Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Khái quát về vh nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.75 KB, 8 trang )

Khái quát về

Văn Học Nhật Bản
Văn học hiện đại Nhật Bản, cũng như nhiều thứ khác ở Nhật Bản tạo nên sức mạnh của mình từ
rất nhiều nguồn khác nhau, từ ảnh hưởng kinh điển của Trung Hoa cổ, từ tính đa dạng của tư
tưởng phương Tây và cả từ những giá trị vĩnh hằng của truyền thống dân tộc. Hai tác phẩm văn
học cổ điển Nhật Bản có ảnh hưởng sâu sắc tới tận ngày nay là Kojiki (Cổ sự ký - Biên niên các
sự kiện xưa), một áng văn xuôi tương truyền được hoàn thành vào năm 712 sau Công nguyên, và
Manyoshu (Vạn diệp tập), hợp tuyển thơ gồm 20 tập được biên soạn vào khoảng năm 770. Hợp
tuyển này bao gồm cỡ 4500 bài thơ của nhiều tác giả cả hai giới thuộc nhiều lứa tuổi từ trẻ tới
già, nhiều tầng lớp, từ Hoàng đế, Hoàng hậu cho tới những người lính biên phòng và những
người nông dân bình thường và nhiều bài thơ khuyết danh. Nhiều bài trong hợp tuyển thơ, đề cập
đến những chủ đề khác nhau được người ta biết đến bởi sự chân thành cảm động và cái đơn giản
táo bạo.
Thế kỷ thứ IX là thời kỳ Nhật Bản quan hệ trực tiếp với Trung Quốc, các tác phẩm cổ điển Trung
Hoa có ảnh hưởng lớn đối với văn học Nhật thời bấy giờ. Sau đó quan hệ này chấm dứt, bắt đầu
thời kỳ các tác phẩm nước ngoài vào Nhật bị đồng hóa và các nhà văn Nhật đã phát triển một
nền văn học riêng của họ.



Genji Monogatari - tranh minh họa Chương 05 (Wakamurasaki) và Chương 20 (Asagao)

Taketori Monogatari (Câu chuyện người đốn tre) ra đời khoảng năm 811 là cuốn tiểu thuyết Nhật
Bản đầu tiên. Sau đó một loạt các tác phẩm khác ra đời như Genji Monogatari (Chuyện ông
hoàng họ Gen của tác giả Murasaki Shikibu, khoảng năm 1010) là tiểu thuyết dài 54 tập về tình
yêu và nỗi khổ của các ông hoàng bà chúa. Tiểu thuyết cho độc giả thấy được về cuộc sống thi vị
của tầng lớp quý tộc Nhật Bản thế kỷ X - XI, cũng như về nền văn hóa tinh tế thời Heian đặc biệt
là mỹ cảm thấm đượm nỗi buồn man mác. Pho tiểu thuyết lớn đầu tiên trong lịch sử này thuộc về
ngòi bút của một trong những phụ nữ quý tộc thời Heian, mà nhiều người trong số họ là những
nhà văn, nhà thơ khá độc đáo.


Cuộc sống hàng ngày của giới quý tộc đầu thế kỷ XI cũng được mô tả sinh động trong cuốn
Makura no Soshi (Cuốn sách gối đầu), một hợp tuyển tiểu luận xuất sắc viết theo thể loại thơ văn xuôi của một nữ quý tộc đầy tài năng khác - bà Sei Shonagon, nhưng những quan sát mô tả
của bà có tính hiện thực và hài hước hơn. Makura no Soshi mang đậm tính chất hóm hỉnh mà văn
học Nhật Bản sau đó hầu như không thể nào sánh được.


Trong thời kỳ này thể thơ Tanka - thơ 31 âm tiết với tiết tấu 5-7-5-7-7 trở nên thịnh hành trong
giới quý tộc và tu hành. Năm 905 cuốn Kokinshu (Cổ kim tập - Tuyển tập thơ cổ và mới), hợp
tuyển thơ đầu tiên được biên soạn theo lệnh của Hoàng đế. Tanka trở thành thể thơ cổ điển của
Nhật và ngày nay vẫn được nhiều nhà thơ ưa chuộng. Tính ngắn gọn của thể thơ này khiến các
nhà thơ phải viện đến cách ngụ ý như một biện pháp mở rộng nội dung các câu thơ của mình,
một phương pháp tu từ đã trở thành của thơ ca Nhật Bản từ đó.

Khi tầng lớp quân nhân quý tộc địa phương nổi lên nắm quyền thì các tác phẩm viết về chiến
tranh trở nên phổ biến trong một thời kỳ khoảng 150 năm từ cuối thể kỷ XII. Một thế kỷ rưỡi này
đã sản sinh ra nhiều tiểu thuyết lịch sử lớn trong đó chàng samurai can đảm đã thay thế nhà quý
tộc ẻo lả để trở thành nhân vật trung tâm. Hai tác phẩm xuất sắc nhất là Heike Monogatari
(Chuyện chàng Heike) được sáng tác vào khoảng năm 1223 và Taiheiki (Thái bình ký - ghi chép
về nền hòa bình vĩ đại) - xuất hiện vào khoảng giữa những năm 1300.


Quyền lực của Hoàng đế và triều đình suy yếu, cộng với cảnh tiêu điều của cuộc chiến thảm
khốc lúc đó đã làm cho tất cả những tác phẩm đều có giọng bi ai và thường nhấn mạnh đến nỗi
thăng trầm của đời người.
Một tập thơ xuất chúng của Nhật Bản thời trung cổ là Shin Kokinshu (Tân cổ kim tập), là một
hợp tuyển của Hoàng cung, nổi tiếng bởi cách diễn đạt bằng hình tượng các tình cảm và tâm
trạng tinh tế. Pho tiểu luận gồm 2 tập Tsurezuregura (Tiểu luận về sự nhàn rỗi), sáng tác của một
nhà sư sống ẩn dật khoảng năm 1335, là sản phẩm của một bản tính trầm mặc và có sắc thái bi
quan. Tuy nhiên những tiểu luận trữ tình này dạy cho người đọc niềm vui trong cuộc sống trần
thế và quan niệm của nhà Phật về tính tạm thời của muôn vật một cách thật tế nhị. Tsurezuregura

có ảnh hưởng lớn tới văn học Nhật Bản sau nó và tới các lý tưởng mỹ học và ứng xử của người
Nhật nói chung.
Một nốt hoài niệm quá khứ được tìm thấy trong các vở kịch Noh thế kỷ XIV - XV, trong đó thế
giới được trình bày thường là cái thế giới của những nhân vật đã chết vài thế kỷ trước đó. Các vở
kịch này đáng chú ý không những do sức mạnh đầy kịch tính của tính hình tượng, mà còn do
chất thơ tự sự tráng lệ.


Hợp tuyển thơ Kokinshu - Tranh cuốn vẽ bằng vàng, bạc và mực trên giấy

Thế kỷ XVI là thời chiến tranh giữa các lãnh chúa phong kiến kình địch nhau và hầu như chẳng
có một sáng tác văn học nào, tuy vậy đến nửa cuối thế kỷ XVII, tức là những năm đầu tiên của
thời kỳ hòa bình Edo và của một nền văn hóa bình dân mới, văn học hồi sinh mạnh mẽ. Các tiểu
thuyết của Ihara Saisaku (1642 - 1693), nổi tiếng bởi chất hiện thực sinh động và văn phong sâu
sắc, và các vở kịch của Chikamatsu Monzaemon (1653 - 1724), với bố cục đầy kịch tính, đều
được sáng tác cho quảng đại quần chúng bao gồm cả tầng lớp thương gia mới lên và đều có giá
trị văn học cao. Trong các tác phẩm này nhân vật thương gia, người phụ bán hàng, các thị dân
thay chỗ các vị tướng và cái kết cục bi thảm của họ đôi khi là vì tự tử, chứ không phải là trong
một trận chiến cao quý. Phần lớn các kịch bản của Chikamatsu được sáng tác cho nhà hát múa
rối, nhưng về sau chúng được chuyển thể cho sân khấu Kabuki. Ngày nay một số vở của ông vẫn
được tiếp tục trình diễn.
Vào thời gian này thể thơ Haiku - thể thơ 3 câu với tiết tấu 5-7-5 nổi bật lên như một hình thức
mới của sáng tác thơ, mà tác giả vĩ đại nhất là Matsuo Basho (1644 - 1694). Ông đã phát triển
tính giản dị của văn phong và chất huyền ảo sâu sắc của nội dung tới mức trở nên mẫu mực cho
các nhà thơ Haiku hiện đại tìm kiếm. Những phát triển quan trọng của văn xuôi, kịch và thơ ca
Nhật còn tiếp tục cho tới thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, khi Nhật Bản hoàn toàn đóng kín đối
với thế giới bên ngoài.


Hợp tuyển thơ Kokinshu - Tranh cuốn vẽ bằng vàng, bạc và mực trên giấy


Làn sóng văn học phương Tây tràn vào Nhật Bản trong thế kỷ XIX khi thì tiếp thêm sinh lực, lúc
lại gây rối rắm. Sau đó là thời kỳ văn học cuồng nhiệt thử nghiệm và phát triển. Văn học Nhật
Bản phong phú thêm bởi nhiều trào lưu khác nhau của tư tưởng phương Tây như chủ nghĩa tự
do, chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa lãng mạn. Các nhà văn Nhật Bản quay sang sáng tác tiểu thuyết
theo phong cách Tây phương, các trào lưu và khuynh hướng tư tưởng khác nhau xuất phát từ
phương Tây cùng nhau nở rộ. Các nhà tiểu thuyết xuất chúng như Mori Ogai và Natsume
Sosheki sáng tác vào đầu thế kỷ, và tác phẩm của họ được đọc cho tới ngày nay. Một khối lượng
lớn các tác phẩm văn học phương Tây được dịch sang tiếng Nhật và những tên tuổi lớn của
phương Tây từ Shakespear, Goethe và Tolstoi cho tới những tác giả đương đại trở nên quen
thuộc ở Nhật Bản như trên chính đất nước của tác giả.
Bất chấp ảnh hưởng của văn học phương Tây, các thể loại văn học truyền thống của Nhật Bản
vẫn phát triển mạnh mẽ. Tanka và Haiku chẳng hạn, vẫn được rất nhiều nhà thơ chuyên nghiệp
và không chuyên sáng tác với tất cả kỹ năng và lòng nhiệt tình như các nhà quý tộc cung đình
xưa. Báo chí vẫn dành chỗ cho các sáng tác thể Tanka và Haiku của các cây bút nghiệp dư.
Từ sau chiến tranh số lượng các tác phẩm văn học Nhật Bản được giới thiệu ở nước ngoài ngày
càng tăng. Trong số các tác phẩm hiện đại được đọc bằng tiếng Anh và các thứ tiếng khác có
Kikyo (Về nhà) của Osaragi Jiro, Kinkakuji (Chùa Vàng) và các tiểu thuyết khác của Mishima
Yukio, và Tade Kuu Mushi (Họ thích cây tầm ma hơn) của Tanizaki Junichiro. Bản dịch “Chuyện
ông hoàng họ Gen” của Arthur Waley và các bản dịch khác các tác phẩm cổ điển Nhật Bản cũng
được nhiều người tìm đọc.


Năm 1968 Kawabata Yasunari (1899 - 1972) trở thành người Nhật đầu tiên được giải Nobel văn
học, Kawabata rất nổi tiếng ở nước ngoài với các tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó
có Yukiguni (Xứ tuyết), Senbazuru (Ngàn cánh hạc) và Koto (Cố đô). Văn phong của ông đặc
sắc bởi ông luôn theo đuổi vẻ đẹp trữ tình Nhật Bản với cách cảm nhận sắc sảo. Những năm gần
đây các tác phẩm của Abe Kobo, Endo Shusaku và Inoue Yasushi được dịch và đọc rộng rãi bằng
tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác.


Theo cuốn "Nhật Bản Ngày Nay" - Hiệp hội Quốc tế về Thông tin Giáo dục



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×