Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Yeu to anh huong den nhan cach hoc sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.72 KB, 6 trang )

ĐỀ:

Câu 1: Hãy phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển nhân cách. Vì sao giáo viên phải rèn luyện nhân cách.
Câu 2: Anh (chị) viết 02 trải nghiệm về mặt xử lý công việc thành công.
BÀI LÀM
Câu 1:
* Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách:
Nhân cách của một con người là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá
nhân được biểu hiện ở bản sắc và quy định giá trị xã hội của cá nhân.
Chúng ta đều biết rằng con người sinh ra vốn chưa có nhân cách. Nhân
cách là cấu tạo mới do từng người tự hình thành nên và phát triển trong quá trình
sống, giao tiếp, học tập, lao động, hoạt động xã hội, vui chơi…Nhân cách chiẹu
ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
Một là, yếu tố tâm sinh lý. Bao gồm các đặc điểm cơ thể, cấu trúc giải
phẫu sinh lý đặc điểm của hệ thần kinh, tư chất. Nhẵng đặc điểm này có một
phần do bẩm sinh di truyền tạo nên. Dân gian có câu “ Con nhà nông, không
giống long cũng giống cánh”.
Những đặc điểm tâm sinh lý không quy định chiều hướng và giới hạn phát
triển của nhân cách con người mặc dù nó có ảnh hưởng đến quá trình hình
thành, phát triển sức khỏe, thể chất, tài năng, xúc cảm của con người. Vì vậy, nó
đóng vai trò tiền đề cho sự phát triển nhân cách.
Hai là, yếu tố môi trường. Môi trường là hệ thống phức tạp, đa dạng các
hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho
sinh hoạt và phát triển của con người. Từ định nghĩa trên ta có thể nhận thấy có
hai loại môi trường, đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
+ Môi trường tự nhiên bao gốm các hệ sinh thái phục vụ cho hoạt động
sống của con người: Hoàn cảnh dịa lý, nước, không khí, đất đai, động vật, thực
vật, khí hậu, thời tiết…
+ Môi trường xã hội bao gồm môi trường chính trị, kinh tế, sản xuất, xã
hội – lịch sử, văn hoá, giáo dục…


Trong sự hình thành và phát triển nhân cách, môi trường xã hội có tầm
quan trọng đặc biệt vì nếu không có xã hội loài người thì những tư chất có tính
người cũng không thể phát triển được. Cụ thể, môi trường có vai trò như sau:
+ Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể được thực hiện trong
một môi trường nhất định. Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ,
1


phương tiện và điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, mà nhờ đó cá
nhân chiếm lĩnh được các kinh nghiệm xã hội loài người để hình thành và phát
triển nhân cách của mình.
+ Tuy nhiên tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách còn tuỳ thuộc vào lập trường, quan điểm, thái
độ của cá nhân đối với các ảnh hưởng đó, cũng như tuỳ thuộc vào xu hướng và
năng lực, vào mức độ của cá nhân tham gia cải biến môi trường.
Như vậy cần chú ý đến hai mặt trong tác động qua lại giữa nhân cách và
môi trường: Tính chất tác động của hoàn cảnh đã phản ánh vào nhân cách; Sự
tham gia của nhân cách tác dộng đến hoàn cảnh nhằm làm cho hoàn cảnh đó
phục vụ cho lợi ích của mình.
Hai mặt nói trên có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau. C. Mác đã chỉ
ra rằng: “Hoàn cảnh đã sang tạo ra con người trong chùng mực mà con người đã
sáng tạo ra hoàn cảnh”.
Ba là, yếu tố hoạt động và giao tiếp.
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là yếu tố quyết định trực
tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Cùng với hoạt động, giao tiếp giữ vai
trò quyết định, là điều kiện tất yếu cho sự hình thành, tồn tại và phát triển nhân
cách của cá nhân cũng như của cả xã hội loài người.
Trong hoạt động và giao tiếp, con người không chỉ nhận thức người khác,
nhận thức các quan hệ xã hội mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự
đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân

mình nhừ là một nhân cách và hình thành thái độ giá trị - cảm xúc nhất định đối
với bản thân. Đó chính là đặc trưng cho mối quan hệ người – người, là nhân tố
cơ của việc hình thành, phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách.
Tư cách của chủ thể hoạt động thể hiện ở chỗ ý thức được (hiểu và có nhu
cầu tiếp nhận) những tác động tích cực từ bên ngoài, biến những yêu cầu khách
quan thành yêu cầu chủ quan, phát hiện và giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu
cao của xã hội và kinh nghiệm còn hạn chế của bản thân, chiếm lĩnh được một
cách tự giác những kinh nghiệm xã hội mới, và thể hiện chúng bằng kỹ năng, kỹ
xảo, hành vi; đồng thời thể hiện sức đề kháng chống lại những tác động của các
yếu tố xấu, tiêu cực từ bên ngoài để không bị suy thoái nhân cách. Từ đó có thể
rút ra kết luận rằng: Hoạt động tích cực cá nhân là nhân tố quyết định trực tiếp
đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
Bốn là, yếu tố giáo dục. Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình
tác động có mục đích, kế hoạch, ảnh hưởng tự giác, chủ động đến con người,
2


đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách. Theo nghĩa rộng,
giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường, xã hội đến con người.
Theo nghĩa hẹp, giáo dục là quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi
của con người.
Trong sự hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục giữ vai trò chủ đạo.
Điều đó được thể hiện như sau:
+ Giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực
hiện có hiệu quả các mục đích đã đề ra.
+ Giáo dục còn có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu và làm cho nó
phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội. Đó chính là hiệu quả của
công tác giáo dục lại đối với trẻ em hư hoặc những người phạm pháp.
+ Khác với các nhân tố khác, giáo dục không chỉ thích ứng mà còn có thể
đi trước hiện thực và thúc đẩy nó phát triển. Điều đó có giá trị định hướng cho

việc xây dựng mô hình nhân cách của con người Việt Nam với tư cách là mục
tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội.
+ Những yêu cầu của nhà trường, của nhà giáo dục, của môi trường giáo
dục xung quanh đề ra cho trẻ phải không ngừng tăng dần mức độ phức tạp và
khó khăn. Có như vậy sẽ kích thích sự phát triển trí tuệ của học sinh.
+ Giáo dục và dạy học một mặt phải dựa trên sự phát triển đã đạt được
của học sinh, nhưng mặt khác phải đi trước sự phát triển, kéo sự phát triển tiến
lên. Giáo dục và dạy học phải luôn chú ý đến việc kích thích được hoạt động của
học sinh, mặt khác, trong quá trình giáo dục và dạy học phải tổ chức đúng đắn,
hợp lý các hoạt động học tập, lao động sản xuất, hoạt động xã hội – chính trị, thể
thao, vui chơi, giải trí … Chính thông qua hoạt động và giao tiếp ấy mà trẻ ngày
càng phát triển về tâm lý, ngày càng nhận thức thế giới mốt cách sâu sắc hơn.
Trong môi trường giáo dục thân thiện, tích cực có tác động lớn đến sự
hình thành nhân cách của học sinh nhưng không quyết định hoàn toàn. Vì còn
phụ thuộc vào thái độ tích cực của học sinh và các yếu tố môi truờng xung
quanh như: gia đình, xã hội, xu hướng của thời đại…
* Giáo viên phải rèn luyện nhân cách, bởi vì hai lý do:
- Một là, lấy nhân cách để giáo dục nhân cách. Giáo viên dạy nghề là
người làm công tác giảng dạy và giáo dục ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đối
tượng lao động của giáo viên là nhân cách người học và công cụ lao động sư
phạm chủ yếu là nhân cách của chính mình.
Trong dạy học và giáo dục, thầy giáo dùng nhân cách của mình để tác
động vào sinh viên. Nhân cách của người thầy giáo biểu hiện ở nhiều mặt. Đó là
3


lòng yêu mến sinh viên, là trình độ học vấn, là sự thành thạo về nghề nghiệp, là
lối sống, cách xử sự và kỹ năng giao tiếp của người thầy giáo. Cũng với lý do đó
mà có thể khẳng định rằng trong giáo dục phải “Dùng nhân cách để giáo dục
nhân cách”.

- Hai là, Nhân cách giáo viên góp phần tạo động cơ học tập cho người
học. Động cơ học tập của người học ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập và
quá trình rèn luyện phấn đấu của người học. Nhân cách của giáo viên sẽ tạo cho
người học thêm sự tin tưởng, niềm tin yêu, và tạo ra ảnh hưởng tích cực đến thái
độ hoạt động tích cực của người học. Thực tế, người học tin tưởng và yêu thích
môn học sẽ giúp cho kết quả học tập tốt hơn.
- Ba là, rèn luyện nhân cách để giải quyết tốt các tình huống sư phạm trên
lớp. Năng lực giải quyết tình huống sư phạm là một năng lực phức hợp, đòi hỏi
rèn luyện đồng thời nhiều yếu tố khác nhau ở người giáo viên. Trong đó cần đặc
biệt coi trọng việc rèn luyện các phẩm chất nhân cách như: Tự trau dồi nghề
nghiệp, tính kiên nhẫn, tính khách quan cảm xúc, sự đồng cảm, ...Đây cũng là
những gợi ý cho công tác đào tạo giáo viên trong trường sư phạm.
Công việc giáo dục và đào tạo con người là một hoạt động rất đặc thù, vừa
mang tính khoa học, vừa mang tính sáng tạo và nghệ thuật. Đặc trưng nghề
nghiệp tạo nên những khó khăn nhất định đối với giáo viên và khiến cho nghề
dạy học có những yêu cầu đặc biệt đối với người làm nghề. Giáo viên không chỉ
là người am hiểu về khoa học giảng dạy mà còn là người nghệ sĩ. Vì vậy, công
cụ quan trọng của nghề dạy học là toàn bộ nhân cách ở người giáo viên.
Một trong những khía cạnh thể hiện rõ nhất tính không rập khuôn của
nghề dạy học là cách thức giáo viên ứng phó với những tình huống sư phạm.
Chính ở khía cạnh này, những phẩm chất tâm lí cần thiết đối với nghề dạy học
được bộc lộ rõ nét nhất, là lúc người giáo viên thể hiện rõ nhất năng lực nghề
nghiệp của bản thân. Đồng thời, còn là lúc để người giáo viên tự rèn luyện tư
duy sư phạm linh hoạt, mềm dẻo, khả năng tự chủ, khả năng hiểu học sinh, khả
năng ứng xử sư phạm... Thực tiễn giáo dục cho thấy, giáo viên thường xuyên
phải đối mặt với các tình huống sư phạm đa dạng, đòi hỏi có những cách giải
quyết hợp lí, hợp tình, qua đó thực hiện được chức năng giáo dục học sinh. Một
tình huống như nhau nhưng với các đối tượng khác nhau, ở những thời điểm
khác nhau sẽ có những cách giải quyết không hoàn toàn giống nhau.
Rèn luyện năng lực giải quyết tình huống sư phạm là rèn luyện toàn bộ

nhân cách. Vì vậy, người giáo viên cần thường xuyên tự trau dồi để phát triển
nghề nghiệp, chẳng hạn, cần bổ sung những kiến thức về khoa học hành vi con
người. Trên thực tế, cho dù là tình huống loại nào, thì về cơ bản, trong các tình
4


huống sư phạm đều chứa đựng xung đột tâm lí ở mức độ khác nhau. Vì thế, nếu
giáo viên có những kiến thức về các giai đoạn phát triển xung đột, về các chiến
lược hành vi giải quyết xung đột..., thì có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một
cách giải quyết có hiệu quả. Có thể bổ sung các kiến thức này vào chương trình
đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
Câu 2: Hai trải nghiệm về mặt xử lý công việc thành công.
1. Tình huống thứ nhất: Năm học 2014 – 2015, Bản thân được nhà
trường dẫn đoàn học sinh đi thực tập tại doanh nghiệp cách trường 60 km. Sau
khi sắp xếp làm việc với doanh nghiệp xong kế hoạch thực tập của các em. Tôi
hợp lớp để tìm hiểu và sắp xếp việc chỗ ăn, ở của các em trong thời gian đi thực
tập. Phát hiện có một học sinh tên N. T. C. T không ở chung được cùng phòng
với bạn nào, nhưng cũng không thuê phòng ở một minh, và em muốn ở lại công
ty. Mặc dù, đã thông báo công ty không bố trí chỗ ở cho học sinh thực tập. Đặc
biệt, em nói không ở công ty được thì nghỉ đi thực tập.
- Nắm thông tin: Trong lúc đó, bản thân mới hỏi các bạn đã có phòng, thì
có nhóm nói yêu cầu bạn ở chung thì bạn không ở, có nhóm thì không muốn ở
chung với bạn. Tiếp tục hỏi kỹ thì gia đình bạn này khó khăn, vừa bán vé số, vừa
đi học. Bạn không ở trọ gần công ty và không có tiền trả và ở đó bạn không bán
vé số kiếm tiền được. Vì bản thân không có phương tiện đi lại. Tôi đã biết em
này trước đó, nhưng cũng không biết khó khăn như vậy.
- Xử lý: Trong lúc đó, tôi đã hỏi các bạn còn lại thì không ai muốn ở
chung với bạn (tôi không nêu lý do). Tôi mới hỏi tiếp các bạn nào suy nghĩ cách
giúp bạn, cũng không ai trả lời. Tôi mới hỏi tiếp có bạn nào có nhà gần không và
có thể cho bạn cùng đi về được không, vì bạn không có phương tiện. Để bạn có

điều kiện thực tập. Tôi cũng đã vận động một học sinh ở gần đó tên N.T.Q đã
chấp nhận tạo điều kiện cho bạn ở nhà, và cung đi thực tập suốt 2 tháng với bạn.
- Kết quả: Em N. T. C. T cũng hoàn thành đợt thực tập và có thêm một
người bạn thân mới là em N.T.Q.
2. Tình huống thứ hai: Trong năm học 2013 – 2014, tại lớp trung cấp
kế toán Hành chính sự nghiệp khóa 5. Đối với khóa học này, Trường bắt đầu đào
tạo theo chủ trương của Bộ Giáo dục và đào tạo là cho phép dạy chuyên ngành
gắn với học văn hóa THPT. Trong quá trình giảng dạy môn học lý thuyết thống
kê chuyên ngành cho lớp học thuộc đối tượng THCS, có nội dung kiến thức liên
quan đến môn học văn hóa, một học sinh dơ tay xin phát biểu « thưa thầy kiến
thức văn hóa liên quan đến nội dung này em chưa học nên em không hiểu ».
Cách xử lý:
5


- Nắm thông tin: Trong lúc đó, bản thân mới hỏi kỹ các em chương trình
môn toán văn hóa hoạc đế đâu. Lúc đó bản thân mới xác định chính xác là kiên
thức liên quan đến thống kê các em chưa học.
- Xử lý: Ban thân đã giải thích cho các em hiểu rõ việc thực hiện chính
sách phân luồng học sinh THCS vào học các trường giáo dục nghề nghiệp là chủ
trương chung, và việc thực hiện vừa đào tạo chương trình văn hóa và vừa đào
chuyên ngành song song theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nên một
số học phần Nhà trường chưa kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời, lúc đó
tôi đã dành ít thời gian giải thích kỹ nội dung kiến thức cóa liên quan giúp các
em dễ dàng tiếp cận với kiến thức mới.
- Kết quả: Các em bắt đầu học hiểu bài hơn, và quan tròng là trong những
lần tiếp theo các em tích cực hỏi bài hơn.

6




×