Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ nữ TRONG văn học VIỆTNAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.42 KB, 4 trang )

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC VIỆTNAM

Thần thoại Hi Lạp kể rằng: “Thượng đế đã lấy vẻ đầy đặn của mặt trăng, đường uốn cong của
loài dây leo, dáng run rẩy của các loài cỏ hoa, nét mềm mại của loài lau cói, màu rực rỡ của nhị
hoa, điệu nhẹ nhàng của chiếc lá, cảm giác tinh vi của vòi voi, cái nhìn đăm chiêu của mắt hươu,
cái xúm xít của đàn ong, ánh rực rỡ của mặt trời, nỗi xót xa của tầng mây, luồng biến động của
cơn gió, tính nhút nhát của con hươu rừng, sắc lộng lẫy của con chim công, hình nhuần nhuyễn
của con chim yểng, chất cứng rắn của ngọc kim cương, vị ngon ngọt của đường mật, khí lạnh lẽo
của băng tuyết, đức trung trinh của chim uyên ương, đem mọi thứ ấy hỗn hợp lại, nặn thành
người phụ nữ.”
Phụ nữ là linh hồn của cuộc sống muôn loài. Hình tượng người phụ nữ là một trong những đề tài
lớn có sức hấp dẫn của Văn học thế giới. Trong văn học việt Nam, hình tượng người phụ nữ chứa
đựng nhiều vẻ đẹp.
Ca dao chính là tiếng nói của đồng nội, là âm vang của làng quê tổ truyền, phản ảnh sinh hoạt
nông thôn, chứa chan tình cảm dân tộc và màu sắc xứ sở. Ca dao rất dễ nhớ, dễ thuộc; ca dao
mộc mạc dễ thương, không quí phái cao xa như Đường Thi; ca dao “có sao nói vậy”. Nội dung
của ca dao rất phong phú, nhất là phần diễn tả tình yêu đôi lứa, rất tình tứ. Cái đẹp của ca dao
giống như cái đẹp của cô thôn nữ, ẩn tàng sức sống. Hình ảnh trong ca dao rất sắc nét, mạnh mẽ,
có khí lực, trong trẻo như không khí đồng quê buổi sáng. Một trong những hình ảnh mà ca dao
thường đề cập đến là hình tượng của người phụ nữ. Muốn biết phụ nữ thời xưa như thế nào, thử
đi tìm trong ca dao. Người phụ nữ trong ca dao rất đẹp, về ngoại hình cũng như về tâm hồn. Phụ
nữ được xưng tụng là phái đẹp, mà đẹp thì thường là đề tài của văn chương.
Ca dao phác họa những người đẹp đồng quê có dáng đứng không phải liễu rũ, mềm mại, yếu
đuối như tiểu thư khuê các mà là: Trúc xinh trúc mọc đầu đình, / Em xinh em đứng một mình
cũng xinh. / Trúc xinh trúc mọc bờ ao / Em xinh em đứng chỗ nào cũng xinh.
Nhan sắc, nét đẹp trên người cô gái được các chàng trai cụ thể hóa qua hình ảnh các vật dụng
hằng ngày như dao, hoặc bông hoa: Cổ tay em trắng như ngà / Con mắt em liếc như là dao cau /
Miệng cười như thể hoa ngâu / Cái khăn đội đầu như thể hoa sen. Vừa có khuôn mặt đẹp, vừa có
thân mình “ngực nở eo thon”, đẹp cả phương diện thẩm mỹ lẫn phương diện tướng số: Những
người thắt đáy lưng ong / Vừa khéo chiều chồng, lại khéo nuôi con. Cách ăn mặc, trang phục của
cô gái nông thôn cũng được miêu tả tỉ mỉ, gợi hình và rất hấp dẫn: Đàn ông đóng khố đuôi lươn /


Đàn bà mặc yếm hở lườn mới xinh. Chung thủy là phẩm hạnh của người phụ nữ Chồng ta áo
rách ta thương, / Chồng người áo gấm xông hương mặc người. Đồng cam cộng khổ cùng chồng
Đi đâu cho thiếp đi cùng, / Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam. Chữ “thiếp” thật khiêm tốn, có
một chút cổ điển, một chút e ấp, nũng nịu. Chữ “cùng”, “cam” và “chịu”, nhỏ nhẹ, ngọt lịm…nói
lên sự tình nguyện chia sẻ nỗi khó khăn gian khổ với người chồng trong cuộc đời. Hết lòng, hết


dạ. Nghe rất thương, rất mát ruột! Đức tính nhường nhịn chồng cho êm nhà êm cửa của phụ nữ
thời xưa thật đáng quí. Chồng giận thì vợ bớt lời, / Cơm sôi, nhỏ lửa không đời nào khê. Hình
ảnh “cơm sôi” đối với hình ảnh “chồng giận”. Thấy ngay cơn giận của chồng đang bùng lên
giống nồi cơm đang sôi sùng sục trên bếp. Và “nhỏ lửa” đối với “bớt lời” rất chỉnh. Khi lửa bị
giảm đi, lập tức cơm bớt sôi (giống như cơn giận của anh chồng đang hạ xuống) và từ từ chín để
cho ra nồi cơm ngon (vợ chồng hòa thuận trở lại), thật tuyệt! Chúng ta rất khâm phục phụ nữ
thời xưa, sức chịu đựng, đức hy sinh của họ thật vô cùng. Gặp nghịch cảnh gì cũng âm thầm chịu
đựng. Có lỗi là bị chồng bỏ. Ít thấy ai bỏ chồng cho dù chồng thuộc loại “tổ tôm xóc đĩa” vì
trọng danh giá “Nói ra xấu thiếp hổ chàng”.Chồng em nó chẳng ra gì / Tổ tôm xóc dĩa nó thì
chơi hoang. / Nói ra xấu thiếp hổ chàng, / Nó giận nó phá tan hoang cửa nhà. / Nói đây thời có
chị em nhà, / Còn năm ba thúng thóc với một vài cân bông / Em bán đi trả nợ cho chồng. / Còn
ăn hết nhịn cho hả lòng chồng con. / Đắng cay ngậm quả bồ hòn...
Có thể nói qua ca dao - bộ phận rực rỡ nhất của nền văn học dân gian – hình tượng phụ nữ càng
lấp lánh, rực rỡ với vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp phẩm hạnh, vẻ đẹp nhân cách.
Người phụ nữ đi vào ca dao với vẻ đẹp trẻ trung, tràn đầy sức sống, sức thanh xuân: “Thân em
như tấm lụa đào”. Ẩn chứa trong hình thể tưởng như mỏng manh, liễu yếu đào tơ ấy là một tâm
hồn hết sức phong phú: thông minh, dí dỏm luôn lạc quan yêu đời qua lời thách cưới; chung thủy
sắt son trong tình yêu: “Thuyền ơi có nhớ bến chăng / Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền?”.
Lời bến hỏi thuyền phải chăng là lời tự nhủ, lời thổ lộ tình yêu bền vững trường tồn của người
con gái với người thương? Khi bước vào cuộc sống hôn nhân, người phụ nữ ấy luôn một lòng
một dạ thương chồng, hướng về chồng: “ Chồng em áo rách em thương, / Chồng người áo gấm
xông hương mặc người”. Bình dị, đơn sơ mà cao đẹp vô ngần. Càng trong hoàn cảnh khó khăn,
thử thách, tình thương yêu chồng ở người phụ nữ càng tăng lên gấp bội: “Qua đình ngả nón thăm

đình, / Đình bao nhiêu ngói dạ thương mình bấy nhiêu”. Họ sẵn sàng hi sinh cho chồng và hết
lòng thương con: “năm canh chày thức đủ vừa năm”...
Dưới vườn dưa lưa thưa trăng sắp / Mảnh chắp mảnh rời / Em lặn lội trong trăng / Lặn lội trong
trăng em băng qua cồn cát / Xao xác bụi bờ man mác / Sương sa / Sương sa thì mặc sương sa /
Chợ xa mùa đến / Cửa nhà em lo.
Bài ca dao mang nét riêng của vùng đất miền Trung, với cách gieo vần rất lạ... Và qua các hình
ảnh: Mảnh chắp mảnh rời, Em lặn lội, / Sương sa thì mặc sương sa... thể hiện cái nhìn của tác giả
dân gian về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tảo tần, chịu thương chịu khó lo cho chồng, cho
con. Nhân vật trữ tình là Em vừa chịu đựng, vừa nhẫn nại và cũng vừa rất tội nghiệp...
Không chỉ trong ca dao, hình tượng người phụ nữ cũng trở thành nữ hoàng của văn học viết với
vẻ đẹp toàn thiện, toàn mĩ. Người cung nữ trong“Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều
đẹp đến nỗi: “Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình”; Thúy Vân mang vẻ đẹp phúc hậu: “Khuôn
trăng đầy đặn, nét ngài nở nang / Hoa cười ngọc thốt đoan trang / Mây thua nước tóc, tuyết


nhường màu da”; Thúy Kiều đẹp “sắc sảo mặn mà”: “Làn thu thủy, nét xuân sơn / Hoa ghen thua
thắm, liễu hờn kém xanh / Một hai nghiêng nước nghiêng thành”. Người phụ nữ luôn khao khát
hạnh phúc và tình yêu chân thành: “Có phải duyên nhau thì thắm lại / Đừng xanh như lá bạc như
bạc như vôi”. Người phụ nữ trong văn học trung đại vừa mang vẻ đẹp cổ điển, vừa rất gần gũi
với cuộc sống đời thường.
Bước vào cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, hình tượng người phụ nữ hiện lên như những
ngôi sao xanh lấp lánh trong đêm tối, như ánh trăng non giữa rừng đại ngàn. Những thiếu nữ:
“mắt đen tròn thương thương quá đi thôi”, với nụ cười “ như mùa thu tỏa nắng” hay “cười mê
ánh sáng muôn lòng xuân xanh” đi tải đạn, làm đường mà vẫn giữ được vẻ đẹp mềm mại, thanh
tú, cả đôi gót chân vẫn hồng hồng sạch sẽ. Dù ở thời đại nào, người phụ nữ Việt Nam vẫn giữ
được những nét đẹp truyền thống. Ở giai đoạn văn học nào, hình tượng người phụ nữ Việt Nam
cũng tỏa sáng như những viên Rubi lấp lánh: đằm thắm, dịu dàng, tinh tế, duyên dáng khi thổ lộ
tình yêu; tha thiết, thủy chung như con sóng đại dương dù qua muôn ngàn giông tố cũng tìm về
với bờ bến cuối cùng.
Và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ ngay từ thuở còn trẻ đã trăn trở, day dứt đến mức xé lòng về khát

vọng hoàn thiện phẩm chất bên trong của chính mình, tác giả của những câu thơ ở tuổi hai mươi,
“Hãy chỉ cho em cái kém / Để em nên người tốt lành / Hãy chỉ cho em cái xấu / Để em chăm
chút đời anh”.
Trong chiến tranh, chị viết nhiều về những cuộc chia tay và nỗi lẻ loi của bao cô gái chờ người
yêu, bao người vợ chờ chồng trở về từ chiến trường với những bài thơ: “Vầng trăng”, “Tiễn anh
bên đầm sen”, “Những ngày không anh”, “Hương cau”... “Ai mong chồng bằng cô gái trong ca
dao / Sớm đứng trông xuôi / Trưa ra ngó ngược / Mấy nghìn năm qua / Ai đếm được những cuộc
chia ly trong lòng đất nước / Đất nước của vô vàn những cuộc chia ly” (“Cô gái trong ca dao”,
1975). Đó là nỗi chờ chồng của người phụ nữ Việt Nam qua nghìn năm vận nước chiến chinh, đó
cũng nỗi niềm của chính Lâm Thị Mỹ Dạ trong những ngày sắp thống nhất. Nhưng không có nỗi
cô đơn và đơn thân của ốc đảo trong thơ chị: “Những ngày vắng xa / Trong giấc mơ em / Giọng
nói anh chập chờn lửa cháy / Anh ngã xuống rồi anh đứng dậy / ... / Nhưng em tin anh không
chết bao giờ” (Cô gái trong ca dao, 1975).
Gần đây chị có những vần thơ đầy bản lĩnh “Cuộc đời em đơn thân đến nỗi... / Chưa bao giờ em
tựa vào anh / Và vì thế em âm thầm sống / Tựa vào chính mình trĩu nặng, đớn đau / Bao lời tiếng
lấm lem bùn đất / Bao đêm trắng tơ giăng chóng mặt / Em tựa vào em – đơn độc quen rồi / Em
tựa vào em -- gắng vững giữa đời / ... Em quằn mình như rễ giữa đất im / ... / Bàn tay nâng em
thành bảo mẫu / Nước mắt lặn vào trong cho anh thấy nụ cười / Bệnh tật lo toan giấu vào đêm
trắng / Giữa tháng ngày trĩu nặng / Em đứng thẳng người / Cho anh tựa vào em” (Cho anh tựa
vào em, 1999).
Và rồi chị đã xuất bản tuyển tập về âm nhạc, lời thơ của chị, âm thanh cũng là của chị. Thơ ca đã


là cao quý, âm nhạc còn cao quý hơn bởi khi ngôn ngữ bất lực thì âm thanh lên tiếng, chị sáng
tác các ca khúc Tôi về với tôi, Tuổi chiều...
Với tình yêu thiết tha mặn nồng, với cảm xúc nhẹ nhàng tinh tế đằm thắm dịu dàng nhà thơ Phi
Tuyết Ba đã gửi vào trong thơ lời dặn dò ân tình sâu lắng: “Anh đừng đọc thơ em vào buổi sáng /
buổi trưa buồn, buổi chiều chậm buông” mà “Bài thơ em dành tặng anh yêu / Anh hãy đọc khi
đêm về yên ả / Mọi vui buồn của cuộc đời thiếp ngủ / Hai phương trời... thao thức riêng anh”.
Lời nhắn gửi của nhà thơ cũng là nỗi niềm chung của khát vọng tình yêu trong trái tim phụ nữ...

Có nhà văn nói chuyện với những sinh viên dự lớp sáng tác mùa hè tại Đại học Masachuettes
(Mỹ) về The Women in War and My Writing(Người phụ nữ trong chiến tranh và trang viết của
tôi). Nhà văn đó cũng là người có duyên với điện ảnh. Trước đây tiểu thuyết Ngoại ô của anh đã
được Hãng phim Giải phóng dựng thành phim nhựa. Và gần đây là tiểu thuyết Dòng sông phẳng
lặng. Giáo sư Phan Cự Đệ nhận xét: “Tiểu thuyếtDòng sông phẳng lặng là bức tranh vừa mở ra
một toàn cảnh hoành tráng có quy mô sử thi, vừa khám phá nhân vật qua những đoạn độc thoại
nội tâm có chiều sâu tâm lý, với giọng điệu, ngôn ngữ và lối suy nghĩ mang màu sắc dân gian...’’.
Nhà văn Tô Nhuận Vỹ tâm sự rằng trong chiến tranh anh đã hoạt động trong phong trào học sinh
– sinh viên Huế. Những tháng ngày gian lao, nguy hiểm đã gắn bó nhà văn với cô nữ sinh Đồng
Khánh tên Cúc, trong căn hầm bí mật chật chội, ngột ngạt thương người con gái liễu yếu đào tơ,
sớm hi sinh tuổi xuân của mình cho đất nước, nhân dân, anh đã làm mấy câu thơ: Trong hầm bí
mật lèn ba đứa / Nằm đếm bước đi bọn Mỹ càn / Lắng nghe tim em đang gấp nhịp / Thương quá
em mình chịu gian nan. Chị Cúc sau này là người bạn đời của nhà văn Tô Nhuận Vỹ và cũng là
hình tượng văn học đặc sắc trong tiểu thuyết Dòng sông phẳng lặng. Ba nhân vật Cúc, Diệu
Linh, Hạnh là hồn sống của tiểu thuyết Dòng sông phẳng lặng. Họ từ cuộc đời, từ cuộc chiến
tranh máu lửa bước vào trang sách để rồi khắc dấu trong lòng dân tộc hình tượng người phụ nữ
Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
Xin nghiêng mình trước những mẹ, những chị, những em luôn xứng đáng với 8 chữ Bác Hồ
giành cho phụ nữ Việt Nam: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.



×