Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Báo cáo tốt nghiệp Đại học ngành Nông học: Điều tra tình hình sản xuất lúa vụ Đông xuân 20152016 tại xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.08 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG - LÂM HUẾ
KHOA NÔNG HỌC

BÁO CÁO

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

"Điều tra tình hình sản xuất lúa vụ đông xuân 2015-2016
tại xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam".
oo
Sinh viên thực hiện: LÊ THANH HÒA.
Lớp: Nông Học K46- Quảng Nam.
Thời gian thực hiện: 01/7/2016 - 20/11/2016.
Địa điểm: Xã Phước Thành,Phước Sơn, Quảng Nam.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trịnh Thị Sen.
Bộ môn: Khoa học cây trồng.
NĂM 2016


Lê Thanh Hòa.
nghiệp.

Lớp: Nông học K46 Quảng Nam.

Báo cáo Thực tập tốt

Lời cảm ơn
Thực tập cuối khóa là một nội dung hết sức quan trọng trong
chương trình đào tạo của nhà trường nhằm để sinh viên tiếp cận với
thực tế, làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, mục đích


cuối cùng là đào tạo được người kỹ sư Nông học có chất lượng.
Trong suốt gần 05 năm theo học tại trường, được sự nhất trí
của Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Huế và sự giúp đỡ
của cô giáo hướng dẫn, trong thời gian từ ngày 01/7/2016 đến ngày
20/11/2016, tôi đã tiến hành thực tập và làm đề tài tại xã Phước
Thành, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Sau gần 5 tháng thực
tập với sự nỗ lực của bản thân trên cơ sở kiến thức đã học, sự giúp
đỡ của cô giáo, của lãnh đạo địa phương, tôi đã hoàn thành xong
đợt thực tập của mình.
Mặc dù trong suốt quá trình thực tập, bản thân tôi đã có nhiều
cố gắng để thực hiện đề tài một cách tốt nhất, song với kiến thức và
kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn hạn chế, do vậy không thể
tránh được những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo
của quý thầy cô giáo.
Để hoàn thành khóa luận này cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn
sâu sắc đến cô giáo Trịnh Thị Sen đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình thực tập, cảm ơn quý thầy cô giáo trong Khoa Nông học đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành xong báo cáo này.
Chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo xã Phước Thành,
và bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện quan tâm, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực tập.
Quảng Nam, tháng 11 năm 2016

Sinh viên thực tập

Lê Thanh Hòa


Lê Thanh Hòa.
nghiệp.


Lớp: Nông học K46 Quảng Nam.

Báo cáo Thực tập tốt

MỤC LỤC
PHẦN 1.ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................1
PHẦN 2.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................4
2.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở trên thế giới......................................4
2.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở Việt Nam..........................................7
2.3 Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Quảng Nam ................................................11
2.4. Tình hình sản xuất lúa của xã Phước Thành.................................................14
PHẦN 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................16
3.1 Nội dung nghiên cứu:....................................................................................16
3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:................................................................16
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................16
3.2.2 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................16
3.3 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................16
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................16
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu.................................................17
3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu................................................................................17
3.4.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................17
3.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã.................................................................17
3.4.3. Hệ thống cây trồng của xã.........................................................................17
3.4.4. Tìnhhình sử dụng đất của xã.....................................................................17
3.4.5. Cơ cấu giống lúa của các nhóm hộ điều tra...............................................17
3.4.6. Lịch thời vụ của các giống lúa..................................................................17
3.4.7. Điều tra phân bón cho cây lúa...................................................................17
3.4.8. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống lúa.................................................17
3.4.9. Diện tích, năng suất của các giống lúa......................................................17

3.4.10. Hiệu quả kinh tế của các giống lúa sử dụng............................................17
3.5. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................17
PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................18


Lê Thanh Hòa.
nghiệp.

Lớp: Nông học K46 Quảng Nam.

Báo cáo Thực tập tốt

4.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................18
4.1.1. Vị trí địa lý, địa hình..................................................................................18
4.1.2. Đặc điểm khí hậu.......................................................................................19
4.2. Tình hình kinh tế xã hội của xã....................................................................21
4.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế chính..........................................................................21
4.2.2. Về xã hội....................................................................................................21
4.3. Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã..........................................................22
4.3.1 Thuận lợi.....................................................................................................22
4.3.2 . Khó khăn..................................................................................................23
4.3.3. Tình hình về sản xuất lúa của xã Phước Thành trong năm 2015-2016.....24
4.3.4. Cơ cấu giống lúa của xã Phước Thành......................................................25
4.3.5. Đặc điểm của một số giống lúa chủ yếu tại xã Phước Thành...................26
4.3.6. Thời vụ gieo sạ các giống lúa của xã Phước Thành..................................26
4.3.7. Tình hình đầu tư phân bón cho sản xuất cây lúa.......................................27
4.3.9. Tình hình sâu bệnh trên các giống lúa ở xã Phước Thành........................29
4.3.10. Một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trong sản xuất lúa tại xã Phước
Thành...................................................................................................................30
4.3.11. Diện tích, năng suất các giống lúa của xã Phước Thành.........................30

4.6.12. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của xã Phước Thành..................31
PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................33
5.1 Kết luận.........................................................................................................33
5.1.1 Điều kiện khí hậu, thời tiết.........................................................................33
5.1.2. Đất đai.......................................................................................................33
5.1.3. Thời vụ......................................................................................................33
5.1.4 Giống..........................................................................................................33
5.1.5. Phân bón....................................................................................................34
5.1.6. Phòng trừ sâu bệnh....................................................................................34
5.1.7. Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nhóm hộ........................................34
5.2. Đềnghị..........................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................36


Lê Thanh Hòa.
nghiệp.

Lớp: Nông học K46 Quảng Nam.

Báo cáo Thực tập tốt

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sản lượng lúa một số nước trên thế giới qua các thời kỳ......................4
Bảng 2.2. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng lúa Việt Nam.......................8
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả nước năm 2015-3/2016......10
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Quảng Nam qua các năm....14
Bảng 4.1. Diễn biến khí hậu thời tiết của huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. .20
Bảng 4.2.Hiện trạng dân số, hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo xã Phước Thành.....22
Bảng 4.3.Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của xã Phước Thành từ năm 20102016.....................................................................................................................24
Bảng 4.4. Tình hình sử dụng giống lúa của xã Phước Thành qua các năm.........25

Bảng 4.5. Thời vụ gieo cấy giống lúa của xã Phước Thành vụ Đông xuân 20152016.....................................................................................................................27
Bảng 4.6. Lượng phân bón cho lúa của các nhóm hộ vụ đông xuân 2015-2016 28
Bảng 4.7. Tình hình sâu bệnh hại trên một số giống lúa trong vụ Đông Xuân
2015-2016............................................................................................................29
Bảng 4.8. Tình hình sử dụng giống lúa vụ đông xuân 2015-2016......................30
Bảng 4.9. Năng suất trung bình của một số giống lúa ở các nhóm hộ vụ đông
xuân 2015-2016...................................................................................................31
Bảng 5.0. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của 3 nhóm hộ vụ đông xuân
2015 -2016..........................................................................................................32


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta là một nước nông nghiệp lâu đời, cây Lúa (Oryza sativa L.)là cây
lương thực chính không thể thiếu đối với người Việt Nam, vì vậy sản xuất lúa
nước giữ vai trò, vị trí rất quan trọng, tạo thế an ninh lương thực lâu dài, đảm
bảo điều kiện thuận lợi, ổn định thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển và hội nhập
quốc tế.
Hiện nay, tình trạng tăng dân số kéo theocác nhu cầu về đời sống ngày
càng tăng, cùng với đó là sự phát triển kinh tế, đô thị hóa và công nghiệp hóa đã
làm diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp, bên cạnh đó biến đổi khí hậu là
nguyên nhân dẫn đến sự bất thường của thời tiết, thiên tai hạn hán, xâm nhập
mặn, lũ lụt hằng năm đe doạ và gây thiệt hại không nhỏ đến diện tích và năng
suất cây lúa. Dự báo trong tương lai không xa thế giới sẽ phải đối mặt với các
cuộc khủng hoảng về lương thực, do đó đảm bảo an ninh lương thực bền vững là
một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bất kỳ một quốc gia nào.
Trước đòi hỏi chung về nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực trong nước
cũng như trên thế giới ngày càng tăng, Đảng và Nhà nước có những chủ trương
và chiến lược ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống
lúa mới có năng suất cao và ổn định vào sản xuất. Chính vì vậy mà sản xuất lúa

ngày càng phát triển, đã làm cho năng suất và sản lượng tăng nhanh, tạo ra
những đột phá từ một nước thiếu phải nhập khẩu gạo nay đã tự túc được lương
thực trong nước và thừa để xuất khẩu ra nước ngoài.Năm 2015, Việt Nam là
nước đứng thứ ba trên thế giới về xuất khẩu gạo hơn 6,59 triệu tấn (sau Ấn độ
10,2 triệu tấn và Thái Lan 9,6 triệu tấn).
Thành quả tăng trưởng và phát triển của ngành nông nghiệp nói chung,
sản xuất lúa gạo nói riêng đã được cảm nhận rõ ràng, dấu ấn đầu tiên là tăng
trưởng nhanh về năng suất sản lượng. Tình trạng nghèo đói, thiếu lương thực
bao đời níu chặt người nông dân, nay đã được giải toả chỉ trong vòng mấy năm
sau giải phóng. Và nó trở thành đầu tàu lôi kéo các mặt kinh tế khác đồng hành
góp phần đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, thúc
đẩy phát triển nhanh kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Phước Thành là một xã miền núi vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn
của huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Hiện là một trong những xã tiêu biểu
của huyện trong phong trào làm ruộng bậc thang và khai hoang mở rộng diện
tích lúa nước. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, trước đây do quen
1


Lê Thanh Hòa.
nghiệp.

Lớp: Nông học K46 Quảng Nam.

Báo cáo Thực tập tốt

với tập quán lạc hậu “du canh - du cư” nên cây lúa nước chưa được coi trọng,
đồng bào chỉ biết tới phát nương tỉa lúa rẫy; trồng ngô; trồng sắn... do đó đói,
khổ luôn quanh năm “bao vây” đồng bào nơi đây.
Sau ngày giải phóng, tuy điều kiện kinh tế - xã hội và đi lại hết sức khó

khăn nhưng nhờ cán bộ Nông nghiệp huyện thường xuyên lên “bám bản - bám
làng”, “cùng ăn - cùng ở” với đồng bào để tuyên truyền, hướng dẫn, vận động
đồng bào cách trồng lúa nước, làm ruộng bậc thang nên đồng bào ở xã Phước
Thành dần đã biết cách canh tác cây lúa nước, từ đó tập quán “du canh - du cư”
lạc hậu đã giảm hẳn, cây lúa nước đãtrở thành cây không thể thiếu đối với đồng
bào và là cây chủ lực của địa phương.
Nhờ phong trào khai hoang mạnh nên diện tích canh tác cây lúa nước của
xã tăng dần qua từng năm, từ 27 ha năm 2004, đến năm 2016 đã tăng lên thành
51,17 ha.Tuy diện tích và sản lượng lúa nước có tăng nhưng do phương thức
canh tác lạc hậu, không biết sử dụng các loại phân bón, chưa áp dụng khoa học
kỹ thuật, còn trông cậy vào chất dinh dưỡng sẵn có của đất nên năng suất đạt
thấp.
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước có Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP
hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho các huyện nghèo, kèm theo đó là các chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm... Các giống lúa mới
có nhiều phẩm chất tốt cho năng suất cao được đưa vào sản xuất dần thay thế
các loại giống cũ năng suất thấp, bên cạnh đó là các loại phân bóncũng được hỗ
trợ cho nông dân làm quen với phương thức canh tác mới,nên năng suất và sản
lượngcũng dần được nâng lên.
Tuy nhiên, do đặc thù địa hình đất sản xuất phân tán, vùng sản xuất manh
mún, nhỏ lẻ, độ dốc cao, khó cơ giới hóa, sản xuất chỉ mang tính tự cung tự cấp
sử dụng tại chỗ là chính, chưa thể trở thành sản xuất hàng hóa. Chính vì thế, đời
sống của đại đa số người nông dân trong xã còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Để có cơ sở thực tiễn và đánh giá đúng thực trạng tình hình sản xuất lúa
trong những năm qua, đồng thời phát huy những điểm mạnh lợi thế, khắc phục
những tồn tại, làm căn cứ khoa học để giúp địa phương xây dựng kế hoạch và
nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo sản xuất trong những năm tới phù hợp với
điều kiện của địa phương. Chính từ thực tế đó tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Tìm hiểutình hình sản xuất lúa vụ Đông xuân 2015-2016 tại xã Phước
Thành, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam”.



Lê Thanh Hòa.
nghiệp.

Lớp: Nông học K46 Quảng Nam.

Báo cáo Thực tập tốt

* Mục đích của đề tài:
- Nắm bắt được tình hình sản xuất lúa ở xã Phước Thành, huyện Phước
Sơn, tỉnh Quảng Nam.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất lúa, làm cơ sở cho
việc nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời giúp
lãnh đạo địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất lúa trong những năm tới.


Lê Thanh Hòa.
nghiệp.

Lớp: Nông học K46 Quảng Nam.

Báo cáo Thực tập tốt

PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở trên thế giới
Lúa gạo là lương thực của 5 tỉ người trên thế giới, phần lớn lúa gạo trên
thế giới được tiêu thụ bởi những nông dân trồng lúa. Sản lượng lúa gia tăng
trong thời gian qua đã mang lại sự an sinh. Ngày 16/12/2002, kỳ họp thứ 57

hàng niên của Hội đồng Liên hiệp Quốc đã chọn năm 2004 là năm Lúa gạo
Quốc tế với khẩu hiệu "Cây lúa là Cuộc sống".
Hiện nay, cây lúa được trồng ở 113 quốc gia trên thế giới, phân bố chủ
yếu ở những nước có vĩ tuyến từ 30 - 40 0 vĩ tuyến Nam đến 48 - 490 vĩ tuyến
Bắc. Năng suất cao thường tập trung ở các nước có diện tích ít như Châu Âu,
Châu Úc. Ngoài ra năng suất còn phụ thuộc vào điều kiện khác như thời tiết khí
hậu, chế độ thâm canh, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật ...
Diện tích trồng lúa của thế giới rất lớn, khoảng 152,15 triệu ha, nhưng
phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở Châu Á, chiếm khoảng 85% diện tích,
và 90% sản lượng lương thực thế giới, thấp nhất là Châu Đại Dương với diện
tích chiếm khoảng 0,03% và 0,02% tổng sản lượng.
Bảng 2.1. Sản lượng lúa một số nước trên thế giới qua các thời kỳ
2014
1961
2000
2007
2010
Hạng
Quốc gia
(triệu tấn) (triệu tấn) (triệu tấn) (triệu tấn) (triệu tấn) 2014
Trung Quốc
56
189,8
197
197,2
141,7
1
Ấn Độ
5,3
127,4

131
120,6
103,5
2
Indonesia
12
51,8
64
66,4
44
3
Việt Nam
8,99
32,5
39
39,98
29,7
4
Thái Lan
10,1
25,8
31
31,5
24,8
5
Brazil
5,4
11,1
13
11,3

8,1
6
Pakistan
1,7
7,2
10
7,23
7,0
7
Hoa Kỳ
2,4
8,6
10
11
6,7
8
(Nguồn: FAO, tháng 12/2014)
Mặc dù sản lượng lúa của thế giới không ngừng tăng lên trong những năm
vừa qua nhưng năng suất và chất lượng gạo còn thấp, chưa đảm bảo được an
ninh lương thực toàn cầu. Ở Châu Phi, có rất nhiều nước đang trong tình trạng


Lê Thanh Hòa.
nghiệp.

Lớp: Nông học K46 Quảng Nam.

Báo cáo Thực tập tốt

thiếu lương thực nghiêm trọng. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu làm thời tiết diễn

biến bất lợi rất phức tạp như: lũ lụt, hạn hán, ngập mặn... làm ảnh hưởng nhiều
đến nền sản xuất nông nghiệp, nhất là ngành sản xuất lúa gạo. Vì vậy, việc lựa
chọn những giống lúa phù hợp với từng vùng, từng địa phương là rất quan trọng.
Cuộc Cách Mạng Xanh trên giới vào giữa thập niên 1960 đến giữa 1990
đã giúp sản lượng lúa gạo tăng gia đáng kể và làm cho nhiều nước thoát khỏi
nạn đói kém, vì nhờ hội đủ đồng bộ những yếu tố sản xuất căn bản như lúa
giống cải thiện, phát triển hệ thống thủy nông và sự hiện diện của chất hóa học
nông nghiệp ở thị trường, bên cạnh các chính sách quốc gia và cơ chế quản lý
hữu hiệu. Tuy nhiên, Cuộc Cách Mạng cũng mang đến những ảnh hưởng tiêu
cực cho môi trường, xói mòn đa dạng sinh học và sức khoẻ con người vì lạm
dụng các thuốc sát trùng và diệt cỏ và sự khống chế của số ít giống lúa cao năng
trong canh tác.
Khi cuộc cách mạng xanh ra đời đã tạo được những giống mới có khả
năng chống chịu và thích ứng được trên diện rộng, cho năng suất cao và ổn định,
chất lượng tốt thay thế các giống lúa không thích hợp hiệu quả thấp đã và đang
tiến hành liên tục đồng bộ và toàn diện. Viên nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI)
được thành lập đã cung cấp cho các nước trên thế giới nhiều giống lúa mới. Tại
đây các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu, sử dụng các phương pháp lai tạo
đã tạo ra nhiều giống lúa mới có năng suất cao và thích ứng rộng như : IR8, IR5.
IR20, IR22...
Trung Quốc và Nhật bản là 02 nước có nhiều thành công trong việc lai tạo
giống, cấy ghép gen tạo ra các giống lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh và
các bất lợi của thời tiết cho năng suất cao ổn định, chất lượng tốt.
Những thành tựu đã đạt được trong việc sản xuất lúa gạo của các thập kỷ
qua, đã làm cho năng suất và sản lượng thế giới tăng nhanh, theo dự tính của
FAO thì bình quân mỗi năm sản lượng lúa thế giới tăng 2,3% .
Qua bảng 1 ta thấy các nước có sản lượng lúa cao đều thuộc các nước có
dân số đông như Trung Quốc, Ấn Độ ... và cũng là những nước mà người dân
sử dụng lúa gạo làm lương thực chính trong bửa ăn hằng ngày. Lúa gạo cung cấp
từ 60-70% năng lượng hàng ngày cho con người.

Hàng năm tình trạng sản xuất và thương mại lúa gạo thế giới bị chi phối
bởi các yếu tố chính sau đây:
- Lúa rất quan trọng với an ninh lương thực và liên hệ đến tình trạng
nghèo đói trên thế giới. Cho nên, nhiều nước đang phát triển đã thực hiện chính


Lê Thanh Hòa.
nghiệp.

Lớp: Nông học K46 Quảng Nam.

Báo cáo Thực tập tốt

sách tự túc lúa gạo, với nhiều trợ cấp cho cả ngành sản xuất và thị trường tiêu
thụ, nhưng chưa sánh kịp trợ cấp to lớn như các nước công nghiệp. Hai nước
Malaysia và Trung Quốc, trái lại có chính sách tự túc giới hạn, khôn ngoan, theo
thứ tự ở mức 65% và 90% nhu cầu nội địa.
- Tuy khối lượng sản xuất lúa gạo thế giới rất lớn, chỉ sau lúa mì, nhưng
số lượng giao dịch quốc tế tương đối nhỏ, chỉ khoảng 30-34 triệu tấn gạo hay 67% mỗi năm, do chính sách tự túc của nhiều nước. Vì vậy, thị trường thế giới dễ
bị dao động khi có những biến chuyển nhỏ trong ngành sản xuất.
- Một yếu tố quan trọng khác gây ảnh hưởng rõ rệt đến sản xuất lúa gạo
thế giới là khí hậu bất định mỗi năm. Hiện nay, diện tích trồng lúa tưới tiêu
chiếm gần 60% tổng diện tích trồng lúa, nhưng sản xuất đạt hơn 75% tổng sản
lượng gạo thế giới. Cho nên, ngành trồng lúa còn phụ thuộc rất nhiều vào tình
trạng thời tiết, nhất là các loại lúa trồng nhờ nước trời đang chiếm 40% tổng
diện tích. Theo thống kê về tình hình sản xuất lúa trong 50 năm qua, cứ bình
quân 6-7 năm có một lần khí hậu bất lợi cho canh tác lúa thế giới và gây xáo
trộn giá cả thị trường, tuy nhiên do hiện tượng biến đối khí hậu nên hiện nay khí
hậu diễn biến rất thất thường gây thiệt hại nhiều đến sản xuất lúa gạo.
- Sản xuất lúa châu Á phản ánh đậm nét tình trạng lúa gạo thế giới và

đóng vai trò quyết định tối hậu đến giá cả và giao dịch quốc tế, vì châu lục này
hàng năm sản xuất và đồng thời tiêu thụ hơn 90% lúa gạo toàn cầu. Ngoài ra,
nhu cầu tiêu thụ và các chính sách nhập khẩu, tồn trữ lúa gạo của các châu lục
khác cũng làm ảnh hưởng đến thị trường không nhỏ.
- Các cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế, tài chính, năng lượng như từng
thấy trong những thập niên qua, gần đây nhất là năm 2008, đã gây ra
khủng hoảng lương thực thế giới làm tăng thêm 100.000 người thiếu đói và đưa
tổng số người bị đói lên 1 tỉ người.
Gạo quan trọng đối với dinh dưỡng của nhiều dân tộc ở châu Á, cũng
như ở Châu Mỹ Latinh, vùng Caribê và Châu Phi. Gạo là trung tâm an ninh
lương thực của hơn một nửa dân số thế giới. Các nước đang phát triển chiếm
95% tổng sản lượng, với Trung Quốc và Ấn Độ đã sản xuất gần một nửa sản
lượng gạo thế giới.
Sản lượng lúa thế giới đã tăng lên đều đặn từ khoảng 200 triệu tấn lúa vào
năm 1960 lên trên 696 triệu tấn trong năm 2010, đạt mức kỷ lục mới trong lịch
sử thế giới sản xuất.


Lê Thanh Hòa.
nghiệp.

Lớp: Nông học K46 Quảng Nam.

Báo cáo Thực tập tốt

Trong năm 2010 lúa được trồng ở hơn 100 quốc gia, với tổng diện tích thu
hoạch khoảng 158 triệu ha, sản lượng xấp xỉ 700 triệu tấn lúa, tức khoảng 470
triệu tấn gạo.
Khoảng 90% lượng gạo trên thế giới được trồng ở Châu Á (Gần 640 triệu
tấn). Tiểu vùng Sahara Châu Phi khoảng 19 triệu tấn và Châu Mỹ La Tinh

khoảng 25 triệu tấn. Ở châu Á và tiểu sa mạc Sahara Châu Phi , Hầu như lúa
được trồng trên những trang trại nhỏ 0,5-3 ha.
Thương mại gạo thế giới trong năm 2010 là 30,5 triệu tấn. Sự gia tăng này
được hỗ trợ bởi một nhu cầu nhập khẩu mạnh mẽ từ các nước châu Á, đặc biệt
là Philippines.
Năng suất lúa trung bình trên thế giới là 4,3 tấn một hecta, trong năm 2010.
Năng suất lúa ở Úc cao nhất thế giới, trong năm 2010, đạt trung bình toàn
quốc khoảng 10,8 tấn/ha.
Yuan Longping, chuyên gia lúa lai ở Trung Quốc đã nghiên cứu phát triển
giống Siêu năng suất lúa lai đã đạt 19 tấn/ha/vụ ở ruộng trình diễn trong năm 2010.
Trong năm 2015, ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất, thứ tự giảm dần là Ấn độ
10,2 triệu tấn, Thái Lan9,6 triệu tấn và Việt Nam hơn 6,59 triệu tấn. Cả ba nước
chiếm gần 70% lượng xuất khẩu gạo thế giới.
Mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ là hai nhà sản xuất gạo lớn nhất trên thế
giới, cả hai quốc gia tiêu thụ phần lớn gạo sản xuất trong nước, có số lượng
được giao dịch quốc tế rất ít.
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở Việt Nam
Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, điều kiện khí hậu
nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp nói chung và
cây lúa nói riêng. Từ lâu, cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý
nghĩa đáng kể trong nền kinh tế và xã hội nước ta. Với địa bàn trải dài 15 vĩ độ
bán cầu từ Bắc vào Nam đã hình thành nên những vùng đồng bằng châu thổ
trồng lúa phì nhiêu, cung cấp nguồn lương thực chủ yếu để nuôi sống hơn 92
triệu người. Đây là tiềm năng to lớn cho Việt Nam phát triển nghề trồng lúa.
Khác với các nước khác trong khu vực, sản xuất nông nghiệp nói chung
và sản xuất lúa gạo của Việt Nam nói riêng đã phát triển một cách vượt bậc, ổn


Lê Thanh Hòa.
nghiệp.


Lớp: Nông học K46 Quảng Nam.

Báo cáo Thực tập tốt

định và nhanh chóng. Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo đã giúp cải thiện thu nhập
và nâng cao đời sống của nông dân.
Nghề trồng lúa nước ở nước ta đã có từ rất rất lâu đời gắn liền với sự phát
triển lịch sử văn hoá dân tộc. Dưới chế độ phong kiến thực dân cùng với nền
kinh tế lạc hậu đã sản sinh ra chế độ canh tác lạc hậu, sản xuất nông nghiệp ở
Việt Nam chỉ có tác dụng tạo ra sản phẩm nông nghiệp để tự túc không có vai
trò tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế để làm giàu.
Bảng 2.2. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng lúa Việt Nam

Năm

Diện tích
(ha)

Năng suất
(kg/ha)

Sản lượng
(tấn)

1961

4.744.000

1.896,6


8.997.400

1965

4.826.300

1.941,4

9.369.700

1970

4.724.400

2.153,4

10.173.300

1975

4.855.900

2.119,8

10.293.600

1980

5.600.200


2.079,8

11.647.400

1985

5.718.300

2.776,1

15.874.800

1990

6.042.800

3.181,5

19.225.100

1995

6.765.600

3.689,8

24.963.700

2000


7.666.300

4.243,2

32.529.500

2005

7.329.200

4.889,1

35.832.900

2010

7.513.700

5.322,1

39.988.900

2011

7.653.200

5.534,2

42.354.399


2015

7.834.900

5.771,0

45.215.600
(Nguồn: FAO, năm 2015)

Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cuộc cách mạng về nông
nghiệp được tiến hành nhanh chóng, nhiều công trình thuỷ lợi được đầu tư, đảm
bảo nước tưới cho việc sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa. Đặc biệt, là
sau Nghị quyết 10/NQ-TW của BCH Trung ương Đảng khóa IV (hay còn gọi là
khoán 10) đã tạo ra động lực cho nền sản xuất lúa tăng dần về diện tích, sản
lượng. Mặt khác, trong sản xuất lúa đã vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật trên lĩnh vực áp dụng giống lúa mới, đầu tư thâm canh tăng năng suất chỉ
trong vòng 3 năm từ 1989 đến 1991, tổng diện tích gieo trồng lúa nước tăng


Lê Thanh Hòa.
nghiệp.

Lớp: Nông học K46 Quảng Nam.

Báo cáo Thực tập tốt

10,66% từ 5.726.400ha lên đến 6.302.700ha. Sản lượng lúa từ 17 triệu tấn lên
hơn 19,6 triệu tấn. Năm 1989 là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu gạo với 1,4
triệu tấn, hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới sau Ấn độ

và Thái Lan đã tạo uy thế Việt Nam trên trường Quốc tế.
Qua bảng số liệu bảng 2.2 cho thấy, diện tích lúa thời kỳ chiến tranh giao
động từ 4.774.000 ha năm 1961 lên 4.855.900 ha năm 1975; năng suất và sản
lượng tăng không đáng kể. Sau khi thống nhất đất nước diện tích lúa tăng nhanh
từ 5.600.200 ha vào năm 1980 lên 7.666.300 ha vào năm 2000 sau đó giảm
xuống còn 7.834.900 ha vào năm 2015, sản lượng lúa tăng từ 11.647.400 tấn
lên 45.215.600 tấn. Tính chung 30 năm, sản lượng lúa tăng thêm 29,3 triệu tấn,
bình quân mỗi năm tăng gần1triệu tấn. Đặc biệt, trong kế hoạch 5 năm (20012005), thực hiện Nghị quyết số 09/2000- CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ “Về
một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp”. Sản xuất lúa Việt Nam có sự chuyển đổi quan trọng. Nội
dung của Nghị quyết là: ổn định 4 triệu ha đất lúa có tưới tiêu chủ động chuyển
một phần đất lúa năng suất thấp, không ổn định sang trồng các cây trồng khác
hoặc nuôi trồng thủy sản có hiệu quả hơn như đất khô hạn chuyển sang trồng
màu, đất trũng và đất quen biển chuyển sang nuôi trồng thủy sản, đất lúa ven đô
thị chuyển sang trồng rau, hoa, cây ăn quả.
Nhìn chung, sản xuất lúa trong năm 2015 và đầu năm 2016 thời tiết có
nhiều bất lợi: Hạn hán, xâm nhập mặn ở miền nam, rét hại ở miền bắc, nên các
chỉ tiêu về diện tích và năng suất các vụ lúa đều giảm so với dự báo (Bộ
NN&PTNT). Diện tích gieo cấy lúa cả năm đạt 7.823 nghìn ha, năng suất đạt
57,6 tạ/ha đưa sản lượng lúa cả năm đạt 45 triệu tấn. Kết quả cụ thể đối với từng
vụ lúa như sau:
Vụ Đông Xuân: Theo ước tính của Bộ NN&PTNT, diện tích thu hoạch vụ
Đông-Xuân niên vụ 2015-2016 của ĐBSCL sẽ vẫn giữ nguyên so với cùng kỳ
niên vụ trước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hạn hán, diện tích thu hoạch trong
vụ Đông-Xuân niên vụ 2015-2016 sẽ chỉ ở mức 3,05 triệu ha, giảm khoảng
500.000 ha so với dự báo trước đó; đồng thời năng suất lúa cũng thấp, đặc biệt ở
khu vực ĐBSCL năng suất giảm từ 6,75 tấn/ha xuống 6,7 tấn/ha.
Đầu năm 2016, miền Bắc Việt Nam đã phải đón nhận một đợt rét mạnh
khiến cho người nông dân không thể gieo trồng theo đúng kế hoạch; tuy nhiên,
thời tiết sau đó lại rất thuận lợi nên tiến độ gieo trồng lúa vụ Đông-Xuân niên vụ



Lê Thanh Hòa.
nghiệp.

Lớp: Nông học K46 Quảng Nam.

Báo cáo Thực tập tốt

2015-2016 tại khu vực vẫn giữ nguyên so với cùng kỳ niên vụ trước. Vào ngày
15 tháng 3 năm 2016, việc gieo trồng tại miền Bắc Việt Nam cơ bản hoàn thành
với tổng diện tích đạt 1,11 triệu ha.
Vụ hè thu: Vụ hè thu thường được gieo trồng tại các tỉnh phía Nam, đặc
biệt ĐBSCL chiếm đến 80% tổng diện tích gieo trồng. Tính đến ngày 15 tháng 3
năm 2016, diện tích gieo trồng vụ hè thu của cả nước trong niên vụ 2015-2016
(chủ yếu là ĐBSCL) đạt 343.000 héc ta, bỏ xa con số khoảng 287.000 ha của
niên vụ trước.
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả nước năm 2015-3/2016
2015/2016
2016/2017
Niên vụ
2014/2015
(ước tính)
(dự báo)
Diện tích thu hoạch (nghìn ha)
Vụ lúa mùa (Tháng 10)
1.780
1.700
1.700
Vụ Đông Xuân

3.112
3.050
3.100
Vụ Hè Thu
2.931
2.930
2.950
Tổng cộng
7.823
7.680
7.750
Năng suất (tấn/ha)
Vụ lúa mùa (Tháng 10)
4,8
4,85
4,90
Vụ Đông Xuân
6,65
6,7
6,75
Vụ Hè Thu
5,4
5,55
5,6
Trung bình
5,76
5,85
5,9
Sản lượng (nghìn tấn)
Vụ lúa mùa (Tháng 10)

8.544
8.245
8.330
Vụ Đông Xuân
20.695
20.435
20.925
Vụ Hè Thu
15.827
16.621
16.520
Tổng cộng
45.066
44.491
45.775
(Nguồn: Bộ NN & PTNT, năm 2016)
Diện tích thu hoạch vụ hè thu niên vụ 2015-2016 của nước ta ước đạt 2,93
triệu ha, không thay đổi so với cùng kì niên vụ trước và tăng 50.000 tấn so với
dự báo trước đó. Nguyên nhân chính là do chính phủ đã yêu cầu Bộ NN&PTNT
tăng diện tích trồng trọt và diện tích thu hoạch đối với vụ hè thu. Niên vụ
2016/17 diện tích thu hoạch vụ hè thu được dự báo sẽ gần như không đổi, đạt
mức 2,95 triệu ha.
Vụ lúa mùa: Trong vụ lúa mùa niên vụ 2015-2016, diện tích thu hoạch
ước đạt 1,7 triệu ha, giảm 70.000 ha so với cùng kì niên vụ trước. Sự suy giảm
này diễn ra chủ yếu ở ĐBSCL vì vụ mùa không còn là vụ chính tại đây. Nguyên


Lê Thanh Hòa.
nghiệp.


Lớp: Nông học K46 Quảng Nam.

Báo cáo Thực tập tốt

nhân là do năng suất của vụ mùa thấp và mùa vụ kéo dài khiến cho sâu bệnh dễ
phát triển. Diện tích gieo trồng vụ mùa niên vụ 2016/17 được dự báo ở mức 1,7
triệu ha.
Sản lượng lúa của khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong niên vụ
2015/2016: Theo ước tính của Bộ NN&PTNT, khoảng 106.000 ha lúa bị ảnh
hưởng do hạn hán và xâm nhập mặn trong hai năm 2015 và 2016. Cụ thể, đối
với niên vụ 2014/15, 30.000 ha lúa vụ mùa và 32.000 ha lúa cuối vụ hè thu bị
ảnh hưởng; còn với niên vụ 2015/16, 44.000 ha lúa vụ đông-xuân bị hư hại,
nâng tổng diện tích gieo trồng lúa bị ảnh hưởng trong vụ đông-xuân trên cả nước
lên mức 1,55 triệu ha.
2.3. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Quảng Nam
Vị trí địa lý- đặc điểm địa hình
Quảng Nam là một tỉnh ven biển trung trung bộ thuộc vùng phát triển
kinh tế trọng điểm của miền Trung (từ 14057'10'' đến 16003'50'' vĩ độ Bắc,
107012'50'' đến 108044'20'' kinh độ Đông), phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng,
phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum
và nước cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi.
Quảng Nam có 16 huyện và 2 thành phố, trong đó có 9 huyện miền núi là
Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My,
Hiệp Đức, Tiên Phước và Nông Sơn; 9 huyện, thành đồng bằng: thành phố Tam
Kỳ, thành phố Hội An, huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế
Sơn, Núi Thành và Phú Ninh. Tỉnh lỵ: Thành Phố Tam Kỳ. Diện tích tự nhiên
của tỉnh Quảng Nam là 10.406 km2.
Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông,
hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và
ven biển; bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ có mối

quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái đa dạng với các hệ
sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển.

Dân số


Lê Thanh Hòa.
nghiệp.

Lớp: Nông học K46 Quảng Nam.

Báo cáo Thực tập tốt

Dân số tỉnh Quảng Nam là 1.435.629 người, với mật độ dân số trung bình
là 139 người/km2; có 4 tộc người thiểu số cư trú lâu đời là người Cơ Tu, người
Co, người Gié Triêng, người Xê Đăng và một số tộc người thiểu số mới di cư
đến với tổng số dân trên 10 vạn người, chiếm 7,2% dân số toàn tỉnh. Với 81,4%
dân số sinh sống ở nông thôn, Quảng Nam có tỷ lệ dân số sinh sống ở nông thôn
cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước.
- Quảng Nam có lực lượng lao động dồi dào, với trên 887.000 người
(chiếm 62% dân số toàn tỉnh), trong đó lao động ngành nông nghiệp chiếm
61,57%, ngành công nghiệp và xây dựng là 16,48% và ngành dịch vụ là 21,95%.
Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế mở Chu Lai cùng
với quá trình phát triển kinh tế nhằm đưa tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp trước
năm 2020 sẽ đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị
hóa cùng với lực lượng lao động dồi dào sẽ làm tăng mức độ di động dân số
trong nội tỉnh cũng như ngoại tỉnh. Quá trình di động dân số (nội tỉnh và ngoại
tỉnh) sẽ làm tăng mức độ giao thoa văn hóa.
Khí hậu
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là

mùa khô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ
trung bình năm 20 – 210C, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm.
Lượng mưa trung bình 2.000 – 2.500 mm nhưng phân bố không đều theo thời
gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào
các tháng 9 – 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão,
nên các cơn bão nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ
quét ở các huyện miền núi: Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang,
Nam Giang, Phước Sơn và ngập lụt ở các huyện đồng bằng.
Tài nguyên đất
Quảng Nam có tổng diện tích tự nhiên là 1.040.683 ha được hình thành từ
9 loại đất khác nhau, gồm các cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất
phù sa biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn
trơ sỏi đá... Trong đó, nhóm đất phù sa ven sông là nhóm quan trọng nhất trong
phát triển cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất
đỏ vàng vùng đồi núi thuận lợi cho việc trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn
quả dài ngày. Nhóm đất cát ven biển đang được khai thác cho mục đích nuôi
trồng thủy sản.


Lê Thanh Hòa.
nghiệp.

Lớp: Nông học K46 Quảng Nam.

Báo cáo Thực tập tốt

Trong tổng diện tích 1.040.683 ha, diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ lớn
nhất (49,4%), kế tiếp là đất dành cho sản xuất nông nghiệp, đất thổ cư và đất
chuyên dùng. Diện tích đất trống đồi trọc, đất cát ven biển chưa được sử dụng
còn chiếm diện tích lớn.

Tài nguyên nước
Hệ thống sông ngòi ở Quảng Nam dày đặc. Thu Bồn là một trong những
con sông lớn của Quảng Nam có tổng diện tích lưu vực khoảng 9.000km 2, sông
Tam Kỳ có diện tích lưu vực 800km2, ngoài ra còn có các sông có lưu vực khá
lớn như: Cu Đê (400km2), Túy Loan (300km2), Li Li (280km2). Các sông này có
lưu lượng dòng chảy lớn, đầy nước quanh năm, có giá trị lớn về thủy điện, giao
thông cũng như thủy nông. Hiện tại, trên hệ thống sông Thu Bồn, nhiều nhà máy
thủy điện có công suất lớn như: thủy điện Sông Tranh I, thủy điện Sông Tranh
II, thủy điện Sông A Vương, thủy điện Sông Bung... đã và đang được xây dựng,
góp phần cung cấp điện cho nhu cầu sử dụng trong cả nước.
Tài nguyên rừng
Tỉnh Quảng Nam có 425.921 ha rừng, tỉ lệ che phủ đạt 40,9%; trữ lượng
gỗ của tỉnh khoảng 30.000.000m3. Diện tích rừng tự nhiên là 388.803 ha, rừng
trồng là 37.118 ha. Rừng già ở Quảng Nam hiện có khoảng 10.000 ha, phân bố ở
các đỉnh núi cao, diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình
và rừng tái sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 69m 3/ha. Các khu bảo tồn thiên nhiên
trên địa bàn tỉnh chủ yếu thuộc huyện Nam Giang.
Tài nguyên thủy sản
Quảng Nam có bờ biển dài trên 125km và thềm lục địa rộng lớn, có
nguồn hải sản vô cùng phong phú thuộc vùng biển Nam Trung bộ. Theo số liệu
của Viện Quy hoạch thủy sản thì vùng biển Nam Trung bộ có trữ lượng cá
khoảng 42 vạn tấn, khả năng đánh bắt hàng năm 20 vạn tấn, trữ lượng mực
7.000 tấn, tôm biển 4.000 tấn. Với những tiềm năng và lợi thế kể trên, Quảng
Nam có điều kiện để phát triển ngành đánh bắt xa bờ cũng như ngành nuôi trồng
thủy sản ở các vùng ven sông, ven biển và ở quần đảo Cù Lao Chàm...
Tình hình sản xuất lúa
Do địa hình của tỉnh Quảng Nam chủ yếu là miền núi và trung du, trong
đó các huyện miền núi có địa hình đồi núi, phức tạp, lượng đất sản xuất lúa nước
còn nhiều giới hạn bởi đặc thù địa hình do đó đa số khó hướng đến việc sản xuất
lúa làm mục tiêu ngành mũi nhọn của địa phương, tình hình sản xuất cũng gặp



Lê Thanh Hòa.
nghiệp.

Lớp: Nông học K46 Quảng Nam.

Báo cáo Thực tập tốt

nhiều điều bất thuận, khó tiếp cận với máy móc hiện đại để sản xuất thâm canh
do đó sản lượng lúa hàng năm không cao so với các huyện vùng đồng bằng.
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Quảng Nam qua các năm
Năm
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)

2010
2011
2012
85.300 87.700 88.600
48,40
47,70
50,50
412.700 417.900 447.300

2013
87.900
50,10
440.300


2014
2015
87.396
88.430
56,86
56,00
496.933 495.208

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam, năm 2015)
Bảng 2.4 cho ta thấyđược diện tích lúa của tỉnh Quảng Nam tăng dần
qua 5 năm hơn 3.000 ha, năng suất và sản lượng lúa của tỉnh cũng tăng dần
qua 5 năm.
Các huyện đồng bằng có diện tích đồng ruộng trồng lúa lớn, điều kiện
tưới tiêu nước khá chủ động, ruộng đồng bằng phẳng do đó có đủ điều kiện để
chú trọng đầu tư thâm canh đưa các giống lúa lai Trung Quốc và một số giống
lúa thuần chủng có năng suất cao và phẩm chất tương đối tốt vào gieo cấy với
diện tích lớn, vì vậy sản lượng lúa của toàn tỉnh có phần ổn định với chiều
hướng tăng chậm.
Năng suất lúa tăng nhanh là do Tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ nông
nghiệp, đồng thời với chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về việc
huyển đổi ruộng đất, từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn nhằm đưa cơ giới vào sản
xuất và khuyến khích áp dụng các tiến bộ Khoa học kỹ thuật nhất là giống mới
có năng suất cao vào sản xuất trên diện rộng.
Nhìn chung, tình hình sản xuất lúa của tỉnh có chiều hướng tăng về diện
tích và năng suất và tổng sản lượng ngày càng tăng đáp ứng được về lương thực
tại chỗ cũng như cung cấp cho các vùng lân cận.
2.4. Tình hình sản xuất lúa của xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, tỉnh
Quảng Nam
Phước Thành là một xã miền núi vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn

của huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Với diện tích lúa nước là 51,17 ha, hiện
là một trong những xã tiêu biểu của huyện trong phong trào làm ruộng bậc thang
và khai hoang mở rộng diện tích lúa nước.
Nhờ phong trào khai hoang mạnh nên diện tích canh tác cây lúa nước của
xã tăng dần qua từng năm, từ 27 ha (năm 2004) đến nay (năm 2016) diện tích


Lê Thanh Hòa.
nghiệp.

Lớp: Nông học K46 Quảng Nam.

Báo cáo Thực tập tốt

lúa nước đã tăng lên thành 51,17 ha.Tuy diện tích và sản lượng lúa nước có tăng
nhưng do phương thức canh tác lạc hậu, không biết sử dụng các loại phân bón,
chưa áp dụng khoa học kỹ thuật, còn trông cậy vào chất dinh dưỡng sẵn có của
đất nên năng suất đạt thấp.
Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với Nghị
quyết 30a/2008/NQ-CP hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho các huyện nghèo,
kèm theo đó là các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, khuyến nông, khuyến
lâm... Các giống lúa mới có nhiều phẩm chất tốt cho năng suất cao đã được đưa
vào sản xuất dần thay thế các loại giống cũ năng suất thấp, các loại phân
bóncũng được hỗ trợ cho nông dân làm quen với phương thức canh tác mới, bên
cạnh đó việc hỗ trợ ống dẫn nước và hệ thống thủy lợi, kênh mương được đầu tư
xây dựng đã đảm bảo được nguồn nước tưới, cộng với sự cần cù sáng tạo của bà
con nông dân nên năng suất và sản lượng cũng dần được nâng lên.
Tuy nhiên, do đặc thù địa hình đất sản xuất phân tán, vùng sản xuất manh
mún, nhỏ lẻ, độ dốc cao, khó cơ giới hóa, sản xuất chỉ mang tính tự cung tự cấp
sử dụng tại chỗ là chính, chưa thể trở thành sản xuất hàng hóa.



Lê Thanh Hòa.
nghiệp.

Lớp: Nông học K46 Quảng Nam.

Báo cáo Thực tập tốt

PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của xã Phước Thành.
- Điều tra cơ cấu giống, diện tích gieo trồng lúa của xã.
- Điều tra tình hình sản xuất lúa của xã trong vụ Đông xuân 2015-2016.
- Tìm hiểu các giống lúa đang sản xuất, mức độ đầu tư và hiệu quả kinh tế
của sản xuất lúa, từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao năng suất và sản
lượng lúa của xã.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu là tình hình sản xuất lúa của xã Phước Thành và một
số hộ nông dân đại diện. Đồng thời nghiên cứu những vấn đề liên quan đến sản
xuất lúa.
3.2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu tình hình sản xuất lúa trong phạm vi xã Phước Thành,
huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Điều tra tình hình sản xuất lúa của xã trong các năm và vụ đông xuân

2015-2016.
- Thu thập số liệu từ: Niên giám thống kê của tỉnh, huyện; các báo của
UBND xã, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ban Nông nghiệp xã,
Địa chính xã và các bộ phận liên quan.
3.3.1.2. Điều tra số liệu sơ cấp từ các hộ điều tra
- Xây dựng bộ câu hỏi điều tra phỏng vấn ở các hộ (có phiếu điều tra) để
thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài.
- Phương pháp chọn hộ điều tra: Chọn ngẫu nhiên 36 hộ của 03 thôn: 4B,
3,4A để điều tra (trong đó có: 12 hộ khá, 12 hộ trung bình và 12 hộ nghèo), mỗi


Lê Thanh Hòa.
nghiệp.

Lớp: Nông học K46 Quảng Nam.

Báo cáo Thực tập tốt

thôn điều tra 12 hộ. Phương pháp chọn hộ đưa vào danh sách thống kê các hộ
sản xuất nông nghiệp tại thôn thông qua sự giới thiệu của Ban Nông nghiệp xã.
3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
3.4.1. Điều kiện tự nhiên
- Ví trí địa lý, địa hình, đất đai, nguồn nước.
- Điều kiện thời tiết, khí hậu.
3.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã
3.4.3. Hệ thống cây trồng của xã
3.4.4. Tình hình sử dụng đất của xã
3.4.5. Cơ cấu giống lúa của các nhóm hộ điều tra
3.4.6. Lịch thời vụ của các giống lúa
3.4.7. Điều tra phân bón cho cây lúa

3.4.8. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống lúa
3.4.9. Diện tích, năng suất của các giống lúa
3.4.10. Hiệu quả kinh tế của các giống lúa sử dụng
3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế của xã được điều tra và thu thập từ
các cơ quan quản lý và từ niên giám thống kê. Từ số liệu thu thập được đánh giá
tình hình sử dụng đất đai qua 1 năm và tình hình sản xuất qua các năm.
Số liệu về tình hình sản xuấtlúa nông hộ được điều tra trực tiếp từ các
nông hộ qua phiếu điều tra, sau đó được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm
Excel 2010.


Lê Thanh Hòa.
nghiệp.

Lớp: Nông học K46 Quảng Nam.

Báo cáo Thực tập tốt

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Xã Phước Thành là xã miền núi vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn
của huyện Phước Sơn, nằm ở phía Đông Nam cách trung tâm huyện 45km, có
trục đường giao thông liên 5 xãvùng cao chạy qua địa bàn xã. Ranh giới hành
chính được xác định như sau:
- Phía Đông giáp với xã Trà Leng, huyện Nam Trà My.
- Phía Tây giáp với xã Phước Lộc.
- Phía Nam giáp với xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.

- Phía Bắc giáp với xã Phước Kim.
Về địa hình xã bị chia cắt mạnh bởi nằm trong lưu vực suối Đắk Méc và các
suối, khe. Xen lẫn giữa các dãy núi liên tiếp là các thung lũng nhỏ, các vùng đất sản
xuất nông nghiệp và các khu dân cư đang sinh sống. Địa hình của xã có hướng thấp
dần từ Đông sang Tây; Nhìn chung toàn xã có 3 dạng địa hình: núi, đồi gò và thung
lũng, bốn mặt là núi cao, giữa là thung lũng nhỏ hẹp. Núi chiếm tỷ lệ diện tích lớn, đất
đồi gò là phần đất chuyển tiếp giữa núi cao và thung lũng chiếm diện tích nhỏ; Với đặc
điểm địa hình này rất khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí dân cư và
cũng như thiếu đất trồng lúa nước, ruộng lúa nước trên địa bàn xã chủ yếu là ruộng
bậc thang nhỏ hẹp, manh mún, phân bố rời rạc không tập trung.
Toàn xã có diện tích tự nhiên: 6.245,39ha, gồm:
- Đất nông nghiệp 5.961,88 ha, trong đó lúa: 161,47 ha (đất lúa nước: 51,17ha,
đất lúa rẫy: 110,3 ha), đất trồng cây hàng năm và rau màu 80,75ha, đất trồng cây công
nghiệp dài ngày 350,32ha (cây trồng chủ yếu là cây quế, một số diện tích cây bời lời,
keo...), đất nuôi trồng thủy sản 0,65ha (ao nuôi cá),đất vườn 10,27ha;
- Đất lâm nghiệp 5362,83 ha (trong đó: đất rừng sản xuất 1.142,8ha, đất rừng
phòng hộ 4.220,03ha );
- Đất phi nông nghiệp 94,14ha, (trong đó: đất ở 11,94 ha, đất chuyên dùng
58,68ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa 2ha, đất sông suối 21,52ha; đất chưa sử dụng
188,37ha).


Lê Thanh Hòa.
nghiệp.

Lớp: Nông học K46 Quảng Nam.

Báo cáo Thực tập tốt

Phân các vùng sản xuất đặc trưng: Vùng trồng lúa nước phân bổ đều ở các

thôn, nằm ở các thung lũng bằng phẳng nằm cạnh các sông suối (có các cánh đồng lúa
nước diện tích tập trung khá lớn như thôn 4A, thôn 4B, thôn 1A, thôn 3, thôn 2); vùng
trồng cây hằng năm và rau màu phân bổ ở các thôn, cạnh đường xe, nằm ở các rẫy
trong thôn; vùng trồng cây ăn quả nằm xung quanh khu vực dân cư sinh sống, các khu
rẫy (chủ yếu là các loại chuối, và các loại cây xoài, ổi, nhản lồng, bưởi...); vùng trồng
cây công nghiệp dài ngày phân bổ ở các thôn, các khu gò đồi (phần lớn diện tích là cây
Quế có cùng nguồn gốc với Quế Trà My, một số diện tích cây bời lời đỏ và keo mới
trồng).
4.1.2. Đặc điểm khí hậu
Thời tiết là yếu tố khí hậu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản
xuất nông nghiệp, nó quyết định đến cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, kỹ thuật
canh tác và quyết định năng suất sản lượng cây trồng mà đặc biệt là cây lúa.
Xã Phước Thành nói riêng và huyện Phước Sơn nói chung nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt đó là mùa
nắng (tháng 01-8) và mùa mưa (tháng 9-12).
Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 3.915mm, lượng mưa năm cao
nhất 5.713mm, năm thấp nhất 2.401mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng
11. Mùa khô, gió chủ yếu theo hướng đông bắc; mùa mưa, gió chủ yếu theo
hướng tây nam.
Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 86 - 92%. Độ ẩm
không khí tháng cao nhất là tháng 11 - 12 (khoảng 91%), tháng thấp nhất là
tháng 6 (khoảng 82%).
Thời tiết khí hậu là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản
xuất nông nghiệp, nó quyết định đến cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, kỹ thuật
canh tác và quyết định năng suất, sản lượng cây trồng mà đặc biệt là cây lúa.
Qua số liệu bảng 4.1 dưới đây cho thấy:
- Nhiệt độ trung bình từ tháng 01-05 tăng dần từ 20-27,9 0C sau đó giảm
dần đến tháng 12 còn 22,90C; tháng nắng nhất là tháng 5 nhiệt độ trung bình
27,90C. Nhìn chung nền nhiệt độ trong vụ Đông Xuân nằm ở mức trung bình,
thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí dao động từ 82-91%. Độ ẩm thấp
nhất từ 82%, cao nhất 91%.


Lê Thanh Hòa.
nghiệp.

Lớp: Nông học K46 Quảng Nam.

Báo cáo Thực tập tốt

- Số giờ nắng: số giờ nắng trong năm là dao động từ 119 - 252 giờ, trung
bình 181 giờ. Lượng bức xạ mặt trời, cường độ chiếu sáng mạnh rất thuận lợi
cho quá trình sinh trưởng phát triển của các loại cây trồng nông nghiệp, đặc biệt
là cây lúa.
- Lượng mưa: tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 6: 92,2mm, tháng có
lượng mưa cao nhất là tháng 11: 1.034mm, lượng mưa trung bình năm đạt
334mm nhưng không đều ở các tháng trong năm, mưa tập trung chủ yếu từ
tháng 8 đến tháng 1. Do lượng mưa phân bố như vậy nên đảm bảo khả năng
cung cấp nước trong vụ đông xuân.
Bảng 4.1. Diễn biến khí hậu thời tiết của huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam
Tháng

Nhiệt độ
Trung bình
T(0C)

Độ ẩm
trung bình
Utb (%)


Lượng mưa
(mm)

Nắng
(giờ)

1

20,0

89

265,0

121

2

22,2

89

186,0

132

3

25,2


86

392,6

212

4

25,7

84

94,0

201

5

27,9

83

255,9

252

6

27,7


82

92,2

230

7

27,3

85

141,4

148

8

27,1

86

382,0

234

9

26,8


86

303,0

210

10

25,0

88

529,4

181

11

24,7

91

1.034

136

12

22,9


91

327,3

119

TB năm

25,2

87

334

181

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phước Sơn, năm 2015)
Nhìn chung, khí hậu thời tiết của huyện Phước Sơn nói chung và xã
Phước Thành nói riêng tương đối thích hợp và thuận lợi cho sản xuất các loại
cây trồng trong đó có sản xuất cây lúa và phát triển chăn nuôi của xã.


×