Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đánh giá hiệu quả của liệu pháp GQVĐ trong học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.12 KB, 26 trang )

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
BỆNH VIỆN TÂM THẦN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA LIỆU PHÁP GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG

Người thực hiện: Lâm Tứ Trung

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 10 năm 2016


MỤC LỤC
Đặt vấn đề

1

Tổng quan tài liệu

3

Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu

7

Kết quả nghiên cứu


11

Bàn luận

14

Kết luận

18

Tài liệu tham khảo

19


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBCL

Child Behavior Checklist

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

LPGQVĐ

Liệu pháp giải quyết vấn đề

THPT


Trung học phổ thông


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Đặc điểm của đối tượng
Bảng 3.2. Điểm trung bình các kiểu giải quyết vấn đề theo giới tính
Bảng 3.3. Điểm các mục trong CBCL phân theo giới tính
Bảng 3.4. Tương quan giữa các biến của kiểu giải quyết vấn đề với các kiểu
giải quyết vấn đề
Bảng 3. 5. Thay đổi các điểm giải quyết vấn đề theo hai nhóm
Bảng 3.6. Thay đổi các điểm giải quyết vấn đề theo giới tính của nhóm can
thiệp


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội phát triển, học sinh đối diện với nhiều nhu cầu mới và
chịu nhiều tác động đa dạng của xã hội. Mong muốn đạt được kết quả tốt
trong học tập là nguyện vọng của học sinh và cả gia đình. Để đạt được mong
đợi đó, học sinh phải vượt qua không biết bao nhiêu khó khăn.
Nếu học sinh vượt qua được khó khăn, các em sẽ cảm thấy thích thú và
tự tin. Tuy nhiên nếu không vượt qua được các em sẽ mất tự tin và ảnh hưởng
đến sức khoẻ (cả thể chất và tinh thần). Stress là một yếu tố nguy cơ rỏ ràng
đối với rối loạn tâm thần, người ta ước tình khoảng 1 trong 5 học sinh từ 9 đến
17 tuổi bị ảnh hưởng bởi stress. Thanh thiếu niên là một giai đoạn phát triển
mà rất nhạy cảm với các ảnh hưởng tiêu cực của stress. Theo số liệu từ cuộc
khảo sát hành vi nguy hiểm ở thành niên toàn nước Mỹ, người ta thấy có 8,5%
trẻ tuổi đôi mươi có toan tự sát, 29% có cảm giác buồn hoặc vô vọng, 45% sử
dụng rượu trong tháng qua và 22% dùng cần sa. Những triệu chứng rối loạn
tâm thần này đều có liên hệ với ảnh hưởng tiêu cực của stress. Nếu các vấn đề
này không được giải quyết phù hợp nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và

tâm thần khi lớn lên [1].
Liệu pháp giải quyết vấn đề (LPGQVĐ) là một can thiệp tâm lý xã hội,
được coi là một phấn của liệu pháp hành vi nhận thức. Liệu pháp này dạy một
loạt các kỹ năng để làm tăng khả năng thích ứng có hiệu quả với các stress
trong cuộc sống mà được cho là dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
thể chất và tinh thần [2].
Tạo điều kiện để học sinh có các kỹ năng giải quyết các vấn đề khó
khăn, và từ đó có thể đạt được kết quả học tập tốt hơn và có sức khoẻ tốt hơn,
bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng đã nghiên cứu liệu pháp giải quyết vấn đề. Để
có cơ sở khoa học của việc áp dụng liệu pháp này trong trường học, chúng tôi


đã tiến hành đề tài “Đánh giá hiệu quả của liệu pháp giải quyết vấn đề
trong học sinh trung học phổ thông”.
Khi tiến hành nghiên cứu này, chúng tôi có các mục tiêu sau:
- Đánh giá các vấn đề liên quan đến khả năng giải quyết vấn đề của học
sinh trung học phổ thông
- Đánh giá hiệu quả của liệu pháp đến kỹ năng giải quyết vấn đề và tìm
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của liệu pháp.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm về stress: Stress xuất phát từ căng thẳng giữa phản ứng của cá
nhân với các khó khăn hoặc các thách thức và khả năng của họ để giải quyết
tình huống stress đó. Con người thích ứng với stress như thế nào phụ thuộc
vào nguồn lực của họ và có phải họ có kỷ năng để sử dụng nguồn lực đó
không. Stress là không tránh khỏi và có thể xảy ra trong cuộc sống của con
người. Ở một mức độ nào đó stress có thể được xem như là một phần tự nhiên
của sự phát triển và thích ứng với các thay đổi của môi trường [3].

1.1.1. Tác động về mặt thể chất
Tình trạng stress kéo dài dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid, làm tăng
cholesterol trong máu. Căng thẳng làm tăng tiết catecholamin mà chủ yếu là
adrenalin, gây co mạch máu dẫn đến thiếu ôxy ở tim và thành mạch, thiếu ôxy
ở các tổ chức.
Tăng catecholamim trong những điều kiện nhất định gây tình trạng
thiếu ôxy tổ chức, loạn dưỡng và hoại tử cơ tim, thành mạch.
Stress có thể gây ra nhiều căn bệnh


Bệnh tâm thần kinh: mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền,
cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm...



Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,
loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực...



Bệnh tiêu hóa: viêm loét dạ dày - tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ
dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn
chức năng đại tràng...



Bệnh tình dục: giảm ham muốn, di tinh, mộng tinh, giao hợp đau.




Bệnh phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết...




Bệnh cơ khớp: co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở
ngón tay, máy mắt, chuột rút, run rẩy...



Toàn thân: suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay bệnh truyền
nhiễm.

1.1.2. Tác động về mặt tinh thần
Song song với tác động về mặt thể chất, căng thẳng gây ra tác động cả
về mặt tinh thần. Các biểu hiện của nó là:


Hay quên, mất trí nhớ



Căng thẳng, lo sợ



Mất ngủ, run rẩy

1.2. Stress trong học đường:
1.2.1. Các yếu tố bên ngoài:

Nhóm yếu tố từ môi trường gia đình: Các quan hệ gia đình (cha mẹ, anh
chị em...) là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tình
cảm, lối sống và quan niệm của học sinh đối với các sự kiện trong xã hội.
Nhóm yếu tố từ môi trường học tập: Nhóm nguyên nhân này bao gồm các
nguyên nhân sau: lịch trình học tập quá căng, bài tập ngày càng gia tăng,
phương pháp giảng dạy của thày, sức ép kỳ thi, thày cô cho điểm không công
bằng, vi phạm kỷ luật học tập, căng thẳng trong quan hệ với thầy cô và các
bạn cùng lớp, lớp học quá đông, không gian học tập không yên tĩnh, kết quả
học tập kém, thiếu sự giúp đỡ của bạn bè, thày cô
1.2.2. Các yếu tố bên trong: Bên cạnh các nguyên nhân bên ngoài, thì các
nguyên nhân bên trong cũng đóng vai trò hết sức quan trọng gây ra stress
trong học tập của học sinh. Có rất nhiều các nguyên nhân bên trong gây ra
stress trong học tập của học sinh nhưng có thể phân ra làm ba nhóm cơ bản
sau: (1) nguyên nhân cá nhân; (2) nguyên nhân tâm lý và (3) khả năng ứng
phó đối với các tác nhân gây stress.


1.3. Các ảnh hưởng của stress đến học sinh:
1.3.1. Stress ảnh hưởng đến kết quả học tập: Nhiều nghiên cứu cho thấy
stress có thể tác động trực tiếp đến kết quả học tâp. Do stress nên các
em không có thể tập trung vào công việc học tập. Từ đó kết quả học tập
bị suy giảm. Bên cạnh đó stress có thể gây ra các vấn đề về sức khoẻ
tâm thần và cơ thể. Do các bệnh lý này trẻ bị giảm sút khả năng học tập.
1.3.2. Stress ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần: Trong nghiên cứu học sinh
trung học tại Trung Quốc, Yangyang Liu nhận thấy học sinh có mức độ
stress học tập tương đối cao và stress học tập này liên quan mật thiết
với các triệu chứng trầm cảm của học sinh [4].
1.4. Liệu pháp giải quyết vấn đề : Liệu pháp giải quyết vấn đề (LPGQVĐ)
là một liệu pháp tâm lý giúp chúng ta quản lý có hiệu quả các ảnh hưởng tiêu
cực của các sự kiện căng thẳng có thể xảy ra trong cuộc sống. Các sự kiện gây

căng thẳng có thể là các sự kiện tương đối lớn như li dị, cái chết của người
thân, mất việc, hoặc bị bệnh mạn tính như ung thư, bệnh tim mạch. Những sự
kiện căng thẳng tiêu cực cũng có thể xuất phát từ sự tích lũy của nhiều sự kiện
nhỏ như các khó khăn trong gia đình, khó khăn về kinh tế, thường xuyên bị
kẹt xe, mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp. Các sự kiện căng thẳng này có
thể gây ra các vấn đề tâm lý hoặc làm nặng lên các bệnh cơ thể đã có. Lúc này
LPGQVĐ có thể là hữu ích như là một can thiệp duy nhất hoặc là một can
thiệp kết hợp với các liệu pháp khác.
LPGQVĐ có hiệu quả trong một số các vấn đề:
- Trầm cảm nặng
- Rối loạn lo âu lan tỏa
- Khó chịu về cảm xúc
- Ý tưởng tự sát
- Các khó khăn trong các mối quan hệ


- Một số rối loạn nhân cách
- Chất lượng cuộc sống kém và khó chịu về cảm xúc liên quan đến các
bệnh cơ thể như ung thư hoặc đái đường
LPGQVĐ tập cho bạn các kỹ năng để giải quyết vấn đề, điều đó có
nghĩa là bạn có thể giải quyết vấn đề tốt hơn và thích ứng với các vấn đề gây
căng thẳng tốt hơn. Các kỹ năng đó bao gồm:
- Đưa ra các quyết định có hiệu quả
- Tạo ra các cách sáng tạo để giải quyết các vấn đề
- Xác định chính xác các cản trở để đạt đến các mục tiêu của họ
Thông thường, mục tiêu của LPGQVĐ là giúp bạn:
- Xác định các kiểu sự kiện gây căng thẳng có xu hướng gây ra các vấn
đề cảm xúc như buồn, căng thẳng, và tức giận
- Hiểu và quản lý tốt hơn các cảm xúc tiêu cực
- Trở nên người lạc quan hơn về các khả năng giải quyết các khó khăn

trong cuộc sống
- Có thể dễ dàng chấp nhận hơn về vấn đề không có thể giải quyết được.
- Trong cách giải quyết vấn đề, trở nên có kế hoạch và có hệ thống hơn
- Khi có vấn đề ít trốn tránh hơn
- Ít vội vã khi đưa ra cách giải quyết vấn đề
Người ta cho rằng LPGQVĐ là một liệu pháp tâm lý có hiệu quả vì nó
có thể giúp bạn giải quyết có hiệu quả một loạt các vấn đề khó khăn xảy ra
trong cuộc sống hằng ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy các sự kiện căng thẳng
tiêu cực là nguyên nhân của các bệnh cơ thể cũng như bệnh tâm thần.
LPGQVĐ giúp cho chúng ta thích ứng với các sự kiện căng thẳng do đó nó
làm giảm các khó khăn về cảm xúc và từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống
của những người bị ảnh hưởng bởi các sự kiện căng thẳng.


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành chọn mẫu thuận lợi, bao gồm
học sinh lớp 10 và 11 của trường THPT Phan Chu Trinh và Nguyễn Thượng
Hiền
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:
- Các học sinh lớp 10 và 11.
- Tình nguyện tham gia nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Có các vấn đề về suy giảm trí tuệ
- Hạn chế khă năng nghe- nói.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm có đối
chứng
2.2.1. Các bước tiến hành nghiên cứu:
- Tập huấn cho các cán bộ tâm lý của trường và bệnh viện về kỹ năng điều
hành nhóm và kiến thức cơ bản của liệu pháp.

- Liên hệ với trường để chọn lớp trong khối 10 và 11.
- Đánh giá toàn bộ lớp.
- Chọn ngẫu nhiên mỗi lớp 7-10 học sinh tham gia chương trình
- Cam kết của cá nhân học sinh và gia đình.
- Tiến hành sinh hoạt nhóm.
- Mỗi tuần sinh hoạt nhóm một lần, trong mỗi buổi có 2 người điều hành, 1
của bệnh viện và 1 của trường.
- Tiến hành điều hành nhóm trong 5 buổi.
- Sau khi thực hiện chương trình, đánh giá lại các lớp đã thực hiện.
2.2.2. Các bảng câu hỏi đánh giá:


2.2.2.1. Bảng đánh giá kiểu giải quyết vấn đề: gồm 25 câu hỏi, mỗi câu đưa ra
gợi ý trả lời là 1. Hoàn toàn không đúng với tôi; 2. Đúng một ít với tôi; 3. Hơi
đúng với tôi; 4. Đúng với tôi và 5. Hoàn toàn đúng với tôi
Được tính dựa vào 5 nhóm chính
- Thái độ:
* Thái độ tích cực
* Thái độ tiêu cực
- Kiểu giải quyết vấn đề:
* Kiểu giải quyết vấn đề có kế hoạch
* Kiểu giải quyết vấn đề trốn tránh
* Kiểu giải quyết vấn đề xung động
2.2.2.2. Bảng đánh giá hành vi của thanh thiếu niên: gồm 113 câu hỏi, được
trả lời theo các gợi ý: 0 điểm : Nếu câu đó hoàn toàn không đúng hoặc không
đúng; 1 điểm: Nếu câu đó thỉnh thoảng đúng hoặc khá đúng một phần ; 2
điểm: Nếu câu đó hoàn toàn đúng
Được đánh giá theo các mục sau:
- Trầm cảm _lo âu
-Trầm cảm_ thu mình

- Than phiền cơ thể
- Vấn đề xã hội
- Vấn đề tư duy
- Vấn đề chú ý
- Hành vi kỷ luật
- Hành vi công kích.
2.2.3. Các bước thu thập số liệu nghiên cứu
- Đánh giá trước khi can thiệp
- Đánh giá sau khi can thiệp


2.2.4. Nhập và xử lý số liệu:
- Các phiếu nghiên cứu được nhập vào chương trình SPSS.
- Xử lý số liệu theo chương trình SPSS.
- Xử lý số liệu theo các phương pháp:
* So sánh giá trị trung bình của hai nhóm.
* So sánh giá trị cặp đôi
* Tìm mối tương quan giữa các biến số


Chương 3
KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:
Bảng 3.1 Đặc điểm của đối tượng
Các biến
Giới tính
Nam
Nữ
Tuổi
15

16
16
Tổng cộng
Nhận xét:

Số học sinh

Tỷ lệ %

63
99

38,8
61,2

5
74
83

3
45,7
51,3

- Tỷ lệ học sinh nữ nhiều hơn học sinh nam (61,2-38,8)
- Học sinh 17 tuổi cao nhất (51.3%)
3.2. Các vấn đề liên quan đến cách giải quyết vấn đề
Bảng 3.2. Điểm trung bình các kiểu giải quyết vấn đề theo giới tính
Nam
Trung


Nữ
SD

bình

Trung

P
SD

bình

Thái độ tích cực

15,9

3,2

16,6

3,3 0,28

Giải quyết vấn đề có kế hoạch

15,7

4

16,3


4,2 0,40

Thái độ tiêu cực

14,5

3,8

15,4

3,9 0,15

Giải quyết vấn đề kiểu xung

13,6

3,2

14,1

3,3 0,44

12,2

3,9

13,1

3,3 0,113


động
Giải quyết vấn đề kiểu trốn
tránh
Nhận xét:


- Tất cả các biến về kiểu giải quyết vấn để của nữ đều cao hơn nam, tuy
nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê vì p>0,05.
- Điểm thái độ tích cực cao nhất ở trong cả hai nhóm (nam 15,9 và nữ
16,6).
- Điểm giải quyết vấn đề kiểu trốn tránh thấp nhất ở cả hai nhóm (nam
12,2- nữ 13,1)
Bảng 3.3. Điểm các mục trong CBCL phân theo giới tính
Nam

Nữ

Trung bình SD

Trung bình SD

8,1

43,2

10,6

4,9

0,001


Trầm cảm thu mình 4,9

2,44

6,4

2,8

0,001

Than phiền cơ thể

5,2

3,1

6,4

3,3

0,024

Vấn đề xã hội

6,9

3,9

7,4


3,1

0,32

Vấn đề tư duy

9,0

3,9

10,1

3

0,11

Vấn đề chú ý

9,1

3,2

10,1

3

0,057

Hành vi kỷ luật


8,3

4,1

6,5

2,7

0,002

Hành vi công kích

10,7

5,5

11,8

4,4

0,20

Trầm cảm lo âu

P

Nhận xét:
- Các biểu hiện hướng nội (trầm cảm lo âu, trầm cảm thu mình và than
phiền cơ thể ) có điểm cao ở nữ giới so với nam giới (10,6-8,1; 6,4- 4,9;

6,4- 5,2). Sự khác biệt mày có ý nghĩa thống kê vì p<0,05
- Trong các biểu hiện hướng ngoại, hành vi kỷ luật của nam cao hơn nữ
và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p= 0,002)
Bảng 3.4. Tương quan giữa các biến của kiểu giải quyết vấn đề với các
kiểu giải quyết vấn đề


Trầm cảm_lo âu * GQVĐ theo hướng tiêu

0,35

<0,001

0,30

<0,001

0,29

<0,001

0,27

<0,001

0,27

<0,001

0,28


<0,001

cực
Trầm cảm_lo âu * GQVĐ theo hướng trốn
tránh
Trầm cảm _ thu mình *GQVĐ theo hướng
trốn tránh
Trầm cảm thu mình* GQVĐ theo hướng tiêu
cực
Than phiền cơ thể* GQVĐ theo hướng tiêu
cực
Hành vi công kích* GQVĐ theo hướng tiêu
cực
Nhận xét:
- Giải quyết vấn đề theo hướng tiêu cực có mối tương quan với trầm
cảm-lo âu, trầm cảm thu mình, than phiền cơ thể và hành vi công kích.
- Hành vi trốn tránh có mối tương quan với trầm cảm lo âu và trầm cảm
thu mình
3.3. Đánh giá hiệu quả của liệu pháp giải quyết vấn đề:
Bảng 3. 5. Thay đổi các điểm giải quyết vấn đề theo hai nhóm
Chứng
Trung

Can thiệp
SD

bình

Trung


P
SD

bình

Thái độ tích cực

1,43

4,2

-0,2

4,1 0,09

Giải quyết vấn đề có kế hoạch

0,58

4,74

0,28

5,3 0,87

Thái độ tiêu cực

1,33


4,2

3,24

4,2 0,47

Giải quyết vấn đề kiểu xung động

0,96

4

1,88

3,6 0,31


Giải quyết vấn đề kiểu trốn tránh

1,01

4.4

1,48

4,5 0,64

Nhận xét:
- Nhóm can thiệp giảm điểm thái độ tiêu cực nhiều hơn nhóm chứng
(3,24-1,33). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê vì p<0,05.

- Nhóm can thiệp có tăng điểm thái độ tích cực nhưng nhóm chưng có
tình trạng giảm điểm thái độ tích cực (-0,2 so với 1,43). Tuy nhiên sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê


Bảng 3.6. Thay đổi các điểm giải quyết vấn đề theo giới tính của nhóm
can thiệp
Nữ
Trung

Nam
SD

bình

Trung

P
SD

bình

Thái độ tích cực

0,44

4,1

-1,85


3,7

0,21

Giải quyết vấn đề có kế hoạch

-0,38

5

2

5,8

0,32

Thái độ tiêu cực

3,33

4,7

3

2,9

0,86

Giải quyết vấn đề kiểu xung


2,11

3,9

1,28

2,9

0,62

2,83

3,9

-2

4,3

0,014

động
Giải quyết vấn đề kiểu trốn
tránh
Nhận xét:
- Nhóm nữ giới giảm điểm giải quyết vấn đề kiểu trốn tránh, trong khi đó
nam giới có tình trạng tăng (2,83 so với -2). Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê vì p<0,05.


Chương 4

BÀN LUẬN
4.1. Các vấn đề liên quan đến kiểu giải quyết vấn đề:
Ở cả hai giới, thái độ tích cực có điểm cao nhất trong các thang đánh giá kiểu
giải quyết vấn đề ( nam 15,9- nữ 16,6). Ở lứa tuổi 15-17, học sinh luôn có đầy
ước mơ và hoài bảo. Trẻ tự tin vào khả năng của bản thân. Do đó trẻ có thá độ
tích cực trước các căng thẳng trong cuộc sống.
Một trong nhữn đặc điểm của lứa tuổi này là ưa khám phá cái mới, ưa các
thách thức và muốn tự khẳng định bản thân. Chính vì vậy các em ở lứa tuổi
này ít khi có thái độ trốn tránh trước các điều mới lạ trong cuộc sống. Điều
này thể hiện trong kết quả của chúng tôi, điểm trốn tránh thấp nhất ở cả hai
giới (nam 12,2- nữ 13,1).
Nghiên cứu tại cộng đồng cho thấy bắt đầu sau 13 tuổi, trẻ em nữ bị trầm
cảm nhiều hơn trẻ nam. Một nghiên cứu cho thấy cả trẻ em nữ và nam tỷ lệ
trầm cảm đều tăng ở lứa tuổi 15-18 (từ 3% tăng đến 17%), tuy nhiên ở trẻ em
nữ tăng nhiều hơn trẻ em nam (nữ: 4% tăng đến 23%; nam 1% đến 11%).
Nghiên cứu tại cộng đồng cho thấy 19% nam giới và 31% nữ giới sẽ phát triển
một loại rối loạn lo âu nào đó trong suốt cuộc đời. Sự khác biệt về giới tính này
bắt đầu từ năm 6 tuổi, lúc đó trẻ em nữ bị rối loạn lo âu gấp đôi nam [6]. Điều
này phù hợp với kết quả của chúng tôi, ở cả hai dạng trầm cảm (trầm cảm lo âu
và trầm cảm thu mình) theo đánh giá của CBCL tỷ lệ ở nữ đều cao hơn nam và
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ( trầm cảm lo âu: nam 8,1- nữ 10,6; trầm
cảm thu mình: nam 4,9- nữ 6,4).
Than phiền cơ thể của nữ cũng cao hơn nam (6,4-5,2). Tâm lý của học
sinh nữ luôn quan tâm đến dáng vẻ cơ thể của bản thân mình, do đó các than
phiền của học sinh nữ luôn cao hơn nam giới.


Như vậy các vấn đề tâm lý hướng nội của nữ giới đều cao hơn nam giới.
Nhưng đối với các rối loạn hướng ngoại, nam giới cao hơn nữ giới, đặc biệt
hành vi kỷ luật (8,3-6,5) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Điều này phù

hợp với kết luận của Đặng Hoảng Minh: Nam giới có tỷ lệ vấn đề hanh vi cao
hơn nữ giới, nhưng nữ lại có tỷ lệ các vấn đề tình cảm cao hơn nam [12]
Trong khi tìm mối tương quan giữa các kiểu giải quyết vấn đề với các rối loạn
tâm lý của học sinh, chúng tôi nhận thấy trầm cảm có mối tương quan tương
đối cao với thái độ tiêu cực và kiểu trốn tránh khi giải quyết vấn đề. Một trong
những tiêu chuẩn của trầm cảm đó là có suy nghĩ tiêu cực về bản thân và thế
giới. Trong nghiên của bệnh nhân trầm cảm, Nguyễn Thị Minh Hằng nhận
thấy tỷ lệ bệnh nhân trầm cảm mất tự tin là 85-90% [5]. Ảnh hưởng của tự tin
đến trầm cảm (β=0,16) mạnh hơn nhiều so với ảnh hưởng của trầm cảm đến
mất tự tin (β=0.08). Ngược lại, ảnh hưởng của mất tự tin và lo âu là tương đối
gần bằng nhau: thiếu tự tin tiên đoán lo âu với β=0,10, và lo âu tiên đoán mất
tự tin với β=0,08 [7]. Khi nghiên cứu các phụ nữ bị lạm dụng John Maddoux
kết luận: có mối liên kết giữa trốn tránh và gia tăng mức độ trầm cảm và lo âu.
Trốn tránh, thông qua việc cũng cố tiêu cực, thường duy trì các triệu chứng
trầm cảm và lo âu [9]. Điều này thấy được trong nghiên cứu của chúng tôi,
điểm trầm cảm lo âu và trầm cảm thu mình đều có hệ số tương quan cao với
thái độ tiêu cực trong khi giải quyết vấn đề (r=0,35 và 0,27).
Hành vi trốn tránh thường gặp trong người bị trầm cảm. Có mối tương quan
qua lại giữa trầm cảm với hành vi trốn tránh: khi bị trầm cảm, bệnh nhân
thường mất tự tin do đó trốn tránh các hoạt động đặc biệt các hoạt động có sự
thách thức. Vì trốn tránh tham gia các hoạt động, bệnh nhân càng ít nhận được
các điểm thích thú trong cuộc sống và không có điều kiện để phát triển tự tin.
Từ đó bệnh nhân càng bị trầm cảm nặng nề hơn. Ferster gợi ý rằng trầm cảm


được đặc trưng bởi sự gia tăng hành vi trốn tránh [8]. Chính vì vậy trong
nghiên cứu của chúng tôi, giữa trầm cảm và kiểu trốn tránh trong khi giải
quyết vấn đề có mối tương quan với nhau (r=0,30 và 0,29).
Khi nghiên cứu 172 học sinh nam và 146 học sinh nữ từ độ tuổi 14-17, có mối
tương quan nghịch giữa lòng tự tin và các biểu hiện của rối loạn dạng cơ thể,

đối với trẻ em nam hệ số tương quan r=-0,38, p<0,05 với nữ r=-0,37;p<0,05
[11]. Trong kết quả của chúng tôi, những người có thái độ tiêu cực trước một
vấn đề, chính là người thiếu tự tin, sẽ dể bị các rối dạng cơ thể. Vì vậy hệ số
tương quan giữa điểm thái độ tiêu cực trong khi giải quyết vấn đề với rối loạn
dạng cơ thể theo thang CBCL tương đối cao (r=0,27; p<0,001).
Trong nghiên cứu của M. Brent Donnellan, ông nhận thấy điểm lòng tự tin và
điểm hành vi công kích có mối tương quan nghịch với r=0,30 [10]. Nhiều
người cho rằng những người thiếu tự tin sử dụng các hành vi công kích như để
bảo vệ hình ảnh của chính mình. Điều này cũng thể hiện trong nghiên cứu của
chúng tôi, giữa kiểu thái độ tiêu cực trong cách giải quyết vấn đề có mối
tương quan tương đối cao với hành vi công kích (r=0, 26)
4.2. Đánh giá hiệu quả của liệu pháp giải quyết vấn đề:
Sau khi tiến hành thực hiện liệu pháp điểm thái độ tích cực tại thời điểm sau
can thiệp cao hơn so với trước can thiệp và sự chênh lệch này là 0,2; trong khi
đó ở nhóm chứng điểm thái độ tiêu cực tại thời điểm thứ hai thấp hơn lần đầu.
Mặc đầu sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên thể
hiện xu hướng thay đổi tốt của liệu pháp.
Trong khi đó điểm thái độ tiêu cực của cả hai nhóm đều giảm theo thời gian.
Tuy nhiên ở nhóm can thiệp sự thay đổi nhiều hơn nhóm chứng (3,24-1,33) và
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Trong liệu pháp giải quyết vấn đề luôn
tạo điều kiện để cho các em học sinh có cái nhìn tốt hơn về khả năng giải
quyết vấn đề của bản thân, do đó các em sẽ giảm đi các thái độ thiếu tự tin và


cũng từ đó giảm đi cái nhìn tiêu cực khi giải quyết vấn đề. Có lẻ chính các
điều này làm cho sự khác biệt trong nghiên cứu của chúng tôi.
Sau khi can thiệp các kiểu giải quyết vấn đề không phù hợp như xung động và
trốn tránh đều giảm nhiều hơn so với nhóm chứng ( tuy nhiên sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê). Như vậy cũng nói lên hiệu quả của liệu pháp
trong cách giải quyết vấn đề của các em học sinh. Có lẻ cần thời gian để các

em thay đổi các thói quen này, vì vậy sự thay đổi ở đây không có sự khác biệt
nhiều.
Trong nhóm can thiệp, chúng tôi nhận thấy ở nam giới thái độ tích cực tăng
sau khi can thiệp, trong khi đó ở nữ giới lại giảm (nam: -1,85; nữ : 0,44). Điều
này thể hiện sự lo lắng của nữ giới khi nhận thức được các vấn đề phức tạp
trong cuộc sống.Tuy nhiên ở nam giới kiểu giải quyết vấn đề có kế hoạch lại
giảm đi, trong khi đó nữ giới lại tăng lên. Điều này thể hiện tính kỷ càng và
cân nhắt trước khi giải quyết vấn đề của nữ giới.
Thái độ và kiểu giải quyết vấn đề ở nữ giới đều giảm sau can thiệp. So với
nam giới sự thay đổi này ở nữ giới nhiều hơn. Đặc biệt đối với kiểu trốn tránh
khi giải quyêt vấn đề, ở nữ giới giảm 2,83; trong khi đó ở nam giới tăng 2 và
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Tại sao ở nam giới thái độ tích cực tăng
lên, thái độ tiêu cực giảm xuống và kiểu xung động khi giải quyết vấn đề giảm
xuống, nhưng giải quyết vấn đề có kế hoạch giảm xuống và kiểu trốn tránh lại
tăng lên. Điều này thể hiện sự thay đổi nhận thức tương đối dể đối với nam
giới, nhưng sự thay dổi thói quen cần thời gian và thực hiện nhiều các kiểu
giải quyết vấn đề tốt thường xuyên.


KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu 162 học sinh THPT tại Đà Nẵng chúng tôi có một số kết
luận sau:
- Điểm thái độ tích cực cao nhất ở trong cả hai nhóm (nam 15,9 và nữ
16,6).
- Điểm giải quyết vấn đề kiểu trốn tránh thấp nhất ở cả hai nhóm (nam
12,2- nữ 13,1)
- Các biểu hiện hướng nội (trầm cảm lo âu, trầm cảm thu mình và than
phiền cơ thể ) có điểm cao ở nữ giới so với nam giới (10,6-8,1; 6,4- 4,9;
6,4- 5,2).
- Trong các biểu hiện hướng ngoại, hành vi kỷ luật của nam cao hơn nữ .

- Giải quyết vấn đề theo hướng tiêu cực có mối tương quan với trầm
cảm-lo âu, trầm cảm thu mình, than phiền cơ thể và hành vi công kích.
- Hành vi trốn tránh có mối tương quan với trầm cảm lo âu và trầm cảm
thu mình
- Nhóm can thiệp giảm điểm thái độ tiêu cực nhiều hơn nhóm chứng
(3,24-1,33).
- Nhóm can thiệp có tăng điểm thái độ tích cực nhưng nhóm chưng có
tình trạng giảm điểm thái độ tích cực (-0,2 so với 1,43)
- Nhóm nữ giới giảm điểm giải quyết vấn đề kiểu trốn tránh, trong khi đó
nam giới có tình trạng tăng (2,83 so với -2)
Với các kết quả bước đầu, chúng tôi nhận thấy LPGQVĐ có một ý
nghĩa nhất định trong việc giúp học sinh có cách giải quyết vấn đề tốt
hơn. Tuy nhiên cần thời gian để đánh giá hiệu quả một cách toàn diện
hơn. Đó chính là mặt giới hạn của nghiên cứu này.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Shannon M. Suldo,(2008) Relationships among stress, coping, and mental
health in high-achieving high school students, Psychology in the school
Volume 45, Issue 4 April 2008 Pages 273–290
2. Arthur M. Nezu (2014), Moving forward :A Problem-Solving Approach
to Achieving Life’s Goals,
3. Mary Terzian (2010), Assessing stress in children and youth: a guide for
outof-school time program practitioners,
4. Yangyang Liu (2009), Chinese High School Students’ Academic Stress
and Depressive Symptoms: Gender and School Climate as Moderators,
5. Nguyễn Thị Minh Hằng (2013), Nghiên cứu hiệu quả của liệu pháp nhận
thức hành vi và các yếu tố liên quan trong điều trị bệnh nhân trầm cảm

6. David L. Ginsberg (2004), Women and Anxiety Disorders: Implications
for Diagnosis and Treatment, CNS Spectrums, Volume 9, Issue 9
7. Julia Friederike Sowislo (2013), Does Low Self-Esteem Predict
Depression and Anxiety? A Meta-Analysis of Longitudinal Studies,
Psychological Bulletin Vol. 139, No. 1, 213–240
8. Jonathan W. Kanter (2008), The Nature of Clinical Depression:
Symptoms, Syndromes, and Behavior Analysis, The Behavior Analyst 2008,
31, 1–21 No. 1 (Spring)
9. John Maddoux (2014), Problem-Solving and Mental Health Outcomes of
Women and Children in the Wake of Intimate Partner Violence, Journal of
Environmental and Public Health Volume 2014, Article ID 708198


×