Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn “HUY ĐỘNG số LƯỢNG gắn với CÔNG tác PCGD ở địa PHƯƠNG xã cư MGAR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.34 KB, 19 trang )

Nguyễn Văn Tuấn- Trường Tiểu học Tô Hiệu.

.
PHÒNG GD&ĐT CƯ MGAR
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔ HIỆU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

“HUY ĐỘNG SỐ LƯỢNG
GẮN VỚI CÔNG TÁC PCGD
Ở ĐỊA PHƯƠNG XÃ CƯ MGAR”

Người thực hiện: Nguyễn Văn Tuấn
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị: Trường TH Tô Hiệu, xã Cư Mgar, Cư Mgar, Đắc Lắc.

SKKN:Huy động số lượng gắn với công tác phổ cập giáo dục ở địa phương xã Cư Mgar.

1


Nguyễn Văn Tuấn- Trường Tiểu học Tô Hiệu.

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của
Đảng ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xá cư Mgar,
Ban đại diện CMHS, phụ huynh và nhân dân địa phương,
Ban giám hiệu nhà trường, sự hợp tác, giúp đỡ nhiệt tình của
tập thể giáo viên, các tổ chức đoàn thể và các em học sinh
trường tiểu học Tô Hiệu đã giúp tôi hoàn thành đề tài sáng
kiến kinh nghiệm này.


Nguyễn Văn
Tuấn

SKKN:Huy động số lượng gắn với công tác phổ cập giáo dục ở địa phương xã Cư Mgar.

2


Nguyễn Văn Tuấn- Trường Tiểu học Tô Hiệu.

MỤC LỤC
I.Phần mở đầu ........................................................................................ Trang 4
I.1.Lý do chọn đề tài..................................................................................Trang 4
I.2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài...............................................................Trang 5
I.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... Trang 5
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu...............................................................Trang 5
I.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................Trang 5
II. Phần nội dung.....................................................................................Trang 6
II.1. Cơ sở lý luận của đề tài.......................................................................Trang 6
II.2. Thực trạng ..........................................................................................Trang 6
a. Thuận lợi- khó khăn................................................................................Trang 6
b. Thành công- hạn chế...............................................................................Trang 7
c.Mặt mạnh- mặt yếu..................................................................................Trang 8
d. Kết quả điều tra.......................................................................................Trang 9
e. Nguyên nhân, các yếu tố tác động.........................................................Trang 10
II.3. Giải pháp, biện pháp..........................................................................Trang 10
a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp..........................................................Trang 10
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp...........................Trang 10
c.Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp……………………… ..Trang 11
d.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.............................................Trang11

e.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu……….. Trang12
II.4.Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
III. Phần kết luận, kiến nghị...................................................................Trang 14
III.1.Kết luận.............................................................................................Trang 14
III.2. Kiến nghị..........................................................................................Trang 15

SKKN:Huy động số lượng gắn với công tác phổ cập giáo dục ở địa phương xã Cư Mgar.

3


Nguyễn Văn Tuấn- Trường Tiểu học Tô Hiệu.

I. Phần mở đầu:
TI.1. Lý do chọn đề tài:
rường học là cái nôi hình thành và phát triển nhân cách tốt nhất, toàn diện
nhất cho trẻ em. Ở trường các em được sự dìu dắt dạy bảo của thầy cô và
sự ân tình giúp đỡ của bạn bè, trẻ được hình thành và tập luyện các kỹ
năng sống thông qua các hoạt động tập thể, Các em có điều kiện để phát
triển trí tuệ và năng khiếu của bản thân. Đến trường các em không chỉ học
tập các môn học mà các em còn được rèn luyện, được tham gia vào những
hoạt động tập thể phù hợp với lứa tuổi, vui và bổ ích. Có thể nói trường
học là “Vườn ươm” cho tương lai của nhân loại. Vì vậy việc đảm bảo
công tác số lượng và tỷ lệ chuyên cần hàng ngày cao mới nói đến nâng
cao chất lượng giáo dục và hoàn thành công tác PCGD tiểu học đúng độ
tuổi và xóa mù chữ bền vững. Học sinh được xác định là đối tượng đặc
biệt quan trọng trong hoạt động dạy - học, và vấn đề duy trì số lượng học
sinh là vấn đề quan trọng được đặt ra không chỉ đối với nhà trường, với
ngành giáo dục mà là vấn đề cần được sự quan tâm của toàn xã hội, đặc
biệt là cha mẹ các em và đội ngũ nhà giáo.

Thực hiện chương trình hành động của Đảng Ủy , Ủy Ban nhân dân xã
Cư Mgar và nhiệm vụ kế hoạch năm học 2011-2012, 2012-2013 của nhà
trường về công tác duy trì sĩ số học sinh và chống bỏ học . Tình trạng học
sinh bỏ học đang là một bài toán khó cho các nhà quản lý giáo dục nói
riêng và toàn xã hội nói chung đặc biệt là ở địa bàn xã Cư Mgar. Nhằm
thực hiện có hiệu quả Luật Phổ cập giáo dục Tiểu học, yếu tố vô cùng
quan trọng, then chốt là phải đảm bảo duy trì sĩ số học sinh, không để học
sinh bỏ học. Trong thực tế nếu chỉ quan tâm, tập trung phấn đấu đạt mức
chất lượng tối thiểu, kết quả lên lớp thẳng mà quên đi hiệu suất đào tạo.
Mà hiệu suất này phải được xem xét cả một bậc học, phải căn cứ số học
sinh tuyển vào và số học sinh tốt nghiệp cuối khóa, trừ số học sinh lưu
ban, số học sinh bỏ học giữa chừng và số học sinh chuyển đi, chết...thì
công tác duy trì số lượng gắn với công tác PCGD đóng vai trò hết sức
quan trọng. Trường Tiểu học Tô Hiệu nơi mà bản thân tôi đang công tác là
một trường thuộc xã khó khăn của huyện, số lượng học sinh người dân tộc
thiểu số chiếm trên 96 %, (118/227) hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao so với các
trường khác trong huyện, trường chủ yếu là học sinh đồng bào dân tộc đời
sống nhân dân trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu là trồng
lúa nước và hoa màu, thu nhập thấp và không đều. Một số ít phụ huynh
chưa nhận thấy rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với con em, chỉ
muốn các em ở nhà phụ giúp công việc đồng áng, công việc gia đình mà
không nghĩ đến tầm quan trọng của việc học tập.Vì thế việc đến trường
SKKN:Huy động số lượng gắn với công tác phổ cập giáo dục ở địa phương xã Cư Mgar.

4


Nguyễn Văn Tuấn- Trường Tiểu học Tô Hiệu.

của các em cũng hay gián đoạn do phải phụ giúp công việc gia đình, thêm

vào do điều kiện kinh tế khó khăn không có điều kiện cho con em theo
học, thời gian đầu tư cho học tập của các em hạn chế dẫn đến kết quả học
tập yếu kém nên dễ bị chán nản,vắng mặt ngày càng nhiều rồi bỏ học giữa
chừng.
Vì lý do đó tôi chọn đề tài: “HUY ĐỘNG SỐ LƯỢNG GẮN VỚI
CÔNG TÁC PCGD Ở ĐỊA PHƯƠNG XÃ CƯ MGAR” nhằm nâng cao
tỷ lệ chuyên cần hàng ngày, duy trì tốt công tác số lượng và làm tốt công
tác PCGD địa phương để hiệu suất đào tạo hàng năm được nâng lên, tiến
đến duy trì bền vững công tác PCGD và xóa mù chữ, chống tái mù bền
vững.

I.2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài:
Mục tiêu của đề tài là duy trì tốt công tác số lượng hàng năm thông qua
việc làm tốt công tác PCGD nhằm nâng cao dân trí toàn dân địa bàn xã Cư
Mgar.
Thông qua việc phân công giáo viên theo nhóm điều tra và có trách nhiệm
quản lý lâu dài khu dân cư, tìm hiểu điều kiện, tâm tư của học sinh và phụ
huynh để giúp đỡ và động viên các em đến lớp.
Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài đã tự xác định cho mình những
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
* Nghiên cứu số lượng hàng năm và giáo viên chủ nhiệm lớp.
* Nghiên cứu thực trạng học sinh nhà trường. Để rút ra kinh nghiệm và đề
ra phương hướng cho công tác PCGD trong những năm tiếp theo.
* Tìm hiểu thực trạng nhân dân địa phương và phân tích thực trạng công
tác điều tra và quản lý khu dân cư.
* Đánh giá tổng kết và rút kinh nghiệm trong công tác PCGD.
* Đề ra các giải pháp và đề xuất với chính quyền địa phương nhằm
nâng cao hiệu quả của công tác duy trì số lượng và làm tốt công tác PCGD.

I.3. Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh trường Tiểu học Tô Hiệu và toàn bộ dân cư 3 buôn: Buôn Bling;
Buôn Trắp; Buôn Dhung xã Cư Mgar, huyện Cư Mgar, Đắc Lắc.

I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu giới hạn công tác PCGD thông qua việc phân công
nhóm giáo viên phụ trách khu dân cư nhằm làm tốt công tác duy trì số
lượng của nhà trường trong 3 năm học 2010-2011, 2011- 2012; 2012-2013.

I.5. Phương pháp nghiên cứu:
* Nghiên cứu TT 14 TT/BGD&ĐT ngày 5/8/1997 về việc kiểm tra đánh
giá kết quả chống mù chữ và phổ cập giáo dục Tiểu học. Quyết đinh số

SKKN:Huy động số lượng gắn với công tác phổ cập giáo dục ở địa phương xã Cư Mgar.

5


Nguyễn Văn Tuấn- Trường Tiểu học Tô Hiệu.

28/1999 QĐ- BGD&ĐT ngày 23/6/1999 về kiểm tra đánh giá công nhận
PCGD Tiểu học đúng độ tuổi. Tài liệu tập san giáo dục Tiểu học.
* Phương pháp quan sát và trãi nghiệm thực tế: Quan sát các hoạt động
liên quan đến số lượng, trãi nghiệm trong nhân dân để nắm bắt tình hình.
* Phương pháp hỏi đáp: Trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh, phụ
huynh về những vấn đề có liên quan đến học sinh nghĩ học, bỏ học và có ý
định bỏ học.
* Phương pháp thống kê, phân tích số liệu, phương pháp tổng kết đúc rút
kinh nghiệm.

II. Phần nội dung

II.1. Cơ sở lý luận của đề tài:
Giáo dục tiểu học là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu
hết sức qua trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt của đất
nước. Giáo dục tiểu học ở nước ta đã và đang thực hiện phổ cập giáo dục
tiểu học đối với tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi theo điều 1,
điều 2, điều 3 của Luật phổ cập giáo dục tiểu học số 56-LCT/HĐNN* ngày
12/08/1991. Chính vì vậy người làm công tác quản lý giáo dục luôn quan
tâm đến việc đổi mới công tác quản lý, duy trì thành tựu phổ cập giáo dục,
nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mà trước hết là nâng cao chất lượng
2 mặt giáo dục.
Duy trì tốt công tác số lượng để làm tốt công tác PCGD và XMC là một
chiến lược quan trọng trong việc hình thành nhân cách phát triển toàn diện
con người nhằm mục đích: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước”.(Nghị quyết TW2 khóa VIII
của BCH TW Đảng)
Người quản lý giáo dục đóng vai trò quyết định then chốt trong việc đẩy
mạnh các hoạt động của nhà trường, trong đó có công tác số lượng gắn liền
với PCGD. Muốn nâng cao chất lượng đại trà, nâng cao dân trí toàn dân thì
cái quan tâm đầu tiên đó là công tác số lượng, vậy để làm tốt công tác số
lượng thì nhà quản lý cần phối kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục “Nhà
trường - Gia đình - Xã hội” Để nhà trường phối kết hợp tốt với gia đình và
xã hội thì công tác PCGD phải đi vào chiều sâu, phải thực sự thâm nhập
vào tâm huyết của từng người dân, từng phụ huynh có như vậy thì công tác
số lượng hàng năm và công tác PCGD địa phương mới bền vững.
II.2. Thực trạng
a. Thuận lợi- khó khăn:
 Thuận lợi: Trường TH TÔ HIỆU chỉ có một điểm trường, nằm vùng trung
tâm 3 buôn với tổng số CNV: 23 người (Trường hợp đồng 1 nhân viên
YTHĐ). Trong đó Nữ: 20 người.
SKKN:Huy động số lượng gắn với công tác phổ cập giáo dục ở địa phương xã Cư Mgar.


6


Nguyễn Văn Tuấn- Trường Tiểu học Tô Hiệu.

Đội ngũ có tinh thần đoàn kết thống nhất, trong công tác nhiệt tình có trách
nhiệm, có bề dày về kinh nghiệm trong công tác chuyên môn.
Quy mô lớp đảm bảo, học sinh nhìn chung ngoan ngoãn, chăm chỉ trong
học tập, lao động và các hoạt động khác.
Có chi bộ trường học với tổng số: 9 Đảng viên.
Trường luôn được sự quan tâm của phòng Giáo dục & Đào tạo, Đảng uỷ,
UBND xã Cư Mgar, Chi bộ, các đoàn thể ở địa phương, Hội cha mẹ học
sinh.
Cơ sở vật chất đảm bảo, có đủ phòng học để cho 7/11 lớp học 1 buổi/ngày
và 4 lóp học 2b/ ngày.
 Khó khăn: Trường Tiểu học Tô Hiệu nơi mà bản thân tôi đang công tác
chủ yếu là học sinh đồng bào dân tộc. Trường nằm giữa 3 buôn nên đường
sá đi lại rất khó khăn, một số hộ gia đình tách hộ dựng nhà mới rải rác
ngoài rẫy cà phê, số lượng học sinh người dân tộc thiểu số chiếm trên 96
% (218/227). Hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao so với các trường khác trong
huyện, trường chủ yếu là học sinh đồng bào dân tộc đời sống nhân dân trên
địa bàn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu là trồng lúa nước và hoa màu,
thu nhập thấp và không đều. Một số ít phụ huynh chưa nhận thấy rõ trách
nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với con em, chỉ muốn các em ở nhà phụ
giúp công việc đồng áng, công việc gia đình mà không nghĩ đến tầm quan
trọng của việc học tập. Một điều đáng chú ý nữa là một số hộ gia đình
thường di dân tự do đi làm theo mùa vụ và một số gia đình có cả 2 nơi sinh
sống vừa ở xã Cư Mgar vừa ở xã E Hding nên khi di chuyển họ thường
đưa con cái đi theo mà không nghĩ đến việc học của học sinh. Vì thế việc

đến trường của các em cũng hay gián đoạn do phải phụ giúp công việc gia
đình, thêm vào do điều kiện kinh tế khó khăn không có điều kiện cho con
em theo học, thời gian đầu tư cho học tập của các em hạn chế dẫn đến kết
quả học tập yếu kém nên dễ bị chán nản, vắng mặt ngày càng nhiều rồi bỏ
học giữa chừng.
b. Thành công- hạn chế:
Với nhiều năm trước đây làm công tác giảng dạy và làm công tác quản lý
giáo dục, phụ trách công tác PCGD địa phương, sống gần gủi với phụ
huynh là người đồng bào dân tộc thiểu số Ê Đê tại chỗ bản thân tôi luôn
gặt hái được những thành công và đúc rút được nhiều kinh nghiệm đáng
kể, luôn tạo được lòng tin trong nhân dân, hàng năm huy động đạt 100 %
học sinh đúng độ tuổi ra lớp. Công tác duy trì số lượng đạt 100%, không có
học sinh bỏ học giữa chừng. Luôn gần gủi nhân dân và được nhân dân tin
yêu, quý mến.
SKKN:Huy động số lượng gắn với công tác phổ cập giáo dục ở địa phương xã Cư Mgar.

7


Nguyễn Văn Tuấn- Trường Tiểu học Tô Hiệu.

Đội ngũ CBGV – CNV đoàn kết tôn trọng lẩn nhau và có tâm huyết với
công tác, luôn làm tốt công tác duy trì số lượng hàng năm. Mặt khác đội
ngủ đã nhận thức được trách nhiệm của việc một hội đồng 2 nhiệm vụ:
Dạy học và Phổ cập giáo dục. Vì vậy đội ngủ đã làm tốt công tác điều tra
hàng năm và quản lý khu dân cư, nắm bắt tình hình từng gia đình và từng
học sinh thuộc khu dân cư mình chịu trách nhiệm quản lý lâu dài rất tốt.
Tạo sự thân thiện giữa giáo viên và gia đình, địa phương, tạo điều kiện cho
giáo viên khi xuống gia đình vận động các em đến lớp khi các em nghĩ học
do ốm đau hay có ý định bỏ học. Hàng năm đến gia đình điều tra không

gây bở ngỡ, ngại ngùng cho các hộ dân...
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế đó là đội ngủ CBGV khi xuống gia
đinh phụ huynh tiếp xúc với nhiều lứa tuổi nhưng không biết tiếng địa
phương nên khi trao đổi thông tin có lúc còn nhờ học sinh phiên dịch, khó
khăn cho việc truyên truyền thông tin hai chiều.
c.Mặt mạnh- mặt yếu:
Trong những năm gần đây, sự phát triển về kinh tế đã mang lại không ít
những thuận lợi cho công tác trong nhà trường. Sự quan tâm của Đảng, nhà
nước đầu tư cho giáo dục. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục của nhà
trường ngày một khang trang, đầy đủ đảm bảo cho việc dạy và học. Bên
cạnh đó sự phát triển mạnh về công nghệ thông tin như điện thoại, internet,
máy vi tính...đã hỗ trợ rất nhiều cho giáo viên và phụ huynh trao đổi nắm
bắt thông tin về việc học tập của con em họ.
Mặt mạnh đáng nêu ra là đối với dân tộc thiểu số họ thường ngại tiếp xúc
với người lạ, nhiều lúc họ biết nhưng cũng không muốn trả lời có lúc trả
lời qua loa cho xong. Vì vậy khi giáo viên xuống địa bàn quen thuộc của
mình hàng năm họ hiểu từng hộ gia đình, quen từng hộ gia đình, được các
gia đình Đồng bào coi như người thân nên dân không ngại khi tiếp xúc với
gv khi đi điều tra cũng như đến vận động các em đến lớp.
Trách nhiệm, tự giác của giáo viên thuộc nhóm điều tra dược nâng lên.
Hàng năm vào tháng 8 từng nhóm xuống tiếp xúc với dân, cập nhật phiếu
điều tra, sổ theo dõi, tìm hiểu tùng hộ gia đình của các nhóm điều tra, ban
chỉ đạo PCGD không phân công lại, mà các nhóm tự giác đến khu dân cư
mình quản lý để cập nhật phiếu điều tra, tổng hợp theo nhóm và rà soát
công tác tuyển sinh trong tháng 7 và tháng 8 hàng năm để báo cáo cho ban
chỉ đạo PCGD nhà trường biết.
Trong năm học nếu có học sinh thuộc khu dân cư nhóm nào quản lý nghĩ
học, bỏ học thì giáo viên liên hệ nhóm phụ trách dân cư cùng đến nhà các
em để động viên gia đình và vận động các em đến lớp. Cách làm này thể
hiện sự hiểu biết của từng nhóm, không mất thời gian tìm nhà, tìm hiểu gia

SKKN:Huy động số lượng gắn với công tác phổ cập giáo dục ở địa phương xã Cư Mgar.

8


Nguyễn Văn Tuấn- Trường Tiểu học Tô Hiệu.

đình học sinh, thời gian làm quen... mà cách làm này gây được lòng tin rất
mạnh trong niềm tin của người đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong công tác tuyển sinh hàng năm nếu chưa tuyển sinh hết số trẻ 6 tuổi
vào lớp 1 hoặc vì lý do gì đó mà phụ huynh đưa con nhập học muộn thì
nhóm phụ trách khu dân cư sẽ phát hiện ra kịp thời thông qua sự hiểu biết
tiếp xúc khu dân cư của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, công tác quản lý học sinh,
duy trì tốt số lượng thông qua nhóm quản lý phụ trách địa bàn khu dân cư
cũng gặp không ít những khó khăn do một số hộ dân sống rãi rác ngoài
nương rẫy, đường sá đi lại khó khăn, các nhóm phải tranh thủ đến từng hộ
gia đình vào chiều tối hoặc sáng sớm mới gặp vì họ thường đi rẫy từ sáng
đến tối mới về.
d. Kết quả điều tra:
Qua điều tra và tìm hiểu thăm dò phụ huynh năm 2011 các nhóm đã cung
cấp và tổng hợp được các số liệu cần quan tâm như sau:
*Trên toàn địa bà xã:
DÂN TỘC

Dân tộc Kinh
Dân tộc Ê Đê
Dân tộc Tày
Dân tộc Nùng
TỔNG CỘNG


SỐ
HỘ
582
890
55
168
1695

Số gđ
quan tâm
SỐ
HỘ
học tập
%
KHẨU
%
NGHÈO
%
hàng
ngày của
con em.
34.33 2785 32.27
16
5.09
587
52.50 4730 54.81
270
85.98
445

3.24
269
3.11
12
3.82
31
9.91
845
9.79
16
5.09
85
8629
314
1148

%
100
48.84
56.36
49.41
66.55

*Trên địa bàn trường Tô Hiệu

BUÔN
Buôn B Ling
Buôn Trắp
Buôn DHung


SỐ
HỘ

%

209
110
213

39.28
20.67
40.03

HỘ
NGHÈO
42
38
37

%

HS CON
HỘ
NGHÈO
35.89
42
32.47
38
31.62
37


Số gđ
quan tâm
học tập
%
hàng
ngày của
con em.
35.89
96
32.47
58
31.62
105

SKKN:Huy động số lượng gắn với công tác phổ cập giáo dục ở địa phương xã Cư Mgar.

9

%
45.28
50.87
48.16


Nguyễn Văn Tuấn- Trường Tiểu học Tô Hiệu.

TỔNG CỘNG





532

117

117

276

50.54

Con mồ côi cả cha lẫn mẹ: 1 em.
Học sinh khuyết tật: 2 em (Trí não + Vận động).
Số hộ gia đình hay di cư theo mùa: 2 hộ (có 3 học sinh

đi theo)
 Học sinh hay nghĩ học, có nguy cơ bỏ học:
Năm 2010-2011: 14 em
Năm 2011-2012: 12 em
Năm 2012-2013: 4 em
e. Nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Do đất canh tác ít, một số hộ đồng bào phải đi canh tác ở các vùng khác,
vùng đất nơi cư trú là đất pha đá sỏi, sườn dốc và ruộng bậc thang nhiều
không phù hợp để trồng các cây cho năng suất cao đẫn đến điều kiện kinh
tế khó khăn. Một số hộ gia đình khi tách hộ không có đất sản xuất, nhận
thức của một số hộ gia đình chưa cao. Công việc làm không ổn định, Đặc
biệt là một số phụ huynh hay nát rượu, bê tha bỏ mặc con cái...sống không
có định hướng.
II.3. Giải pháp, biện pháp

a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Căn cứ vào tình hình thực tế địa phương và các chỉ tiêu chung của nhà
trường về duy trì 100 % công tác số lượng và làm tốt công tác PCGD địa
phương. Từ đó xây dựng mục tiêu phấn đấu của nhà trường về các mặt
như: Duy trì tốt công tác số lượng, nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục,
hoàn thành tốt công tác PCGD. Từ đó đưa ra các giải pháp, biện pháp phừ
hợp như giảm thiểu số lượng học sinh bỏ không quá 1%. Một giáo viên
chủ nhiệm ngoài việc giảng dạy, chủ nhiệm còn phải làm tốt công tác duy
trì số lượng, biết cách giúp đỡ học sinh siêng năng học tập, đi học đều đặn
và duy trì tốt số lượng bằng cách:
- Tổ chức điều tra nắm bắt hoàn cảnh từng học sinh. Vận động học sinh
nghĩ học ra lớp.Vận động giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Tổ chức tốt ban cán sự lớp, thực hiện tốt giờ sinh hoạt lớp.
- Làm tốt công tác quan hệ với gia đình, nhà trường và xã hội.
- Sự phối hợp với nhóm phụ trách khu dân cư có học sinh mình đang cư
trú.
- Sự phối kết hợp với liên đội, BGH nhà trường, hội cha mẹ học sinh, phụ
huynh học sinh...
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
SKKN:Huy động số lượng gắn với công tác phổ cập giáo dục ở địa phương xã Cư Mgar.

10


Nguyễn Văn Tuấn- Trường Tiểu học Tô Hiệu.

 Trong những năm trước công tác PCGD của nhà trường thường phân công
từng năm một gây khó khăn cho giáo viên đi điều tra, dân rất ngại tiếp xúc
giáo viên lạ, giáo viên không hiểu biết điều kiện của từng gia đình, nên
một khi vào nhà dân thường đưa sổ hộ khẩu ra ghi vào phiếu nhưng trong

thực tế có hộ đã tách hộ nhưng không tách hộ khẩu dẫn đến có hộ điều tra
2 lần, có hộ không điều tra nên số liệu hàng năm không chính xác. Một số
hộ gia đình đọc cho điều tra viên ghi thì ghi tên tuổi không đúng tên khai
sinh, Đây là điều mà tôi trăn trở chính vì vậy từ tháng 10 năm 2011 tôi đã
đổi mới cách làm đó là:
- Họp BGH mở rộng thống nhất điều tra lại thay toàn bộ phiếu điều tra củ.
- Phân chia khu dân cư theo các tuyến đường hợp lý tránh trùng lặp khi
điều tra.
- Họp hội đồng phân nhóm phụ trách PCGD theo khu dân cư. Toàn trường
được chia thành 8 nhóm, trong đó 3 buôn chia ra 6 nhóm phụ trách, và 1
nhóm phụ trách khu dân cư mói và dân cư sống định cư ở rẩy. 1 nhóm tổng
hợp chung toàn trường.( PHT làm tổ trưởng tổ tổng hợp, phụ trách mảng
PCGD nhà trường)
- Sau khi thống nhất Hiệu trưởng ra quyết định phân công công tác. Phân
công nhóm phụ trách khu dân cư về PCGD, kiêm tuyển sinh hàng năm và
chịu trách nhiệm quản lý số lượng học sinh.v.v...
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
 - Tuần thứ nhất:
-Sau 1 tuần các nhóm đã tiếp cận điều tra xong khu dân cư mình phụ trách
và tổng hợp tất cả các độ tuổi theo mẩu của nhóm mình, nộp mẩu báo caó
về tổ tổng hợp.Gồm:
- Thống kê danh sách trẻ từng năm từ 1 đến 5 tuổi. (Làm cơ sở để định
biên cho những năm sau)
- Tổng hợp biểu mẩu độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi.
- Tổng hợp biểu mẩu độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi.
- Tổng hợp số trẻ chưa ra lớp, bỏ học giữa chừng, khuyết tật, hộ nghèo,...
 Tuần thứ 2:
- Sau tuần thứ 2 nhóm tổng hợp sẽ tổng hợp chung số liệu của các nhóm
gửi về thành bảng tổng hợp chung toàn trường. Rà soát số lượng, độ tuổi,
tên tuổi học sinh đang học ở trường và học nơi khác, học sinh bỏ học, học

sinh khuyết tật, chuyển đi, chuyển đến... có phù hợp chưa.
 Tuần thứ 3:
- Nhóm tổng hợp xuống khu dân cư kiểm tra xác suất một số hộ nghi vấn
nếu có, Hoặc thông qua giáo viên đồng bào tại chỗ kiểm tra lại kết quả của
nhóm điều tra.
SKKN:Huy động số lượng gắn với công tác phổ cập giáo dục ở địa phương xã Cư Mgar.

11


Nguyễn Văn Tuấn- Trường Tiểu học Tô Hiệu.

d.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
-Hoạt động trên lớp của một giáo viên ngoài công tác giảng dạy và học tập
cần phải có kỹ năng đánh giá học sinh và quản lý lớp học. Hoạt động ở
trường giáo viên cần biết tổ chức các cuộc họp, phân tích và nắm bát các
điều kiện hoàn cảnh học sinh, phụ huynh; Biết tổ chức các hoạt động ngoại
khóa, tổ chức cho học sinh tham quan tìm hiểu thực tế, đi khảo sát... tạo
thêm niềm vui khi học sinh đến lớp và dạy lồng ghép kỹ năng sống cho các
em.
-Ngoài ra các hoạt động liên qua đến việc tiếp xúc và hợp tác với phụ
huynh để tuyển sinh và duy trì số lượng hàng năm củng rất quan trọng,
giúp các em đi học đều, nắm được sự tiến bộ của học sinh nhằm nâng cao
chất lượng đại trà và chất lượng mủi nhọn, làm tốt công tác PCGD và
XMC tại địa phương. Hoạt động của giáo viên liên quan đến việc tiếp xúc
và hợp tác với cộng đồng dân cư địa phương, tham gia các hoạt động cùng
địa phương, quan tâm đến sự tiến bộ về nhận thức của phụ huynh về sự
phát triển toàn diện của học sinh. Tự chịu trách nhiệm về công tác số lượng
của lớp mình chủ nhiệm và khu dân cư mình phụ trách. Nêu cao vai trò
trách nhiệm dù việc làm đó trong hoàn cảnh nào. Luôn hoàn thành tốt mọi

nhiệm vụ được giao với thái độ công bằng, khách quan, chân thật, trung
thực với vai trò là một người Thầy,
e.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
-Từ năm 2011 đến nay hồ sơ PCGD của nhà trường được các nhóm bảo
quản cẩn thận, hộ gia đình ở gần nhau được sắp xếp theo thứ tự sát nhau để
tiện cho công tác điều tra, tuyển sinh hàng năm.
- Số liệu cập nhật hàng năm từ nhóm đến nhà trường được bổ sung kịp thời
và chính xác.
- Số học sinh chuyển đi, chuyển đến, khuyết tật và bỏ học, và trình độ, độ
tuổi toàn dân được cập nhật chính xác triệt để nhằm giúp nhà trường có kế
hoạch trong công tác PCGD của những năm kế tiếp.
Năm 2010-2011: 14 em hay nghĩ học và có nguy cơ nghĩ học giứa chừng
được vận động trở lại lớp. Cuối năm bỏ học giữa chừng 1 em.
Năm 2011-2012: 12 em có ý định bỏ học các nhóm phụ trách dân cư đã
vận động trở lại lớp 12 em. Không có học sinh bỏ học.
Năm 2012-2013: 4 em hay nghĩ học các nhóm phụ trách dân cư đã vận
động và đến thời điểm này chưa có em nào có ý định bỏ học.
II.4.Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Qua 3 năm thực hiện phong trào “Tổ công tác PCGD phụ trách khu dân
cư có liên quan đến công tác duy trì số lượng học sinh” của nhà trường
đến nay đã đi vào nề nếp và có hiệu quả. Tỷ lệ nhận thức của tầng lớp phụ
SKKN:Huy động số lượng gắn với công tác phổ cập giáo dục ở địa phương xã Cư Mgar.

12


Nguyễn Văn Tuấn- Trường Tiểu học Tô Hiệu.

huynh về việc quan tâm đến việc học của con em hàng ngày trên lớp được
nâng lên rõ rệt. Qua thống kê năm 2013 cho thấy:

Năm học 2011-2012 tỷ lệ chuyên cần trên 98 %, không có học sinh bỏ học.
Năm học 2012-2013 tỷ lệ chuyên cần trên 98 %, không có học sinh bỏ học.
Nhận thức về sự quan tâm đến việc không để con em bỏ học tăng lên từ
50,54 % lên 71,24 %. Nhân dân đồng nhất quan điểm với nhà trường về
mọi mặt, họ gần gủi và hay đến trường thăm hỏi, chia sẻ công việc cùng
nhà trường thường xuyên hơn, tự nhiên hơn, hàng ngày có nhiều người đưa
đón con đi học hơn. Đóng góp xây dựng nhà trường tự nguyện với tinh
thần tự giác cao hơn...
BẢNG SỐ LIỆU ĐỐI CHIẾU SAU 3 NĂM
*Trên toàn địa bà xã:
DÂN TỘC

Dân tộc Kinh
Dân tộc Ê Đê
Dân tộc Tày
Dân tộc Nùng
TỔNG CỘNG

SỐ
HỘ
587
911
55
172
1725

%
34.02
52.80
3.20

9.97

SỐ
KHẨU
2791
4750
279
865
8685

Số gđ
quan tâm
HỘ
học tập
%
NGHÈO
%
hàng
ngày của
con
32.13
12
4.22
587
54.70
250
88.02
560
3.21
8

2.81
42
9.96
14
4.92
140
284
1329

%
100
61.47
76.36
81.39
77.04

*Trên địa bà trường Tô Hiệu

BUÔN
Buôn B Ling
Buôn Trắp

SỐ
HỘ

%

212
114


38.82
20.87

HỘ
NGHÈO
38
35

%

HS CON
HỘ
NGHÈO
35.18
38
32.40
35

Số gđ
quan tâm
học tập
%
hàng
ngày của
con
35.18
148
32.40
85


SKKN:Huy động số lượng gắn với công tác phổ cập giáo dục ở địa phương xã Cư Mgar.

13

%
69.81
75.56


Nguyễn Văn Tuấn- Trường Tiểu học Tô Hiệu.

Buôn DHung
TỔNG CỘNG

218
546

39.92

35
108

32.40

35
108

32.40

156

389

71.55
71.24

III. Phần kết luận, kiến nghị
III.1.Kết luận
* Áp dụng những kinh nghiệm trên trong nhiều năm qua và nhất là năm
học này đã làm cho trường tôi có nhiều khởi sắc đáng mừng về công tác
PCGDTH là đơn vị nhiều năm liền làm tốt công tác huy động trẻ ra lớp đạt
100%, không có sai sót đáng tiếc về hồ sơ PCGDTH, không có học sinh bỏ
học giữa chừng.
* Công tác số lượng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
của nhà trường, nhất là đối với cấp Tiểu học vì đây là cấp học nền tảng.
Chính vì vậy tôi nhận thấy rằng không thể coi nhẹ công tác PCGD, bởi lẽ
có làm tốt công tác PCGD thì mới duy trì tốt số lượng học sinh. Để làm tốt
công tác số lượng ngay từ đầu năm người giáo viên phải xây dựng kế
hoach công tác chủ nhiệm trong dó có công tác số lượng gắn với công tác
liên hệ phụ huynh học sinh qua sổ liên lạc và nhóm phụ trách khu dân cư
trong công tác PCGD.
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
• Xây dựng kế hoạch điều tra, rà soát phân công nhiệm vụ cụ thể, giao trách
nhiệm tới từng giáo viên. Trong quá trình điều tra cần có sự kết hợp chặt chẽ
giữa các cấp học, cập nhật số liệu kịp thời.
• Xây dựng cảnh quan trường lớp tạo môi trường học tập lành mạnh theo
những tiêu chí của việc xây dựng: “ Trường học thân thiện, học sinh tích
cực”.
• Thường xuyên tuyên truyền, vận động tới mọi tầng lớp nhân dân để nâng
cao tỷ lệ chuyên cần và tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh. Tích cực
tham mưu với các ngành các cấp với chính quyền địa phương, huy động mọi

điều kiện về vật chất và tinh thần để thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục.
* Họp phụ huynh lớp để cùng bàn bạc trao đổi kế hoạch, Lắng nghe tâm tư
nguyện vọng của phụ huynh để cùng phối kết hợp giáo dục học sinh. Đặc
biệt là xây dựng kế hoạch duy trì số lượng trong năm.
• Đối với sự nghiệp “Trồng người”, hình ảnh người thầy cô tận tụy, mẫu
mực, gần dân, thân thiện với nhân dân luôn là tấm gương sáng cho phụ
huynh noi theo. Do vậy, xuất phát từ vai trò trách nhiệm và sự gắn kết với
học sinh lớp mình chủ nhiệm mà đòi hỏi mỗi giáo viên phải giàu lòng
nhân ái, vị tha, nhiệt tình trong mọi công việc được giao. Đồng thời luôn

SKKN:Huy động số lượng gắn với công tác phổ cập giáo dục ở địa phương xã Cư Mgar.

14


Nguyễn Văn Tuấn- Trường Tiểu học Tô Hiệu.









tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức của người giáo viên, không ngừng
học tập để nâng cao trình độ chuyên môn.
Trong công tác giảng dạy, người thầy không chỉ có “Lòng yêu nghề, mến
trẻ” đem hết nhiệt tình để truyền đạt kiến thức cho học sinh mà quan trọng
hơn nữa là phải có biện pháp giáo dục định hướng cho các em ham mê

học tập để học sinh có ý thức học tập và đi vào nề nếp hơn, không nghĩ
học, bỏ học vì không thích thầy, cô,; Phụ huynh quan tâm hơn đến con
mình vì hình ảnh đẹp của người Thầy.
Giáo viên chủ nhiệm lớp ngoài việc làm cầu nối giữa nhà trường với các
bậc phụ huynh học sinh, giáo viên còn phải theo dõi các hoạt động vui
chơi của các em để kịp thời điều chỉnh hành vi đạo đức cho các em. Đặc
biệt trong những năm gần đây việc thực hiện các phong trào thi đua: “ Xây
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”- “ Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải đầu tư
thời gian và công sức nhiều hơn để hoàn thiện mình, xứng đáng với công
việc mà ngành giáo dục giao cho. Đặc biệt chú trọng công tác tiếp dân,
thân thiện với mọi người, tạo niềm tin khi nhân dân đưa con em đến
trường, xây dựng được ý thức của việc học cho từng phụ huynh để từ đó
họ có trách nhiệm động viên nhắc nhở con em đến lớp không nghĩ học bỏ
học giữa chừng; Đây là tiền đề cho việc làm tốt công tác số lượng và duy
trì tốt công tác PCGD cho nhà trường và địa phương.
Quan hệ mật thiết với phụ huynh học sinh cũng hết sức quan trọng. Trong
các cuôc họp, hay khi đến nhà dân, trước tập thể phụ huynh mà hãy làm
cho cuộc họp trở thành buổi trao đổi thân mật giữa phụ huynh và giáo
viên. Làm được như thế chắc chắn các thầy cô sẽ được phụ huynh tin yêu
và các em học sinh yêu mến.
Giáo viên chủ nhiệm cần phải có sức cảm hóa thuyết phục, có bản lĩnh để
xử lý kịp thời các tình huống sư phạm đa dạng. Phải biết đối xử công bằng
và nghiêm minh trong nhận xét đánh giá học sinh. Là người chịu trách
nhiệm về sự phát triển toàn diện của học sinh lớp mình phụ trách.
* Có thể nói vừa đảm bảo tốt việc truyền thụ kiến thức văn hóa ở nhiều
môn học cho học sinh, vừa phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, quản lý số
lượng thông qua nhóm PCGD đó là việc không dễ dàng nhưng “ Chính sự
quan tâm, lòng yêu thương và sự chia sẻ của người thầy” sẽ giúp phụ
huynh và học sinh phát huy hết khả năng đối với việc học tập của con em

mình đó cũng là một yếu tố thành công trong công tác quản lý số lượng
học sinh củ nhà quản lý giáo dục.

III.2. KIẾN NGHỊ
a, Đối với phòng giáo dục.
SKKN:Huy động số lượng gắn với công tác phổ cập giáo dục ở địa phương xã Cư Mgar.

15


Nguyễn Văn Tuấn- Trường Tiểu học Tô Hiệu.

Quan tâm nhiều hơn nữa đối với những trường vùng sâu, vùng xa. Đầu tư
kinh phí trang thiết bị dạy học. Xây dựng cơ sở hạ tầng như sân bãi, tường
rào xung quanh, phòng học để đủ cho 100% học sinh học 2 buổi/ ngày.
b, Đối với nhà trường.
Cần tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ về PCGDTH cho cán bộ
giáo viên. Tiếp tục chỉ đạo sát sao công tác “Nhóm PCGD phụ trách khu
dân cư và huy động số lượng học sinh đến lớp”
c, Đối với địa phương.
Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ các chủ trương
đường lối của Đảng và nhà nước về công tác phổ cập giáo dục.

Cư Mgar, ngày 4 tháng 4 năm 2013
Người viết

Nguyễn Văn Tuấn

SKKN:Huy động số lượng gắn với công tác phổ cập giáo dục ở địa phương xã Cư Mgar.


16


Nguyễn Văn Tuấn- Trường Tiểu học Tô Hiệu.

TÀI LỆU THAM KHẢO
1.Hồ sơ PCGD xã Cư Mgar.
2.Điều lệ trường Tiểu học 2007.
3.Thông tư 14/TT-BGD&ĐT ngày 5 tháng 8 năm 1997 của Bộ Giáo Dục và Đào
Tạo về hướng dẫn tiêu chuẩn của thể thức kiểm tra đánh giá kết quả chống mù
chữ và PCGD Tiểu học.
4.Tài liệu của PGS Đăng Quốc Bảo: Học viện quản lý giáo dục.

SKKN:Huy động số lượng gắn với công tác phổ cập giáo dục ở địa phương xã Cư Mgar.

17


Nguyễn Văn Tuấn- Trường Tiểu học Tô Hiệu.

Đánh giá, nhận xét của Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm
Phòng GD&ĐT Cư Mgar

Đánh giá thẩm định của UBND huyện CưMgar

SKKN:Huy động số lượng gắn với công tác phổ cập giáo dục ở địa phương xã Cư Mgar.

18



Nguyễn Văn Tuấn- Trường Tiểu học Tô Hiệu.

SKKN:Huy động số lượng gắn với công tác phổ cập giáo dục ở địa phương xã Cư Mgar.

19



×