Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Nghiên cứu về phong cách nghệ thuật của nguyễn tuân qua vang bóng một thời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.29 KB, 6 trang )

Nghiên cứu về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua Vang bóng một thời
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Tuân là “một hiện tượng văn học phức tạp, nhất là trước Cách mạng tháng Tám”
(Nguyễn Đăng Mạnh). Ông là một cây bút tài hoa và độc đáo, có vị trí quan trọng trong nền văn
học hiện đại Việt Nam.
Những tác phẩm của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tạo ra một không khí lạ so với các tác phẩm
văn học cùng thời. Bởi lẽ, thời kì 30 – 45 văn học đang chia thành hai xu hướng chính: văn học
lãng mạn và văn học hiện thực, đồng thời, các tác giả thường ở trong một tổ chức sáng tác nào
đấy. Riêng Nguyễn Tuân chọn cho mình một cách đi riêng, đứng hẳn ra một cõi. Hầu hết các nhà
văn thời kì này cố gắng cho ra đời những tác phẩm hợp thời đại, tìm cách tháo bỏ những ràng
buộc của lễ giáo phong kiến đang đè nặng lên số phận con người trong suốt hàng trăm năm với
những tên tuổi như: Thạch Lam, Khái Hưng…Các nhà văn hiện thực phê phán như: Nam Cao,
Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng…lại khai thác về nỗi thống khổ, sự bần cùng
của những kiếp nô lệ, tố cáo sự tàn nhẫn của nhà nước thực dân phong kiến, xã hội kim tiền ô
trọc. Riêng Nguyễn Tuân lại một mình lầm lũi quay về quá khứ, nấp trong bóng vàng son của
quá khứ như Từ Thức trốn vào động tiên để xa lánh cõi phàm tục. Chính vì lẽ đó, tập truyện ngắn
Vang bóng một thời tách hẳn ra khỏi các dòng văn học đang chảy bề bộn trong thời kì hiện đại
hóa văn học giai đoạn 30 – 45. Tác phẩm đạt gần tới “sự toàn thiện toàn mỹ” (Vũ Ngọc Phan) ấy
tỏa sáng lấp lánh thứ ánh sáng kết tinh văn hóa Việt và cả tài năng của nhà văn trẻ Nguyễn Tuân.
Chọn đề tài “Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua Vang bóng một thời” tôi muốn tìm
hiểu rõ hơn về nghệ thuật vẽ người, dựng cảnh, tạo dựng những bức tranh có vẻ đẹp héo úa, hắt
hiu về một thế giới lụi tàn đã đạt tới trình độ bậc thầy của một ngòi bút tinh tế, tài hoa. Đồng
thời, tôi cũng muốn tìm hiểu về vẻ đẹp riêng của thời xưa với những phong tục đẹp, những thú
tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhã, những cách ứng xử giữa người với người đầy nghi lễ
nhịp nhàng…Tất cả những giá trị văn hóa cổ truyền đó như một dòng nước ngọt lành tinh khiết,
chảy từ ngọn nguồn văn hóa dân tộc tưới mát những khô nẻ của đạo đức trong thời kì hiện đại,
gieo vào lòng người chút êm đềm, phẳng lặng và an bình như quá khứ. Hi vọng với những hiểu
biết của mình và với những gì tìm hiểu được qua tác phẩm cũng như qua bài viết của các nhà
nghiên cứu, tôi sẽ làm rõ được phong cách nghệ thuật rất độc đáo của Nguyễn Tuân trong Vang
bóng một thời.


2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến nhà văn cả cuộc đời luôn “đi tìm cái đẹp, cái thật”. Chính sự
trải nghiệm trong mỗi chuyến đi đó mà ông luôn tìm được cho mình lối viết văn hết sức khoa
học. Hiện nay, nghiên cứu về Nguyễn Tuân và các sáng tác của ông không chỉ có các nhà nghiên
cứu lỗi lạc, các học giả trong và ngoài nước mà còn có rất nhiều công trình nghiên cứu của học
sinh, sinh viên với những chuyên luận, những bài viết có giá trị. Các công trình nghiên cứu chủ
yếu tập chung vào hai mảng chính, đó là tập truyện đầu tay Vang bóng một thời và các tập tùy
bút.
Khi nghiên cứu Nguyễn Tuân, hầu như các nhà nghiên cứu đều chú trọng đến cái “tôi” độc đáo,
tài hoa, uyên bác và “ngông” của ông, chú trọng khía cạnh “nhà nghệ sĩ ngôn từ đưa cái đẹp


thăng hoa”, “là một trong những nhà văn lớn mở đường và đắp nền cho văn xuôi thế kỉ XX”. Đã
có nhiều bài nghiên cứu sâu sắc về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân được công bố. Hầu hết
các nhà nghiên cứu đều khẳng định Nguyễn Tuân là một nhà văn có phong cách nghệ thuật rất
độc đáo và sâu sắc.
Trong bài viết “Đọc Vang bóng một thời”, Thạch Lam đã tỏ thái độ yêu mến và cảm phục nhà
văn Nguyễn Tuân đồng thời ca ngợi “Vang bóng một thời là sản phẩm đáng quí, đánh dấu bước
đường trở lại tìm những cái đẹp xưa mà các nhà văn ta thường sao nhãng” [6, tr. 229].
Trái với ý kiến của Thạch Lam, Hà Văn Đức lại đưa ra nhận xét: “Vang bóng một thời chỉ nói về
những thú tiêu dao hưởng lạc của con người thời ấy. Tính chất tiêu cực của tác phẩm là đã đề lên
như mẫu mực sống thói ăn chơi cầu kỳ, đài các của một lớp người của tầng lớp thống trị cũ, tuy
đã thất thế, đầu hàng chủ nghĩa thực dân, nhưng còn cố đóng vai quí tộc bằng nghệ thuật hành
lạc hơn đời” [6, tr. 209].
Nhóm tác giả Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu trong cuốn Văn học Việt Nam (1900 – 1945), NXB
Giáo dục (2006) cũng đồng ý kiến: “Suy cho đến cùng thì Vang bóng một thời cũng là một thứ
“nghệ thuật vị nghệ thuật”. Những sinh hoạt của đời thường hàng ngày (uống trà, đánh cờ, chơi
hoa…) được tỉa tót một cách cầu kỳ, trang trọng như một thứ lễ nghi, một thứ đạo, một thứ lý
tưởng sống, trong khi đó người ta quên đi bao nhiêu chuyện to lớn trong cái xã hội tối trời tối đất
của những năm dài nô lệ”. Phan Cự Đệ còn cho rằng Nguyễn Tuân đã đi tìm “cái đẹp” ngay cả

trong những hành động tàn bạo, đao phủ: “Qua những loại người khác nhau, Nguyễn Tuân đều
tìm thấy ở họ những nét đẹp của nghệ thuật, một lối sống khá lập dị, cầu kì…đôi khi cái đẹp vị
nghệ thuật của ông xuất hiện vào những trường hợp khá oái oăm, tàn nhẫn: cái đẹp của một nghệ
thuật “ném bút chì”, cái đẹp của những dòng chữ một người tử tù, cái đẹp của một nghệ thuật
“chém treo nghành” rất ngọt”.
Như vậy, có nhiều ý kiến cho rằng Nguyễn Tuân chỉ biết hưởng thụ cái đẹp mà vùi mình vào
trong những hoan lạc tầm thường. Nhưng thật ra, chính sự say mê những thú chơi tao nhã của
dân tộc với tâm hồn tài tử phương Đông đã kìm Nguyễn Tuân khỏi sa ngã xuống vực sâu của sự
hưởng lạc. Nói về vấn đề này, tác giả Hoài Anh có nhận xét: “Ông đã chăm chỉ ghi lại những nét
đẹp như Chén trà trong sương sớm, Hương cuội, Thả thơ, Đánh thơ,…rồi chuyện làm đèn trung
thu, đánh cờ tướng, lấy bầu nậm…trong Vang bóng một thời, tuy nhiều lúc cũng đi quá đà như ca
ngợi cả tài nghệ “ ném bút chì” của bọn ăn cướp hay kĩ thuật “Chém treo ngành” của tên đao
phủ…Nhưng chính nhờ sự tìm về những nét đẹp dân tộc ấy, đã khiến Nguyễn Tuân trở về với
lòng Dân tộc, với Quê hương, mà không phiêu lưu đến những chân trời xa lạ theo tiếng gọi của
cảm giác đơn thuần” [6, tr. 217 – 218].
Đỗ Đức Hiểu trong bài viết “Chất thơ trong Vang bóng một thời” đã đặc biệt đi sâu vào phân tích
từng mô típ ở từng truyện, từ đó rút ra nhận xét rằng: “Có thể thấy ở Vang bóng một thời ba môt
típ nghệ thuật, tạm gọi là “mô típ buổi chiều máu”, “mô típ sương mờ” và “mô típ Liêu trai”.
“Vang bóng” là chất thơ bao trùm cả ba môt típ trên; “một thời” chỉ rõ một thời kỳ lịch sử cụ thể,
“lúc giao thời” (…). Nguyễn Tuân đã chắt lọc một chất thơ sáng trong để tạo một bản nhạc mười
hai cung bậc – mười hai truyện của Vang bóng một thời”.
Trên đây là các công trình nghiên cứu chung về tác phẩm Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân.
Riêng về vấn đề nằm trong phạm vi đề tài “Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua Vang
bóng một thời” cũng có nhiều bài viết có giá trị. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu, vấn
đề phong cách nghệ thuật chỉ được nêu qua như một sự “điểm danh” chứ chưa có một công trình
nào thật sự đào sâu tìm hiểu nó như một hệ thống độc đáo.
Vũ Ngọc Phan khi nghiên cứu về một số tác phẩm của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng
Tám đã không ngớt lời khen: “Tác phẩm đầu tay của ông là một văn phẩm gần tới sự toàn thiện



toàn mỹ. Đó là tập Vang bóng một thời” [6, tr. 24]. Ông đã đặt tập truyện ngắn này trong “khung
nghệ thuật” để xem xét vì ông cho rằng “Tác giả vì nghệ thuật mà tạo ra nó thì cũng chỉ nên đặt
nó trong cái nhìn của nghệ thuật, không nên xem xét nó theo quan niệm luân lý, xã hội”. Vũ
Ngọc Phan nhận định về Nguyễn Tuân: “văn giới Việt Nam phải chú ý đến lối hành văn đặc biệt
của ông và những ý kiến cùng tư tưởng phô diễn bằng những giọng tài hoa, sâu cay và khinh
bạc” [5, tr. 37].
Trương Chính cũng đánh giá Nguyễn Tuân “là nhà văn độc lập và độc đáo về hành văn cũng như
về mặt tư tưởng” [5, tr. 53]. Trong các trang viết của ông là cả một thế giới những con người tài
hoa tài tử. Và dù là ai thì cũng là cái “tôi” ngông nghênh, lập dị. Phan Cự Đệ nói đó là cái tôi
“lập dị, ngang chướng đi lù lù giữa cuộc đời, ném đá vào những kẻ xung quanh(…), là một kẻ
giang hồ lạc phách, xoay lưng ngửa mặt đối với cuộc đời” [4, tr.105]. Và nếu “trước Cách mạng,
Nguyễn Tuân là người tài tử ham mê thanh sắc, thích chiêm ngưỡng, chắt chiu cái đẹp và nhấm
nháp những cảm giác mới lạ” [5, tr. 106] thì sau Cách mạng, phong cách nghệ thuật của ông đã
có sự thay đổi; trong buổi giao thời Nguyễn Tuân còn lúng túng, bế tắc và “phong cách nghệ
thuật cũ đôi khi dường như trở về nguyên vẹn” [5, tr. 113].
Trong cuốn Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại tập 1(2007), NXB ĐHSP Hà Nội, Trần Đăng
Suyền, Nguyễn Văn Long đã nghiên cứu tổng thể về tiểu sử, con người, quá trình sáng tác,
phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Hai tác giả đã nêu được những luận điểm chính, cơ bản
trong phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Trong số những nhà nghiên cứu về Nguyễn Tuân, Trần Đăng Mạnh chính là người dành nhiều
tâm huyết cho các tác phẩm của Nguyễn Tuân nhất, nghiên cứu một cách toàn vẹn và sâu sắc
nhất về nhà văn độc đáo này. Các bài viết của ông đã cung cấp cho người đọc cái nhìn bao quát
về Nguyễn Tuân từ con người, sự nghiệp đến quan niệm nghệ thuật, phong cách nghệ thuật, đặc
trưng thể loại, nghệ thuật ngôn từ. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những luận điểm
quan trọng, khái quát về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua Vang bóng một thời. Đây
có thể xem là cơ sở quan trọng cho tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
Có thể thấy rằng, cho đến nay, việc nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân đã đạt
được nhiều thành tựu. Các nhà nghiên cứu ở mỗi mảng đề tài khác nhau đã có những tìm tòi và
đóng góp riêng. Vấn đề nghiên cứu không chỉ được gói gọn trong một tác phẩm hay một khía
cạnh mà được mở rộng thành các vấn đề có tính khái quát. Tuy nhiên, vấn đề “phong cách nghệ

thuật của Nguyễn Tuân qua Vang bóng một thời” chưa được nghiên cứu với tư cách là một đối
tượng độc lập. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề trên là một đóng góp có ý nghĩa của đề tài trong
việc khẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua Vang bóng một thời tôi chú trọng
đến hình tượng thiên nhiên và sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mỹ, hình tượng con người ở
phương diện tài hoa nghệ sĩ cùng yếu tố ngôn từ nghệ thuật của ông.
Văn bản mà tôi sử dụng để nghiên cứu là Tuyển tập Nguyễn Tuân I, (Lữ Huy Nguyên tuyển
chọn, NXB Văn học, năm 2000).
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua Vang bóng một thời, tôi sử dụng các
phương pháp:
Phương pháp đối chiếu – so sánh để thấy được phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau
Cách mạng cũng như thành công của Nguyễn Tuân so với các tác giả khác.


Phương pháp phân tích tổng hợp để thấy được nét độc đáo của phong cách nghệ thuật Nguyễn
Tuân trong truyện ngắn, thấy được tài năng sáng tạo của Nguyễn Tuân cũng như tấm lòng của tác
giả đối với quê hương, đất nước, đối với những giá trị cổ truyền của dân tộc.
5. Giới thuyết thuật ngữ
Phong cách nghệ thuật là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Lê Bá Hán trong “Từ
điển thuật ngữ văn học” viết: “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống
nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói
lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn
học hay văn học dân tộc” [2, tr. 255- 256].
Trần Đình Sử trong cuốn “Ngữ văn 12 nâng cao tập 1” lại viết: “ Phong cách nghệ thuật của nhà
văn biểu hiện tài nghệ của người nghệ sĩ ngôn từ trong việc đem đến cho người đọc một cái nhìn
mới mẻ chưa từng có về cuộc sống, con người, thông qua những hình tượng nghệ thuật độc đáo
và những phương thức, phương tiện thể hiện đặc thù in đậm dấu ấn cá nhân chủ thể sáng tạo.
Không phải mọi nhà văn đều có phong cách nghệ thuật riêng. Người ta chỉ dùng khái niệm này

để nói về những nhà văn tài năng mà những sáng tác của họ hợp thành một thể thống nhất và độc
đáo, không thể trộn lẫn, chẳng hạn như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam
Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Huy Cận…” [9, tr. 171].
Như vậy, có thể thấy, phong cách là chỗ độc đáo của nhà văn cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật.
Không phải nhà văn nào cũng có phong cách mà chỉ những nhà văn ưu tú tạo ra cho mình một
lối đi riêng và vững vàng trên lối đi ấy. Đi tìm phong cách của họ là đi tìm những nét ổn định
thông qua những tần số lặp đi, lặp lại ở trong tác phẩm (hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu…).
6. Bố cục đề tài
Đề tài này ngoài phần mở đầu, kết luận còn có hai chương sau:
Chương Một: Nguyễn Tuân – cuộc đời và sự nghiệp văn học
Chương Hai: Vang bóng một thời và nét đặc sắc của phong cách
nghệ thuật Nguyễn Tuân.
Chương Một: Nguyễn Tuân – cuộc đời và sự nghiệp văn học
1.1. Cuộc đời Nguyễn Tuân
1.2. Sự nghiệp Nguyễn Tuân
1.3. Tập truyện ngắn Vang bóng một thời
Chương Hai: Vang bóng một thời và nét đặc sắc của phong cách
nghệ thuật Nguyễn Tuân.
2.1. Đặc sắc hình tượng nghệ thuật trong Vang bóng một thời
2.1.1. Hình tượng con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ


2.1.2. Hình tượng thiên nhiên và sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mỹ
2.2. Đặc sắc nghệ thuật ngôn từ trong Vang bóng một thời
2.2.1. Vốn từ vựng phong phú
2.2.2. Vận dụng những kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
2.2.3. Sử dụng linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật
2.3. Những nguyên nhân làm nên phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân

PHẦN KẾT LUẬN

Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn. Ông đã để lại một sự nghiệp văn học
phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa.
Ngay từ khi bắt đầu cầm bút, Nguyễn Tuân dường như đã có ý thức ném ra một cá tính, một
phong cách sáng tạo. Trong quá trình sáng tác, người ta thấy ông luôn luôn chăm lo cho cá tính
và phong cách ấy ngày một sâu sắc hơn. Phong cách nghệ thuật của ông đa dạng, phức tạp, tiến
triển nhưng bao giờ cũng nhất quán: luôn luôn nhìn sự vật, hiện tượng ở mặt mỹ thuật và được
viết bởi ngôn từ tinh tế, sáng tạo. “Vang bóng một thời là một mặt chính và sâu sắc của tư tưởng
và phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám” (Nguyễn Đăng Mạnh).
Nguyễn Tuân chủ yếu khám phá thiên nhiên, sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mỹ, khám phá
con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Đó chính là cái nhìn mới mẻ, đặc sắc có tính chất phát
hiện về con người trong cuộc sống của Nguyễn Tuân, là bản chất của phong cách nghệ thuật
Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tuân còn là một cây bút tài hoa và uyên bác: tài hoa trong việc dựng người, dựng cảnh,
tài hoa trong việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, trong những so sánh, liên tưởng bất ngờ với
những hình ảnh đẹp đầy gợi cảm; uyên bác trong việc vận dụng những kiến thức thuộc nhiều lĩnh


vực khác nhau để làm phong phú và giàu có thêm khả năng diễn tả của nghệ thuật văn chương.
Sinh thời, Nguyễn Minh Châu có một nhận xét xác đáng: “Nguyễn Tuân là một cái định nghĩa rất
chuẩn về người nghệ sĩ chân chính”. Quả là đúng như vậy!



×