Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

SLIDE THUYẾT TRÌNH tư duy biến chất thải thành tài nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.62 KB, 26 trang )

 TƯ DUY "BIẾN CHẤT THẢI THÀNH
TÀI NGUYÊN" - MỘT PHƯƠNG LỚN
TRONG NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở
VIỆT NAM
PGS.TS. Lưu Đức Hải
CNK Môi trường, Trường
ĐHKHTN – ĐHQGHN


CẤU TRÚC BÁO CÁO
• QUAN NIỆM VỀ CHẤT THẢI
• SỐ LIỆU THỐNG KÊ LƯỢNG CHẤT THẢI
Ở VIỆT NAM
• CÁC MÔ HÌNH THÀNH CÔNG TRONG
VIỆC TẬN DỤNG CHẤT THẢI
• TƯ DUY “BIẾN CHẤT THẢI THÀNH TÀI
NGUYÊN”


QUAN NIỆM VỀ CHẤT THẢI
CHẤT THẢI:
Chất thải là những vật chất được thải bỏ sinh ra trong quá trình hoạt
động sản xuất, ăn uống, sinh hoạt của con người. Lưu lượng của nó
nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tăng trưởng, phát triễn kinh
tế, đẩy mạnh sản xuất, gia tăng dân số ….
TÀI NGUYÊN:
Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra
của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người. Tài
nguyên có thể là: Tài nguyên thiên nhiên; Tài nguyên xã hội; Tài
nguyên tái tạo, tài nguyên không tái tạo; Tài nguyên nước, tài nguyên


đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên
năng lượng, tài nguyên khí hậu cảnh quan, di sản văn hoá kiến trúc, tri
thức khoa học và thông tin.
Tài nguyên và chất thải là các dạng vật chất là đầu vào hoặc đầu ra của quá
trình sản xuất của con người.


QUAN NIỆM VỀ CHẤT THẢI
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI :
+ Theo dạng tồn tại
- Chất thải dạng rắn : Phát sinh trong cuộc sống hàng ngày trong quá trình sản xuất v
v . Như túi nilon, rác hữu cơ ….
- Chất thải dạng lỏng : Phát sinh ra trong quá trình sản xuất tùy vào từng ngành nghề,
bùn cống rãnh
- Chất thải dạng khí : khí thải nhà máy sản xuất, khói bụi …
+ Theo nguồn phát sinh :
- Chất thải sinh hoạt : phát sinh trong qua trình hoạt động sống thường ngày của con
người như túi nilon, hộp đựng thức uống, ….
- Chất thải công nghiệp : sinh ra trong quá trình sản xuất và mỗi ngành nghề phát
sinh những chất thải khác nhau như xi mạ có kim loại, sản xuất xi măng có bụi đất
đá và thành phần những chất thải này phức tạp khó xử lý
- Chất thải nông  nghiệp : sinh ra trong quá trình trồng trọt và chăn nuôi …
+ Theo mức độ nguy hiễm :
-  Chất thải nguy hại
- Chất thải không nguy hại


QUAN NIỆM VỀ CHẤT THẢI
LÝ DO KHÔNG SỬ DỤNG CHẤT THẢI:
•Chứa các chất ô nhiễm độc hại hoặc các thành phần mang độc tính cao đối

với con người và sinh vật
•Chi phí tận dụng chất thải cao hơn chi phí sản xuất từ tài nguyên
•Chưa tìm ra phương pháp tận dựng có hiệu quả
Trong sơ đồ:
A - Chất ô nhiễm có ngường: các chất tham
gia vào chu trình sinh lý sinh hóa của cơ thể
B- Các chất không tham gia vào các chu trình
trên, chủ yếu là nhân tạo
Như vậy: Chỉ có rất ít chất thải là hoàn toàn độc hại không thể tái sử
dụng được. Về nguyên tắc: các chất thải có thể tận dụng và tái chế
thành sản phẩm có ích cho con người. Nhưng con người không quan
tâm đến vì chỉ phí xử lý, tận dụng cao hoặc không muốn vì quan niệm,
ý thức, sự động viên từ phóa xã hội


SỐ LIỆU THỐNG KÊ LƯỢNG CHẤT THẢI
RẮN Ở VIỆT NAM


SỐ LIỆU THỐNG KÊ LƯỢNG CHẤT THẢI
RẮN Ở VIỆT NAM


SỐ LIỆU THỐNG KÊ LƯỢNG CHẤT THẢI
RẮN Ở VIỆT NAM
Ước tính và dự báo CTR các KCN của Việt Nam đến 2020

Số liệu CTR trong khai thác than ở Quảng Ninh



SỐ LIỆU THỐNG KÊ LƯỢNG CHẤT THẢI
RẮN Ở VIỆT NAM
NHẬN XÉT:

1.Lượng chất thải (Rắn, Lỏng, Khí) nước ta phát sinh ngày càng
nhiều trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người, ở mọi
miền; phần lớn CT chưa được thu gom, xử lý; đang là tác nhân
gây ô nhiễm MT nghiêm trọng, đồng thời lãng phí lượng lớn tài
nguyên.
2.Lượng chất thải rắn (CTR) hàng triệu tấn phát sinh trong các
ngành công nghiệp, các khu vực dân cư. Phần lớn các CTR đó
không chứa các chất ô nhiễm độc hại (thuốc BVTV, chất phóng
xạ, các sinh vật mang mầm bệnh nguy hiểm, v.v. ) có thể tận dụng
cho các hoạt động kinh tế xã hội.
3.Các nhà sản xuất và các ngành kinh tế không chủ động tìm đến
các phương án tận dụng chất thải nói chung và chất thải rắn nói
riêng trong quy trình xây dựng phương án, thực hiện phương án
SX của mình.


CÁC MÔ HÌNH THÀNH CÔNG TRONG
VIỆC TẬN DỤNG CHẤT THẢI
Mô hình Thu hồi than từ nước thải mỏ và NM tuyển
• Trong nước thải nhà sàng tuyển than và nước thải hầm lò khai thác than
chứa nhiều bột than mịn, gây ô nhiễm cho vùng biển và sông suối tiếp
nhận nước thải.
• Công nghệ ban đầu để thu hồi than min được triển khai bằng các bể lắng
tự nhiên vào những năm 1995-1997 tại Quảng Ninh
• Năm 2008, Nhà máy tuyển than Cửa Ông, Quảng Ninh đã đầu tư xây
dựng Nhà máy xử lý bùn nước sử dụng công nghệ lọc ép áp lực cao,

công suất 1 triệu tấn/năm; tăng lượng thu hồi than thành phẩm từ 83%
lên 90% than nguyên khai, giảm đáng kể lượng bùn than thải ra biển, tận
thu được nước tuyển than.
• Nhiều mỏ than cũng đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải mỏ để thu hồi
than mịn và nước sạch.
• Như vây, Chất thải là than mịn được thu hồi để trở thành tài nguyên


CÁC MÔ HÌNH THÀNH CÔNG TRONG
VIỆC TẬN DỤNG CHẤT THẢI
Mô hình tận dụng chất thải do khai thác mỏ
• Năm 1974, GS. Phan Văn Tường, khi nghiên cứu mỏ Cromit, Cổ
Định, Thanh Hóa đã phát hiện khoáng chất Nontronit chứa trong bùn
thải, có thể sử dụng làm dung dịch khoan. Những năm tiếp theo đó, các
bãi bùn thải của mỏ Cromit đã trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu
cho dây truyền chế tạo dung dịch khoa của Tập đoàn dầu khí, các công
trường xây dựng đập thủy điện trong cả nước.
• Năm 1995, PGS. TS. Lưu Đức Hải đã phát hiện đất đá thải của mỏ
Kaolin Lam Sơn, tại Tấn Mài, Quảng Ninh có thành phần khoáng chủ
yếu là Pirofillite, có thể sử dụng thay thế cho Kaolinit trong sản xuất
gạch men. Công ty TAICERA đóng tại Đồng Nai lần đầu triển khai ứng
dụng 24.000 tấn, tạo ra độ bền cơ học cao hơn gạch men thông thường.
Đến nay, có trên 500 bài báo khoa học công bố kết quả nghiên cứu nói
lên giá trị của Pirofillite khi cho thêm vào nguyên liệu gốm sứ.


CÁC MÔ HÌNH THÀNH CÔNG TRONG
VIỆC TẬN DỤNG CHẤT THẢI
Mô hình Thu hồi tro bay và tận dụng xỉ NM Nhiệt điện
• Nhà máy Nhiệt điện Phả lại, sử dụng than Quảng Ninh làm chất

đốt hàng năm tạo ra một lượng lớn tro bay và xỉ than. Năm
1990, một nhóm nhà tuyển khoáng xây dựng quy trình tuyển nổi
tro bay từ bãi thải. Đến nay, bên cạnh nhà máy nhiệt điện Phả
Lại có một phân xưởng sản xuất tro bay công xuất 10.000 tấn
SP/năm; cung cấp nguyên liệu cho việc chế tạo dung dịch xi
măng chống thấm cho các đấp thủy điện ở nhiều địa phương
trong nước, làm phụ gia đông kết nhanh xi măng và các nhu cầu
khác.
• Nhiều chất thải khác của nhà máy nhiệt điện Phả Lại ( Xỉ than,
Thạch cao công nghiệp,v.v.) đang được tận thu làm nguồn
nguyên liệu sản xuất xi măng, phần viết, v.v. Mô hình đang lan
rộng sang các nhà máy nhiệt điện khác trong cả nước.


CÁC MÔ HÌNH THÀNH CÔNG TRONG
VIỆC TẬN DỤNG CHẤT THẢI
Mô hình tận dụng phế thải chế biến tinh bột tại Dương Liễu
• Dương Liễu (Hoài Đức, Hà Nội) là xã có nghề gia truyền sản xuất
miến và bánh đa, mỗi năm, làng nghề này thải ra môi trường gần
600.000 tấn rác thải hữu cơ, chủ yếu là bã các loại ngũ cốc sau khi
chế biến. Tình trạng ô nhiễm do các loại chất thải này nhiều năm qua
đã trở thành vấn nạn của địa phương.
• Chàng trai Nguyễn Phi Trường đã đề tài sản xuất than bán hữu cơ
sinh học từ chất thải, gồm 60% là chất thải hữu cơ từ làng nghề, còn
lại 40% là than cám thường. Sau nhiều lần thất bại anh đã đúc kết
được kinh nghiệm và sản phẩm lần này đã cho anh được kết quả như
mong đợi.
• Anh đã giành được giải 3 trong cuộc thi "Ý tưởng xanh 2010" với chủ
đề “Sử dụng năng lượng bền vững” do Công ty ô tô Toyota Việt Nam,
Bộ Giáo dục - Đào tạo và Tổng cục Môi trường và Văn phòng tiết

kiếm năng lượng (Bộ Công thương) phối hợp thực hiện.


CÁC MÔ HÌNH THÀNH CÔNG TRONG
VIỆC TẬN DỤNG CHẤT THẢI
Dự án Chương trinh Khí sinh học cho ngành chăn nuôi
Dự án “Chương trình Khí sinh học cho Ngành Chăn nuôi Việt Nam 2007 - 2012”
do Cục Chăn nuôi, thuộc Bộ NN & PTNT và Tổ chức hợp tác phát triển Hà Lan
(SNV) thực hiện. Dự án được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn I (2003 -2006): triển khai trên 12 tỉnh và thành phố.
Giai đoạn bắc cầu (2006): chuẩn bị cho giai đoạn II.
Giai đoạn II (2007 – 2012): triển khai dự án trên toàn quốc.
Theo tính toán, dự án cung cấp nguồn năng lượng sạch tương đương 2 800
TJ/năm. có thể thay thế 245.000 tấn phế thải nông nghiệp dùng trong đun nấu,
326.000 tấn củi, 36 000 tấn than tổ; 6.593 tấn dầu hoả,39.405 MWh và 4.677 tấn
khí hoá lỏng.
Cho đến cuối năm 2011, dự án đã hỗ trợ xây dựng trên 114.000 công trình khí
sinh học, đào tạo 807 kỹ thuật viên tỉnh và huyện, 1.398 đội thợ xây khí sinh học
và tổ chức hàng ngàn hội thảo tuyên truyền và tập huấn cho hàng trăm ngàn người
sử dụng khí sinh học.
Dự án đã được trao giải nhất năng lượng toàn cầu năm 2006 tại Brussel, Bỉ. Năm
2010, giải thưởng Năng luợng bền vững Ashden tại Luân Đôn.


CÁC MÔ HÌNH THÀNH CÔNG TRONG
VIỆC TẬN DỤNG CHẤT THẢI
Mô hình tận thu dầu đốt từ rác thải nilong
Tháng 5/2012, Viện Vật Liệu xây dựng đã bàn giao Dây truyền tái
chế chất thải Nilong thành dầu đốt, công suất 2,5 tấn/ngày cho Cty
MT Việt Nam tại Đà Nẵng, CC


Sơ đồ dây truyền công nghệ


CÁC MÔ HÌNH THÀNH CÔNG TRONG
VIỆC TẬN DỤNG CHẤT THẢI
Các mô hình tái chế rác thải sinh hoạt
Khá nhiều mô hình tái chế rác thải sinh hoạt đã thành công và đang được
đề xuất ở Việt Nam:
•Mô hình “Dự án tái chế rác thải sinh hoạt đã qua xử lý thành vật liệu xây
dựng” của nhóm sinh viên Đại học Quốc gia, Thành phố HCM đạt giải
“Thắp sáng 2011”
•Mô hình Công nghệ tái chế rác thải sinh hoạt thành than sạch của Cty
TNHH Thương mại Phúc Thiên Long có công suất tái chế 300 kg rác thải
và sản xuất 1 tấn than sạch / ngày.
•Nhà máy tái chế rác để xuất khẩu, công suất 2.000 tấn/ngày được xây
dựng tại Bãi rác nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Rác sinh hoạt vào nhà
máy được phân thành 3 loại: sản phẩm có thể tái chế như đồ nhựa, cao su;
rác hữu cơ sẽ được xử lý bằng công nghệ lên men để thành phân compost;
rác trơ như vật liệu xây dựng, gốm... cũng sẽ được tái sử dụng


CÁC MÔ HÌNH THÀNH CÔNG TRONG
VIỆC TẬN DỤNG CHẤT THẢI
Mô hình Sử dụng trấu làm chất đốt ở ĐB SCL
Đồng bằng Sông Cửu Long có sản lượng lúa hàng năm trên 20 triệu tấn, tạo ra
trên 4 triệu tấn trấu. Trấu có nhiệt lượng 3.400 Kcal/kg, tro trấu chứa trên 80%
SiO2 có thể sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Các mô hình sử dụng tro
trấu thay cho việc đốt gây ô nhiễm môi trường đang tồn tại ở ĐBSCL:
•Nhà máy nhiệt điện sử dụng trấu làm chất đốt tại Quận Thốt Nốt, Thành phố

Cần Thơ; công suất phát điện 9 MW. Mỗi KWh điện sản xuất được tiêu thụ 2
kg trấu
•Mô hình nhiệt khí hóa trấu làm nguồn cung cấp nhiên liệu cho động cư diesel
tại tại các nhà máy xay xát gạo, nhằm giảm tiêu dùng điện.
•Mô hình sử dụng nhiệt đốt trấu để sấy lúa tại các kho chứa thóc hoặc nhà máy
xay xát gạo.
•Mô hình sản xuất củi đun từ trấu
Các mô hình này được triển khai rộng rãi tại ĐB SCL, mang lại hiệu quả kinh tế
cao, giảm ô nhiễm môi trường (khói và CO2 do đốt trấu tự do trước đây).


CÁC MÔ HÌNH THÀNH CÔNG TRONG
VIỆC TẬN DỤNG CHẤT THẢI
Mô hình tận dụng bùn đỏ làm vật liệu xây dựng
Bùn đỏ là loại chất thải xếp vào loại nguy hại ( chứa hàm lượng kiềm,
Ôxýt Fe cao và nhiều loại KLN khác), phát sinh từ công nghệ sản xuất
Alumin. Do nguy cơ ô nhiễm bùn đỏ, các dự án sản xuất Alumin từ quặng
Bauxit trên Tây Nguyên đã bị dư luận xã hội phản đối mạnh mẽ trong
năm 2009-2011. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, bùn đỏ có thể tận dụng
cho nhiều loại hình sản xuất, nhưng hướng sản xuất vật liệu xây dựng
được xem là triển vọng nhất:
Đề tài QGTĐ10.06 của nhóm nhà khoa học Trường ĐHKHTN ĐHQGHN “Nghiên cứu chế tạo gạch xây xây gốm nung từ bùn đỏ phát
sinh trong công nghệ sản xuất Alumin từ Bauxit Tây Nguyên” đã xác
định bùn đỏ không bị ô nhiễm phóng xạ, có thể phối liệu với phụ gia sẵn
có tại địa phương để sản xuất gạch xây dựng dân dụng.
Nhóm nhà khoa học thuộc Trường ĐHBK Tp. HCM đã thành công trong
việc dùng bùn đỏ + xi măng + đá sỏi để sản xuất gạch không nung.


CÁC MÔ HÌNH THÀNH CÔNG TRONG

VIỆC TẬN DỤNG CHẤT THẢI
Mô hình tận dụng bùn đỏ làm vật liệu xây dựng
Bùn đỏ đã được các nhà khoa học ĐHQG Tp.HCM nghiên cứu phối hợp
với các cơ sở sản xuất khác ứng dụng làm men mầu, chấp hấp thụ kim
loại nặng, phối liệu với tro bay và các phụ gia khác làm nguyên liệu gốm
và thủy tinh; rải đường, v.v.
TS. Vũ Đức Lợi đã thí nghiệm thành công sản xuất những tấn thép từ 10
tấn bùn đỏ tại nhà máy thép Thái Hưng, Hải Dương


CÁC MÔ HÌNH THÀNH CÔNG TRONG
VIỆC TẬN DỤNG CHẤT THẢI
Mô hình sử dụng rơm rạ sau thu hoạch
Việt Nam hàng năm sản xuất gần 50 triệu tấn lúa, đồng thời tạo ra khoảng 50
triệu tấn rơm rạ các loại. Phần lớn rơm rạ sau khi thu hoạch để lại trên đồng để
đốt hoặc vùi lấp xuống đất, gây ô nhiễm môi trường không khí (Khói và CH4).
Nhiều mô hình tận dụng rơm rạ đã được đề xuất và có kết quả thành công ban
đầu:
•Anh Trần Văn Lượng ở xã Nhật Tựu, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã thành
công trong việc sản xuất bê tông nhẹ ( tỷ trọng 0,9) từ rơm, lõi thân cây ngô, bã
mía, xơ dừa; có thể sử dụng trong công trình xây dựng dân dụng, giao thông,
kênh mương. Kiểm nghiệm cho kết quả tốt, sản phẩm có khả năng chống thấm,
cách nhiệt và cách âm tốt.
•Nhiều nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm đã bước đàu thành công trong
việc tận dụng rơm rạ để sản xuất nhiên liệu Etanol, nhiệt phân rơm rạ để thu dầu
bio-diesel.
•Nếu các ứng dụng trên thành công, rơm rạ sau thu hoạch đã từ chất thải biến
thành tài nguyên.



TƯ DUY “BIẾN CHẤT THẢI THÀNH TÀI NGUYÊN”
TƯ DUY “BIẾN CHẤT THẢI THÀNH TÀI NGUYÊN” TRONG
VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VIỆT NAM:
•Người nông dân Việt Nam ở nông thôn trước đây đều tận dụng tối
đa các loại chất thải, phế thải trong đời sống của mình: dùng rơm rạ
làm chất đốt, sử dụng chất thải sinh hoạt của con người làm phân
bón.
•Các ví dụ minh họa ở phần trên cho thấy: không chỉ các nhà khoa
học, người nông dân, thợ thủ công bình thường cho đến các em sinh
viên đều có khả năng “phát minh” ra phương pháp có hiệu quả để
tận dụng chất thải để tạo ra các giá trị kinh tế hoặc hàng hóa.
•Tuy nhiên, việc làm trên mang tính chất “tùy hứng”, không trở
thành triết lý hoặc phương hướng chung của xã hội; đồng thời cũng
ít được xã hội đánh giá cao.


TƯ DUY “BIẾN CHẤT THẢI THÀNH TÀI NGUYÊN”
TẬN DỤNG TỐI ĐA GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN Ở CÁC NƯỚC
PHÁT TRIỂN, NHƯNG NGHÈO TÀI NGUYÊN:
•Singapore: Thiếu nguồn nước, phải mua nước của Malaysia với
giá 3 SUD cents / galon; nên tận dụng tối đa lượng nước đã sử dụng,
tái quay vòng triệt để lượng nước cấp đầu vào.
•Đài Loan: Thiếu đất canh tác nên tận dụng tối đa diện tích để tạo
ra đất nhân tạo phục vụ trồng cây rau quả xuất khẩu.
•Nhật Bản: tận dụng tối đa tài nguyên khoáng sản nhập khẩu trong
sản xuất hàng hóa xuất khẩu và tiêu dung nội địa.


TƯ DUY “BIẾN CHẤT THẢI THÀNH TÀI NGUYÊN”
Ý NGHĨA KINH TẾ, KHOA HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG

•Ý nghĩa kinh tế: Tận dụng chất thải có thể tạo ra hàng hóa có giá
trị canh tranh và giảm chi phí xử lý chất thải.
•Ý nghĩa khoa học: Tận dụng chất thải chính là tận dụng các giá trị
tài nguyên đang tồn tại trong chất thải, với điều kiện các chất thải
tận dụng không chứa các thành phần độc hại đối với con người (chất
ô nhiễm không có ngưỡng). Trong khi đó, một số chất thải độc hại
có thể như (chất phóng xạ, kim loại nặng) ở nồng độ cao có thể sử
dụng như nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở công nghiệp.
•Ý nghĩa môi trường: ý nghĩa môi trường lớn nhất là giảm tác động
gây ô nhiễm đối với MT và sức khỏe con người; tiết kiệm được tài
nguyên thiên nhiên của quốc gia cho sự phát triển.


TƯ DUY “BIẾN CHẤT THẢI THÀNH TÀI NGUYÊN”
VẤN ĐỀ “LÃNG PHÍ” CHẤT THẢI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
•Tài nguyên tồn tại dưới dạng chất thải: Trong khai thác khoáng sản;
các loại quặng nghèo, quặng chất lượng thấp đang được đổ bỏ như chất
thải. Ngành khai thác có hiệu quả nhất tài nguyên khoáng sản là ngành than
chỉ khai thác được < 50% trữ lượng. Các ngành khác hiệu quả khai thác
thấp hơn nhiều.
•Trong sản xuất công nghiệp: Thiếu mô hình Khu công nghiệp sinh thái,
nơi chất thải của một nhà máy này trong khu công nghiệp có thể thành đàu
vào của nhà máy khác của khu công nghiệp. Dẫn đến nơi thì phải đổ bỏ,
nơi thì phải đi mua nguyên liệu đầu vào.
•Khu vực nông thôn và đô thị: Lượng chất thải sinh hoạt và chất thải
công nghiệp phát sinh với khối lượng lớn gây nên sự ô nhiễm trầm trọng
các thành phần môi trường. Người nông dân thiếu thiếu kiến thức và thiếu
nguồn lực để tận dụng chất thải hiện có.



TƯ DUY “BIẾN CHẤT THẢI THÀNH TÀI NGUYÊN”
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ BIẾN CHẤT THẢI THÀNH TÀI
NGUYÊN:
1.Hình thành chiến lược và chính sách quản lý chất thải quốc gia –
National Waste Strategy and Policy: Phần lớn các quốc gia phát
triển trên Thế giới đều có chiến lược và chính sách quản lý chất thải
của mình: Anh 2000, Úc 2008. Ở nước ta Chính phủ đã ban hành
Chiến lược quốc gia về quản lý CTR đến năm 2020, tầm nhìn đến
2050 trong QĐ 2148/QĐ-TTg ngày 17/12/2009.
2.Chuyển đổi mạnh mẽ sự hoạch toán kinh tế theo mô hình kinh tế
thị thi trường với việc tính đúng và tính đủ các chi phí môi trường
và tài nguyên trong giá trị sản phẩm sản xuất đầu ra.
3.Đưa tư duy “Biến chất thải thành tài nguyên” vào hoạt động sản
xuất kinh doanh ngay từ lúc hình thành các quy hoạch và dự án phát
triển, để hình thành các khu công nghiệp sinh thái, khai thác tổng
hợp tài nguyên, v.v.


×