Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) từ năm 1995 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.64 KB, 94 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------

MAI THU HẰNG

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
HUYỆN NGA SƠN (TỈNH THANH HÓA)
TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------

MAI THU HẰNG

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
HUYỆN NGA SƠN (TỈNH THANH HÓA)
TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 82 29 013

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐINH QUANG HẢI

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu ghi
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2018
Tác giả luận văn

Mai Thu Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 5
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn................................................... 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn .................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn ................................................... 6

7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 6
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VÀ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH
TẾ - XÃ HỘI HUYỆN NGA SƠNTRƯỚC NĂM 1995.................................. 8
1.1. Vài nét về mảnh đất, con người huyện Nga Sơn ....................................... 8
1.1.1. Đặc điểm về địa lý, dân cư ...................................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm về văn hóa truyền thống........................................................ 10
1.1.3. Đặc điểm về kinh tế huyện Nga Sơn trong lịch sử ............................... 11
1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn từ năm 1986 đến trước năm
1995 ................................................................................................................. 13
1.2.1. Những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 - 1995) 13
1.2.2. Khái quát về kinh tế huyện Nga Sơn từ 1986 đến năm 1995 ............... 16
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 21
Chương 2. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ HUYỆN NGA
SƠN TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2015 .......................................................... 23


2.1. Chủ trương về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Đảng bộ huyện Nga
Sơn từ năm 1995 đến năm 2015...................................................................... 23
2.2. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện Nga Sơn từ năm
1995 đến năm 2015 ......................................................................................... 28
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện từ năm 1995 đến năm
2005 ................................................................................................................. 28
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện từ năm 2006 đến năm
2015 ................................................................................................................. 42
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 56
Chương 3. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA HUYỆN NGA
SƠN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỪ NĂM 1995
ĐẾN NĂM 2015 ............................................................................................. 58
3.1. Nhận xét ................................................................................................... 58
3.1.1. Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Nga Sơn ... 58

3.2. Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tình hình văn hóa xã hội huyện Nga Sơn ..................................................................................... 60
3.2.1. Với giáo dục - đào tạo ........................................................................... 60
3.2.2 Với y tế ................................................................................................... 61
3.2.3. Đối với công tác giải quyết việc làm và chính sách người có công ..... 62
3.2.4. Đối với hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao ......................... 64
3.3. Một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
của huyện Nga Sơn từ năm 1995 đến 2015 .................................................... 66
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 73
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 78
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 83


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCH

Ban chấp hành

CDCCKT

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CCKT

Cơ cấu kinh tế

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa


Đảng CSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KT – XH

Kinh tế - xã hội

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

NQ

Nghị quyết

PGS.TS

Phó giáo sư, tiến sĩ




Quyết định

TDTT

Thể dục thể thao

TS

Tiến sĩ

TW

Trung ương

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

XHCN, TBCN

Xã hội chủ nghĩa, Tư bản chủ nghĩa


XDCB

Xây dựng cơ bản

UBND

Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng gia súc, gia cầm và sản lượng thịt hơi xuất chuồng ........ 32
Bảng 2.2. Số lượng thủy sản từ năm 2001 đến năm 2005 .............................. 34
Bảng 2.3. Diện tích và cây sản lượng có hạt từ năm 2006 đến năm 2009...... 43
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn (2010 – 2014) .......... 55


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Nga Sơn từ năm 2001 đến
năm 2005 ......................................................................................................... 42
Biểu đồ 2.2. Tỉ trọng công nghiệp từ năm 2006 đến năm 2015 ..................... 51
Biểu đố 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2011 đến năm 2015 ........... 56


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ và xu hướng quốc tế hóa thì công nghiệp hóa hiện đại hóa có ý nghĩa
quan trọng đối với các nước, trong đó có Việt Nam. Thực hiện đường lối đổi
mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, cơ cấu kinh tế Việt Nam đã và đang
chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Những kết

quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế chính là một mắt xích quan trọng đưa đến thành
tựutrong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và phân công lao động xã hội, xã hội hoá lực lượng sản xuất, phát triển kinh
tế hàng hoá, tạo nhiều việc làm, tăng khối lượng và giá trị sản phẩm hàng hoá, dịch
vụ, nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là
nội dung quan trọng để phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đưa đất
nước nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một đất nước
văn minh, hiện đại.
Thanh Hóa là tỉnh nằm trong trung tâm kinh tế khu vực Bắc Trung Bộ. Tuy có
những thuận lợi như vậy nhưng Thanh Hóa vẫn có sự phát triển khó khăn về kinh tế.
Do đó, vấn đề chuyển dịnh cơ cấu kinh tế luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh và
các địa phương quan tâm.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIV đề ra phương hướng nhiệm vụ
tổng quát phát triển đến năm 2000: “Phát huy thành tựu đạt được, tranh thủ thời cơ
thuận lợi, khắc phục khó khăn, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực, đẩy mạnh
công nghiệp hóa - hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, triệt để khai thác và
sử dụng tốt các nguồn lực để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững” [3, tr.
250].
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân tỉnh
Thanh Hóa, cùng với nhân dân cả nước trong nhiều năm qua đã ra sức phát

1


huy tiềm năng, thế mạnh, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, từng bước
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đạt
được nhiều thành tựu to lớn.
Huyện Nga Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa, tiếp giáp với huyện Kim Sơn
(Ninh Bình), phía nam giáp huyện Hậu Lộc, phía tây giáp huyện Hà Trung và

phái đông giáp biển Đông, có vị trí địa lý thuận lợi, truyền thống văn hóa lịch
sử lâu đời rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với sự phát triển
chung của tỉnh Thanh Hóa trong công cuộc đổi mới, cơ cấu kinh tế của huyện
Nga Sơn từ sau năm 1995 đã có chuyển biến tích cực, tạo ra bước phát triển
cao trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội. Tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm,
công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng. Tuy vậy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong huyện còn chậm, chưa ổn định, giá trị sản phẩm nông nghiệp còn thấp,
sản xuất nông sản hàng hóa còn nhỏ, manh mún. Công nghiệp đang trong thời
kỳ phát triển nên còn nhiều hạn chế,… Tình hình đó đặt ra yêu cầu bức thiết
phải tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH của
huyện mạnh hơnnhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
Từ trước đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa nói chung, huyện Nga Sơn nói riêng.
Song vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào toàn diện, có hệ thống về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Nga Sơn từ sau năm 1995. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện Nga Sơn và
rút ra những bài họckinh nghiệm là điều cần thiết và có tầm quan trọng đặc
biệt đối với địa phương. Để góp phần đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, tôi chọn
đề tài “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh
Hóa) từ năm 1995 đến năm 2015” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành
Lịch sử Việt Nam.

2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã được nhiều
cơ quan, nhà khoa học tiếp cận tiêu biểu là các công trình sau đây:
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã
hội - Hà Nội (2006); Ban tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Bộ Nông nghiệp phát

triển nông thôn (2005); Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa
nền kinh tế quốc dân; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; PGS Đỗ Hoài
Nam (1996); Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển mũi nhọn, Nhà xuất
bản Khoa học Xã hội và nhân văn, Hà Nội; TS. Đặng Văn Thắng, TS. Phạm Ngọc
Dũng (2003); Phan Thanh Phố (1996); Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông
nghiệp nông thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội; Lê Du Phong
(1999); Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế
giới, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Bắc Trung bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóacủa Nguyễn
Văn Bằng (2002), NXB Nông nghiệp, Hà Nội; Một số kinh nghiệm điển
hình về phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH, HĐH của
GS, TS Lưu Văn Sùng (2004)...
Nhóm các bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí:
Lê Văn Quang (2011) “Chiến lược để phát triển đất nước bền vững và vượt
qua thách thức theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng” Tạp chí Giáo dục
lý luận chính trị quân sự, số 127; Nguyễn Đình Phan (2005), “Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển Số 95/2005; Trương
Tuấn Biểu (2011) “Về ba khâu đột phá trong quan điểm, mục tiêu, chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5
năm 2011 - 2015”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 127; Tào Hữu
Phùng (2002), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3


nước ta”, Tạp chí Cộng sản, số 127, (9/2002); Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt
Nam (2014), “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn”...
Những công trình khoa học ít nhiều có đề cập đến các khía cạnh của chuyển
dịch cơ cấu kinh tế cho rằng: Cơ cấu kinh tế có tính khách quan của nó, không thể áp

đặt theo ý muốn chủ quan, nên phải vận dụng và tôn trọng tính khách quan trong sự
dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Từ đó có cơ sở bố trí cơ cấu kinh tế của đất nước, của địa
phương cho phù hợp giữa các yếu tố trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Mọi sự
chủ quan nóng vội hoặc bảo thủ trong việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý đều
có thể dẫn đến một hậu quả không thể lường trước được trong sự nghiệp phát triển
kinh tế. Cơ cấu kinh tế luôn gắn với sự biến đổi phát triển không ngừng của các bộ
phận, yếu tố bên trong của nền kinh tế và những mối quan hệ giữa chúng. Do đó,
muốn có một nền kinh tế phát triển chúng ta phải luôn luôn lựa chọn cho được một
cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với quá trình phát triển trong từng giai đoạn lịch sử
nhất định. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khi
các yếu tố của sản xuất còn rất hạn chế, cho nên, ta phải lựa chọn những khâu, những
mối quan hệ cần thiết, then chốt, tập trung lực lượng để phát triển, tạo nên sự cân đối
thích hợp, nhờ vậy mà có thể nắm lấy những khâu, những mắt xích quan trọng tiếp
theo để đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước đi tới thắng lợi.
Nghiên cứu về quá trình chuyển biến cơ cấu ngành kinh tế huyện Nga Sơn còn
đang là một vấn đề khá mới mẻ, mới chỉ được đề cập trong số ít công trình từ những
góc độ chuyên môn khác nhau, mới chỉ có cuốn lịch sử địa phương như: “Lịch sử
Đảng bộ huyện Nga Sơn, tập 2 (1975 – 2010)”, NXB Chính trị quốc gia là công trình
nghiên cứu dưới góc độ lịch sử Đảng nhưng ít nhiều vấn đề kinh tế cũng được đề
cập.
Có thể nói rằng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Nga Sơn từ năm 1995
đến năm 2015 chưa được chuyên sâu nghiên cứu, còn phải được đầu tư thời gian,
công sức nhiều hơn.

4


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn
Làm rõ quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện Nga Sơn

từ năm 1995 đến năm 2015.
Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện Nga
Sơn từ năm 1995 đến năm 2015.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn
Trình bày một cách có hệ thống quá trình huyện Nga Sơn thực hiện
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của của từ năm 1995 đến năm 2015.
Phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong việc chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế của huyện và làm rõ nguyên nhân của những kết quả đó.
Rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế của huyện Nga Sơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Sự chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế, của huyện Nga Sơn từ năm 1995 đến năm 2015.
Nội dung nghiên cứu của luận văn là: Luận văn tập trung nghiên cứu sự
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ,
thương mại).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian: Đề tài luận văn nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế của huyện Nga Sơn từ năm 1995 đến năm 2015. Trong những
năm Đảng và Nhà nước ta thực hiện đổi mới thì huyện Nga Sơn là một trong
những địa phương tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đưa
huyện phát triển. Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2015 là khoảng thời gian có
thể nhìn nhận rõ nhất trong sự phát triển kinh tế của huyện cũng như chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại

5


hóa. Điều này đã được thể hiện rất rõ qua các báo cáo hàng năm của Đảng bộ

cũng như Huyện ủy qua từng năm và các nhiệm kỳ.
Phạm vi về không gian: Đề tài luận văn nghiên cứu sự chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Nga Sơn từ năm 1995 đến năm 2015.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội.
Tác giả luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứuchủ yếu
như:phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, kết hợp một số phương pháp
khác như tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích, hệ thống hóa, đặc biệt chú
trọng sử dụng phương pháp điền dã thực địa để làm rõ quá trình chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế ở huyện Nga Sơn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
Hệ thống hóa các chủ trương, biện pháp chỉ đạo của Đảng bộ huyện
Nga Sơn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện từ năm 1995 đến
năm 2015.
Đánh giá, luận giải sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện từ
năm 1995 đến năm 2015.
Rút ra một số kinh nghiệm trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế của huyện Nga Sơn.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo trong
giảng dạy và nghiên cứu lịch sử huyện Nga Sơn trong thời kỳ đổi mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận
văn gồm 3 chương.
Chương 1: Khái quát chung và thực trạng kinh tế - xã hội của huyện Nga
Sơn trước năm 1995

6



Chương 2: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện Nga Sơn từ năm 1995
đến năm 2015
Chương 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm của huyện Nga Sơn về chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế từ năm 1995 đến năm 2015

7


Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VÀ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ
HỘI HUYỆN NGA SƠNTRƯỚC NĂM 1995
1.1. Vài nét về mảnh đất, con người huyện Nga Sơn
1.1.1. Đặc điểm về địa lý, dân cư
Nga Sơn là huyện vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa. Nằm ở gần phần đông
bắc của tỉnh, Nga Sơn có tọa độ địa lý là 19o56’30” đến 20o3’35” vĩ Bắc và
105o34’30” đến 106o3’10” kinh Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
- Phía Nam giáp huyện Hậu Lộc.
- Phía Tây giáp huyện Hà Trung và Thị xã Bỉm Sơn.
- Phía Đông giáp biển Đông.
Huyện Nga Sơn gồm có 26 xã và một thị trấn với diện tích tự nhiên là
14.632 ha, dân số là 139.987 người (theo thống kê 1991), chủ yếu là người
Kinh, có một số bộ phận dân cư theo Đạo Thiên Chúa. Trên bản đồ hành
chính, hình dáng của huyện Nga Sơn gần giống như lá cờ đuôi nheo mà cạnh
thuyền chạy theo hướng đông bắc - tây nam, kéo dài từ xã Nga Điền, qua
phần tiếp giáp với biển xuống xã Nga Thạch.
- Thời tiết, khí hậu
Vị trí địa lý đã mang lại cho Nga Sơn loại khí hậu hải dương đặc trưng và
mang tính chuyển tiếp giữa đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: nắng lắm,
mưa nhiều, rét sớm và chịu tác động trực tiếp của bão biển theo mùa. Nga

Sơn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng biển
nên nhiệt độ cao, với hai mùa chính: mùa hạ khí hậu nóng ẩm, mùa đông khô
hanh. Xen kẽ giữa hai mùa chính là khí hậu chuyển tiếp giữa hạ sang đông là
mùa thu ngắn hạn thường có bão lụt, giữa đông sang hạ, mùa xuân không rõ
rệt có mưa phùn. Khí hậu chịu ảnh hưởng của gió khô tây nóng về mùa hạ và
sương muối về mùa đông.

8


Hàng năm, nhiệt độ trung bình của các ngày từ 23 oC đến 26oC, lượng
mưa trung bình là 1.540 mm, lượng bốc hơi là 808mm, độ ẩm không khí là
84%. Về mùa đông gió lạnh, ít mưa nhưng sương muối nhiều, Nga Sơn là
huyện ven biển nên cũng chịu ảnh hưởng của những cơn bão biển đổ bộ vào.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu của Nga Sơn thuận lợi cho việc phát triển nông
nghiệp với nhiều chủng loại cây, con phong phú.
- Địa chất, địa hình
Nga Sơn nằm giữa các con sông Hoạt và sông Báo Văn, đoạn chạy qua
huyện dài 12km; sông Lèn của hệ thống sông Mã đoạn chảy qua huyện dài
11km. Tổng lưu lượng nước mùa mưa của các con sông lên tới 1.720 m3/s,
nhưng mùa cạn chỉ còn 20 m3/s. Trong cuộc kháng chiến giữ nước trước đây,
sông Hoạt là đường giao thông đường thủy rất quan trọng.
Bờ biển Nga Sơn dài 11km có nhiều giá trị kinh tế cao. Liên quan đến
một nền nông nghiệp trồng trọt ven biển, từ lâu Nga Sơn đã nổi tiếng với
nghề trồng cói, dệt chiếu. Cói Nga Sơn sợi nhỏ mà dai, người Nga Sơn lại có
nghề dệt chiếu truyền thống. Từ lâu, trong ý nghĩ của người Việt Nam, nhắc
đến Nga Sơn là nói đến quê hương của chiếu cói nổi tiếng.
Bờ biển Nga Sơn có tốc độ bồi tụ khá nhanh. Sông Đáy và xa hơn là
sông Hồng, từ bao đời nay đã mang phù sa đến bồi đắp cho vùng đất này. Từ
năm 1960 đến năm 1994, diện tích tự nhiên của toàn huyện đã tăng hàng ngàn

ha do việc mở mang diện tích bằng quai đê lấn biển. Nga Sơn có những vùng
đánh bắt hải sản truyền thống bao gồm cả khơi và lộng. Bãi tôm Nẹ là một
trong những bãi tôm lớn của tỉnh Thanh Hóa với trữ lượng cho phép khai thác
hàng năm từ 300 đến 500 tấn. Ngoài ra còn có các loại hải sản khác như cá,
cua, cua, mực, moi,… cũng được đánh bắt nhiều ở Nga Sơn. Toàn huyện có
vùng triều quy mô khai thác khoảng 1.900 ha, có tiềm năng lớn cho nuôi
trồng trong môi trường mặn - lợ.

9


Là một vùng đất do phù sa bồi tụ nên địa hình Nga Sơn nói chung được
kiến tạo theo dạng sóng, tạo thành ba vùng: vùng đồng chiêm, vùng đồng màu
và vùng ven biển. Độ cao giữa các vùng chênh lệch nhau từ 0,3m đến 0,5m,
không thuận lợi cho việc tưới tiêu nước trong sản xuất nông nghiệp.
Ở phía bắc, từ Nga Thiện, Nga Giáp đến Nga Phú là phần cuối của dãy
Tam Điệp được chia làm hai dãy, một bên là núi Thiết Giáp, một bên là núi
Thần Phù, dài 8,3km và độ cao trung bình là 100m, chạy theo hướng ra biển.
Giữa hai dãy núi là con sông Chính Đại, ngày xưa là cửa biển Thần Phù. Đây
là dãy núi đá vôi có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao mà trước mắt là trong
việc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như xi
măng, vôi.
1.1.2. Đặc điểm về văn hóa truyền thống
Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã có những bằng chứng để khẳng định
ngay từ thời đồng thau đã có con người sinh sống ở đấy. Họ là những chủ
nhân của văn hóa Hoa Lộc (khoảng 3000 tới 1500 TCN). Một số di chỉ ở
khảo cổ ở Nga Phú, Thần Phù, núi Yên Ngựa (Nga Điền), chùa Tiên (Nga
An) và Nga Thiện cho thấy các bộ lạc ở đây đã sinh sống bằng nghề nông,
khai thác thủy sản và săn bắn thú rừng. Họ đã biết trồng lúa với chiếc quốc đá
dễ sử dụng trên loại đất phù sa ven biển. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu việc

trồng lúa chỉ mang lại một phần thức ăn cho con người. Công việc đánh cá
biển và săn bắt thú rừng vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế
của họ. Trong các di chỉ của văn hóa Hoa Lộc, các nhà khảo cổ tìm thấy được
một số lượng khá lớn về xương, răng trâu, bò, lợn bên cạnh dấu vết các loài
thú rừng khác như nai, hươu, hoẵng,… Như vậy ngoài việc săn bắn, người
Việt cổ ở đây đã bắt đầu chăn nuôi để chủ động hơn về nguồn thực phẩm và
nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có thể họ đã sử dụng trâu, bò trong việc quần
ruộng hoặc kéo cày.

10


Như vậy, từ cách đây mấy nghìn năm, vào thời đại đồng thau, đã có
những cư dân đầu tiên sinh sống trên đất Nga Sơn. Có thể đây là thời kỳ tan
rã của chế độ công xã nguyên thủy nhưng chưa hình thành nhà nước.
Từ năm 1838 (năm Minh Mạng thứ 19), địa danh huyện Nga Sơn được
thay cho các địa danh cũ và tồn tại tới ngày nay. Cho tới trước Cách mạng
tháng Tám năm 1945, huyện Nga Sơn vẫn thuộc phủ Hà Trung. Năm 1977,
hai huyện Nga Sơn và Hà Trung sap nhập với nhau gọi là huyện Trung Sơn.
Đến ngày 30/8/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) lại ra Quyết
định số 149 - HĐBT chia huyện Trung Sơn thành hai huyện là Hà Trung và
Nga Sơn như ngày nay.
Là địa đầu của tỉnh Thanh Hóa, có vị trí vừa là tụ điểm vừa là sự nghiệp
tiếp nối trong giao lưu giữa miền Bắc và miền Trung, nên từ lâu đời trong lịch
sử, ở Nga Sơn đã có một nền văn hóa mang nhiều sắc thái. Đặc trưng địa lý văn hóa ảnh hưởng khá rõ trong căn tính, dáng dấp, giọng nói của người Nga
Sơn: vừa có cái nền nã của cư dân đồng bằng Bắc Bộ, lại vừa có cái chất phác
của người xứ Thanh. Từ trong cái nôi của nền văn hóa làng xã, văn hóa nhân
dân đó, dưới thời phong kiến, cùng với sự phát triển chung của Nho giáo
trong cả nước, ở Nga Sơn cũng đã xuất hiện nhiều nhân tài có tiếng, thành đạt
trong đường khoa cử. Đó là truyền thống hiếu học của người Nga Sơn. Nga

Sơn có 6 vị đỗ tiến sỹ vào thời kỳ này. Đó là các ông Mai Thế Chuẩn, Mai
Anh Tuấn, Mai Duyên (xã Nga Thạch), Mai Duy Tinh, Mai Hữu Dụng (xã
Nga Mỹ) và Nguyễn Giới (xã Nga Văn).
1.1.3. Đặc điểm về kinh tế huyện Nga Sơn trong lịch sử
Người Nga Sơn có truyền thống lao động sáng tạo từ lâu trong lịch sử.
Sống ở vùng duyên hải không mấy màu mỡ, đất bị nhiễm mặn, khó canh tác,
lại đương đầu với đại dương bao la, con người ở đây đã phải chống chọi với
thiên nhiên, ngày đem lao động cần cù, một nắng hai sương để khẳng định sự
tồn tại của mình.

11


Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ít nhất là từ đầu công nguyên cách
đây gần 2000 năm, người Nga Sơn đã biết đến kỹ thuật quai đê lấn biển. Vào
những năm đầu công nguyên, cư dân địa phương đã khai thác đá núi, xây kè
ngăn sóng biển, vừa ngăn chặn sự tàn phá của sóng biển, vừa lấn biển. Địa
giới Nga Sơn ngày càng được mở rộng về phía đông cũng bởi sức lao động
của nhân dân trong huyện từ hàng nghìn năm nay đã nhiều lần quai đê lấn
biển như vậy.
Ngoài nghề nông thì thủ công cũng là nghề có truyền thống từ lâu đời ở
Nga Sơn và nổi tiếng nhất là nghề dệt chiếu cói. Từ lâu, trong ý nghĩ của
người Việt Nam, nhắc đến Nga Sơn là nói đến quê hương của chiếu cói nổi
tiếng bên cạnh những sản tiêu biểu của các địa phương khác:
“Ai về mua vại Hương Canh
Ai lên mình gửi cho anh với nàng
Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa làng Hà Đông”.
Ngoài ra nghề mộc và nghê xây dựng cũng phát triển mà chúng ta có thể
nhận rõ qua những đường nét, chi tiết chạm khắc phức tạp ở đình, chùa, nhà

thờ vẫn còn đến nay.
Vì thế có thể hình dung, dưới thời phong kiến, ở Nga Sơn đã sớm xuất
hiện nhữn tụ điểm trao đổi, buôn bán khá sầm uất, nhất là dọc theo những trục
giao thông chính. Từ thời Lê Hoàn, Thần Phù đã là một trong những trung
tâm kinh tế ven biển quan trọng của Thanh Hóa. Đến thời Nguyễn, Nga Sơn
đã có bốn chợ Nhân Lý, chợ Bạch Câu, chợ Thiết Giáp, chợ Lao Lũng. Đời
sống kinh tế của vùng duyên hải phía bắc tỉnh Thanh lúc này đã khá phồn
thịnh. Truyền thống lao động sáng tạo của người Nga Sơn đã làm nên điều đó.
Từ những đặc điểm, vị trí địa lý, con người và truyền thống lịch sử tạo
điều kiện cho Nga Sơn bước vào một thời kỳ mới xây dựng nền kinh tế theo
định hướng xã hội chủ nghĩa mà đặc biệt tạo điều kiện phát triển hơn trong

12


thời kỳ mới. Để hòa vào xu thế phát triển kinh tế chung của đất nước thì yêu
cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với hoàn cảnh của địa
phương nhằm mục đích phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân trong
huyện được coi là thử thách cũng như là nhiệm vụ của huyện Nga Sơn trong
giai đoạn hiện nay.
1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn từ năm 1986 đến trước
năm 1995
1.2.1. Những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 - 1995)
Trong giai đoạn trước thời kỳ đổi mới vào năm 1986, cuộc khủng hoảng
kinh tế - xã hội nước ta càng thêm nặng nề. Các địa phương trong cả nước đều
trong tình trạng sản xuất đình trệ, hàng hóa khan hiếm giá tăng cao,…đời
sống của các tầng lớp nhân dân hết sức khó khăn. Trước thực tế đó, Đảng ta
đã nghiêm túc kiểm điểm những sai lầm, khuyết điểm và quyết tâm đổi mới
sự nghiệp xây dựng đất nước bằng cách thực hiện đổi mới toàn diện về kinh
tế, xã hội, chính trị, văn hóa, đối ngoại,… nhằm mục tiêu đưa đất nước thoát

khỏi khủng hoảng.
Cuối tháng 9 - 1986, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện họp Hội nghị toàn
thể và ra Nghị quyết về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Nghị
quyết nhấn mạnh: phải đẩy mạnh sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp,
thực sự coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, phát triển xây dựng cơ bản, đổi
mới cơ chế quản lý, nâng cao năng suất lao động, hoàn thành các chỉ tiêu kinh
tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 1986.
Bước sang năm 1987, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần
thứ XV, với tinh thần thực sự đổi mới tư duy kinh tế, về cơ chế quản lý đã
nhanh chóng quyết tâm xây dựng chủ trương đổi mới của Đảng. Hội nghị
khẳng định các mục tiêu kinh tế - xã hội là mệnh lệnh của cuộc sống. Trong
ba chương trình kinh tế lớn của huyện, chương trình sản xuất lương thực, thực

13


phẩm là cơ bản và có tính chất quyết định; xuất khẩu là động lực và mũi nhọn
để tạo ra cơ cấu kinh tế mới, đó là: nông - công - ngư nghiệp.
Sau những thành tựu ban đầu trong thời kỳ đổi mới, tháng 1/1994 Hội
nghị Trung ương khóa VII đã có bước đột phá mới trong nhận thực về khái
niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá
trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng
một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương
pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học
- công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” [35, tr. 53]. Từ việc thúc đẩy
chuyển đổi về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã gắn theo sự thay đổi về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước đang
thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bởi vậy, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế lúc này cần phải giảm tỉ trọng nông nghiệp mà thay vào đó là tăng tỉ

trọng công nghiệp và dịch vụ để phù hợp với yêu cầu đặt ra.
Căn cứ vào chủ trương phương hướng Đại hội VII của Đảng và tình hình
thực tiễn trong tỉnh, Đại hội đề ra các mục tiêu lớn của tỉnh thời kỳ 1991 1995: Phát huy thành quả đạt được, khắc phục hạn chế yếu kém, tổ chức thực
hiện nghiêm túc sáng tạo Nghị quyết Đại hội VII của Đảng. Giữ vững thế ổn
định và phát triển về chính trị, kinh tế tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, hoàn
thiện cơ chế quản lý, khuyến khích phát triển nhanh kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần, cải thiện đời sống nhân dân, đẩy lùi tiêu cực và bất công, tạo đà
tiến lên trong giai đoạn tiếp theo [3, tr. 187].
Quán triệt những quan điểm đổi mới của Đảng, Đại hội đại biểu Đảng bộ
huyện Nga Sơn lần thứ XVII tiếp tục đề ra những nhiệm vụ phát triển nền
kinh tế - xã hội 5 năm (1991 - 1995). Đại hội xác định những mục tiêu cụ thể:
tăng nhanh sản lượng lương thực, phất triển nông nghiệp hàng hóa. Phấn đấu
đưa tổng sản lượng lương thực đạt 36 - 38 ngàn ấn, đưa mức tăng trưởng hàng

14


năm 10 - 12%; bình quân lương thực đầu người 260kg và 500.000 đ/năm. Giá
trị tiểu thủ công nghiệp đạt 12 -15 tỉ đồng. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 - 2
triệu USD [2, tr. 194].
Nhằm thực hiện các mục tiêu trên, Đại hội đề ra các giải pháp lớn:
- Tập trung đổi mới mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý, thực hiện bằng
được nền sản xuất hàng hóa thông qua cơ cấu kinh tế nông - ngư - tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ.
- Thực hiện chương trình tăng nhanh tổng sản lượng lương thực: tập trung
vốn của xã viên, hợp tác xã và ngân sách huyện để đưa giống lúa, ngô nguyên
chủng cấp I vào sản xuất đại trà. Chuyển mùa, vụ ở tất cả các cùng nhất là
vùng chiêm trũng để tránh lũ lụt. Tổ chức tốt công tác phòng chống sâu bệnh.
Thực hiện chương trình: “Lúa lấn cói, cói lấn biển”. Phát triển diện tích trồng
hoa màu: ngô, lạc, khoai, sắn,…

- Thực hiện tốt chương trình phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp (nhất là
nghề chiếu cói), sản xuất hàng tiêu dùng và tăng sản phẩm xuất khẩu.
- Coi trọng và mở rộng dịch vụ, tổ chức tốt hơn hệ thống dịch vụ ở tất cả các
thành phần kinh tế.
- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Phát triển mạnh các loại hình hợp
tác tổ hợp, liên kết, liên doanh, tư nhân, tiểu chủ cả trong sản xuất, lưu thông,
dịch vụ,…[2, tr. 195].
Dựa trên cơ sở đó mà Đảng bộ huyện tiếp tục đề ra nhiệm vụ cụ thể nhằm
phát triển kinh tế của huyện những năm 1994 - 1995: xúc tiến mạnh mẽ việc
hình thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Khai thác
mọi nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài huyện, đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh, xây dưng kết cấu hạ tầng để thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thực hiện nhất quán phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo mội trường thuận
lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Thực hiện tốt cơ chế quản lý mới
trong nông nghiệp để tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

15


1.2.2. Khái quát về kinh tế huyện Nga Sơn từ 1986 đến năm 1995
Nông - lâm - ngư nghiệp:
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, Huyện ủy chỉ đạo các ngành vật tư,
ngân hàng, ngoại thương, tập trung cung cấp đủ vật tư thiết yếu như phân hóa
học, thuốc bảo vệ thực vật giúp các hợp tác xã đẩy mạnh thâm canh tăng năng
suất cây trồng. Tuy nhiên, đợt mưa lớn cuối tháng 10/1986 đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến kế hoạch sản xuất. Toàn huyện có hơn 3.400ha lúa chín,
hàng trăm ha rau màu cây vụ đông bị ngập và hơn 3000 tấn cói bị hỏng.
Ngay sau khi nước rút, các hợp tác xã đã huy động lực lượng đẩy nhanh
tiến độ thu hoạch vụ mùa và tổ chức gieo trồng vụ đông theo phương châm
“sáng lúa, chiều khoai”. Đến cuối năm 1986, toàn huyện gieo trồng được

1.200ha. Nhân dân đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất như trồng ngô, khoai lang, khoai tây trên nền đất ướt, trong đó phần lớn
là giống mới có khả năng thích ứng với đồng đất Nga Sơn và cho năng suất
cao. Năng suất lúa vụ mùa vẫn đạt 24,6 tạ/ha, nâng tổng sản lượng lương thực
cả năm lên 26.947 tấn, vượt 27,1% so với năm 1985. Đây là năm Nga Sơn có
sản lượng lương thực cao nhất so với các năm trước đó [2, tr. 138-139].
Với sự cố gắng vượt bậc của Đảng bộ và nhân dân huyện Nga Sơn, cho
đến năm 1992 sản lượng nông nghiệp đạt kết quả khá và liên tục tăng với nhịp
độ cao, bình quân hằng năm tăng 16,2%. Bên cạnh đó diện tích cũng không
ngừng được mở rộng nên năng suất lúa năm 1992 đạt 27,8 tạ/ha, sản lượng
khoai lang đạt 61,2 tạ/ha; tổng sản lượng thóc đạt 31.066 tấn (năm 1991 là
28.995 tấn). Riêng năm 1993, tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 36.718
tấn (có sản lượng cao nhất so với những năm trước đó) đạt 104,9% kế hoạch,
tăng 18,2% so với năm 1992 và 56,3% so với năm 1990 [6, tr. 2]. Điều đáng
chú ý là sản lượng lương thực vụ đông và vụ mùa đều tăng nhanh hơn so với
những năm trước: vụ đông đạt 3.512 tấn bằng 140% kế hoạch, vượt 84,6% so
với năm 1992; vụ mùa đạt 18.885 tấn bằng 115% kế hoạch, tăng hơn so với

16


cùng kỳ năm trước 27,2%. Do sản lượng lương thực tăng cao nên lương thực
bình quân đầu người tăng từ 230 kg/người năm 1992 lên 270 kg/người năm
1993 [2, tr. 206].
Cơ cấu kinh tế ở ba khu vực có sự chuyển dịch theo hướng vừa phát
triển sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp. Năm 1990 nông nghiệp
chiếm tỉ trọng 66%, thủ công nghiệp chiếm 17,8%, đến năm 1995 nông - lâm
- ngư nghiệp là 58,9%. Tuy nhiên huyện ủy vẫn chủ trương phát triển nông
nghiệp nông thôn và phấn đấu năng suất đạt sản lượng 38 - 40 ngàn tấn đến
năm 1994.

Các cây công nghiệp chính: cói, đay, lạc nông dân địa phương không
ngừng đẩy mạnh sản xuất. Năm 1990 đạt 13.277 tấn, năm 1991 đạt 11.914
tấn. Đến năm 1995 với chủ trưởng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển cây
cói ra vùng triều nhăm đảm bảo nguyên liệu phục vụ cho thủ công nghiệp nên
diện tích cói đã được mở rộng với 2330,2 ha, do vậy tổng sản lượng cói cả
năm đạt 16.624 tấn [41, tr. 6].
Trong sản xuất lâm nghiệp đã có tiến bộ bước đầu trong việc mở rộng
diện tích trên cả ba vùng trong huyện mà điển hình là các xã Nga Nhân, Nga
Giáp, Nga Mỹ. Tiếp theo đó, việc triển khai thực hiện dự án PAM lâm sinh đã
được nhân dân hưởng ứng tích cực và đã đem lại hiệu quả. Kết quả gieo trồng
được 1,3 triệu cây, đạt 130% kế hoạch và bằng 146% so với cùng kỳ, trồng
tập trung 150ha, chăm sóc bảo vệ 100 ha vườn đồi. Nhân dân đã chú trọng
trồng cây ven biển, ven đường tạo thành một nguồn thu nhập quan trọng trong
cơ cấu kinh tế và góp phần tạo môi trường sinh thái cho sản xuất và đời sống.
Nga Sơn là một huyện ven biển với chiều dài bờ biển 11 km trong đó có
6 km bờ biển đang được đưa vào sử dụng và khai thác. Với vị trí hết sức quan
trọng đó, Huyện ủy đã xác định phải tiếp tục đẩy mạnh đâu tư phương tiện
đánh bắt hiện đại, gắn với tổ chức khai thác bằng phương pháp truyền thống
nhằm tăng nhanh sản lượng, rà xét lại lực lượng lao động để đáp ứng giữa

17


×