Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

skkn NÂNG CAO HỨNG THÚ học tập của học SINH KHỐI 9 TRONG PHÂN môn văn bản BẰNG PHƯƠNG PHÁP sắm VAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.1 KB, 23 trang )

Đề tài: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong
phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai

Tên đề tài:
NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH KHỐI 9 TRƢỜNG THCS
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG PHÂN MÔN VĂN BẢN BẰNG PHƢƠNG PHÁP
SẮM VAI
I. Tóm tắt đề tài
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã thực hiện việc đổi mới phương pháp
giảng dạy tất cả các môn thuộc tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, các em chỉ quan tâm học
Ngoại ngữ, Tin học cùng các môn khoa học tự nhiên mà không thích học các môn xã hội
nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng. Điều này không quá khó hiểu do hiện nay tốc độ
phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ khiến các em tìm đến nó như một sự đảm
bảo cho tương lai. Nhưng thật sai lầm khi các em loại bỏ môn Ngữ Văn ra khỏi hành trang
tri thức. Bởi môn Văn là tiếng nói của dân tộc, là công cụ của hoạt động giao tiếp, môn
Ngữ Văn có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng
diễn đạt cũng như giúp chúng ta nhìn sâu trông rộng, đánh giá cuộc sống, con người một
cách thiết thực. Không chỉ dừng lại ở đó, môn Ngữ Văn còn góp phần nâng cao nhân
phẩm, nâng cao giá trị và nâng cao mục đích sống.
Thế nhưng, một bộ phận không nhỏ các em ít hứng thú học Văn, lĩnh hội chậm, sợ
học Văn. Nhất là trong phân môn Văn bản, đây là phân môn mà đại đa số các em lóp 9 cảm
thấy dài dòng, khó nhớ, không thích đọc so với các phân môn khác. Vì vậy, các em còn
học theo kiểu đối phó, học vẹt, lạm dụng tài liệu tham khảo để quay cóp, trao đổi bài…
Thực trạng đó đòi hỏi người giáo viên dạy Ngữ Văn phải có nghệ thuật cao hơn, linh hoạt
hơn về phương pháp mới có thể thu hút các em trong giờ học. Đặc biệt là trong tiết dạy –
học Văn bản.
Xuất phát từ mục đích trên và từ sự trăn trở làm thế nào để tạo hứng thú cho học
sinh, bồi dưỡng lòng say mê học tập, ý chí vươn lên của các em, tôi chọn đề tài: “Nâng cao
hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong phân môn
Văn bản bằng phương pháp sắm vai”.


Người thực hiện: Đoàn Thị Thúy Hằng – Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

1


Đề tài: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong
phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai

Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương nhau về học lực. Đó là các
em học sinh lớp 9/4 (gồm 20 em – nhóm thực nghiệm); lớp 9/5 (gồm 20 em – nhóm đối
chứng). Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế ở các tiết: 46-47, 54-55, 5758. Nhóm đối chứng được dạy bình thường trong cùng thời gian và phạm vi trên.
Kết quả cho thấy giải pháp đã có tác động rất tích cực đến kết quả học tập của các
em. Điểm số của các em trong nhóm thực nghiệm cao và đồng đều hơn so với nhóm đối
chứng và các em đã nắm được những kiến thức cơ bản và có hứng thú hơn trong việc học
Văn bản. Điều đó chứng tỏ rằng “Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường
THCS Nguyễn Đình Chiểu trong phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai” đã nâng
cao được hiệu quả giờ dạy, học sinh yêu thích và chăm học hơn.
II. Giới thiệu
1. Hiện trạng
Phương pháp sắm vai trong dạy học Văn đã chứng minh được lợi ích của nó trong
dạy học hiện nay. Nó khiến học sinh chủ động hơn, tích cực hơn, hứng thú hơn trong việc
tìm hiểu bài trước ở nhà, nắm kiến thức ở lớp và làm bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo
viên. Đây là một phương pháp, một hình thức học tập bằng hoạt động hấp dẫn học sinh do
đó duy trì tốt sự chú ý của các em đối với bài học, đồng thời làm giảm tính chất căng thẳng
của các giờ học, nhất là các em được nhập vai vào các nhân vật giúp các em hiểu được
nhân vật hơn, ở phương pháp này có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ
năng hợp tác cho học sinh. Như vậy phương pháp sắm vai trong dạy học Văn đã làm được
yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học là phát huy được vai trò chủ thể của học sinh,
phát huy được tính tích cực, chủ động và khả năng tư duy, sáng tạo cho học sinh.
Tuy nhiên, trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng hiểu và quan niệm đúng

đắn về phương pháp sắm vai trong dạy học, biết vận dung nó một cách phù hợp để khai
thác nội dung bài học. Phương pháp này dễ khiến học sinh sa đà vào việc nhập vai vào
nhân vật mà ít chú ý đến nội dung.
Xuất phát từ những thực trạng trên tôi xin trình bày giải pháp “Nâng cao hứng thú
học tập của học sinh khối 9 trong phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai”
2. Giải pháp thay thế.

Người thực hiện: Đoàn Thị Thúy Hằng – Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

2


Đề tài: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong
phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai

Vận dụng sắm, vai vào các nhân vật ở phần đầu đọc hiểu văn bản, phân tích, luyện
tập, củng cố để tạo sự say mê, hứng thú, chủ động chiếm lĩnh tri thức của học sinh.
3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng phương pháp săm vai trong các tiết dạy Giáo dục
công dân lớp 9 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh” của giáo viên Nguyễn Thị
Ánh Hồng, trường THCS Lê Khắc Cẩn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
Bài viết “Hóa thân để học ngữ văn, học sinh không còn buồn ngủ”, được viết trên
Báo Đất Việt,(ngày 5/2/2025), hiện đang được áp dụng tại trường Trung học VinSchool.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Vận dụng phương pháp đóng vai vào dạy học môn Giáo
dục công dân phần Công dân với pháp luật ở trường THPT Lê Quý Đôn” của giáo viên
Nguyễn Thị Nga, trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội.
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Sử dụng phương pháp đóng vai khi dạy phần pháp luậtGDCD lớp 12, Lê Thị Ngà, Trường THPT Ngô Quyền, Đồng Nai.
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Kinh nghiệm sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy
học môn GDCD ở trường THCS”, Ths Phạm Thị Minh Phúc, Tổ GDCD Khoa Xã hội nhân
văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân Văn TP Hồ Chí Minh.

Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng phương pháp tình huống kết hơp với phương
pháp đóng vai trong dạy học monn Giáo dục công dân lớp 12” của Đào Thị Hường, THPT
lê Viết Thuật, thành phố Vinh.
Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn tâm lý
học” của sinh viên Đinh Thị Phương Thảo – K55 khoa tâm lý giáo dục , đại học Hải Phòng
4. Vấn đề nghiên cứu.
Vận dụng phương pháp sắm vai trong dạy học Văn bản có nâng cao hứng thú, kết
quả học tập của học sinh khối 9 không?
5. Giả thuyết nghiên cứu.
Vận dụng phương pháp sắm vai trong dạy học Văn bản sẽ nâng cao hứng thú, kết
quả học tập của học sinh khối 9.
III. Phƣơng pháp
1. Khách thể nghiên cứu

Người thực hiện: Đoàn Thị Thúy Hằng – Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

3


Đề tài: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong
phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai

Tôi chọn khách thể nghiên cứu là lớp 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu. Lớp gồm
32 học sinh, hầu hết các em học sinh trong lớp đều có ý thức học tập.
Tôi chọn 20 học sinh của lớp 9/4 gồm10 em nữ và 10 em nam là nhóm thực nghiệm,
lớp 9/5 cũng gồm 20 học sinh 10 em nữ, 10 em nam làm nhóm đối chứng. Hai nhóm này
tương đương nhau về học lực, hạnh kiểm, giới tính.
Bảng tương quan giữa hai nhóm.
Học sinh các nhóm


Các

Học lực

Hạnh kiểm

thông tin Sĩ số

Nam Nữ G

K

TB Y

K

T

K

TB Y

Lớp 9/4

20

10

10


3

7

10

0

0

15

5

0

0

Lớp 9/5

20

10

10

3

7


10

0

0

15

5

0

0

2. Thiết kế nghiên cứu
Tôi lựa chọn thiết kế 4: Kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên.
Cụ thể như sau:
Lớp

Tác động

9/4

Vận dụng phương pháp sắm vai

Nhóm thực nghiệm

vào dạy học Văn bản

Kiểm tra sau tác động


9/5
Nhóm đối chứng

Dạy học bình thường

3. Quy trình nghiên cứu.
- Chuẩn bị của giáo viên
+ Đối với lớp 9/4 (nhóm thực nghiệm), giáo viên thiết kế bài dạy có sử dụng phương pháp
sắm vai vào phần đọc hiểu văn bản, luyện tập, củng cố. Các bài dạy cụ thể như sau:
 Bài Làng
 Bài Lặng lẽ Sa Pa
 Bài Chiếc lược ngà
+ Tôi đã vận dụng một cách sắm vai như sau:
 Cho học sinh nhập vai vào từng nhân vật và hướng dẫn cách đọc để học sinh đọc văn
bản.
Người thực hiện: Đoàn Thị Thúy Hằng – Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

4


Đề tài: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong
phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai

 Cho học sinh nhập vai vào nhân vật để diễn lại một cảnh trong văn bản.
 Cho học sinh nhập vai vào nhân vật để phát biểu cảm nghĩ.
 Cho học sinh nhập vai vào nhân vật để kể lại toàn bộ câu chuyện.
 Cho học sinh nhập vai vào nhân vật để xử lý tình huống….
+ Đối với lớp 9/5 (nhóm đối chứng) dạy học bình thường.
-


Tiến hành dạy thực nghiệm, thời gian dạy như sau.

Ngày dạy

Tiết PPCT

Tên bài

16 và 17/10/2017

46,47

Làng

27/10/2017

54,55

Lặng lẽ Sa Pa

31/10/2017

57,58

Chiếc lược ngà

2/11/2017
4. Đo lƣờng và thu thập dữ liệu
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 45 phút Văn bản thơ và truyện trung đại.

Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 45 phút Văn bản thơ và truyện hiện đại sau
khi đã học xong các tiết văn bản theo chủ đề thơ và truyện hiện đại do tôi thiết kế (giáo án
mẫu và đề kiểm tra ở phần Phụ lục). Đề kiểm tra đã được Tổ Văn-GDCD của trường thông
qua. Đề kiểm tra gồm có 5 câu tự luận, tổng số điểm là 10. Các câu hỏi ở tất cả các cấp độ
nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
Sau khi dạy các bài trên, tôi đã cho học sinh kiểm tra. Tôi chấm bài theo đáp án và
biểu điểm đã xây dựng. Vì vậy kết quả thu được là đáng tin cậy.
IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
1. Trình bày kết quả
Kết quả so sánh

Tên học sinh (9/4)
Nhóm thực nghiệm

Nhóm thực nghiệm
(9/4)
KT sau
KT trước tác
Tên học sinh (9/5)
tác động động
Nhóm đối chứng

6.5
Nguyễn Đức Thịnh
Huỳnh Đặng Phương
8.8
Nhi
7.3
Võ Lê Cát Tường


7.8

Đào
Anh

Nguyễn

9.5
9.5

Trần Phương Quyên
Lâm Hoàng Anh Thư

Nhóm đối chứng
(9/5)
KT trước KT sau
tác động tác động

Tuấn

6.5

7.3

8.8
8

9
9.5


Người thực hiện: Đoàn Thị Thúy Hằng – Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

5


Đề tài: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong
phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai
Nguyễn Văn Tài Anh
Nguyễn Hoàng Duy
Thanh
Hoàng Quốc Nhật
Bùi Thị Thùy Liên
Đặng Thị Như Ý
Nguyễn Nhật Phát
Nguyễn Chí Hòa
Nguyễn Văn Hải
Trần Thoại Giang
Lê Đặng Ngọc Hân
Nguyễn Hà Khánh My
Hà Phương Nam

5.8

7.8

Bùi Tuấn Ngọc

5.8

7.5


6.5
7.3
5.5
8.3
4
6.5
5
5.8
7
5.3
3.5

6.8
8
8
9.3
6
6.8
5.8
8.3
8.3
7
5.8

6.5
7.8
5.5
8.3
4

6.5
5
5.8
7
5.3
3.5

7.3
6.3
4.3
8.5
4
6.5
4.8
6
7.5
6.3
3.3

Đặng Thành Nhân
Nguyễn Lê Hoàng Phi

5.3
5.8
6

7
7.8
7.3


Nguyễn Thanh An
Nguyễn Hoàng Phúc
Ngô Thị Thùy Ái
Cù Thị Tuyết Sương
Đoàn Lê Tâm
Nguyễn Trần Tiến
Võ Ngọc Phi Trưởng
Đoàn Thị Thanh Tú
Trần Phạm Mỹ Dung
Nguyễn Vũ Tiểu Linh
Trần Đình Lưu
Nguyễn Hoàng Minh
Thành
Phạm Viết Trung

5.3
5.8
Huỳnh Thị Thảo Trinh 5.5

6
7
7

Phạm Trần Anh Thúy
Phan Bảo Quyên

Giá trị TB

6.1


6.3
8.8
7.595

6
5.3
6.11

4
6
6.405

Độ lệch chuẩn

2.06

1.20

2.06

1.80

Mai Đoàn Bảo Châu
Hoàng Nguyễn Bảo
6
Trân
5.8
Đỗ Thị Hoàng Quyên

2. Phân tích dữ liệu

Qua bảng trên ta thấy kết qủa hai nhóm trước tác động là tương đương nhau. Nhưng
sau tác động , kết quả học tập của hai nhóm đều tăng nhưng nhóm thực nghiệm tăng nhiều
hơn. Điểm trung bình lớp thực nghiệm tăng 1.495, trong khi đó lớp đối chứng chỉ tăng
0.295. Còn ở độ lệch chuẩn, ở lớp thực nghiệm đã giảm 0.86 còn ở lớp đối chứng chỉ giảm
0.26.
Hay nói một cách khác là kết quả dữ liệu thu thập được không bị tác động ngẫu
nhiên và nó có giá trị đối với nội dung, giả thuyết tôi đang nghiên cứu. Nghĩa là nó có tính
khách quan và khẳng định được phương pháp sắm vai trong phần dạy học Văn bản đã nâng
cao được hiệu quả học tập của học sinh.
Đồng thời, để kiểm chứng mức độ ảnh hưởng của phương pháp này đối với quá
trình dạy học. Tôi còn kiểm tra thêm mức độ ảnh hưởng (ES) của nó bằng công thức:
SMD=(Giá trị TB nhóm thực nghiệm – Giá trị TB nhóm đối chứng):Độ lệch chuẩn nhóm đối chứng
SMD=(7.3 – 5.5) : 1.8 = 0.66
Người thực hiện: Đoàn Thị Thúy Hằng – Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

6


Đề tài: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong
phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai

Tôi tính được giá trị SMD= 0.66. Điều đó chứng tỏ dữ liệu thu được có ảnh hưởng
lớn đến quá trình dạy học, tạo được hứng thụ học tập và nâng cao kết quả học tập cho học
sinh.
Từ những dữ liệu phân tích trên đã khẳng định được vai trò, ý nghĩa của phương
pháp sử dụng phương pháp sắm vai trong dạy học văn bản nói chung và trong khối lớp 9
nói riêng. Phương pháp này giúp các em nâng cao hứng thú học tập, chủ động tích cực hơn
trong các hoạt động giáo viên nêu ra và đã nâng cao kết quả học tập của học sinh.
3. Bàn luận
Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có

sự khác biệt rõ rệt. Nhóm thực nghiệm có điểm số trung bình cao hơn nhóm đối chứng và
mức độ ảnh hưởng là khá lớn. Dạy học van bản bằng phương pháp sắm vai đã tích cực hóa
hoạt động của học sinh, giúp các em hứng thú, say mê chủ động hơn trong việc tìm hiểu tri
thức mới, khiến giờ học Văn bản không còn là một giờ học khô khan, nhàm chán mà trở
nên sôi nổi, tích cực hơn.
Tuy nhiên, để làm được điều này thì quả thật không đơn giản. Cần phải có quá trình
chuẩn bị chu đáo của giáo viên nếu không các em chỉ chú ý đến việc sắm vai mà không chú
ý đến nội dung bài học. Mặt khác, do một số điều kiện khách quan như phòng học, trang
thiết bị, dung lượng tiết dạy cũng tác động khá lớn tới phương pháp này.
V. Kết luận, khuyến nghị
1. Kết luận
Sắm vai trong dạy học Văn bản là một phương pháp dạy học tiên tiến, phù hợp với
thời đại và tích cực hóa hoạt động của học sinh trong học tập, làm cho các em yêu thích
môn Văn bản , giúp các em không còn thấy áp lực, nặng nề trong các tiết học, các em cảm
thấy thích thú và cố gắng, chủ động hơn trong học tập.
Đây cũng là một trong những phương pháp dạy học phù hợp với xu thế giáo dục của
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là học để biết, học để làm, học để sống.
2. Khuyến nghị
a. Đối với giáo viên
Cần nắm được đặc điểm lứa tuổi của học sinh lớp 9. Các em đã học được bốn năm
với những phương pháp này nên cần có những cách đổi mới, những cách sắm vai thật sự
Người thực hiện: Đoàn Thị Thúy Hằng – Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

7


Đề tài: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong
phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai

lôi cuốn sự tích cực của các em.. Mặc khác đây là lứa tuổi mà các em đang phát triển, đang

bước vào tuổi dậy thì nên hay mơ mộng thích chơi hơn là học. Vì vậy mỗi giáo viên cần
nắm được điều đó để giảm căng thẳng, áp lực cho các em trong các tiết học.
Cần soạn bài chi tiết, kết hợp các phương pháp nhuần nhuyễn, sử dụng hình thức
sắm vai thích hợp đối vời từng lớp, với điều kiện của trường.
b. Đối với học sinh
Cần soạn bài chi tiết. Trong giờ học cần chú ý nghe giảng, hướng dẫn của giáo viên,
hăng hái tham gia các hoạt động mà giáo viên nêu ra.
c. Đối với tổ, nhóm chuyên môn.
Lên nhiều tiết hơn với mỗi chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm để rút được kinh
nghiệm nhiều hơn.
Trên đây là một vài suy nghĩ nhỏ của tôi về việc vận dụng sắm vai trong dạy học
Văn bản ở khối lớp 9. Thiết nghĩ, để tạo hứng thú, sự chủ động, tích cực của học sinh để
học sinh tự mình chiếm lấy tri thức đó là một nhu cầu tất yếu của thời đại. Qua những giải
pháp mà tôi nêu ra ở trên, mong rằng sẽ góp một phần nhỏ để các đồng nghiệp cùng tham
khảo. Trong quá trình làm việc, nghiên cứu chắc chắn không thể tránh những thiếu sót. Tôi
rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn!
VI. Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo viên Ngữ văn 9.
2. Thư viện bài giảng bạch kim.
3. Một số vấn đề đổi mới về phương pháp dạy học ở trường THCS.
Tác giả: Giáo sư Vũ Nho (Nhà xuất bản Giáo dục năm 2004)
4. Phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích hợp và tích cực của
tác giả Đoàn Thị Kim Nhung – trường CĐSP Nghệ An.
5. Phương pháp dạy học Văn ở trường THPT.
Tác giả: Tiến sĩ Đào Mạnh Toàn (Nhà xuất bản Hà Nội năm 2009).
6. Cùng một số trang web khác.
VII. Phụ lục
1. Giáo án mẫu
Người thực hiện: Đoàn Thị Thúy Hằng – Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu


8


Đề tài: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong
phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai

Tuần 11:
Tiết 54,55 – Văn bản :
LẶNG LẼ SAPA
(Nguyễn Thành Long)
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được .
- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác
phẩm.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
2. Kĩ năng : Rèn cho học sinh.
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự .
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. Giáo viên :
- Tìm hiểu kĩ văn bản, xác định chuẩn kiến thức, soạn bài .
- Sưu tầm một số hình ảnh liên quan đến đoạn trích.
- Soạn giảng giáo án điện tử.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài….
2. Học sinh:
- Soạn bài theo định hướng của sách giáo khoa và sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định.

2. Bài cũ:
- Trình bày tiểu sử Phạm Tiến Duật
- Nêu chủ đề văn bản bài thơ về tiểu đội xe không kinh
3. Bài mới :
Ở tác phẩm “ Làng” của Kim Lân thông qua tình huống bất ngờ, ta hiểu tư tưởng, tình
cảm nhân vật. Câu chuyện mộc mạc, tự nhiên như cuộc sống người nông dân. Hôm nay,
cũng thông qua một tình huống bất ngờ, tuy cốt truyện đơn giản nhưng nhà văn Nguyễn
Thành Long đã giúp người đọc nhận ra một nhân vật có lẽ sống cao đẹp. Đó là anh thanh
niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa”.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1:Giới thiệu chung.
I. Giới thiệu :
1. Tác giả :
? Nêu vài nét về tác giả.
Nguyễn Thành Long (1925? Truyện viết về thời điểm nào, được in trong tập truyện nào? 1991) . Quê : Quảng Nam
GV nói rõ hơn về trường hợp sáng tác truyện và những điểm - Viết văn từ thời kỳ kháng
chiến chống Pháp. Là nhà văn
đặc sắc của tác phẩm.
chuyên viết về truyện ngắn và
bút ký.
2. Tác phẩm :
- Truyện sáng tác năm 1970 là
Người thực hiện: Đoàn Thị Thúy Hằng – Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

9


Đề tài: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong
phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai


* Hoạt động 2: Đọc, tìm hiểu chú thích:.
Gọi HS đọc chú thích (*)

kết quả của chuyến đi Lào Cai,
in trong tập “Giữa trong xanh”
năm 1972.
II. Đọc, hiểu văn bản:

Chú ý giọng đọc phù hợp với nhân vật.
- Bác lái xe giọng sôi nổi.
- Ông họa sĩ trầm lặng sâu lắng.
- Cô gái hồn nhiên, kín đáo.
- Anh thanh niên bộc trực, vô tư.
GV đọc một đoạn đến chỗ ngƣời thanh niên xuất hiện, cho
HS phân vai đọc tiếp phần cuộc gặp gỡ của ba nhân vật.
? Nêu đại ý của truyện.
Ca ngợi những con người mới với những quan niệm sống mới.
Sống làm việc, cống hiến hết sức mình cho đất nước trong
thầm lặng.

III. Phân tích :
1. Tình huống truyện :
- Cuộc gặp bất ngờ giữa bốn
* Hoạt động 3: Phân tích
? Nhận xét tình huống truyện và hệ thống xây dựng nhân vật nhân vật : Bác lái xe, người họa
sĩ, cô kỹ sư, anh thanh niên.
trong truyện.
- Thời gian : chưa đầy 30 phút.
- Xây dựng cuộc gặp gỡ tình cờ của 3 nhân vật  giới thiệu

- Sapa : hùng vĩ, tĩnh lặng.
nhân vật chính qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác
: truyện được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn và ý nghĩa của
người họa sĩ  Tuy không phải là nhân vật chính nhưng người
họa sĩ có một vị trí rất quan trọng góp phần thể hiện chủ đề và
2. Anh thanh niên :
tư tưởng tác phẩm.
a/Hoàn cảnh sống và làm việc:
? Anh thanh niên được giới thiệu qua những chi tiết nào?
- Làm công tác khí tượng kiêm
- Là người cô độc nhất thế gian, 27 tuổi.
vật lý địa cầu.
- Bốn bề chỉ có mây mù lạnh lẽo.
- Sống một mình trên đỉnh Yên
- Lăn cây ra đường chặn xe ôtô vì thèm người quá.
Sơn 2.600m “Cô độc nhất thế
? Với em các chi tiết nào là đặc biệt. Vì sao?
gian”.
? Nhận xét nghệ thuật miêu tả nhân vật trong đoạn truyện
* Đặc biệt và gian khổ
này.
- Miêu tả nhân vật theo cách gián tiếp (qua nhận xét của bác lái
xe và ông họa sĩ) vừa trực tiếp (qua ngôn ngữ đối thoại của
nhân vật)
? Hoàn cảnh sống và làm việc của anh như thế nào ?
b/ Đối với công việc :
Tiết 2:
? Trong những lời anh thanh niên tự giới thiệu về công việc
của mình. Em có nhận xét gì?
- Ta với công việc là đôi .

 Tinh thần trách nhiệm cao,
- Công việc của cháu gắn liền với việc của anh em, gian khổ
yêu nghề, luôn tìm thấy hạnh
nhưng cất đi … buồn
phúc trong công việc.
Người thực hiện: Đoàn Thị Thúy Hằng – Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

10


Đề tài: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong
phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai

 Ngắn gọn nhưng tỉ mỉ rõ ràng.
? Điều đó cho thấy điều gì ở anh thanh niên ?
- Hiểu, thành thạo và chính xác trong công việc.
? Anh đã nói về những gian khổ trong công việc của mình
như thế nào ?
HS tìm chi tiết
? Một người dám bình tĩnh nói thẳng những gian khổ của
mình trong công việc. Đó là một người như thế nào?
- Đã nếm trải và vượt qua gian khổ để hoàn thành công việc.
Thảo luận
? Tại sao anh có thể hoàn thành xuất sắc công việc trong
hoàn cảnh khó khăn gian khổ như thế ?
- Ta với công việc là đôi .
- Công việc của cháu gắn liền với việc của anh em ,gian khổ
nhưng cất đi … buồn
? Chi tiết nào trong truyện chứng minh tầm quan trọng của
công việc mình làm với công việc chung ?

?Qua các chi tiết trên em thấy anh thanh niên có đức tính gì?
- Khi ta hiểu và yêu thích công việc của mình, thì công việc
đem lại cho ta niềm vui. Khi đó không còn cảm thấy đơn độc.
- Là con người ai cũng phải làm việc vì sự sống của bản thân,
vì cuộc sống của cộng đồng.
 Đó là những ý nghĩ nghiêm túc của một người yêu công
việc, tận tụy với mọi người, yêu cuộc sống, có ý nghĩa trong
cộng đồng.
? Trong hoàn cảnh sống một mình trên đính núi cao anh đã
tự lo cho cuộc sống của mình những gì ? HS tìm chi tiết.
? Anh tự lo liệu về nguồn sách qua chi tiết nào ?
? Em có nhận xét gì về trách nhiệm của anh với bản thân ?
? Tìm những biểu hiện, cử chỉ của anh thanh niên tỏ thái độ
anh thanh niên quan tâm đến mọi người?
- Tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe.
- Hái hoa tặng cô gái, tặng quà khi tiễn khách .
- Ong hoạ sĩ vẽ anh , anh từ chối cho rằng minh không xứng
đáng.
? Nét nổi bật về tính cách của anh qua các chi tiết trên .
? Em có nhận xét gì về thái độ tiếp khách của anh thanh niên.
- Sống giản dị với nhu cầu của mình, yêu quý người một cách
chân thật, nồng hậu.
? Nếu là anh thanh niên trong truyện, em có chọn cách
sống và làm việc nhƣ anh không. Từ đó em hãy nêu cảm
nhận của mình về anh thanh niên.
? Trong các nhân vật phụ, có thể chia làm mấy loại. Nhân
vật nào góp phần thể hiện chủ đề rõ nhất.
- Là nhân vật họa sĩ.

 Đối với bản thân và mọi

người
- Trồng hoa, nuôi gà, trồng cây
thuốc, đọc sách , tự học .
* Tự tạo cho mình cuộc sống
đầy đủ về vật chất , tinh thần.
- Tặng củ tam thất cho vợ bác
lái xe.
- Hái hoa tặng cô gái, tặng quà
khi tiễn khách .
- Ông hoạ sĩ vẽ anh, anh từ chối
* Anh luôn quan tâm đến mọi
người, tỏ thái độ hiếu khách,
chân thành cởi mở, hết sức
khiêm tốn
3. Các nhân vật phụ :
a. Ông họa sĩ :
- Say mê nghệ thuật hội họa.
- Ông tạo cho anh thanh niên
bộc lộ lòng say mê công việc,

Người thực hiện: Đoàn Thị Thúy Hằng – Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

11


Đề tài: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong
phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai

? Nhân vật họa sĩ đã bộc lộ quan điểm về con người và nghệ
thuật ở những chi tiết nào.

- Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm ông nhọc quá.
? Vì sao ông cảm thấy nhọc quá khi ký họa và suy nghĩ về
những điều anh thanh niên nói?
-Vì những điều anh thanh niên nói thổi bùng ngọn lửa đam mê
công việc như thời trai trẻ và ý tưởng đưa anh vào sáng tác cần
nhọc công rất nhiều.
? Vì sao họa sĩ nhận ra rằng gặp một con người như anh
thanh niên làm khí tượng trên đỉnh Sapa là một cơ hội hạn
hữu cho sáng tác.
- Là mẫu người lao động trí thức lý tưởng.
- Cách sống cao đẹp của anh thanh niên có sức mạnh khơi dậy
cảm hứng sáng tạo cho nghệ thuật.
? Vì sao nhà văn đưa nhân vật cô gái vào câu chuyện ?
? Có phải chỉ vì muốn câu chuyện không khô khan không
hay còn lý do gì nữa ?
- Góp phần làm nổi bật nhân vật anh thanh niên thêm sinh
động.
? Tâm trạng, cảm xúc của cô kỹ sư hướng về ai.
? Tại sao cô lại có cảm xúc suy nghĩ như vậy.
?Qua cách giới thiệu của bác về anh thanh niên em thấy bác
là gười như thế nào ?
? Nhân vật bác lái xe có ý nghĩa như thế nào trong truyện.
? Em hiểu vai trò của các nhân vật phụ vắng mặt như thế
nào.
- Thể hiện phẩm chất con người Sapa say mê lao động, thầm
lặng cống hiến.
? Tại sao các nhân vật trong tác phẩm không có tên riêng ?
- Tác giả muốn người đọc liên tưởng những nhân vật tốt đẹp
trong truyện không phải chỉ là những cá nhân riêng lẻ mà là số
đông. Điều này làm tăng sức khái quát đời sống của truyện.

? Tất cả các nhân vật trong truyện đều là những con người
tử tế, đang hoặc sẽ làm những việc tốt đẹp. Từ đó, em cảm
nhận điều tốt đẹp nào trong tấm lòng của nhà văn Nguyễn
Thành Long.
- Trân trọng vẻ đẹp cuộc sống.
- Tin yêu và hy vọng ở những con người lao động trẻ tuổi.
* GV nhấn mạnh : truyện ca ngợi những con người lao động
như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế giới
những con người như anh. Tác giả muốn nói với người đọc :
“Trong cái lặng im của Sapa … có những con người làm việc
và lo nghĩ cho đất nước”.
HS cần nêu được những ấn tượng, suy nghĩ thực của mình về
nhân vật và gắn bó với thực tiễn của cuộc sống.

khiêm tốn.
- Gợi cho người đọc suy nghĩ về
ý nghĩa của cuộc sống, nghệ
thuật. Nghệ thuật phải ghi được
vẻ đẹp đích thực của cuộc sống
b. Cô kỹ sư :
- Yêu nghề, yêu cuộc sống.
- Cô giúp ta hiểu thêm về cuộc
sống một mình dũng cảm tuyệt
đẹp của người thanh niên.

c. Bác lái xe :
- Mến khách vui tính.
- Bác tạo cho người đọc sự
hứng thú đón chờ sự xuất hiện
của anh thanh niên.


Người thực hiện: Đoàn Thị Thúy Hằng – Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

12


Đề tài: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong
phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai

* Hoạt động 4: Tổng kết.
?Nêu đặc sắc nghệ thuật và nội dung của truyện
GV cho HS đọc lại những đoạn tả cảnh Sapa phần đầu và cuối
đoạn truyện.
? HS nêu cảm nhận về vẻ đẹp của những bức tranh thiên
nhiên ấy.
- Tác phẩm hội họa lung linh kỳ ảo  Văn xuôi truyện ngắn
mà giàu nhịp điệu, âm thanh êm ái, mang âm hưởng của một
bài thơ.
Lồng ghép GD môi trƣờng: Em biết gì về Sa pa
Học truyện “Lặng lẽ Sa Pa” chúng ta được thưởng thức
những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp nơi Sa Pa, vùng đất mà
“chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi”. Và nói
tới Sa Pa, người ta còn nghĩ đến nét đặc trưng hiếm có của nó
đó là “hình ảnh Sa Pa trong sương”. Muốn cho vẻ đẹp nơi
đây, nhất là “hình ảnh Sa Pa trong sương” tồn tại mãi thì mỗi
con người cần phải góp phần bảo vệ rừng. Mất rừng là mất đi
vẻ đẹp tuyệt vời của Sa Pa và sẽ không bao giờ còn“hình ảnh
Sa Pa trong sương”. Bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ rừng còn góp
phần chống lũ, lụt, thiên tai để cuộc sống của chúng ta trong
hiện tại và tương lai luôn bình yên và tốt đẹp.


IV. Tổng kết :
1. Nghệ thuật :
- Tạo tình huống truyện tự
nhiên, tình cờ, hấp dẫn.
- xây dựng đối thoại, độc thoại
và độc thoại nội tâm.
- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên
đặc sắc, miêu tả nhân vật với
nhiều điểm nhìn.
Kết hợp kể, tả và nghị luận.
Tạo tính chất trữ tình trong tác
phẩm truyện.
2. Nội dung :
Lặng lẽ sa Pa là câu chuyện về
cuộc gặp gỡ với những con
người trong một chuyến đi thực
tế của nhân vật ông họa sĩ, qua
đó, tác giả thể hiện niềm yêu
mến đối với những con người cs
lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ
quên mình cống hiến cho Tổ
quôc.

Luyện tập
V. Luyện tập.
HS phát biểu cảm nghĩ về một trong hai nhân vật: anh thanh niên,
Phát biểu cảm nghĩ về một
ông họa sĩ (nói miệng)
trong hai nhân vật: anh thanh

Hãy tƣởng tƣợng mình là cô gái trong truyện Lặng lẽ
niên, ông họa sĩ.
Sa Pa và trình bày cảm nhận của mình sau khi gặp anh
thanh niên.
* Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò.
- Học bài.
- chuẩn bị bài : Ánh trăng
Rút kinh nghiệm :
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Tuần 12
Tiết 57,58 – Văn bản :

CHIẾC LƢỢC NGÀ
(Nguyễn Quang Sáng)
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Người thực hiện: Đoàn Thị Thúy Hằng – Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

13


Đề tài: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong
phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai

1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được .
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện “ Chiếc lược ngà”.
- Tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh .
- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.
2. Kĩ năng : Rèn cho học sinh.

- Đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ .
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự
sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. Giáo viên :
- Tìm hiểu kĩ văn bản, xác định chuẩn kiến thức , soạn bài .
- Sưu tầm một số hình ảnh liên quan đến đoạn trích.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài….
2. Học sinh:
- Soạn bài theo định hướng của sách giáo khoa và sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định.
2. Bài cũ.
- Đọc thuộc bài thơ ánh trăng.
- Tâm tình của tác giả như thế nào qua văn bản này.
3. Bài mới :
Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn Nam Bộ, rất am hiểu và gắn bó với mảnh đất Nam Bộ.
Các tác phẩm của ông hầu hết chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong chiến
tranh và sau hòa bình. Truyện của ông hấp dẫn và xoay quanh những tình huống khá bất
ngờ nhưng tự nhiên, hợp lý. Ngôn ngữ của truyện gần với khẩu ngữ đậm màu sắc Nam Bộ.
Những đặc điểm trên sẽ được bộc lộ rõ trong văn bản “Chiếc lược ngà” mà chúng ta sẽ tìm
hiểu trong bài học hôm nay.
* Hoạt động 1: Khởi động.
I. Giới thiệu :
1. Tác giả :
Gọi học sinh đọc chú thích (*)
- Nguyễn Quang Sáng (1932 –
? Hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Nguyễn 2014)
Quang Sáng.
- Quê: Chợ Mới, Tỉnh An

Giang.
? Năm sinh, quê quán, sự nghiệp sáng tác.
- Nhà văn quân đội, trưởng
GV giới thiệu chân dung nhà văn, nhấn mạnh một số đặc thành trong quân ngũ từ hai
điểm tiêu biểu về tác giả và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn cuộc kháng chiến của dân tộc.
Quang Sáng.
- Đề tài: viết về cuộc sống, con
người Nam Bộ.
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác :
Năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ, cuộc kháng chiến 2. Tác phẩm :
chống Mỹ đang diễn ra rất ác liệt nhưng tác phẩm không nói - Được viết năm 1966, khi tác
về sự ác liệt của chiến tranh mà tập trung nói về tình người, giả hoạt động ở chiến trường
tình cha con, tình đồng chí, đồng đội và những tình cảnh éo le, Nam Bộ.
ngặt nghèo của chiến tranh và trong cuộc sống nhiều gian khổ
Người thực hiện: Đoàn Thị Thúy Hằng – Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

14


Đề tài: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong
phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai

hy sinh của người cán bộ cách mạng.
? Em hiểu gì xuất xứ tác phẩm ?
* Hoạt động 2 : Đọc, hiểu văn bản.

II. Đọc, hiểu văn bản

Trước khi đọcGV giới thiệu phần đầu của truyện
Truyện kể về một cô giao liên tài giỏi trong kháng chiến

chống Mỹ. Nhân vật kể chuyện là người cán bộ kháng chiến
già từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ. Ông đã được cô giao liên dũng cảm, mưu trí đưa đường an
toàn trong một chuyến đi công tác đầy nguy hiểm. Ông rất cảm
phục cô gái. Khi ông hỏi ra thì mới biết cô chính là con gái của
một người bạn chiến đấu đã hy sinh – người mà từ lâu ông tìm
kiếm để trao lại chiếc lược ngà, kỷ vật mà người cha quá cố
trước khi hy sinh trao cho ông nhờ gửi lại cho con gái. Hơn
mười năm trước thời chống Pháp, ông đã có dịp gặp cô độ tám
tuổi khi ông cùng cha của đứa bé về thăm nhà sau một thời
gian dài kháng chiến.
GV đọc mẫu 1 đoạn - gọi HS đọc. Phân vai cho Hs đọc
Gọi HS tóm tắt ngắn gọn đoạn trích khoảng 8-10 câu (nhưng
đảm bảo những tình tiết chính và đúng mạch lạc câu chuyện)
* Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái
lên 8 tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu
đã không nhận cha vì vết thẹo của ông Sáu làm ba em
không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã
biết. Em đối xử với ba em như người xa lạ. Đến lúc Thu
nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì
cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn
hết tình cảm yêu quý nhớ thương đứa con vào việc làm một
chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong
một trận càn, ông đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn
kịp trao cây lược cho một người bạn để trao lại cho con.
?Đoạn truyện có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng
phần?
Phần 1: Từ dầu đến … “ bắt nó về”: Bé Thu không nhận
cha.
Phần 2: “Sáng hôm ấy…tuột xuống”: Bé Thu nhận cha và

cuộc chia tay cảm động.
Phần 3: còn lại: Ông Sáu ở chiến khu
? Nêu đại ý của văn bản?
* Hoạt động : Phân tích

III. Phân tích :
1/ Tình huống truyện :
- Cha con gặp nhau sau 8 năm,
bé Thu không nhận cha, đến

Người thực hiện: Đoàn Thị Thúy Hằng – Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

15


Đề tài: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong
phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai

? Đoạn trích tạo mấy tình huống? (2 tình huống).
? Hãy nêu các tình huống đó .
? Nêu tình cảm của mỗi nhân vật trong các tình huống trên
- Tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu
với cha.
- Tình huống hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với
con.
HS đọc lại tình huống khi anh Sáu mới về nhà
? Bé Thu đã có những phản ứng nào khi nghe ông Sáu gọi
mình là con và xưng ba ?
- Giật mình tròn mắt nhìn, mặt bỗng tái đi rồi vụt chạy, kêu
thét lên “má, má”

? Những cử chỉ và tiếng kêu ấy biểu hiện cảm xúc gì của bé
Thu trong lúc này?
- Ban đầu là sự ngạc nhiên  Lo lắng, sợ hãi  có ý cầu cứu.
? Phản ứng của bé Thu khi phải mời ông Sáu vào ăn cơm và
khi buộc phải nhờ ông chắt nước trong nồi cơm có gì đặc
biệt?
- Nói trổng với ông Sáu.
? Bằng cách ấy, bé Thu muốn tỏ thái độ như thế nào đối với
mọi người?
- Không chấp nhận ông Sáu là ba nên kiên quyết không gọi.
? Trong bữa cơm bé Thu đã có những phản ứng gì? Em hãy
tìm chi tiết.
- Khi ông Sáu bỏ trứng cá vào chén con: nó liền lấy đũa hất cái
trứng ra; khi bị đánh, nó nhảy xuồng qua nhà ngoại và ở bên
ấy.
? Phản ứng đó cho thấy thái độ của bé Thu đối với ông Sáu
như thế nào?
- Cự tuyệt một cách quyết liệt trước tình cảm, sự chăm sóc ân
cần của ông Sáu.Thể hiện sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu
dành cho cha.
? Nhận xét tính cách của bé Thu .
Tiết 66 :
Học sinh đọc tiếp đoạn văn
? Buổi sáng cuối cùng khi anh Sáu lên đường, thái độ và
hành động của bé Thu thay đổi như thế nào? Hãy tìm những
chi tiết thể hiện sự thay đổi, so sánh với hoàn cảnh trước để
đánh giá.
- Vẻ mặt buồn .. . mắt nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa
- Đôi mắt mênh mông … bỗng xôn xao .
? Em hiểu như thế nào về tâm trạng bé Thu qua các chi tiết

trên ?
-Nó không còn cái nhìn ngờ vực xa lánh, buồn khi thấy như bị
bỏ rơi .

lúc em nhận ra và biểu lộ tình
cảm với cha thì cha phải ra đi.
- Ở khu căn cứ, cha dồn hết
tình cảm vào làm chiếc lược
ngà để tặng con nhưng chưa
kịp tặng con thì ông đã hy sinh
.
2/ Nhân vật Thu :
a/ Trước khi nhận ra cha:
- Hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt
chạy, kêu thét lên.
- Nói trổng.
- Bất thần hất cái trứng ra.

 Cá tính mạnh mẽ, tình cảm
sâu sắc và chân thật với người
cha mà em biết qua tấm ảnh 
tâm lý tự nhiên.

b. Thái độ của bé Thu khi
nhận ra cha :

 Tình cảm yêu thương nhớ
mong vỡ òa, cuống quýt lẫn sự

Người thực hiện: Đoàn Thị Thúy Hằng – Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu


16


Đề tài: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong
phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai

- Thể hiện niềm hy vọng khi được ba chú ý và có cơ hội để bày
tỏ tình cảm với ba, tình cảm với người cha thức dậy trong lòng
nó .
? Khi ông Sáu chào Thu đã có những hành động gì ?
- Hành động : kêu thét lên “ba” tiếng kêu như tiếng xé lòng
- Nhanh như một con sóc… nhảy thót lên …
- Nó hôn ba cùng khắp … cả vết thẹo… không cho ba đi nữa”.
? Phân tích diễn biến tâm lí, tình cảm của Thu khi gọi và ôm
ba. Vì sao Thu có sự thay đổi đó ?
- Vì sự nghi ngờ về ba đã được giải tỏa, tiếng gọi ba bị dè nén
bấylâu nay mới có dịp được bộc lộ , tình thương yêu ba thức
dây, tuôn trào mãnh liệt . Hôn lên vết thẹo như một sự chuộc
lỗi, ân hận hối tiếc vì cách đối xử trước của mình.
GV Cho Hs sắm vai vào nhân vật anh Sáu và bé Thu để
diễn lại đoạn hai cha con nhận nhau và chia tay.
? Nếu chứng kiến cảnh này em sẽ cảm thấy như thế nào ?
Cho học sinh bộc lộ
? Hãy lý giải tâm trạng của người kể chuyện “như có bàn tay
ai nắm lấy trái tim mình”.
- Sự am hiểu và đồng cảm của người kể với nhân vật yêu quý
của mình.
? Em hiểu gì về nhân vật bé Thu qua đoạn trích.
- Bé Thu có nét cá tính là sự cứng cỏi, ương ngạnh. Nhưng

Thu vẫn là một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ.
? Đánh giá như thế nào về nghệ thuật xây dựng nhân vật
của tác giả.
- Qua những diễn biến tâm lý của bé Thu, ta thấy tác giả tỏ ra
rất am hiểu tâm lý trẻ em và diễn tả rất sinh động với tấm lòng
yêu mến trẻ thơ.
Theo dõi đoạn truyện kể về những ngày thăm nhà của ông Sáu.
? Vì sao người thân mà ông Sáu khao khát được gặp nhất là
đứa con?
- Vì 8 năm chưa một lần gặp mặt đứa con đầu lòng..
? Hình ảnh ông Sáu bị con từ chối được miêu tả như thế
nào?
- Anh đứng sững lại đó… hai tay buông xuống như bị gãy.
? Chi tiết trên phản ảnh một nội tâm như thế nào?
- Ngỡ ngàng, ngạc nhiên, buồn bã, thất vọng.
? Ông Sáu đã có những biểu hiện gì trước những phản ứng
của con?
? Cử chỉ đó nói gì về tình cảm của người cha.
- Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. nhìn với
đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu.
-Sẵn lòng tha thứ cho con. người cha giàu tình thương và độ
lượng.

hối hận.

3. Nhân vật ông Sáu :
a. Khi mới gặp con :
- Anh nhún chân nhảy thót lên.
- Giọng lắp bắp run run.
 Khao khát được gặp: tình

yêu con tha thiết, xúc động,
mãnh liệt.
- Ngỡ ngàng, ngạc nhiên thất
vọng khi bị con từ chối không
gọi
- Sẵn lòng tha thứ cho con.
Một người cha độ lượng.

b. Khi về căn cứ :
- Cứ ân hận sao mình lại đánh
con, nỗi khổ tâm đó cứ giày vò
anh.
- Cưa từng chiếc răng lược,
thận trọng, tỉ mỉ và cố công
như người thợ bạc.
- Gò lưng tẩn mẩn khắc từng

Người thực hiện: Đoàn Thị Thúy Hằng – Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

17


Đề tài: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong
phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai

Theo dõi đoạn truyện kể về ngày ông Sáu ra đi
? Cảm nhận của em về hình ảnh : “anh Sáu một tay ôm con,
một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con”.
- Sung sướng khi được nghe tiếng con gọi, nâng niu và giữ gìn
tình phụ tử.

? Hãy tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm của ông Sáu đối
với con khi ở chiến khu.
- Ân hận khi đánh con. Nỗi khổ tâm ấy cứ dày vò anh .
- Tỉ mỉ làm một chiếc lược ngà.
? Em hiểu tình cảm của ông sáu như thế nào qua những
việc làm ấy ?
-Tình yêu con sâu sắc bị dồn nén có dịp được bộc lộ, khao khát
làm một cái gì đó bù đắp cho con .
? Hình ảnh cuối cùng của ông Sáu khi bị đạn giặc trúng
ngực “anh đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho tôi và nhìn
tôi một hồi lâu”. Chi tiết ấy có ý nghĩa gì?
- Lúc sắp qua đời người cha vẫn mong nhớ đến con.
- Cái nhìn cuối cùng của ông là điều ông nhắn gửi đồng đội
thay mình thực hiện mong muốn của con.
- Đó là người cha yêu thương con đến tận cùng.
? Tất cả những biểu hiện của ông Sáu, ta thấy ông là người
cha như thế nào? Với em, biểu hiện nào của ông Sáu cảm
động nhất? Vì sao?
HS thảo luận : Những nỗi đau chiến tranh để lại ?
? Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào?
- Người kể chuyện trong vai một người bạn thân thiết của ông
Sáu, không phải chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại
mà còn bày tỏ đồng cảm, chia sẽ với các nhân vật.
? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây
dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện ?
- Có tác dụng bộc lộ rõ hơn ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm
sức thuyết phục. Chọn nhân vật kể như vậy khiến cho câu
chuyện đáng tin cậy.
- Người kể chuyện hoàn toàn chủ động theo trạng thái cảm xúc
của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ

để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe.
* Hoạt động 4 : Tổng kết.
? Nhận xét về nghệ thuật trần thuật của tác giả.
? Hiểu gì về ý nghĩa câu chuyện.

nét “Yêu nhớ tặng Thu con của
ba”

Tình cha con thắm thiết sâu
nặng.

IV. Tổng kết :
1. Nghệ thuật :
- Cốt chuyện chặt chẽ, có
những yếu tố bất ngờ nhưng
hợp lý.
-Nhân vật kể chuyện thích hợp.
- Tác giả tỏ ra rất am hiểu tâm

Người thực hiện: Đoàn Thị Thúy Hằng – Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

18


Đề tài: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong
phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai

lý trẻ em
2. Nội dung :
Truyện “Chiếc lược ngà” đã

thể hiện thật cảm động tình cha
con sâu nặng và cao đẹp trong
cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Luyện tập : Bài tập 2
? Em hãy viết lại đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của
hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật khác
(ông Sáu hoặc bé Thu)
Bài tập về nhà
? Nhập vai vào nhân vật bé Thu để nói về tâm trạng của
mình khi ông Sáu ra lại chiến khu.
? Thái độ và hành động của bé Thu đối với ba rất trái ngược
trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp
ra đi nhưng vẫn nhất quán trong tính cách của nhân vật. Em
hãy giải thích điều đó.

V. Luyện tập.
Bài tập 2
Thay lời kể bằng lời ông Sáu,
kể cảnh gặp gỡ cuối cùng của
hai cha con.

IV. Củng cố, dặn dò.
- Học bài.
- Ôn tập thơ và truyện hiện đại.
* Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
............................................................................................................................................
2. Đề Kiểm tra


Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu
Lớp: 9/…
Họ và tên:………………...........
Điểm

KIỂM TRA 45’ VĂN
Ngày …….tháng….…năm 2017

Lời phê

Đề ra:

Người thực hiện: Đoàn Thị Thúy Hằng – Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

19


Đề tài: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong
phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai

Câu 1: Hình ảnh “ánh trăng” trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Duy mang nhiều tầng
ý nghĩa. Em hãy chỉ ra những tầng ý nghĩa đó. (1đ)
Câu 2: Viết lại ba câu thơ ở khổ cuối bài “Đồng chí”. Cảm nhận của em về hình ảnh
“Đầu súng trăng treo”. (2đ)
Câu 3: Trình bày nghệ thuật và nội dung văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (2đ)
Câu 4: Chỉ ra tình huống truyện độc đáo trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của
Nguyễn Quang Sáng. (2đ)
Câu 5: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn
Thành Long (3đ)


ĐÁP ÁN
Câu
1

-

-

Nội dung
Yêu cầu
Điểm
Ánh trăng biểu tưởng cho vẻ đẹp trong sáng,
Nêu đƣợc
Đủ ba
thanh bình của thiên nhiên.
những nét cơ ý (1đ)
Ánh trăng biểu tượng cho tình bạn gắn bó
bản.
Thiếu
khăng khít lâu năm của tác giả và trăng “vầng
một ý
trăng thành tri kỉ”.
trừ
Ánh trăng tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình
0.25
“Cái vầng trăng tình nghĩa”.

2

“ Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
- Đúng
1.0
Đầu sung trăng treo”.
Mang ý nghĩa biểu tượng: súng và trăng- gần và
xa, thực tại-thơ mộng, chất chiến đấu- chất trữ
tình, chiến sĩ- thi sĩ. Đó cũng là biểu tượng cho thơ - Đầy đủ các 1.0
ca kháng chiến :chất hiện thực và cảm hứng lãng ý
mạn.  Là sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn;
giữa người chiến sĩ và người nghệ sĩ  tạo chất
thép, chất trữ tình – Biểu tượng đẹp của thơ ca
kháng chiến.

3

- Đúng, đủ
Nghệ thuật :
- Hình ảnh thơ độc đáo, có tính phát hiện, đậm
chất hiện thực.
- Giọng thơ ngang tàng, trẻ trung, sôi nổi gần với
văn xuôi, giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe
khoắn.
Nội dung :
Bài thơ ca ngợi những người chiến sĩ lái xe
Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, tràn

Người thực hiện: Đoàn Thị Thúy Hằng – Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu






20


Đề tài: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong
phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai

đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì kháng chiến
chống Mỹ xâm lược.
4

5

- Cha con gặp nhau sau 8 năm, bé Thu không nhận Diễn
cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm với đúng ý
cha thì cha phải ra đi.
- Ở khu căn cứ, cha dồn hết tình cảm vào làm
chiếc lược ngà để tặng con nhưng chưa kịp tặng
con thì ông đã hy sinh .
a/Hoàn cảnh sống và làm việc :
- Làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu.
- Sống một mình trên đỉnh Yên Sơn 2.600m “Cô
độc nhất thế gian”.
Đặc biệt và gian khổ
b/ Đối với công việc :
 Tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, luôn tìm
thấy hạnh phúc trong công việc.
 Đối với bản thân và mọi người
- Trồng hoa, nuôi gà, trồng cây thuốc, đọc sách ,

tự học .
* Tự tạo cho mình cuộc sống đầy đủ về vật chất ,
tinh thần.
- Tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe.
- Hái hoa tặng cô gái, tặng quà khi tiễn khách .
- Ông hoạ sĩ vẽ anh, anh từ chối
* Anh luôn quan tâm đến mọi người, tỏ thái độ
hiếu khách, chân thành cởi mở, hết sức khiêm tốn

đạt 1

1

Diễn
đạt 0.75
thành
một
đoạn
văn
thống nhất về
chủ đề. Phân
tích
được 0.75
những nét cơ
bản
trong
tính cách của
anh
thanh 1.5
niên


3.Bảng điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trƣớc và sau tác động
Lớp thực nghiệm (Lớp 9/4)
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Họ và tên
Nguyễn Đức Thịnh
Huỳnh Đặng Phương Nhi
Võ Lê Cát Tường
Nguyễn Văn Tài Anh
Nguyễn Hoàng Duy Thanh
Hoàng Quốc Nhật
Bùi Thị Thùy Liên
Đặng Thị Như Ý
Nguyễn Nhật Phát

Điểm KT trước tác động

Điểm KT sau tác động

6.5

8.8
7.3
5.8
6.5
7.3
5.5
8.3
4

7.8
9.5
9.5
7.8
6.8
8
8
9.3
6

Người thực hiện: Đoàn Thị Thúy Hằng – Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

21


Đề tài: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong
phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20

Nguyễn Chí Hòa
Nguyễn Văn Hải
Trần Thoại Giang
Lê Đặng Ngọc Hân
Nguyễn Hà Khánh My
Hà Phương Nam
Đặng Thành Nhân
Nguyễn Lê Hoàng Phi
Mai Đoàn Bảo Châu
Hoàng Nguyễn Bảo Trân
Đỗ Thị Hoàng Quyên

6.5
5
5.8
7
5.3
3.5
5.3
5.8
6
6

5.8

6.8
5.8
8.3
8.3
7
5.8
7
7.8
7.3
6.3
8.8

Điểm KT trước tác động

Điểm KT sau tác động

6.5
8.8
8
5.8
6.5
7.8
5.5
8.3
4
6.5
5
5.8

7
5.3
3.5
5.3
5.8
5.5
6
5.3

7.3
9
9.5
7.5
7.3
6.3
4.3
8.5
4
6.5
4.8
6
7.5
6.3
3.3
6
7
7
4
6


Lớp đối chứng (9/5)

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Họ và tên
Đào Nguyễn Tuấn Anh
Trần Phương Quyên
Lâm Hoàng Anh Thư
Bùi Tuấn Ngọc
Nguyễn Thanh An

Nguyễn Hoàng Phúc
Ngô Thị Thùy Ái
Cù Thị Tuyết Sương
Đoàn Lê Tâm
Nguyễn Trần Tiến
Võ Ngọc Phi Trưởng
Đoàn Thị Thanh Tú
Trần Phạm Mỹ Dung
Nguyễn Vũ Tiểu Linh
Trần Đình Lưu
Nguyễn Hoàng Minh Thành
Phạm Viết Trung
Huỳnh Thị Thảo Trinh
Phạm Trần Anh Thúy
Phan Bảo Quyên

Người thực hiện: Đoàn Thị Thúy Hằng – Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

22


Đề tài: Nâng cao hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Đình Chiểu trong
phân môn Văn bản bằng phương pháp sắm vai

MỤC LỤC

I.

Tóm tắt đề tài…………………………………………………... 1


II.

Giới thiệu……………………………………………………….. 2

1. Hiện trạng ………………………………………………………..…. 2
2. Giải pháp thay thế ……………………………………………….….. 2
3. Một số đề tài gần đây…………………………………………………3
4. Vấn đề nghiên cứu……………………………………………………3
5. Giả thuyết nghiên cứu ………………………………………………. 3
III.

Phƣơng pháp…………………………………………………….3

1. Khách thể nghiên cứu ………………………………………………3
2. Thiết kế………………………………………………………………4
3. Quy trình nghiên cứu……………………………………………….. 4
4. Đo lường …………………………………………………………… 5
IV.

Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả ……………………… 5

1. Phân tích dữ liệu …………………………………………………… 6
2. Bàn luận kết quả …………………………………………………… 7
V.

Kết luận, khuyến nghị ……………………………………….. 7

VI.

Tài liệu tham khảo ……………………………………………. 9


VII.

Các phụ lục của đề tài ………………………………………… 9

1. Giáo án mẫu ………………………………………………………... 9
2. Đề kiểm tra ………………………………………………………… 19
3. Bảng điểm …………………………………………………………. 21

Người thực hiện: Đoàn Thị Thúy Hằng – Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

23



×