Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Thực trạng và công tác chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật trong các gia đình nạn nhân da cam dioxin tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 102 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khuyết tật là tình trạng một người do khiếm khuyết hoặc do các vấn đề
về sức khỏe mà bị giảm chức năng dẫn tới hạn chế sự tham gia trong các lĩnh
vực sinh hoạt, lao động, học tập và đời sống xã hội [48].
Năm 2010 ước tính cả nước có khoảng 5,1 triệu người khuyết tật, chiếm
6% dân số. Trong đó có 1,1 triệu khuyết tật nặng (chiếm 21,5% tổng số người
khuyết tật); bao gồm 42% khuyết tật vận động, khó khăn về học chiếm 23%,
khó khăn nghe nói chiếm 22%, khó khăn về nhìn chiếm 7%, hành vi xa lạ
chiếm 4%, động kinh chiếm 1%, mất cảm giác chiếm 1%. Tỷ lệ người có nhu
cầu PHCN là 47% [2],[3].
Các nguyên nhân gây khuyết tật thường gặp là do bệnh, do dị tật bẩm
sinh, tai nạn và do nhiễm độc bởi các yếu tố độc hại như hóa chất, chất phóng
xạ, khí thải công nghiệp... Một yếu tố đã và đang được xã hội quan tâm nhiều
đó là các chất độc hóa học trong chiến tranh. Trên thế giới, các nghiên cứu
tiến hành ở Thụy Điển, Nhật Bản, Triều Tiên cho thấy rằng các chất diệt cỏ,
rụng lá có tác dụng gây dị tật bẩm sinh và gây những biến cố sinh sản như sảy
thai, đẻ non. Đặc biệt trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam
hàng triệu lít chất diệt cỏ rụng lá (trong đó có khoảng 170 kg dioxin) đã được
rải xuống nhiều địa phương ở miền nam Việt Nam [37].
Mặc dù chiến tranh đã qua hơn 40 năm nhưng nỗi đau do chất độc da
cam/Dioxin đã và đang gây nhiều tác hại đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng
đến sức khỏe cho hàng triệu người dân Việt Nam và để lại di chứng lâu dài
cho các thế hệ con, cháu của những quân nhân và những người dân bị phơi
nhiễm với chất độc da cam/Dioxin.
Hiện nay ước tính có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc
da cam/dioxin. Hàng triệu người trong đó có cả con, cháu của họ đang phải
sống trong cảnh bệnh tật nghèo khó do di chứng chất độc da cam/Dioxin.



2

Thái Bình là một tỉnh ven biển nằm ở đồng bằng Sông Hồng thuộc miền
bắc Việt Nam, tuy không phải là vùng bị rải chất diệt cỏ rụng lá, nhưng trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ đã có hàng vạn người con Thái Bình lên đường
đi chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Trong số đó không ít người đã nhiều năm chiến
đấu tại chiến trường miền Nam và những vùng bị rải chất độc da cam/Dioxin.
Theo điều tra sơ bộ của hội Cựu chiến binh tỉnh Thái Bình có trên 35.000
người là nạn nhân da cam/Dioxin [49].
Cải thiện chất lượng cuộc sống cho nạn nhân da cam/Dioxin bị khuyết
tật, giúp họ hòa nhập cộng đồng thông qua các biện pháp can thiệp bằng phục
hồi chức năng là những công việc cần thiết có ý nghĩa khoa học và nhân văn
sâu sắc. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và
công tác chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật trong các gia
đình nạn nhân da cam/Dioxin tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” với các
mục tiêu sau:
1.

Mô tả thực trạng người khuyết tật trong các gia đình nạn nhân da
cam/Dioxin tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

2.

Đánh giá công tác chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết
tật trong các gia đình nạn nhân da cam/Dioxin tại huyện Tiền Hải,
tỉnh Thái Bình.


3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khuyết tật
1.1.1. Khái niệm khuyết tật
Theo Luật người khuyết tật của Quốc hội Việt Nam 17/6/2010:
Khuyết tật (KT) là tình trạng một người do khiếm khuyết hoặc do các
vấn đề về sức khỏe mà bị giảm chức năng dẫn tới hạn chế sự tham gia trong
các lĩnh vực sinh hoạt, lao động, học tập và đời sống xã hội.
Như vậy khuyết tật là một hiện tượng phức tạp phản ánh sự tương tác
giữa các tính năng cơ thể và các tính năng trong xã hội mà người khuyết tật
sống [48].
1.1.2. Các mức độ khuyết tật
+ Theo WHO (ICD – 10, 1992):
Năm 1992 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra Phân loại Quốc tế về
bệnh tật (International Classification of Disease, Tenth revision viết tắt là
ICD – 10) [65]. Theo phân loại này, quá trình khuyết tật gồm:
- Khiếm khuyết: Là sự mất mát, thiếu hụt hoặc bất thường về cấu trúc
hoặc chức năng của cơ thể.
- Giảm chức năng: Là sự hạn chế hoặc thiếu hụt một hoặc nhiều chức
năng của cơ thể do khiếm khuyết tạo nên.
- Khuyết tật: Là tình trạng một người do khiếm khuyết, do giảm chức
năng cản trở người đó thực hiện vai trò của mình để sống như một người bình
thường trong xã hội.
+ Theo Luật người khuyết tật của Quốc hội Việt Nam [48].
- Người khuyết tật đặc biệt nặng:


4

Là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không

tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo,
vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng
ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
- Người khuyết tật nặng:
Là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức
năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động như
đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
- Người khuyết tật nhẹ:
Là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại 2 điều trên.
1.1.3. Phân loại khuyết tật
1.1.3.1. Theo WHO (2001) phân loại về chức năng khuyết tật [67].
- Hoạt động chức năng: Một người với một tình trạng sức khỏe nào đó,
hoạt động chức năng bao gồm những việc mà người đó thực hiện trong môi
trường hàng ngày hoặc có thể thực hiện trên lâm sàng khi thăm khám.
Các thành phần của hoạt động chức năng là:
- Cấu trúc và chức năng cơ thể.
- Các hoạt động:Thực hiện một hành động hay hoạt động nào đó.
- Sự tham gia: Tham gia một vai trò trong cuộc sống.
- Giảm khả năng: Hoạt động chức năng cơ thể được chia làm 3 mức độ:
- Mức tùy từng phần cơ thể.
- Mức toàn bộ cơ thể.
- Mức độ xã hội.


5

1.1.3.2. Phân loại trong thống kê và điều tra cơ bản [14]:
Trong thống kê và điều tra cơ bản, khuyết tật được phân làm 3 loại chính
dựa vào các tổn thương thực thể, bao gồm:

(1) Khuyết tật về tâm thần kể cả trẻ chậm phát triển trí tuệ
(2) Khuyết tật về thể chất bao gồm:
- Khuyết tật do bệnh và tổn thương các cơ quan vận động:
+ Các bệnh và tổn thương thần kinh trung ương
+ Các bệnh và tổn thương thần kinh ngoại biên
+ Các bệnh và các tổn thương về cơ
+ Các bệnh và tổn thương hệ thống xương, khớp
- Khuyết tật do bệnh và tổn thương các cơ quan giác quan:
+ Các bệnh và tổn thương cơ quan thị giác
+ Các bệnh và tổn thương cơ quan thính giác
+ Các bệnh và tổn thương ảnh hưởng đến ngôn ngữ giao tiếp
- Khuyết tật do bệnh và tổn thương các cơ quan nội tạng
+ Các bệnh và tổn thương hệ tim mạch
+ Các bệnh và tổn thương bộ máy hô hấp
+ Các bệnh và tổn thương bộ máy tiêu hoá
+ Các bệnh và tổn thương hệ thống nội tiết
+ Các bệnh và tổn thương bộ máy sinh dục, tiết niệu.
(3) Đa khuyết tật: Người có từ hai loại khuyết tật trở lên
1.1.3.3. Phân loại trong phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
Để dễ nhận biết, phát hiện và tránh thái độ phân biệt, coi thường người
KT đồng thời tạo điều kiện cho họ dễ chấp nhận tình trạng của mình, Tổ chức
Y tế Thế Giới đã phân loại KT thành 7 nhóm [14],[58], gồm:


6

Nhóm 1: Khó khăn về vận động:
Là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân
mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
Nhóm 2: Khó khăn về nhìn.

Là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu
sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
Nhóm 3: Khó khăn về nghe nói.
Là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói,
phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi
thông tin bằng lời nói.
Nhóm 4: Khó khăn về học.
Là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng
việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải
quyết sự việc.
Nhóm 5: Hành vi xa lạ.
Là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy
nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
Nhóm 6: Mất cảm giác.
Nhóm 7: Động kinh.
1.1.4. Nguyên nhân khuyết tật
1.1.4.1 Nguyên nhân bên trong:
* Bất thường nhiễm sắc thể (NST):
Bất thường NST có thể về số lượng hoặc về cấu trúc và những thay đổi
này có thể ảnh hưởng trên NST thường, cũng có thể ảnh hưởng trên NST giới
tính. Trong một số hiếm trường hợp cả hai loại NST đều bị ảnh hưởng.


7

Bất thường về số lượng NST thường do không phân tách hoặc sai lỗi
trong phân chia tế bào mà trong đó có sự thất bại của việc ghép cặp. Những
lỗi này có thể xảy ra trong giai đoạn phân chia gián phân hoặc suốt trong thời
kỳ phân chia giảm phân lần 1 hoặc lần 2. Sự phân chia có thể xảy ra trong
suất quá trình sinh giao tử ở bố hoặc mẹ. Sự thay đổi NST có thể biểu hiện

dưới hai hình thức lệch bội thể hoặc đa bội thể. Nguyên nhân chính của lệch
bội thể là sự không phân tách trong qua trình phân chia tế bào dẫn đến một tế
bào có 2 NST và một tế bào kia không có cặp.
* Đột biến gen:
Đột biến gen thường liên quan đến mất hoặc thay đổi chức năng của gen.
Tỷ lệ đột biến gen có thể tăng do các yếu tố môi trường như một liều lượng
lớn của phóng xạ hoặc các yếu tố phóng xạ đặc biệt là các chất gây ung thư.
Người ta cho rằng đột biến gen làm rối loạn sự tổng hợp các protein được mã
hóa bởi các gen đột biến dẫn đến những đột biến cấu trúc phân tử của các
protein ấy. Những protein có cấu trúc phân tử bị đột biến có thể là những
protein chức năng (tham gia vào nhiều quá trình quan trọng đối với sự phát
triển cá thể như truyền các tín hiệu cảm ứng liên bào hay nội bào, tăng sinh, di
cư) hoặc là các protein cấu trúc (tham gia vào sự cấu tạo tạo hình các phôi
bào, các mô và cơ quan.
1.1.4.2. Nguyên nhân bên ngoài
Các nguyên nhân bên ngoài ảnh hưởng đến KT bao gồm:
* Phóng xạ: Thống kê số trẻ em được sinh ra trong thời gian nổ bom
nguyên tử tại Hiroshima và Nagazaki cho thấy: Trong số những phụ nữ sống
sót có 28% bị sảy thai; 25% con của họ có dị tật bẩm sinh như tật đầu nhỏ,
chậm phát triển tinh thần.


8

* Các yếu tố hóa học: Một số loại thuốc như trimethadione,
thalidomide… đã được chứng minh là một trong những nguyên nhân gây dị
tật bẩm sinh cho thai nhi.
- Phenytoin (Dilantin) là chất gây dị tật. Hội chứng thai bị phenytoin
gồm các tật sau: chậm phát triển trước sinh, đầu nhỏ, thiểu năng tinh thần,
rãnh xương trán ụ lên, có nếp quạt trong, sụp mi mắt, sống mũi tẹt, thiểu sản

móng tay và đốt xa, thoát vị bẹn.
- Busulfan và 6-mercaptopurine gây đa dị tật nặng.
- Thủy ngân: Nhiễm thủy ngân gây rối loạn thần kinh và hành vi như trẻ
bại não. Một vài trường hợp trẻ bị tổn thương não nặng, chậm phát triển tâm
thần...ngoài ra gây dị tật của các chất hóa học còn có trong đời sống sinh hoạt
hàng ngày như các chất ô nhiễm công nghệ, chất phụ gia thực phẩm...[46].
1.1.5. Hậu quả của khuyết tật
Khuyết tật nếu không có các can thiệp về y tế, phục hồi chức năng, cũng
như sự hỗ trợ về kinh tế và xã hội…sẽ tác động tới tình trạng sức khoẻ của cơ
thể, làm giảm các chức năng sinh hoạt cần thiết trong đời sống và sinh hoạt
hàng ngày. Khuyết tật không chỉ hạn chế khả năng tham gia các hoạt động xã
hội của cá nhân người KT mà còn kéo theo các tác động tiêu cực tới gia đình
và cộng đồng.
1.1.5.1. Hậu quả đối với bản thân người khuyết tật
- 90% trẻ em KT chết trước 20 tuổi
- Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao
- Người KT thường thất học, không có việc làm
- Người KT mất khả năng độc lập, bị phụ thuộc vào người khác
- Người KT thường không có vị trí trong gia đình và cộng đồng
- Người KT bị coi thường, xa lánh, đối xử không bình đẳng


9

1.1.5.2. Hậu quả đối với gia đình người khuyết tật
- Người KT không được tham gia các hoạt động trong gia đình
- Người KT là gánh nặng đối với gia đình cả về vật chất và tinh thần
- Người KT bị coi thường, không được tôn trọng, không có vị trí trong
gia đình, không được đối xử bình đẳng.
1.1.5.3. Hậu quả đối với xã hội

- Người KT thường là gánh nặng của cộng đồng
- Người KT bị phân biệt đối xử, không được tôn trọng
- Người KT không có vai trò và vị trí ở cộng đồng
- Người KT thường bị xã hội dèm pha, xa lánh, coi thường, thất thế.
1.2. Khuyết tật do chất độc da cam/dioxin
1.2.1. Chất độc da cam/dioxin
Trong chiến tranh tại Việt Nam, ngoài bom đạn, một cuộc chiến tranh
hóa học đã được quân đội Mỹ sử dụng trong đó chủ yếu là các chất làm diệt
cỏ, rụng lá, trong đó có 7 loại chính: Chất da cam, chất cam II, chất tím, chất
hồng, chất trắng, chất xanh lam và chất xanh lá cây. Các nhà khoa học chú ý
hơn đến dioxin, một tạp chất sinh ra trong quá trình sản xuất 2,4-D và 2,4,5-T.
Người ta cho rằng đây là một chất hóa học độc nhất, bền vững nhất mà loài
người đã tìm ra [7]. Dioxin là tên chung để chỉ một nhóm các hydrocarbon
thơm được halogen hóa gọi là dibenzo-p-dioxin với các nguyên tử clo gắn với
một hoặc hơn trong số 8 vị trí được đánh số. Như vậy hình thành nhiều đồng
phân khác nhau với độc tính khác nhau. Riêng các dioxin với 4 nguyên tử clo
(dibenzo-dioxin-tetraclorin) gồm 22 đồng phân khác nhau. Tuy nhiên chất
độc và nguy hiểm nhất là 2,3,7,8-TCDD (2,3,7,8-tetra clorodibenzo para
dioxin) thường gọi là TCDD hoặc gọi tắt là dioxin.


10
Dioxin là những tinh thể không màu, với điểm nóng chảy 295 – 3060c,
không tan trong nước nhưng tan được trong các dung mội hữu cơ như aceton,
benzen, dầu. Đối với các nước công nghiệp nguồn dioxin chính xuất phát từ
các quá trình xử lý và đốt cháy trong công nghiệp. Ngoài ra nó có thể hình
thành một cách trực tiếp do quá trình quang hóa từ các chất diệt cỏ. Dioxin
xâm nhập vào môi trường Miền nam Việt Nam là tạp chất có trong chất cam.
Nó được dùng ở dạng không pha loãng có độ đậm độ cao gấp 6 – 25 lần so
với dùng trong công nghiệp. Dioxin có thời gian bán hủy trong đất kéo dài

khoảng 10 – 12 năm. Do sự hằng định về hóa học và ái tính cao đối với lipit,
dioxin sẽ tồn tại rất lâu trong môi trường và phát tán qua chuỗi thức ăn.
Nguồn dioxin đến sự phơi nhiễm của người có thể thông qua đường hô hấp
hoặc đường tiêu hóa.
Về cơ chế tác dụng của dioxin đã có nhiều nghiên cứu xác định vai trò
của receptor Ah, một protein nội bào. Khi TCDD đi vào trong tế bào, nó sẽ
gắn với protein receptor Ah có mặt ở đó, phức hợp receptor – TCDD lại kết
hợp với một protein vận chuyển khác để hằng định dạng liên kết rồi sau đó
đưa vào trong nhân. Tại đây có nhiều gen có các yếu tố kết hợp với phức hợp
receptor – TCDD để qua đó đáp ứng với TCDD. Sự kết hợp này làm thay đổi
cấu hình của ADN và cấu trúc của NST, làm rối loạn NST. Các biến đổi di
truyền này khi xảy ra ở tế bào soma của cơ thể trưởng thành có thể dẫn tới
nguy cơ phát sinh các bệnh lý ung thư. Nếu các biến đổi này xảy ra ở tế bào
sinh dục thì các bất thường di truyền có thể truyền qua các thế hệ dẫn đến
nguy cơ phát sinh các bất thường bẩm sinh ở con, cháu [37].
1.2.2. Khuyết tật do ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin
Năm 1999, Nguyễn Viết Nhân nghiên cứu (NC) hiện trạng dị tật bẩm
sinh tại một số vùng bị rải chất diệt cỏ rụng lá trong chiến tranh chống Mỹ


11

thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế và tỉnh Quảng Trị bằng một NC thuần tập hồi
cứu trên địa bàn rộng với thời gian dài. Kết quả NC cho thấy: Tỷ lệ mắc một
số loại DTBS (lác mắt, khe hở môi hàm, bàn chân khoèo...) tại vùng bị rải
chất độc hóa học cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với các vùng
không bị rải. Nhiều gia đình trong địa bàn NC có 2 đến 3 con bị DTBS. Kết
quả của NC cũng đáng giá hiện trạng chăm sóc và PHCN cho đối tượng người
khuyết tật mới chỉ đáp ứng được 30% [37].
1.3. Phục hồi chức năng

1.3.1. Định nghĩa phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng (PHCN) bao gồm các biện pháp y học, kinh tế xã
hội, giáo dục hướng nghiệp và kỹ thuật phục hồi để làm giảm tác động của
giảm khả năng và khuyết tật, đảm bảo cho người khuyết tật có cơ hội bình
đẳng để hòa nhập hoặc tái hòa nhập xã hội.
Phục hồi chức năng không chỉ huấn luyện người khuyết tật thích nghi
với môi trường sống mà còn tác động vào môi trường và xã hội tạo nên khối
thống nhất cho quá trình hòa nhập của người khuyết tật.
Phục hồi chức năng là trả lại các khả năng đã bị giảm hoặc mất cho
người khuyết tật hoặc là giúp họ xử trí tốt hơn với tình trạng khuyết tật của
mình trong khi ở nhà và ở cộng đồng [12],[52].
1.3.2. Vị trí của phục hồi chức năng trong hệ thống Y tế
Phục hồi chức năng là một trong bốn lĩnh vực hoạt động không thể thiếu
trong chăm sóc sức khỏe toàn diện của ngành Y tế, đó là: Phòng bệnh - Chữa
bệnh - Phục hồi chức năng - Nâng cao sức khỏe. Phục hồi chức năng là hoạt
động của “nhóm phục hồi” gồm các chuyên khoa khác nhau, độc lập, hỗ trợ,
hợp tác và không thể tách rời.


12

1.3.3. Mục đích của phục hồi chức năng
- Tăng cường khả năng còn lại của cá nhân để giảm hậu quả của giảm
khả năng và khuyết tật.
- Tác động để làm thay đổi thái độ của xã hội, tạo nên sự chấp nhận của
xã hội đối với người khuyết tật như một thành viên bình đẳng.
- Cải thiện các điều kiện nhà ở, trường học, giao thông, công sở để người
khuyết tật có thể dễ dàng hòa nhập hoặc tái hòa nhập cộng đồng.
- Tạo việc học hành vui chơi và công ăn việc làm cho người khuyết tật,
lôi kéo bản thân người khuyết tật, gia đình và cộng đồng tham gia.

- Phục hồi chức năng là làm cho người khuyết tật thích ứng tối đa với
hoàn cảnh của họ, xã hội ý thức được trách nhiệm của mình để người khuyết
tật có cuộc sống độc lập ở gia đình và cộng đồng.
1.3.4. Các hình thức phục hồi chức năng
1.3.4.1. Phục hồi chức năng dựa vào các trung tâm, các viện PHCN
Đây là hình thức mà người KT phải rời xa gia đình và cộng đồng để đến
PHCN tại các trung tâm, các viện.
Ƣu điểm:
- Hình thức phục hồi này đã được thực hiện từ nhiều năm nay ở nhiều
nơi trên thế giới, có nhiều chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực khác nhau.
- Do tập trung nhiều phương tiện và cán bộ chuyên khoa nên có thể phục
hồi được các trường hợp khó.
- Các trung tâm PHCN cần thiết cho việc đào tạo cán bộ chuyên khoa,
nghiên cứu khoa học cũng như việc triển khai ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến
và hỗ trợ cho cộng đồng.


13

Nhƣợc điểm:
- Các trung tâm đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, chuyên sâu, trang thiết bị
hiện đại, không phù hợp với thực tế ở cộng đồng.
- Chi phí tốn kém cả về trang thiết bị và chi trả cho phục hồi chức năng,
gây nhiều phiền hà cho người KT.
- Các trung tâm PHCN chỉ đáp ứng được từ 1% - 10% số người KT tại
các cộng đồng.
- Chất lượng phục hồi không đáp ứng hoàn toàn tất cả các nhu cầu của
người KT vì không sát với thực tế cuộc sống của họ ở cộng đồng.
1.3.4.2. Phục hồi chức năng ngoại viện
Cán bộ chuyên khoa của các viện, các trung tâm xuống cộng đồng để

phục hồi chức năng cho người KT ngay tại gia đình họ.
Ƣu điểm:
- Số người KT được chăm sóc và phục hồi chức năng tăng nhiều hơn,
(30% đến 40%).
- Kỹ thuật phục hồi đạt trình độ cao, đáp ứng được hầu hết nhu cầu của
người khuyết tật.
- Có sự tham gia tích cực của gia đình người KT trong công tác phục hồi
chức năng.
Nhƣợc điểm:
- Các kỹ thuật PHCN không được thực hiện thường xuyên vì thiếu cán
bộ chuyên khoa ở các tuyến cơ sở.
- Chi phí vẫn tốn kém về phương tiện đi lại, trang thiết bị chuyên khoa,
vẫn còn nhiều phiền hà trong triển khai và duy trì chương trình.
- Chỉ tập trung vào cá nhân người KT mà không quan tâm đến cả cộng
đồng và thiếu sự tham gia của cộng đồng.


14

1.3.4.3. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng:
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ) là biện pháp
chuyển giao kiến thức về khuyết tật và phòng ngừa KT, kỹ năng phục hồi
và thái độ tích cực đến với người KT, gia đình họ và cộng đồng. Biến công
tác phục hồi chức năng thành công việc của cộng đồng, thông qua các tổ
chức ở cộng đồng để xã hội hoá và dân chủ hoá công tác phòng ngừa
khuyết tật và phục hồi chức năng.
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là một biện pháp chiến lược
nằm trong sự phát triển của cộng đồng về phục hồi chức năng, bình đẳng về
mọi cơ hội và hòa nhập xã hội của tất cả những người KT. Phục hồi chức
năng dựa vào cộng đồng được triển khai với sự phối hợp chung của chính bản

thân người khuyết tật, gia đình họ và cộng đồng bằng những dịch vụ y tế, giáo
dục hướng nghiệp và xã hội thích hợp [12],[58].
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng làm thay đổi nhận thức xã hội để
xã hội chấp nhận người khuyết tật như một thành viên bình đẳng. Trách
nhiệm của cộng đồng là biến công tác phục hồi chức năng thành một nhiệm
vụ, một bộ phận của quá trình phát triển xã hội. Phục hồi chức năng dựa vào
cộng đồng lôi kéo sự tham gia của chính bản thân người khuyết tật và gia đình
họ vào quá trình phục hồi chức năng; lôi kéo sự hợp tác đa ngành, sự giúp đỡ
của tuyến trên. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng sử dụng các kỹ thuật
thích hợp để biến kiến thức và kỹ năng phục hồi thành sản phẩm phù hợp có
thể áp dụng ngay tại cộng đồng [66].
Các nguyên lý cơ bản của PHCN dựa vào cộng đồng bao gồm:
- Các mức độ trong quan hệ giữa con người: Đây là nguyên tắc cơ bản
để thực hiện PHCN dựa vào cộng đồng. Nguyên tăc này nhấn mạnh “Thái độ
xã hội” với người KT là một trong những nguyên nhân gây KT. Chỉ có PHCN


15

dựa vào cộng đồng mới đạt được sự bình đẳng xã hội giữa người KT và người
bình thường.
- Mức độ về nhu cầu cơ bản của con người: Người bình thường cũng như
người KT đều cần 5 nhóm nhu cầu cơ bản của con người (nhu cầu sinh lý
sống còn; Nhu cầu về an toàn; Nhu cầu về xã hội; Nhu cầu được tôn trọng,
quan tâm của xã hội: Nhu cầu nhận biết được khả năng của mình,), PHCN
dựa vào cộng đồng đáp ứng được cả 5 mức độ về nhu cầu cho người KT.
Ƣu điểm:
- Tỷ lệ người khuyết tật được phục hồi cao, có thể phục hồi được từ 70
đến 80% người khuyết tật.
- Chất lượng phục hồi được đảm bảo, người khuyết tật có thể đáp ứng

được tất cả các nhu cầu cơ bản ở cộng đồng.
- Người khuyết tật dễ có cơ hội để hòa nhập hoặc tái hòa nhập với cuộc
sống của gia đình và cộng đồng.
- Lôi kéo được sự tham gia tích cực của người khuyết tật, gia đình họ và
cả cộng đồng vào chương trình phục hồi chức năng.
- Chi phí cho chương trình phục hồi chức năng ở mức có thể chấp nhận
được, phù hợp với mức kinh phí cho phép của cộng đồng.
- Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được lồng ghép
và gắn kết chặt chẽ vào hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại các tuyến.
- Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng có thể giải quyết được tình
trạng thiếu cán bộ chuyên khoa phục hồi chức năng ở tuyến dưới.
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Việt Nam
Chương trình PHCN dựa vào cộng đồng đã được triển khai ở Việt Nam
từ năm 1987. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là một chiến lược nằm
trong sự phát triển cộng đồng về PHCN, bình đẳng về mọi cơ hội và hòa nhập
xã hội của tất cả những người khuyết tật. Theo nghiên cứu “Đánh giá thực


16

trạng công tác khám chữa bệnh – phục hồi chức năng tại các bệnh viện điều
dưỡng – phục hồi chức năng” cho thấy nhân lực cho công tác PHCN dựa vào
cộng đồng còn mỏng, kinh phí cho chương trình không đồng đều giữa các
bệnh viện và được đánh giá là thấp gây rất nhiều khó khăn cho các hoạt động
tại cộng đồng [38],[43].
Các tổ chức cho người khuyết tật có vai trò quan trọng trong sự phát
triển chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Các tổ chức cho
người khuyết tật hoạt động như một cầu nối giữa người khuyết tật và xã hội,
cung cấp những nơi mà người khuyết tật cảm thấy bình đẳng, có thể chia sẻ
và học hỏi những người khác, giúp các tổ chức trong cộng đồng có thể cung

cấp hỗ trợ nhiều hơn cho người khuyết tật.
1.4. Chăm sóc phục hồi chức năng cho ngƣời khuyết tật tại cộng đồng
Các dịch vụ PHCN cho NKT thường bao gồm các loại sau đây:
- Phát hiện, chẩn đoán và can thiệp sớm.
- Chăm sóc và chữa trị y tế.
- Cung cấp các loại tư vấn và giúp đỡ khác nhau về tâm lý và xã hội.
- Đào tạo về các hoạt động tự chăm sóc, bao gồm sự vận động, giao tiếp
và kỹ năng sinh hoạt hàng ngày, có chú ý đến những nhu cầu đặc biệt của
người khiếm thính, khiếm thị hoặc bị thiểu năng trí tuệ.
- Cung cấp các thiết bị trợ giúp vận động và các thiết bị trợ giúp khác.
- Các dịch vụ giáo dục chuyên môn hoá cao.
- Các dịch vụ PHCN hướng nghiệp, đào tạo nghề, sắp xếp việc làm trong
nhà hoặc ngoài trời [22].
Thực tế cho thấy ngay cả những người KT nặng vẫn có thể sống độc lập
nếu như có những dịch vụ trợ giúp cần thiết. Tại các nước phát triển như Hoa
Kỳ, Nhật Bản… các dịch vụ chăm sóc và PHCN cho người KT phần lớn được


17

nhà nước chi trả. Tuy nhiên sự chi trả này cũng phụ thuộc vào thu nhập của
gia đình và có những quy định nhất định. Hầu hết cha mẹ các trẻ KT đều nói
rằng chi phí chăm sóc cho con cái họ vượt quá khả năng tài chính của gia
đình. Những chi phí này bao gồm cả chi phí đi lại, thuốc men… Các yếu tố
ảnh hưởng tới nhu cầu dịch vụ PHCN cộng đồng của NKT bao gồm: thu
nhập, tính chất của khuyết tật, mức độ ý thức về các dịch vụ hiện có và tính
chất của các dịch vụ được cung cấp [59].
Tại Việt Nam, các NC về tình hình cung cấp dịch vụ cho người KT rất
nghèo nàn và cũng chủ yếu nằm trong mục tiêu NC về tác động của chương
trình PHCN dựa vào cộng đồng. Theo điều tra trẻ KT Việt Nam năm 1998,

hiểu biết về các dịch vụ PHCN tại địa phương ở các trẻ KT sống tại cộng
đồng là rất thấp. Số liệu thu được từ điều tra cộng đồng cho thấy có khoảng
1/3 số trẻ KT sống cùng gia đình chưa bao giờ được gia đình tìm kiếm sự điều
trị cho những tàn tật của chúng. Sự tìm kiếm dịch vụ PHCN cho trẻ KT khác
nhau theo vùng kinh tế và địa bàn cư trú. Khoảng 90% trẻ KT sống ở khu vực
đô thị của Đồng bằng Sông Hồng có tìm kiếm dịch vụ PHCN, nhưng chỉ có
29% trẻ KT sống ở vùng nông thôn có động thái này [21].
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Trọng Hải và CS về “Thực trạng hoạt
động PHCN dựa vào cộng đồng tại Việt Nam” năm 2004 [21] cho thấy tình
hình cung cấp dịch vụ PHCN tại những nơi triển khai chương trình PHCN
dựa vào cộng đồng như sau:
- Về dịch vụ hỗ trợ tại nhà: 64% - 71% người lớn và trẻ KT được hưởng
dịch vụ hỗ trợ tại nhà trong đó 45,1% - 52,8% được hướng dẫn tập luyện tại
nhà; 56,5% - 73,6% được gửi đi khám chuyên khoa; 37,7% được hướng dẫn
làm và sử dụng dụng cụ trợ giúp; 25,5% được hướng dẫn sử dụng thuốc.


18

- Về cung cấp dụng cụ trợ giúp: 36% người KT được cung cấp dụng cụ
trợ giúp trong đó 9% - 34% trẻ em và người lớn KT được cung cấp nạng và
29,8%- 36,8% được cung cấp xe lăn.
- Về dịch vụ giáo dục cho trẻ khuyết tật: 50% trẻ KT được đi học trong
đó 49,6% được cán bộ cộng đồng động viên đi học.
- Về việc làm cho người KT: 27% người lớn KT có việc làm trong đó có
54% nhận được sự hỗ trợ như được dạy nghề, 17% được giới thiệu việc làm
và 24% được vay vốn.
Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ nam KT được hưởng dịch vụ PHCN cao
hơn nữ, dân tộc kinh cao hơn các dân tộc thiểu số khác. Tuy nhiên, đây là NC
điều tra ngang được tiến hành chỉ ở những nơi có triển khai chương trình

PHCN dựa vào cộng đồng mà không có nhóm chứng nên chưa phân tích được
liệu các kết quả đạt được thực sự có phải là do tác động của chương trình hay
không. Thêm vào đó, do mục tiêu NC chỉ là đánh giá kết quả đạt được của
chương trình nên không có phần phân tích nhu cầu, dịch vụ PHCN và không
đi sâu phân tích ảnh hưởng của các yếu tố gia đình, địa lý, văn hoá - xã hội
đối với tiếp cận và sử dụng dịch vụ PHCN.
Tóm lại, các NC về nhu cầu và thực trạng cung cấp dịch vụ PHCN cho
người KT ở Việt Nam còn nghèo nàn và chủ yếu là tỷ lệ cần PHCN chung
chung tại một số địa phương mà chưa đưa ra được một bức tranh hoàn chỉnh
với sự phân tích chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ PHCN
cho các dạng tật khác nhau. Hiện chưa có NC nào về lĩnh vực này ở một trong
các vùng sinh thái đặc trưng của Việt Nam.


19

1.5. Tình hình nghiên cứu khuyết tật trên thế giới và ở Việt Nam
1.5.1. Trên thế giới
Hiện tại chưa có một con số chính xác về tỷ lệ KT trên phạm vi toàn cầu
hay của một khu vực, vì việc điều tra trên phạm vi rộng như vậy đòi hỏi một
nguồn ngân sách rất lớn và sự tham gia của nhiều nước, mặt khác cũng chưa
có sự thống nhất toàn cầu về khái niệm và các thuật ngữ liên quan, công cụ đo
lường trong điều tra KT.
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính số người khuyết tật chiếm khoảng 7%
đến 10% dân số. Các nước khu vực Tây Thái Bình Dương có khoảng 100
triệu người khuyết tật, trong đó 75% số người khuyết tật chưa được chăm sóc
về phục hồi chức năng. Nguyên nhân của khuyết tật: 85% do bệnh tật và tuổi
cao, 10% do tai nạn, 5% do các dị tật bẩm sinh [4].
Theo nghiên cứu của Scott Rain năm 2010 [61]:
- Khoảng 15%- 20% dân số thế giới bị ảnh hưởng từ KT.

- Ít nhất có 650 triệu người KT trên toàn thế giới.
- Tỷ lệ KT tại Ý là 6,6%.
- Số người KT tại Cameroon là 1,6 triệu.
Pallab năm 2011 Nghiên cứu dịch tễ học KT về trí tuệ nhận thấy: Tại
Ustralia tỷ lệ KT ở độ tuổi 20 – 50 chiếm 0,33%. Tỷ lệ này ở độ tuổi 14 – 20
tại Canada là 0,7% [60].
Theo số liệu thống kê từ Canada năm 2012 nghiên cứu trên đối tượng từ
15 tuổi trở lên cho tỷ lệ KT về nghe nói là 3,2%; KT về nhìn là 2,7% [50].
Nghiên cứu của Malin Tistad năm 2012 tại Thụy Điển trên 175 bệnh
nhân bị tai biến mạch máu não cho thấy: Có 40% các bệnh nhân sau tai biến
có nhu cầu sử dụng dụng cụ trợ giúp [56].


20

Nghiên cứu của Mariolain năm 2013 trên 537 người cao tuổi về nhu cầu
PHCN trong sinh hoạt hàng ngày cho thấy: Có 57% đối tượng cần hỗ trợ
PHCN hàng ngày tại nhà [57].
Nghiên cứu của Fernada năm 2015 trên 13.040 người KT về tinh thần
cho thấy trong số đó có 12% có rối loạn về nhận thức cần PHCN và hòa nhập
xã hội [54].
1.5.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra bước đầu trong chương trình phục hồi
chức năng dựa vào cộng đồng, tỷ lệ khuyết tật khoảng 5% đến 7% dân số. Trẻ
em khuyết tật chiếm khoảng 40%, người có tuổi cao chiếm 30%, số còn lại
thuộc đối tượng đang trong độ tuổi lao động. Loại khuyết tật phổ biến và hay
gặp nhất là khuyết tật về vận động [21].
Theo ước tính của WHO (2007), Việt Nam có trên 6 triệu người khuyết
tật trong đó khoảng 2 triệu là trẻ em, 42% có nhu cầu PHCN. Tỷ lệ các dạng
khuyết tật: Khó khăn vận động chiếm 42%, khó khăn về học chiếm 23%, khó

khăn nghe nói chiếm 22%, khó khăn về nhìn chiếm 7%, hành vi xa lạ chiếm
4%, động kinh chiếm 1%, mất cảm giác chiếm 1% [2].
Năm 2009, Lê Văn Hải nghiên cứu cho thấy: Số người KT là 25.361
chiếm 1% trong đó khuyết tật về vận động là 26,1%, khuyết tật về thần kinh
22,8%, đa khuyết tật 22,7%, khuyết tật ở nam giới là 56,1%, ở nữ giới là
43,9%, khó khăn về học 12,6%, khuyết tật trên 60 tuổi chiếm 8,4%, dưới 15
tuổi chiếm 13,4%, khuyết tật 16 – 59 chiếm 78,1% [24].
Năm 2005, Nguyễn Lương Bầu NC “Tình hình người khuyết tật và hoạt
động của chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại huyện Tân
Yên tỉnh Bắc Giang năm 2005” cho thấy tỷ lệ người khuyết tật là 3,6%, tỷ lệ
khuyết tật ở nam giới là 51, 9%, ở nữ giới 48,1%, nhóm từ 15 – 59 tuổi có tỷ


21

lệ khuyết tật cao nhất 60,2%, trẻ em dưới 15 tuổi có 11,8%, khuyết tật vận
động chiếm cao nhất là 35,1% cao hơn một số tỉnh Miền bắc 9,1%, tỷ lệ
người khuyết tật có nhu cầu PHCN là 37,4%, 100% người khuyết tật có nhu
cầu hòa nhập xã hội và có 23,7% người khuyết tật có nhu cầu việc làm và thu
nhập. Người khuyết tật luyện tập có tiến bộ là 87,1%, số gia đình tự làm dụng
cụ luyện tập là 68,6% và đáp ứng được trên 60% nhu cầu dụng cụ hỗ trợ cho
người khuyết tật [4].
Năm 2009 theo UNFPA nghiên cứu “Người khuyết tật ở Việt Nam và
một số kết quả từ Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009” cho
thấy: Trong số 78,5 triệu người Việt Nam từ 5 tuổi trở lên năm 2009 có 6,1
triệu người, tương ứng với 7,8% dân số từ 5 tuổi trở lên, có khó khăn trong
việc thực hiện ít nhất một trong bốn chức năng nhìn, nghe, vận động, và tập
trung hoặc ghi nhớ. Trong số 6,1 triệu người này, có 385 nghìn người khuyết
tật nặng. Số lượng này tuy thấp hơn nhưng cũng rất gần với con số thống kê
về số người khuyết tật nặng được nhận trợ cấp thường xuyên từ Bộ Lao động,

Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, trong nhóm có khuyết tật mức độ vừa và
nặng thì khuyết tật về vận động lại phổ biến hơn. Đa khuyết tật hay tình trạng
một người có đồng thời nhiều dạng khuyết tật khác nhau khá phổ biến [42].
Năm 2009, Bộ y tế nghiên cứu ”Nhu cầ u và thực tra ̣ng cung cấ p dich
̣ vu ̣
phục hồi chứ c năng cho người khuyế t tâ ̣t tại một số điểm dân cư vùng Đồ ng
bằ ng châu thổ Sông Hồ ng” [22] cho thấy: có 61,4% người khuyết tật mắc một
tật và 28,9% mắc hai tật nâng tỷ lệ người khuyết tật mắc một cho đến hai tật
lên tới 90,6%. Tỷ lệ người khuyết tật mắc từ ba tật trở lên chỉ chiếm 9,4%.
Dạng tật mắc: dạng khuyết tật thường gặp nhất là khó khăn về nhìn chiếm
65,4%, tiếp đến là khó khăn vận động 41,8%, khó khăn về nghe 22,1%, ít gặp
nhất là người động kinh.


22

Theo NC của Vũ Ngọc Dũng (2010) “Nhu cầu và thực trạng phục hồi
chức năng người khuyết tật tại nhà trên địa bàn xã Trung Nghĩa, huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh năm 2010”, cho thấy nhu cầu phục hồi chức năng trong
vận động di chuyển là 38,1%, trong ngôn ngữ giao tiếp là 34,7%, trong sinh
hoạt hàng ngày là 33,9%, trong hòa nhập xã hội là 98,3% [20].
Năm 2011 Trần Văn Hải nghiên cứu “Hoạt động phục hồi chức năng
dựa vào cộng đồng cho người khuyết tật về vận động tại thị xã Tam Điệp tỉnh
Ninh Bình năm 2011” cho thấy: tỷ lệ người khuyết tật chung là 1,4% trong đó
tỷ lệ khuyết tật vận động là 35,1% (nam giới 59,1%, nữ giới 40,9%). Nhu cầu
PHCN của người khuyết tật về vận động chiếm 60,5%, trong đó 77,9% NKT
vận động có nhu cầu tự ăn uống, tự vệ sinh cá nhân là 75,0%, tự mặc quần áo
là 72,8%. 98,6% người KT có nhu cầu hòa nhập cộng đồng [27].
Năm 2011, Phạm Thị Nhuyên nghiên cứu về người khuyết tật tại Hải
Dương cho thấy khuyết tật vận động là thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 34,3%,

cao gấp nhiều lần các nhóm khác (hành vi xa lạ: 16,1%; khó khăn về nhìn:
13,1%; đa khuyết tật: 14,4%...) [39],[40].
Năm 2012, Nguyễn Thị Minh đã nghiên cứu “Mô hình quản lý, chăm
sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại quận Hoàng
Mai, thành phố Hà Nội cho thấy: Tỷ lệ người KT ở phường Định Công cao
nhất (11,7%), thấp nhất là phường Trần Phú (4,6%), tỷ lệ người KT ở các
phường còn lại dao động từ 5,0% đến 8,2%. Tại Quận Hoàng Mai có sự khác
nhau về các mặt giữa các phường, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến sự khác
nhau về tỷ lệ khuyết tật của các phường. Tỷ lệ người KT trên 60 tuổi chiếm
đa số (59%); tỷ lệ người KT trong độ tuổi lao động chỉ chiếm 41% [30].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc năm 2014: “Thực trạng tiếp cận
dịch vụ khám chữa bệnh của người khuyết tật và xác định một số yếu tố liên
quan tại phường Bách Khoa – Hai Bà trưng – Hà Nội”, cho thấy: 27,3%


23

người KT dùng dụng cụ trợ giúp, 72,7% không dùng dụng cụ trợ giúp. Các
loại dụng cụ trợ giúp được người KT sử dụng rất phong phú. Nhiều nhất là
nạng, xe lăn, khung tập đi. Một số dụng cụ khác như máy trợ thính, kính mắt,
thanh song song..., 82% dụng cụ trợ giúp được mua, số dụng cụ tự chế tạo chỉ
chiếm 17,9% chủ yếu là các dụng cụ đơn giản như thanh song song, khung
tập đi, nạng [34].
Năm 2014, Nguyễn Thị Huyền Ngân nghiên cứu “Thực trạng và một số
yếu tố liên quan đến sự hỗ trợ của Người chăm sóc chính trong việc phục hồi
chức năng tại nhà cho người khuyết tật tại phường Tân Hà, thành phố Tuyên
Quang năm 2014” cho thấy: Thực trạng PHCN chung tại nhà cho người KT
của người chăm sóc chính là 27,8%; Trong sinh hoạt hàng ngày là 31,5%;
Trong vận động và di chuyển là 32,9%; Trong ngôn ngữ và giao tiếp là
28,6%; Trong hòa nhập xã hội là 34,4%; Hỗ trợ về y tế là 16,5%. Nhận thức

và thái độ của gia đình về việc hỗ trợ PHCN cho người KT là 35,9% [32].
Năm 2014, Hồ Thị Kim Ngân nghiên cứu “Tỷ lệ khuyết tật, nhu cầu
phục hồi chức năng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại ba xã miền
núi huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định năm 2014” cho thấy: Tỷ lệ khuyết tật của
người cao tuổi trong nghiên cứu là 26,7%. Tỷ lệ khuyết tật nữ chiếm 63%,
khuyết tật nam chiếm 37%; Nhóm tuổi từ 80 trở lên bị khuyết tật chiếm
53,5% [31].
Năm 2014, Phan Thị Thúy Liên nghiên cứu: “Thực trạng thực hành phục
hồi chức năng tại nhà của người chăm sóc chính cho trẻ khuyết tật vận động
đơn thuần từ 6-16 tuổi có nhu cầu tại một số quận huyện của thành phố Đà
Nẵng năm 2014” cho thấy: Nhu cầu của trẻ khuyết tật vận động rất đa dạng,
số trẻ có nhu cầu ở các lĩnh vực là khác nhau. Mức độ cần hỗ trợ cũng có sự
khác nhau tùy từng loại nhu cầu cụ thể, trong đó 83,3% trẻ có nhu cầu trong
vận động, di chuyển, 70,1% trẻ có nhu cầu trong sinh hoạt hàng ngày, 71,6%


24

trẻ có nhu cầu trong tham gia các hoạt động gia đình, xã hội và 20,1% trẻ có
nhu cầu trong giáo dục [29].
Năm 2014, Hoàng Thị Nhâm nghiên cứu “Nâng cao khả năng hòa nhập
cộng đồng cho người khuyết tật tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh” cho thấy
số lươ ̣ng người khuyế t tâ ̣t của huyê ̣n đa da ̣ng về các loa ̣i tâ ̣t, trong đó khuyế t tâ ̣t
vâ ̣n đô ̣ng có số lươ ̣ng đông nhấ t với 2.370 người chiế m tỉ lê ̣34,4% người khuyế t
tâ ̣t trong toàn huyện [36].


25

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, đối tƣợng và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại 35 xã thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái
Bình. Về địa lý Tiền Hải là một huyện đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông
Nam của tỉnh Thái Bình, phía tây giáp huyện Kiến Xương, phía nam giáp
huyện Giao Thủy (Nam Định), phía bắc giáp huyện Thái Thụy, phía đông
giáp Biển Đông (Vịnh Bắc Bộ). Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên 2.259
km2, dân số toàn huyện (tính đến 30/12/2016) là 236.626 người.
- Về hành chính: Huyện có 35 xã và 01 thị trấn có tuyến quốc lộ 39B đi
qua, thuận tiện cho việc giao lưu, buôn bán, vận chuyển hàng hóa giữa các
huyện lân cận.
- Về Y tế tuyến huyện có 4 đơn vị chuyên môn gồm: Phòng Y tế, Trung
tâm Y tế, Bệnh viện Đa khoa Tiền Hải và Bệnh viện Đa khoa Nam Tiền Hải.
Tuyến xã có 35 trạm y tế xã, thị trấn. Đặc biệt mỗi trạm y tế xã đều có 03
cộng tác viên phụ trách công tác PHCN trên địa bàn xã. Tổ chức mạng lưới y
tế huyện Tiền Hải không ngừng được củng cố xây dựng và hoàn thiện từng
bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phù hợp với yêu cầu chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện hiện nay.
Là một huyện giàu truyền thống cách mạng, trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, nhân dân huyện Tiền Hải đã tiễn đưa 57.247 thanh niên
vào quân đội. Hàng nghìn người tham gia thanh niên xung phong và dân công
hoả tuyến phục vụ chiến đấu ở khắp các chiến trường Miền nam. Kết thúc
chiến tranh huyện Tiền Hải có 8 tập thể, 4 cá nhân vinh dự được nhà nước


×