Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tương trợ tư pháp Đề bài: Phân tích các nguyên tắc riêng của dẫn độ, các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc riêng đó và thực tiễn áp dụng những nguyên tắc này trong hoạt động dẫn dộ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.53 KB, 16 trang )

Danh mục các cụm từ viết tắt:
1.
2.
3.
4.
5.

ĐƯQT
TTTP
BLTTHS
TNHS

Điều ước quốc tế
Tương trợ tư pháp
Bộ luật tố tụng hình sự
Trách nhiệm hình sự


Đề bài: Phân tích các nguyên tắc riêng của dẫn độ, các trường hợp ngoại lệ của
nguyên tắc riêng đó và thực tiễn áp dụng những nguyên tắc này trong hoạt động
dẫn dộ.
I. Phần mở đầu
Ngày nay, với xu thế toàn cầu hóa cũng như hội nhập quốc tế, không một quốc
gia nào có thể đứng ngoài một cách độc lập tuyệt đối. Vì lẽ đó, các quốc gia ngày
càng tăng cường hợp tác quốc tế trên hầu hết lĩnh vực kinh tế- chính trị- văn hóa,…
theo đó mà tình hình tội phạm xảy ra ngày càng nhiều với tính chất, mức độ nguy
hiểm ngày càng cao và phức tạp đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng sự hợp tác và
trao đổi trên nhiều phương diện. Trong những hình thức hợp tác quốc tế thì dẫn độ
mang lại hiệu quả rõ rệt. Dẫn độ tuy là một chế định đã xuất hiện từ rất lâu trong
lịch sử nhưng vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Những quan điểm này khiến
việc thực thi chế định dẫn độ còn gặp nhiều khó khăn và mâu thuẫn. Chính vì lẽ đó,


cần có những nguyên tắc chung đóng vai trò là ngọn đèn dẫn đường cho quá trình
hợp tác giữa các quốc gia về vấn đề dẫn độ. Những nguyên tắc này được ghi nhận
và mang tính chất bắt buộc đối với các chủ thể khi tiến hành dẫn độ. Vì vậy, nó
đóng vai trò quan trọng quan trọng hài hòa hóa quan hệ giữa các chủ thể tiến hành
dẫn độ. Dó đó, nghiên cứu vấn đề “Nguyên tắc….” là cần thiết.
II.

Phần nội dung
1. Khái quát chung về dẫn độ và các nguyên tắc dẫn độ
1.1. Khái niệm
Theo Khoản 1 Điều 32 Luật tương trợ tư pháp 2007 có thể thấy, dẫn độ được

luật định như sau: “Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có
hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước
mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối
với người đó” 1
1 Khoản 1 Điều 32 Luật tương trợ tư pháp 2007


Tuy nhiên, dựa vào bản chất, mục đích của hoạt động dẫn độ, có thể đưa ra
khái niệm dẫn độ một cách cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu như sau:
“Dẫn độ là một hình thức tương trợ tư pháp giữa các quốc gia. Trong đó,
quốc gia được yêu cầu dẫn độ, dựa trên cơ sở của pháp luật quốc tế và pháp luật
quốc gia, chuyển giao người có hành vi phạm tội hoặc người đã bị kết án bằng một
bản án có hiệu lực pháp luật đang có mặt trên lãnh thổ của quốc gia được yêu cầu
để quốc gia yêu cầu tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành bản án
đối với người đó.”2
Việc chuyển giao người có hành vi phạm tội hoặc người đã bị kết án bằng
một bản án có hiệu lực pháp luật đang có mặt trên lãnh thổ của quốc gia được yêu
cầu để quốc gia yêu cầu tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành bản

án phải đáp ứng đầy đủ những nguyên tắc về dẫn độ cũng như tuân thủ nguyên tắc
chung của pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia, Điều ước quốc tế,… Từ đó có thể
hiểu:
Nguyên tắc của hoạt động dẫn độ là những tư tưởng chính trị - pháp lý có
tính chất chỉ đạo, xuyên suốt, bao trùm toàn bộ hoạt động của các chủ thể khi tiến
hành dẫn độ. Các quốc gia khi tiến hành các hoạt động hợp tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm bằng hình thức dẫn độ phải tuân theo các nguyên tắc đó. 3
1.2.

Cơ sở pháp lý

Quá trình hình thành và phát triển lâu đời của chế định dẫn độ tội phạm trong
luật hình sự quốc tế đã xây dựng lên hệ thống các nguyên tắc pháp lý có tính chỉ
đạo trong toàn bộ lộ trình thực hiện các hoạt động dẫn độ. Về sau này, dẫn độ và
các chế định liên quan đã được luật hóa trong các văn bản quốc tế và trong nước.
2 Nguyễn Quốc Việt ( Chủ biên), Giáo trình Luật tương trợ tư pháp Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Nxb Chính trị
quốc gia sự thật, Hà Nội, 2016, trang 139
3 Nguyễn Quốc Việt ( Chủ biên), Giáo trình Luật tương trợ tư pháp Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Nxb Chính trị
quốc gia sự thật, Hà Nội, 2016, trang 144


Vấn đề nguyên tắc của hoạt động dẫn độ không được cụ thể hóa tại một điều luật
riêng biệt mà được quy định rải rác trong pháp luật của đại đa số các quốc gia trên
thế giới, và được thể hiện ở các điều ước quốc tế song phương và đa phương ngoài
ra còn thể hiện ở các nguyên tắc được hình thành trong thực tiễn pháp luật hình sự
quốc tế, mà trên cơ sở đó các quốc gia có thể yêu cầu, thực hiện yêu cầu dẫn độ. Cụ
thể đối với Việt Nam, các nguyên tắc này được quy định rải rác tại Bộ luật tố tụng
hình sự 2015, Luật tương trợ tư pháp 2007, … Những quy định này tạo cơ sở cho
việc áp dụng pháp luật được minh bạch, rõ ràng và có căn cứ hơn.
1.3.


Ý nghĩa

Mỗi nguyên tắc về dẫn độ lại mang một ý nghĩa đặc trưng cho từng trường
hợp. Các nguyên tắc này nhìn chung không chỉ góp phần làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt
quá trình thực thi chế độ dẫn độ mà còn là chế định giúp dung hòa quyền lợi của
các quốc gia. Việc các quốc gia yêu cầu tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc thể
hiện sự cần thiết phải tôn trọng quyền chủ quyền của các quốc gia. Để hiểu rõ hơn
về ý nghĩa của các nguyên tắc dẫn độ, cần đi sâu phân tích từng nguyên tắc cụ thể
và ý nghĩa của từng nguyên tắc đó.
2. Quy định của pháp luật về các nguyên tắc dẫn độ
Về cơ bản, khi tiến hành hoạt động dẫn độ, các quốc gia phải tuân thủ các
nguyên tắc: Nguyên tắc có đi có lại, nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình,
nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị và nguyên tắc tội phạm kép. Việc quy
định những nguyên tắc này dựa trên thực tiễn áp dụng và thi hành hoạt động dẫn độ
từ trước tới nay.


2.1. Nguyên tắc có đi có lại
- Cơ sở pháp lý: Trong quan hệ quốc tế, “có đi có lại” là nhu cầu xuất phát từ
thực tiễn khách quan, trở thành thông lệ quốc tế bảo đảm sự ổn định cho một trật tự
pháp lý trên thế giới. Trong hoạt động dẫn độ người phạm tội, nguyên tắc có đi có
lại bảo đảm sự hợp tác, bình đẳng giữa các quốc gia. Nguyên tắc này được ghi nhận
trong luật pháp của đại đa số các quốc gia trên thế giới như: Luật về dẫn độ tội
phạm năm 1958 của Tây Ban Nha, đạo luật năm 1870 của Đại công quốc Lúc xăm
bua, đạo luật năm 1954 của Ixraen, Luật Tố tụng hình sự của Ba Lan,… và được
thể hiện trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương. Cụ thể với Việt
Nam, nguyên tắc này được quy định tại BLTTHS 2007: “Trường hợp Việt Nam
chưa ký kết hoặc chưa tham gia ĐƯQT có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong
tố tụng hình sự được thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với

pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế”4. Ngoài ra,
Luật TTTP cũng có quy định: “
- Nội dung của nguyên tắc có đi có lại: Nguyên tắc này thể hiện các quốc gia
được yêu cầu dẫn độ chỉ tiến hành các hoạt động dẫn độ tội phạm, nếu nhận được
sự bảo đảm chắc chắn từ phía quốc gia yêu cầu rằng trong trường hợp dẫn độ tương
tự phát sinh thì quốc gia này cũng sẽ đảm bảo chắc chắn trong thực tế sẽ thực hiện
dẫn độ tội phạm cho quốc gia đối tác hữu quan theo yêu cầu của quốc gia này.
Nguyên tắc có đi có lại xác lập nghĩa vụ phải tuân thủ các điều kiện của nguyên tắc
này trong mối quan hệ pháp lý quốc tế về dẫn độ giữa các quốc gia hữu quan.
- Ý nghĩa của nguyên tắc có đi có lại: Đây là nguyên tắc pháp lý quan trọng
thể hiện sự bình đẳng và tôn trọng chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế. Ngoài
ra, nguyên tắc có đi có lại có vai trò quan trọng trong hoạt động dẫn độ tội phạm, là
cơ sở thay thế các ĐƯQT trong việc dẫn độ tội phạm và thực hiện dẫn độ tội phạm,
nguyên tắc này vẫn có ý nghĩa quan trọng trong cả trường hợp có ĐƯQT về dẫn độ
tội phạm. Bên cạnh Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Tương trợ tư pháp
4 Khoản 2 Điều 492 Bộ luật tố tụng hình sự 2015


năm 2007 cũng quy định về vấn đề dẫn độ tội phạm tại Chương IV (từ Điều 32 đến
Điều 48), trong đó đề cập tất cả những vấn đề liên quan đến dẫn độ tội phạm hiện
nay. Điều này có ý nghĩa quan trọng cả về lí luận và thực tiễn trong công tác
chuyển giao người bị kết án nhằm phục vụ cho việc truy cứu TNHS, thi hành án nói
riêng và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung.
2.2. Nguyên tắc tội phạm kép.
- Cơ sở pháp lý: Trong các đạo luật quốc gia cũng như văn bản pháp lý quốc
tế đều ghi nhận nguyên tắc này như là điều kiện tiên quyết để tiến hành dẫn độ tội
phạm.
- Nội dung của nguyên tắc tội phạm kép: Nguyên tắc này yêu cầu để yêu cầu
dẫn độ được chấp nhận thì hành vi phạm tội của người phạm tội phải cấu thành tội
phạm ở quốc gia yêu cầu dẫn độ và quốc gia được yêu cầu dẫn độ. Một cách dễ

hiểu, một người chỉ có thể bị dẫn độ khi hành vi của người đó đều cấu thành tội
phạm theo pháp luật hình sự của quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu. Để
tránh tình trạng “xung đột danh pháp”5 vẫn thường xảy ra ở những quốc gia theo
những hệ thống pháp luật khác nhau6 pháp luật quốc gia đã có những quy định linh
động, mềm dẻo trong việc xác định hành vi phạm tội tại Khoản 2 Điều 33 Luật
tương trợ tư pháp 2007: “Hành vi phạm tội không nhất thiết phải cùng một nhóm
tội hoặc cùng một tội danh, các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải
giống nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước yêu cầu”.
Tương tự như vậy, Khoản 2 Điều 2 Hiệp định mẫu về dẫn độ của Liên hợp quốc
1990 cũng có quy định: “Việc khẳng định một tội phạm phải chịu TNHS ( hình
phạt) theo luật của mỗi nước sẽ không ảnh hưởng khi: Luật pháp của các bên đều
đề cập các hành vi hoặc yếu tố cấu thành tội phạm trong cùng một loại tội phạm
hoặc phân loại tội phạm theo tội danh tương tự”. Quy định góp phần giúp việc áp

5 Những quan điểm lý luận khác nhau về mặt pháp luật, khái niệm pháp lý, chế định cụ thể. Trong khoa học luật hình
sự quốc tế các ý kiến, quan điểm nhìn chung không thống nhất với nhau khái niệm về phân loại hành vi tội phạm vì
pháp luật của các quốc gia khác nhau có sự phân loại khác nhau về hành vi tội phạm. Hoặc cùng một cấu thành tội
phạm, những hành vi khách quan đó và cũng bị trừng trị bằng hình luật thì tên gọi không như nhau ở các quốc gia.
6 Bộ Tư pháp: “Báo cáo tổng thuật cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng luật tương trợ tư pháp”, Tlđd


dụng pháp luật được linh động và chặt chẽ hơn, tránh bỏ lọt tội phạm vì lý do
không đáng.
- Ý nghĩa của nguyên tắc tội phạm kép: Nguyên tắc này có ý nghĩa đảm bảo
quyền lợi hợp pháp của cá nhân công dân. Ngoài ra, đối với pháp luật của một số
quốc gia, nguyên tắc này còn đảm bảo việc sống và làm việc theo pháp luật, tôn
trọng và bảo vệ pháp luật, không xử lý những hành vi mà pháp luật không coi đó là
tội phạm để đảm bảo được ý nghĩa của hình phạt trong hình luật.
2.3. Nguyên tắc không dẫn độ công dân của nước mình
- Cơ sở pháp lý:

Nguyên tắc không dẫn độ công dân của nước mình được ghi nhận trong các
văn bản quốc tế như: Tuyên bố chung của hội nghị quốc tế lần thứ III về thống nhất
hóa luật quốc tế; Công ước của Hội đồng châu Âu năm 1957 về dẫn độ tội phạm,…
Cụ thể trong pháp luật Việt Nam, nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình
được ghi nhận tại nhiều văn bản pháp luật, như Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định: “Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất,
giao nộp cho nhà nước khác7”; Tại Điều 498 BLTTHS 2015 quy định: “Theo yêu
cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam có trách nhiệm xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc cho thi hành
bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ
chối dẫn độ.”
- Nội dung của nguyên tắc không dẫn độ công dân của nước mình: Nguyên
tắc này có thể hiểu là quốc gia được yêu cầu dẫn độ có quyền từ chối không thực
hiện yêu cầu dẫn độ nếu cá nhân bị yêu cầu dẫn độ là công dân nước mình. Nhưng
điều này thường xảy ra trong trường hợp quốc gia đó có quyền lực lớn để truy tố
công dân của mình về các tội ác gây ra ở nước ngoài.
Tuy nhiên, nguyên tắc này dễ bỏ sót tội phạm hoặc sự xung đột giữa các quốc gia
trong hoạt động dẫn độ, một số ĐƯQT cũng như pháp luật quốc gia quy định một
cách linh động nguyên tắc “không dẫn độ thì truy tố” (“aut judicare, aut dedere”)
để giải quyết hạn chế của nguyên tắc này. Đơn cử tại BLTTHS 2015 của Việt Nam
7 Khoản 2 Điều 17 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


có quy định: Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam có trách nhiệm xem xét để truy cứu TNHS hoặc cho thi
hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam
bị từ chối dẫn độ.
- Ý nghĩa của nguyên tắc không dẫn độ công dân của nước mình: Nguyên tắc
không dẫn độ công dân nước mình là một chế định nhằm khẳng định hơn nữa vai
trò và ý nghĩa của nhà nước đối với công dân nước mình, khẳng định quyền lực nhà

nước đối với công dân nước mình là tuyệt đối không có giới hạn về cả thời gian lẫn
không gian. Ngoài ra, để bảo đảm quyền và lợi ích của công dân thì Nhà nước cũng
không dẫn độ công dân tuy nhiên vẫn xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
2.4. Nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị
- Cơ sở pháp lý
Nguyên tắc này được ghi nhận trong các ĐƯQT đa phương, ĐUQT song
phương, đơn cử Hiệp định mẫu của Liên hợp quốc về dẫn độ năm 1990 quy định:
“Việc dẫn độ sẽ không được chấp nhận nếu một tội phạm yêu cầu dẫn độ bị nước
được yêu cầu coi là tội phạm mang tính chính trị 8”, và trong pháp luật quốc gia:
điểm d Khoản 1 Điều 35 Luật TTTP 2007 quy định: Cơ quan tiến hành tố tụng có
thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc trường hợp:
Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị
truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới
tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị;...
- Nội dung: Nguyên tắc này quy định các quốc gia sẽ không thực hiện yêu cầu
dẫn độ tội phạm chính trị. Tuy nhiên, mặc dù đã có sự nhất trí chung công nhận
nguyên tắc này trong luật quốc tế, nhưng khái niệm tội phạm chính trị đã gây ra
nhiều tranh luận và trong thực tiễn quan hệ quốc tế chưa có sự thống nhất trong giải
thích tính chất chính trị của tội phạm. Trong các ĐƯQT cũng như pháp luật quốc
gia và trong thực tiễn tương trợ tư pháp hình sự quốc tế chưa có cách hiểu thống
nhất về khái niệm này.
8 Điểm a Điều 3 Hiệp định mẫu của Liên hợp quốc về dẫn độ năm 1990


Vậy, việc xác định tội phạm chính trị này tùy thuộc vào quan điểm của các
quốc gia. Quốc gia được yêu cầu căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật
quốc gia đó mà xác định có phải là tội phạm chính trị hay không. Việc này thực sự
không rõ ràng và thực chất là “vấn đề thuộc quan điểm và cách nhìn nhận của từng
quốc gia cũng như mục đích chính trị hóa đối với tội phạm9”
- Ý nghĩa: Xuất phát từ việc bảo vệ quyền con người, và xuất phát từ quan

điểm chính trị của từng quốc gia. Quan điểm chính trị là những vấn đề tế nhị không
thể thống nhất. Tuy vậy những quan điểm này không giống nhau và có thể gây bất
đồng, việc bất đồng này cùng với việc nhà nước nắm quyền lực chính trị lớn trong
một quốc gia khiến người phạm tội có thể sẽ bị áp dụng những hình thức như tra
tấn, cực hình hoặc những hình thức giã man khác dựa trên quyền lực nhà nước. Để
bảo vệ người phạm tội, nguyên tắc này đã được ra đời. Ví dụ điển hình cho việc
này là vụ việc của Lưu Hữu Ba bất đồng chính kiến với Trung Quốc và bị bỏ tù
nhiều lần. Sau đó ông đi qua Hoa Kỳ và Hoa Ký không chấp nhận yêu cầu dẫn độ
của Trung Quốc vì đây là tội phạm chính trị. Và thậm chí, Lưu Hiểu Ba còn được
tặng giải Nobel Hòa bình năm 2010, được miêu tả là "biểu tượng quan trọng nhất"
cho cuộc đấu tranh vì nhân quyền.
2.5. Các ngoại lệ của nguyên tắc dẫn độ
Thứ nhất, Nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị có ngoại lệ như sau:
Trong việc áp dụng nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị, luật quốc tế
có quy định ngoại lệ của nguyên tắc này: Thủ phạm giết hại nguyên thủ quốc gia,
người đứng đầu chính phủ hoặc các nhà lãnh đạo cao cấp khác của quốc gia không
được hưởng quyền không bị dẫn độ sau khi đã thực hiện hành vi tội phạm. Ngoại lệ
này đảm bảo những cá nhân phạm tội nguy hiểm đe dọa sự ổn định của quốc gia
phải gánh chịu sự trừng phạt công minh của pháp luật chính quốc gia đó. 10
Thứ hai, Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình: Nguyên tắc này
thể hiện quốc gia được yêu cầu có quyền từ chối không thực hiện yêu cầu dẫn độ
của quốc gia nước ngoài, nếu cá nhân bị yêu cầu dẫn độ là công dân nước mình.
9 Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Việt Hồng, Phạm Văn Công: Dẫn độ - những vấn đề lý luận và thực tiễn, sdd, trang 34
10 Nguyễn Thị Thuận: Luật hình sự quốc tế, sđd, trang 156.


Tuy nhiên tại Khoản 11 Điều 16 Công ước LHQ về chống tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia thông qua tại Palermo 2003 cũng đã quy định: “Quốc gia được
phép dẫn độ và chuyển giao công dân của mình theo quy định của nội luật với điều
kiện là sau khi xét xử công dân đó phải được trở về thi hành án ở quốc gia đó”.

Tuy nhiên, Công ước này không mang tích chất bắt buộc và có hiệu lực với mọi
thành viên, đơn cử là Việt Nam.
Thứ ba, đối với nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình: Các cá nhân
phạm tội ác quốc tế (tội phạm quốc tế) như: Tội phạm chống hòa bình, tội phạm
chống nhân lại, tội phạm chiến tranh, tội phạm diệt chủng, tội phân biệt chủng tộc
phải bị dẫn độ cho dù cá nhân tội phạm là công dân của nước được yêu cầu. Trong
các trường hợp này, các nước phải có nghĩa vụ dẫn độ công dân nước mình cho
ngước ngoài xét xử. Ngoại lệ này được quy định do tính chất cực kỳ nghiêm trọng
của loại hình tội phạm quốc tế đối với sự ổn định và phát triển của nhân loại. Thực
tiễn quan hệ quốc tế trong những thập niên gần đây đã khẳng định cho tính đúng
đắn của ngoại lệ này, phù hợp với mong muốn chung của cộng đồng quốc tế.11

11 Nguyễn Thị Thuận: Luật hình sự quốc tế, sđd, trang 154


3. Thực tiễn áp dụng và kiến nghị
3.1. Thực tiễn áp dụng:
Dẫn độ tại Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng
kể. Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Công an, từ ngày 01/7/2008 đến 30/6/2014, Bộ
Công an đã tiếp nhận và thực hiện TTTP về dẫn độ cụ thể như sau:12
-

Dẫn độ đối tượng từ nước ngoài về Việt Nam: Bộ Công an đã lập và

chuyển 12 hồ sơ yêu cầu dẫn độ đối tượng từ nước ngoài về Việt Nam (trong đó 04
yêu cầu dẫn độ theo nguyên tắc có đi có lại, 08 yêu cầu dẫn độ theo hiệp định về
dẫn độ giữa Việt Nam và các nước). Đến nay đã có kết quả đối với 05 yêu cầu (04
yêu cầu được chấp nhận và đã dẫn độ về Việt Nam; 01 yêu cầu bị phía nước ngoài
từ chối).
-


Dẫn độ đối tượng từ Việt Nam ra nước ngoài: Bộ Công an đã tiếp

nhận và giải quyết 04 yêu cầu dẫn độ đối tượng từ Việt Nam ra nước ngoài (cả 04
yêu cầu đều theo các hiệp định về dẫn độ giữa Việt Nam và các nước). Hiện đã thực
hiện dẫn độ 02 đối tượng, 01 đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại
Việt Nam nên Tòa án nhân dân chưa xem xét ra quyết định dẫn độ, yêu cầu bổ sung
thông tin đối với 01 trường hợp còn lại nhưng chưa nhận được thông tin bổ sung.
3.2. Hạn chế và kiến nghị:
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được và những yêu cầu đã giải quyết được
còn có những hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật về dẫn độ mà vẫn chưa có
quan điểm thống nhất giải quyết.
Thứ nhất, về nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị: Trong các ĐƯQT
hiện nay cũng như trong pháp luật quốc gia và thực tiễn tương trợ tư pháp quốc tế
chưa có cách hiểu thống nhất về khái niệm: “Tội phạm chính trị”. Theo quy định
12 Giới thiệu sơ lược kết quả tổng 6 năm thi hành Luật Tương trợ tư pháp ( phần 3 ), Trang thông tin tương trợ tư
pháp, Bộ tư pháp.


chung, việc xác định tính chất chính trị của tội phạm được giải quyết trong quá
trình xét xử của tòa án quốc gia hữu quan và hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách,
đường lối của quốc gia nơi cá nhân bị dẫn độ đang lẩn trốn13. Khi có yêu cầu dẫn
độ, các quốc gia xác định xem đó có phải tội phạm chính trị hay không. Việc xác
định này không rõ ràng và đây là vấn đề thuộc quan điểm và cách nhìn nhận của
từng nước cũng như mục đích chính trị hóa đối với tội phạm14. Từ đó có thể thấy,
việc có nhiều quan điểm khác nhau giữa các quốc gia có thể gây ra bỏ lọt tội phạm,
tội phạm có thể cư trú chính trị thì không chắc chắn được rằng sẽ còn nhiều người
thực hiện hành vi phạm tội và bỏ trốn sang nước khác để không phải chịu trách
nhiệm hình sự. Hay dựa vào các mối quan hệ với các nước khác mà tội phạm chính
trị bị bỏ sót. Hoặc chỉ vì lợi ích của quốc gia có tội phạm chính trị đang lẩn trốn mà

không chấp nhận dẫn độ,… Chính vì vậy, pháp luật và các ĐUQT nên quy định rõ
ràng và thống nhất quan điểm về tội phạm chính trị để nguyên tắc này có ý nghĩa
hơn trong thực tiễn. Tuy nhiên, vấn đề này là vấn đề “nhạy cảm” và cần phải
nghiên cứu để phù hợp với chế độ chính trị từng quốc gia cần phải nghiên cứu và
xem xét.
Thứ hai, Về nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình. Nguyên tắc này
dựa trên cơ sở bảo vệ quyền con người, quyền công dân của nước được yêu cầu dẫn
độ. Tuy nhiên, trên thực tế, có những tội phạm xuyên quốc gia gây mất trật tự ổn
định xã hội với quy mô lớn mà những nước nhỏ không đủ khả năng thu thập chứng
cứ cũng như thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại cũng như quyền lực lớn để truy tố
công dân của mình về các tội ác gây ra ở nước ngoài. Điều này dẫn đến tình trạng
xử lý không chính xác tội phạm, và hiệu quả xử lý tội phạm không cao. Hơn nữa,
việc xử lý tội phạm ở khoảng cách địa lý lớn so với nơi phạm tội sẽ gây khó khăn
trong việc thu thập chứng cứ, giấy tờ, tài liệu, người làm chứng, người bị hại,…
Đồng thời sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí cho việc triệu tập người làm chứng, tống
13 Nguyễn Thị Thuận: Luật hình sự quốc tế, sđd, trang 155
14 Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Việt Hồng, Phạm Văn Công: Dẫn độ - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Sđd, trang 34


đạt giấy tờ, tài liệu,… Mặc dù trong trường hợp ngoại lệ tại Khoản 11 Điều 16
Công ước LHQ về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia thông qua tại
Palermo 2003 cũng đã quy định: “Quốc gia được phép dẫn độ và chuyển giao công
dân của mình theo quy định của nội luật với điều kiện là sau khi xét xử công dân
đó phải được trở về thi hành án ở quốc gia đó”. Tuy nhiên, Công ước này không
mang tích chất bắt buộc và có hiệu lực với mọi thành viên, đơn cử là Việt Nam.
Thực tiễn đã chứng mình vấn đề tranh chấp quốc tế về dẫn độ tội phạm là
công dân nước mình xảy ra không ít. Đơn cử tại vụ án Lockebi, nước cộng hòa hồi
giáo Libi đã không chấp nhận yêu cầu của Mỹ và Anh dẫn độ hai công dân nước
mình bị nghi ngờ là thủ phạm đã đặt bom phá hủy boing 747 của hang hàng không
Pan am (Hoa Kỳ) trên vùng trời làng Lockcbi (Scootlen) năm 1988 cho Mỹ và Anh

xét xử. Đây là vụ tranh chấp kéo dài nhiều năm và gây ra những tác động tiêu cực
trong quan hệ quốc tế.15
Thứ ba, Về nguyên tắc tội phạm kép, nếu người phạm tội ở quốc gia yêu
cầu dẫn độ có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm nhưng đối với pháp luật quốc gia
nơi người đó mang quốc tịch lại không ghi nhận các yếu tố đó cấu thành một tội
phạm nào. Điều này dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm rất nhiều. Và người phạm tội có
thể lợi dụng điểm này để thực hiện hành vi phạm tội ở nước khác và chạy đến nước
không quy định về tội phạm này để lẩn trốn, trốn tránh hành vi phạm tội của mình.
Điều này làm cho tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của nước mà người phạm tội
thực hiện tội phạm bất ổn định. Về vấn đề này, cần thống nhất và linh động cho mọi
quốc gia về việc áp dụng nguyên tắc tội phạm kép tuy nhiên trong những trường
hợp đặc biệt vẫn có thể dẫn độ.
Thứ tư, Về nguyên tắc có đi có lại. Nguyên tắc này thể hiện khi một quốc
gia được yêu cầu dẫn độ một người cho quốc gia khác thì quốc gia này sẽ chỉ đáp
ứng yêu cầu dẫn độ đó khi và chỉ khi quốc gia được yêu cầu có cơ sở chắc chắn
15 Nguyễn Thị Thuận: Luật hình sự quốc tế, sđd, trang 151


rằng trong trường hợp tương tự, ở tương lai quốc gia đưa ra yêu cầu dẫn độ sẽ đáp
ứng yêu cầu của quốc gia này16. Vậy, trong trường hợp quốc gia được yêu cầu dẫn
độ một người cho quốc gia khác, nhưng mối quan hệ giữa hai quốc gia thể hiện có
thể trong tương lai quốc gia đưa ra yêu cầu dẫn độ sẽ không đáp ứng yêu cầu của
quốc gia này nên đã bị từ chối yêu cầu dẫn độ. Nước mà tội phạm đang cư trú có
thể truy tố tuy nhiên cũng trên cơ sở mối quan hệ giữa hai quốc gia mà các vật
chứng, tài liệu, người làm chứng không được thu thập đầy đủ. Vậy, trong trường
hợp này, vì lợi ích của các quốc gia mà tội phạm không được xử lý triệt để, dẫn đến
mất trật tự an toàn xã hội. Điều này sẽ để lại hậu quả lớn hơn nếu tội phạm được
thực hiện mang tính chất phức tạp và quy mô lớn. Vấn đề này, cần phải xem xét
dung hòa giữa lợi ích các quốc gia và lợi ích của cộng đồng quốc tế nói chung để
xử lý.

Thứ năm, Đối với nhóm người không quốc tịch, việc dẫn độ chưa có quy
định cụ thể và điều này được thực hiện theo quan điểm đánh giá của các quốc gia
nơi cá nhân này đang cư trú và sinh sống. Vì vậy, pháp luật quốc tế cần có quy định
rõ hơn về nhóm người này để tránh tình trạng lạm quyền của các quốc gia.

16 Nguyễn Quốc Việt ( Chủ biên): Giáo trình Luật tương trợ tư pháp Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Nxb Chính
trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2016; trang 145


III.

Phần kết luận

Bất kì một lĩnh vực nào trong xã hội đều cần đến những nguyên tắc như là
thứ cốt yếu cần phải có để có thể đạt được hiệu quả. Vì vậy, những nguyên tắc này
không chỉ phải có ý nghĩa thực thi trên thực tế mà còn phải bổ trợ lẫn nhau cũng
như bổ trợ cho công tác đó. Ngoài những nguyên tắc chung của lĩnh vực tương trợ
tư pháp, những nguyên tắc riêng về dẫn độ đóng vai trò tiên quyết cho việc thực
hiện dẫn độ có hiệu quả hay không. Điều này khiến việc quy định những nguyên
tắc này ngày càng phải hoàn thiện hơn và thiết thực hơn. Muốn vậy, phải đánh giá
thực tiễn áp dụng và từ đó đưa ra những bất cập hiện có và giải quyết những bất
cập đó. Trên đây là quy định của pháp luật về các nguyên tắc riêng của dẫn độ cũng
như thực trạng, hạn chế và phương hướng giải quyết đã nghiên cứu được. Với tầm
kiến thức còn hạn hẹp, mong thầy cô góp ý.


Danh mục tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Quốc Việt ( Chủ biên): Giáo trình Luật tương trợ tư pháp Trường
2.

3.

Đại học Kiểm sát Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2016;
Nguyễn Thị Thuận: Luật hình sự quốc tế, Sđd;
Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Việt Hồng, Phạm Văn Công: Dẫn độ - những

vấn đề lý luận và thực tiễn, Sđd;
4. Luật tương trợ tư pháp 2007;
5. Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam 2015;
6. Hiệp định mẫu của Liên hợp quốc về dẫn độ năm 1990;
7. Hà Thanh Hòa: Dẫn độ tội phạm trong Luật quốc tế và liên hệ thực tiễn Việt
Nam, Luận văn Ths ngành Luật quốc tế, 2012;
8. Nguyễn Ngọc Chí, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội: Luật học,
Tập 31, Số 2 (2015)
9. Bộ Tư pháp: “Báo cáo tổng thuật cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng luật
tương trợ tư pháp”



×