Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

tổ chức ngữ âm trong thơ nguyễn bính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 152 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH XUÂN HẢO

NHẬN XÉT VỀ:

TỔ CHỨC NGỮ ÂM
TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH

LUẬN ÁN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH -1997



LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Nghiên cứu Khoa học, Khoa Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Ban Giám Đốc, Phòng Giáo dục Chuyên
nghiệp, Phòng Kế hoạch tài vụ Sở Giáo dục & Đào tạo Tây Ninh, Ban Giám hiệu Trường Cao
đẳng Sư phạm Tây Ninh đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận án
này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy tôi, P.GS NGUYỄN NGUYÊN TRỨ,
người thầy tận tụy suốt đời vì sự nghiệp giáo dục, người đã định hướng, dìu dắt tôi trên con
đường nghiên cứu khoa học.
Xin cảm ơn tất cả thầy cô và hạn bè, những người đã đóng góp nhiều công lao cho sự
nghiệp giáo dục, đã giần tiếp hướng dẫn, tạo đầu kiện giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận án này.
Tôi cũng rất biết ơn Cha tôi - người sinh thành và luôn động viên tôi trên đường sự
nghiệp.
Sau cùng xin gửi tới bà quả phụ Nguyễn Bính lòng cảm kích chân thành, về sự nhiệt tình


cung cấp nhiều tư liệu quý báu về nhà thơ Nguyễn Bính.

3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... 3
MỤC LỤC ......................................................................................................................... 4
NHỮNG KÝ HIỆU VỀ TỔ CHỨC NGỮ ÂM ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN ÁN . 6
PHẦN DẪN LUẬN ........................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: ĐIỂM QUA MỘT SỐ CÁCH HIỂU VỀ THƠ – TỔ CHỨC NGỮ ÂM
TRONG THƠ (NHẠC ĐIỆU THƠ) ............................................................................. 12
1.1.NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ THƠ ..................................................................................... 12
1.2.KHÁI NIỆM VỀ TỔ CHỨC NGỮ ÂM TRONG THƠ: ................................................. 17
1.2.1.Phân biệt thơ và văn xuôi: ......................................................................................... 17
1.2.2.Khái niệm về tổ chức ngữ âm trong thơ .................................................................... 20
1.2.3.Khái niệm về tiết tấu thơ: .......................................................................................... 21
1.2.4.Khái niệm về lượng ................................................................................................... 23
1.2.4.Khái niệm về nhịp thơ: .............................................................................................. 25
1.2.5.Khái niệm về âm điệu: ............................................................................................... 28
1.2.5.Khái niệm về phép trùng điệp ................................................................................... 32
1.2.6.Khái niệm phép đối: .................................................................................................. 35
1.3.Khái niệm về vần: ............................................................................................................ 36

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC NGỮ ÂM TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH ...................... 41
2.1.TIẾT TẤU THƠ NGUYỄN BÍNH (Thống kê - đặc điểm tác dụng) ............................. 41
2.1.1.Lượng thơ: ................................................................................................................. 41
2.1.1.1.Thống kê phân loại: ........................................................................................... 41
2.1.1.2.Đặc điểm về lượng thơ: ...................................................................................... 42
2.1.2.Nhịp điệu thơ Nguyễn Bính: ..................................................................................... 46


4


2.1.3.Âm điệu thơ Nguyễn Bính......................................................................................... 56
2.1.4.Phép điệp trong thơ Nguyễn Bính: ............................................................................ 63
2.2.5.Phép đối trong thơ Nguyễn Bính: .............................................................................. 73
2.2.Hiện tượng vắt dòng trong thơ Nguyễn Bính: ............................................................... 80
2.2.VẦN TRONG THƠ CA NGUYỄN BÍNH: ...................................................................... 83

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ GIÁ TRỊ BIỂU HIỆN CỦA TỔ CHỨC
NGỮ ÂM TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH .................................................................. 92
1.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG: ...................................................................................................... 92
3.2.GIÁ TRỊ BIỂU HIỆN .................................................................................................... 102
3.2.1.Tùy theo nội dung biểu hiện cũ thể của từng tác phẩm Nguyễn Bính đã ưu tiên tập
trung sử dụng những yếu tố ngữ âm nhất định: ................................................................ 102
3.2.2.Tổ chức ngữ âm mang lại giá trị miêu tả cao và giá trị biểu hiện cảm xúc phong phú,
sâu sắc trong thơ trữ tình: ................................................................................................. 111
3.2.3.Tổ chức ngữ âm mang lại giá trị miêu tả cao và biểu hiện cảm xúc sắc nét trong lời
thơ tự sự và trong việc giao cảm thơ: ............................................................................... 117
3.2.3.Tổ chức ngữ âm cũng mang lại giá trị biểu hiện đặc sắc khác ................................ 123

PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................................... 126
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 131
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 143
I. THI PHẨM CỦA NGUYỄN BÍNH ................................................................................. 143
II. THI PHẨM IN CHUNG ................................................................................................. 144
III. TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH PHONG CÁCH HỌC ................................................ 144
IV. TÀI LIÊU NGHIÊN CỨU CƠ SỞ: ............................................................................... 145
V. CHUYÊN SAN, TẠP CHÍ ............................................................................................... 148


5


NHỮNG KÝ HIỆU VỀ TỔ CHỨC NGỮ ÂM ĐƯỢC DÙNG TRONG
LUẬN ÁN
/ //

Phân nhịp thơ

aa

Trùng điệp

><

Tiểu đối



Bình đối




Vắt dòng



Vần




6


PHẦN DẪN LUẬN

1. Trong phong trào “Thơ mới” 1932-1945 - thơ ca lãng mạn Việt Nam đã hội tụ được
một đội ngũ hùng hậu các nhà thơ tài hoa, đa dạng; làm nên một trào lưu nghệ thuật phong phú,
độc đáo.
Những cây đại thụ của làng thơ hiện đại Việt Nam hầu như cắm rể sâu và đâm chồi nẩy
lộc xum xuê từ giai đoạn này. Những Thế Lữ, Xuân Điệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Lưu Trọng
Lư... đã mang đến vườn thơ Việt Nam nhiều hương sắc lạ, đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn
học phương Tây. Như trong “Thi nhân Việt Nam” khi nói về ảnh hưởng của thơ Pháp đến thơ
Việt, Hoài Thanh nhận xét :"Mỗi nhà thơ Việt hình như mang nặng trên đầu năm bảy nhà thơ
Pháp".
Nhưng, một "cánh bướm giang hồ" đã gia nhập vưbn “Thơ mới” bằng đôi cánh mỏng,
mang sắc áo cổ xưa của dân tộc với phong cách riêng, một phong cách dân đã, thanh thoát và
bình dị đặc biệt. Đó là Nguyễn Bính.
Nguyễn Bính đã để lại một đi sản nghệ thuật thơ văn phong phú, vối nhiều tác phẩm thơ,
truyện thơ, chèo, kịch thơ, truyện ngấn.
Hầu hết các tác phẩm đều mang tâm hồn, mang hơi thở của quê hương dân đã, của dại
chúng.
Tiếng thơ mang sắc thái quê mùa nhưng lãng mạn của Nguyễn Bính đã ngân vang xa và
lắng sâu vào tâm hồn nhiều người Việt Nam, ở trong và ngoài nước.
Tiếng thơ có màu sắc riêng, độc đáo ấy đã có tầm phổ biến rộng rãi mà thơ của các nhà
“Thơ mới" khác khó bì kịp.
Thơ Nguyễn Bính thể hiện một khả năng đồng cảm nhạy bén, sâu sắc với người khác, thể
hiện một tiếng lòng dạt dào cảm xúc, chan chứa tình người. Thơ Nguyễn Bính cũng được thể

hiện bằng một nghệ thuật nhuần nhị, linh hoạt thanh thoát.
Trong thế kỷ này, giữa nhiều tiếng thơ mang màu sắc thôn đã, thơ Nguyễn Bính thể hiện
một tài năng tự nhiên, một tài năng nổi bật.
7


Tuy nhiên, nhà thơ tài hoa và những tác phẩm ấy đã một thời bị các nhà nghiên cứu quên
lãng.
Hai mươi năm sau ngày nhà thơ mất đi (1966-1986) những tác phẩm cửa ông mới được
tái bản. Và đến nay đã được tái bản rất nhiều lần.
Công chúng lại nhiệt tình rộng vòng tay nâng niu như những ngày đầu ra mắt Và ngay cả
trong thời gian nhiều nhà nghiên cứu! phê bình quên lãng, tiếng thơ ngọt ngào ấy vẫn lặng lẽ
ngận vang trong lòng quần chúng nhân dân.
Nhiều câu thơ đã được chuyển thể thành hát xẩm, hát rong ỏ các bến xe, bến tàu, hát ru
em ở khắp các làng quê, được phổ nhạc ngân nga ở thành thị và nông thôn, ỏ trong và ngoài
nước. Và từ năm 1986 đến nay, ngày càng có nhiều bài nghiên cứu, phê bình về thơ Nguyễn
Bính đăng rãi rác trên hầu hết các báo, các tạp chí.
Ngày 4.02.1997(27.12 Ất Hợi) vừa qua, nhà lưu niệm Nguyễn Bính cũng vừa được khánh
thành nhân kỷ niệm 31 năm ngày mất của ông tại số 123/2A tổ 29 Nguyễn Văn Lượng, Phường
11 quận Gò Vấp do sự đóng góp của nhiều nhà yêu thơ ông và của gia đình ông.
Những dòng chữ trang ứọng ưên đầu tủ sách thể hiện cái tâm của nhà thơ:
“Nhà ta quý chữ hơn vàng
Coi tài hơn cả giàu sang trên đời”
Nhà lau niệm là một cống trình kiến trúc khang trang thể hiện tấm lòng ưu ái của nhiều
người yêu thơ đối với nhà thơ. Nó chứng tỏ thơ Nguyễn Bính qua năm tháng cũng không hề bị
vùi lấp dưới lớp bụi thời gian mà càng thêm ngát hương trong tâm tưởng bao lớp người.
Tất cả đã nói lên sức sống âm ĩ, bền bĩ, mãnh liệt của tiếng thơ Nguyễn Bính.
Nó cũng nói lên sự hài hoà chân thực giữa cách cảm xúc, cách suy nghĩ giữa tác giả và
đại chúng.
Nguyễn Bính, nhà ''thi sĩ của thương yêu" ấy đã khấc sâu tiếng thơ của mình vào tận ký

ức văn hoá của đồng bào mình ngoài lối điễn đạt rất mộc mạc, chất phác, còn ở việc tìm về với
điệu thơ dân tộc, với hồn xưa của đất nước. Cũng như hầu hết các nhà thơ mới (do ảnh huông

8


của trường phái thơ lãng mạn và tượng trung của thơ hiện đại Pháp) coi thơ trước hết là âm
nhạc (85) Nguyễn Bính cũng rất chú ý đến âm nhạc của ngôn ngữ thơ.
Nhà thơ đã thể hiện những tâm tình chân chất bằng một nhạc điệu riêng, vừa gần gũi với
thơ ca cổ truyền Việt Nam, vừa rất Nguyễn Bính, nghĩa là vẫn có những cách tân riêng.
Những yếu tố cụ thể nào đã chắp đôi cánh cho tiếng thơ Nguyễn Bính bay xa? Tất nhiên
trước hết là tâm hồn chân chất, thiết tha của Nguyễn Bính với cuộc đời. Nhưng nghệ thuật biểu
hiện giữ vai trò không nhỏ, mà tổ chức ngữ âm là yếu tố góp phần quan trọng. Có thể nói, tổ
chức ngữ âm là một biểu hiện thơ của thơ Nguyễn Bính. Đấy là vấn đề thủ pháp nghệ thuật rất
lý thú, bổ ích, là một vấn đề hấp dẫn có ý nghĩa lý luận của thi pháp học Việt Nam và có ý
nghĩa thực tiễn trong công việc sáng tác thơ ca cùng như trong việc cảm thụ, thẩm bình thơ ca.
2. Khảo cứu các công trình nghiên cứu về "Thơ mới", chúng ta ghi nhận có nhiều nhà
nghiên cứu, phê bình văn học đã có đề cập đến thơ Nguyễn Bính (qua nhiều bài giói thiệu, phê
bình, tiểu luận).
Tuy nhiên, việc nghiên cứu thơ Nguyễn Bính chủ yếu về mặt nội dung (ở hương vị ca dao
đậm đà tình quê hương, ở tình, ý rất dân gian, đại chúng).
Còn về mặt hình thức biểu hiện, và riêng về tổ chức ngữ âm (nhạc điệu) trong thơ ông,
chưa có nhà nghiên cứu văn học nào tập trung nghiên cứu.
Đó đây cố thể nhận được những nhận xét sâu sắc nhưng tản mạn về Nguyễn Bính.
Trong “Từ điển văn học - Tập II” (95) ông Nguyễn Hoành Cung có một câu nhận định về
nhạc điệu thơ Nguyễn Bính :"Âm điệu lục bát trong thơ ông tuy có sức cuốn hút, nhưng đôi khi
cũng còn dễ đãi."
Trong quyển “Thơ ca Việt Nam - hình thức và thể loại” (77) Ô.Ô. Bùi Văn Nguyễn và Hà
Minh Đức cũng đề cập đến thơ Nguyễn Bính, xem đấy là tiêu biểu của khuynh hướng trở về
với ca dao trong phong trào "Thơ mới".

Về mặt hình thức thơ Nguyễn Bính, hai tác giả này cũng chỉ ghi nhận "Nguyễn Bính làm
nhiều bài thơ lục bát mang phong cách ca dao về hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu cũng như lối
điễn đạt...

9


Nhịp điệu thơ lục bát của Nguyễn Bính thanh thoát, linh hoạt..."
Trong quyển "Nguyễn Bính, thi sĩ của đồng quê" (60) GS. Hà Minh Đức cũng dành nhiều
trang để phân tích thơ Nguyễn Bính dưới góc độ văn chương.
Giáo sư Lê Đình Kỵ trong quyển “Thơ mới, những bước thăng trầm” (70) đã dành nhiều
thiện cảm cho nhà thơ tài hoa và bất hạnh này.
Nhung trong công trình nghiên cứu chung, phần phân tích lý giải về thơ Nguyễn Bính chủ
yếu ở nội dung; về phong cách ca dao mà giáo sư có đề cập cũng chỉ nêu sơ lược, chưa được
phân tích cụ thể.
Ngoài ra, còn nhiều bài viết rải rác về thơ Nguyễn Bính trong các tạp chí văn học, văn
nghệ, các nhật báo. Trong đó có một vài bài có đề cập đến hình thức thơ Nguyễn Bính (134)
nhưng chưa nghiên cứu sâu về nhạc điệu thơ.
Nhìn chung, có nhiều bài nghiên cứu, phê bình, giới thiệu thơ Nguyễn Bính được viết với
góc độ văn chương học, còn dưới góc độ phong cách ngôn ngữ - hình thức ngữ âm nào chuyển
tậi nội dung? - thơ Nguyễn Bính chưa được đi sâu nghiên cứu.
3.Ở luận án này, chúng tôi đi vào nghiên cứu “Tổ chức ngữ âm trong thơ Nguyễn Bính”
đề tìm hiểu nhưng đặc điểm tổ chức ngữ âm (nhạc điệu) trong thơ và những giá trị biểu hiện
của nó trong các thi phẩm của ông, góp phần đánh giá đúng đán tài năng nghệ thuật và công lao
của nhà thơ trong việc phát triển và làm giàu vốn ngôn ngữ của dân tộc
4. Xác định tìm hiểu tổ chức ngữ âm (nhạc điệu) trong một số tác phẩm cụ thể, chúng tôi
sử dụng các phương pháp và thử pháp chủ yếu sau đây:
a.Thống kê - phân loại:
Sau khi nghiền ngẫm kỹ váp bản chúng tòi lần lượt lọc ra những yếu tố thuộc tính của
nhạc điệu, khảo sát cách kết cấu, phân loại và thống kê, nêu lên tần số xuất hiện của nó. Từ đó

khái quát hóa nhận định cách vận dụng nhạc điệu của Nguyễn Bính để thể hiện tâm tình, tư
tưởng trong thơ ca của ông.
b. So sánh-liên tưởng:

10


Trong quá trình tìm hiểu, phân tích, chúng tôi vận dụng phương pháp này để phát hiện
đặc điểm của thơ ông theo quan điểm đồng đại cùng những giá trị biểu hiện của nhạc điệu
trong thơ ca ông.
c. Mô hình hoá:
Thủ pháp này được vận dụng hạn chế trong một số trường hợp để việc nghiên cứu, phân
tích rõ đường nét hầu đưa đến nhận định khách quan.
d. Phương pháp động - ngữ cảnh:
Chúng tôi nghiên cứu thơ Nguyễn Bính theo phương pháp động và đặt trong toàn bộ hoàn
cảnh dời sống trong dô tác phẩm ra dời và dược tiếp nhận.
Vận dụng quan điểm của ngôn ngữ học vào quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn gắn chặt
hình thức với nội dung chứ không cô lập nó. Vì thông thường mỗi hình thức thơ đều cổ liên hệ
logic với sự rung động của tâm hồn, với sự xúc động của tác giả.
Và như Biêlinxki từng nói:"Vì hình thức biểu hiện nội dung cho nên nó gắn liền mật thiết
với nội dung, gắn liền tới mức mà tách ra khỏi nội dung thì có nghĩa là thủ tiêu nội dung và
ngược lại (143).

11


PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: ĐIỂM QUA MỘT SỐ CÁCH HIỂU VỀ THƠ – TỔ CHỨC
NGỮ ÂM TRONG THƠ (NHẠC ĐIỆU THƠ)


1.1.NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ THƠ
Từ bao đời, với loài người, thơ tồn tại như một nhu cầu thiết yếu.
Cuộc sống càng văn minh, càng hiện đại, càng tối tân, càng cần đến tiếng nói ngân vang
muôn điệu của nàng thơ.
Thơ là hình thái văn học đầu tiên của loài người, là loại hình ngôn ngữ văn chương. Thơ
cùng ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật là hai bộ phận của ngôn ngữ nghệ thuật. Đây là loại nghệ
thuật ngôn từ. Có nghĩa là nó lấy ngôn ngữ làm chất liệu để xây dựng tác phẩm.
Thơ cũng là một nghệ thuật thời gian bởi nó là sự sắp xếp lần lượt các từ thành bước thơ,
nối thành dòng thơ, câu thơ, tác phẩm thơ.
Đấy là một loại hình nghệ thuật cao quý, tuyệt điệu, bền chặt mối duyên keo kết với con
người.
Theo Maiacốpxki: “Trên đời có những vấn đề chỉ giải quyết được bằng thơ”(143)
Nhưng thơ là gì?
Đã có rất nhiều ý kiến.
Theo Dương Quảng Hàm: “Thơ là thi. Theo nghĩa rộng thơ là một thể văn có thanh, có
vận, có thể ngâm vịnh được” (61)
Vôn-te cho rằng: “Thơ là hùng biện du dương” (143). Những nhận định này chỉ căn cứ
thiên về mặt hình thức biểu hiện của thơ.
Ngược lại, Arixtốt xem nội dung sáng tác là cơ sở để phân biệt cái gì là thơ và không phải
là thơ.
12


Victo Hugo cũng bày tỏ (Trong bức thư gởi cho Aden Phuse): “Những câu có vần nhịp tự
nó chưa phải là thơ. Thơ là từ trong những ý tưởng và những ý tưởng lại đến từ trong tâm hồn.
Những câu thơ chỉ là bộ quần áo đẹp trên cơ thể đẹp. Thơ có thể biểu hiện bằng văn xuôi
nhưng nó chỉ thực sự thật hoàn mỹ qua vẻ đẹp duyên dáng và lộng lẫy cộa những câu thơ” (59).
“Thơ là tiếng lòng. Không thể trái với lòng mà nảy ra thơ (Điệp Tiếp -đời Thanh) (142).
Thơ hiện điện trong cuộc sống để nâng cánh cho hy vọng, cho lý tưởng bay lên. Thơ, như
thế là tiếng nói của tâm hồn, của niềm mơ ước. Thơ là tiếng vang ngân tinh tế của xúc cảm con

người trước hiện thực cuộc sống.
Nhiều quan niệm về thơ đệ cập đến phẩm chất này, chẳng hạn của Goethe, nhà thơ Đức
lừng danh: “Những gì mà tôi không gặp trong đời, những gì không đốt cháy lòng tôi, không
làm cho tôi khổ não, thì tòi không bao giờ viết thành thơ. Tôi chỉ viết những bài thơ tình khi tôi
yêu" (104)
Nam Mộc cũng cho rằng “Thơ chủ yếu là nghệ thuật tình cảm, là tiếng nói của tình cảm.
Tình cảm vừa là đối tượng, nội dung cơ bản của thơ, lại vừa là quy luật phương thức biểu hiện
độc đáo của thơ” (138).
Lamartine cho rằng: “Thơ là sự hiện thân cho những gì thầm kín nhất của con tim và
thiêng liêng nhất của tâm hồn con người, và cho những hình ảnh tươi đẹp nhất, âm thanh huyền
điệu nhất trong thiên nhiên" (59).
"Lời văn óng ả, câu văn mượt mà, song cái thần điệu là cát ở tấm lòng" (...) "Hãy xúc
động hồn thơ để ngọn bút có thần" (Ngô Thì Nhậm) (50).
Jacques Gaucheron khái quát rằng :"Thơ ca đáp ứng một nhu cầu mơ ước"
"Thơ ca là một giấc mơ qua đấy người ta mơ ước về một cuộc đời tốt đẹp hơn" (Sully
Prudhomme)
“Thơ là một động lực kỳ thú để nâng cuộc sống lên tầm vóc cao hơn đồng thời nâng tầm
vóc chúng ta cao bằng cuộc sống" (Xích Điểu) (137).
Huy Cận cũng cho rằng "Cái chỗ đến cuối cùng của thơ là phải đem đến một cái gì nâng
sự sống lên" (146)

13


Thơ cũng là một hình thức nghệ thuật phản ánh chân thực về cuộc sống thông qua cái
nhìn chủ quan của nhà thơ.
Chế Lan Viên đã kín đáo bày tỏ:
"Bài thơ anh, anh là một nửa thôi.
Còn một nữa cho mùa thu làm lấy"
Thơ còn là sự lắng đọng những gì tiêu biểu, đẹp đẽ của cuộc sống, là sự chắt lọc những

tinh hoa của cuộc đòi. Tất nhiên ở đây không phải là sự sàng lọc để còn lại những thỏi vàng
cứng rắn, khô khan mà là sự thể hiện sinh động cuộc sống lấp lánh muôn màu muôn vẻ như nó
vốn có.
Nhiều quan niệm khác lại quan tâm đến phẩm chất ưên của thơ ca.
Theo Tố Hữu “Thơ biểu hiện tính chất của cuộc sống”, “Thơ là cái nhụy của cuộc sống”
“Thơ là lọc lấy tinh chất, là sự vật được phản ánh vào trong tâm tình”. Đấy là Xuân Điệu.
“Thơ là tinh hoa, là thể chất cô đọng của trí tuệ và tình cảm”. Đấy là Thanh Tịnh (137)
"Thơ là sự sống tập trung cao độ, là cái lõi của cuộc sống." (Lưu Trọng Lư) (146)
"Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí. Thơ tư sản thì tìm tới lỗ tai, cái
bụng tư sản, thơ của nhân dân lao động thì tìm tới cái lỗ tai, cái bụng của nhân dân lao động."
(Tố Hữu) (146).
Như thế thơ là tiếng nói của tâm hồn, của sự đồng cảm.
Đó là những quan niệm về thơ nói chung. Nhưng còn thơ hiện đại? Thế nào là thơ hiện
đại?
"Thơ bao giờ cũng phải là tiếng nói chân thực từ chính trái tim mình, nồng nàn tình tự dân
tộc và hơi thở thời đại - thời đại chuẩn bị bước sang thế kỷ 21". Đó là ý kiến của nhà thơ Hoài
Anh. (150)
Hiện nay cũng có nhiều ý kiến phê bình, đoán định thơ hiện đại đang hướng dần về phía
lý trí, về thơ suy nghĩ, thơ chính luận, thơ văn xuôi (poème en prose)
Chẳng hạn, thơ chính luận của chế Lan Viên:
14


"Bác là ai? Ngày hôm nay Bác là vị tướng
Trong cõi trường sinh tiếng hát trong của người là một tiếng suối xa
Nhưng khi đất nước cần chém triệu đầu quần giặc
Thì tiếng hát điệu kỳ là tiếng thét
Tiến lên, toàn thắng ắt về ta
Rồi mai đây ta sẽ trở về với vầng ừăng thơ suy tưởng của Người
Nhưng hôm nay Bác là mặt trời chiến thắng

Mặt trời Người kín đáo cạnh nhành mai
Người ghét sự chối chang, nhưng chính Người là nguồn ấm nóng
Của vầng hồng đánh đẹp bóng đêm lui."
Dù đoạn thơ thể hiện mạch tư duy tuôn chảy, ở đây ta vẫn thấy cái chính là một tình cảm
sâu sắc trước vẻ đẹp cao cả của người lãnh tụ vĩ đại. Và đây là bài thơ văn xuôi của R. Tagore Nguyễn Đình Thi dịch:
"Mẹ ơi, kìa những ai đang gọi con trên mây cao
Họ bảo “Chúng ta vui chơi từ tinh mơ cho đến hết ngày
Chúng ta giỡn với sóng vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc".
Con hỏi “Nhưng mà làm thế nào tôi lên trên ấy được?"
Họ trả lời “Con hãy đi hết cõi đất, rồi giơ tay lên trời, con sẽ bay bổng lên mây".
Nhưng con nối :"Mẹ tôi đợi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi!"
Họ bèn mĩm cười và lững lờ họ bay đi mất.
Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ:
Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng
Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh.
(Mây và sóng) (87)

15


Đấy là một cấu trúc nhiều điệp từ và cân xứng của hai đoạn thơ thể hiện một tâm hồn thơ
ngây, thánh thiện và dạt dào tình mẫu tử của bé thơ.
Tất cả bát đầu lừ suối nguồn yêu thương của mẹ.
Nhà thơ lớn Trung Quốc Bạch Cư Dị cũng có nhận định khái quát: "Thơ ấy gốc ở tình,
ngọn ở lời, hoa ở âm thanh, quả ở ý nghĩa," (142)
Trong lời "Cùng bạn đọc" trong tập thơ xuất bản năm 1966, Sóng Hồng viết; “Thơ là sự
thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Thơ không chỉ nói lên tình cảm riêng của nhà
thơ mà nhiều khi thông qua tình cảm đó nói lên niềm hy vọng của cả một dân tộc, những ước
mơ của nhân dân, vẻ lên những nhịp đập của trái tim quần chúng và xu thế chung của lịch sử
loài người. Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm

mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và lý trí kết hợp một cách
nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lý trí ấy được điễn đạt bằng những hình tượng đẹp
đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường."
Trong “Từ điển văn học” tập II ta cũng ghi một nhận định khá đầy đủ về thơ
“Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm
xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ trong một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất là có nhịp
điệu rõ ràng” (95)
Nội dung của thể loại văn học này phải giàu chất thơ, tức là nói lên được những điều đẹp
đẽ, cao cả, xúc động lòng người. Những điều ấy còn phải được thể hiện trong cảm xúc chân
thành, trong những hình tượng có tìm tòi, sáng tạo.
Tất nhiên mỗi giai cấp quan niệm chất thơ khác nhau.
Căn cứ vào phương thức phận ánh cuộc sống, có thể chia ra thơ tự sự, thơ trữ tình. Căn cứ
vào hình thức tổ chức ngôn ngữ có thể chia ra thơ cách luật (ngụ ngôn, thất ngôn, lục bát, song
thất lục bát, thơ tám tiếng...) thơ tự do và thơ văn xuôi, thơ có vần và thơ không vần. Căn cứ
vào đề tài có thể chia ra thơ tình yêu, thơ triết lý, thơ yêu nước và cách mạng. Cũng có lúc
người ta chia thơ theo thời đại: thơ Lý-Trần, thơ Đường, thơ Tống..." (95)
Nhận định của “Tự điển văn học" tập II về thơ cơ bản là chính xác. Nhưng theo quan
điểm hiện nay, thiết nghĩ, đôi chỗ có thể nhận định uyển chuyển, thoả đáng hơn.
16


Chắt lọc từ những ý kiến trên, có thể nghĩ tới một cách hiểu đơn giản về thơ như sau:
“Thơ là hình thái sáng tác văn học, phản ánh cuộc sống qua những tình cảm, những tâm trạng,
những suy tư cảm xúc hóa dạt dào, chân thực, những tưởng tượng phong phú, trong một ngôn
ngữ chắt lọc giàu hình tượng và mang nhạc điệu khác thường, có vần hay không có vần,"

1.2.KHÁI NIỆM VỀ TỔ CHỨC NGỮ ÂM TRONG THƠ:
1.2.1.Phân biệt thơ và văn xuôi:
Trong "Vân Đài loại ngữ", Lê Qúy Đôn viết rằng: “Văn tự do thanh âm phát sinh”(58)
Như thế, ngôn ngữ loài người có hai hình thái: nói và viết, nhưng trước hết và cơ bản là

ngôn ngữ bằng âm thanh: ngữ âm luôn luôn giữ vai trò quan trọng trong tất cả mọi sự điễn dụ
bằng ngôn ngữ.
Các hình thái văn học - thơ hay văn xuôi - đều thông qua cái vỏ ngữ âm để thể hiện tư
tưởng, tình cảm của con người. Nhưng tất nhiên thơ không phải là văn xuôi. Sự phân biệt đó
lắm khi không dễ dàng. (Còn có loại văn xuôi nghệ thuật là trung gian giữa thơ và văn xuôi).
Bàn về đặc điểm của thơ; Hứa Ngạn Chu nói “Lời kỵ thẳng. Ý kỵ nông. Mạch kỵ lộ, Thi
vị kỵ ngắn, Âm vận kỵ tản mác và gựợng ép. Lời thơ và ý thơ không nên trái nhau" (58).
Trong “Nghĩ về thơ”, Nam Mộc nhận định :"Có lẽ còn hơn cả tính hàm súc và tính hình
ảnh, điều phân biệt rõ ràng nhất ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ văn xuôi là ở tính nhịp điệu." (138)
"Nhịp điệu trong văn xuôi không phải là cái gì khác mà chí là phác họa của nhịp điệu"
(Verrier Métrique Ạngỉaise) (59)
A.Taverney nhận định rõ :"Nhịp điệu trong văn xuôi ưôi chảy, không bền vững, nó thay
đổi và chuyển chỗ không ngừng, phần lớn là không thể quy nó vào những quy luật rỗ ràng nào,
không thể miêu tả tổ chức của nó. Nhịp điệu của thơ, trái lại, rõ ràng." (59)
Theo Xuân Điệu thì: “Trang sức của thơ là hình tượng, là âm thanh, là tiết tấu, là chữ
nghĩa... luôn luôn đều có hồn" (50)
P. Va-lê-ry đã viết : “Con đường đi từ văn xuôi có cái gì gần với bước phát triển từ lời nói
đến tiếng hát từ bước đi đến điệu nhảy” (50)

17


Trong lời tựa Kinh thi có đoạn: “Thơ là do cái chí mình phát ra... Tình động ở trong lòng
mà hiện ra lời nói, nói không đủ phải vịnh hát."
Phan Huy Ích cũng bày tỏ quan niệm dịch thơ của mình: “Vận luật hạt cùng văn mạch
tuý. Thiên chương tu hướng nhạc thanh tầm.'' (Vận luật thì dịch sao cho hết được cái tinh tuý
trong mạch văn. Vậy phải theo thiên chương và hiệp với âm nhạc mà điễn ra mới được). Đây là
một quan niệm rất xác đáng được ông thể hiện trung thành trong ban dịch "Chinh phụ ngâm"
tuyệt vời.
Chẳng hạn :

“Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân."
Những bản dịch khác là:
“Trời đất thuở gió bay bụi nổi
Khách hồng nhan nhiều nỗi truân chuyên"
Và :
"Nẻo trời đất nổi cơn gió bụi
Kẻ hồng nhan nhiều nỗi truân chuyên"
Phan Huy Ích dịch là:
"Thuở Trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên" (66)
Đấy là bản dịch tuyệt điệu nhất được lưu truyền cho đến ngày nay.
Trong “Phong cách học tiếng Việt”, các tác giả Cù Đình Tú - Võ Bình, Lê Anh Hiền,
Nguyễn Thái Hòa cùng thống nhất: “Điểm thứ nhất cần phân biệt thơ với lời nói thường ở tính
nhạc điệu." (41)
Nhiều người cùng đã nói đến "nghệ thuật kỹ điệu bật nhất của trí tưởng tượng" đến "sự
nén chặt năng lượng", đến "Hình thức đặc biệt của nghệ thuật ngôn từ"... của thể loại thơ.

18


Các ý kiến trên đúng cho thơ, nhưng dường như nhiều ý cũng đúng với cả văn xuôi. Dưới
góc độ tổ chức kết cấu trong văn bản ngôn từ, theo Đỗ Đức Hiểu, thơ có những đặc thù sau:
a. Cấu trúc trùng điệp
b. Kiến trúc đầy âm vang
c. Chất nhạc tràn đầy (144)
Tuy nhiên, thi pháp học Mácxít nghiên cứu cấu trúc hình thức của văn bản ngôn từ,
nhưng không chỉ xét cô lập trong cấu trúc nội tại của chúng mà phải xét trong mối tương quan
vội những yếu tố khác ngoài văn bản. Bởi, nếu không như thế, làm sao có thể giải thích được:
những câu lục bát sau đây tuân thủ đúng vần luật của thơ lục bát nhưng không thể gọi là thơ

được:
Muốn tìm điện tích hình thang
Đáy dài đáy ngắn ta mang cộng vào
Rồi đem nhân với chiều cao
Chia đôi lấy nửa, thế nào cũng ra
Bởi nó chỉ có một nghĩa duy nhất, là một lối nói có vần cho dễ nhớ, dễ thuộc, không ẩn
dụ, không truyền cảm. Nói cách khác, nó không có đặc thù của ngôn ngữ nghệ thuật, do đó dù
đúng vần luật nhưng không có sức ngân vang. Điều đó có nghĩa là bản thân vần luật chưa tạo
nên âm điệu thơ. Tính nhạc mà ta hay nói như một đặc trưng cơ bản của thơ được hình thành
bởi nhiều yếu tố khác nữa, mà cái gốc là sức ngân vang của tâm hồn. Chính sự ngân vang này
quy định tính nhạc, vần luật trong thơ chứ không phải ngược lại.
Nhà thơ Pháp Baudelaire đã nói :"Mỹ từ pháp không phải là một thứ bạo quyền tự tiện đặt
ra, đây là một tập hợp các quy tắc bắt nguồn từ bản thân tổ chức của bản chất tinh thần(68)
Nhà thơ Đức Haine cũng có ý kiến tương tự: “Tâm hồn là điềm mách bảo vần luật. Ai từ
lúc được đẻ ra đã không có khả năng tiến tới những tâm trạng có nhạc điệu thì người đó chỉ
uổng công tìm kiếm trong sách vở và lý luận sự dạy bảo về các điều bí ẩn của luật thơ ca ... Chỉ
có vần luật bên trong hòa hợp với nhịp đập con tim là có ý nghĩa." (68)
Và theo Sóng Hồng:
19


“Vần hay không ta vẫn cho là thứ yếu
Nhưng vắng âm thanh réo rắt đó thành thờ”
Như vậy, thơ khác với văn xuôi nghệ thuật ở phương điện tổ chức ngữ âm đặc biệt. Đấy
còn được gọi là nhạc điệu hay tính nhạc của thơ, có cội nguồn từ sự vang ngân của tâm hồn thi
sĩ.
1.2.2.Khái niệm về tổ chức ngữ âm trong thơ
Hiện nay, các nhà nghiên cứu quan niệm về nhạc điệu thơ có khác nhau. Theo các nhà lý
luận văn học Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà : “Tính nhạc trong thơ tập trung biểu
hiện ở cách hiệp vần, ngắt nhịp, phối thanh." (73)

Ồng Đái Xuân Ninh quan niệm nhạc điệu tương đương với tiết tấu và gồm các yếu tố:
dòng thơ, nhịp điệu, đối, vần điệu và vắt dòng (78)
Nhìn chung, những định nghĩa, những quan niệm của các tác giả nêu trên chưa đầy đủ
hoặc chưa hợp lý.
Quan niệm của các nhà lý luận văn học đã bỏ qua một vài thủ pháp nghệ thuật rất đắt và
các nhà thơ hiện đại thường sử dụng như điệp trùng, đối lập.
Quan niệm của Đái Xuân Ninh sâu sắc hơn những còn bỏ qua "điệp" là một thủ pháp cơ
bản của các nhà thơ mới.
Trong “Ngôn ngữ thơ” (43) Tiến sĩ Nguyễn Phan Cảnh cho rằng nhạc thơ bao hàm tiết
tấu và vần, tuy nhiên các lý giãi chung mang màu sắc quá trừu tượng, khó hiểu.
Trong "Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp" , Nguyễn Thị Dư Khánh cho tính
nhạc của thơ gồm hai yếu tố: tính trùng điệp của các thành phần ngôn ngữ và tính nhoè về
nghĩa. Như thế chưa đủ.
Để có sự thống nhất và tập trung nghiên cứu, thiết tưởng cần có một khái niệm rõ ràng về
nhạc điệu.
Trong luận án này chúng tôi thống nhất với quan niệm của nhóm tác giả Hồng Dân,
Nguyễn Nguyên Trứ, Cù Đình Tú trong “Tiếng Việt lớp 11” (47) và của Tiến sĩ Nguyễn Phan
Cảnh, xem nhạc điệu thơ cấu trúc bởi hai yếu tố cơ bản là tiết tấu và vần. Trong đó tiết tấu là
20


yếu tố tối thiết, chi phối tất cả các thể thơ cách luật và thơ tự do. Bởi vì nhận định trên rất phù
hợp với việc giảng dạy trong nhà trường và để triệt để, theo tôi, nên quan niệm nhạc điệu thơ
gồm tiết tấu.
Thế nào là tiết tấu thơ?
1.2.3.Khái niệm về tiết tấu thơ:
Trong cuốn "Giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học", Ô. Đái Xuân Ninh có giải thích :
“Tiết tấu là sự luân phiên đều đặn hay là sự lặp lại có tính chất chu kỹ của một hiện tượng...
Tiết tấu trong câu thơ được lạo nên bằng sự tổ hợp và luân phiên bằng trắc, bằng sự đối ý, đối
thanh ... " (78)

Tiến sĩ Nguyễn Phan Cảnh quan niệm khá đầy đủ về tiết tấu: “Trong bất kỳ một cách tổ
chức có quá trình hoạt động nào cũng phải đảm bảo cho được sự luân phiên giữa các mặt đối
lập của hiện thực. Và sự luân phiên chính xác mà hiệu quả là đặc trưng chu kỳ, tất yếu dẫn đến
khoái cảm mỹ học.
Một cơ chế tổ chức như thế gọi là tiết tấu trong nghĩa rộng của từ này: lặp lại một cách
liên tục các hiện tượng tương tự có thể thay thế nhau trong thời gian và không gian.
Tùy theo các ngành khác nhau mà tiết tấu trong nghệ thuật sẽ mang tính chất không gian
như ở kiến trúc, hoa văn ... hoặc thời gian như âm nhạc, nhảy múa và thơ ca.
Vấn dề đặt ra cho thơ ca như vậy là phải làm sạo tạo cho được những khoảng cách tương
tự về mặt thời gian.
Xét trong mối quan hệ với mã và thông báo thì các thuộc tính âm thanh và các đơn vị âm
thanh có khác nhau trong việc thể hiện:
Các đơn vị âm thanh chỉ có đối lập, nghĩa là việc nhận điện chúng chỉ cần căn cứ vào việc
lựa chọn hai vế có thể thay thế nhau ở cùng một vị trí trong ngữ lưu.
Còn các thuộc tính âm thanh thì đều có hai tọa số:
Một mặt, các thuộc tính âm thanh vừa có đối lập, nghĩa là chỉ một trong hai vế của chúng
(cao - thấp, mạnh - nhẹ, dài - ngắn) là đựơc thực hiện trong một đơn vị cụ thể của thông báo.

21


Mặc khác, các thuộc tính âm thanh lại còn có tương phản nghĩa là hai vế của chúng chỉ
được nhận điện hoàn toàn khi cả hai đều cùng hiện điện trên chiết đoạn. Một hệ luận quan
trọng đã xuất hiện từ đây: nhờ quan hệ tương cận, tính chất cực của các thuộc tính âm thanh đã
được nêu bật.
Và chính các yếu tố có tính chất cực này, một khi được luân phiên chính xác sẽ tạo nên
những khoảng cách tương tự về mặt thời gian.(...)
Hệ bằng - trắc, lấy đối lập thanh điệu làm chất liệu, chính là hệ thi pháp của các ngôn ngữ
thanh điệu chính danh, nơi sự luân phiên giữa các bước thơ (gồm hai âm tiết tạo thành) theo
trình lự Bằng – Trắc, Bằng – Trắc ... sẽ tạo nên tiết tấu thơ.


Nhận định trên chẳng những sâu sắc mà còn gợi ra một số vấn đề mới.
Chẳng hạn; cho rằng: “Tiết tấu là sự lặp lại một cách liên tục các hiện tượng tương tự có
thể thay thế nhau trong không gian và thời gian”
Khái niệm này chỉ đúng với thơ cách luật mà tiêu biểu nhất là thơ lục bát
Chẳng hạn, cho rằng bước thơ gồm hai âm tiết tạo thành là chưa khái quát đầyđủ.
Vì thực tế có những bước thơ có ba, bốn, năm âm tiết Thí dụ:
"Lịch sử / hôn anh /chàng trai chân đất/
Sống hiên ngang / bất khuất / trên đời.
Như Thạch Sanh/của thế kỷ/hai mươi/
Một đây ná / một cây chông / cũng tiến còng giặc Mỹ //
(Tố Hữu)
Thiết tưởng ta cần bổ sung đầy đủ hơn:

22


Tiết tấu thơ là sự luân phiên hay là sự lặp lại liên tục - đều đặn hay không - các hiện
tượng tường tự trên dòng thơ, theo những quy luật phối thanh (âm cực - bằng và trắc) nhất
định.
Tiết tấu thơ do các yếu tố chi phối: số lượng âm tiết trong câu, số dòng, nhịp điệu, âm
điệu, phép trùng điệp và phép đối. (87)
1.2.4.Khái niệm về lượng
Trước hết, lượng thơ thường được nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu quan niệm: lượng là số
đơn vị âm thanh cơ bản của dòng thơ. Đơn vị đo trong tiếng Việt là tiếng hay âm tiết
Lượng thơ xác định thể thơ. Thơ cách luật gồm thơ năm tiếng, thơ bảy tiếng, thơ lục bát,
song thất lục bát... Thơ lự do có lượng thơ không cố định.
Lượng thơ nhỏ như thơ hai, ba, bốn, năm tiếng, thường có âm hưởng ít âm vang, khiến nó
gần với lời nói:
Thí dụ 1: "Sắp mưa

Sắp mưa
Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp... “ (Trần Đăng Khoa)
Thí dụ 2:

“Trời chiều nay bâng khuâng

Chia cùng em nỗi nhớ
Cầu ao em giặt đó
Sóng cũng buồn không chao.”
(Em mới hiểu - Nguyễn Thị Hồng Ngát)

23


Lượng thơ lớn mang âm hưông dồi dào, phong phó, câu thơ nghe trang Ưọng, hoành
tráng hoặc thiết tha hơn : Thí dụ 1:
“Ta sống mãi trong tình thương nồi nhớ
Thuở tung hoành, hống hách những ngày xưa
Nhớ cõi sơn lâm, bóng cả, cây già
Với tiếng gió gào ngáp, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sộng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc...” (Nhớ rừng Thế Lữ)
Thí dụ 2:

“Thương nhớ ơ hờ thượng nhớ ai
Sông xa ngàn lớp lốp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi chớm thu về một sớm mai." (Đôi bờ - Quang Dũng)
Phối hợp lượng thơ nhỏ và lớn trong thể thơ tự do khiến cho điệu thơ linh hoạt, phong
phú:
"Lá đào rơi rắt lối thiên thai
Suối tiễn oanh đưa những ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai
Ước cũ, duyên thừa có thế thôi!
Đá mòn, rêu nhạt
Nước chảy, huê trôi

24


Cái hạt bay lên vút tận Trời!
Trời đất từ đây xa cách mãi
Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ
Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi! (rống biệt - Tản Đà)
Trong luận án này, chúng tôi mở rộng khái niệm về lượng: lượng thơ còn thể hiện ở số
dòng thơ.
Thơ ít dòng thì ý càng cô đọng, súc tích.
Thơ nhiều dòng thì ý thơ dàn trãi nhà thơ có thể điễn đạt được nhiều điều. Thể trường ca
thường thích hợp với nội dung tự sự, hoặc trữ tình xen tự sự.
Trong thơ Đường luật số dòng được qui định cụ thể. Thơ bát cú (thất ngôn bát cú hay ngp
ngôn bát cú) gồm tám dòng tha Thơ tứ tuyệt (gồm thất ngôn hay ngụ ngôn) chỉ có bốn dòng

thơ.
Trong thơ tự do, thơ văn xuôi, số dòng không được qui định mà do sáng tạo của nhà thơ.
1.2.4.Khái niệm về nhịp thơ:
Khác với trong tự nhiên, trong đời sống hàng ngày, nhịp điệu có tính chất tự nhiên; còn
trong nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng, nhịp có tính chất biển hiện rõ rệt. Chẳng hạn nhịp
đi, nhịp chèo thuyền, nhịp múa, nhịp thơ.
Nhịp là yếu tố liên quan mật thiết với tình cảm của con người, với hiện thực cuộc sống.
Chẳng hạn, khi thể hiện tâm trạng u buồn, người nghệ sĩ khiêu vũ dùng những động tác chậm
rãi, thầm lắng. Còn khi tâm hồn phấn chấn, vui tươi, người múa lại thể hiện bằng những bước
nhảy như chim sáo, động tác hết sức nhanh và linh hoạt
Nhịp thơ là nhịp điệu trong thơ, một đặc trưng của thơ ca.
Thơ tự do hay thơ văn xuôi có thể bỏ hết đối và vần. Nhưng cũng không thể thủ tiêu nhịp
điệu, là thuộc tính phẩm chất cơ bản của ngôn ngữ thơ
25


×