Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

MỘT số đặc điểm NGHỆ THUẬT KỊCH và TIỂU THUYẾT của VICTOR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.86 KB, 74 trang )

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT KỊCH
VÀ TIỂU THUYẾT CỦA VICTOR HUGO
Posted by: giangnamlangtu on: 17.09.2011


In: Luận văn đại học



Comment!

LA THỊ NGỌC ÁNH
Lớp ĐH5C1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÀNH NGỮ VĂN
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT KỊCH VÀ TIỂU THUYẾT CỦA VICTOR HUGO
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn:
1.

1. Ban giám hiệu trường Đại học An Giang đã tạo điều kiện cho em được thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.

2.

2. Các thầy cô trong Bộ môn Ngữ Văn đã hướng dẫn em học tập và nghiên cứu
trong suốt khóa học vừa qua.

3.

3. Thầy Phùng Hoài Ngọc đã hướng dẫn em hoàn thành khóa luận.


Long Xuyên, tháng 5 năm 2008
Sinh viên La Thị Ngọc Ánh

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

Trang


MỤC LỤC
PHẦN MỞ
ĐẦU………………………………………………………………………………………….. 1
I.
Lí do chọn đề
tài………………………………………………………………………………… 1
II.

Lịch sử vấn đề nghiên cứu………………………………………………………………….. 2

III. Mục đích nghiên
cứu………………………………………………………………………….. 3
IV. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu……………………………………….. 3
V. Đóng góp của khóa luận………………………………………………………………………
4
VI. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………………..
4
VII. Cấu trúc luận
văn………………………………………………………………………………… 5
PHẦN NỘI

DUNG……………………………………………………………………………………… 7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………….. 7
I.

Chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu là một trào lưu………………………………………….. 7

1.

Cơ sở triết học……………………………………………………………………………….. 7

2.
9

Cơ sở mỹ học………………………………………………………………………………….

II.

Chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu là một phương pháp sáng tác……………………. 11

1.

Nguyên tắc sáng tác của Chủ nghĩa lãng mạn………………………………….. 12

2.

Đặc điểm thi pháp cơ bản của Chủ nghĩa lãng mạn………………………….. 12

CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ VICTOR HUGO……………………… 18
I.
Cuộc

đời…………………………………………………………………………………………. 18


II. Sự nghiệp sáng tác…………………………………………………………………………….
19
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT KỊCH VÀ TIỂU THUYẾT CỦA VICTOR
HUGO………………………………………………………………………………………………
………………….. 26
I.
1.

Kịch drame: vở “Hernani”………………………………………………………………… 26
Giới thiệu cốt truyện…………………………………………………………………….. 26

2. “Trận chiến Hernani”, sự chiến thắng của chủ nghĩa lãng mạn đối với chủ nghĩa cổ điển
27
II. Tiểu
thuyết………………………………………………………………………………………. 32
1.

“Nhà thờ Đức Bà Paris”, toà nhà thờ vĩ đại bằng thơ ca…………………… 32

2.

“Những người khốn khổ”, đỉnh cao Chủ nghĩa lãng mạn Victor Hugo…..

39

PHẦN KẾT
LUẬN…………………………………………………………………………………….. 54

PHỤ
LỤC…………………………………………………………………………………………………
. 55
TÀI LIỆU THAM
KHẢO…………………………………………………………………………… 84

PHẦN MỞ ĐẦU
I.

Lí do chọn đề tài

Cho đến nay, quá trình hình thành và phát triển văn học đã trải qua những bước thăng trầm với
nhiều biến động phức tạp của nhiều khuynh hướng, nhiều trào lưu…Văn học phương Tây thế kỉ
XIX cũng nằm trong sự vận động đó. Tiếp sau văn học Phục hưng và thế kỉ Ánh sáng, văn học
phương Tây thế kỉ XIX đã đạt được những thành tựu rực rỡ của hai khuynh hướng văn học: chủ
nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực. Ra đời kế tiếp nhau, hai trào lưu này không thể không
ảnh hưởng qua lại và chịu sự chi phối của những điều kiện lịch sử – xã hội cùng thời.Với tính


chất vạch trần bản chất xã hội đương thời, bênh vực cho những con người lao khổ, chủ nghĩa
hiện thực đã thực sự phơi bày được bản chất của hiện thực, nâng cao lý trí con người. Do đó, chủ
nghĩa hiện thực đã được các nhà phê bình, nghiên cứu đánh giá rất cao và coi nó là chuẩn cao
nhất trong lĩnh vực sáng tác của các nhà văn.
Nhưng ngày nay, với cách nhìn nhận, cách đánh giá mới thì chủ nghĩa hiện thực không hoàn toàn
ưu việt đến thế. Chúng ta không nên có sự so sánh giữa khuynh hướng văn học lãng mạn hay
khuynh hướng văn học hiện thực. Bởi vì, bất cứ một khuynh hướng văn học nào, khi ra đời nó
đều đáp ứng những nhu cầu bức thiết của con người và làm cho con người thỏa mãn với những
nhu cầu đó. Nhất là trong thời đại ngày nay – thời đại kinh tế thị trường-thương trường cũng là
chiến trường, con người bị cuốn hút vào những guồng máy công nghiệp thương mại, chạy theo
đồng tiền. Đôi khi con người còn đánh mất cả nhân tính, linh hồn của mình vì lợi nhuận. Chính

vì thế, chủ nghĩa lãng mạn trong đời sống hiện nay vẫn là vô cùng cần thiết. Nó sẽ hâm nóng lại
tình người, làm cho cuộc sống này có ý nghĩa hơn. Chủ nghĩa lãng mạn một mặt sẽ thỏa mãn tâm
hồn con người, mặt khác nó sẽ nuôi dưỡng, bồi đắp, nâng cao tình cảm con người. Nói đến chủ
nghĩa lãng mạn thì không thể không nhắc đến cây đại thụ tỏa bóng rợp thế kỉ XIX – Victor Hugo.
Bằng “một hệ thống các phương thức và phương tiện thể hiện cuộc sống bằng nghệ thuật, khám
phá cuộc sống bằng hình tượng”, ông đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm văn chương kiệt xuất.
Thành tựu của ông đã đem đến nhựa sống tươi tốt, ương mầm cho tâm hồn bao thế hệ. Khảo sát
toàn bộ tác phẩm của ông, ta thấy chủ nghĩa nhân đạo bao trùm và xuyên suốt. Có thể nói, chủ
nghĩa nhân đạo là thứ “hàng hóa” xuyên quốc gia. Nó có thể du nhập bất cứ đâu, bất cứ nơi nào
mà không có một rào cản nào có thể ngăn được. Chính điều đó, tư tưởng và nghệ thuật của
V.Hugo bao giờ cũng là những hạt ngọc tỏa sáng cho chính dân tộc ông và có những giá trị phổ
biến cho các dân tộc khác.
Mặc dù kiến thức và tài liệu tham khảo còn hạn chế, nhưng với sự yêu thích văn chương cùng
với sự yêu mến con người ông, tôi mạnh dạn chọn đề tài này với mong muốn tìm hiểu thấu đáo,
cặn kẽ hơn về một số đặc điểm nghệ nghệ thuật làm nên bút pháp chủ nghĩa lãng mạn trong kịch
và tiểu thuyết của V.Hugo. Ở đây, tôi sẽ trình bày những nét cơ bản nhất về nội dung tư tưởng và
một số đặc điểm nghệ thuật kịch và tiểu thuyết mà ông thường sử dụng trong quá trình sáng tác.
Qua đó, giúp người tiếp nhận có được cái nhìn khái quát về tác phẩm cũng như bước vào thế giới
nghệ thuật tuyệt diệu của thơ văn V.Hugo.

II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Với những thành tựu chói lọi trên văn đàn thế giới, V.Hugo cũng như tác phẩm của ông đã thu
hút bao tâm trí của các nhà phê bình nghiên cứu trong và ngoài nước.
Ở ViệtNam, sự phổ biến của V.Hugo khá mạnh mẽ. Do đó, những công trình nghiên cứu về tác
giả và tác phẩm của ông xuất hiện rất nhiều. Điển hình như:
-

Phùng Văn Tửu với “Victor Hugo” (NXBGD 1978)

-


Đặng Anh Đào với “Cuộc đời và tác phẩm Victor Hugo” (NXBGD)


- Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm với “Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phê phán thế kỉ
XIX” (NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1985)
-

Minh Chính, Văn học phương Tây giản yếu (NXB ĐHQG TPHCM 2002).

-

“Văn học phương Tây” nhiều tác giả biên soạn (NXBGD 2002).

- “Văn học thế giới tập II” (giáo trình dùng cho Cao Đẳng Sư Phạm, NXB Đại học Sư phạm),
Lưu Đức Trung (chủ biên)…
Nhìn chung, các công trình này đã giới thiệu khá đầy đủ về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của
ông. Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc đi vào tìm hiểu những yếu tố nghệ thuật làm nên bút pháp
lãng mạn trong kịch và tiểu thuyết V.Hugo thì hầu như chưa có một công trình cụ thể, chuyên
biệt.
Nghiên cứu về đặc điểm nghệ thuật kịch và tiểu thuyết của V.Hugo là một đề tài khá lí thú, mới
mẻ và cũng không đơn giản. Do đó, với vốn kiến thức ít ỏi của một sinh viên năm tư chắc hẳn sẽ
gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Để hoàn thành luận văn người viết dựa vào một
số tài liệu của các tác giả kể trên và những tài liệu liên quan đến V.Hugo (được liệt kê ở mục Tài
liệu tham khảo).

III.

Mục đích nghiên cứu


Như chúng ta đã biết, một tác phẩm văn học có giá trị sẽ bao gồm giá trị nội dung và giá trị hình
thức. Vì vậy, bất cứ nội dung nào cũng chứa đựng hình thức và bất cứ hình thức nào cũng chứa
đựng nội dung. Do đó, “công việc tìm ra cái hình thức mang quan niệm”-tức là cái phương thức
tư duy nghệ thuật của nhà văn nghệ sĩ đã ngưng kết thành cái hình thức nghệ thuật của tác phẩm
nghệ thuật-là công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi sự tìm tòi, phát hiện. Nhất là với thiên tài văn
học V.Hugo thì việc phát hiện ra cái phương thức nghệ thuật để nhà văn chuyển tải quan niệm là
điều không dễ dàng chút nào.
Nhưng với tinh thần ham học hỏi, qua luận văn này tôi mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc,
thấu đáo những yếu tố nghệ thuật mà ông sử dụng để có thể lý giải vì sao tác phẩm của V.Hugo
lại có sức mạnh bất diệt, trở nên bất tử trong lòng độc giả bao thế hệ. Từ việc nghiên cứu đề tài
này, tôi hy vọng nó sẽ là chiếc chìa khóa giúp bạn đọc mở cánh cửa bước vào thế giới nghệ thuật
tác phẩm V.Hugo. Qua đó, chúng ta có thể nắm bắt được những tư tưởng, những quan niệm độc
đáo tác giả đã gửi gắm vào trong đó, mà con người hôm nay cần phải trân trọng, học hỏi và kế
thừa.

IV.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính là một số đặc điểm nghệ thuật kịch và tiểu thuyết của đại văn hào
Victor Hugo.


Để làm nổi bật lên một số đặc điểm nghệ thuật mà ông sử dụng trong quá trình sáng tác, người
viết khảo sát tác phẩm của ông ở lĩnh vực kịch và tiểu thuyết. Qua đó, người viết có được cái
nhìn khái quát, hệ thống về nó. Nhưng do sự nghiệp văn chương của ông khá đồ sộ, ở lĩnh vực
kịch, tôi chỉ chọn vở kịch đã từng gây tiếng vang lớn trong kịch trường: “Hernani”. Ở lĩnh vực
tiểu thuyết, tôi chọn hai bộ tiểu thuyết lớn làm nên tên tuổi của ông, đó là: “Nhà thờ Đức
bàParis” và “Những người khốn khổ”. Bên cạnh đó, tôi còn tham khảo thêm một số tài liệu khác
có liên quan để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đạt kết quả cao nhất.


V. Đóng góp của khóa luận
Khi tiếp nhận tác phẩm văn học, chúng ta không chỉ tiếp cận ở bề mặt câu chữ mà qua đó, phải
thấy được những tầng ý nghĩa sâu xa mà tác giả gửi gắm vào nó. Để phát hiện ra được điều đó,
người đọc phải có cái nhìn trực diện và chiều sâu suy nghĩ. Đặc biệt, việc đánh giá và tiếp cận
văn học nước ngoài là vô cùng khó khăn, bởi sự cách ngăn của hàng rào ngôn ngữ và những
khác biệt về văn hóa. Chúng ta chỉ được tiếp xúc với nó thông qua bản dịch chứ không ở nguyên
tác. Do đó, việc tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật để khám phá được nội dung là điều hết sức cần
thiết.
Victor Hugo, “con người của thành phốParishoa lệ”, tuy cách chúng ta nửa vòng trái đất nhưng
tư tưởng của ông lại rất gần gũi, phù hợp với truyền thống của dân tộc ta. Với cuộc sống xô bồ,
bận rộn, thời gian được tính bằng vàng như ngày hôm nay thì mấy ai trong chúng ta bỏ ra một ít
thì giờ để đọc lại những câu thơ chứa chan tình người, “Nhà thờ Đức bà Paris” hay “Những
người khốn khổ”… lắng lòng mình lại trước những câu, chữ và chiêm nghiệm nó. Nếu làm được
điều đó, tôi tin chắc rằng bạn phải thốt lên rằng: “Ôi! V.Hugo, thật là kì diệu!”. Sống giữa xã hội
tư bản thối nát, đang trên đường suy thoái lúc bấy giờ, V.Hugo có được tinh thần nhân bản quá
tuyệt vời. Ông là con người của chủ nghĩa nhân đạo cao cả, của tình thương yêu nhân loại xốn
xang. Ông không lúc nào không nghĩ đến, không bênh vực, không đấu tranh cho quyền sống,
quyền tự do, quyền hạnh phúc của con người cần lao với mong muốn xây dựng một xã hội tốt
đẹp bằng giải pháp tình thương.
Tôi hy vọng rằng khóa luận sẽ mang đến một cách tiếp cận mới, có hiệu quả về tác phẩm văn
học nước ngoài, nó sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn đồng môn trong quá trình nghiên
cứu và giảng dạy sau này. Và tôi tin rằng, những tư tưởng, ý niệm tốt đẹp mà V.Hugo hoài vọng
sẽ mãi là hành trang cho mỗi người chúng ta vững bước vào đời với sự tin yêu, tin tưởng cuộc
sống này hãy còn tươi đẹp biết bao! Có được sự đồng cảm, sự thương yêu và tin cậy lẫn nhau thì
con người sẽ sống và làm việc với tinh thần thái độ hăng say hơn, góp phần làm cho xã hội ngày
càng phồn vinh hơn.

VI.


Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu khóa luận đạt hiệu quả tốt nhất, tôi phối hợp sử dụng nhiều phương pháp.


Đầu tiên, tôi dùng phương pháp tổng hợp, tức là đọc một số bài nghiên cứu có liên quan rồi tổng
hợp và ghi chép lại những vấn đề cần thiết phục vụ cho bài nghiên cứu của mình.
Sau đó, tôi dùng phương pháp khảo sát, xem xét qua tất cả tư liệu rồi phân loại, liệt kê nó, ghi lại
những dẫn chứng phù hợp. Khi liệt kê dẫn chứng thì phải có phân tích nên phương pháp phân
tích được sử dụng để phân tích những luận cứ, luận điểm đưa ra, làm sao để cho vấn đề được nói
đến có sức thuyết phục người khác. Trong bài viết, đôi khi tôi có sử dụng phương pháp so sánh
làm nổi bật vấn đề.
Tóm lại, luận văn đã đồng thời sử dụng nhiều phương pháp: tổng hợp, liệt kê, phân tích, so
sánh, . . . tất cả chỉ với một nguyện vọng là làm sao nghiên cứu khóa luận đạt kết quả tốt nhất.

VII.

Cấu trúc luận văn

TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT KỊCH VÀ TIỂU THUYẾT CỦA
VICTOR HUGO
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài
1. Chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu như một trào lưu:

1.Cơ sở triết học.
2.Cơ sở mỹ học.
1. Chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu như một phương pháp sáng tác:


1.Nguyên tắc sáng tác của Chủ nghĩa lãng mạn.
2.Đặc điểm thi pháp cơ bản của Chủ nghĩa lãng mạn.
Chương II: Khái quát về tác giả Victor Hugo
1. Cuộc đời.
2. Sự nghiệp sáng tác.

Chương III: Một số đặc điểm nghệ thuật kịch và tiểu thuyết của Victor Hugo
1. Kịch drame: vở “Hernani”

1.Giới thiệu cốt truyện


2.“Trận chiến Hernani”, sự chiến thắng của Chủ nghĩa lãng mạn đối với Chủ nghĩa cổ
điển.
1. Tiểu thuyết:

1.“Nhà thờ Đức Bà Paris”, toà nhà thờ vĩ đại bằng thơ ca.
2.“Những người khốn khổ”, đỉnh cao Chủ nghĩa lãng mạn Victor Hugo.
PHẦN KẾT LUẬN
PHỤ LỤC

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I.

Chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu là một trào lưu

Chủ nghĩa lãng mạn là thuật ngữ chỉ chung các trào lưu văn học-nghệ thuật ra đời vào khoảng
cuối thế kỉ XVIII và phát triển nhất vào thế kỉ XIX ở nhiều nước phương Tây. Đến thế kỉ XIX ở

Pháp, Chủ nghĩa lãng mạn phát triển thành một trào lưu có hệ thống luận điểm, có phương pháp
sáng tác riêng, phổ biến trên mọi lĩnh vực thơ, kịch, tiểu thuyết như trong các tác phẩm của
Lamartine, Muyxê, Vigny, V.Hugo . . .

1. Cơ sở triết học
Chủ nghĩa lãng mạn ra đời trên cơ sở sự bất bình đối với xã hội tư sản được thiết lập sau cách
mạng 1789, hay nói như C.Mác, Chủ nghĩa lãng mạn là “sự phản ứng đầu tiên chống lại cách
mạng Pháp và phong trào Ánh sáng gắn liền với cuộc cách mạng đó”. Ngoài những diễn biến
lịch sử lớn, phải kể đến những yếu tố tư tưởng và truyền thống văn học đã ảnh hưởng sâu sắc đến
sự hình thành của Chủ nghĩa lãng mạn.
Trước hết, chúng ta thấy những nhà tư tưởng của thế kỉ Ánh sáng đã truyền bá những tư tưởng
dân chủ và duy vật. Họ công kích tôn giáo, châm biếm thần học và ủng hộ tự nhiên thần luận. Họ


tin tưởng mãnh liệt vào sự tiến bộ của lịch sử. Các nhà tư tưởng Ánh sáng cho rằng đặc quyền và
áp bức sẽ nhường chỗ cho những chân lý vĩnh viễn. Và theo họ, sự thay đổi chế độ xã hội cốt
yếu là nhờ ở việc truyền bá tư tưởng.
Đến đầu thế kỉ XIX, Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen là những nhà xã hội không tưởng vĩ đại.
Học thuyết của họ đã phê phán những mâu thuẫn của chế độ tư bản chủ nghĩa, đã chứng minh
phải thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa bằng chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhưng họ không nhìn thấy
lực lượng giai cấp sáng tạo ra xã hội mới. Họ muốn sáng tạo ra hạnh phúc trên trái đất bằng pháp
luật, bằng tuyên ngôn, mà không dựa vào bản thân nhân dân.(Stalin toàn tập, trích Từ điển triết
học, NXB Sự thật).
Về truyền thống văn học, Chủ nghĩa lãng mạn đã kế thừa chủ nghĩa tình cảm, một tư trào văn
chương thế kỉ XVIII ra đời nhằm cân đối với tính lý trí của văn học Ánh sáng thế kỉ XVIII vốn
nặng nề về lý trí.
Về phương diện triết học, Chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu đều tìm tới những hệ thống triết học
mang tính duy tâm chủ quan để làm cơ sở cho học thuyết của mình. Mặc dù phủ định thực tại tư
sản, thái độ coi thực tại là một cái gì không đáng quan tâm, coi “cái tôi” là đứng cao hơn tất cả,
cuối cùng lại dẫn đến thái độ chiêm nghiệm trước thực tại, về thực chất là một thái độ “đầu hàng

trước cảnh vô vị tư sản”. Âm vang trực tiếp của các tác phẩm của các nhà lãng mạn là mặc cảm
bị tước đoạt, ý thức sâu sắc về sự trống rỗng của cuộc đời, về sự cô đơn và thất bại …
Đặc điểm chính của thế giới quan lãng mạn là sự lý giải một cách chủ quan về các hiện tượng
đời sống, là gán cho đời sống cái mà chủ thể nghệ sỹ mơ ước, khát vọng. Do đó, các nhà lãng
mạn không có nhận thức chính xác, mà có khi tùy tiện bóp méo các quy luật khách quan về sự
phát triển của thực tại, đem đối lập cá nhân với xã hội, quá đề cao vai trò của cá nhân trong lịch
sử. Bất bình với thực tại, các nhà lãng mạn muốn tìm ra những giải pháp chống lại những xấu xa
trong xã hội, nhưng vì không nhận thức đúng đắn quy luật lịch sử cụ thể, nên chủ trương của họ
thường xuất phát từ những ý tưởng trừu tượng, thường có tính chất không tưởng. Ví như trường
hợp Bairơn nhìn ra phía trước, nhưng không thể nhận ra “đằng sau chốn xa cùng lấp lánh dải đất
hứa hẹn của tương lai” (Bielinski); hay V.Hugo tuy có cảm tình sâu đậm với những người khốn
khổ “nhưng lại đi tìm giải pháp cứu khổ bằng ảo tưởng tình thương”…
Chủ nghĩa lãng mạn là thế giới quan, là tiếng nói của thời đại mới sau cách mạng tư sản Pháp và
những cuộc đấu tranh thắng lợi của nhân dân châu Âu chống ách xâm lược của Napoleon. Tuy
cùng bất mãn đối với thực tại tư sản, nhưng do xuất phát từ những nguyên nhân giai cấp khác
nhau, nên khuynh hướng của Chủ nghĩa lãng mạn cũng khác nhau: có khuynh hướng lãng mạn
tiêu cực và khuynh hướng lãng mạn tích cực.
Khuynh hướng lãng mạn tiêu cực (hay còn gọi là lãng mạn bảo thủ)
-

Cơ sở triết học là chủ nghĩa duy tâm: Kant, Béc-xơn, Freud, . . . .

- Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực, đó là tiếng kêu thất vọng, lời than vãn, sự luyến tiếc của tầng
lớp phong kiến quý tộc suy tàn về một thời đại vàng son đã qua, về “một thiên đường đã mất”.
Đặc điểm của khuynh hướng này là chủ nghĩa bi quan, chủ nghĩa thần bí, thái độ đối nghịch với


lý trí, sự thoát ly thực tại, chạy trốn cuộc đời, quay về quá khứ, đi vào tôn giáo, “đi sâu vào thế
giới nội tâm với những tư tưởng bí ẩn thiên định của cuộc đời, về ái tình và về cái chết”
(M.Gorki).

Khuynh hướng lãng mạn tích cực (hay còn gọi là lãng mạn tiến bộ)
- Cơ sở triết học là chủ nghĩa xã hội không tưởng của Ô-oen và Phu-ri-ê. “Họ đã nhìn vào
chiều hướng của sự phát triển thực tại, và thực tế là họ đã đi trước sự phát triển ấy” (Lênin).
- Chủ nghĩa lãng mạn tích cực hướng về tương lai, tràn đầy nhiệt tình và khát vọng chân lý, nó
“tăng cường ý chí con người đối với cuộc sống, thức tỉnh lòng bất phục tùng đối với thực tại, đối
với mọi đè nén áp bức” (Gorki). Nó dẫn con người vào những tình cảm đẹp, những say mê lớn,
ra sức biểu dương những phẩm chất cao quý, sẵn sàng hy sinh và lập nên những kì tích bất hủ.
Sáng tác của họ phản ánh những cuộc đấu tranh xã hội hay giải phóng dân tộc, phù hợp với lợi
ích nhân dân.

2. Cơ sở mỹ học
Chủ nghĩa lãng mạn bên cạnh là “sự khước từ thực tại và nguyện vọng muốn thoát ra khỏi thực
tại đó” (Emile Faguet), nó còn là “thị hiếu về ước mơ, về sự huyền diệu và phóng khoáng, của trí
tưởng tượng vượt khỏi lề thói”. Vì thế, lý tưởng lãng mạn đôi khi làm biến dạng thực tế để phục
vụ cho nhu cầu thẩm mỹ và tình cảm. Về mặt nghệ thuật, Chủ nghĩa lãng mạn đã thay thế sự tìm
tòi một chân lý phổ biến và trừu tượng bằng sự miêu tả những kinh nghiệm riêng và cụ thể. Các
nhà văn lãng mạn đã phê phán các nhà văn cổ điển nêu thành nguyên tắc sự thống trị của lý trí để
phủ nhận những hứng thú của ước mơ và những thao thức của con tim hoặc cấm đoán sự bộc lộ
sâu xa của của những tâm hồn cá nhân.
Về mặt thị hiếu thẩm mỹ, Chủ nghĩa lãng mạn là sự nổi dậy chống lại mọi ước lệ, mọi quy tắc gò
bó của Chủ nghĩa cổ điển. V.Hugo nói rằng: “Chính với những lưỡi kéo của những quy tắc tam
duy nhất, người ta đã cắt mất cánh của các nhà thơ”. Trong bài tựa Crôm-oen của V.Hugo ông
cũng đã xác định: “Ba nguyên tắc ? Không, chỉ có một. Đó là tự do. Tự do trong nghệ thuật và tự
do trong cấu trúc”. Thật vậy, tự do là nguyên tắc lớn nhất của Chủ nghĩa lãng mạn. Với Chủ
nghĩa lãng mạn, đã xuất hiện “một nền văn học được giải phóng” trên nhiều bình diện: thơ ca,
tiểu thuyết, sân khấu. Chủ nghĩa lãng mạn đã giải phóng thơ ca, cách tân sân khấu với vở
“Hernani” 1830. Nhờ nguyên tắc tự do, Chủ nghĩa lãng mạn đã đem lại một làn sóng tiểu thuyết
cực kỳ phong phú và đa dạng. Với cương lĩnh của Chủ nghĩa lãng mạn, V.Hugo đả phá sự phân
chia nghệ thuật thành các loại hình cao thấp có tính chất đẳng cấp của Chủ nghĩa cổ điển, xóa bỏ
ranh giới giữa bi kịch và hài kịch, phá tung những quy tắc của thi pháp cổ điển. Trong mỹ học,

Hegel đã đưa ra nhận xét: “Tinh thần quay trở về mình, có được ở trong bản thân nó cái tinh thần
khách quan mà nó vẫn hoài công tìm kiếm ở trong cái thế giới cảm quan bên ngoài; cảm thấy
mình và nhận thức rằng mình thống nhất với bản thân mình. Sự nâng cao này làm thành nguyên
lý cơ bản của nghệ thuật lãng mạn nhằm vươn tới đời sống nội tâm tuyệt đối”.
Các chủ đề về tình yêu, nỗi cô đơn, nỗi buồn, những lý tưởng không đạt được…được sử dụng
rộng rãi trong nghệ thuật lãng mạn. Những chủ đề quan trọng và quen thuộc của văn học lãng
mạn bắt nguồn từ cảm thức về thời đại, về lịch sử, về thân phận con người. Trong đó, con người


thất vọng, bàng hoàng trước những cơn lốc lịch sử, trước sự trôi chảy của dòng đời, về định
mệnh, về tôn giáo… Họ đã làm phong phú cho nghệ thuật bằng những hình tượng, những chủ đề
mới. Trong các tác phẩm, họ đã đề cập đến các chủ đề có liên quan đến cuộc đấu tranh của nhân
dân, đến quá khứ anh hùng, đến các sự kiện và những chiến công anh dũng của nhân dân. Điều
đó cho thấy, người nghệ sĩ lãng mạn không phải là người chỉ biết có ước mơ, mà thực tế xã hội
đã thức tỉnh người nghệ sĩ tình cảm yêu nước tha thiết và sự phản đối với mọi bất công.
Nhân vật lãng mạn là những nhân vật mới không phải là cá nhân hài hòa với tập thể như con
người trong thời đại Ánh sáng. Nhân vật lãng mạn là những nhân vật “nổi loạn” chống đối với
thực tại tư sản tầm thường. Họ là những người thực hiện các suy tưởng lãng mạn, các phản
kháng lãng mạn. Các thái độ lãng mạn thường giống nhau: nặng chất suy tưởng, thiên về đời
sống tình cảm, cô đơn và u sầu, xa cách và nổi loạn, không thỏa hiệp được với thực tại cuộc đời,
thường có kết thúc mang tính bi kịch, dù họ là nhân vật lãng mạn hướng nội hay lãng mạn hướng
ngoại, tiêu cực hay tích cực.
Chủ nghĩa lãng mạn ưa sử dụng các thủ pháp nghệ thuật như: phong vị ngoại lai thể hiện trong
cách lựa chọn đề tài, nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, không gian và thời gian nghệ thuật không
phải là những khung cảnh, con người quen thuộc ở thị thành, cung đình, mà ở những nơi xa lạ,
những thời điểm xa xưa, những tập tục khác thường… là một phương thức hữu hiệu đem lại
phong vị tươi mới cho tác phẩm. Nguyên tắc tự do góp phần trẻ hóa lối hành văn, cách gieo vần,
cách sử dụng các biện pháp tu từ, cách lựa chọn các không gian và thời gian nghệ thuật. Và do
nhiệt tình, sôi nổi muốn tự thể hiện, chia sẻ và thuyết phục, văn chương lãng mạn nói chung
thường mang tính hùng biện. Ở từng nhà văn có các thủ pháp riêng. Đặc biệt nhất là V.Hugo,

người đã thể hiện được cả một hệ thống nghệ thuật riêng của mình với một loạt các thủ pháp
nghệ thuật đặc thù như tương phản, cường điệu, trữ tình ngoại đề, sự đối lập giữa cái trác tuyệt
và cái thô kệch…
Theo nhận xét của các nhà phê bình, nghệ thuật lãng mạn có khả năng dung nạp rộng rãi các
phương tiện thể hiện. Thẩm mỹ của Chủ nghĩa lãng mạn chú ý sự hỗn hợp chặt chẽ giữa các thể
loại với nhau, tạo sự sinh động, tự do… “Tinh thần lãng mạn chính là sự nối kết liên tục các yếu
tố đối kháng nhau: tự nhiên và nghệ thuật, thơ ca và văn xuôi, sự nghiêm túc và thú vui, kỷ niệm
và dự cảm, tư tưởng trừu tượng và những cảm giác sống động, sự sống và cái chết… hòa lẫn với
nhau một cách mật thiết trong thể loại lãng mạn” (A W Sleigel).

II. Chủ nghĩa lãng mạn Tây Âu là một phương pháp sáng
tác
Phương pháp sáng tác là linh hồn của một nội dung hoạt động sáng tạo nghệ thuật, được biểu
hiện thành các bình diện mang tính chất các giải pháp thẩm mỹ nhằm khắc phục trở ngại để từ
chân lí đời sống tới chân lí nghệ thuật một cách tối ưu.
Nghệ thuật lãng mạn là một nghệ thuật không chấp nhận thực tại khách quan, là một nghệ thuật
không muốn “mô tả hiện thực có thực”, mà chỉ chú trọng đào xới cảm xúc chủ quan nên trường
thẩm mỹ của họ là vùng của “cái tôi nội cảm” (Hegel), vấn đề lớn nhất đối với họ là vấn đề “tự


do tuyệt đối”, nhưng không phải là tự do ở ngoài đời, mà chỉ là thứ tự do trong tâm tưởng, trong
mộng ước mà thôi.
Mở đường cho lý thuyết lãng mạn thế giới, Kant, nhà mỹ học Đức cuối thế kỉ XVIII tuyên bố:
“Vẻ đẹp không ở đôi má hồng của cô thiếu nữ, mà trong con mắt của kẻ si tình”. V.Hugo, trong
lời tựa của vở kịch đầu tay “Hernani”, ông cho rằng: “Nghệ thuật không đi giày đỏ, đội mũ đỏ”.
Tư tưởng sáng tạo nghệ thuật của Chủ nghĩa lãng mạn là một tư tưởng dựa trên chủ nghĩa duy
tâm chủ quan, và một thái độ ít gửi gắm hy vọng nhất vào cuộc đời và vào sức mạnh thực tế của
con người. Một quan niệm coi nghệ thuật chỉ là nơi để nghệ sĩ giải bày tâm tưởng, nghệ thuật
không có nhiệm vụ giải đáp các vấn đề thuộc mâu thuẫn cơ bản của thời đại.
Xuất phát từ trường thẩm mỹ và tư tưởng sáng tạo nghệ thuật như trên, Chủ nghĩa lãng mạn đề ra

các nguyên tắc sáng tác của mình.

1. Nguyên tắc sáng tác của Chủ nghĩa lãng mạn
Chủ nghĩa lãng mạn chủ trương dựa vào các nguyên tắc sau để sáng tác:
Nguyên tắc 1: Chối từ thực tại.
Xuất phát từ thái độ “nguyền rủa thực tại”, nghệ sĩ lãng mạn tự cho mình đứng trên hoàn cảnh.
Do đấy, nghệ thuật này thường không xuất phát từ những yêu cầu cơ bản của cuộc sống để xây
dựng hình tượng, mà chủ yếu dựa vào ý muốn chủ quan của nghệ sĩ để sáng tác. Vì thế, ngay
trong các tác phẩm lãng mạn tích cực, các chi tiết cụ thể, chân thực, sinh động đều bị đẩy xuống
bình diện thứ yếu, cốt lõi là dụng công vào việc xây dựng nhân vật lý tưởng.
Nguyên tắc 2: Tự do bay lượn trong nghệ thuật.
Tách mình ra khỏi cảnh đời thực, chủ trương nghệ thuật chỉ “vị nghệ thuật”, nên nghệ thuật lãng
mạn chọn hình thức làm cứu cánh của mình. Vấn đề “tự do cá nhân”, “tự do sáng tác” là vấn đề
bậc nhất của họ. Họ từ chối “đơn đặt hàng của xã hội”, chỉ nhận “đơn đặt hàng của trái tim”.
Nghệ thuật không sống với đời sống mà chỉ sống với mình.
Nguyên tắc 3: Điển hình hóa tâm trạng.
Vì lấy cái “tôi nội cảm” của mình làm thước đo cho muôn vật, nghệ thuật lãng mạn tước đi vai
trò nhận thức khách quan của nghệ thuật. Họ cho rằng, nghệ thuật không phải là “tấm gương”
phản chiếu đường đời, mà chỉ là phương tiện bộc lộ tâm trạng. Nếu chủ nghĩa cổ điển chủ trương
hạn chế cảm hứng, thì nghệ thuật lãng mạn lại vung tay thao túng cảm hứng đến mức tùy hứng.
Họ nhấn mạnh tính khí, chứ không chủ trương tìm mối quan hệ biện chứng giữa tính cách và
hoàn cảnh. Như vậy, họ đã tự thu hẹp tính cách nhân vật vào phạm vi tâm trạng. Từ đó, trữ tình
không chỉ là một biện pháp, mà còn mở rộng thành chủ nghĩa trữ tình say đắm.

2. Đặc điểm thi pháp cơ bản của Chủ nghĩa lãng mạn
2.1. Về phương diện cách nhìn


Văn học lãng mạn là một hiện tượng văn học phong phú phát triển trong nhiều thời kì, nhiều thể
loại, nhiều khuynh hướng. Chắc chắn trong từng thời kỳ, với mỗi thể loại, mỗi khuynh hướng,

với từng tác giả … sẽ có cách nhìn nhận và khám phá thế giới đa dạng mà lý luận không thể đúc
kết. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, ta vẫn có thể tìm thấy nét nổi bật nhất trong cách nhìn
của các nhà văn lãng mạn đối với hiện thực. Đó là khuynh hướng đề cao cái tôi chủ quan trong
phương thức nhận thức và thể hiện cuộc sống bằng hình tượng; lấy cái chủ quan để thay thế hoặc
lấn át cái khách quan, lấy mộng tưởng thay thế cho thực tế, lấy cái ngẫu nhiên cá biệt thay cho
qui luật. Văn học lãng mạn là nơi người nghệ sĩ gởi gắm những giấc mơ có tính chủ quan.
Khuynh hướng này đã từng có trong thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao… nhưng phát triển
ở đỉnh cao và trở thành hệ thống lý luận trong Chủ nghĩa lãng mạn. Ta có thể bắt gặp cách nhìn
này trong “Những người khốn khổ” của V.Hugo ở từng chi tiết, những sự kiện lịch sử, những
nhân vật … Tác phẩm đã được viết bằng một trái tim yêu thương và một khát vọng cải tạo xã hội
tha thiết và mãnh liệt …
Tóm lại, về phương diện cách nhìn, Chủ nghĩa lãng mạn cơ bản vẫn là khuynh hướng chủ quan
trong tiếp cận và lý giải hiện thực.
2.2. Về phương diện cách viết
Cách viết là vấn đề hết sức cụ thể, nên trong thực tế, để làm rõ lý thuyết thường ta vẫn phải tách
chia ra: thể loại thơ, kịch và tiểu thuyết.
Thể loại thơ
Thơ là thể loại mà văn chương lãng mạn luôn luôn tìm đến. Bởi đó là “mảnh đất màu mỡ” có khả
năng nhiều nhất trong việc giải bày, bộc lộ cái tôi muôn màu của chủ thể.
Nhìn vào hình thức, thơ lãng mạn dung nạp các hình thức đa dạng khác nhau, không bị lệ thuộc
vào hệ thống thi luật gò bó của thi ca cổ điển, đã đem đến cho thơ lãng mạn khả năng diễn tả thế
giới phong phú và tinh vi của tâm hồn con người.
Ở góc độ thi pháp, vấn đề hình thức câu thơ có liên quan hàng loạt đến các vấn đề khác: cách
thức cảm nhận của con người về thế giới, về không gian thời gian, về đề tài, về việc lựa chọn
ngôn ngữ, vấn đề tổ chức lời thơ, kết cấu nhạc điệu, khả năng bộc lộ cái tôi được cá thể hóa …
Trong thơ luôn xuất hiện “cái tôi” chủ thể với tư cách là trung tâm vũ trụ, là nguồn thi tứ, là nhu
cầu được tự biểu hiện, nhu cầu được tận hưởng, được chia sẻ những u uất, nhu cầu được hưởng
hạnh phúc riêng tư. Chính nhu cầu này làm cho ngôn ngữ thơ gần gũi với ngôn ngữ đời thường,
nó bớt đi rất nhiều những tượng trưng, sáo mòn, ước lệ.
Thơ ca lãng mạn đã kế thừa thi pháp của thơ ca cổ điển. Nhưng bên cạnh sự kế thừa đó, nó còn

có sự cách tân tạo thành những qui luật chung của thi ca khuynh hướng văn học lãng mạn.

Lí luận kịch


Kịch thường được hiểu vừa theo nghĩa là một loại hình nghệ thuật sân khấu vừa có ý nghĩa là
kịch bản văn học, là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp bao gồm các yếu tố văn học, âm nhạc, vũ
đạo… hội hoạ và điêu khắc.
Kịch bản văn học là một trong 4 loại thể cơ bản cuả văn học.(Từ điển văn học tập III,1984).
Theo Hegel: “Thi kịch (tức là kịch) sử dụng những nghệ thuật khác như là cơ sở đơn giản và
hoàn cảnh cảm quan những vần bị ngự trị bởi lời thơ (tức kịch bản) nó đóng vai trò chủ yếu,
song mặt khác, cái buổi đầu chỉ có giá trị guíp cái sau có thể trở thành cứu cánh và không vượt
giới hạn cuả mình, có thể tự nâng mình thành cái đẹp độc tôn”.(Dẫn lại Nguyễn Lương Ngọc,
Nguyên lý luận văn học NXB Giáo dục 1962, Tập 2, trang 42). Theo mỹ học cuả Hegel và cuả
Bielinski, kịch (trước hết là thể tài bi kịch) đã được khảo sát với tính cách là hình thức cao nhất
cuả sáng tác văn học, là tinh túy cuả thơ ca.(Dẫn lại cuả Nguyễn Văn Trung, Lược khảo văn học
Nam Sơn Sài Gòn xuất bản 1996).
Và Hegel khẳng định bản chất cuả phương thức kịch: “Kịch là sự thống nhất có trung gian giữa
những nguyên tắc cuả nghệ thuật tự sự và nghệ thuật trữ tình”.
Lucien Dubech nhà lịch sử nghệ thuật đã nhận xét về nguồn gốc kịch: “Kịch, theo qui tắc cuả tất
cả những bộ môn cao cấp, đã bắt đầu bằng thi ca, ở khởi đầu mọi ngành nghệ thuật là thơ. Asgust
Comte cũng cho rằng: “kịch không phải là nghệ thuật đầu tiên, mà chỉ là một hình thức cuả thơ”.
Sheldon Cheney trong bài báo “ Theatre-Three Thousand Year” (New York- 1961- Introduction)
đã viết: “Bất cứ khi nào và ở đâu, loài người đã tiến bộ ngoài việc chiến đấu chỉ vì sự tồn tại, với
thần thánh, để giải trí và tự biểu hiện, loài người còn có sân khấu trong một vài ý nghĩa nào đó”.
Có mấy cách phân loại kịch:
Nếu dựa trên nội dung tư tưởng và tính chất cuả xung đột, người ta chia ra hai loại chính: Bi kịch
(tragedy) và hài kịch (comedy). Đấy là hai thể loại cuả thời cổ Hy Lạp. Về sau ra đời thể kịch
hỗn hợp cái bi, cái hài và chất anh hùng gọi là chính kịch (drama) là do yêu cầu phản ánh hiện
thực phức tạp và đa dạng. Đến thế kỉ XX, ở phương Tây nảy sinh một số trào lưu kịch mới như

kịch hiện sinh cuả J.P.Xactrơ, A. Camus, kịch phi lí cuả Ionexco.
Chính kịch trở thành loại chính trên sân khấu thế giới ngày nay, gọi tắt là kịch.
Nếu phân loại kịch theo ngôn ngữ nhân vật, ta có kịch nói, ca kịch (kịch dân ca), vũ kịch (ballet),
nhạc kịch (opera), kịch câm và kịch thơ.
Định nghĩa kịch thơ trong Từ điển văn học 1 ông Nguyễn XuânNamviết: “Thể loại kịch thông
qua lời thơ để thể hiện nội dung kịch. Các diễn viên phải đọc hoặc ngâm thơ khi diễn xuất. Kịch
thơ có lịch sử lâu đời. Trong thời kì chủ nghĩa cổ điển ở châu Âu, phần lớn các vở kịch là thơ”.
Chúng tôi thấy định nghĩa trên dựa theo yếu tố thuần tuý hình thức. Có thể cho rằng quan niệm
cuả nhà thơ Hoàng Cầm rõ hơn, tuy vẫn chưa chỉ ra đặc trưng cuả kịch thơ “Theo ý tôi một kịch


thơ phải đạt hai điều kiện: Trong kịch thơ có thơ và trong thơ là kịch”. (Báo Người Hà Nội số 85
ngày 1-10-1988).
Sau đây chúng tôi điểm qua mấy yếu tố cơ bản cuả một vở kịch:
- Kịch bản trình bày những biến cố, mâu thuẫn xung đột qua lời nói của nhân vật. Tác giả có
nhiệm vụ sáng tạo tính cách và điển hình trong sự mâu thuẫn và xung đột ấy.
- Hành động kịch: tức là những diễn biến của mâu thuẫn và xung đột. Hành động kịch phải là
hành động tham gia trực tiếp vào xung đột (chứ không phải bất cứ hành vi nào của nhân vật trên
sân khấu)
- Hành động kịch phải có kịch tính, tức là nó phải thay làm đổi mối quan hệ giữa các nhân vật
và bộc lộ tư tưởng chủ đề kịch. Theo nghĩa đó, hành động kịch bao gồm cả lời nói. (Hồ Ngọc,
nghệ thuật viết kịch- Văn hóa năm 1973 trang 14 và 15).
Hành động kịch chia ra hai loại-hành động bên trong và hành động bên ngoài-đó là hai hình thức
của hành động. Các hành động tuân theo qui luật nhân quả “Tiền nhân hậu quả”, hành động này
gây ra hành động khác (gián tiếp và trực tiếp).
Kết cấu hành động kịch chính là kết cấu vở kịch, thường theo qui luật phổ biến sau (5 giai đoạn):
1-Giới thiệu. 2- Thắt nút. 3- Phát triển. 4- Cao trào (điểm đỉnh) 5- Cởi nút (kết thúc).
Ngôn ngữ trong kịch là yếu tố chủ yếu xây dựng tính cách nhân vật, nó biểu lộ bên trong (suy
nghĩ); nó gây ra mọi hành động, tạo ra mâu thuẫn và đẩy tới xung đột. Vì vậy, ngôn ngữ trong
kịch cần phải “tính cách hóa” “động tác hóa” “thi hóa” “hình tượng hoá” (tạo hình, âm thanh,

màu sắc) và phải xúc tích, tinh luyện.
Đặc trưng nhân vật kịch; đơn giản về thể hiện tâm lí bên trong (trái với tiểu thuyết) nhưng xúc
cảm phải được thể hiện đến độ căng thẳng bằng hành động kịch.
Nhiều thế kỉ trước, kịch trường theo qui tắc tam nhất do Aristote đề ra từ (384-322 trước Công
nguyên):
- Thống nhất về hành động kịch (kịch xoay quanh một hành động chính)
- Thống nhất về thời gian (trong 24 giờ/ 1 ngày)
- Thống nhất về không gian (1 địa điểm).
Về tiểu thuyết
Tiểu thuyết là một loại hình tự sự, tiểu thuyết lãng mạn cũng tuân thủ những đặc thù của tiểu
thuyết nói chung, nhưng do văn chương lãng mạn có khuynh hướng nghiêng về diễn tả thế giới
của khát vọng chủ quan, nên về thi pháp, Chủ nghĩa lãng mạn cũng có những nét đặc thù riêng:
đó là chất trữ tình tha thiết, là thế giới nội tâm được khai thác một cách tinh vi, là thế giới thiên


nhiên thơ mộng, là tình yêu lứa đôi muôn màu, muôn vẻ. Văn xuôi lãng mạn do đó giàu chất thơ,
đầy hấp dẫn, làm say đắm lòng người. Văn xuôi lãng mạn kết hợp trong mình nó nhiều hình thức
thể hiện đa dạng khác nhau: kể và tả, triết lí và bình luận, độc thoại và độc thoại nội tâm. Đặc
biệt, hình thức độc thoại nội tâm được sử dụng rộng rãi và đạt hiệu quả cao trong khả năng diễn
tả thế giới nội tâm. Nó có khả năng đi sâu kích thích những rung động thẩm mỹ sâu xa trong
lòng người đọc.
Với tiểu thuyết lãng mạn, yếu tố truyện đã không còn giữ vai trò trung tâm như tiểu thuyết cổ
điển truyền thống, thay vào đó là yếu tố xây dựng nhân vật, nhất là xây dựng tâm lý nhân vật.
Tuy nhiên, tiểu thuyết lãng mạn chưa quan tâm đến những chi tiết chân thật của đời sống, những
cảnh ngộ đời thường. Các tiểu thuyết lãng mạn có khuynh hướng xây dựng những nhân vật ở
trong những cảnh ngộ phi thường, siêu phàm, để trên đó, nhân vật bộc lộ những tính cách phi
thường, trác tuyệt. Để xây dựng nhân vật như thế, các tiểu thuyết gia thường sử dụng các biện
pháp tương phản, cường điệu, lý tưởng hóa… Trong đó, nghệ thuật tương phản như một biện
pháp nghệ thuật chính yếu, hệ thống và nhất quán trên nhiều phương diện của tác phẩm. Tương
phản giữa tính cách và hoàn cảnh, tương phản giữa các nhân vật với nhau, tương phản ngay

trong một nhân vật… Ví dụ như trong “Nhà thờ Đức Bà Paris” đó là sự tương phản giữa cái phần
bên ngoài tật nguyền, xấu xí với trái tim cao thượng của gã kéo chuông nhà thờ Đức Bà
Quazimodo, hay tương phản giữa ánh sáng chiếu rọi từ trái tim Jean với cái cống ngầm Paris đen
ngòm đầy bóng tối khủng khiếp trong “Những người khốn khổ”.
Cái tương phản được gắn liền với thủ pháp cường điệu, phóng đại, của các yếu tố phi thường
trong tính cách và hoàn cảnh để đẩy nhân vật tới mức siêu phàm, trác tuyệt trong Chủ nghĩa lãng
mạn trở thành một hệ thống thi pháp được Chủ nghĩa lãng mạn xem như nguyên tắc trong sáng
tạo nghệ thuật. Chủ nghĩa lãng mạn quan niệm: “Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật”.

CHƯƠNG II
KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ VICTOR HUGO
I.

Cuộc đời

Victor Hugo là nhà thơ, nhà viết tiểu thuyết, nhà viết kịch danh tiếng nhất của nước Pháp, là
nhân vật dẫn đầu phong trào lãng mạn của nền văn chương Pháp.Victor Hugo, cây đại thụ tỏa
bóng rợp thế kỉ XIX ở Châu Âu, từng được xem là “người gây nên bão tố từ đáy lọ mực”.
Ông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1802 ở thành phố Bzanson. Cha là một chiến binh, sĩ quan cao
cấp dưới thời Napoleon đệ nhất tên là Leopaul Hugo. Mẹ là bà Tri-buy-sê mang dòng máu xứ
Vandet, xuất thân từ tầng lớp bình dân. Do sự khác biệt về tư tưởng chính trị, tính tình tương
phản nhau nên giữa cha và mẹ V.Hugo đã dần dẫn đến việc ly dị chính thức vào năm 1818.


V.Hugo sống nhiều với mẹ và đã từng sang Italia và Tây Ban Nha thăm bố, lúc ấy đang đóng
quân ở đó. Hugo sớm hấp thụ tinh thần dân chủ và lý tưởng cách mạng thời đại, sáng tác thời kì
đầu của ông chịu ảnh hưởng của tư tưởng quân chủ nhưng dần ông thiên về tư tưởng dân chủ.
Hugo có khả năng sáng tác rất sớm. Năm 15 tuổi, ông được giải thưởng về thơ của viện Hàn lâm
Pháp, hai năm sau với hai món học bổng của triều đình Hugo chuyên tâm vào sự nghiệp sáng tác.
Nhờ sự khuyến khích của mẹ, V.Hugo đã lập ra tạp chí văn học “Người bảo thủ văn học” (18191821) dưới sự bảo trợ của Satôbriăng. Trong cuốn nhật kí của mình ông đã viết: “Tôi sẽ trở nên

một Satôbriăng hoặc chẳng ra gì cả”. Vào những năm 1820, Hugo tham gia nhóm nhà văn lãng
mạn và nhanh chóng trở thành thủ lĩnh của trào lưu này.
Năm 1821 mẹ của ông qua đời. Đến năm 21 tuổi, V.Hugo kết hôn với người bạn ấu thơ Adèle
Foucher và họ đã có với nhau bốn người con.
Khả năng sáng tạo của Hugo rất lớn lao, mỗi ngày ông có thể làm một trăm câu thơ hay, viết 20
trang tiểu thuyết. Và qua các tác phẩm, ông đã phản ánh các phong trào chính trị, văn chương
của thời đại, và bộc lộ rõ niềm tin nơi khoa học, nền dân chủ và tự do.
Từ năm 1822, các tập thơ liên tiếp được xuất bản, bắt đầu từ “Đoản thi” và “Tạp thi”. Ở lĩnh vực
kịch, Hugo cũng đạt được những thành công nhất định, đặc biệt là vở “Hernani”. Ở lĩnh vực tiểu
thuyết, năm 1823, Hugo cho ra đời ấn phẩm đầu tiên “Hand’ Islande”. Sau đó, hàng lọat các tác
phẩm xuất sắc khác ra đời: “Ngày cuối cùng của kẻ bị kết án” (1829), qua đó ông đã phản kháng
án tử hình, “Nhà thờ Đức bàParis” (1831), ca ngợi tình thương yêu của những con người lao
động bình thường như: Quazimodo và Esmeralda…, “Clode Geur” (1834), “Thằng cười” (1869)

Năm 1841, ông được bầu vào viện Hàn lâm Pháp. Năm 1845, ông trở thành nguyên lão của nước
Pháp, chấp nhận cuộc sống lưu đày vì tự do. Đây là thời kì đặc biệt nhất của cuộc đời Hugo, và
cũng là giai đọan đạt đỉnh cao trong phong độ sáng tác của ông: hàng lọat các tập thơ nối tiếp
nhau ra đời. Bên cạnh đó, Hugo đã cho hoàn thành pho tiểu thuyết bất hủ: “Những người khốn
khổ” (1861).
Năm 1859, Napoleon đệ tam ra lệnh ân xá cho Hugo. Ông khước từ với lí do: “Tôi chịu đến cùng
số phận của Tự do. Tự do đã bị trục xuất khỏi đất Pháp, khi nào Tự do trở về đất nước, tôi sẽ trở
về cùng Tự do”.
Năm 1870, Hugo trở vềParissau khi chế độ Lui Napoleon sụp đổ. Cũng trong khoảng thời gian
này, công xãParisnổ ra. Năm 1873, ông được bầu vào Thượng viện. Những năm cuối cùng của
cuộc đời mình, ông đã hòan thành cuốn tiểu thuyết cuối cùng: “Năm chín mươi ba”.
V.Hugo mất ngày 25 tháng 5 năm 1885. Thi hài ông được đưa vào điện Pantheon. Hugo là một
trong những khổng lồ văn chương hiếm hoi của thế giới. Hugo, nhà văn nhân đạo sáng ngời, là
tấm gương tranh đấu không biết mệt mỏi cho nền tự do, dân chủ của nhân loại tiến bộ.

II. Sự nghiệp sáng tác



Thiên tài của Hugo bộc lộ từ rất sớm. Với khả năng sáng tạo tuyệt vời, ông đã để lại cho nhân
lọai một sự nghiệp văn học đồ sộ. Thế kỉ XIX với nền văn chương đặc sắc của nước Pháp đã
được gọi là “thế kỉ của Victor Hugo”.
Sự nghiệp sáng tác của Hugo có thể chia ra làm bốn giai đọan:
-

Giai đoạn 1816-1830: đây là giai đoạn sáng tác trong những năm thiếu thời.

Năm 1817, ông được giải thưởng về thơ của Viện Hàn lâm Pháp. Năm 1819, ông cũng đã đoạt
giải nhất trong kì thi thơ phú toàn quốc. Năm 1821, V.Hugo cho xuất bản thi phẩm đầu tiên có
tên là “Đoản thi và Tạp thi”. Năm 1823, ông cho xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên tên là
“Hand’ Islande”, mô tả sự man rợ của một bộ lạc chặt đầu người bằng búa đá và uống máu kẻ
địch. Năm 1824, Hugo cho xuất bản tập thơ ngắn “Nouvelles Odes” (các bài thơ ngắn mới), rồi
hai năm sau, xuất hiện cuốn tiểu thuyết “Bug-Jargal”. Năm 1829, tập thơ “Về phương Đông” ra
đời gợi lên các phong vị lãng mạn và màu sắc của phương Đông.
Hugo cũng đã làm chấn động kịch trường với kịch bản “Cromwell” xuất bản 1827. Thông qua vở
kịch “Cromwell” ông đã phá vỡ các luật lệ, các qui tắc tam duy nhất của Chủ nghĩa cổ điển chi
phối cách viết kịch từ các thời kì trước, và chủ trương rằng trong vở kịch phải có cả các sự việc
bi hài, có cả sự tầm thường lẫn sự cao cả. Chính điều này đã giúp cho Chủ nghĩa lãng mạn toàn
thắng về mọi mặt. Năm 1829, vở kịch “Marion de Lorme” cũng được ra đời.
- Giai đoạn sáng tác thứ hai từ 1830-1852: đây được coi là giai đoạn sáng tác phong phú của
ông.
Ngày 25 tháng 2 năm 1830, ông cho trình diễn vở kịch lịch sử “Hernani”. Vở kịch hầu như đã bỏ
qua tất cả các qui luật cổ điển củaRacinevà Corneille.
Năm 1831, ông cho ra đời tác phẩm “Nhà thờ Đức bàParis”. Cuốn tiểu thuyết này đã làm xúc
động lương tâm quần chúng hơn cuốn “Ngày cuối cùng của một kẻ bị kết án”.
Nhân dịp vua Louis Phillippe trở thành vị vua của thể chế quân chủ lập hiến sau cuộc Cách mạng
tháng Bảy, ông đã làm một tập thơ đề cao sự kiện kể trên với tên “Lời thơ sau cuộc Cách mạng

tháng Bảy 1830”.
Cũng vào thời gian này, Victor Hugo còn cho xuất bản tập thơ “Lá thu” (1831) với các cảm hứng
cá nhân, thân thương. “Các bài ca Hoàng Hôn” (1835) mang tính chính trị, “Các lời nội tâm”
(1837) chứa đựng các ý tưởng cá nhân và triết học, “Tia sáng và Bóng tối” (1840)…
Vở kịch “Nhà vua tiêu khiển” (1832) mô tả tình yêu nông nổi của Francis I vào thời kỳ Phục
hưng Pháp. Ba vở kịch thơ kế tiếp là “Lu crèce Borgia và Marie Tudor” (1833), “Angello, bạo
chúa của thành Padoue” (1835), “Rue Blax” (1838)…
- Giai đọan 1851- 1870: là giai đoạn ông sống lưu vong ở đất Bỉ. Đây là giai đoạn ông sáng tác
thành công nhất, có nhiều tác phẩm nổi tiếng nhất.


Tác phẩm mở đầu cho những kiệt tác của giai đọan này là “Trừng phạt” (1853). Tác phẩm trữ
tình lớn nhất của Hugo, tập thơ “Mặc tưởng” (1856) được chia làm 2 phần “Ngày trước” và
“Ngày nay” nói lên nỗi niềm tâm sự riêng tư. Tiếp đến là tập thơ “Truyền kỳ các thế kỷ” (1862).
Cũng trong năm này, ông cũng đã hoàn thành thiên tiểu thuyết dài nhất và danh tiếng nhất:
“Những người khốn khổ” (1861), cuốn truyện mô tả rõ ràng và kết án sự bất công của xã hội
trong thế kỷ XIX.
Ngoài tác phẩm lừng danh “Những người khốn khổ”, V.Hugo còn viết các tác phẩm khảo luận có
tên là “William Shakespeare” (1864), tiểu thuyết “Những người lao động trên biển” (1868),
“Người cười” (1869) – cuốn tiểu thuyết về người dân nước Anh chống lại chế độ phong kiến của
thế kỷ XVII.
- Giai đọan 1870 trở về sau, lúc này ông đã trở về Pháp. Giai đoạn này ông sáng tác rất ít chỉ
tập trung vào các hoạt động chính trị.
Hugo không tán thành bạo lực cách mạng nhưng ông rất khâm phục những người chiến sĩ cộng
sản. Ông viết tập thơ “Năm khủng khiếp” để ca ngợi họ. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là
cuốn “Năm chín mươi ba”, tập trung vào năm 1793 đầy chính biến tại nước Pháp, đề cập tới sự
công bằng và bác ái chống lại hậu trường của cuộc cách mạng Pháp. Năm 1877, ông viết xong
tập thơ “Nghệ thuật làm ông” và “Năm 1883”, phần cuối tập thơ “Truyền kỳ các thời đại” cũng
đã hoàn thành.
Nhìn chung, sự nghiệp sáng tác của ông vừa phong phú về thể loại, vừa trác tuyệt về chất lượng.

Ngoài thơ, kịch, tiểu thuyết ông còn để lại hơn 2000 bức tranh và nhiều tác phẩm khảo cứu và
các tùy bút khác…
Giới thiệu đôi nét về thơ của Victor Hugo
Qua quá trình tìm hiểu sự nghiệp văn chương của ông, ta thấy thơ là lĩnh vực mà ông
theo đuổi từ khi còn thiếu thời đến lúc cuối đời. Nó là mảng sáng tác tương đối lớn, góp phần tạo
nên sự nghiệp văn chương đồ sộ của ông. Do có được cảm quan nhạy bén của tâm hồn lãng mạn
nên những tâm tư tình cảm, hiện thực cuộc sống đã đi vào thơ ông một cách tự nhiên.
Đối với Hugo, gia đình, con và các cháu luôn là đề tài gây được cảm hứng để nhà thơ sáng tác.
Làm cha, Hugo rất mực thương con, ông luôn thể hiện cái nhìn âu yếm, thấy được cái khía cạnh
tốt đẹp nhất của con mình:
“Dù tóc con tôi đã chải hay sù,
Dù trái tim tôi buồn hay vui sướng
Bao giờ tôi cũng tấm tắc nhìn
Con là tiên, con là ánh sáng”.


Xót xa đau đớn trước cái chết của con giọng thơ Hugo êm ái hẳn đi, ông nhớ lại những kỉ niệm
về đứa con gái thân yêu:
“Con gái tôi có tính quen này trong tuổi thơ
Là tạt đến phòng tôi mỗi sáng
Tôi đợi bé như chờ một ánh dương quang đãng
Nó đi vào, và nói: “Chào bố thân yêu”
Con lấy bút của cha, mở các quyển sách, ngồi
Trên giường tôi, lục các giấy tờ, và cười nhoẻn
Rồi bỗng đi xa, như một chim thoáng hiện”.
Trong khi tang tóc nặng trĩu, nhà thơ được an ủi nhờ sự có mặt của hai đứa cháu Georges và
Jeane:
“Tôi mà một đứa trẻ thôi cũng khiến cho thành ngốc nghếch
Tôi lại có tới hai: Georges và Jeane, và tôi lấy một đứa làm kẻ dẫn đường
Và đứa kia làm ánh sáng thái dương

Nghe tiếng chúng là tôi chạy tới”.
Bên cạnh gia đình thì tình yêu nam nữ cũng là mảnh đất màu mỡ mà thơ ông hướng đến. Sống
trong tình yêu người ta thường ngây ngất với men tình giống như tâm trạng nhân vật trữ tình
trong bài thơ “Vì anh nếm”:
“Vì anh nếm chén tình chan chứa
Trong tay em áp vầng trán say sưa
Vì anh thở ngọt ngào hơi thở
Tâm hồn em trong bóng lá hương đưa
Vì anh nghe giọng em thầm thì
Trái tim em huyền diệu bao lời
Vì anh thấy nụ cười và ngấn lệ


Mắt anh trong mắt em và môi chạm vào môi”…
Là một người giàu tình cảm như thế, cho nên trong con người ông còn chứa đựng tình cảm lớn
lao hơn: tình yêu Tổ quốc. Nó luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho thi ca của ông. Do đó, Tổ
quốc được ông nhắc đến một cách da diết. Trong bài “Lời ca”, ông lặp lại nhiều lần như một điệp
khúc:
“ Người ta không thể sống được nếu không có bánh mì
Người ta cũng không thể sống được nếu không có Tổ quốc”.
Xuất phát từ lòng yêu Tổ quốc tha thiết, trong Trừng phạt có những bài vang lên như lời kêu gọi
thiết tha giục giã mọi người hãy tỉnh dậy, hành động vì Tổ quốc. Trong đó cũng có những bài gợi
lại quá khứ oanh liệt của cha ông:
“Không bao giờ biết buồn biết sợ
Họ chắc còn cả gan leo đến tận mây xanh
Nếu trong khi đang tiến, nhìn lại phía sau mình
Họ trông thấy nước Cộng hòa vĩ đại
Chỉ tay lên trời xanh”.
Đó có thể là những người lính tình nguyện của cách mạng, chân đi đất nhưng ngời ngời ánh
sáng, khí thế oai hùng, đầu ngẩng cao trước mặt:

“Như sư tử đang hít thở gió xa
Khi cuồng phong thổi tới”.
Chính vì thế ông luôn ca ngợi Tổ quốc và các liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc:
“Những ai tâm thành chết cho Tổ quốc
Phải được đồng bào đến bên quan tài thương nhắc
Giữa những tên đẹp nhất, tên của họ vang hơn.
Mọi thứ vinh quang hóa chóng rụng tàn bên họ,
Và, cũng như tấm lòng người mẹ
Giọng của toàn thể nhân dân ru họ mãi bên mồ.”


Hugo ca ngợi cho muôn đời cái dũng khí hào hùng của đoàn quân Cách mạng, qua những người
bộ đội của năm thứ hai Cách mạng tư sản dân quyền Pháp 1789:
“Chống lại cả châu Âu với lũ vua và tướng cướp
Với những lính tráng phủ hết ruộng đồng đường sá,
Với đoàn quân kỵ mã chúng mày,
Đứng lên như một vị thần nghìn mắt, nghìn tay,
Họ ca hát, họ bước đi, tâm hồn không hề biết sợ
Và đôi chân chẳng có giày!”
Hugo rất gần gũi thiên nhiên, yêu thiên nhiên một cách say mê, cho nên thiên cũng hoan nghênh
chào đón nhà thơ:
“ Tháng năm hoa nở thơm đầy
Đồng xanh réo gọi cỏ cây vui cùng
Đến đi em! Chớ ngại ngùng
Đồng quê với cánh rừng xinh
Cây xanh bóng mát lung linnh mặt hồ
Nước còn ngái ngủ cơn mơ
Ánh trăng vằng vặc bên bờ đợi ai”…
Tạo vật hữu tình, và tạo vật cũng vô tình, một nhà thơ phải nói cả hai mặt ấy, thì mới là sâu sắc.
Vạn vật biến chuyển, cảnh trời đổi thay.trong tâm hồn con người:

“Đã thế thì hãy quên chúng tôi đi; ngôi nhà; khoảnh vườn; khóm bóng!
Cỏ, hãy lấp thềm xưa! Gai, phủ vết chân mờ!
Chim cứ hót, suối cứ tuôn! Cành cứ tỏa
Những kẻ các bạn quên sẽ không quên các bạn bao giờ”.
Thông cảm sâu sắc trước nỗi khổ của người dân lương thiện là nạn nhân của các thảm họa chiến
tranh, của tình trạng thất nghiệp, đói nghèo, bị ngược đãi…Hầu hết các tập thơ của ông đều thấm
đượm chất trữ tình và lòng yêu thương con người. Tình nhân ái của Hugo rất tự nhiên và sâu xa,


thuộc về một bản chất nhân hậu hiếm có. Nhìn một em bé Hi Lạp thơ ngây, côi cút giữa cảnh
hoang tàn, chết chóc, với tình thương sâu thẳm không biên giới, nhà thơ xót xa, thổn thức:
“…Quân Thổ tràn qua: nơi nơi điêu tàn tang tóc
…Ôi em bé đáng thương ơi, chân trần trên đá sắc.
Lệ đầm đìa đôi mắt biếc xanh!
Làm sao đây để lau nước mắt
Cho đôi mắt em như bầu trời, như sóng nước trong xanh
Làm sao đây cho tia sáng vui tươi tràn ngập long lanh
Để mái tóc óng vàng ngẩng dậy!
…Làm sao đây cuốn gọn mái tóc vàng đẹp đẽ,
Vui chảy xuôi trên đôi vai trong trắng
Đang khóc thầm quanh vầng trán của em!”
Là nhà thơ của chủ nghĩa nhân đạo, đồng cảm với mọi đau thương, chia âu lo với những người
lao động. Đứng trước biển ban đêm, nghe sóng réo gào, nhà thơ viết bài “Biển đêm” bi tráng và
thương cảm:
“Ôi! Đâu hết những người thủy thủ
Chìm trong đêm, bi thảm đời người
Kinh hoàng bao lòng mẹ, biển ơi!
Phải chăng lúc triều lên sóng vỗ
Những tiếng người tuyệt vọng kêu la
Mỗi chiều về, lại đến cùng ta”.

Bên cạnh đó, nhà thơ còn phát hiện được những phẩm chất tốt đẹp và ca ngợi những người dân
lao động:
“Trên ruộng tắm bóng thâm
Tôi cảm nhìn áo rách


Một ông lão đang tung
Gieo mùa sau xuống đất”…
Dù cuộc sống có vất vả nhưng họ vẫn tin tưởng ở thành quả ngày mai tốt đẹp.
Do là một nhà thơ viết kịch và tiểu thuyết nên những trang văn của ông mang đậm chất thơ. Đặc
biệt, chính niềm cảm thương những số phận bất hạnh và trân trọng những phẩm chất cao quí của
những người lao động đã được ông phát triển cao ở lĩnh vực kịch và tiểu thuyết sau này. Để thấy
được điều đó, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu kịch và tiểu thuyết thông qua việc tìm hiểu một số đặc
điểm nghệ thuật mà ông sử dụng trong quá trình sáng tác.

CHƯƠNG III
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT KỊCH
VÀ TIỂU THUYẾT CỦA VICTOR HUGO
I.

Kịch drame: vở “Hernani”

1. Giới thiệu cốt truyện
Sự việc xảy ra ở triều đình Tây Ban Nha từ thế kỷ XVI, trước khi Don Carlos trở thành hoàng đế
nước Đức là Charles Qunit. Vua Don Carlos theo đuổi nàng Dona Sol, vợ chưa cưới của lão bá
tước Don Ruy Gomez. Vua lẻn vào nhà nàng, núp vào trong tủ áo đúng lúc nàng hò hẹn với tình
nhân là Hernani-người có mối thù giết cha với nhà vua nên bị truy nã, sống lẩn lút và trở thành
tướng cướp sống ngoài vòng pháp luật. Don Carlos mở cánh tủ bước ra. Hai kẻ tình địch chuẩn
bị đấu kiếm thì Don Ruy Gomez bất chợt về và nổi trận lôi đình. Vua cho lão biết tin Hoàng đế
vừa băng hà và hy vọng mình được lên kế vị.

Vì đã nghe lỏm được ngày giờ và mật hiệu đôi tình nhân hẹn nhau đi trốn, hôm sau, Don Carlos
đến định bắt cóc Dona Sol. Trong lúc nàng đang nguy kịch thì Hernani xuất hiện. Chàng định
thanh toán kẻ thù, nhưng lại tha cho vua vì lúc đó nhà vua không có vũ khí trên tay. Vua trở về
triều, huy động quân lính đến vây bắt tướng cướp. Hernani cải trang trốn vào nhà Don Ruy
Gomez đúng lúc bá tước đang chuẩn bị làm lễ thành hôn với Dona Sol. Chàng tuyệt vọng. Vua
đến và bắt Dona Sol làm con tin vì bá tước che giấu không chịu nộp tướng cướp cho vua.


Vua đi rồi, bá tước định thanh toán mối thù riêng với Hernani vì biết mối quan hệ của chàng với
Dona Sol. Nhưng chàng đề nghị với bá tước hiệp lực trả thù vua, đồng thời chàng trao cho bá
tước chiếc tù và và hứa khi nào trả thù xong, hễ nghe tiếng tù và thì chàng sẽ đến chịu chết.
Từ một hầm mộ Hoàng gia bên Đức, Don Carlos hồi hộp chờ đợi kết quả bầu Hoàng đế, trong
khi Hernani và Don Ruy Gomez đang chuẩn bị âm mưu đón hạ sát Don Carlos… Ba tiếng súng
thần công vang lên báo tin Hoàng đế Charles Quint trở thành vua Tây Ban Nha. Toàn bộ những
âm mưu ám sát Hoàng đế đều bị bắt. Nhưng hoàng đế đã khoan hồng cho tất cả, hơn nữa còn trả
lại chức tước cho Hernani và cho phép chàng cưới Dona Sol.
Tối tân hôn, Hernani nghe tiếng tù và, bá tước xuất hiện nhắc chàng giữ lời hứa và chàng đi nhận
lọ thuốc độc. Dona Sol can ngăn không được liền giật lọ thuốc độc uống trước rồi đưa lại cho
Hernani uống nốt. Bá tước tuyệt vọng, phải tự sát.

2. “Trận chiến Hernani”, sự chiến thắng của chủ nghĩa lãng mạn đối với chủ
nghĩa cổ điển
Kịch là thể loại chủ yếu của Chủ nghĩa cổ điển. Trong thế kỉ XVII, Chủ nghĩa cổ điển là một trào
lưu văn học tiến bộ với các nhà viết kịch có tên tuổi là Molier, Corneill,Racine… Nhưng đến đầu
thế kỉ XIX, nhất là từ khi chế độ phong kiến được phục hồi năm 1815, nó trở nên lạc hậu, bảo
thủ với nhiều nguyên tắc chật hẹp, gò bó.
Để tấn công vào trào lưu văn học cổ điển, vốn có rất nhiều thành tựu nhưng lúc bấy giờ đã lỗi
thời, Hugo đã chọn mục tiêu tấn công là kịch trường, tiêu biểu là vở “Hernani”. “Hernani” thực
sự là bản luận chiến, đánh dấu sự toàn thắng của chủ nghĩa lãng mạn đối với chủ nghĩa cổ điển .
Hugo cho rằng quy tắc luật “tam duy nhất” của chủ nghĩa cổ điển đó là: duy nhất về thời gian,

duy nhất về địa điểm, duy nhất về hành động đã ràng buộc tự do trong nghệ thuật. Và nó giống
như việc “người ta đóng một chiếc giày cho mọi bàn chân”. Trước tình hình kịch cổ điển không
còn phù hợp với những tâm hồn lãng mạn đương muốn thoát ra khỏi cuộc sống tư sản tầm
thường, ở đó mọi thứ đều như bị trật khớp, họ không thể thích nghi nổi, thì việc “Hernani” xuất
hiện như ngọn gió mát, trong lành thổi vào những tâm hồn đã chai cứng.
2.1. Sự phá vỡ qui tắc luật “tam duy nhất” của chủ nghĩa cổ điển
Sự phản ứng đầu tiên của Chủ nghĩa lãng mạn đó là sự phá vỡ quy tắc luật “tam duy nhất” đó.
Trước hết, nguyên tắc thời gian duy nhất đã bị vi phạm. Chúng ta thấy, một vở kịch cổ điển chỉ
được công diễn trong hai tiếng đồng hồ, nhưng ở “Hernani” nó đã vượt ra khỏi qui phạm đó. Tuy
vậy, vấn đề thời gian không phải là vấn đề lớn mà ông muốn đề cập ở đây.
Nguyên tắc thứ hai mà ông muốn phá vỡ, đó là địa điểm duy nhất. Trong “Hernani” địa điểm
kịch được thay đổi rõ rệt. Thực ra, việc thay đổi địa điểm kịch không phải đến Hugo mới diễn ra,
mà nó đã được manh nha từ trước. Ngay từ “Le Cid”, Corneill cũng đã thấy bức bối về sự chặt
chẽ của luật duy nhất về địa điểm. Chính ông cũng không đóng khung địa điểm kịch tại cung
đình mà ông còn tả cảnh chiến trường nơi Rodrigue chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Tiếp nối
Corneill, Hugo đã có sự bức phá ở “Hernani”. Địa điểm không chỉ diễn ra trong nước mà nó còn
vượt phạm vi ngoài nước, lúc thì ở Xaragrox (Tây Ban Nha), lúc thì ở Ex-lasapen (Tây Đức).


×