Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

TIỂU TRUYỆN lý BẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.19 KB, 5 trang )

TIỂU TRUYỆN LÝ BẠCH
Lý Bạch sinh năm đầu niên hiệu Trường An (701) , đời Đường Trung Tông , và mất vào năm
đầu niên hiệu Bảo Ứng (762) , đời Đường Đại Tông , Cùng tuổi với Vương Duy , nhiều hơn Đổ
Phủ mười hai tuổi , Sầm Than 14 tuổi . Nhân có truyền thuyết nói bà thân mẫu nằm mộng thấy
sao Trường Canh rồi sinh ra ông , nên ông lấy tự là Thái Bạch .
Theo lời ông tự thuật, Lý Bạch là hậu duệ của danh tướng Lý Quãng đời Hán, và là cháu chín
đời của vua Vũ Chiêu Vương nước Lương . Cuối đời Tùy ( khoảng năm 616), thân phụ ông vì
một chuyện nào đó phải trốn sang Tây Vực . Lý Bạch sinh tại đây trong lúc Võ tắc Thiên cướp
ngôi nhà Đường . Sau khi triều Võ hậu sụp đổ , gia đình ông trở về nội địa , làm nghề buôn bán
, ngụ tại làng Thanh Liên ( huyên Chương Minh , tỉnh Tứ Xuyên). Thân mẫu ông là người Tây
Vực , người ta thường gọi là " Man Bà ". Vì thuở nhỏ sống tại Tây Vực, Lý Bạch thông hiểu
chữ Tây Vực . Nhờ khả năng này , Lý Bạch sau này có lần giúp vua Đường Minh Hoàng thảo
tờ thư trả lời rợ Phiên ( Đáp Phiên thư ) .
Lý Bạch rất thông minh đỉnh ngộ : lên 5 tuổi, biết đọc Lục giáp; lên 10 tuổi , thông hiểu Thi
,Thư , thường xem sách Bách gia . Năm 15 tuổi thích kiếm thuật , thường làm các bài văn mô
phỏng cổ nhân , như tờ thư gởi Hàn Kinh châu , bài phú ngạo Tư mã Tương Như . Năm 16 tuổi
ông cùng Đông Nham Tử đến ở ẩn tại phía Nam núi Dân Sơn ( ở huyện Tùng Phan , tỉng Tứ
Xuyên ) Năm 20 tuổi ông được tiếng là người hào hiệp , cao nghĩ, thích làm hiệp sĩ . Đến xin
làm việc dưới trướng của Thứ sử Ích châu Tô Dĩnh , được họ Tô khen là " có thiên tài anh lệ ,
nếu học rộng thêm có thể sánh vai với Tư Mã Tương Như ".
Năm 723 , Lý Bạch cùng người bạn là Ngô chỉ Nam đi chơi đất Sở , đến Thương Ngô, Động
Đình . Sau lại qua Kim Lăng, vượt Minh Hải, đến Nhữ Châu, du lịch các thắng địa miền đông
nam trong mấy năm .
Năm 726 , Lý Bạch đến Vân Mộng ( huyện An Lục tỉnh Hồ Bắc), cưới vợ, là cháu gái của Hứa
tướng công . Từ năm 30 tuổi tiếng tăm văn chương bắt đầu vang dậy .
Năm 735 (năm thứ 23 niên hiệu Khai Nguyên ), Lý Bạch lên chơi vùng Thái Nguyên (tỉnh Sơn
Tây). Khi ấy Quách Tử Nghi đang bị giam trong quân ngũ , nhờ có ông xin cho mà được tha .
Tháng 5, ông đến miền Tế, Lỗ, ngụ tại Nhiệm thành ( tỉnh Sơn Đông). Cùng Khổng Sào Phủ ,
Hàn Chuẩn , Bùi Chính, Đào Cái , Trương Thúc Minh ngao du tại núi Tồ Lai ( huyện Thái An
tỉnh Sơn Đông), say sưa tại Trúc Khê , lấy hiệu là " Trúc Khê lục dật " ( sáu nhà ẩ dật tại Trúc
Khê ) .


Như vậy có thể nói đại khái từ năm 40 tuổi trở về trước, Lý Bạch sống những ngày tiêu dao,
nhàn tản , ngao du thiên hạ
Năm đầu niên hiệu Thiên Bẳo (742) Lý Bạch đi chơi Cối Kê , cùng với đạo sĩ Ngô Quân ngụ
tại Viễm Trung ( tỉnh Chiết Giang). Khi Ngô Quân được triệu về Trường An, bèn đem Lý Bạch
đi theo . Tại kinh đô Lý Bạch gặp Hạ Tri Trương , lúc này đang làm chức Thái Tử tân khách .
Thoạt trông thấy ông , Hà Tri Trương nói rằng : " Đây là một trích tiên giáng trần". Lý Bạch và
Hà Tri Trương trở nên đôi bạn rượu thơ . Nhờ sự tiến cử của Hà Tri Trương , Lý Bạch được


Đường Huyền Tông triệu vào bệ kiến tại điện Kim Loan , bàn về thế vụ đương thời , nhân dịp
nào ông thảo tờ " Đáp Phiên thư ", và dâng thiên " Tuyên Đường hồng do ", được vua khen
ngợi . Vua cho ngồi trên giường thất bảo , lại thân đưa canh cho ăn . Rồi hạ chiếu nói rằng :"
Khanh là kẻ áo vải , được trẩm biết tiếng ; nếu không phải là vốn đã chất chứa đạo nghĩa , thì
làm sao được như vậy !"; và phong Lý Bạch làm học sĩ cung phụng tại Hàn Lâm , chuyên trách
về mệnh lệnh mật . Thời kì này là thời kì vinh hiển nhất trong đời Lý Bạch .
Tại Trường An , Lý Bạch kết bạn với Hạ Tri Trương . Thôi Tông Chi , Vương Tiến , Tô Tấn ,
Trương Húc , Tiêu Toại , Lý Thích Chi , hiệu là " Tửu Trung Bát Tiên " ( tám vị tiên trong
rượu ). Bài " Ẩm trung bát tiên ca " của Đổ Phủ , nói về Lý Bạch có câu :
Lý Bạch nhất đẩu thi bách thiên,
Trường An thị thượng tửu gia miên;
Thiên tử hô lai bắt thướng thuyền ,
Tự xưng thần thị tửu trung tiên .
Nghĩa:
Lý Bạch một đấu , thơ trăm thiên
Ngủ trong quán rượu tại Trường An;
Thiên tử kêu tới chẳng lên thuyền ,
Tự xưng thần là tiên trong rượu
( còn nữa )
post #3
31-05-06, 04:50 PM

Mot_Nhanh_Mai
Hội viên
Hội viên

About
Tham gia ngày: May 2006
Bài gửi: 67

Các sách cũ thuật lại nhiều trường hợp Lý Bạch vâng lệnh vua thảo chiếu hay soạn nhạc từ
trong lúc còn đang say .
Sách Dậu Dương Tạp Trở của Đoàn Thành Thức chép rằng : Vua Huyền Tông nghe danh Lý
Bạch vang lừng hải nội, liền cho triệu vào bệ kiến . Thấy ông thần khí cao lãng , nhẹ nhàng như
ráng mây, vua bất giác quên mình là đấng chí tôn vạn thặng . Nhân thấy vua đi giày mới , Lý
Bạch liền giơ chân cho Cao Lực Sĩ bảo cởi giày . Cao Lực Sĩ phải làm theo lời .
Về sau chính vì ôm mối hận này, Cao Lực Sĩ đã đem hai câu trong bài " Thanh Bình Điệu " ra
gièm với Dương Quí Phi là Lý Bạch có ý muốn ví Quí phi với nàng Triệu Phi Yến , một cung
nhân thất sủng đời nhà Hán . Quí phi cả giận . Vì thế Minh Hoàng đôi lần định phong quan
chức cho Lý Bạch , nhưng điều bị ngăn trở ( theo Tùng song lục của Vi Duệ ). Thực ra nguyên
nhân khiến Lý Bạch không hiển phát được tại Trường An còn là sự dèm pha của Trương Ký
nữa ( theo bài tự của Ngụy Hạo).


Nhận thấy không thể đắc ý tại Trường An . Lý Bạch bèn xin về , và được Minh Hoàng ban tặng
nhiều vàng bạc .
Từ năm 747( 45 tuổi), Lý Bạch ngao du bốn phương, phía Bắc đến các miền Triệu, Ngụy, Tề,
Tần; phía Tây tới các đất Bân, Kỳ, Thương, Ư và Lạc Dương; phía nam đi chơi sông sông Hoài
sông Tứ , rồi lại vào Cối Kê (tỉnh Chiết Giang). Nhân gia đình ở đất Lỗ ( tỉnh Sơn Đông ) , nên
Lý Bạch thường đi lại miền Tế , Lỗ . Trong thời gian 10 năm ( 745 - 755 ), ông đi chơi nhiều
nhất tại các miền Lương , Tống ( tỉnh Hà Nam ). Chính trong thời kì này , ông quen biết Đổ
Phủ , Cao Thích và Sầm Tham .

Năm 755 ( năm thứ 14 niên hiệu Thiên Bảo ), Lý Bạch đi chơi Quãng Lăng ( tỉnh Giang Tô ),
gặp Ngụy Hạo . Hai người cùng nhau đi thuyền vào sông Tần Hoài , lên Kim Lăng . Rồi từ biệt
Ngụy Hạo , Lý Bạch đi Tuyên Thành ( tỉnh An Huy ). Sau đi xuống phía Nam , đến Lật
Dương , Viễm Trung ( tỉnh Chiết Giang), rồi vào núi Lư Sơn ( huyện Cửu Giang, tỉnh Giang
Tây), ở ẩn tại Bình Phong Điệp . Tháng 11 năm này, An Lộc Sơn làm phản .
Năm 756 ( Chí Đức nguyên niên , đời Đường Túc Tông), An Lộc Sơn vây hãm hai kinh . Vĩnh
vương Lân , con thứ 16 của Huyền Tông, làm Giang Lăng đô đốc , sung tiết độ sứ các đạo Sơn
Nam đông lộ . Lĩnh Nam Kiềm Trung và Giang Nam tây lộ . Trọng tài danh của Lý Bạch , Vĩnh
Vương mời ông tới làm liêu tá trong phủ . Khi Lý Lân làm phản , tự đem thuyền đi xuống phía
đông, Lý Bạch cũng bị bức bách đi theo .
Năm 757 , tháng 2, Vĩnh vương Lân bại trận , Lý Bạch chạy đến Bành Trạch trần thú , rồi bị
giam tại ngục Tầm Dương ( huyện Cửu Giang , tỉnh Giang Tây ) Tuyên úy đại sứ Thôi Chi
Hoán và ngự sử trung thừa Tống Nhược Tư cố sức xin tha cho Lý Bạch . Nhược Tư còn tự
phóng thích Lý Bạch, cho làm tham mưu quân sự, lại dâng thư tiến cử lên vua , nhưng không
được trả lời . Lý Bạch vẫn bị kết tội theo Lân làm phản và khép án tử hình . May được Quách
Tử Nghi , nay đã là tướng có công dẹp giặc , nhớ ơn xưa, xin giải quan chuộc tội cho, Lý Bạch
mới được giảm xuống tội đi đày .
Năm 758 ( Càn nguyên nguyên niên ), Lý Bạch bị phát vãng đi Dạ Lang ( huyện Đồng Tử, tỉnh
Quí Châu). Trên đường đi đày , có qua hồ Động Đình ( tỉnh Hồ Nam ), lên Tam Giáp ( khoảng
Tứ Xuyên, Hồ Bắc ).
Năm 759, vào cuối mùa xuân, khi đến Vu Sơn ( tỉnh Tứ Xuyên), Lý Bạch nhận được sắc tha tội
.
Khứ niên tả thiên Dạ Lang đạo,
Kim niên sắc phóng Vu Sơn dương .
(Bệnh tửu qui ký Vương minh phủ )
Năm ngoái bị đày xuống đường đi Dạ Lang,
Năm nay được sắc tha ở phía Nam núi Vu sơn ,
Từ Vu Sơn Lý Bạch đi đến Hán Dương ( tỉnh Hồ Bắc ).



Năm 760, Lý Bạch về đến Trường Phong Sa, ở Trì châu, phủ An Khánh (tỉnh An Huy). Vương
Duy mất vào năm này .
Năm 761, lại đến Kim Lăng, Tuyên Thanh , Lịch Dương ...., sống phóng đãng , ngông cuồng .
Có gặp lại Ngụy Hạo ở Tuyên Thành ( tỉnh An Huy ).
Năm 762 ( Bảo Ứng nguyên niên ), Lý Bạch đến ở nhà người họ là Lý Dương Băng , đang làm
huyện lệnh tại Đang Đồ ( tỉnh An Huy ). Tháng 4 năm này, vua Đại Tông lên ngôi, có ý triệu
Lý Bạch , phomg làm chức thập di. Nhưng đến tháng 11 Lý Bạch mắc bệnh nặng tại Đang Đồ (
theo Lý Dương Băng); mất ở núi Thanh Sơn , ngoài thành huyện này ( theo Phạm Truyền
Chính ) . Thọ 62 tuổi .
Có những thuyết khác nói rằng Lý Bạch không phải vì mắc bệnh mà mất ( Lý Hoa , Ngụy
Hạo ), Ngụy Hạo còn cho biết rõ ràng ông chết trong đầm nước .
Đến thời Ngũ Đại , Vương Định Bảo soạn sách Chích ngôn , mới viết rằng : " Lý Bạch mặc áo
gấm trong cung , chơi trong sông Thái Thạch ( Ở huyện Đang Đồ ), ngạo nghễ tự đắc , xem
như không có ai bên cạnh ; nhân say , nhảy vào nước, bắt bóng trăng rồi chết ". Về sau Hồng
Dong Trai phụ hoạ thuyết đó , nói thêm : " .... Vì thế nơi ấy có Tróc nguyệt đài ( đài Bắt Trăng )
".
Về gia đình , Lý Bạch có đến 4 đời vợ , sinh được 3 con trai , 1 con gái .
Sau khi Lý Bạch mất , Lý Dương Băng thâu thập thơ ông , thấy rằng trong số hai vạn bài thơ
ông làm lúc sinh tiền, chỉ còn lại một phần mười . Những bài thơ ông làm trong khoảng 8 năm
sau loạn An Lộc Sơn phần nhiều bị thất lạc . Ông vốn không thích lưu giữ và truyền bá thơ
văn . Đến đời Tống ( 1080 ), Tống Mãn Cầu gom góp lại được , soạn thành Lý Bạch thi tập, 30
quyển, gồm 1800 bài .
(Trích Thơ Đường của Trần Trọng San )
post #4
31-05-06, 04:58 PM
Mot_Nhanh_Mai
Hội viên
Hội viên

About

Tham gia ngày: May 2006
Bài gửi: 67

Lý Bạch học kiếm
Lý Bạch được đời ca tụng là thi tiên vốn là một nhà thơ cực lớn đời Đường, Trung Quốc. Từ
nhỏ, ông đã có chí lớn quyết tâm báo đền ơn nước nên đã cất công luyện võ với ý chí và nghị
lực của người có thể " mài cây gậy sắt thành mũi kim khâu ". Năm hai mươi sáu tuổi bụng chứa
đầy kinh luân, Lý Bạch mang kiếm từ biệt người thân lên đường đi xa lập nghiệp. Chuyến đi
này quả thực có tác dụng vô cùng to lớn đối với sự nghiệp sáng tác thơ ca và võ nghệ sau này


của ông.
Vỡ lòng học kiếm
Từ nhỏ Lý Bạch đã học kiếm do bố là Lý Khách dạy, tới năm Bạch mười lăm tuổi được bố đem
vàng bạc đón một kiếm sĩ về dạy. Lý Bạch vốn thiên tư thông tuệ, nghị lực hơn người nên chỉ
nửa năm học kiếm đã đấu ngang cơ với sư phụ. Trong thư của ông gửi Vĩ Kinh Châu có kể
"mười lăm tuổi học kiếm thuật", còn trong một thư khác gửi bạn trẻ cũng nói "học kiếm thuật
từ bé". Qua đó đủ thấy tố chất võ học của Lý Bạch không phải là kém và "học kiếm" là một
môn học thời thượng đời Đường, cũng được ông say mê luyện tập từ thủa ấu thơ đã có kết quả
như bạn ông là Nguỵ Hạo Tăng đã từng khen: "Giỏi từ bé, khối người bị hạ dưới tay Bạch". Bố
Lý Bạch lại mời thầy đúc kiếm giỏi ở Thành Đô bỏ công sức ba năm rèn một thanh kiếm báu
tuyệt vời đặt tên là "Nhật Nguyệt" cho con.
Học kiếm ở Khuông Sơn, Mân Sơn
Năm Khai Nguyên thứ sáu ( năm 719 sau CN, đời Đường Huyền Tôn Lý Long Cơ ), Lý Bạch
18 tuổi lên ở tại Khuông Sơn đọc sách và luyện kiếm. Khuông sơn có một ngôi chùa cổ do hoà
thượng Không Linh trụ trì. Không Linh đại sư học vấn uyên thâm, tinh thông Phật học, lại giỏi
võ nghệ, về kiếm thuật phải nói là siêu tuyệt. Lý Bạch thờ đại sư làm thầy, học kiếm ở chùa hai
năm liền. Vì mẹ bệnh nặng nhắn về nên Lý Bạch phải rời thầy bỏ chùa mà luyến tiếc khôn
nguôi.
Năm Khai Nguyên thứ tám, vừa tròn 20 tuổi, Lý Bạch lên chơi Mân sơn gặp một nhân vật nổi

tiếng đương thời là Đông Nghiêm Tử. Thấy Lý Bạch múa kiếm một mình trong rừng cây khí
thế khác thường, Đông Nghiêm Tử bảo: "Ta sẽ nhận cậu làm đệ tử" Thấy Đông Nghiêm Tử nói
năng, tỏ vẻ tài giỏi tướng mạo thanh nhã như thần tiên, Lý Bạch theo ông ta lên Mân sơn học
văn, học kiếm liền ba năm. Sau đó được sư phụ cho xuống núi cùng sư huynh Ngô Chỉ Nam để
mở rộng hiểu biết và trui rèn tài năng.
Học kiếm ở Sơn Đông
Năm 36 tuổi, Lý Bạch đã rất nổi tiếng về tài làm thơ được tôn làm "nhất tuyệt". Cùng thời, Phỉ
Dực cũng được tôn xưng là "thiên hạ đệ nhất kiếm". Lý Bạch viết thư cho Lý Dực, thư có đoạn:
"Tôi tự nguyện làm môn hạ của tướng quân ..." Phỉ Dực thấy Lý Bạch thành khẩn thiết tha lại
nghĩ có nhà thơ "nhất tuyệt" vào làm môn hạ khiến ông ta càng thêm vẻ vang bèn đồng ý.
Lý Bạch theo Phỉ Dực sang Sơn Đông học kiếm ba năm, dù nắng cháy, rét cắt da ông vẫn ngày
đêm miệt mài luyện kiếm, kiên trì tập luyện không chút lơ là. Chính ở giai đoạn này trong thơ
của Lý Bạch có những câu: "Rút kiếm lúc sương sớm, Đêm chạy kiếm quanh nhà, ..." Nhờ kiên
trì luyện tập như vậy nên Kiếm thuật của Lý Bạch ngày càng điêu luyện. Khi thầy trò chia tay,
Phỉ Dực đã khen trình độ kiếm thuật của Lý Bạch: "Trong hư có thực, trong mềm có cứng, tiến
thoái như chớp, biến hoá khôn lường".
Nhờ thích kiếm thuật, yêu thích việc học kiếm và giỏi kiếm thuật, không ít bài thơ sau này của
Lý Bạch có dính dáng đến kiếm, kiếm thuật và kiếm sĩ. Bài Hiệp Khách Hành là một trong số
đó.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×