Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Chữ tiền trong thơ nguyễn bính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.31 KB, 2 trang )

Chữ “tiền” trong thơ Nguyễn Bính

Nếu làm được một phép "khảo chứng" thì có lẽ trong số các thi nhân Việt Nam giai đoạn 19321945, hiếm có nhà thơ nào nhắc đến "đồng tiền" nhiều như "ông" này. Có một thực tế - nói như
một nhà văn "Nguyễn Bính làm thơ và thực sự sống bằng ngòi bút", mặc dù, hình ảnh đồng tiền
trong thơ ông mang nhiều sắc thái.
Bạn đọc từng biết nhiều đến lời than oán "nổi tiếng" của Nguyễn Bính:
Ai bảo mắc vào duyên bút mực
Suốt đời mang lấy số long đong
Người ta đi kiếm giàu sang cả
Mình chỉ mơ toàn chuyện viển vông
Tuy rằng, không phải không có người hiểu cái tâm thế xót xa của nhà thơ khi "Làm thơ mang
bán cho thiên hạ/ Thiên hạ đem thơ đọ với tiền" (bài "Sao chẳng về đây" - bản in lần đầu).
Cả đời Nguyễn Bính là sự chống chọi, vật lộn với cái nghèo. Nhưng để nghèo mà không hèn,
nhà thơ phải trả giá "Biển tiền, ôi biển bao la/ Mình không bẩn được vẫn là tay không", cho nên
cứ nghèo suốt!
Và vì nghèo tiền nên ông biết trân trọng những đồng tiền tình nghĩa.
Bài "Thời trước" nhà thơ viết ca tụng những người vợ tảo tần biết dành dụm đồng tiền cho chồng
ăn học, đỗ đạt nên người. Thi nhân không ngại đưa vào thơ những chi tiết "chi li" thế này:
Một quan là sáu trăm đồng
Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi
Chồng tôi cưỡi ngựa vinh quy
Hai bên có lính hầu đi dẹp đường
Cũng như không ngại khi nhắc đến hình ảnh đồng "năm xu rưỡi" mẹ mừng tuổi ngày tết thời thơ
ấu (bài "Tết của mẹ tôi"): Sáng ngày mùng Một tinh sương/ Mở hàng mỗi đứa năm xu rưỡi. Ở
đây, tình cảm đã khiến nhà thơ đi sâu vào chi tiết, mặc câu thơ có thể bị người ta chê là thô mộc,
thật thà.
Đối lập với hình ảnh "đồng tiền" nhà thơ nhắc tới đầy vẻ trân trọng kể trên, đa phần hình ảnh còn
lại trong thơ Nguyễn Bính đều là sự ám ảnh đến chua chát. Nhà thơ từng ngao ngán nhắc đến
trong bài "Giấc mơ anh lái đò", thật là một sự bi hài:
"Đồn rằng đám cưới cô to



Nhà trai thuê chín chiếc đò đón dâu
Nhà gái ăn chín nghìn cau
Tiền cheo tiền cưới chừng đâu chín nghìn
Lang thang anh dạm bán thuyền
Có người trả chín quan tiền lại thôi".
Cũng có khi sự ngao ngán ấy đã đến mức tột điểm, nhà thơ buộc nói ra, câu thơ thẳng đuột: "Con
tằm được mấy tiền tơ/ Chao ơi, mà ước mà mơ lấy nàng" (bài "Nhà tôi").
Tất nhiên, không phải chỉ ở bài này, gia cảnh Nguyễn Bính mới hiện lên bi đát thế! Vì ngay cả
khi bỏ nhà đi lang thang sống kiếp "giang hồ", thì rồi cũng có lúc ông giật mình vì túi rỗng tiền:
"Giời mưa ở Huế sao buồn thế/ Cứ kéo dài ra đến mấy ngày.../ Hôm qua còn sót hơn đồng bạc/
Hai đứa bàn nhau uống rượu say".
Khi một thân một mình đã thế, huống hồ đến lúc gắn với cuộc sống gia đình, vợ con: Tiền cha
không đủ hoàn lương mẹ (ý nói để cho vợ con được trở lại cuộc sống trong sạch) - Còn lấy đâu
mà nuôi nấng con (bài "Oan nghiệt")...
Thật ra, suy cho cùng đồng tiền cũng chỉ là phương tiện để mưu cầu sự sung túc, hạnh phúc cho
con người. Nhưng tiếc thay, sự sung túc của người này nhiều khi là nguyên nhân dẫn đến sự bần
hàn của người khác, thậm chí của nhiều người khác, vì thế mà có lúc nó bị kết án bởi đã ra đời
không đúng nơi đúng chốn, đã "hy sinh thân mình" không đúng chức năng.
Đặc biệt, qua những vần thơ của Nguyễn Bính tôi vừa trích, ta có thể thấy nó từng có lúc xâm
thực và hoành hành đời sống vật chất cũng như tinh thần con người như thế nào!



×