đối thủ mạnh

nhất của Quick.Silver.

 Điểm mạnh:
 Ra đời sớm hơn, có lượng khách hàng tương đối ổn định.
 Uy tín và chất lượng được đảm bảo.
 Điểm yếu :
 Chưa phổ biến ở Việt Nam.
 Đối thủ gián tiếp :
o Các của hàng xác tay hộ như : Hàng xách tay Nguyễn
Sơn (huyện Gia Lâm), Cửa hàng điện thoại xách tay 24h
Store,…
o Website order hộ hàng xách tay…
 Điểm mạnh:
 Sản phẩm tương đối đa dạng.
 Thời gian mua hàng và nhận hàng tương đối nhanh.
 Điểm yếu :
 Chất lượng hàng hóa không đảm bảo.
 Chi phí hoa hồng cao, giá thường bị độn lên.
 Khâu dịch vụ, chăm sóc khách hàng chưa cao.


4. PHÂN TÍCH SWOT CHO DỰ ÁN
 Điểm mạnh (Strengths)


Chi phí vận hành thấp hơn so với các hình thức mua hàng xách tay
khác




Thị trường mục tiêu có tiềm năng lớn, định vị đối thủ trong long
người dùng thấp



Sản phẩm có lợi thế về công nghệ



Mô hình hoạt động có thể thay đổi linh hoạt và có thể mở rộng



Lựa chọn vận chuyển theo nhu cầu

 Điểm yếu (Weaknesses)


Sản phẩm thiếu tương tác với người vận chuyển



Thanh toán điện tử tại Việt Nam còn hạn chế đối với đối tượng mục
tiêu



Hiểu biết về vấn đề đặt hàng tại các trang thương mại điện tử còn
hạn chế đối với khách hàng mục tiêu tại Việt Nam


 Cơ hội (Opportunities)


Các nước phát triển có nguồn đầu tư khá ổn định vào các nước đang
phát triển, trong đó có Việt Nam => Cơ hội tiếp cận và gọi vốn đầu
tư cho dự án.



Khả năng mở rộng và lặp lại ở toàn cầu



Chi phí vận chuyển thấp



Tỉ lệ tạo việc làm cao

 Thách thức (Threats)




Các quy định từ phía chính phủ và rào cản pháp lí



Nguồn lực về công nghệ còn hạn chế, nhân lực chất lượng cao chưa
nhiều




Thủ tục rườm rà trong việc tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp, thiếu
tài sản thế chấp, lãi suất ngân hàng cao đối với các dự án khởi
nghiệp


CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1. Thị trường mục tiêu
1.1. Phân khúc khách hàng
- Kích thước:
 Phân khúc Shopper: 7.000.000 người trong phân khúc tiềm năng, trong
đó, 1.400.000 người là khách hàng trong ngành
 Phân khúc Carrier: Mục tiêu kiếm lợi nhuận và tối ưu hoá số lượng cân
nặng hàng hoá cho phép
- Nhân khẩu học:
 Độ tuổi: 20 - 35
 Vị trí địa lý: Các thành phố lớn
 Thu nhập: B,C,D,E,F. Nhiều nhất ở B và C
- Thái độ:
 Đánh giá hàng xách tay cao hơn hàng hoá trong nước.
 Chưa hài lòng và tin tưởng với hàng xách tay bán qua các kênh hiện tại
- Nhu cầu:
Tìm kiếm được các sản phẩm hiếm hoặc không sẵn trên thị trường nội
địa, các sản phẩm được giảm giá theo đợt của hãng.
- Thói quen mua hàng:
Mua chủ yếu qua kênh online với các mặt hàng được quan tâm nhiều bao
gồm đồ điện tử, quần áo và mỹ phẩm
- Vị trí địa lý: Shopper chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn tại Việt

Nam như Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. Carrier sẽ là du học sinh,
người đi công tác, nhân viên hàng không và khách du lịch ở Mỹ, Đức,
Anh, Nhật,…
1.2. Thị trường tiềm năng
Gồm 7 triệu khách hàng trong độ tuổi thuộc phân khúc với 50% người
sử dụng hàng xách tay. Trong đó có 40% người mua qua đường thương mại
điện tử với tỉ lệ 3.7 lượt mua một năm, mang lại 1.400 triệu người dùng và
3.744 triệu lượt mua.


Với $75 mỗi giao dịch, trung bình một năm người dùng sẵn lòng chi
trả $275. Tương ứng lợi nhuận $389 triệu. Với thị trường trị giá 389 triệu $,
trong đó 8% chi cho người vận chuyển và 2% cho Quick Silver. Chúng ta
đang đứng trước kì vọng về doanh thu của cả thị trường là 7,8 triệu $ mỗi
năm, tương ứng với 650 nghìn $ mỗi tháng nếu chiếm lĩnh toàn bộ thị
trường.
Với mục tiêu khai thác 10% thị trường trong ngắn hạn, Quick Silver
kì vọng doanh thu 65 nghìn $ mỗi tháng. Bên cạnh đó, bằng việc thay đổi
thói quen khách hàng từ mua lại ở các kênh phân phối lại như shop bán đồ
online, bạn bè cũng như các kênh mua hàng nhập khẩu thương mại điện tử
khác. Quick Silver kì vọng mở rộng thì trường lên mức trị giá $1 tỉ (chiếm
thêm 50% thị phần từ các đối thủ trên)
2. Chiến lược kinh doanh
Dựa vào đặc điểm sản phẩm, thị trường mục tiêu và phân khúc khách
hàng, chúng tôi lựa chọn áp dụng chiến lược chi phí thấp và chiến lược
khác biệt hóa cho dự án này.
2.1.

Sứ mệnh:


Kết nối những người tiêu dùng tại Việt Nam và những người sẵn sàng
mang hộ hàng xách tay với chi phí hợp lý
2.2. Tầm nhìn dài hạn:
a. Giá trị cốt lõi:
- Giải pháp mua sắm thương mại điện tử an toàn dành cho người mua
hàng xách tay
- Giải pháp tăng thêm thu nhập dành cho người di chuyển xuyên biên
giới
- Tạo ra một mô hình công nghệ có thể phát triển quy mô lớn và mang lại
lợi nhuận cho doanh nghiệp và xã hội
- Xây dựng thị trường lưu thông hàng giữa các thị trường kinh tế khác
nhau bằng phương thức vận chuyển cá nhân
- Thúc đẩy phát triển các cộng đồng mua sắm và di chuyển xuyên quốc
gia; mang lại các giá trị đa văn hóa.


b. Lợi thế dài hạn:
Tài chính
Chi phí vận hành
thấp hơn so với các
phương thức mua
hàng xách tay khác

Thị trường mục tiêu
- Tiềm năng lớn, định vị
đối thủ trong lòng người
dùng thấp.
- Khả năng mở rộng thị
trường cao


Mô hình hoạt động
Hoạt động trên nền
tảng công nghệ, có thể
thay đổi linh hoạt và
có thể mở rộng

c. Mục tiêu dài hạn
Tài chính

Sử dụng

- Giảm chi phí trên mỗi khách hàng - Xây dựng thói quen sử dụng app
còn 1% vào năm 5.
đặt hàng
- Bắt đầu có lợi nhuận vào năm 3

- Giữ khách hàng cũ thông qua hệ
thống
chăm sóc khách hàng

Chiến lược

Khách hàng

- Năm 2: Giành được 20% khách - Tăng tỉ lệ Người vận chuyển lên 30
hàng của đối thủ cạnh tranh.
người mỗi tháng trong vòng 2 năm
- Năm 3: Trở thành thương hiệu số - Tăng tỉ lệ đặt hàng lên 400 đơn
một trên thị trường
hàng mỗi tháng trong vòng 2 năm

- Làm cho thương hiệu đổng nghĩa - Giữ tỉ lệ quay lại sử dụng đều ở
với yếu tố lý trí về dễ tiếp cận và an mức 5 đơn mỗi năm
toàn khi nghĩ đến hàng xách tay
- Loại bỏ mối quan ngại của người
dùng về tính an toàn, từ đó mở rộng
thị trường


CHƯƠNG IV : KẾ HOẠCH KINH DOANH
1. Kế hoạch Marketing và Sales
1.1. Kế hoạch Marketing
a) Định vị: Nền tảng vận chuyển hàng hóa xách tay hàng đầu cho
hàng hóa xuyên biên giới.
Tập trung vào hỗ trợ trải nghiệm người dùng bằng cách rút ngắn
con đường đặt hàng nhiều thủ tục với các yêu cầu từ các nền tảng thanh
toán khác thành 3 bước đặt hàng đơn giản, đồng thời hỗ trợ người dùng
kiểm soát việc đặt hàng. Quicksilver bắt đầu với thị trường vận chuyển
hàng hoá xuyên quốc gia và nỗ lực thay đổi cách nhìn của người dùng về
vận chuyển hàng hoá xách tay. Bằng việc phát hành ứng dụng vào năm
2016, Quicksilver là chất xúc tác cho việc sử dụng công nghệ để thay đổi
ngành vận chuyển hàng hoá xuyên quốc gia.
b) Sản phẩm: Ứng dụng điện thoại thân thiện người dùng
Tăng hiệu quả đặt hàng và giảm thiểu lo lắng và vướng mắc khi
đặt hàng trực tuyến. Thông qua ứng dụng, Quicksilver có thể liên tục
cung cấp dịch vụ và hỗ trợ theo dõi đơn hàng.
-

c) Chiến lược giá: Giá tùy biến
Phí dịch vụ: 1-3% giá trị đơn hàng (khách hàng trả) + 3% hoa hồng (đại
lý trả)

Định giá dựa trên: Vị trí đơn hàng, thời gian giao hàng, thoả thuận trực
tiếp giữa người mua và người bán.
Cập nhật giá chính xác trước khi người dùng chấp nhận đặt hàng
d) Phân phối, điểm chạm: Giảm quãng đường
Quicksilver sẽ tập trung ở các thành phố lớn trước.
Tăng số lượng người vận chuyển là ưu tiên hàng đầu để đảm bảo các
giao dịch thành công và tối ưu trải nghiệm người dùng.
Phát triển các điểm chạm đặt hàng khác thông qua website và trực
tiếp trên kênh xã hội.
e) Chiến lược Marketing thuyền thông
Mạng xã hội, PR, công cụ tìm kiếm, khuyến mãi, truyền miệng
chiếm phần lớn trong kế hoạch truyền thông tiếp thị của Quick- silver.


Quảng cáo sẽ được đăng trên các kênh Social, qua Adword, Youtube,
Email marketing, TripAdvisor, Flickr.
Mạng xã hội

Thông qua Facebook, Insta- gram, Twitter, Quicksilver sẽ
tiếp cận các đối tượng am hiểu công nghệ và có nhu cầu
thời trang bằng các kĩ thuật quảng cáo.

Quan hệ công chúng

Dùng các trang tin trong nước đăng bài để tăng nhận diện về
ứng dụng và tìm đơn hàng. Viết bài review seeding
TripAdvisor, Couchsurfing,...

Quảng cáo ứng dụng


Bằng banner quảng cáo trên Appstore và Google Play để
tăng nhận diện.

Chiến dịch growhacking

Đăng kí làm Ngườivận chuyển để nhận thêm $10 cho
đơn giao hàng đầu tiên. Người mua có thể giới thiệu bạn
bè down-app, sign in để nhận miễn phí vận chuyển cho
đơn hàng đầu tiên.
Khảo sát bằng phỏng vấn định tính (300 mẫu) và định
lượng (1500 mẫu) khi tung ứng dụng
Theo dõi thông qua các phản hồi và download trực tiếp
từ các kênh download app (CPI). Đo lường sức khoẻ
thương hiệu phản hồi trực tuyến.
Theo dõi quá trình mua hàng và nhận feedback trực tiếp
để sửa hệ thống.

Nghiên cứu thị
trường

b. . Kế hoạch Marketing truyền thông
i.
Chương trình hành động

Insight

Ý tưởng

Khi đặt mua hàng
online, sự tin tưởng

vào dịch vụ là điều
tối quan trọng. Khách
hàng muốn có thể
tham gia kiểm soát
nhiều hơn vào việc
giám sát
Ethos

Khách hàng
muốn khi đặt
mua, sản phẩm
đó phải có mặt
sớm nhất có thể
và đảm bảo chất
lượng vì họ
muốn cập nhật
xu hướng hiện
tại
Logos

Trải nghiệm khi nhận
hàng là cảm giác tuyệt vời
khi tôi có thể kiểm tra
hàng hoá trước khi thanh
toán và được tư vấn bởi
chính người giao hàng

Pathos



Đưa bản đồ trực quan
vào sản phẩm và hồ
sơ người vận chuyển
cho người dùng lựa
chọn

Thông báo cho
người dùng về
các chặng giao
hàng. Hiển thị
thời gian di
chuyển của
người vận
chuyển

Xây dựng lòng tin
của người dùng
thông qua PR và
endorsement từ
người dùng khác

Hiển thị người
Khuyến mãi cho các đơn
vận chuyển đang hàng share ảnh và kết quả
sẵn sàng chuyển vận chuyển
hàng và thời
gian di chuyển
dự kiến
App, website, PR Social, kênh quảng cáo du
lịch


Kênh

Xây dựng lòng tin
của người dùng
thông qua PR và
endorsement từ
người dùng khác

Hỗ trợ

PR và website. Cuộc
thi khởi nghiệp và
dùng thử sản phẩm

Email marketing
theo tuần, Bài
viết tư vấn trên
web

Nhiệm vụ

Chiêu thị

Chọn người vận chuyển
dựa trên sản phẩm và
thanh toán kết thúc sau
khi người mua kiểm tra
hàng hoá


Bài viết trên blog và video
promote

Kiểm soát và đánh giá:
- Follow up các hoạt động của người dùng sau khi tải ứng dụng.
- Giám sát hoạt động của người vận chuyển qua phản hồi của khách hàng.
- Phương thức đo lường: Báo cáo sales, Số lượng tải ứng dụng, báo cáo
Social.


ii.

Marcom plan

Mục tiêu doanh số: 30 triệu/tháng – 50 đơn hàng
Kênh

Thông điệp – Nền tảng

KPI – Mục tiêu

Marketing quốc gia

Mua hàng xách tay trực tuyến

CPI tracking

Banner quảng cáo

Dán link để đặt hàng trong 5 phút


Lượt truy cập app

Marketing địa phương

Giúp bạn di chuyển xuyên quốc gia

Báo điện tử

Ứng dụng kiếm tiền cho du học sinh

Tại điểm giao hàng

Vô tư kiếm thêm thu nhập

Tại địa điểm nhận hàng

Mua sắm toàn cầu tại nhà

Quan hệ công chúng
Sự kiện
Thông cáo báo chí
Tài trợ
Cuộc thi khởi nghiệp
Cộng đồng khởi nghiệp

Lượt đăng kí
Feedback trên app
Báo cáo kinh doanh


Cầu nối kinh doanh hàng xách tay
Thử trở thành người vận chuyển toàn cầu
Cùng QS rút ngắn quá trình vận chuyển
Trở thành Carrier với mức thu nhập cao
Ứng dụng mua sắm toàn cầu
Nền tảng hỗ trở vận chuyển hàng hoá

Lượt tải app
Lượt đăng kí
Tỉ lệ chuyển đổi
Rate trên mạng XH
SE Analytic


Mạng xã hội

Đặt mua hàng chỉ sau 1 cú nhấp chuột

Facebook

Đặt hàng trên Amazon trong tầm tay

Pinterest

Sản phẩm mỹ nghệ ở khắp nơi trên thế giới

Instagram

Chắp cánh ước mơ đi muôn nơi


Youtube

Không cần mất thời gian tìm hiểu địa
phương

Linkedin

Tỉ lệ chuyển đổi
Lượt reach
Nhận xét của khách
Phản hồi

Thực tập vị trí mini GM kể từ năm 2
Trực tuyến

Tỉ lệ truy cập
Tỉ lệ ở lại trang

Ứng dụng điện thoại

Ứng dụng kết nối đáng tin cậy
Hành trình của một Carrier
Các cách thức mua hàng xuyên quốc gia
Đặt mua và nhận tư vấn trực tuyến
Được tin dùng bởi mọi người

Đẩy thông tin ứng dụng

Những sản phẩm bạn không nên sử dụng


Lượt đặt mua

Cộng đồng du lịch

Được sử dụng bới các tổ chức địa phương

Lượt đăng kí Đánh giá

Email

Tham gia cộng đồng Carrier du học sinh

Quảng cáo
Online
In ấn

Tiết kiệm chi phí bằng cách đặt hàng hiện
đại
Sản phẩm A đang được bán với giá thấp hơn

Blog Wordpress
Website

Tỉ lệ quay lại trang

Báo cáo kinh doanh
Tỉ lệ đăng kí



×