Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

TỔNG QUAN MÔ HÌNH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.35 KB, 37 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
----------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Học phần:

XÃ HỘI HỌC DÂN SỐ (SOC3011)

TỔNG QUAN MÔ HÌNH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa
Lớp: K60 - Xã hội học
Phan Thị Trang 15034890
Bùi Thu Hằng 15035987
Mai Thị Thơm 15034976

Hà Nội, 12/2017

1


MỤC LỤC

I. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Các chế độ của bảo hiểm xã hội đã hình thành khá lâu truớc khi xuất hiện thuật
ngữ an sinh xã hội. Hệ thống bảo hiểm xã hội đầu tiên được thiết lập tại nước Phổ (nay là
Cộng hòa Liên bang Đức) dưới thời của Thủ tướng Otto von Bismarck (1850) và sau đó
được hoàn thiện (1883-1889) với chế độ bảo hiểm ốm đau; bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp;
bảo hiểm tuổi già, tàn tật và sự hiện diện của cả ba thành viên xã hội: người lao động;


người sử dụng lao động và Nhà nước. Kinh nghiệm về bảo hiểm xã hội ở Đức, sau đó,
được lan dần sang nhiều nước trên thế giới, đầu tiên là các nước châu Âu (Anh: 1991, Ý:
1919, Pháp: từ 1918...), tiếp đến là các nước châu Mỹ Latinh, Hoa Kỳ, Canada (từ sau
1930) và cuối cùng là các nước châu Phi, châu Á (giành độc lập sau chiến tranh thế giới
lần thứ 2).

2


2. CÁC CHẾ ĐỘ ĐẢM BẢO
Theo tổng kết của ILO (công ước 102 năm 1952), bảo hiểm xã hội bao gồm chín
chế độ chủ yếu sau:
-

Chăm sóc y tế

-

Trợ cấp ốm đau

-

Trợ cấp thất nghiệp

-

Trợ cấp tuổi già

-


Trợ cấp tai nạn lao động

-

Bệnh nghề nghiệp

-

Trợ cấp gia đình

-

Trợ cấp thai sản

-

Trợ cấp tàn tật

-

Trợ cấp tử tuất

Công ước cũng nói rõ là những nước phê chuẩn công ước này có quyền chỉ áp
dụng một số chế độ, nhưng ít nhất phải áp dụng một trong các chế độ: trợ cấp thất nghiệp,
trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tàn tật hoặc trợ cấp
tử tuất. Việc áp dụng bảo hiểm xã hội trên của quốc gia khác nhau thường cũng rất khác
nhau về nội dung thực hiện tùy thuộc vào nhu cầu bức bách của riêng từng nơi trong việc
đảm bảo cuộc sống của người lao động, ngoài ra, còn tùy thuộc vào khả năng tài chính và
khả năng quản lý có thể đáp ứng. Tuy nhiên, xu hướng chung là theo đà phát triển kinh tế
- xã hội, bảo hiểm xã hội sẽ mở rộng dần về số lượng và nội dung thực hiện của từng chế

độ.
Theo thống kê của ILO, đến năm 1981, có 139 nước có thực hiện hệ thống an sinh
xã hội nói chung, bảo hiểm xã hội nói riêng, trong đó có 127 nước có chế độ trợ cấp tuổi
già, tàn tật và tử tuất; 79 nước có chế độ trợ cấp ốm đau và thai sản, 136 nước có chế độ
trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 37 nước có chế độ trợ cấp thất nghiệp.

II. TỔNG QUAN MÔ HÌNH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA MỘT SỐ
QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỐI
1. VƯƠNG QUỐC THỤY ĐIỂN

3


Vào những năm 1990, do kinh tế suy thoái, năng suất lao động xã hội giảm và tăng
trưởng thấp, mô hình Nhà nước phúc lợi Thụy Điển nói riêng và hệ thống an sinh xã hội
của nhiều nước đã rơi vào cuộc “khủng hoảng Nhà nước phúc lợi”. Trước thực trạng đó,
Thụy Điển đã cải cách hệ thống phân phối an sinh, trong đó có các chính sách bảo hiểm
như: hạn chế chi tiêu cho ốm đau và thanh toán bảo hiểm bệnh tật, cải cách phúc lợi thất
nghiệp, cải cách điều kiện, tiêu chuẩn, chỉ số và tổ chức hệ thống bảo hiểm hưu trí mới
(1994), thực hiện các biện pháp kiểm tra thu nhập của một số đối tượng đến tuổi nghỉ hưu
(1997), áp dụng mức lương hưu cơ bản thấp hơn cho những đối tượng nghỉ hưu có gia
đình và giảm 6% lợi ích hưu trí ban đầu (1998 - 1999), cải cách hệ thống bảo hiểm thất
nghiệp mang tính giới hạn hơn (2000)(3),v.v.. Mặc dù đã có những điều chỉnh như trên,
nhưngđến nay các chính sách bảo hiểm trong hệ thống đảm bảo ASXH của Thụy Điển
vẫn có các loại hình, nội dung và được quản lý thực hiện với những đặc trưng chủ yếu
sau:
1.1. Chế độ bảo hiểm hưu trí
Chế độ bảo hiểm hưu trí của Thụy Điển được hình thành vào năm 1947, sửa đổi
năm 1960 và vận hành theo cơ chế đóng - hưởng (pay as you go). Chế độ bảo hiểm hưu
trí là nguồn thu nhập cơ bản của người già và được nhà nước thanh toán qua hình thức trả

lương hưu hàng tháng. Trong hệ thống hưu trí của Thụy Điển, trợ cấp hưu trí của mỗi
người lao động sẽ dựa trên khoản tiền tích lũy được trong hai tài khoản cá nhân riêng biệt:
Tài khoản danh nghĩa (national account) do Chính phủ thay mặt cá nhân đó quản lý/duy
trì (16%) và Tài khoản cá nhân thông thường (completely private individual account) do
cá nhân quản lý (2,5%)(4). Ngoài hệ thống hưu trí nhà nước, hầu hết người lao động Thụy
Điển tham gia vào một chương trình hưu trí tư nhân theo nghề nghiệp. Trong chương
trình này, người lao động có thể đóng từ 2% đến 4,5% phần thu nhập của họ vào một tài
khoản cá nhân(5). Ngoài ra, để đảm bảo trợ cấp hưu trí đủ sống cho tất cả người dân,
Chính phủ Thụy Điển đã xây dựng và thực hiện chương trình lưới an toàn xã hội. Với lưới
an toàn này, mức độ thay thế thu nhập đạt mức tương đối cao, 90% thu nhập của các hộ
gia đình già ở Thụy Điển xuất phát từ các quỹ lương hưu cộng cộng và các lợi ích
khác(6).
1.2. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động
Thụy Điển là một quốc gia sớm áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động (được
đưa vào luật lần đầu năm 1901). Theo đó, bồi thường tai nạn lao động là trách nhiệm của
giới chủ. Đến năm 1916, bảo hiểm tai nạn không còn là chế độ tự nguyện, mà được quy
định như một hình thức bảo hiểm bắt buộc. Sau nhiều lần điều chỉnh (1962, 1976 và
1991) để theo kịp với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đến nay bảo hiểm tai nạn lao động
trở thành một chế độ bảo hiểm bắt buộc nằm trong hệ thống bảo hiểm xã hội của Thụy
Điển.

4


Về đối tượng: khi mới ra đời, chế độ bảo hiểm tai nạn chỉ được áp dụng ở những
lĩnh vực sản xuất công nghiệp và ngành nghề có độ rủi ro cao. Cùng với sự phát triển, bảo
hiểm tai nạn lao động ngày càng được mở rộng ra ở tất cả các ngành nghề và cho mọi loại
hình lao động. Hiện nay, toàn bộ lao động (người lao động làm công ăn lương, tư nhân)
đều tham gia chế độ bảo hiểm tai nạn lao động.
Về tài chính: người lao động không phải đóng mà người sử dụng lao động phải

đóng 0,68% của bảng lương và một phần nhỏ được Nhà nước bổ sung từ các quỹ. Quy
định này áp dụng đối với cả những người lao động tự làm chủ (đóng 0,68% của tổng thu
nhập).
Về quyền lợi: chế độ bảo hiểm tai nạn lao động được áp dụng nhằm mục đích là bù
đắp những mất mát về thu nhập, chi phí chăm sóc sức khỏe, y tế, trợ cấp cho người sống
phụ thuộc và hỗ trợ mai táng phí trong trường hợp tử vong. Người được hưởng chế độ
bảo hiểm tai nạn lao động sẽ được hưởng trợ cấp hàng năm. Tùy theo mức độ thương tật
mà người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động có thể được hưởng những mức chi trả và
quyền lợi khác nhau:
+ Đối với thương tật tạm thời, người lao động sẽ được nhận 77,6% số thu nhập bị
mất và có thể đạt mức trần (tối đa) là 294.700SEK/năm. Khoản trợ cấp này sẽ được
chi từ ngày thứ 22 (người sử dụng lao động sẽ trả từ ngày thứ 2 đến ngày 21 với
80% thu nhập bị mất) kể từ ngày mất khả năng lao động và khoản trợ cấp này được
trả 7 ngày/tuần và người về hưu sẽ nhận trợ cấp không quá 180 ngày kể từ ngày về
hưu. Đối với những người tự làm chủ hoặc không làm công ăn lương sẽ nhận được
77,6% số thu nhập bị mất từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 21, tối đa không quá
627SEK. Mức trợ cấp tối đa và tối thiểu được điều chỉnh hàng năm, dựa vào chỉ số
giá tiêu dùng(7).
+ Đối với thương tật vĩnh viễn, người lao động mất khả năng làm việc trở lại vĩnh
viễn (100%) thì sẽ nhận được 100% mức thu nhập đã mất và tối đa là
294.700SEK/năm(8). Sự điều chỉnh mức trợ cấp cho người bị thương tật vĩnh viễn
cũng được tính toán dựa vào sự điều chỉnh của chỉ số lương và giá cả tiêu dùng.
+ Về một số lợi ích khác kèm theo, người bị tai nạn cũng được hưởng các lợi ích
về chăm sóc y tế. Nếu họ có những người sống phụ thuộc, thì những người này còn
được nhận trợ cấp hàng năm (có điều kiện). Khi người bị tai nạn lao động bị chết,
họ sẽ nhận được một khoản trợ cấp mai táng phí (11.790SEK). Có một điều phải
nhấn mạnh là, các lợi ích khi gặp thương tật có liên quan chặt chẽ với các lợi ích
khi gặp ốm đau, các khoản thu nhập có được do bảo hiểm tai nạn lao động chi trả
phải đóng thuế dù đó là khoản thu nhập từ lương hay mai táng phí.


5


Về quản lý: bảo hiểm tai nạn lao động được quản lý, tổ chức và giám sát thực hiện
theo hệ thống từ trung ương – đại diện là Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) quốc gia,
vùng và địa phương. Luật pháp quy định rằng, khi có tai nạn lao động xảy ra thì người có
trách nhiệm phải báo ngay cho người sử dụng lao động và người sử dụng lao động phải có
nghĩa vụ báo cáo cho cơ quan BHXH.
1.3.Chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Tại Thụy Điển, mặc dù ra đời muộn hơn với các chính sách bảo hiểm khác (Luật
về BHTN được áp dụng năm 1934 và luật hiện hành được đưa vào thực hiện từ năm
1998), nhưng chế độ BHTN là một công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách thị trường
lao động tích cực. Với chính sách này, Thụy Điển xem việc đảm bảo việc làm còn quan
trọng và có ý nghĩa hơn cả hỗ trợ tiền bạc cho người lao động(9). Chính vì vậy, sự hỗ trợ
tài chính được thực hiện với điều kiện rất khắt khe. Người thất nghiệp chỉ nhận được trợ
cấp khi họ không thể tìm được việc làm hoặc xã hội không tạo được việc làm cho họ và
đáp ứng những điều kiện:
1) Phải là những người không có việc làm và đăng ký tìm việc làm tại cơ quan dịch
vụ việc làm của nhà nước;
2) Họ phải là người có khả năng và mong muốn chấp nhận một việc làm thích hợp
với ít nhất 3h/ngày, trung bình 17h/tuần. Đối với trường hợp thất nghiệp tự nguyện hoặc
không thực hiện công việc hay từ chối công việc thích hợp, chờ kết quả đào tạo chỉ được
hưởng trợ cấp từ 20 đến 60 ngày;
3) Người lao động phải làm việc tối thiểu 6 tháng (tối thiểu 70h/tháng) và ít nhất
450h trong 6 tháng liên tục trong năm kể từ ngày thất nghiệp;
4) Người nhận bảo hiểm thất nghiệp phải là thành viên của quỹ thất nghiệp trong
vòng 12 tháng.
Có một điểm đặc thù là, sinh viên, những người chưa đáp ứng được điều kiện để
hưởng chế độ và những người đã đăng ký tìm việc tối thiểu 90 ngày trong vòng 10 tháng
kể từ khi kết thúc học tập cũng được tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, để bao phủ

hết những đối tượng có nguy cơ thất nghiệp và không còn thu nhập, năm 1998 Chính phủ
Thụy Điển có cơ chế chăm sóc đặc biệt đối với tất cả các thành viên không thuộc các
Công đoàn quản lý. Ngoài các chế độ BHTN chính thức theo luật, các công đoàn còn
cung cấp một số loại hình bảo hiểm mang tính bổ sung thu nhập khác(10). Chẳng hạn,
năm 2005 có 8 công đoàn thuộc SACO và 2 công đoàn thuộc TCO cung cấp bảo hiểm tập
thể cho các thành viên trực thuộc. Ngoài ra, những thành viên có tham gia quỹ bảo hiểm
thất nghiệp, nhưng không tham gia công đoàn cũng có thể nhận bảo hiểm thu nhập cá
nhân thông qua các công ty bảo hiểm. Đây là những quy định khá linh hoạt nhằm vừa mở

6


rộng phạm vi đối tượng tham gia, vừa tăng quỹ BHTN, đảm bảo mạng lưới an sinh có thể
che phủ hết các đối tượng có nhu cầu và có khả năng rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Với
những quy định như vậy, nên hiệnnay có khoảng 80% những người lao động làm công ăn
lương tại Thụy Điển tham gia vào các quỹ BHTN(11).
Thụy Điển là một quốc gia chi trả chế độ BHTN tương đối hào phóng với các hình
thức trợ cấp thất nghiệp cơ bản và trợ cấp thất nghiệp tự nguyện có liên quan đến thu
nhập. Đối với chế độ trợ cấp thất nghiệp cơ bản, người thất nghiệp được hưởng mức trợ
cấp cố định tối đa là 320SEK/ngày. Người thất nghiệp có thể được nhận trợ cấp trong 300
ngày và trả theo 5 ngày/tuần. Đối với chế độ trợ cấp thất nghiệp tự nguyện, người thất
nghiệp nhận 80% của mức lương nhận được gần nhất với mức trợ cấp tối đa là
730SEK/ngày cho 100 ngày đầu tiên và sau đó là 680SEK/ngày, tối đa trong 300 ngày và
5 ngày/tuần. Mức chi trả tối thiểu và tối đa được điều chỉnh bởi nhà nước và việc điều
chỉnh không liên quan trực tiếp đến chỉ giá cả và lương.
Về tài chính: quỹ BHTN được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Đối với chế
độ bảo hiểm tự nguyện, người tham gia đóng khoản phí từ 100 – 150SEK/tháng. Người
tham gia bảo hiểm ở chế độ cơ bản thì không phải nộp phí. Người sử dụng phải đóng góp
tỷ lệ nhất định theo bảng lương.
Về quản lý: chế độ BHTN thuộc sự quản lý của các Công đoàn dựa trên cơ sở

cung cấp của Chính phủ và đóng góp của người sử dụng lao động và công đoàn. Hiện nay
có tới 38 quỹ bảo hiểm đang hoạt động và chịu sự giám sát của Ban BHTN quốc gia. Các
quỹ này có quan hệ chặt chẽ với công đoàn, nhưng độc lập về pháp lý.

2. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
Ngay từ những ngày đầu Trung Quốc giành độc lập, các chính sách, chế độ về an
sinh xã hội đã được ban hành. Năm 1950 chính sách nhằm trợ giúp và giải quyết vấn đề
công nhân thất nghiệp từ chế độ cũ để lại đã được triển khai. Năm 1951, chính sách, chế
độ bảo hiểm về hưu trí, tàn tật, tử tuất, ốm đau, chăm sóc y tế, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, thai sản đã được đưa ra. Sau đó Trung Quốc đã ban hành một loạt các chính sách,
chế độ về an sinh xã hội bao gồm cả cứu tế xã hội, chế độ đối xử và chăm sóc đặc biệt
nhằm không ngừng đẩy mạnh và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu nâng cao của xã
hội. Tuy nhiên, phạm vi của chế độ an sinh xã hội cho đến những năm giữa của thập kỷ
80 về cơ bản mới được thực hiện ở khu vực thành phố và tập trung vào các doanh nghiệp
nhà nước.

7


Kể từ năm 1984, Trung Quốc tiến hành một loạt các cải cách đối với lĩnh vực an
sinh xã hội. Năm 1984 bắt đầu cải cách chính sách hưu trí đối với lao động làm việc trong
các doanh nghiệp. Năm 1986, ban hành chế độ bảo hiểm thất nghiệpđối với khu vực
doanh nghiệp Nhà nước. Các chính sách BHXH như thai sản, tai nạn lao động, chăm sóc
y tế được cải cách và ban hành vào các năm 1994, 1996 và 1998. Năm 1999, chính sách
bảo đảm mức sống tối thiểu được đưa ra và năm 2002 mô hình hợp tác xã y tế kiểu mới
đối với khu vực nông thôn được thiết lập… Những cải cách và phát triển của hệ thống an
sinh xã hội đã thực sự đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định xã
hội.

2.1. Cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội

Hệ thống an sinh xã hội ở Trung Quốc về cơ bản bao gồm: BHXH, cứu trợ xã hội,
phúc lợi xã hội, chế độ đối xử và chăm sóc đặc biệt, chính sách tương hỗ xã hội.
-

Chế độ về BHXH gồm: hưu trí, thất nghiệp, BHYT cơ bản, tai nạn lao động và thai
sản. Quỹ BHXH bảo đảm mọi cá nhân được trợ cấp và hỗ trợ tài chính khi tuổi già,
thất nghiệp, ốm đau, tai nạn lao động và sinh đẻ ở mức cơ bản. Nguồn kinh phí để
chi trả các chế độ này chủ yếu trên cơ sở đóng góp của người lao động và chủ sử
dụng lao động (nội dung cụ thể của từng chế độ được giới thiệu ở phần sau).

-

Chế độ cứu trợ giúp xã hội: nhằm cung cấp, hỗ trợ tài chính cho người dân để đảm
bảo duy trì mức sống tối thiểu. Nhóm người được chế độ này quan tâm là: những
người không có khả năng làm việc, không có khả năng kiếm tiền, có khả năng
kiếm tiền nhưng dưới mức tối thiểu và những người có khả năng kiếm việc làm
nhưng tạm thời nghỉ vì tai nạn. Nguồn kinh phí để chi chế độ này chủ yếu từ ngân
sách địa phương và hỗ trợ của ngân sách Trung ương.

-

Chế độ phúc lợi xã hội: nhằm thực hiện 5 bảo đảm (ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và
chi phí mai táng) cho những người già, trẻ em mồ côi đang sống trong những hoàn
cảnh quá khó khăn. Ngoài ra, các doanh nghiệp phúc lợi xã hội được khuyến khích
để tạo ra các cơ hội việc làm đối với những người tàn tật. Nguồn kinh phí thực hiện
chế độ này được bố trí hàng năm trong ngân sách Trung ương và địa phương.

-

Chế độ đối xử và chăm sóc đặc biệt: nhằm công nhận và hỗ trợ đối với những

người có đóng góp đặc biệt cho tổ quốc và xã hội như người có công với cách
mạng, quân nhân, cựu chiến binh.

8


-

Chính sách tương hỗ xã hội: nhằm khuyến khích và hỗ trợ đối với các tổ chức xã
hội mà thực hiện các hoạt động trợ giúp người đói, nghèo. Các hoạt động này hiện
chủ yếu cung cấp bởi tổ chức công đoàn, hội phụ nữ, hội thanh niên, nhà tài trợ
nhân đạo thuộc các tổ chức chức phi Chính phủ và các tổ chức trợ giúp hoạt động
theo nguyên tắc tự nguyện.

2.2. Về quản lý hành chính đối với an sinh xã hội
Chính quyền Trung ương và địa phương cùng chia sẻ trách nhiệm đối với quản lý
về an sinh xã hội. Nhiệm vụ của chính quyền Trung ương chủ yếu là đưa ra các quy định,
chính sách và mức chuẩn chung trong toàn quốc và cung cấp các trợ giúp tài chính đối với
khu vực đặc biệt khó khăn. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về đưa ra các quy
định, chính sách và mức chuẩn tại địa phương nhưng phải phù hợp với quy định của
Trung ương; tổ chức thu các khoản đóng góp và chi trả trợ cấp về an sinh xã hội.
Tại Trung ương và địa phương, các cơ quan BHXH được thành lập với số cán bộ, nhân
viên lên đến trên 100.000 người trong toàn quốc. Nhiệm vụ chính của cơ quan BHXH là:
tiếp nhận đăng ký tham gia bảo hiểm, tổ chức thu đóng bảo hiểm; hạch toán các khoản
đóng góp, quản lý tài khoản cá nhân của người tham gia, kiểm tra về tính phù hợp của các
yêu cầu, thực hiện các khoản trợ cấp, quản lý quỹ BHXH. Cơ quan BHXH cũng chịu
trách nhiệm trong việc thực hiện thoả thuận về BHXH giữa Trung Quốc và các nước
khác.

2.3. Một số nét cơ bản về các chế độ BHXH


Chế độ hưu trí
Các chế độ hưu trí khác nhau được áp dụng đối với người lao động thuộc các
doanh nghiệp, nông dân và công chức, viên chức thuộc các cơ quan, tổ chức của Chính
phủ:
-

Chế độ hưu trí đối với người lao động thuộc các doanh nghiệp được giới thiệu vào
những năm đầu 1950 và được cải cách từ năm 1984. Năm 1997, chế độ bảo hiểm
hưu trí cơ bản trong toàn quốc đối với những người lao động thuộc các doanh

9


nghiệp đã được ban hành và đang được mở rộng tới người làm tư và lao động tự
do. Đến cuối năm 2003, đã có trên 154,9 triệu người tham gia chế độ này và đã có
38,5 triệu người được hưởng chế độ.
Chế độ hưu trí này dựa trên sự kết hợp giữa cộng đồng xã hội (thông qua việc thiết
lập quỹ cộng đồng để chia sẻ rủi ro) và các tài khoản cá nhân. Mức đóng hiện tại đối với
cá nhân là khoảng 8% tiền lương, tiền công và của người sử dụng lao động là 20% của
tổng quỹ tiền lương. Ngoài ra, chính quyền các cấp có thể cung cấp trợ cấp tài chính trong
trường hợp quỹ này thiếu hụt. Cơ quan BHXH tạo ra các tài khoản cá nhân về hưu trí cho
mỗi người lao động với mức là 11% tiền lương, tiền công trong đó phần 8% đóng góp của
người lao động được chuyển trực tiếp vào tài khoản và phần 3% được trích từ phần đóng
góp của người sử dụng lao động. Phần đóng góp của người sử dụng lao động sau khi trích
chuyển một phần vào tài khoản cá nhân được chuyển vào quỹ cộng đồng.
Người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu theo quy định và tham gia ít nhất 15 năm sẽ
được nhận trợ cấp hưu trí hàng tháng. Trợ cấp hưu trí cơ bản bao gồm 2 phần chính: phần
từ quỹ cộng đồng bằng 20% mức tiền lương trung bình chung năm trước của người lao
động; phần từ tài khoản cá nhân bằng 1/120 của tổng số tiền tích lũy được. Những người

làm việc trước thời gian ban hành chính sách hưu trí nói trên thì sẽ áp dụng chế độ hưu trí
quá độ khi nghỉ hưu và Nhà nước sẽ điều chỉnh mức độ trợ cấp hưu trí theo sự phát triển
kinh tế (từ năm 1998 đến 2002, lương hưu đã tăng khoảng 50%).
Ngoài ra, để đối phó với khó khăn tài chính cho vấn đề già hóa dân số trong tương
lai, năm 2000 quỹ bảo đảm xã hội quốc gia không dựa vào sự đóng góp đã được thành lập
và số tiền dự phòng tích luỹ đến 2003 khoảng 130 tỷ nhân dân tệ. Chính phủ cũng hỗ trợ
và khuyến khích các doanh nghiệp tạo ra các chương trình bảo hiểm hưu trí bổ sung
nhưng hiện tại mới bao phủ được 7 triệu người lao động.
-

Chế độ hưu trí đối với công chức, viên chức: kinh phí thực hiện được bảo đảm bởi
Nhà nước và cá nhân không phải đóng góp. Mức trợ cấp hưu trí được xác định trên
cơ sở mức lương cơ bản và số năm phục vụ. Hiện tại, chế độ này bao phủ 30 triệu
công chức, viên chức. Đối với quân nhân cũng có chế độ hưu trí tương tự nhưng là
hệ thống hưu trí độc lập với chế độ hưu trí đối với công chức, viên chức.

-

Trợ cấp tuổi già ở khu vực nông thôn: Năm 1991 Chương trình thí điểm về chế độ
hưu trí sử dụng tài khoản cá nhân đang được triển khai ở một số khu vực nông thôn
dựa trên sự đóng góp của cá nhân, hỗ trợ của chính quyền địa phương và khuyến

10


khích bằng cơ chế của Nhà nước. Hiện tại, khoảng 55 triệu người hiện đang tham
gia chương trình thí điểm này.

Chế độ bảo hiểm thất nghiệp


Năm 1986, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với khu vực doanh nghiệp Nhà
nước được ban hành. Năm 1999, chính sách bảo hiểm thất nghiệp áp dụng đối với tất cả
cơ quan, doanh nghiệp và người lao động đã được thông qua; mức đóng là 3% mức tiền
lương, tiền công trong đó người lao động đóng 1% và người sử dụng lao động đóng góp
2%. Cuối năm 2003, đã có 103,73 triệu người được tham gia và số người được nhận trợ
cấp là 4,15 triệu người.
Điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm 3 điều kiện cơ bản: Thứ nhất,
thời gian người lao động tham gia và đóng góp là trên 1 năm. Thứ hai, việc không có việc
làm không phải là vì lý do cá nhân. Thứ ba, người lao động phải kê khai (đăng ký) là đang
thất nghiệp và đang nỗ lực tìm việc làm.
Mức trợ cấp thất nghiệp do chính quyền địa phương quyết định nhưng phải đảm
bảo nguyên tắc phải thấp hơn tiền lương tối thiểu đồng thời cao hơn mức sống tối thiểu.
Thời gian nhận trợ cấp được xác định chủ yếu dựa vào số năm tham gia đóng góp nhưng
không được quá 24 tháng. Trong thời gian nhận trợ cấp thất nghiệp, được trợ cấp về thuốc
men nếu bị ốm đau, được hưởng trợ cấp về mai táng phí và trợ cấp tử tuất nếu bị chết, và
được trợ cấp về đào tạo nghề nghiệp và thay đổi việc.

Chế độ BHYT

Năm 1998, Trung Quốc thực hiện cải cách và ban hành chế độ BHYT cơ bản đối
với người lao động. Cuối năm 2003, chế độ BHYT cơ bản đã bao phủ được 108,95 triệu
người.

11


Cả người lao động và chủ sử dụng lao động có trách nhiệm đóng góp cho quỹ
BHYT với mức đóng của chủ sử dụng lao động là 6% của tổng quỹ tiền lương và người
lao động là 2% của tiền lương, tiền công.
Chế độ BHYT là sự kết hợp giữa quỹ cộng đồng và tài khoản cá nhân. Tài khoản

cá nhân được mở bởi cơ quan BHXH cho từng người tham gia; toàn bộ phần đóng góp
của cá nhân và 30% phần đóng góp của chủ sử dụng lao động được chuyển vào tài khoản
cá nhân; tài khoản cá nhân chủ yếu được sử dụng để chi trả cho chi phí điều trị nội trú và
một phần nhỏ của chi phí điều trị nội trú. Quỹ cộng đồng chia sẻ được hình thành từ phần
70% còn lại của chủ sử dụng lao động; quỹ này sử dụng để thanh toán chi phí điều trị nội
trú nhưng chi phí đó phải trên ngưỡng tối thiểu và chỉ được thanh toán tối đa đến mức
trần thanh toán.
Để tăng cường và bổ sung cho BHYT cơ bản, chế độ về trợ cấp cho các chi phí lớn
đã được ban hành để đối phó với các chi phí khám chữa bệnh vượt quá mức trần trong
BHYT cơ bản.
Để đảm bảo người tham gia bảo hiểm được hưởng các quyền lợi của dịch vụ y tế
cơ bản trong khi chi phí y tế không ngừng tăng, Trung Quốc đã tăng cường công tác quản
lý y tế, xây dựng danh mục thuốc BHYT và ban hành các mức chuẩn trong chẩn đoán,
điều trị. Nhà nước cũng quy định rõ các tiêu chuẩn chuyên môn đối với các cơ sở khám
chữa bệnh và cơ sở cung cấp thuốc cho những người tham gia BHYT.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đưa ra chương trình trợ cấp về y tế cho công chức, viên
chức. Các doanh nghiệp cũng được khuyến khích để tạo ra các chương trình bảo hiểm bổ
sung cho người lao động của họ. Nhà nước cũng từng bước đưa ra các chính sách trợ giúp
y tế xã hội nhằm cung cấp dịch vụ y tế cơ bản cho những người dân nghèo.
Năm 2002, Trung Quốc đã đưa ra mô hình hợp tác xã y tế kiểu mới dựa trên
nguyên tắc tương trợ tự nguyện. Thủ đô Bắc Kinh đã thí điểm mô hình này tại một số
điểm, với sự chia sẻ tài chính giữa nông dân, cộng đồng và chính quyền địa phương nhằm
tạo ta một quỹ chia sẻ rủi ro cho những bệnh tật nghiêm trọng.

Chế độ tai nạn lao động

12


Quy định về nghĩa vụ của chủ sử dụng động trong việc bồi thường tai nạn lao động

đã có từ những năm 1950. Năm 1996, Bộ Lao động đưa ra quy định về về bảo hiểm tai
nạn lao động đối với người lao động trong các doanh nghiệp và bắt đầu thiết lập các
chương trình bảo hiểm tai nạn lao động ở một số khu vực. Cùng năm 1996, tiêu chuẩn về
đánh giá mức độ thương tật lao động đã được ban hành. Cuối năm 2003, đã có 45,73 triệu
người tham gia vào chương trình và số người được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao
động là 370.000 người.
Quy định mới về bảo hiểm tai nạn lao động được ban hành ngày 27/4/2003 và có
hiệu lực thi hành từ 1/1/2004 áp dụng đối với tất cả loại hình doanh nghiệp và các cơ sở
tư nhân có thuê lao động. Theo quy định, người lao động không phải đóng góp mà chủ sử
dụng lao động phải đóng góp để hình thành quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tại các tỉnh,
thành phố. Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động chủ yếu để chi trả chi phí y tế và trợ cấp
thương tật, lương hưu cho những người bị mất khả năng lao động do tại nạn lao động,
cũng như để chi trả chi phí về chăm sóc bệnh nhân.
Chế độ thai sản

Chế độ về thai sản đã được thiết lập từ những năm 1950. Năm 1994, Bộ Lao động
ban hành chính sách mới về chế độ thai sản đối với người lao động trong các doanh
nghiệp, trong đó quy định nghĩa vụ đóng góp thuộc về chủ sử dụng lao động và tối thiểu
là 1% của tổng tiền quỹ tiền lương. Người lao động không phải đóng góp và được hưởng
trợ cấp sinh đẻ và chi phí y tế trong thời gian sinh đẻ; thời gian hưởng chế độ không thấp
hơn 90 ngày. Trong thời gian sinh đẻ, chủ sử dụng lao động không được giảm mức tiền
công, tiền lương và chắm dứt hợp đồng lao động. Cuối năm 2003 đã có 36,48 triệu người
tham gia chế độ bảo hiểm thai sản tại 29 tỉnh, thành phố và số phụ nữ được hưởng chế độ
thai sản là 350.000 người.

3. NHẬT BẢN
3.1. Hệ thống an sinh xã hội

13



Hệ thống an sinh xã hội Nhật Bản bắt đầu hình thành từ việc ban hành Quy định
cứu trợ nghèo đói vào năm 1874, sau đó lần lượt các luật liên quan đến các chính sách an
sinh xã hội ra đời như: Luật Hưu trí, Luật BHYT, Luật Phúc lợi xã hội, Luật Vô gia cư…
Hiện tại, hệ thống an sinh xã hội Nhật Bản bao gồm các chế độ sau:
-

Cứu trợ xã hội: là chế độ mà Chính phủ đảm bảo mức sống tối thiểu cho tất cả
những người gặp khó khăn trong cuộc sống và khuyến khích họ sống tự lập. Các
hỗ trợ của Nhà nước bao gồm: chăm sóc y tế, kiếm sống, chi phí giáo dục, nhà ở,
đào tạo nghề, xây dựng các cơ sở cứu trợ, phục hồi chức năng, chăm sóc y tế, ký
túc xá cho người nghèo…

-

Phúc lợi xã hội: là chế độ cung cấp cho những người có những thiệt thòi khác nhau
trong cuộc sống như người tàn tật, mồ côi cha, vì thế họ không thể vượt qua được
những mất mát và sống cuộc sống an toàn. Các phúc lợi xã hội được cung cấp cho
người tàn tật, người trí tuệ chậm phát triển, người già, trẻ em…

-

BHXH: là một hệ thống các chế độ bảo hiểm bắt buộc cung cấp những phúc lợi
nhất định cho người tham gia bảo hiểm khi ốm đau, thương tật, sinh con, chết, tuổi
già, tàn tật, thất nghiệp và các sự kiện được bảo hiểm khác mà kết quả làm cho
cuộc sống khó khăn, với mục tiêu là duy trì sự ổn định cuộc sống. Các chế độ
BHXH bao gồm: bảo hiểm hưu trí, BHYT, bảo hiểm chăm sóc dài ngày, bảo hiểm
việc làm, bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động…

-


Y tế công: là hệ thống chăm sóc y tế và phòng bệnh vì mục tiêu cuộc sống khỏe
mạnh cho người dân Nhật Bản, bao gồm chương trình quản lý bệnh lao, bệnh lây
nhiễm, ma túy, nước máy, nước thải, rác thải…

-

Chính phủ và chính quyền địa phương cùng chia sẻ trách nhiệm đối với việc quản
lý về an sinh xã hội. Nhiệm vụ của Chính phủ là đưa ra các chính sách, quy định
chung và hỗ trợ một phần tài chính, nhiệm vụ của chính quyền địa phương chủ yếu
là tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Năm 2002, chi phí của hệ thống
an sinh xã hội là 83,6 nghìn tỷ yên, trong đó chi cứu trợ xã hội và phúc lợi xã hội
8,4%, chi BHXH 91,0%, chi y tế công 0,7%.

3.2. Khái quát về các chế độ BHXH

14


Các chế độ BHXH bao gồm hai phần: A) BHXH (bảo hiểm hưu trí, BHYT); B)
Bảo hiểm lao động (bảo hiểm việc làm, bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động).
Chế độ bảo hiểm hưu trí và BHYT do cơ quan BHXH quản lý và tổ chức thực hiện, Bảo
hiểm việc làm do cơ quan Bảo đảm việc làm của Chính phủ thực hiện, Bảo hiểm bồi
thường tai nạn cho người lao động do cơ quan Thanh tra lao động thực hiện.
Hệ thống cơ quan BHXH bao gồm cơ quan Trung ương, 47 cơ quan BHXH địa
phương với 312 văn phòng chi nhánh BHXH, có trách nhiệm quản lý và thực hiện chế độ
BHYT (trừ BHYT của hiệp hội và BHYT quốc gia) và các chế độ bảo hiểm hưu trí. Các
quỹ BHYT của các hiệp hội do các hiệp hội, BHYT quốc gia do chính quyền địa phương
thực hiện theo luật định.


Chế độ hưu trí
Luật Hưu trí cho người lao động ra đời năm 1941, và được đổi tên là Luật Bảo
hiểm hưu trí cho người lao động vào năm 1944 áp dụng đối với người lao động làm công
hưởng lương. Năm 1959 Luật Bảo hiểm hưu trí quốc gia ra đời thực hiện bảo hiểm cho
lao động cá thể, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Do đó,
đến năm 1961 về cơ bản một chế độ hưu trí toàn dân đã được hình thành ở Nhật Bản.
Năm 1985, Luật Hưu trí đã có sự thay đổi đáng kể bằng việc giới thiệu Chế độ lương hưu
cơ bản. Từ đó hình thành hệ thống lương hưu với cấu trúc 2 tầng, tầng 1 là lương hưu cơ
bản, tầng 2 là lương hưu được tính căn cứ theo tiền lương đóng bảo hiểm của người tham
gia.
Chế độ hưu trí Nhà nước được chia ra làm hai loại hình chính là: 1) Chế độ bảo
hiểm hưu trí quốc gia áp dụng đối với công dân Nhật Bản tuổi từ 20 đến dưới 60 và thực
hiện tự nguyện cho người dân Nhật Bản ở trong nước từ 60 đến dưới 65 tuổi, ở nước
ngoài từ 20 đến dưới 65 tuổi; 2) Chế độ hưu trí cho người lao động thực hiện cho người
lao động dưới 65 tuổi làm việc tại các tổ chức, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa
phương, tại các công ty, tập đoàn, trường học tư.
Đối tượng: tổng số 69,89 triệu người được chia làm 3 nhóm:
1) Nhóm 1: lao động cá thể, nông dân, người không có việc làm, sinh viên… tham
gia chế độ hưu trí quốc gia 22,37 triệu người;

15


2) Nhóm II: lao động trong khu vực tư nhân và Nhà nước, tham gia chế độ bảo
hiểm hưu trí cho người lao động 36,28 triệu người;
3) Nhóm 3: người ăn theo là vợ/chồng sống dựa vào thu nhập của người lao động
thuộc nhóm II, tham gia chế độ hưu trí quốc gia 11,24 triệu người.
Mức đóng và nguồn quỹ:
Mức đóng của nhóm I là 13.300 yên/tháng, từ 4/2005 tăng mỗi năm 280 yên để đạt
mức 16.900 yên/tháng vào năm 2017;

Mức đóng của nhóm II là 13,934%, từ 10/2004 tăng mỗi năm 0,354% và sẽ đạt
18,30% vào năm 2017, số tiền đóng góp được chia đều, chủ sử dụng lao động đóng 50%,
người lao động đóng 50%;
Nhóm III không phải đóng phí, phí bảo hiểm của nhóm này sẽ được quỹ hưu trí
cho người lao động chuyển sang quỹ hưu trí quốc gia.
Nguồn quỹ hưu trí được hình thành từ đóng góp của người tham gia, người lao
động, chủ sử dụng lao động và ngân sách nhà nước. Ngân sách Nhà nước hiện đang tài trợ
1/3 chi phí lương hưu cơ bản và dự kiến sẽ tăng lên 1/2 vào năm 2009.
Phúc lợi: Tổng số người hưởng phúc lợi là 30,76 triệu người, với số tiền là 42,322
nghìn tỷ yên. Người tham gia theo quy định sẽ được nhận lương hưu cơ bản khi 65 tuổi
với thời gian tham gia bảo hiểm từ 25 năm trở lên. Người tham gia bảo hiểm có thể nhận
lương hưu sớm từ 60 đến 64 tuổi, nhưng mức lương hưu sẽ bị giảm đi bằng 0,5% nhân
với số tháng nhận lương hưu sớm, ngược lại nếu nhận lương hưu muộn từ 66 đến 70 tuổi
mức lương hưu sẽ tăng lên là 0,7% nhân với số tháng nhận muộn. Các chế độ trợ cấp khi
tham gia bảo hiểm hưu trí gồm: lương hưu, trợ cấp thương tật và trợ cấp tuất. Với các đối
tượng thuộc nhóm I và III được nhận trợ cấp lương hưu cơ bản, trợ cấp thương tật cơ bản,
trợ cấp tuất cơ bản. Trợ cấp thương tật, trợ cấp tuất được tính trên cơ sở lương cơ bản và
được chia làm nhiều mức. Người lao động tham gia chế độ bảo hiểm cho người lao động,
sẽ được nhận trợ cấp lương hưu cơ bản và lương hưu tính trên cơ sở tiền lương đóng bảo
hiểm. Từ tháng 4/2002 lương hưu cơ bản cho người có thời gian tham gia bảo hiểm 40
năm là 66.208 yên/tháng.

Chế độ BHYT

16


Luật BHYT được ban hành lần đầu tiên vào năm 1922, sau đó lần lượt các Luật
BHYT quy định riêng cho từng đối tượng được hình thành như: Luật BHYT quốc gia
năm 1938, Luật BHYT cho người lao động, Luật BHYT cho ngư dân năm 1939. Đến năm

1961, Nhật Bản hoàn thành việc thực hiện BHYT toàn dân.
Chế độ BHYT về cơ bản được chia ra làm 2 loại hình chính:
1) BHYT cho người lao động, thực hiện theo nơi làm việc;
2) BHYT Quốc gia (BHYT cộng đồng), thực hiện theo vị trí địa lý.
Đối tượng: tổng số 126,739 triệu người, trong đó: 50,297 triệu người tham gia
BHYT quốc gia gồm nông dân, lao động cá thể, thợ mộc…; 76,442 triệu người tham gia
BHYT cho người lao động gồm lao động tại các cơ quan, tổ chức Nhà nước, tư nhân.
Mức đóng và nguồn quỹ BHYT: Nguồn quỹ BHYT được hình thành từ đóng góp
của người lao động, chủ sử dụng lao động và tài trợ của Nhà nước. Mức đóng góp chung
cho người cho người lao động là 8,2%, ngư dân 9,1%, người lao động tại các hiệp hội từ
3% đến 9,5%, người lao động làm việc theo ngày 1,31 lần mức tiền công trung bình hàng
ngày nhân với tỷ lệ đóng góp chung, BHYT cộng đồng là 530.000 yên/năm/hộ gia đình.
Trách nhiệm đóng góp phí BHYT được chia đều, người lao động đóng một nửa, chủ sử
dụng lao động đóng một nửa, nhưng phần đóng góp của người lao động tham gia các quỹ
hiệp hội BHYT không được vượt quá 4,5% tiền công.
Đối với quỹ BHYT cho người lao động do Chính phủ quản lý ngân sách Nhà nước
hỗ trợ: chi phí quản lý, 13,0% chi phí của các dịch vụ y tế, trợ cấp thương tật, ốm đau,
thai sản, dịch vụ y tế chi phí cao, 16,4% cho các dịch vụ y tế cho người già và bảo hiểm
chăm sóc dài ngày. Đối với BHYT cộng đồng, Chính phủ tài trợ 50% chi phí dịch vụ y tế
cho quỹ BHYT của chính quyền địa phương, 47% quỹ BHYT của hiệp hội. Số tiền giảm
phí đóng góp cho một số đối tượng của quỹ BHYT cộng đồng được hỗ trợ 50% từ ngân
sách nhà nước, 25% từ ngân sách địa phương và 25% từ ngân sách của thành phố.
Phúc lợi BHYT: Người tham gia BHYT và người phụ thuộc được nhận phúc lợi
BHYT trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, sinh con và chết. Phúc lợi theo luật định
gồm có: các dịch vụ y tế được hưởng tại các cơ sở y tế và phúc lợi bằng tiền do quỹ
BHYT chi trả. Các dịch vụ y tế được cung cấp bao gồm: khám bệnh, cung cấp thuốc và
vật tư y tế, điều trị trong các trường hợp cấp cứu, phẫu thuật và các điều trị y khoa khác,
chăm sóc y tế tại nhà, nằm viện và điều dưỡng. Người tham gia BHYT được tự do lựa
chọn nơi khám chữa bệnh và phải thực hiện cùng chi trả chi phí cho các dịch vụ y tế nhận


17


được. Mức cùng chi trả hiện nay là 30% và có áp dụng mức thấp hơn cho một số đối
tượng như: 20% đối với trẻ em dưới 3 tuổi, với hộ gia đình có mức thu nhập nhất định
theo quy định, 10% đối với người già từ 70 tuổi trở lên. Các phúc lợi bằng tiền được quỹ
BHYT chi trả cho người tham gia BHYT bao gồm: trợ cấp ốm đau và tai nạn lao động,
trợ cấp thai sản, trợ cấp sinh con, chi phí tang lễ, trợ cấp tuất, chi phí vận chuyển bệnh
nhân. Mức trợ cấp được xác định theo tỷ lệ % tiền lương, tiền công hoặc mức cố định, và
có sự khác nhau giữa các loại hình BHYT. Riêng đối tượng tham gia BHYT cộng đồng
chỉ được hưởng các loại phúc lợi bằng tiền là: trợ cấp sinh con, chi phí tang lễ, chi phí vận
chuyển bệnh nhân.
Phương thức thanh toán chi phí y tế: với hệ thống nhiều quỹ BHYT, để thuận tiện,
việc thanh toán các chi phí khám chữa bệnh BHYT được thực hiện thông qua cơ quan thứ
ba là các Tổ chức “Giám định và thanh toán chi phí BHYT”. Các cơ quan này có trách
nhiệm tiếp nhận đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT từ các cơ sở y tế, kiểm
tra và tính toán chi phí, thông báo số tiền phải thanh toán đến các quỹ BHYT, đồng thời
chuyển tiền cho các cơ sở y tế. Chi phí y tế được thanh toán cho các cơ sở y tế được kết
hợp giữa 2 phương thức “phí dịch vụ” và “khoán trọn gói”.

Bảo hiểm việc làm
Luật Bảo hiểm việc làm có hiệu lực từ 01/04/1975 thay thế cho Luật Thất nghiệp
ban hành năm 1947. Bảo hiểm việc làm là một chế độ bảo hiểm bắt buộc do Chính phủ
quản lý liên quan đến việc làm một cách toàn diện, cung cấp các phúc lợi bao gồm: 1)
Các trợ cấp thất nghiệp: trợ cấp tìm việc; trợ cấp xúc tiến việc làm; trợ cấp đào tạo và dạy
nghề; trợ cấp tiếp tục làm việc; 2) Ba loại dịch vụ: a) ổn định việc làm: ngăn ngừa thất
nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc, tăng cơ hội việc làm; b) Phát triển nguồn nhân lực:
phát triển, trau dồi năng lực cho người lao động bằng việc xây dựng và quản lý các cơ sở
đào tạo; c) Phúc lợi xã hội cho người lao động: tư vấn, dịch vụ hỗ trợ tìm việc làm, tuyển
dụng.

Tỷ lệ đóng góp chung được tính theo lương là 1,75%, trong đó 1,4% dành chi cho
các trợ cấp thất nghiệp (chủ sử dụng đóng 50%, người lao động đóng 50%), 0,35% dành
chi cho 3 loại dịch vụ (chủ sử dụng lao động đóng 100%). Một số ngành có tỷ lệ đóng
góp cao hơn mức chung như: nông nghiệp, lâm nghiệp là 1,95%, xây dựng 2,05% và lao
động theo ngày được tính theo mức cố định. Nguồn quỹ được hình thành từ đóng góp và
hỗ trợ của Nhà nước: đối với lao động chung, lao động ngắn hạn theo thời vụ ngân sách

18


hỗ trợ 1/4 chi phí tìm việc làm, và có thể tăng lên 1/3 khi thiếu quỹ; đối với lao động làm
việc theo ngày ngân sách tài trợ 1/3 và có thể giảm xuống 1/4 khi quỹ có số dư. Nhà nước
tài trợ 1/4 chi phí tiếp tục việc làm.

Bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động (WACI)
Luật Bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động được ban hành vào năm
1947. WACI cung cấp bảo hiểm cho các tai nạn vì các lý do thương tật, ốm đau, tàn tật,
chết của người lao động tại nơi làm việc hoặc trên đường đi đến nơi làm việc. Đến 3/2001
đã có khoảng 2,7 triệu đơn vị thực hiện WACI và bảo hiểm cho khoảng 48.550 nghìn lao
động.
Phúc lợi của chế độ WACI được chia làm hai phần: 1)Phúc lợi thương tật khi làm
việc và trên đường đi đến nơi làm việc gồm: bồi thường chi phí y tế, trợ cấp 1 lần do mất
khả năng lao động tạm thời, bồi thường thương tật và ốm đau, bồi thường tàn tật, trợ cấp
tuất, mai táng phí, trợ cấp chăm sóc dài ngày; Phúc lợi phòng tránh bệnh tật gồm kiểm tra
y tế và hướng dẫn về y tế sau khi kiểm tra; 2) Các dịch vụ phúc lợi lao động: dịch vụ phục
hồi chức năng, dịch vụ hỗ trợ cho người bị thương tật, dịch vụ bảo đảm an toàn và điều
dưỡng; dịch vụ bảo đảm điều kiện làm việc.
Phí bảo hiểm do chủ sử dụng lao động đóng góp và được thu cùng với phí bảo
hiểm việc làm dưới hình thức thống nhất là “Phí bảo hiểm lao động”. Tỷ lệ đóng góp
được phân loại theo ngành nghề trên cơ sở tần suất tai nạn lao động và một số yếu tố

khác. Hiện tại tỷ lệ thấp nhất là 0,55% (ngành thương mại) và cao nhất 13,3% (xây dựng
trạm thủy điện, đường ống). Tỷ lệ đóng góp được chia thành 30 mức cho 52 ngành.

Các chế độ khác
-

Trợ cấp nuôi con: Luật Trợ cấp nuôi con được ban hành 1/1972 với mục tiêu giúp
ổn định cuộc sống gia đình, đóng góp vào việc phát triển mạnh khỏe cả về trí tuệ
và thể chất cho trẻ em là những người tiếp tục thế hệ sau. Trợ cấp nuôi con được
cung cấp đến khi trẻ đi học tiểu học (6 tuổi), cho người lao động có 3 người ăn
theo với thu nhập là 4.150.000 yên/năm đến mức 5.740.000 yên/năm. Mức trợ cấp
cho con thứ nhất và con thứ 2 là 5.000 yên/tháng, từ con thứ 3 là 10.000 yên/tháng.
Đồng thời, chế độ cung cấp các trợ giúp và hỗ trợ cho các cơ sở xúc tiến phát triển

19


trí tuệ và thể chất cho trẻ em. Nguồn quỹ được hình thành từ hỗ trợ của chính
quyền Trung ương, chính quyền địa phương và từ đóng góp của chủ sử dụng lao
động cho các quỹ bảo hiểm hưu trí.
-

Bảo hiểm chăm sóc dài ngày: Chế độ bảo hiểm chăm sóc dài ngày được giới thiệu
vào năm 1997 và được thực hiện vào 4/2000, là một chương trình toàn diện với
phúc lợi xã hội, chữa bệnh và chăm sóc y tế cho người già. Cơ quan thực hiện bảo
hiểm chăm sóc dài ngày là chính quyền các thành phố.

Đối tượng tham gia được phân làm 2 loại: 1) Người già từ 65 tuổi trở lên; 2) Người từ 40
đến 64 tuổi đang tham gia BHYT Nhà nước.
Các phúc lợi được hưởng gồm: chăm sóc hàng ngày tại nhà (thăm khám, tắm,

chăm sóc bệnh nhân), chăm sóc tại cơ sở điều dưỡng hàng ngày, chăm sóc ngắn ngày tại
viện dưỡng lão, chăm sóc dài ngày tại viện dưỡng lão.
Nguồn tài chính: nhóm 1 được khấu trừ từ lương hưu và trợ cấp dưỡng lão, chính
quyền thành phố hỗ trợ đóng góp cho trường hợp mức lương hưu dưới 180.000 yên/năm;
nhóm 2 do các quỹ BHYT đóng góp. Trách nhiệm đóng góp vào quỹ được phân chia:
18% từ nhóm 1, 32% từ nhóm 2 và ngân sách Nhà nước 50% (ngân sách Trung ương
25%, ngân sách địa phương 12,5%, thành phố 12,5%).
Chăm sóc y tế cho người già: Luật Chăm sóc y tế cho người già được thực hiện từ
8/1982 với mục tiêu cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, chăm sóc sức khỏe, chia sẻ chi phí y
tế của người già cho số dân còn lại, đồng thời tăng sức khỏe của người dân, xúc tiến phúc
lợi xã hội cho người già. Đối tượng là những người tham gia BHYT tuổi trên 75 tuổi hoặc
từ 65 đến 75 tuổi nằm liệt giường cần được chăm sóc y tế. Chi phí chăm sóc y tế cho
người già được hình thành từ đóng góp của các quỹ BHYT và 1/3 từ ngân sách Trung
ương, 1/6 từ ngân sách của tỉnh, thành phố. Đến 9/2002 tỷ lệ đóng góp là 70% từ các quỹ
BHYT, 30% từ ngân sách. Từ 10/2002 ngân sách tăng lên đều đặn và đạt 50% vào
10/2006./.
* Outline of Social Insurance in Japan – Yoshida Finance & Social Security Law
Institute.
* Số liệu tính đến 31/3/2007.

4. CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC

20


Hệ thống BHXH ở Đức ra đời hàng trăm năm nay và đã đạt được nhiều thành tựu to
lớn, là mẫu mực cho nhiều nước trên thế giới trong việc xây dựng và phát triển sự nghiệp
BHXH của mình. Đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền pháp chế BHXH là
Thủ tướng Đức Ottto Phôn Bismac. Ở Đức, các chế độ BHXH được thiết kế và triển khai
thực hiện trong cả quá trình lâu dài, và đến nay đã rất hoàn thiện. Ở đây, người ta quan

niệm BHXH là tập hợp các biện pháp nhằm đảm bảo sự an toàn về kinh tế và xã hội cho
các nhóm dân cư khác nhau trước các rủi ro xảy ra trong cuộc sống như tai nạn, bệnh tật,
tàn phế, tuổi già, thất nghiệp và mất người nuôi dưỡng. Quá trình ra đời và phát triển của
BHXH Đức được đánh dấu bởi những mốc thời gian gắn liền với các sự kiện quan trọng
như sau:
Các năm 1883, 1884, 1889: ban hành luật bảo hiểm ốm đau, tai nạn, tàn tật và tuổi
già;
Năm 1911: bổ sung hình thức bảo hiểm bắt buộc đối với các chế độ BHXH ban hành
trong luật 1883, 1884, 1889 và ban hành chế độ trợ cấp mất người nuôi dưỡng;
Đến năm 1927: nước Đức ban hành luật Bảo hiểm thất nghiệp;
Năm 1952: lần đầu tiên triển khai hình thức tự quản lý quỹ BHXH với sự tham gia
của đại diện người lao động và giới chủ trong tổ chức BHXH;
Năm 1957: cải cách lớn về bảo hiểm hưu trí, trong đó mức trợ cấp được xác định theo
mức tăng thu nhập, sau đó tiếp tục cải cách vào năm 1972, 1992;
Năm 1971: thực hiện bảo hiểm tai nạn cho học sinh, sinh viên;
Đặc biệt, năm 1975: thực hiện BHYT bắt buộc với sinh viên đại học
Trải qua quá trình phát triển và không ngừng được hoàn thiện, hệ thống BHXH ở
Đức hiện nay bao gồm các chế độ sau:
- Chế độ chăm sóc y tế
- Chế độ trợ cấp ốm đau
- Chế độ trợ cấp thất nghiệp
- Chế độ trợ cấp tuổi già
- Chế độ trợ cấp TNLĐ và BNN
- Chế độ trợ cấp thai sản
- Chế độ trợ cấp tàn tật
- Chế độ trợ cấp mất người nuôi dưỡng
Các chế độ BHXH tại Đức được triển khai theo các mô hình quỹ độc lập, xây dựng
trên cơ sở chế độ, nhóm chế độ hoặc đối tượng cần bảo vệ. BHXH được thực hiện theo cả
hình thức bắt buộc và tự nguyện tùy theo đối tượng và nội dung bảo hiểm.
Một số chế độ BHXH ở Đức có những đặc điểm sau:

- BHYT bắt buộc với sinh viên đại học
- Tai nạn đối với người đi học từ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo đến đại học, cao đẳng
được coi như một hình tức TNLĐ và được bảo hiểm

21


-

Người ốm được hưởng dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà nếu người ốm có con nhỏ
hay có người nhà tàn tật cần được giúp đỡ và nhà neo đơn
Trợ cấp thai sản bao gồm cả tiền để nuôi con sơ sinh
Trợ cấp thất nghiệp bao gồm cả tiền để người thất nghiệp nuôi con

Đối tượng BHXH
Nhìn chung đối tượng tham gia bảo hiểm là người lao động, tuy nhiên các quỹ
BHXH thường được triển khai với từng nhóm đối tượng người lao động các đặc thù nghề
nghiệp hay tình trạng sức khỏe, thu nhập…, cụ thể: công nhân mỏ; người lao động ngành
hàng hải; người làm sản xuất nông nghiệp; học sinh, sinh viên; nghệ sĩ; người làm nghề
xuất bản; thương nhân; công chức; ngư dân; người sản xuất nhỏ; người làm nghề nguy
hiểm: nghề cứu hộ, nghề cho máu, thành viện đội chuyên về tình trạng khẩn cấp…
4.1.

4.2. Quỹ BHXH và mức đóng góp BHXH

Do đặc điểm của lịch sử mà hiện nay ở Đức tồn tại rất nhiều quỹ đang hoạt động
theo các mục đich bảo hiểm khác nhau. Tùy theo tính chất của quỹ mà nguồn hình thành
quỹ và mức đóng góp của người lao động cũng rất khác nhau, nhưng phổ biến là người
lao động và giới chủ đóng ngang nhau, mức đóng này tùy theo từng quỹ cụ thể.
Tài trợ của Nhà nước sau hàng loạt các cải cách thì nay trở nên không phổ biến.

Quan điểm chung là hệ thống BHXH nhằm phát huy tối đa năng lực (tự bảo hiểm) của
công dân trong việc đảm bảo khả năng tài chính của quỹ BHXH. Đây cũng chính là quan
điểm đối lập với BHXH Anh mà đại diện là nhà kinh tế học Beveridge.
Các chế độ bảo hiểm ở Đức
a. Chế độ bảo hiểm ốm đau
Chế độ này bao hàm cả chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau và tàn tật. Toàn bộ dân cư tại
Đức được bảo hiểm ốm đau theo một trong 3 hình thức:
- Bảo hiểm bắt buộc
- Bảo hiểm tự nguyện
- Bảo hiểm tư nhân
Thuộc diện tham gia bảo hiểm bắt buộc gồm: người lao động có mức thu nhập đạt
tới mức quy định; người về hưu; người thất nghiệp; học sinh, sinh viên; nông trang viên;
người hoạt động nghệ thuật
Bảo hiểm ốm đau bao gồm nhiều quỹ độc lập, được tổ chức theo phạm vi rất khác
nhau, như theo ngành nghề và theo vùng lãnh thổ. Trong đó, quỹ bảo hiểm ốm đau theo
ngành nghề là khá phổ biến. Có thể kể một số quỹ bảo hiểm ngành nghề như sau
- Quỹ bảo hiểm sức khỏe ngành hàng hải
- Quỹ bảo hiểm sức khỏe ngành mỏ
4.3.

22


Quỹ bảo hiểm sức khỏe ngành sản xuất nông nghiệp; …
Nguồn hình thành các quỹ bảo hiểm sức khỏe gồm: đóng góp của người lao động
và chủ sử dụng lao động với mức đóng góp ngang nhau. Quỹ bảo hiểm sức khỏe được sử
dụng cho 5 nội dung chủ yếu sau:
Về chi phí cho công tác phòng bệnh: Việc thanh toán các chi phí liên quan đến:
- Tư vấn chăm sóc sức khỏe và bảo vệ sức khỏe
- Phòng bệnh về nha khoa (kể cả đối tượng đi học nhà trẻ và trường phổ thông)

- Phòng bệnh đối với phụ nữ
- Chẩn đoán sớm bệnh tật với quy định cụ thể theo giới tính vào tuổi tác:
+ Phụ nữ 35 tuổi trở lên: tiến hành 2 năm 1 lần khám tổng quát
+ Phụ nữ từ 20 tuổi trở lên và nam giới 45 tuổi trở lên: được chẩn đoán sớm
ung thư hàng năm.
Ở đây ta thấy, bảo hiểm ốm đau ở Đức đặc biệt quan tâm tới công tác chẩn đoán
sớm bệnh tật và đặc biệt là ung thư, bệnh răng miệng.
Về chi phí khám chữa bệnh và chi phí phục hồi chức năng: Việc thanh toán các chi
phí cho người được bảo hiểm bao gồm:
- Chi phí thuốc chữa bệnh theo phác đồ chuẩn và các vật tư y tế (bông băng); nếu
sử dụng thuốc và vật tư đắt tiền không thuộc giới hạn bảo hiểm thì người bệnh
tự thanh toán
- Thuốc điều trị hỗ trợ (những thuốc không đóng vai trò quyết định trong phác đồ
điều trị) người hưởng thanh toán 10% (áp dụng với người lớn)
- Cung cấp miễn phí các bộ phận giả và thiết bị phục hồi chức năng: răng giả,
máy trợ thính, dụng cụ chỉnh hình…
- Điều trị nội trú (nằm viện) miễn phí
- Được chỉ định chăm sóc y tế tại nhà nếu thuộc đối tượng nhà neo đơn lại có con
nhỏ cần chăm sóc hoặc người nhà tàn tật cần được giúp đỡ
Trường hợp ốm nặng: quỹ bảo hiểm thanh toán với phạm vi rộng hơn:
- Tiền khám bệnh ngoại trú định kì 25 lần/ tháng (khám hàng ngày)
- Tiền trả lương cho người chăm sóc hay hộ lý kể cả khi người chăm sóc nghỉ
phép năm (4 tuần/ 1 năm)
- Tiền xe lăn
Về trợ cấp ốm đau: Quỹ bảo hiểm sức khỏe trợ cấp mất khả năng lao động khi người
được bảo hiểm bị ốm. Nội dung này được quy định rất cụ thể là:
- Thời điểm trợ cấp: từ tuần thứ 7 từ khi nghỉ
- Thời gian trợ cấp cho cùng một bệnh: 3 năm
- Mức trợ cấp: bằng 80% thu nhập (sau thuế)
- Ngoài ra, nếu con nhỏ (dưới 8 tuổi) ốm, được trợ cấp 5 ngày/ 1 con/ 1 năm và

nội dung này phối hợp với trách nhiệm của chủ sử dụng lao động: trợ cấp ốm
-

23


-

-

đau trong 6 tuần đầu do chủ sử dụng lao động trợ ca áp với mức 100% thu
nhập.
Về trợ cấp thai sản: lao động nữ được trợ cấp trước và sau khi sinh với các nội dung
khác nhau:
- Trước khi sinh: được chăm sóc y tế (khám và cấp thuốc) , trợ cấp tài chính;
- Sau khi sinh: trợ cấp tài chính để bồi dưỡng phục hồi sức khỏe và để nuôi con
sơ sinh.
Qua các nội dung của bảo hiểm sức khỏe , ta thấy:
- Chế độ có rất nhiều ưu việt và mang tính nhân đạo sâu sắc;
- Quan tâm nhiều đến phụ nữ, trẻ em, người tàn tật và người ốm nặng (là những
đối tượng cần được bảo vệ hơn cả);
- Quan tâm nhiều đến công tác phòng bệnh, đặc biệt là chẩn đoán sớm bệnh ung
thư.
b. Chế độ bảo hiểm TNLĐ và BNN
Chế độ này ở Đức có những đặc điểm như sau:
Quỹ bảo hiểm TNLĐ và BNN hình thành từ 1 nguồn duy nhất là đóng góp của chủ sử
dụng lao động.
Mức đóng góp của chủ sử dụng lao động căn cứ vào mức trả lương công nhân và mức độ
rủi ro mà doanh nghiệp được xếp hạng.
Đối tượng được bảo hiểm là tất cả người lao động nói chung thuộc mọi lĩnh vực và ngành

nghề, kể cả người nội trợ, nghệ sỹ, người sản xuất nhỏ, ngư dân, và những người làm
công việc nguy hiểm như nhân viên cứu hộ, người làm nghề cho máu… và người đang đi
học thuộc mọi lứa tuổi.
Đối tượng loại từ không được bảo hiểm là công chức nhà nước.
Khái niệm TNLĐ bao gồm:
Tai nạn xảy ra trong lao động sản xuất
Tai nạn giao thông trên đường đi làm
Tai nạn xảy ra trong khi đang học tại nhà trường
Trường hợp tại nạn với học sinh được coi là TNLĐ cho thấy một quan điểm rất độc
đáo, coi việc học tập là một công việc do xã hội phân công, có tầm quan trọng ngang tầm
với các công việc khác trong xã hội.
Mức trợ cấp: căn cứ vào tiền công (đối với những đối tượng có thu nhập)
Quỹ bảo hiểm TNLĐ và BNN dùng cho những mục tiêu sau:
Triển khai các biện pháp đề phòng ngăn ngừa TNLĐ và BNN, trong đó có các thiết
bị bảo hộ lao động
Điều trị vết thương và BNN, khôi phục sức khỏe cho người lao động. Trong đó bao
gồm các nội dung:
+ Điều trị cấp cứu ngay sau khi rủi ro xảy ra

24


+ Tiền công khám bệnh
+ Tiền thuốc chữa trị
+ Chi phí điều trị bệnh (tiền giường, tiền xét nghiệm, chẩn đoán, thuốc điều trị
và thuốc hỗ trợ)
+ Các biện pháp và các thiết bị phục hồi chức năng và nâng cao khả năng lao
động, ở đây có thể kể đến: chân tay giả, máy trợ thính, nạng chống, xe lăn, các
phụ kiện kèm theo…
Trợ cấp cho người bị tai nạn hoặc BNN: trợ cấp bù đắp thu nhập bị mất do giảm khả

năng lao động; mức trợ cấp căn cứ vào tiền công thực tế;
Trợ cấp cho gia đình người bị nạn nếu không may người lao động bị chết: trợ cấp
tiền tuất cho người ăn theo và chi phí mai tang.
c. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Chế độ này được luật hóa năm 1927, nhằm mục đích trợ giúp kinh tế cho người lao
động bị thất nghiệp, giảm thiểu các hậu quả kinh tế xã hội của nạn thất nghiệp. Chế độ
này có những dặc điểm sau:
- Chế độ thực hiện dưới hình thức bắt buộc với tất cả công nhân viên;
- Cơ sở pháp lý là các Luật Liên bang về đảm bảo việc làm, Luật bảo hiểm thất nghiệp
và trợ cấp thất nghiệp;
- Quỹ bảo hiểm thất nghiệp do người lao động và chủ sử dụng lao động cùng đóng
góp ngang nhau, chiếm 4.3% thu nhập của người lao động;
- Mức trợ cấp thất nhiệp căn cứ vào nhiều yếu tố:
1. Thâm niên công tác trước khi bị thất nghiệp: thời gian làm việc càng dài thì tỉ lệ
trợ cấp càng cao;
2. Thu nhập của người lao động trước khi bị thất nghiệp;
3. Số con phải nuôi, cụ thể:
+ Không con: trợ cấp 63% thu nhập
+ Có 1 con trở lên: trợ cấp 68% thu nhập sau thuế.
- Thời gian trợ cấp liên quan đến:
+ Thâm niên công tác trước khi thất nghiệp: Nếu thời gian làm việc từ 1-3 năm:
được trợ cấp từ 156 ngày trở lên; Còn nếu thời gian làm việc 3 năm: trợ cấp tối đa là 312
ngày;
+ Độ tuổi của người thất nghiệp: người trên 42 tuổi được kéo dài thời gian trợ
cấp.
Như vậy, yếu tố tỉ lệ thất nghiệp không được xét đến khi xác định thời gian trợ cấp thất
nghiệp cho người lao động.
- Điều kiện để được nhận trợ cấp thất nghiệp phù hợp với các nguyên tắc chung, và với
chính sách lao động và việc làm, đó là:
+ Người thất nghiệp có khả năng và có nhu cầu lao động;


25


×