Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Thực trạng mật độ xương của phụ nữ 25 60 tuổi và kiến thức, thực hành về quản lý phòng chống loãng xương tại một số xã, phường thuộc thành phố hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 121 trang )

l,l,

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

NGUYỄN QUỐC HUY

THỰC TRẠNG MẬT ĐỘ XƢƠNG
CỦA PHỤ NỮ 25-60 TUỔI VÀ KIẾN THỨC,
THỰC HÀNH VỀ QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG LOÃNG XƢƠNG
TẠI MỘT SỐ XÃ, PHƢỜNG THUỘC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI BÌNH – 2017


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

NGUYỄN QUỐC HUY

THỰC TRẠNG MẬT ĐỘ XƢƠNG
CỦA PHỤ NỮ 25-60 TUỔI VÀ KIẾN THỨC,
THỰC HÀNH VỀ QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG LOÃNG XƢƠNG
TẠI MỘT SỐ XÃ, PHƢỜNG THUỘC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ: 62.72.76.05



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Thị Phƣơng
2. GS.TS. Lƣơng Xuân Hiến

THÁI BÌNH – 2017


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, các Khoa, Phòng,
Bộ môn, các Thầy, Cô giáo trường Đại học Y Dược Thái Bình đã giúp đỡ,
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới NGND.GS.TS Lương Xuân
Hiến, PGS.TS Trần Thị Phương – Những người Thầy đã tận tình giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi và có những ý kiến góp ý quý báu cho tôi trong quá trình
hoàn thành luận văn.
Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế và Trung tâm Y tế dự
phòng các quận/huyện Hồng Bàng, Kiến An, và An Dương đã nhiệt tình giúp
đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong nghiên cứu này.
Các Đồng chí trong Ban Giám đốc cơ quan đã tạo điều kiện cho tôi đi
học và thực hiện nghiên cứu.
Bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã tạo điều kiện, động
viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Thái Bình, năm 2017
Tác giả


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện với
sự hỗ trợ của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế, phối hợp với
Trung tâm Y tế các quận/huyện Hồng Bàng, Kiến An và An Dương thành phố
Hải Phòng. Các số liệu, kết quả trong nghiên cứu là trung thực và chưa được
ai công bố.
Tác giả
Nguyễn Quốc Huy


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BMI

Body mass index
Chỉ số khối cơ thể

BMD

Bone Mineral Density
Mật độ khoáng xương

DXA/DEXA

Dual energy X-ray absorptiometry
Đo hấp thụ tia X năng lượng kép

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu


GMĐX

Giảm mật độ xương

LX

Loãng xương

MĐX

Mật độ xương

NC

Nghiên cứu

NCV

Nghiên cứu viên

PBM

Peak Bone Mass
Khối lượng xương đỉnh

QUS

(Quantitative Ultrasound)
Siêu âm định lượng


T – score

Chỉ số đo mật độ xương (Bone mineral density)

TTYT

Trung tâm y tế

WHO

(World Health Organization)
Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Phân bố phụ nữ theo nhóm tuổi ........................................................ 48
Bảng 3.2. Cơ cấu nghề nghiệp của phụ nữ 25 – 60 tuổi .................................... 49
Bảng 3.3. Phân bố mức sống của gia đình đối phụ nữ 25 – 60 tuổi .................. 50
Bảng 3.4. Tỷ lệ biết tình trạng loãng xương của người thân trong gia đình của
phụ nữ 25 – 60 tuổi ............................................................................................ 50
Bảng 3.5. Tuổi có kinh và mãn kinh trung bình của phụ nữ 25 – 60 tuổi
(n=425) ............................................................................................................... 51
Bảng 3.6. Phân bố trung bình cân nặng, chiều cao của phụ nữ 25 – 60 tuổi
(n=425) ............................................................................................................... 51
Bảng 3.7. Phân bố phụ nữ 25 – 60 tuổi theo BMI ............................................. 51
3.8. Giá trị trung bình các chỉ số nhân trắc phụ nữ 25 – 60 tuổi theo tình trạng
loãng xương (n=425) .......................................................................................... 52
3.9. Tỷ lệ loãng xương của phụ nữ 25 – 60 tuổi theo BMI................................ 53
3.10. Giá trị trung bình T-score và tỷ lệ loãng xương của phụ nữ 25 – 60 tuổi 53

Bảng 3.11. Tỷ lệ tình trạng loãng xương theo tuổi của phụ nữ 25 – 60 tuổi .... 54
Bảng 3.12. Phân bố trung bình T-score theo tuổi của phụ nữ 25-60 tuổi ......... 54
Bảng 3.13. Giá trị trung bình T-score theo tình trạng mãn kinh ở phụ nữ 25-60
tuổi ...................................................................................................................... 55
Bảng 3.14. Giá trị trung bình T-score theo thời gian mãn kinh ......................... 55
Bảng 3.15. Phân bố tình trạng loãng xương theo nghề nghiệp của phụ nữ 2560 tuổi (n=425) ................................................................................................... 56
3.16. Tỷ lệ loãng xương theo thời gian có kinh của phụ nữ 25-60 tuổi............. 56
Bảng 3.17. Giá trị trung bình T-score tuổi có kinh lần đầu của phụ nữ 25-60
tuổi .................................................................................................................... 577


Bảng 3.18. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về người có nguy cơ mắc
bệnh loãng xương (n=180) ................................................................................. 59
Bảng 3.19. Kiến thức của cộng tác viên và cán bộ y tế phường/xã về hậu quả
của bệnh loãng xương (n=80) ............................................................................ 60
Bảng 3.20. Tỷ lệ cộng tác viên và cán bộ y tế phường/xã biết triệu chứng
thường gặp của bệnh loãng xương (n=180) ....................................................... 60
Bảng 3.21. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về việc cần làm khi có biểu
hiện của bệnh loãng xương (n=180) .................................................................. 61
Bảng 3.22. Kiến thức của cộng tác viên và cán bộ y tế về cách phòng bệnh
loãng xương ........................................................................................................ 61
Bảng 3.23. Kiến thức của cộng tác viên và cán bộ y tế về các loại thuốc sử
dụng có nguy cơ gây bệnh loãng xương (n=180) .............................................. 62
Bảng 3.24. Tỷ lệ cộng tác viên và cán bộ y tế theo địa bàn nghiên cứu biết địa
phương có buổi nói chuyện về bệnh loãng xương ............................................. 63
Bảng 3.25. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết địa phương có khám phát hiện
bệnh loãng xương ............................................................................................... 63
3.26. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa bàn nghiên cứu biết có khám
phát hiện bệnh loãng xương ............................................................................... 64
Bảng 3.27. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có nhu cầu tham gia lớp tập huấn về

quản lý chăm sóc bệnh nhân loãng xương ......................................................... 64
Bảng 3.28. Tỷ lệ đối tượng theo địa bàn nghiên cứu có nhu cầu tham gia lớp
tập huấn về quản lý chăm sóc bệnh nhân loãng xương ..................................... 65


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo quận/huyện ........................... 49
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ loãng xương của phụ nữ 25-60 tuổi ..................................... 52
Biểu đồ 3.3. Phân bố tỷ lệ loãng xương theo thời gian mãn kinh ở nữ giới ...... 57
Biểu đồ 3.4. Thực trạng nghe/biết về mật độ xương/ bệnh loãng xương của
cộng tác viên và cán bộ y tế phường/xã (n=180) ............................................... 58
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ cộng tác viên và cán bộ y tế biết địa phương có buổi nói
chuyện phòng chống bệnh loãng xương ............................................................ 62


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Một số khái niệm ........................................................................................... 3
1.1.1. Loãng xương . ............................................................................................................... 3
1.1.2. Giảm mật độ xương . ................................................................................................... 3
1.1.3. Nhuyễn xương .............................................................................................................. 3
1.2. Cấu tạo và chức năng của xương .................................................................. 3
1.2.1. Cấu tạo xương .............................................................................................................. 3
1.2.2. Chu chuyển của xương ................................................................................................ 4
1.2.3. Sinh lý xương và bệnh loãng xương ........................................................................... 5
1.3. Tình hình mắc loãng xương và một số yếu tố liên quan ............................... 7
1.3.1. Tình hình mắc loãng xương trên thế giới................................................................... 7

1.3.2. Tình hình mắc loãng xương tại Việt Nam.................................................................. 9
1.3.3. Một số yếu tố liên quan tới loãng xương.................................................................. 11
1.4. Các phương pháp đánh giá mật độ xương .................................................. 18
1.4.1. Vai trò của X quang quy ước trong chẩn đoán loãng xương ................................ 18
1.4.2. Phương pháp đo mật độ xương ................................................................................ 19
1.4.3. Một số phương pháp khác ......................................................................................... 21
1.4.4. Ý nghĩa của đo mật độ xương ................................................................................... 24
1.4.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương dựa trên đo mật độ xương ........................... 24
1.5. Một số nghiên cứu liên quan tới kiến thức, thực hành phòng chống loãng
xương tại cộng đồng ........................................................................................... 25
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 33
2.1. Địa bàn, đối tượng, thời gian nghiên cứu ................................................... 33
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu.................................................................................................... 33
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 33
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................................. 34


2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 35
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................... 35
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ......................................................................... 35
2.2.3. Các chỉ số và biến số sử dụng trong nghiên cứu..................................................... 36
2.2.4. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu ................................................................... 41
2.2.5. Tổ chức thu thập số liệu............................................................................................. 42
2.3. Các biện pháp hạn chế sai số trong nghiên cứu. ........................................ 45
2.4. Xử lý số liệu ................................................................................................ 45
2.5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 46
2.6. Đạo đức nghiên cứu .................................................................................... 46
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 48
3.1. Thông tin đối tượng nghiên cứu .................................................................. 48
3.2. Phân bố mật độ xương và loãng xương ở đối tượng nghiên cứu ................ 51

3.3. Kiến thức, thực hành phòng chống loãng xương của cộng tác viên và cán
bộ trạm y tế phường/xã ...................................................................................... 58
Chƣơng 4. BÀN LUẬN .................................................................................... 66
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .................................................. 66
4.1.1. Về độ tuổi của đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 67
4.1.2. Về nghề nghiệp và mức sống hộ gia đình của người dân ...................................... 68
4.2. Thực trạng loãng xương của phụ nữ từ 25-60 tuổi ..................................... 69
4.2.1. Tỷ lệ loãng xương chung của người dân ............................................................... 699
4.2.2. Tỷ lệ loãng xương của phụ nữ theo tuổi, nghề nghiệp .......................................... 70
4.2.3. Tỷ lệ loãng xương của phụ nữ theo chiều cao, cân nặng....................................... 73
4.2.4. Tỷ lệ loãng xương của phụ nữ theo tiền sử kinh nguyệt ......................................... 76
4.3. Kiến thức của cộng tác viên và cán bộ y tế về bệnh loãng xương .............. 77
4.3.1. Kiến thức về đối tương có nguy cơ bị loãng xương ................................................ 78
4.3.2. Kiến thức về triệu chứng thường gặp và hậu quả của bệnh loãng xương ...... 79
4.3.3. Kiến thức về cách phòng, chống bệnh loãng xương............................................... 81
4.3.4. Một số vấn đề quản lý bệnh loãng xương của cộng tác viên, cán bộ y tế ............ 83


KẾT LUẬN ....................................................................................................... 85
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của xã hội và xu hướng già hóa dân số, loãng
xương mà hậu quả trực tiếp của nó là gãy xương đã và đang trở thành một vấn
đề quan trọng của ngành y tế. Loãng xương là một bệnh lý âm thầm xảy ra mà
không kèm theo các dấu hiệu lâm sàng cụ thể (cho đến khi gãy xương). Bệnh

thường gây ra hậu quả nặng nề đối với sức khỏe cộng đồng, đồng thời cũng là
rào cản đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng
quốc gia. Ở Việt Nam, theo số liệu của Viện Dinh dưỡng, bệnh loãng xương
ảnh hưởng tới 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50 tuổi. Trong xu hướng già hóa
dân số với tuổi thọ dân cư ngày càng tăng số bệnh nhân loãng xương sẽ ngày
càng nhiều. Bên cạnh đó, cũng theo số liệu của Viện Dinh dưỡng, khẩu phần
ăn của người Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phòng ngừa
loãng xương. Lượng can-xi ăn vào trung bình là 524mg/người/ngày, thấp hơn
so với nhu cầu trung bình 800-1.000mg/người/ngày đối với người lớn. Mặc
dù đã có một số nghiên cứu về loãng xương được thực hiện ở nước ta, tuy
nhiên địa bàn nghiên cứu còn khá tản nạn, hạn hẹp mới chỉ tập trung vào một
vài đô thị lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh....
Nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ loãng xương tăng cao hơn ở những
người có mật độ xương thấp: Mật độ xương là một trong những yếu tố quan
trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến độ vững chắc của xương.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mật độ xương như tuổi, yếu tố dinh dưỡng,
vận động, tình trạng mãn kinh, sử dụng một số thuốc ảnh hưởng đến mật độ
xương. Mật độ xương, tỉ lệ mất xương, và nguy cơ loãng xương đều liên quan
với nhau và cả hai yếu tố mật độ xương thấp và mất nhiều xương đều đã được
chứng minh có liên quan đến nguy cơ gãy xương.
Các nghiên cứu về mật độ xương đã được thực hiện ở nước ta, sử dụng
một số phương pháp đo mật độ xương khác nhau trong đó số đông các tác giả


2
đã áp dụng phương pháp đo DEXA bởi đây là phương pháp đo có giá trị chẩn
đoán cao nhất hiện nay. Tuy nhiên các nghiên cứu đo DEXA cũng mới chỉ
được thực hiện trong một phạm vi hẹp tại cộng đồng hay trong bệnh viện. Do
vậy, đo mật độ xương bằng phương pháp siêu âm định lượng, tuy độ đặc hiệu
không cao bằng phương pháp DEXA nhưng phù hợp với điều kiện kinh tế và

thực tiễn ở Việt Nam, có thể tiến hành với quy mô lớn và có giá trị sàng lọc
trong cộng đồng. Đáng chú ý, hiện chưa có nghiên cứu nào phản ánh được
mật độ xương phụ nữ cũng như vấn đề quản lý loãng xương tại Hải Phòng.
Xuất phát từ bối cảnh trên, chúng tôi thực hiện đề tài "Thực trạng mật độ
xương của phụ nữ 25-60 tuổi và kiến thức, thực hành về quản lý phòng
chống loãng xương tại một số phường xã thành phố Hải Phòng" nhằm 2
mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng mật độ xương của phụ nữ 25 đến 60 tuổi tại 6
phường xã thành phố Hải Phòng năm 2017.
2. Mô tả kiến thức, thực hành về quản lý phòng chống loãng xương của
cộng tác viên và cán bộ y tế tại địa bàn nghiên cứu.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Loãng xương (osteoporosis): Còn gọi là thưa xương, xốp xương, là
tình trạng giảm đáng kể khối lượng xương, thường đi kèm với gẫy xương tự
nhiên hoặc do một chấn thương rất nhẹ, đặc biệt là sự có mặt của lún một
hoặc nhiều đốt sống.
1.1.2. Giảm mật độ xương (osteopenia): Chỉ khối lượng xương thấp đơn
thuần so với tuổi và giới, còn được gọi là tình trạng nhược xương sinh lý.
1.1.3. Nhuyễn xương (osteomalacia): Là tình trạng xốp xương và rối loạn
quá trình lắng đọng chất khoáng liên quan tới sự thiếu hụt vitamin D, gặp chủ
yếu ở những người già.
Loãng xương và nhuyễn xương có thể đi kèm với nhau do có sự đề
kháng tương đối với vitamin D ở những người già. Loãng xương - nhuyễn
xương là bệnh phối hợp giữa sự hiếm tổ chức xương và các viền dạng cốt bào [20]

1.2. Cấu tạo và chức năng của xƣơng
1.2.1. Cấu tạo xương
Cấu tạo chung của xương gồm có lớp màng xương (lớp ngoài là lớp mô
liên kết sợi chắc, mỏng, dính chặt vào xương, có tính đàn hồi, trên màng có
các lỗ nhỏ và lớp trong gồm các tạo cốt bào có nhiều mạch máu và thần kinh
đến nuôi xương. Nhờ lớp tế bào này mà xương có thể lớn lên, to ra). Kế đến
là phần xương đặc và phía trong là xương xốp (do nhiều bè xương bắt chéo
nhau chằng chịt, để hở những hốc nhỏ trong như bọt biển). Trong cùng là
phần tủy xương nằm trong lớp xương xốp. Bộ xương người có khoảng 220
xương và chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể. Các nhà khoa học xem cấu
trúc của xương như một tuyệt tác về kiến trúc.


4
Xương có nhiều chức năng, nhưng chủ yếu có các chức năng chính như
sau; Chức năng hỗ trợ và vận động; Chức năng đóng vai trò bảo vệ cho các cơ
quan trong cơ thể; Chức năng thứ ba là nơi chứa chất khoáng (99% can-xi,
80% phospho và 50% ma-nhê của cơ thể được lưu trữ trong xương. Có
khoảng 1 đến 1,5kg can-xi được xây dựng vào bộ khung xương dưới hình
thức tinh thể hydroxypapatilee); Thứ tư xương còn là kho chứa chất nền
protein (50% chất hữu cơ: 25% chất nền và 25% nước). Chất nền có 90% là
collagen loại I và 10% các protein khác. Bộ xương còn tham gia điều hòa nội
tiết và chuyển hóa năng lượng qua cơ chế liên quan đến leptin và osteocalcin,
là chức năng thứ năm của bộ xương.
Xương là một mô liên kết đặc biệt có nhiều chức năng quan trọng như
góp phần tạo nên dáng dấp cơ thể, nâng đỡ trọng lượng cơ thể, bảo vệ các bộ
phận quan trọng trong cơ thể, và cùng với hệ thống cơ giúp cho chúng ta di
chuyển dễ dàng. Xương còn là một “kho” lưu trữ chất khoáng như can-xi và
phospho.Trong cơ thể, xương có những thành phần cơ bản bao gồm các tế
bào xương (tạo cốt bào, huỷ cốt bào), chất khuôn xương (bone matrix) với

thành phần chủ yếu là chất keo Collagen (chiếm 90%) và các chất khoáng
như calci, phosphat, cacbonat, Kali [21].
Dựa vào đặc điểm sinh lý, xương có thể chia làm hai loại: xương xốp
(trabecular hay cancellous bones) và xương đặc (cortical bones). Tính trung
bình, xương xốp chiếm khoảng 20% tổng khối lượng xương, và phần 80%
còn lại là xương đặc. Xương xốp được cấu tạo bởi một mạng tế bào rất phức
tạp và tinh vi. Do đó, xương xốp có độ chuyển hóa cao, có diện tích rộng hơn,
và dễ bị gãy hơn xương đặc.
1.2.2. Chu chuyển của xương
Thực tế xương là một mô liên tục có chuyển hóa (metabolism) và đổi
mới (remodeling). Cả hai quá trình này được điều hòa bởi các yếu tố tại chỗ
và toàn thân. Một chu kỳ đổi mới xương bao gồm 3 giai đoạn: giai đoạn hủy


5
xương (resorption), giai đoạn chuyển đổi (reversal) và giai đoạn tạo xương
mới (formation). Để hoàn thành quá trình tái tạo xương cần mất 3-4 tháng,
sau đó là giai đoạn nghỉ dài trước khi bắt đầu một chu kỳ đổi mới xương tiếp
theo.
Trong suốt cuộc đời của một người, xương cũ bị loại bỏ (tiêu xương) và
xương mới được thêm vào bộ xương (hình thành). Trong những năm thời thơ
ấu và thiếu niên, xương mới được thêm vào nhanh hơn so với xương cũ bị
loại bỏ. Kết quả là, xương trở nên lớn hơn, nặng hơn và dày đặc hơn.
Quá trình phát triển cơ thể, khối lượng xương trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: khối lượng xương tăng dần để đạt đến giá trị tối đa (gọi
là khối lượng xương đỉnh), Peak Bone Mass – PBM. PBM được định nghĩa
là khối lượng mô xương lúc kết thúc giai đoạn trưởng thành. Thời điểm đạt
được PBM khác nhau giữa nam và nữ. Tuy nhiên, đạt mức cao nhất ở tuổi
trưởng thành vào khoảng 25 tuổi và duy trì khoảng 10 năm sau đó. Đỉnh của
khối xương chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có yếu tố dinh dưỡng

[19].
- Giai đoạn hai là giai đoạn mất xương chậm: giai đoạn này phụ thuộc
vào tuổi và giới, nữ thường ở tuổi mãn kinh và nam khoảng 52 tuổi.
- Giai đoạn ba là giai đoạn mất xương nhanh: giai đoạn này xuất hiện ở
nữ sau mãn kinh. Trong toàn bộ cuộc đời một phụ nữ sẽ mất khoảng 35%
xương đặc và 50% xương xốp, nam giới mất khoảng 2/3 số này [22].
1.2.3. Sinh lý xương và bệnh loãng xương
Tái mô hình là quá trình xương liên tục sửa chữa và tự làm mới. Mục
đích của quá trình này là để duy trì mật độ xương ở mức tối ưu.Quá trình tái
mô hình còn có chức năng giúp cho việc sửa chữa những xương bị tổn hại, kể
cả khi xương bị "vi nứt" (microcrack) hay gãy xương. Xương bị suy giảm khi
các tế bào hủy xương tạo ra những lỗ phân hủy sâu hoặc khi các tế bào tạo


6
xương không có khả năng lắp vào những lỗ hổng do các tế bào hủy xương để
lại.
Trong quá trình hoạt động, xương chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như nội
tiết tố estrogen và testosterone, là hai hormone đóng vai trò quan trọng trong
giai đoạn tạo xương. Tác động của estrogen đến xương là qua thụ thể estrogen
(estrogen receptor-ER). Ảnh hưởng của estrogen đến quá trình tái mô hình là
làm giảm số lượng phát sinh, hình thành các enzym và protein qua những cơ
chế phức tạp liên quan đến các hormone khác. Estrogen tác động đến các tế
bào tạo xương và tế bào hủy xương để ức chế sự phân hủy xương ở mọi giai
đoạn trong quá trình tái mô hình xương. Ngay thời điểm hay sau thời kỳ mãn
kinh, estrogen bị suy giảm và hệ quả là mật độ xương cũng suy giảm nhanh
chóng, nhất là trong loãng xương năm đầu sau mãn kinh. Testosterone kích
thích sự tăng trưởng của cơ và tác động tích cực đến quá trình tạo xương.
Testosterone còn sản sinh ra estrogen trong quá trình tác động đến cơ và
xương [18].

Các chức năng tạo xương, hủy xương và chuyển hóa xương nói chung
được điều phối bởi một số yếu tố toàn thân và yếu tố nội tại. Các yếu tố toàn
thân có vai trò trong việc duy trì quân bình can-xi. Những yếu tố này bao gồm
các yếu tố tại chỗ ảnh hưởng đến sự vận hành của tế bào (các cytokin và
colony stimulating factors) và các yếu tố tăng tưởng (growth factors) kích
thích sản sinh các tế bào tạo xương và biệt hóa tế bào. Can-xi đóng vai trò rất
quan trọng trong hình thành, phát triển và duy trì bộ xương. Các hormone cận
giáp (Parathyroid hormone này đóng vai trò duy trì sức khỏe của xương.
Parathyroid hormone giúp duy trì nồng độ can-xi trong máu, tăng trưởng cả
hai quá trình tạo xương và hủy xương, giúp di chuyển can-xi trong máu, tăng
trưởng cả hai quá trình tạo xương và hủy xương, giúp di chuyển can-xi khỏi
xương vào máu, nhưng khi Parathyroid hormone gia tăng sẽ đưa đến chứng
cường cận giáp và dẫn đến mất xương. Calcitriol hay 1,25D được sản sinh từ


7
cholecalciferol. Một trong những nguyên nhân gây nên mất xương dẫn đến
bệnh loãng xương là do thiếu estrogen. Mất xương trong quá trình tái mô hình
là do tăng các tế bào hủy xương so với các tế bào tạo xương.
1.3. Tình hình mắc loãng xƣơng và một số yếu tố liên quan
1.3.1. Tình hình mắc loãng xương trên thế giới
Tại Châu Âu người ta ước tính cứ mỗi 30 giây có một người gãy xương
do loãng xương. Nhiều nghiên cứu cho thấy 1/3 số người trên 65 tuổi bị té
ngã ít nhất một lần trong năm, 40-60% dẫn đến chấn thương, trong đó 5% bị
gãy xương (1% là gãy xương hông) [40]. Những người ở độ tuổi từ 50 trở lên
ở Châu Âu ước tính có hàng trăm nghìn người mới gãy xương hông, được cho
là hậu quả nặng nề nhất của loãng xương. Với quy mô dân số thế giới dự kiến
sẽ gia tăng sự già hóa dân số, cùng với yếu tố lối sống, tỷ lệ loãng xương
được dự báo sẽ tăng gấp đôi trong vài chục năm tới [43].
Theo các nghiên cứu tại Nga, 33,8% nữ giới và 26,9% ở nam giới trên 50

tuổi mắc loãng xương. Các chuyên gia y tế ước tính có 14 triệu người (10%
dân số) mắc bệnh loãng xương và 20 triệu người giảm mật độ xương tại nước
này. Bên cạnh đó, Ucraina cũng ước tính số phụ nữ mãn kinh có nguy cơ
loãng xương và giảm mật độ xương là 7 triệu người (28% tổng số phụ nữ)
[31]. Tại Pháp, thống kê cho thấy có khoảng 4- 5 triệu người phụ nữ bị loãng
xương, con số đó ở nam giới là khoảng 1,4 triệu người. Mỗi năm có từ 3 đến
5 ngàn trường hợp bị gãy cổ xương đùi, trong đó 10% bị tàn phế và chi phí
cho điều trị rất cao. Năm 2003, thống kê có 7,8 triệu người Đức trong số đó
có 6,5 triệu là phụ nữ đã bị ảnh hưởng bởi bệnh loãng xương, trong đó 4,3%
đã trải qua ít nhất một lần gãy xương lâm sàng và chỉ có 21,7% được điều trị
với một loại thuốc chống loãng xương. Người ta ước tính sự gia tăng tỷ lệ gãy
xương hông ở Đức từ 117.000 trường hợp trong năm 2000 sẽ lên đến khoảng
240.000 trong năm 2040. Ở một số nước thuộc khu vực Nam Âu như Tây Ban
Nha, theo thống kê vào năm 2010 có khoảng 2,45 triệu người từ 50 tuổi trở


8

lên bị loãng xương, số gãy xương mới vào khoảng hơn 200.000 trường hợp
[35].
Ở Châu Á, mức độ lưu hành loãng xương ở người dân cao hơn những
nước phương Tây do sự thấp hơn về chiều cao và chỉ số khối cơ thể [43]. Tỷ
lệ gãy xương hông được báo cáo về từ nhiều quốc gia Châu Á cho thấy rằng
tỷ lệ gãy xương đã thay đổi đáng kể trong các quần thể khác nhau, các quốc
gia khác nhau.Nhiều trường hợp loãng xương chưa được chẩn đoán và điều
trị, ngay cả ở những người bệnh có nguy cơ cao nhất và đã bị gãy xương, đặc
biệt là người bệnh ở khu vực nông thôn. Trung Quốc là nước đông dân nhất
trên thế giới và sự gia tăng đáng kể dân số trong những thập niên gần đây,
bệnh loãng xương ngày càng trở nên phổ biến và sẽ tiếp tục tăng trên toàn đất
nước. Thống kê hiện nay tại Trung Quốc cho thấy, gần 7% ở người trường

thành mắc bệnh loãng xương, 22% nam giới và 14,1% nữ giới từ 50 tuổi trở
lên mắc loãng xương, khu vực thành thị chiếm thấp hơn khu vực nông thôn.
Loãng xương đã ảnh hưởng tới nhiều người Trung Quốc trên 50 tuổi và đã
gây ra nhiều trường hợp gãy xương mỗi năm tại nước này [33].
Tại Nhật Bản, tần suất bệnh loãng xương ở phụ nữ trong độ tuổi 50-79
được ước tính là khoảng 35% ở cột sống và 9,5% ở hông. Tình trạng gãy
xương hông mới tăng lên theo thời gian, và tổng số gãy xương hông được dự
báo sẽ là khoảng 238.000 vào năm 2030 [47]. Tại Thái Lan, qua cuộc khảo sát
trên các phụ nữ được đo ở xương hông và cột sống, thì tỷ lệ lưu hành loãng
xương là 13,6% ở xương hông và 19,8% ở cột sống. Nghiên cứu ở phụ nữ Ấn
Độ trong nhóm có mức thu nhập thấp, mật độ xương được báo cáo là thấp
hơn nhiều so với phụ nữ được báo cáo từ các nước phát triển, với tỷ lệ giảm
mật độ xương là 52%, loãng xương là 29%[33].
Tại Mỹ, theo các thống kê cho thấy tình trạng loãng xương mỗi năm xảy
ra trên 1,5 triệu trường hợp, trong đó có khoảng 300.000 trường hợp gãy
xương hông [58][59]. Một cuộc khảo sát loãng xương ở phụ nữ các dân tộc


9
khác nhau tại Mỹ cho kết quả bệnh ở phụ nữ Mỹ bản địa và phụ nữ gốc Châu
Á là xấp xỉ ngang nhau (10%), phụ nữ da trắng 7,2% và phụ nữ da đen thấp
nhất 4,2% [60]. Tại Canada, loãng xương cũng ảnh hưởng đến khoảng 1,4
triệu người dân, chủ yếu là phụ nữ sau mãn kinh và người cao tuổi. Theo các
báo cáo cho thấy con số dự báo đến năm 2030 cho các trường hợp gãy xương
hông sẽ tăng gấp bốn lần so với thời điểm hiện tại [35].
1.3.2. Tình hình mắc loãng xương tại Việt Nam
Tại Việt Nam, con số dự báo về dân số sẽ tăng lên khoảng 104 triệu
người vào năm 2030 và số người trên 65 tuổi dự đoán cũng tăng lên. Đã có
những công trình nghiên cứu trong vòng vài chục năm qua về bệnh và tình
hình loãng xương gần đây đã được giới y khoa quan tâm hơn. Trước đây các

thầy thuốc đã có một thời gian dài bỏ quên người bệnh loãng xương trên lâm
sàng, chưa có những quan tâm chẩn đoán, theo dõi và điều trị phù hợp, việc
phòng bệnh gần như chưa được các bác sĩ đặt ra, nhất là thực trạng loãng
xương tại cộng đồng. Thêm vào đó nền tảng nhận thức của xã hội về bệnh
cũng còn rất thấp, phương tiện chẩn đoán còn thiếu và chỉ tập trung ở các đô
thị lớn.
Nghiên cứu về khảo sát tỷ lệ loãng xương và các yếu tố nguy cơ trên
bệnh nhân lớn hơn 50 tuổi tại huyện Cái Nước, Cà Mau thu thập được từ 260
bệnh nhân tuổi trung bình 69,55±9,7 gồm Nam 40,76%; Nữ 59,24%. Tỷ lệ
loãng xương chung được khảo sát là 21,53%. Tỷ lệ loãng xương ở nam giới là
14,15%, ở nữ giới là 26,62% (p<0,05). Tỷ lệ loãng xương tăng lũy tiến theo
tuổi (p<0,05). Trong nhóm gãy xương sống, tỷ lệ loãng xương 53,5%
(p>0,05). Tần suất loãng xương trên các yếu tố nguy cơ: gãy xương sống, hút
thuốc lá hay té ngã, mạn kinh sớm nhiều hơn nhóm không phơi nhiễm có ý
nghĩa (p<0,05). Không ghi nhận sự khác biệt trên các yếu tố nguy cơ: uống
rượu, không tập thể dục và không uống sữa [17].


10
Nghiên cứu của Hồ Phạm Thục Lan về chẩn đoán loãng xương trên
1227 cá nhân (gồm 357 nam và 870 nữ), từ 18 đến 89 tuổi, được chọn ngẫu
nhiên trong các quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: ở nữ, dựa vào
chỉ số TVN (chỉ số T cho từng cá nhân trên 50 tuổi) ở cổ xương đùi, tỉ lệ loãng
xương là 28,6%, nhưng dựa vào TDXA (chỉ số T do máy DXA cung cấp) tỉ lệ
loãng xương là 43,7%. Ở nam, tỉ lệ loãng xương dựa vào TVN là 10,4%, thấp
hơn khoảng 20% khi so với tỉ lệ loãng xương dựa vào TDXA (29,6%) [10,11].
Nghiên cứu của Nguyễn Huy Thông về đánh giá mật độ xương và tỷ lệ
loãng xương ở các bệnh nhân khám và điều trị tại bệnh viện 103 cho thấy:
mật độ xương cổ xương đùi có giá trị lớn nhất ở độ tuổi 20-30, sau đó giảm
dần theo tuổi . Khi so sánh giữa nam và nữ, mật độ xương của nữ giới thấp

hơn nam giới có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tỷ lệ loãng xương là 14%, trong
đó nữ chiếm 16%, nam giới chiếm 9,6%. Tỷ lệ này tăng dần theo tuổi, cao
nhất là nhóm trên 70 tuổi [15].
Loãng xương có liên quan đến nhiều yếu tố như tình trạng mãn kinh,
thói quen tập luyện, ăn uống. Nghiên cứu của Lê Dũng và Nguyễn Trung
Kiên trên 324 người cao tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2011 nhằm mục tiêu
tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến loãng xương ở người cao tuổi. Kết quả
cho thấy người cao tuổi là nữ tập luyện <150 phút/tuần có tỷ lệ loãng xương
57,05% gấp 1,81 lần người tập luyện nhiều hơn 150 phút/tuần; Người cao tuổi
là nữ không uống sữa mỗi ngày có tỷ lệ loãng xương 55,81% gấp 1,81 lần
người có uống sữa mỗi ngày; Người cao tuổi là nữ ăn kiêng có tỷ lệ loãng
xương 55% gấp 1,73 lần người không ăn kiêng; Người cao tuổi uống cà phê
mỗi ngày có tỷ lệ loãng xương 55,38% gấp 1,89 lần người không uống mỗi
ngày. Chưa thấy sự liên quan giữa loãng xương và tình trạng mãn kinh ở nữ
giới; thói quen uống rượu, hút thuốc lá ở nam giới; chiều cao, cân nặng và chỉ
số khối cơ thể [5].


11
Nghiên cứu khảo sát mật độ xương và tìm hiểu những yếu tố liên quan
đến bệnh loãng xương của phụ nữ ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền
Tây được tiến hành trên 305 phụ nữ gồm 161 phụ nữ đã mãn kinh và 144 phụ
nữ chưa mãn kinh. Kết quả cho thấy tỷ lệ loãng xương và thiếu xương ở phụ
nữ mãn kinh cao hơn rõ rệt so với phụ nữ chưa mãn kinh. Các yếu tố liên
quan đến loãng xương bao gồm: tuổi, thể trạng, mức độ lao động thể chất,
tình trạng dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm, thực phẩm giàu can xi, và số con
[3].
Trong nghiên cứu của Lưu Ngọc Giang thực hiện tại thành phố Mỹ Tho
trên 225 phụ nữ mãn kinh, Những đối tượng thỏa mãn tiêu chí chọn mẫu được
đo mật độ xương bằng siêu âm định lượng, máy QUS-2 do Metra Biosystems

(Mỹ) sản xuất. Kết quả cho thấy: khi chia thời gian mãn kinh của các đối
tượng ra 2 nhóm: nhóm A dưới hoặc bằng15 năm và nhóm B > 15 năm, nhóm
A có 59 người có mật độ xương bìnhthường, 73 người có mật độ xương thấp.
Nhóm B có 23 người có mật độ xương bình thường, 70 người có mật độ
xương thấp. Nghiên cứu đã kết luận rằng có mối liên quan có ý nghĩa thống
kê giữa thời gian mãn kinh và tình trạng loãng xương tính theo T-score khi
siêu âm định lượng mật độ xương [7].
1.3.3. Một số yếu tố liên quan tới loãng xương
Những yếu tố nguy cơ gây ra loãng xương và gãy xương do loãng
xương gồm 2 nhóm: nhóm có thể thay đổi được và nhóm không thay đổi
được. Một số nguy cơ thứ phát khác gồm có một số bệnh lý và thuốc có ảnh
hưởng tiêu cực cho xương.
1.3.3.1. Những yếu tố liên quan đến loãng xương thay đổi được
Một bộ xương khỏe mạnh cần một nguồn cung cấp liên tục về năng
lượng và các chất dinh dưỡng. Thời kỳ ấu thơ và vị thành niên là những thời
điểm quan trọng để xây dựng khối lượng xương và thành lập xương mới, làm
cho xươngtrở nên lớn hơn và dày đặc hơn. Một trong những yếu tố nguy cơ


12
chính có thể ảnh hưởng đến mật độ xương đó là chế độ ăn thiếu can-xi, nhất
là ở trẻ em, vị thành niên và người trưởng thành trẻ [23].
Những nghiên cứu trên đối tượng là thanh thiếu niên cho thấy khi cung
cấp một chế độ ăn tăng cường can-xi hoặc uống sữa thì có liên quan đến tăng
cường hấp thu can-xi cho xương. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới,
người trưởng thành cần ít nhất 800 IU vitamin D và1.000 đến 1.200 mg canxi mỗi ngày để có thể bảo vệ chống lại loãng xương [34]. Tuy nhiên, tại Việt
Nam cũng như nhiều nước Đông Nam Á, lượng can-xi được cung cấp qua ăn
uống hàng ngày rất thấp [33]. Lượng can-xi cung cấp qua bữa ăn trung bình
cho phụ nữ sau mãn kinh tại Việt Nam là 683mg/ngày.
Cùng với can-xi, protein cũng là một thành phần quan trọng của mô

xương. Protein có ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của xương, vì vậy suy dinh
dưỡng do thiếu protein cũng dẫn đến giảm khối cơ và sức mạnh cơ nên có thể
là yếu tố nguy cơ gây té ngã. Tình trạng dinh dưỡng kém, đặc biệt là đối với
vấn đề thiếu chất đạm thường phổ biến ở người lớn tuổi có liên quan đến mật
độ xương và nghiêm trọng hơn ở những bệnh nhân bị gãy xương hông [17]. Ở
nam giới và phụ nữ lớn tuổi có tổng số đạm động vật được cung cấp trong chế
độ ăn thấp hơn thì có tỷ lệ mất xương hông và xương cột sống nhiều hơn so
với người tiêu thụ số lượng đạm cao. Một trong những cơ chế mà lượng sử
dụng protein tăngcó thể có tác động thuận lợi trên xương là thông qua sự gia
tăngnồng độ của IGF-I trong máu, mà nó là một hợp chất quan trọng trong
việc tham gia thúc đẩy hình thành xương [57].
Mặc dù các bằng chứng nghiên cứu ở trên cho thấy protein mang lại lợi
ích cho sức khỏe xương và thúc đẩy sự phục hồi ở người bệnh gãy xương
hông, nhưng vẫn có những nghiên cứu cho rằng nếu một chế độ ăn quá nhiều
protein có thể có tác động tiêu cựctrên sự trao đổi chất can-xi và có thể gây
mất xương. Điều này liên quan đến giả thuyết cho rằng sự cân bằng axít kiềm của chế độ ăn uống là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn cho bệnh loãng


13
xương. Khi thức ăn đã được tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa trong cơ thể, nó
tạo ra những sản phẩm có tính axít, trung tính hoặc kiềm. Khi axít được tạo
ra, nó cần phải được trung hòa bởi hệ thống đệm để duy trì độ pH trong máu ở
mức tối ưu cho các tế bào trong cơ thể. Hệ thống đệm này được điều hòa bởi
các hoạt động của thận (bài tiết các chất a-xít) và phổi (thở ra khí carbon
dioxide). Đã có giả thuyết cho rằng, nếu chế độ ăn uống cung cấp thực phẩm
có tính a-xít chiếm ưu thế (bao gồm nguồn protein là chủ yếu) và không đủ
thức ăn giàu chất kiềm, thì các muối kiềm của bộ xương có thể bị lôi kéo vào
giúp quá trình đệm, sau đó một số lượng can-xi từ xương bị mất qua nước
tiểu.
Vitamin K cần thiết cho việc sản xuất và hoạt động của osteocalcin (là

protein nhiều thứ hai trong xương sau collagen). Một số bằng chứng cho thấy
rằng nếu cung cấp Vitamin K thấp trong chế độ ăn hoặc tình trạng thiếu
Vitamin K trong cơ thể sẽ góp phần làm giảm mật độ xương và gia tăng nguy
cơ gãy xương ở người già. Vai trò của Vitamin A trong nguy cơ gây loãng
xương hiện còn đang tranh cãi. Nếu tiêu thụ một lượng rất cao Vitamin A
(cao hơn mức tiêu thụ hàng ngày được đề nghị) thì có ảnh hưởng xấu đến
xương (cùng với gan và da). Một nghiên cứu quan sát dựa vào dân số trên phụ
nữ sau mãn kinh tại Mỹ đã tìm thấy một mối liên hệ giữa mức độ sử dụng
vitamin A và nguy cơ gãy xương hông. Muối khoáng magie có liên quan đến
sự hằng định nội môi canxi và trong sự hình thành hydroxyapatite (khoáng
xương).
Một thử nghiệm cho sự thiếu hụt magie nghiêm trọng thì đưa đến sự
bất thường trong cấu trúc và chức năng của xương. Ở những người cao tuổi
khả năng có nguy cơ thiếu hụt nhẹ magie do có sự giảm hấp thu và thận bài
tiết magie tăng theo tuổi. Các muối kẽm là thành phần của hydroxyapatite và
đóng một vai trò trong chu chuyển xương. Kẽm cũng cần thiết cho việc thực
hiện chức năng điều chỉnh men phosphatase kiềm, mà men này cần thiết cho


14
quá trình khoáng xương. Thiếu kẽm nghiêm trọng thường thấy liên quan với
sự thiếu năng lượng và suy dinh dưỡng, mà nó có sự kết hợp với sự kém phát
triển xương ở trẻ em. Tuy nhiên, mức độ nhẹ hơn của thiếu kẽm đã được báo
cáo ở người già và có khả năng góp phần cho tình trạng xương yếu [31].
Mặc dù một số nghiên cứu quan sát cho thấy cómối liên hệ giữa sử
dụng thức uống có Gas mức độ cao với giảm mật độ xương hoặc gia tăng tỷ lệ
gãy xương trong thanh thiếu niên, nhưng không có bằng chứng thuyết phục
rằng những thức uống có gas ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của xương. Một số
nhà khoa học giải thích rằng nhiều khả năng trên thực tế là các thức uốngnày
thay sữa trong chế độ ăn uống, do đó tác động trên sự cung cấp can-xi. Cà phê

làm cho sự gia tăng bài xuất can-xi qua đường niệu và giảm hấp thu canxivào, nhưng sự cân bằng của cơ thể xuất hiện để giảm bài tiết can-xi ngay
sau đó trong ngày, do đó ảnh hưởng thực là không đáng kể [31].
Khi nồng độ na-tri cao trong máu sẽ thúc đẩy can-xi bài tiết qua nước
tiểu, do đón ăn mặn được coi là một yếu tố nguy cơ cho mất khối xương. Sử
dụng trái câyvà rau xanh đã chứng minh tác dụng có lợi trên mật độ khoáng
xươngở người đàn ông và phụ nữ lớn tuổi. Bằng chứng về tác dụng có lợicủa
trái cây và rau xanh trên sức khỏe của xương được cung cấp bởi một can thiệp
thử nghiệm bằng phương pháp tiếp cận chế độ ăn uống để ngăn chặn tăng
huyết áp (Dietary Approaches to Stopping Hypertention – DASH). Nghiên
cứu được thực hiệnở người trong độ tuổi từ 23 đến 76. Mặc dù DASH được
thiết kế để nghiên cứu về chế độ ăn uống có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch,
nhưng một trong số thiết kế đó có toàn bộ nội dung của chế độ ăn uống cũng
ảnh hưởng đến sức khỏe xương. Trong nghiên cứu về xương, một nửa trong
số các đối tượng được yêu cầu thay đổi toàn bộ chế độ ăn uống của họ bao
gồm tiêu thụ nhiều trái cây, rau, các sản phẩm sữa ít chất béo và hàm lượng
na-tri thấp (chế độ ăn DASH), một nửa khác tiếp tục với chế độ ăn thường
xuyên của họ. Trong khoảng thời gian một vài tháng, các chế độ ăn theo


×