Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thực trạng và công tác chăm sóc tật khúc xạ của học sinh trung học cơ sở quận hồng bàng thành phố hải phòng năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.84 KB, 82 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, các tật
khúc xạ- đặc biệt là cận thị ở các lứa tuổi học sinh cũng tăng lên. Đây không
chỉ là nỗi lo của các bậc phụ huynh, mà còn của cả nhà trường và xã hội, đồng
thời cũng tăng thêm gánh nặng trách nhiệm cho ngành y tế.
Tại Việt Nam, hiện có tới 3 triệu học sinh (độ tuổi 6- 15) bị mắc các tật
khúc xạ cần được chỉnh kính, trong đó 2/3 là bị cận thị. Tỷ lệ tật khúc xạ ngày
càng tăng nhanh, chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị[46]. Do tính chất phổ
biến của tật khúc xạ, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Tật khúc
xạ nói chung, đặc biệt là tật cận thị ở trẻ em tuổi học đường nói riêng đã được
nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về nhiều mặt như: tỷ
lệ mắc bệnh trong cộng đồng, những yếu tố liên quan đến sự hình thành và
phát triển của tật khúc xạ[20]. Tật khúc xạ có xu hướng xảy ra ở giai đoạn
sớm của cuộc đời so với các bệnh gây mù lòa phổ biến khác như bệnh đục
thủy tinh thể và bệnh glocome[53]; bên cạnh đó, mắt có tật khúc xạ nặng có
nguy cơ biến chứng thoái hóa võng mạc, bong võng mạc làm tổn hại thị giác
vĩnh viễn càng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tăng thêm gánh
nặng cho gia đình và xã hội.
Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2008), tỷ lệ
mắc cận thị học đường trong các trường học rất cao với tỉ lệ trung bình là
26,14% trên tổng số học sinh[31]. Còn theo báo cáo của Bệnh viện Mắt TW
(2012) tại Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc cho thấy, tỷ lệ mắc cận thị học
đường chiếm khoảng 40- 50% ở học sinh thành phố và 10- 15% ở học sinh
nông thôn[19]. Do đó, trong chương trình “Thị giác năm 2020” Tổ chức Y tế
thế giới đã xếp cận thị học đường là một trong năm nguyên nhân hàng đầu
được ưu tiên trong chương trình phòng chống mù lòa toàn cầu[7].


2



Hải Phòng là thành phố đô thị loại 1 cấp quốc gia, với diện tích 1500
km2, dân số 2 triệu người, 7 quận và 8 huyện; 773 trường học trong đó 232
trường Tiểu học (TH), 203 trường Trung học cơ sở (THCS), 56 trường Trung
học phổ thông (THPT). Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy
tỷ lệ cận thị học đường của học sinh Hải Phòng ngày càng gia tăng. Tỷ lệ mắc
tật khúc xạ của học sinh Hải Phòng năm 1996 là 6,99%. Năm 2004, tỷ lệ cận
thị chung là 23,4%[13]. Đến năm 2005, tỷ lệ cận thị chung ở học sinh TH và
THCS ở Hải Phòng là 19,7%, nội thành là 29,1%, ngoại thành là 3%[21].
Quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng là một quận lớn nằm ở trung
tâm thành phố với 2 trường THPT, 8 trường THCS và 10 trường TH. Trong
những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp chính quyền và các Sở,
Ban, Ngành liên quan, việc khám sức khỏe định kỳ cho học sinh các trường
học đã được triển khai hàng năm nhằm tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho
học sinh, đồng thời phát hiện sớm các bệnh trong các em, đặc biệt là các bệnh
liên quan đến học đường. Bộ Y tế, Bộ giáo dục & Đào tạo cũng đã chỉ đạo
các địa phương nỗ lực đẩy mạnh việc cải thiện điều kiện học tập, công tác bảo
vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh trong nhà trường, tăng cường
yếu tố trường học và giáo dục thể chất học sinh. Tuy nhiên trên thực tế, tỷ lệ
học sinh mắc tật khúc xạ đặc biệt là cận thị học đường vẫn ngày càng gia
tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực
trạng và công tác chăm sóc tật khúc xạ của học sinh trung học cơ sở quận
Hồng Bàng thành phố Hải Phòng năm 2014” với 2 mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan tật khúc xạ của học sinh
Trung học cơ sở quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng năm 2014.
2.

Đánh giá công tác chăm sóc tật khúc xạ của học sinh Trung học cơ sở

quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng năm 2014.



3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thực trạng mắc tật khúc xạ trong trường học hiện nay:
1.1.1. Khái niệm, nguyên nhân và cách đánh giá tật khúc xạ học đường:
1.1.1.1. Khái niệm:
- Mắt chính thị: là mắt bình thường, khi mắt chính thị ở trạng thái không điều
tiết thì các tia sáng phản chiếu từ các vật ở xa sẽ được hội tụ trên võng
mạc[2].

Hình 1.1. Mắt chính thị
Các tia sáng song song đi vào mắt được hội tụ trên võng mạc
khi mắt ở trạng thái nghỉ không điều tiết
- Tật khúc xạ (TKX): là từ chung chỉ các tật cận thị, viễn thị và loạn thị của
mắt, trong đó chủ yếu là cận thị chiếm tỷ lệ khá cao trong cộng đồng. TKX
đang ngày càng trở nên phổ biến và gây ra nhiều gánh nặng cho gia đình và
xã hội.
+ Cận thị: là mắt có công suất quang học quá cao so với độ dài trục nhãn cầu.
Ở mắt cận thị không điều tiết, các tia sáng song song đi từ một vật ở xa được
hội tụ ở phía trước võng mạc.


4

Hình 1.2. Mắt cận thị
Các tia sáng song song đi vào mắt được hội tụ trước võng mạc
khi mắt ở trạng thái nghỉ không điều tiết


Cận thị là tật khúc xạ, gây lên bởi sự mất cân xứng giữa công suất hội
tụ của hệ thống quang học của mắt và độ dài trục trước sau nhãn cầu là cho
ảnh của vật được hội tụ ở phía trước của võng mạc[2].
Mắt cận thị có điểm xa không phải ở vô cực mà nằm ở một khoảng
cách nhất định trước mắt, khoảng cách này càng nhỏ, độ cận thị càng cao, do
đó công thức tính độ cận thị:
1
P=F
Trong đó: P: Độ cận thị, tính bằng Diopter (ký hiệu là D).
F: Khoảng cách của điểm xa và mắt, tính bằng mét (m).
Phân loại cận thị: cận thị được chia làm 2 loại:
Cận thị học đường: là loại cận thị mắc phải trong lứa tuổi đi học, độ
cận thị ≤ - 6D, là cận thị do sự mất cân xứng giữa chiều dài trục nhãn cầu và
công suất hội tụ của mắt làm cho ảnh của vật được hội tụ ở phía trước của
võng mạc, nhưng chiều dài trục nhãn cầu và công suất hội tụ của mắt chỉ tăng
ít và không kèm theo những tổn thương bệnh lý khác.


5

Ở mắt cận thị học đường, các tia sáng song song đi từ một vật ở xa sau
khi bị khuất triết sẽ được hội tụ ở phía trước võng mạc bất kể mắt có điều tiết
hay không. Trên thực tế, sự điều tiết ở mắt cận thị học đường sẽ làm cho mắt
bị mờ hơn. Cận thị học đường thường gặp do trục trước sau nhãn cầu quá dài
hoặc các thành phần khúc xạ quá mạnh[2].
Cận thị bệnh lý: là cận thị mà chiều dài trục nhãn cầu và độ hội tụ của
mắt vượt quá giới hạn bình thường. Có thể gặp các loại cận thị bệnh lý như:
cận thị có kèm theo những thoái hoá ở đĩa thị và hắc võng mạc và cận thị
bệnh lý do biến dạng giác mạc và thể thuỷ tinh: giác mạc hình chóp, thể thuỷ

tinh hình cầu trong các hội chứng bẩm sinh[2].
+ Viễn thị: Viễn thị là mắt có công suất giác mạc và thủy tinh thể quá yếu, do
đó ảnh của vật rơi ở sau võng mạc làm cho hình ảnh bị mờ.
Viễn thị
Viễn thị là mắt có công suất giác mạc và
thủy tinh thể quá yếu, do đó ảnh của vật
rơi ở sau võng mạc làm cho hình ảnh bị
mờ.

+ Loạn thị: Loạn thị là một tật khúc xạ thường gặp, xảy ra khi hình dạng và
độ cong của giác mạc không đều. Người loạn thị nhìn vật bị nhòe. Điều chỉnh
loạn thị bằng kính trụ.


6

Loạn thị
Loạn thị là một tật khúc xạ thường gặp, xảy ra
khi hình dạng và độ cong của giác mạc không
đều. Người loạn thị nhìn vật bị nhòe.Điều chỉnh
loạn thị bằng kính trụ.

- Thị lực: thị lực là khả năng của mắt phân biệt rõ các chi tiết của vật. Hay nói
cách khác, thị lực là khả năng của mắt phân biệt được hai điểm ở gần nhau[2].
Phân loại mức độ thị lực của tổ chức Y tế Thế giới[2],[7]:
- Thị lực > 7/10: Bình thường
- Thị lực > 3/10 - 7/10: Giảm thị lực trung bình
- Thị lực ĐNT 3m - 3/10: Giảm thị lực nặng
- Thị lực < ĐNT 3m: Mù
1.1.1.2. Nguyên nhân gây tật khúc xạ học đường:

 Nguyên nhân gây ra cận thị là do:
+ Độ dài của trục trước- sau nhãn cầu.
+ Công suất hội tụ của thể thủy tinh.
+ Bán kính độ cong giác mạc.
 Nguyên nhân loạn thị:
- Do giác mạc: Bề mặt giác mạc có công suất khúc xạ khoảng +42
Dioptry, có thể không là hình cầu đều đặn mà có bán kính độ cong ở
một kinh tuyến lại lớn hơn ở một kinh tuyến khác.
- Do thể thủy tinh: do thể thủy tinh bị lệch nghiêng trong nhãn cầu.
1.1.1.3. Chẩn đoán tật khúc xạ:
 Phương pháp chủ quan


7

Thị lực là khả năng của mắt nhận thức rõ các chi tiết của một vật hay
nói một cách chính xác hơn, thị lực là khả năng của mắt nhận thức riêng biệt
hai điểm gần nhau[2],[29].
Thị lực hai mắt thường lớn hơn thị lực một mắt do khi che một mắt sẽ
làm cho đồng tử mắt kia giãn ra gây quang sai làm giảm thị lực[29].
Thử thị lực:
+ Thị lực nhìn xa:
Tất cả các học sinh đến khám mắt đều được thử thị lực nhìn xa cho
từng mắt và cả hai mắt, thử thị lực không kính và thử thị lực có kính (nếu học
sinh đã đeo kính). Sử dụng bảng thị lực vòng tròn hở Landolt.
+ Kính lỗ:
Khi thị lực nhìn xa không kính của học sinh dưới 7/10 thì học sinh
được thử kính lỗ. Thử kính lỗ là cách tốt nhất để xác định một người có thị
lực kém do tật khúc xạ. Nếu thị lực với kính lỗ tăng nhiều, có thể mắt đó có
tật khúc xạ. Tuy nhiên với các tật khúc xạ cao thì thị lực qua kính lỗ ít tăng.

Nếu thị lực với kính lỗ không tăng có thể do mắt bị nhược thị hoặc có bệnh lý
tại mắt.
+ Đo khúc xạ với kính cầu tối ưu:
Kính cầu tối ưu là công suất kính cầu cộng tối đa (cao nhất) và công
suất kính cầu trừ tối thiểu (thấp nhất) cho thị lực xa tốt nhất. Kính cầu tối ưu
được xác định bằng cách tăng công suất dương đến khi thị lực giảm đi hoặc
giảm công suất âm đến khi thị lực ngừng tốt hơn, để xác định một công suất
kính cầu cho phép nhìn xa rõ nhất và dễ chịu nhất.
Phương pháp chủ quan đơn giản, dễ làm, chi phí thấp, có thể áp dụng
mọi lúc, mọi nơi, có độ tin cậy cao ở người lớn và những trẻ em đã đi học.
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là không loại trừ hết điều tiết của
mắt, nhất là trong những trường hợp điều tiết quá mức gây giả cận thị.
 Phương pháp khách quan:


8

+ Máy đo khúc xạ tự động.
Ưu điểm lớn nhất của máy là cho kết quả rất nhanh và thuận tiện. Ở trẻ
lớn phối hợp tốt thì cho kết quả đo khúc xạ tự động sau liệt điều tiết khá chính
xác. Ngoài ra đo khúc xạ tự động còn xác định trục loạn thị giúp định hướng
trong chỉnh kính cho bệnh nhân. Tuy nhiên máy ít tác dụng nếu bệnh nhân
định thị kém, các môi trường trong suốt của mắt bị vẩn đục, hoặc trẻ bé không
hợp tác.
+ Soi bóng đồng tử:
Soi bóng đồng tử là phương pháp đo khúc xạ rất chính xác, nhất là đối
với trẻ em và người có khuyết tật về ngôn ngữ, thính giác, thần kinh là những
đối tượng khó hợp tác nếu sử dụng các phương pháp chủ quan hay máy đo
khúc xạ tự động.
1.1.2. Tình hình mắc tật khúc xạ trên thế giới và ở Việt Nam:

1.1.2.1. Tình hình mắc tật khúc xạ trên thế giới:
Những nghiên cứu đầu tiên về cận thị học sinh trên thế giới mới chỉ bắt
đầu vào những năm 70 của thế kỷ 19. Trước đó, cận thị được coi như là một
bệnh di truyền mà ngưới ta hoàn toàn bất lực, nhất là thể tiến triển và ác
tính[10].
Ngày nay, việc nghiên cứu, điều tra về cận thị học đường được rất
nhiều nước trên thế giới quan tâm. Ở khu vực Đông Nam Á, Tổ chức y tế thế
giới phối hợp với Trường đại học Junten Do (Nhật Bản) đã tổ chức hội nghị
liên Quốc gia về phòng chống mù loà từ ngày 6- 10 tháng 3 năm 2000 tại Hà
Nội với chủ đề chính là tật khúc xạ. Tại Hội nghị này, các đại biểu đã đi sâu
thảo luận vấn đề cận thị học đường và đề ra tiêu chuẩn chẩn đoán, điều trị và
phòng bệnh thống nhất[14].
Tổ chức Y tế thế giới ước tính trên thế giới hiện nay có khoảng 2,3 tỷ
người bị tật khúc xạ. Do thời gian ảnh hưởng rất dài (cận thị thường bắt đầu


9

từ 7 tuổi) nên nếu tính theo “số người x năm bệnh” thì cận thị học đường là
nguyên nhân gây giảm thị lực và mù lòa cao nhất trong các bệnh về mắt (cao
gấp 2 lần mù lòa do đục thủy tinh thể)[37].
- Châu Á: Châu Á được coi là khu vực có tỷ lệ cận thị vào loại cao nhất thế
giới và có xu hướng gia tăng.
Tại Ấn Độ, nghiên cứu của Titiyal J. S. (2003) cho thấy 13% số người
mù và 56% số người có tổn hại chức năng thị giác tại Ấn Độ là do cận thị
[76]. Kết quả nghiên cứu của Ishfaq A. S. (2008) trên 4360 học sinh ở vùng
Kashmir tại Ấn Độ có tuổi trung bình là 12,11 đã công bố tỷ lệ cận thị là
4,74%[61].
Tại Trung Quốc: He, Zeng (2004) công bố tỷ lệ cận thị ở 6- 7 tuổi là
7,7%, 11- 12 tuổi là 41,7% và 73,1% ở trẻ em 15 tuổi[59].

Đài Loan: Lin (2001) công bố tỷ lệ cận thị ở 6- 7 tuổi là 21%, 11- 12
tuổi là 61%, 15 tuổi là 81% và 84% ở độ tuổi 16- 18[64].
Hồng Kông: Edwards (2004) công bố tỷ lệ cận thị ở trẻ em 7 tuổi là
12%, còn tỷ lệ cận thị ở tuổi 17 chiếm tới 70%[57].
Australia: Ip J. M. (2008) nghiên cứu trên 2353 học sinh từ 11– 15 tuổi
trong 21 trường trung học ở Sydney cho thấy tỷ lệ cận thị là 11,9%[60].
Jordan: Bataineh H.A. (2008) công bố 25,32% số học sinh đã được tìm
thấy có tật khúc xạ, trong đó cận thị chiếm 63,5%[52].
- Châu Mỹ:
Tại Mỹ: kết quả điều tra trên toàn nước Mỹ (1973) cho thấy tỷ lệ cận thị
là 25% trong lứa tuổi từ 12– 54 tuổi[17]. Carty M. (2000) điều tra một số
lượng lớn dân cư tại Mỹ cho biết tỷ lệ cận thị là 43%[66].
Kleinstein (2003) công bố tỷ lệ cận thị là 9,2% ở học sinh lớp 1 đến lớp
8 tại Mỹ, trong đó học sinh gốc châu Á có tỷ lệ cận thị cao nhất (18,5%), học
sinh gốc Tây Ban Nha (13,2%), học sinh người da trắng có tỷ lệ cận thị thấp
nhất (4,4%), còn tỷ lệ cận thị của người Mỹ gốc Phi là (6,6%)[63].


10

Morgan (2005) khám 14075 trẻ em tuổi từ nhà trẻ đến học sinh lớp 4
của 70 trường trong 5 bang phía Tây Nam nước Mỹ thấy tỷ lệ cận thị là
4,5%[68].
Tại Mexico: Villarreal (2003) công bố tỷ lệ cận thị ở trẻ từ 12- 13 tuổi
ở miền bắc Mexico là 44%[78].
- Châu Âu:
Tại Hy Lạp: Mavracanas (2000) công bố tỷ lệ cận thị ở trẻ từ 15- 18
tuổi là 36,8 %[65].
Thụy Điển: Villarreal (2000) công bố tỷ lệ cận thị ở học sinh từ 12– 13
tuổi là 49,7 %[79].

Ba Lan: Czepita (2008) công bố tỷ lệ cận thị chung ở học sinh là 13,9%
ở thành thị và 7,5% ở nông thôn[54].
- Châu Phi:
Ethiopia: Assefa W. (2012) nghiên cứu trên 8 trường tiểu học tại thị
trấn Gondar đã công bố tỷ lệ cận thị là 9,4%[51].
Baltimore: Mohammad K. (2009) cho thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh 7–15
tuổi là 8,2%[67].
Morocco: Anera R. (2009) công bố tỷ lệ cận thị chung là 6,1% ở học
sinh[50].
- Một số nước vùng Đông Nam Á:
Tại Singapore: Saw S. (2002) công bố tỷ lệ cận thị ở trẻ em 6- 7 tuổi là
29,0% và 11- 12 tuổi là 53,1%[72]. Quek T. (2004) công bố tỷ lệ cận thị
chung ở thanh thiếu niên Singapore là 73,9%[70].
Indonesia: Saw (2002) công bố tỷ lệ cận thị là 26,1%[73].
Thái Lan: Yingyong P.(2010) nghiên cứu trên 1100 trẻ em từ 6- 12 tuổi
ở Bangkok và 1240 ở Nakhonpathom thấy tỷ lệ cận thị tương ứng là 12,7% và
5,7%[80].


11

Malaysia: Goh P. (2005) điều tra 4634 học sinh thấy có 9,8% trẻ từ 7- 9
tuổi và 34,4% trẻ 15 tuổi bị cận thị[58].
Kết quả điều tra của nhiều nhà nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới
cho thấy, thực trạng mắc cận thị đang gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ mắc cận thị
học đường năm sau cao hơn năm trước rất rõ rệt.
1.1.2.2. Tình hình mắc tật khúc xạ ở Việt Nam:
Ở nước ta, từ những năm 1960, được sự quan tâm của Đảng và nhà
nước đối với sự nghiệp giáo dục và sức khỏe của học sinh, nhiều công trình
nghiên cứu về các bệnh học đường nói chung và TKX, trong đó có tật cận thị

nói riêng đã được tiến hành và công bố. Theo số liệu điều tra của các nhà
nghiên cứu tại nhiều tỉnh, thành phố thì trong những năm gần đây tỷ lệ cận thị
gia tăng rất nhanh. Năm 1999, Bộ Y tế đã công bố chính thức tỷ lệ cận thị
chung toàn quốc ở cấp tiểu học là 0,65%, cấp trung học cơ sở là 1,6% và cấp
trung học phổ thông là 8,12%[5].
* Tại Thành phố Hà Nội:
Năm 1964, Ngô Như Hòa nghiên cứu 10823 học sinh Việt Nam, kết
quả cho thấy tỷ lệ cận thị chung là 4,2%, tỷ lệ cận thị ở học sinh ở thành phố
là 5,1%, ở nông thôn là 1,0%[16].
Năm 1999, Trung tâm mắt Hà Nội đã tiến hành khảo sát trên 3038 học
sinh ở 7 trường nội thành thấy tỷ lệ TKX là 1,85% tăng gần gấp 4 lần so với 5
năm trước, đặc biệt tăng nhiều ở cấp tiểu học[46].
Hà Nội (2000), theo điều tra của Hà Huy Tiến, tỷ lệ cận thị của học
sinh nội thành Hà Nội là 31,95%, ngoại thành là 11,75% [43].
Hà Nội (2009), nghiên cứu của Trịnh Thị Bích Ngọc cho thấy tỷ lệ cận
thị ở học sinh tiểu học là 18%; trung học cơ sở là 25,5% và trung học phổ
thông là 49,7%[36].


12

Nghiên cứu của Phạm Thị Vượng năm 2007 tại trường THCS Chu Văn
An, Tây Hồ, Hà Nội cho thấy tỷ lệ cận thị là 56,3%, và tỷ lệ cận thị ở nữ cao
gấp 2,36 lần so với tỷ lệ cận thị ở nam giới với p<0,001[47].
Nghiên cứu của Bệnh viện Mắt Hà Nội năm 2008 thực hiện ở 4 quận
huyện Hà Nội cho thấy tỷ lệ cận thị (sau nhỏ liệt điều tiết bằng Cyclogyl 1%)
của học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở ở thành thị là 27,86%; ở nông thôn
là 17,95%[35].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hạnh về sự thay đổi khúc xạ của học sinh
khối lớp 6 trường THCS Cát Linh, Hà Nội năm học 2009- 2010, trong tổng số

225 học sinh, tỷ lệ học sinh mắc TKX chiếm tới 71,6%, trong đó tỷ lệ cận thị
là 42,2% tỷ lệ mới mắc cận thị là 2%/ năm[12].
* Tại Thành Phố Hồ Chí Minh:
Năm 1999, Hoàng Thị Lũy và cộng sự khảo sát tình hình thị lực và tật
khúc xạ của học sinh, sinh viên một số trường phổ thông trung học và đại học
chuyên ngành tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ nói chung
là 30%, cận thị là 28%, trong đó tỷ lệ cận thị ở nữ là 30,5%, nam là 25,5%.
Tỷ lệ cận thị tăng theo cấp học, ở trường chuyên cao hơn ở trường không
chuyên cùng cấp và có chiều hướng gia tăng[29].
Thành phố Hồ Chí Minh (2004), nghiên cứu của tác giả Lê Thế Thự
cho thấy tỷ lệ mắc tật khúc xạ chung của học sinh tiểu học và trung học cơ sở
là 36,4%[41].
Năm 2006, Trần Hải Yến và cộng sự[49] cũng tại TP hồ Chí Minh thì
tỷ lệ cận thị đã tăng lên :
+ Ở cấp I là 4,3% ;
+ Cấp II là 28,7%;
+ Cấp III là 35,4%.
Thành phố Hồ Chí Minh (2006), công bố của Lê Thị Thanh Xuyên cho
thấy tỷ lệ cận thị học đường tại thành phố Hồ Chí Minh đang có xu hướng gia


13

tăng một cách đáng báo động. Năm 1994, tỉ lệ bị cận thị là 8,65%, năm 2002
tăng lên 17,2% và đến năm 2006 là 38,88%[48].
* Tại các thành phố khác:
Năm 1999 nghiên cứu của Nguyễn Văn Liên[27] trên 1589 học sinh ở
9 trường của Thành phố Nam Định, cho thấy tỷ lệ cận thị là 13,6%, trong đó
tỷ lệ cận thị ở học sinh là 3,6%, tỷ lệ cận thị ở học sinh nam là 11%, nữ là
16% tỷ lệ này cũng khác nhau ở các vùng: ở nông thôn là 3,9%; thành phố là

13,3%. Tỷ lệ cận thị ở học sinh Tiểu học là 3,9%, THCS là 16,2%, THPT là
15,4%, và các trường chuyên cao hơn hẳn là 24,4%.
Năm 2001, Vũ Quang Dũng nghiên cứu thực trạng cận thị học đường
và một số yếu tố nguy cơ ở một số trường ở phổ thông tại Thái nguyên. Kết
quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cận thị là 7,16%, trong đó tỷ lệ cận thị ở học
sinh nữ là 10,555, nam là 4,2%; tỷ lệ cận thị ở Thành phố Thái Nguyên là
10,78%, ở huyện Đồng Hỷ là 3,53%; tỷ lệ cận thị ở học sinh Tiểu học là
3,09%, THCS là 7,35% và THPT là 10,96%[8].
Phú Thọ (2004), nghiên cứu của Bùi Thị Kim Oanh trên 6181 học sinh
ở 10 trường trung học cơ sở tại Việt Trì cho thấy tỷ lệ cận thị là 17,42%[50].
Hưng yên (2004), nghiên cứu của Ngô Thị Chút trên 9952 học sinh trung học
cơ sở và trung học phổ thông đã công bố tỷ lệ cận thị là 8,06%[6].
Đặng Thị Huế và cộng sự nghiên cứu điều kiện học tập của học sinh 4
trường tiểu học và THCS thành phố Hưng Yên năm 2012 thấy tỷ lệ cận thị
chung là 20,7% trong đó tiểu học là 18,1%, THCS là 23,2%[20].
* Hải Phòng:
Năm 2002, Dương Thị Hương và cộng sự nghiên cứu tại bốn trường
Tiểu học và THCS của thành phố Hải Phòng cho thấy học sinh có thị lực hai
mắt dưới 10/10 là 12,5%; tỷ lệ cận thị tăng theo tuổi, ở khối học sinh lớp 9 là
33,9%[22].


14

Hải Phòng (2004), nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hằng và Trần
Mạnh Đô trên 1450 học sinh các cấp bằng máy đo khúc xạ tự động có liệt
điều tiết cho thấy tỷ lệ cận thị chung là 23,4%, tỷ lệ cận thị ở nội thành là
43,7%; ngoại thành là 13,3%, tỷ lệ mắc cận thị học đường cao nhất ở cấp
trung học cơ sở[13].
Năm 2005, Đồng Trung Kiên nghiên cứu tại bốn trường Tiểu học và

THCS của thành phố Hải Phòng cho thấy tỷ lệ cận thị là 16,05%, tỷ lệ cận thị
ở học sinh nội thành là 29,1%, cao hơn ngoại thành là 3%; tỷ lệ cận thị ở học
sinh Tiểu học là 10,93%, ở THCS là 28,11%[25].
Năm 2010, nghiên cứu của Đặng Anh Ngọc tại Hải Phòng cho thấy tỷ
lệ cận thị chung cho học sinh tiểu học và THCS nội thành là 16,42%[34].
Tất cả các nghiên cứu trên đã cho thấy tình hình mắc cận thị ở học sinh
dao động rất khác nhau giữa các vùng miền, giữa các thời điểm tiến hành
nghiên cứu và đang ngày càng tăng cao, đặc biệt, cận thị học đường có liên
quan chặt chẽ với cường độ chiếu sáng của lớp học, tư thế ngồi học, cường độ
học tập; và một số yếu tố khác như trò chơi điện tử, đọc truyện, xem tivi cũng
có liên quan mật thiết với cận thị học đường[30],[33],[45],[43].
1.2. Một số yếu tố nguy cơ gây nên tật khúc xạ trong học sinh:
Gần đây có những ý kiến trái ngược với quan điểm trước kia: cho rằng
yếu tố di truyền không phải là yếu tố chủ yếu mà hầu hết các trường hợp cận
thị thường gặp là do các yếu tố môi trường như ánh sáng, thói quen và tư thế
ngồi học, tầm nhìn của học sinh, các hình thức giải trí của học sinh như xem
tivi, chơi điện tử, đọc truyện… là những yếu tố được quan tâm nhiều trong
các nghiên cứu về ảnh hưởng tới cận thị trong học sinh[30],[33],[45],[43]. Đã
có những nghiên cứu kết luận rằng đọc sách trong một thời kỳ dài khi học ở
trường đã gây ra cận thị do các em nhìn gần kéo dài hàng giờ liền và tiếp diễn
trong nhiều năm học dẫn đến mắt bị cận thị[62].


15

Mối liên quan chặt chẽ giữa nhìn ở khoảng cách gần kéo dài với cận thị
đã được xác định trong nhiều nghiên cứu[60],[71]. Hiện tượng tăng áp lực nội
nhãn khi mắt phải điều tiết trong lúc nhìn gần có khả năng làm cho nhãn cầu
to và dài ra do củng mạc bị giãn. Nếu mắt phải làm việc ở khoảng cách gần
liên tục nhiều giờ trong ngày, nhiều ngày liền trong tháng, đặc biệt là trong

điều kiện thiếu ánh sáng thì thể thuỷ tinh của mắt luôn luôn ở trong tình trạng
phải điều tiết, luôn bị căng phồng gây nên tình trạng mệt mỏi, căng cứng điều
tiết[40].
Nếu mắt phải nhìn gần kéo dài không có thời gian nghỉ ngơi thư giãn,
đến một lúc nào đó thể thuỷ tinh bị căng cứng sẽ không thể xẹp xuống được
nữa, lực điều tiết của con mắt luôn duy trì ở mức quá mạnh. Hiện tượng mắt
phải điều tiết kéo dài khi nhìn gần có thể làm cho trục nhãn cầu dài ra và gây
cận thị. Đó chính là tật cận thị mắc phải hay ta thường gọi là cận thị học
đường[7]. Theo báo cáo của cơ quan Y tế Quốc gia Mỹ (1983) về tình hình
cận thị của người dân Mỹ ở độ tuổi từ 12 đến 54, các tác giả đã nhận thấy tỷ
lệ mắc cận thị có sự kết hợp với việc mắt phải thường xuyên nhìn gần, một
yếu tố liên quan tới sự phát sinh và phát triển của cận thị[75].
Một nghiên cứu gần đây tại Australia (2008) về mối liên quan giữa nhìn
gần với cận thị học đường trên 2353 học sinh 12 tuổi tại Sydney cho thấy việc
sử dụng mắt nhìn gần nhiều có liên quan chặt chẽ với cận thị và cường độ làm
việc nhìn gần bằng mắt liên tục có mối liên quan chặt chẽ hơn là tính tổng
thời gian mắt phải làm việc gần[60].
Nghiên cứu của Saw S. M. ở Singapore (2002) trên 1005 học sinh từ 7
đến 9 tuổi và Saw S. M., M. Z. Zhang (2002) trên 957 học sinh từ 7 đến 9 tuổi
ở Trung Quốc đều công bố kết quả nhóm có học thêm có nguy cơ bị cận cao
hơn nhiều so với nhóm không học thêm, nhóm học sinh có thời gian nhìn gần
nhiều và thời gian hoạt động ngoài trời ít có tỷ lệ cận thị cao hơn rõ rệt nhóm


16

học sinh có thời gian nhìn gần ít hơn và thời gian hoạt động ngoài trời nhiều
hơn[72].
Sử dụng máy vi tính có ảnh hưởng rất lớn đến thị lực của người sử
dụng. Theo một nghiên cứu của James E. Sheedy qua điều tra 1307 đối tượng

trên khắp nước Mỹ đã phát hiện 14% bệnh nhân có các triệu chứng như mắt
căng thẳng, nhức đầu, nhìn mờ do ngồi trước màn hình máy tính. Hiện nay,
thói quen giải trí bằng những trò chơi đòi hỏi mắt phải liên tục làm việc nhìn
gần như trò chơi điện tử làm mắt phải điều tiết nhiều khiến tình trạng trẻ bị
cận thị gia tăng.
Ngoài ra, nhiều loại sách in cho trẻ em đọc như các loại truyện tranh,
sách báo in chữ quá nhỏ cũng làm cho mắt phải điều tiết liên tục gây tăng
gánh nặng cho mắt. Việc quá tải trong các hoạt động cần nhìn gần như học
tập, làm việc, giải trí, máy tính... đã góp phần làm cho tỷ lệ cận thị trong học
sinh gia tăng nhanh chóng[7],[23],[31].
Có thể tổng hợp các yếu tố nguy cơ liên quan tật khúc xạ học đường theo một
số yếu tố sau :
 Các yếu tố nguy cơ có tính chất gia đình, bẩm sinh và di truyền:
Yếu tố bẩm sinh và di truyền là một nguyên nhân của cận thị, đặc biệt là
cận thị nặng. Việc tìm ra những yếu tố di truyền gây cận thị có thể giúp cho
chương trình phòng chống cận thị học đường có hiệu quả cao.
Nghiên cứu của tác giả Vũ Quang Dũng cũng cho thấy, học sinh có tiền
sử gia đình mắc cận thị có nguy cơ mắc cận thị cao gấp 2,3 lần học sinh ở gia
đình không có người mắc cận thị[8].
 Các yếu tố nguy cơ do điều kiện vệ sinh trường học và thực hiện vệ
sinh trong học tập:
Từ khi học lớp 1 đến lớp 12, học sinh phải ngồi trên ghế nhà trường gần
15.000 giờ, nếu như trong suốt thời gian này các em phải ngồi học trong
những phòng học không đủ tiêu chuẩn vệ sinh, thực hiện vệ sinh trong học tập


17

không tốt sẽ rất dễ phát sinh các bệnh như cận thị học đường, cong vẹo cột
sống ...[4].

 Các yếu tố nguy cơ do mắt phải nhìn gần kéo dài
Nếu mắt phải nhìn gần kéo dài không có thời gian nghỉ ngơi thư giãn,
đến một lúc nào đó thể thuỷ tinh bị căng cứng sẽ không thể xẹp xuống được
nữa, lực điều tiết của con mắt luôn duy trì ở mức quá mạnh. Hiện tượng mắt
phải điều tiết kéo dài khi nhìn gần có thể làm cho trục nhãn cầu dài ra và gây
cận thị. Đó chính là tật cận thị mắc phải hay ta thường gọi là cận thị học
đường [7].
- Một số nguyên nhân mắt phải nhìn gần kéo dài như :
+ Cường độ học tập, áp lực học tập.
+ Tiếp xúc nhiều với các trò chơi, giải trí.
+ Ít hoạt động nhìn xa và hoạt động ngoài trời.
+ Tầm nhìn xa hạn chế.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan giữa những yếu tố trên với
cận thị học đường. Theo nghiên cứu của Đặng Thị Huế các yếu tố nguy cơ như
học thêm, chơi điên tử, xem tivi đều có mối liên quan với cận thị học
đường[20]. Nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Minh Tâm cũng cho kết quả
tương tự[39].
 Do công tác phòng chống cận thị chưa tốt
Mạng lưới cán bộ y tế trong các trường học thiếu về số lượng, chưa bảo
đảm chất lượng: hiện trên 80% số trường học trong cả nước chưa có cán bộ y
tế chuyên trách; điều kiện giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cho học sinh chưa
bảo đảm do thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí hoạt động. Nhiều
trường không có bộ phận y tế học đường chuyên trách mà thường kết hợp
giáo viên tổng phụ trách kiêm nhiệm làm y tế học đường. Vì vậy nên trình độ
chuyên môn không thể đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của việc chăm sóc sức
khỏe cho học sinh[9],[31].


18


 Một số yếu tố nguy cơ khác:
- Thiếu ngủ
- Yếu tố dinh dưỡng
- Yếu tố dân tộc
- Trình độ văn hóa.
1.3. Công tác chăm sóc tật khúc xạ học đường:
1.3.1. Các giải pháp dự phòng cận thị học đường:
Đã có nhiều nghiên cứu và sử dụng các giải pháp phòng chống cận thị
học đường trên thế giới và ở Việt Nam. Trước thực trạng đáng báo động về sự
gia tăng nhanh chóng của cận thị học đường, trong những năm gần đây việc
nghiên cứu và tìm ra những giải pháp hữu hiệu để phòng chống cận thị học
đường đã trở thành cấp thiết và được các ngành, các cấp và toàn xã hội rất
quan tâm.
Nhiều tỉnh đã tích cực thực hiện các hoạt động phòng chống cận thị học
đường như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh
Bình, Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Hà Tĩnh … Những hoạt động này đã nhận
được sự ủng hộ và tạo điều kiện của các Bộ, ngành và toàn xã hội[23].
Nhiều cuộc hội thảo quốc gia về chăm sóc mắt học đường và phòng
chống cận thị học đường đã được tổ chức. Các cuộc hội thảo đã đưa ra nhiều
khuyến cáo góp phần hạn chế sự gia tăng nhanh chóng của cận thị học đường
hiện nay, cần sự quan tâm vào cuộc không chỉ của ngành Mắt mà rất cần sự
tham gia tích cực của các cấp, các ban, ngành có liên quan và của toàn xã hội,
cần gấp rút triển khai các dự án can thiệp phòng chống cận thị học đường tại
cộng đồng[1].
Tuyên bố Durban năm 2010 về tật khúc xạ tại Hội nghị Tật khúc xạ Thế
giới và Hội nghị toàn cầu về giáo dục khúc xạ cũng đã xác định rõ về tính cấp
thiết của việc phòng chống tật khúc xạ: “Công tác chỉnh tật khúc xạ có tác
động đáng kể đối với phúc lợi của các cá nhân và xã hội giúp việc phòng



19

chống và kiểm soát các tật khúc xạ trở thành một trong các lĩnh vực ưu tiên
can thiệp và cam kết của các chính phủ là cần thiết để có biện pháp thích hợp
ở cấp quốc gia. Đại hội kêu gọi tất cả các dân tộc, các tổ chức, các cơ quan và
chính phủ chia sẻ lời kêu gọi hành động của chúng tôi để giải quyết vấn đề tật
khúc xạ như một nhu cầu cấp bách về sức khỏe và phát triển và nỗ lực cùng
nhau thực hiện”[18].
1.3.1.1. Can thiệp vào nguyên nhân gây cận thị học đường:
Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã có các nghiên cứu chuyên sâu về
các nguyên nhân gây cận thị học đường nhằm mục đích tác động vào đó để
ngăn ngừa sự phát sinh và phát triển của cận thị học đường. Nhiều tác giả đã
công bố các kết quả nghiên cứu yếu tố di truyền, về các gen gây cận thị học
đường[81]. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh
được rõ ràng nguyên nhân nào gây nên và can thiệp vào nguyên nhân đó như
thế nào để ngăn chặn được sự phát sinh của cận thị học đường[8]. Chính vì
vậy, việc lựa chọn các biện pháp can thiệp vào các yếu tố nguy cơ một cách
có hiệu quả đang được nhiều nhà khoa học rất quan tâm nghiên cứu.
1.3.1.2. Truyền thông, giáo dục sức khoẻ học đường:
Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe học đường có vai trò rất quan
trọng trong phòng chống cận thị học đường. Tại một số tỉnh thành đi đầu
trong phòng chống cận thị học đường, việc áp dụng truyền thông giáo dục sức
khỏe học đường đến nhiều đối tượng đã bước đầu đem lại hiệu quả trong
phòng chống cận thị học đường[48].
Báo cáo của Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh (2006) về “Chương
trình mắt học đường tại thành phố Hồ Chí Minh” tại Hội nghị tổng kết công
tác phòng chống mù lòa Ngành Nhãn khoa toàn quốc 2006 đã nhấn mạnh tầm
quan trọng của công tác truyền thông và đúc kết một số nội dung truyền thông
cơ bản đã thực hiện như phổ biến kiến thức cơ bản qua các phương tiện thông
tin (báo, đài, nói chuyện chuyên đề, các buổi chào cờ, họp phụ huynh…). Phổ



20

biến kiến thức phát hiện, chăm sóc cận thị học đường và vệ sinh thị giác tới
các trường học (y tế học đường, thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh). Công
tác truyền thông, giáo dục sức khỏe học sinh cần làm thường xuyên định kỳ
và lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm tạo dựng ý thức cho các đối tượng truyền
thông.
1.3.1.3. Can thiệp vào các yếu tố nguy cơ gây cận thị học đường:
Việc can thiệp vào nguyên nhân gây cận thị học đường rất khó khăn và
chưa tìm được những can thiệp có hiệu quả rõ ràng nên nhiều tác giả trên thế
giới nghiên cứu và tập trung can thiệp vào các yếu tố nguy cơ có liên quan
chặt chẽ với cận thị học đường
- Can thiệp tránh để mắt nhìn ở khoảng cách gần kéo dài, tăng các hoạt
động nhìn xa và hoạt động ngoài trời:trong nhiều nghiên cứu, việc hạn chế để
mắt làm việc trong tư thế nhìn gần trong thời gian dài liên tục gây điều tiết
quá mức cho mắt và tăng cường các hoạt động ngoài trời như ngoại khóa, tích
cực rèn luyện thể dục thể thao đã có tác động tích cực với việc phòng chống
cận thị học đường.
Một nghiên cứu cận thị được tiến hành trên 51 trường ở Sydney với
1765 trẻ 6 tuổi (lớp 1) và 2367 trẻ 12 tuổi (lớp 7) tham gia từ năm 2003 đến
2005. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tham gia các hoạt động ngoài trời và
chơi thể thao làm tỷ lệ cận thị giảm đi rõ rệt[69].
- Thực hiện tốt các tiêu chuẩn vệ sinh trường lớp và các yếu tố vệ sinh
trong học tập: việc đưa ra những tiêu chuẩn vệ sinh trong học tập và các biện
pháp giúp học sinh thực hiện đúng vệ sinh trong học tập cũng mang lại những
hiệu quả tích cực trong phòng chống cận thị học đường.
1.3.2. Can thiệp điều trị bệnh cận thị học đường:
1.3.2.1. Tăng cường dinh dưỡng cho mắt:

Chế độ ăn cần thay đổi đa dạng đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng
cường các thức ăn giàu vitamin A, vitamin C như rau xanh, hoa quả có màu


21

vàng đỏ, gan động vật, trứng… Đồng thời bổ sung những thuốc và vi chất cần
thiết cho mắt như vitamin A, vitamin B2, vitamin C, vitamin E, kẽm, selen,
luteine và zeaxanthine …
1.3.2.2. Xoa bóp vùng mắt phòng chống cận thị:
Theo Y học cổ truyền, phương pháp xoa bóp vùng mắt với tác dụng
thông kinh hoạt lạc, thúc đẩy lưu thông khí huyết ở vùng mắt, cải thiện tình
trạng thiếu dinh dưỡng của thần kinh thị giác và võng mạc giúp phòng ngừa
và cải thiện tình trạng mắt của người bị cận thị. Cần tiến hành xoa bóp vùng
mắt đều đặn, mỗi ngày 2 lần sáng và tối.
Hướng dẫn cho học sinh tự xoa bóp và day một số huyệt và vị trí sau:
huyệt Toản trúc, huyệt Tình minh, huyệt Tứ bạch, huyệt Thái dương, huyệt
Phong trì, mi mắt và xoa vòng quanh mắt[44].
1.3.2.3. Nghỉ ngơi, thư giãn cho mắt: không đọc sách hoặc làm việc bằng mắt
ở khoảng cách gần liên tục quá lâu. Sau khoảng 45- 60 phút học bài, đọc sách
hoặc sử dụng máy vi tính cần cho mắt nghỉ ngơi 5- 10 phút bằng cách nhắm
mắt, xoa nhẹ vùng mi mắt và nhìn ra xa với khoảng cách trên 5m.
1.3.2.4. Vật lí trị liệu:
Một số phương pháp điều trị vật lý trị liệu có tác động làm phục hồi
chức năng điều tiết mắt, tăng cường tuần hoàn cơ thể mi, võng mạc, tăng
cường trao đổi chất, tăng cường trương lực cơ như: luyện tập điều tiết trên
máy, thuốc tác động lên điều tiết, dùng sóng siêu âm, lazer năng lượng thấp…
1.3.2.5. Đeo kính:
Khi bị cận thị, thị lực giảm sẽ làm cho các hoạt động học tập, rèn luyện
và sinh hoạt của học sinh gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc đeo kính phân kỳ

là một giải pháp cực kỳ quan trọng để giúp các học sinh cận thị có được thị
lực tốt đảm bảo chủ động và tự tin tham gia tốt chương trình học tập và các
hoạt động khác tại nhà trường, xã hội và gia đình.
1.3.2.6. Dùng thuốc để điều trị:


22

- Can thiệp để hạn chế sự điều tiết quá mức của mắt gây nên cận thị
cũng được nhiều tác giả công bố với hiệu quả rất rõ rệt: hãng Novatis (Thụy
Sĩ) đã nghiên cứu và thử nghiệm một loại thuốc mới để chữa cận thị là
pipenzepine. Cơ chế tác dụng của pipenzepine tác động vào thần kinh để làm
chậm sự phát triển trục trước sau của mắt, vì vậy làm độ cận ít tăng[74],[77].
- Giảm co quắp điều tiết: tra mắt dung dịch mydriacyl 1%.
- Dùng thuốc ngăn ngừa sự tiến triển của cận thị: uống viên cao bilberry
(chiết xuất từ cây việt quất) và vitamin E.
- Điều trị bằng phẫu thuật: đã có rất nhiều nghiên cứu về phẫu thuật để
điều trị cận thị trên thế giới:
Phẫu thuật tăng cường độ rắn chắc của củng mạc.
Phẫu thuật rạch giác mạc hình nan hoa để chữa cận thị.
Phẫu thuật rạch giác mạc điều trị loạn thị.
Phẫu thuật bằng laser, v.v…[32].
Ở Việt Nam hiện nay đã áp dụng nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị
cận thị, tuy nhiên phẫu thuật chỉ được thực hiện cho những người từ 18 tuổi
trở lên.
1.3.3. Công tác chăm sóc mắt học đường:
Công tác phòng chống tật khúc xạ học đường là một nội dung quan
trọng trong các chương trình/dự án chăm sóc mắt cộng đồng. Các nội dung
chăm sóc mắt học đường tập trung vào các hoạt động:
- Khám sàng lọc tật khúc xạ cho học sinh.

- Quản lý, tư vấn kiến thức chăm sóc mắt cho học sinh.
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức chăm sóc mắt học đường.
- Cấp kính miễn phí.
Năm 2011, dự án phát triển chăm sóc mắt cộng đồng do quỹ Fred
Hollows (FHF-Fred Hollows Foundation) tài trợ đã tiến hành 1 cuộc điều tra,
khám sàng lọc ở 20 trường trung học cơ sở huyện Bắc Quang và 07 trường


23

trung học cơ sở tại thành phố Hà Giang, kết quả cho thấy: Tại Bắc Quang qua
276 học học sinh được khám sàng lọc thì có 103 học sinh được khám xác định
mắc tật khúc xạ (37,3%). Tại TP Hà Giang qua 519 học sinh được khám sàng
lọc thì có 124 học sinh được khám xác định mắc cận thị (24%) và đã có 101
học sinh được cấp và chỉnh kính[38]. Tại Quảng Bình, trong công tác phòng
chống tật khúc xạ học đường, FHF và Trung tâm phòng chống bệnh xã hội
Quảng Bình đã tổ chức thành công các hội thảo về nội dung chăm sóc mắt
học đường với sự tham gia của Phòng Giáo dục- Đào tạo, Trung tâm y tế dự
phòng các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Đồng Hới. Qua các
đợt khám, sàng lọc, cán bộ y tế đã tư vấn kiến thức chăm sóc mắt cho hàng
ngàn học sinh, hàng trăm học sinh bị tật khúc xạ được cấp kính miễn phí[46].
Tổ chức HKI Việt Nam đã triển khai khám mắt, cấp kính miễn phí cho
gần 40000 học sinh ở 35 trường tiểu học và THCS. Thông qua các hoạt động
khám sàng lọc cho học sinh, chương trình phát hiện nhiều trường hợp mắc các
tật khúc xạ chưa được chỉnh kính. Đồng thời trên 7000 học sinh đã được cấp
kính miễn phí. Triển khai nhiều hoạt động truyền thông: phát 13000 tờ rơi,
poster cho các trường học lồng ghép kiến thứcvề tật khúc xạ cho học sinh, mở
các khóa tập huấn cho giáo viên, các buổi sinh hoạt chào cờ, sinh hoạt đội,
các buổi học ngoại khóa. Ngoài ra, HKI phối hợp với Bệnh viện Mắt TW hỗ
trợ trang thiết bị nhãn khoa cơ bản, và đào tạo cho 9 khúc xạ viên tại 9 huyện,

thành phố tỉnh Kon Tum; tiến hành đào tạo, nâng cao kỹ năng mài lắp kính tại
13 cửa hàng kính tư nhân. Năm 2013, Tổ chức HKI Việt Nam đã nhanh chóng
triển khai dự án thí điểm hỗ trợ tỉnh Kon Tum mô hình chăm sóc mắt học
đường, lồng ghép nâng cao năng lực các cửa hàng kính tư nhân. Cũng từ mô
hình này, HKI đã và đang triển khai nhân rộng ở Nam Định, Hà Nội...[46].


24

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu:
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh các khối lớp 6, 7, 8 và 9 các trường THCS thuộc quận Hồng
Bàng, thành phố Hải Phòng.
- Đại diện Ban giám hiệu tại các trường THCS thuộc quận Hồng Bàng,
thành phố Hải Phòng.
- Cán bộ y tế học đường tại các trường.
- Giáo viên chủ nhiệm các khối lớp tại các trường THCS.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 1- 12/2014.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu:
Quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng là một quận lớn nằm ở trung
tâm thành phố với 2 trường THPT, 8 trường THCS và 10 trường TH với trên
14 nghìn học sinh.
Chúng tôi chọn chủ đích 4 trường THCS có vị trí địa lý từ gần nhất đến
xa trung trung tâm thành phố nhất gồm các trường THCS Hồng Bàng thuộc
phường Minh Khai, THCS Trần Văn Ơn thuộc phường Thượng Lý, THCS
Nguyễn Trãi thuộc phường Trại Chuối, THCS Quán Toan thuộc phường
Quán Toan.

2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp định lượng và định tính.
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:
 Nghiên cứu định lượng: nghiên cứu mô tả cắt ngang xác định tỷ lệ mắc
rối loạn thị giác và cận thị của học sinh đồng thời mô tả các yếu tố ảnh hưởng.
* Cỡ mẫu:


25

p.q

n = Z2 1-α/2

(p.ε)²
Trong đó:
n: là cỡ mẫu cần thiết.
Z 1-α/2 : là hệ số tin cậy, lấy giá trị 1,96 (tương ứng với giới hạn độ
tin cậy là 95%)
p= 15% (lấy giá trị p dựa trên kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng
Thị Huế 2013)[20].
q = 1- p
ε: Giá trị tương đối, chọn một tỷ lệ của ε là 10%.
Thay vào công thức ta có:
n = (1,96)2.

(0,15.(1-0,15))
(0,15.0,1)2 = 2121


* Chọn mẫu: Trung bình mỗi trường THCS trên địa bàn quận Hồng Bàng có
671 học sinh, do đó để đạt được cỡ mẫu đã tính toán cần điều tra 4 trường
THCS. Trên thực tế, nghiên cứu này đã tiến hành trên 3020 học sinh của 4
trường đã chọn, gồm:
- Trường THCS Hồng Bàng có 1719 học sinh trong đó có 431 học sinh
lớp 6, 329 học sinh lớp 7, 493 học sinh lớp 8 và 466 học sinh lớp 9.
- Trường THCS Trần Văn Ơn có 425 học sinh trong đó có 101 học sinh
lớp 6, 104 học sinh lớp 7, 122 học sinh lớp 8 và 98 học sinh lớp 9.
- Trường THCS Nguyễn Trãi có 345 học sinh trong đó có 75 học sinh
lớp 6, 87 học sinh lớp 7, 98 học sinh lớp 8 và 85 học sinh lớp 9.
- Trường THCS Quán Toan có 531 học sinh trong đó có 153 học sinh
lớp 6, 131 học sinh lớp 7, 152 học sinh lớp 8 và 95 học sinh lớp 9.
Chọn các đối tượng học sinh: khám, phỏng vấn toàn bộ học sinh trong
các trường được chọn.


×