Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Hội thảo về THANH TRA GIÁO DỤC.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.25 KB, 3 trang )

Hội thảo
“Xây dựng phần mềm hỗ trợ quản lý
công tác thanh tra – IMIS”
Bộ GD-ĐT vừa có thông tư hướng dẫn về thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư
phạm của giáo viên (GV) phổ thông.
Theo đó, nội dung thanh tra trường phổ thông ngoài các yếu tố về chất lượng giảng dạy các môn văn hóa còn có hoạt
động giáo dục đạo đức cho HS; trang thiết bị trong phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm, thực hành, tình hình trang bị
và sử dụng máy vi tính, việc kết nối và khai thác, sử dụng mạng Internet...
Thông tư trên cũng xác định: việc thanh tra GV nhằm mục đích tư vấn cho GV những biện pháp nâng cao hiệu quả
giảng dạy và phục vụ việc bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ GV một cách hợp lý.
• Giải pháp tin học hoá công tác thanh tra ngành giáo dục.
• Phân tích thực trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu xây dựng phần mềm quản lý công tác thanh
tra IMIS.
Từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 3 năm 2007, Dự án Hỗ trợ đổi mới và Quản lý giáo dục (Srem)
đã tổ chức Hội thảo về “Xây dựng phần mềm hỗ trợ quản lý công tác thanh tra” ngành giáo
dục tại Thừa Thiên Huế.
Hơn 80 đại biểu đại diện cho thanh tra giáo dục cấp Bộ, Sở của 56 tỉnh thành trên cả nước,
các chuyên gia quốc tế và tư vấn trong nước của dự án Srem đã tham gia hội thảo. Tham dự
hội thảo còn có đại diện của 9 Phòng giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hội thảo lần này nằm trong khuôn khổ hoạt động 5 và 6 của dự án Srem nhằm phát triển và
hoàn thiện các hệ thống thông tin quản lý giáo dục, trong đó Hoạt động 6 nhằm xây dựng Hệ
thống thông tin Quản lý công tác thanh tra.
Ông Nguyễn Văn Trang – Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo tham dự hội thảo với bài
phát biểu về khung pháp lý trong công tác thanh tra. Đại diện dự án Quản lý theo kết quả
trong quản lý giáo dục Việt Nam (RBEM) đã trình bày kết quả điều tra hiện trạng công tác
thanh tra năm 2005 với mong muốn lồng ghép các hoạt động giữa các dự án trong việc xây
dựng cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin thanh tra. Ông Phạm Văn Tại - Uỷ viên Hội đồng
chỉ đạo dự án Srem cũng tham dự và phát biểu bế mạc hội thảo.
Báo cáo điều tra của RBEM đã được thực hiện từ năm 2005 nhưng các thông tin về thực trạng
công tác thanh tra còn rất sát với thực tế hiện nay. Bản báo cáo đã chỉ ra những bất cập
mang tính hệ thống của công tác thanh tra, trong đó có nhiều vấn đề không thể giải quyết


được trong một sớm một chiều. Đội ngũ thanh tra hiện nay còn thiếu, số đông không được
đào tạo về nghiệp vụ thanh tra; các thanh tra viên phải đảm nhiệm nhiều trọng trách chuyên
môn khác, hoặc công việc thanh tra chỉ là nhiệm vụ kiêm nhiệm nên quỹ thời gian dành cho
công tác thanh tra còn hạn hẹp; các bản kết luận thanh tra còn sơ sài và nương nhẹ. Chế độ
đãi ngộ cho thanh tra viên không đủ khuyến khích các cán bộ tham gia vào công tác này. Cơ
sở vật chất phục vụ công tác thanh tra còn nghèo nàn v.v.
Trong hai ngày tiếp theo, hội thảo đã chia ra các nhóm thảo luận chuyên sâu các chủ đề như
“Xây dựng kế hoạch thanh tra”, “Thanh tra toàn diện nhà trường và cơ sở vật chất”, “Thanh
tra giáo viên”, “Thanh tra chuyên đề” và “Thanh tra khiếu nại, tố cáo”. Các đại biểu tham dự
đã trao đổi sôi nổi về những khó khăn bất cập gặp phải trong quá trình làm việc và đề xuất
các giải pháp.
Tham gia hội thảo lần này, các đại biểu đại diện cho các tỉnh đều là các cán bộ thanh tra có
nhiều năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí thanh tra hoặc chỉ đạo công tác thanh tra; trên 50%
các đại biểu có hơn 5 năm kinh nghiệm làm công tác thanh tra.
Kết thúc Hội thảo, các nhóm làm việc đã đưa ra được các báo cáo thực trạng làm cơ sở cho
việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý thanh tra.
Bà Nguyễn Thị Thái – Phó giám đốc dự án Srem đã cám ơn sự quan tâm và hưởng ứng nhiệt
tình của các Sở, đồng thời thống nhất phương pháp và lộ trình làm việc tiếp theo của dự án
sau Hội thảo. Theo đó, dự án sẽ gửi báo cáo tới các Sở về kết quả của Hội thảo và tiếp tục
nhận các ý kiến đóng góp của các Sở qua văn bản. Dự án sẽ tạo một diễn đàn trên trang web
của dự án www.srem.com.vn để các đại biểu có thể đối thoại và đóng góp ý kiến xây dựng
phần mềm IMIS.
Sau phần trình bày kết quả thảo luận của tất cả các nhóm, nhiều đại biểu đã đánh giá cao về
những giá trị mà chương trình có thể mang lại. Một số đại biểu cho rằng “ Ngay khi sản phẩm
ở dạng thô như thế này cũng đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc đổi mới cách nghĩ cách
làm” và mong muốn sớm được sử dụng kết quả phần mềm IMIS.
Ý kiến đại biểu
Phát biểu bên lề hội thảo, ông Đàm Văn Hoè - Chánh thanh tra Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho rằng
dự án đã đưa ra quy trình hoạt động và mục tiêu kết quả tương đối hoàn hảo. Tuy nhiên, dự
án sẽ gặp một số khó khăn như phần lớn các thanh tra hiện nay tuổi cao, trình độ sử dụng

máy tính và công nghệ thông tin hạn chế, khả năng thích ứng với công nghệ thông tin kém,
nhất là các thanh tra có số năm kinh nghiệm làm việc cao. Ngược lại, đội ngũ thanh tra trẻ
mới được bổ nhiệm có khả năng sử dụng máy tính thành thạo thì kinh nghiệm làm công tác
thanh tra còn ít. Trả lời câu hỏi “Theo ông thì mục tiêu của dự án đặt ra là 2 năm để hoàn
thiện chương trình phần mềm này trong hoàn cảnh thực trạng thanh tra như hiện nay liệu có
quá tham vọng không?” Đại diện thanh tra Đà Nẵng cho rằng “Đây không phải là vấn đề thời
gian, nếu quyết tâm và làm việc có kế hoạch, tập trung được lực lượng thì thời gian 2 năm là
nhiều rồi, nhưng nếu làm việc không có kế hoạch thì 2 năm hay 5 năm cũng không đủ. Vấn
đề là xây dựng kế hoạch về nhân sự và các hỗ trợ để thực hiện nó”.
Theo kết quả thu được từ phiếu điều tra, Hội thảo đã nhận được sự đánh giá cao của các đại
biểu tham dự với 100% ý kiến cho rằng Hệ thống IMIS sẽ hỗ trợ hiệu quả công tác thanh tra
trong tương lai, 100% ý kiến cho rằng Hội thảo này đã giúp các đại biểu nắm được các chức
năng cơ bản của chương trình hỗ trợ quản lý công tác thanh tra.
Thanh tra giáo dục vẫn còn nể nang
Việc thanh tra hiện nay vẫn còn mang tính hình thức. Những biên bản kết luận còn sơ sài,
không có kiến nghị. Đánh giá xếp loại còn nể nang chưa sát với chuẩn. Đó là thực trạng mà
các sở GD&ĐT báo cáo tại buổi tổng kết dự án đào tạo cán bộ thanh tra và quản lý giáo
dục Việt Nam sáng nay.
Sở GD&ĐT TP HCM cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do các thanh tra viên phải đảm nhiệm nhiều
trọng trách chuyên môn nên quỹ thời gian dành cho công tác thanh tra còn hạn hẹp. Bên cạnh đó, những thanh
tra này chưa được bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ một cách bài bản. Ngoài những nguyên nhân như vây, Thanh
tra Sở GD&ĐT Hà Tây còn cho rằng hạn chế trước hết là ở khâu nhận thức. Rất nhiều người hiểu thanh tra là
những người chỉ chuyên đi giải quyết các vụ việc khiếu nại tố cáo hoặc xem xét, tìm những ai đó sai sót để xử
lý. Họ chưa nhận thức đầy đủ nhiệm vụ tư vấn thức đẩy của thanh tra viên.
Trước những bất cập như vậy, Bộ GD&ĐT đã thoả thuận hợp tác với Đại sứ quán Pháp đã tổ chức đào tạo
cho cán bộ thanh tra và quản lý giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, những năm đầu, chỉ có một số rất ít thanh tra
viên được Bộ cử sáng Pháp học tập. Theo ông Lê Quán Tần, Phó trưởng ban chỉ đạo dự án, thì cách đào tạo
như này sẽ không hiệu quả bởi sẽ không có nhiều người được đi học vì trở ngại về ngoại ngữ, tài chính. Và
khi có quá ít người được bồi dưỡng sẽ không đủ sức để tác động nên cả một hệ thống quả lý giáo dục. Chính
vì vậy, từ 2003, Bộ GD&ĐT cùng với Pháp thành lập dự án Đào tạo thanh tra viên và cán bộ quản lý giáo dục

tại Việt Nam với quy mô rộng rãi.
Sau 3 năm thực hiện dự án đã đào tạo 339 thanh tra viên và hơn 20 nghìn cộng tác viên thanh tra trên toàn
quốc. Với những bài học có tính khái quát cao và những giờ thực hành trên tình huống thực tiễn, chỉ trong thời
gian ngắn, các thanh tra viên đã nắm vững kỹ năng, phương pháp kiemẻ tra, cách đánh giá hoạt động sư phạm
và công tác quản lý. Nhận thức của cán bộ cũng được tăng cường để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá, tư
vấn và thúc đẩy. Chánh thanh tra Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau Trần Văn Lượng cho biết: "Học kỳ một vừa qua,
sở đã tổ chức thanh tra tại 14 trường theo phương pháp mới và có kết quả rõ rệt. Các bản báo cáo rất chi tiết,
giúp sở phát hiện được những mặt yếu kém cần xử lý, bên cạnh đó cũng có những sáng kiến của một số
trường cần được phát huy. Đó là thành công của dự án".
Ông Lê Quán Tần: Đã
đến lúc cần đổi mới hệ
thống thanh tra giáo
dục và cách quản lý
giáo dục.

×