Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phong kiều dạ bạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.36 KB, 4 trang )

Phong Kiều Dạ Bạc
枫 枫 枫 枫 Fēng Qiáo yè bó
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt, thời kỳ: Trung Đường
Trương Kế 枫 枫 Zhang Jì(?-779)
Nguyên tác:

枫枫枫枫
枫枫枫枫枫枫枫枫
枫枫枫枫枫枫枫枫
枫枫枫枫枫枫枫枫
枫枫枫枫枫枫枫枫
Phiên âm Bắc Kinh
Yuè luò wū tí shuāng mǎn tiān


Jiāng fēng yú huǒ duì chóu mián
Gū Sū chéng wài Hán Shān sì
Yè bàn zhōng shēng dào kè chuán
Hán-Việt:
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Dịch nghĩa:
[Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều]
Trăng lặn, quạ kêu, sương đầy trời
Nhìn đèn chài, cây phong bên sông mà ngủ trong nỗi buồn.
Chùa Hàn Sơn ở ngoài thành Cô Tô,
Tiếng chuông đi đến thuyền khách lúc nửa đêm .
Dịch thơ:
( Nửa đêm đậu bến Phong Kiều)


Bản dịch: Nguyễn Hàm Ninh
Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn
Bản dịch: Trần Trọng Kim
Quạ kêu trăng lặn sương rơi
Lửa chài cây bãi đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn
Bản dịch: Ngô Văn Phú
Quạ kêu, trăng xế ngang đầu
Lửa chài cây bến gối sầu ngủ mơ
Thuyền ai ngoài bến Cô Tô
Nửa đêm lạnh tiếng chuông chùa Hàn San
Chú thích
Thành Cô Tô do Ngô vương Phù Sai xây riêng cho Tây Thi ở, thuộc thành Tô Châu nay thuộc
tỉnh Giang Tô.


Bản dịch thơ Phong Kiều dạ bạc đã từng hiểu lầm là của Tản Đà. Mới đây ông Nguyễn Quảng
Tuân đã xác minh dịch giả là cụ Nguyễn Hàm Ninh làm quan dưới triều Tự Đức (sách Thơ
Đường Tản Đà dịch - Nhà xuất bản Văn học, 2003, trang 205, biên soạn : Nguyễn Quảng Tuân) .
Lời bàn
Trương Kế 枫枫 (?-779) tên chữ là Ý Tôn 枫枫, người Tương Châu 枫枫, đỗ tiến sĩ năm Thiên Bảo
thứ 12 (754), là một nhà thơ có tiếng thời Trung Đường. Thơ của ông trong Toàn Đường thi có
chép thành một quyển, nhưng chỉ một bài Phong Kiều dạ bạc 枫枫枫枫 đã giúp ông lưu danh thiên
cổ.
Bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế nội dung ý nghĩa đã khá rõ ràng. Tuy vậy xưa nay vẫn
có nhiều cách phân tích, thưởng thức, bình luận khác nhau .

Hai câu thực vẽ ra một bối cảnh bao quát đất trời một đêm buồn bã. Nhưng nó còn gợi ra ý nghĩa
tượng trưng cả thời đại. Xét theo luật thi, câu 2 vốn là câu thực mà đã sớm nói ra “nỗi lòng”(sầu)
thì khó lòng đi tới câu kết, do vậy nhà thơ bối rối. May nhờ tiếng chuông chùa Hàn San, nhà thơ
tìm ra cách kết khác (thoát khỏi luật thi): dùng ngay một câu thực để kết .
Giai thoại
Hàn San là tên vị hoà thượng xây dựng và trụ trì chùa này trong thời nhà Đường. Giai thoại kể
rằng trong đêm ấy, Trương Kế viết hai câu thơ mở đầu Phong Kiều dạ bạc thì bế tắc, cùng lúc
hoà thượng trên chùa Hàn San làm được hai câu đầu bài tứ tuyệt thì bí lối. Hoà thượng trằn trọc.
Chú tiểu lại vấn an, hoà thượng nói rằng mới làm được hai câu thơ như sau:
枫枫枫枫枫枫枫
枫枫枫枫枫枫枫
Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung
Bán tự ngân câu, bán tự cung
Mồng ba mồng bốn ánh trăng mông lung
Vừa giống cái móc câu bạc, vừa giống cái cung .
Chú tiểu xin làm tiếp :
枫 枫 枫 枫 枫枫 枫
枫枫枫枫枫枫枫
Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn


Bán trầm thuỷ để bán phù không
Một mảnh hồ trong xanh chia (trăng) ra hai phần
Nửa chìm đáy nước, nửa nổi trên không.
Bốn câu hợp lại vừa khéo thành bài thơ thật tuyệt :
Đêm nay đầu tháng trăng mờ
Nửa như móc bạc nửa ngờ vành cung
Hồ xanh ai xẻ đôi vừng
Nửa chìm đáy nước nửa lòng trên mây
(Theo bản thuyết minh phim Trung Hoa du ký, tập 4. HCMTV sản xuất 2004)

Lời bàn
“Nhất phiến ngọc hồ là mượn ý câu thơ trong bài “Phù Dung lâu tống Tân Tiệm” của Vương
Xương Linh, câu kết là “Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ”. Khác nhau là : “hồ ngọc” trong bài
của Vương Xương Linh là cái bình ngọc, ở đây là cái hồ nước trong xanh như ngọc .
Hoà thượng vui mừng bảo chú tiểu đi thỉnh chuông, còn ông thắp hương để tạ ơn Phật tổ đã phù
hộ cho hai thầy trò làm được bài thơ hay. Trương Kế đang ở bến Phong Kiều gần đó chợt nghe
tiếng chuông vọng đến thuyền, bắt được ý thơ cho hai câu chót. Nhà thơ đã tìm ra lối giải thoát
là: Phật giáo.
Bài thơ của hai thầy trò hoà thượng hàm chứa tâm trạng mơ hồ, “mông lung” như vầng trăng trên
mặt nước hồ xanh. Tâm tư tình cảm của hoà thượng cũng phân vân như thế... Một vị hoà thượng
quả không giản đơn khô khan như người đời thường nghĩ. Có lẽ cả hai thầy trò đều “thân tại Hàn
San, tâm tại thế” chăng! Mới viết được hai câu đầu chẳng phải hoà thượng bí thơ (như một số
nhà phê bình đã viết), chỉ là ông ngượng ngùng chưa dám nói hết, chú tiểu còn hăng hái lòng trần
nên bạo dạn nói ra hai câu sau vậy.
Bài thơ của hai thầy trò ý tứ kín đáo, rất đặc sắc. Hiềm nỗi nó chỉ là giai thoại, xuất xứ không
chắc chắn và không rõ danh tính hai thầy trò. Có thể bài thơ chỉ là sáng tác truyền miệng…



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×